Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

(Trực tiếp Quốc hội) Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ bán hết vốn trong các DNNN theo cơ chế thị trường


(Trực tiếp Quốc hội) Thủ tướng Chính phủ: Sẽ bán hết vốn trong các DNNN theo cơ chế thị trường

Số tiền này sẽ được sử dụng tiền chi cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực hoạt động của DNNN.


Sáng nay (ngày 20/10/2015), kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã chính thức khai mạc. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo về “Tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và năm 2016”.
Theo Thủ tướng, từ 2011, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại lớn đã ảnh hưởng đến kinh tế trong nước.
Đặc biệt, tình hình kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng khi giá dầu thô giảm sâu, đồng nhân dân tệ đột ngột giảm giá, một số nền kinh tế lớn suy giảm… đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, lạm phát đã được kiểm soát, tốc độ tăng CPI giảm mạnh, là mức thấp nhất trong 15 năm qua.
Mặt bằng lãi suất giảm, dư nợ tín dụng tăng 17%, cao nhất kể từ 2011. Thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào tiền đồng tăng lên, khắc phục một bước quan trọng tình trạng đô la hóa, vàng hóa.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 18%/năm, với tỷ trọng sản phẩm chế biến chế tạo tăng mạnh. Nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống 3,6% năm 2015.
Đặc biệt, mặc dù giá dầu thô giảm nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách vẫn tăng 7,4%.
"5 năm qua cao gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Nợ công đến hết năm 2015 đạt khoảng 61% GDP, nợ nước ngoài ở mức 41,5%" - Theo đánh giá của Thủ tướng là vẫn trong giới hạn an toàn.
Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế - xã hội cũng tăng gấp 1,8 lần so với năm trước. Trong đó, vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31,3%. Vốn ODA tăng 70,5%.
Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng mạnh trong những năm cuối. Công nghiệp phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,5%/năm; khách quốc tế đạt 7,9 triệu lượt.
Năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm. Số DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm tăng 28,5% và vốn đăng ký tăng 31,4% so với cùng kỳ. Số DN đang hoạt động hiện nay là 525.000, cao gấp 2,5 lần so với cuối năm 2011.
Về công tác tái cơ cấu nền kinh tế gắn đổi mới mô hình tăng trưởng, Thủ tướng cho biết hoạt động này đã được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Trong đó, tập trung vào các trọng tâm tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, triển khai thực hiện Luật đầu tư, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức đầu tư.
Đồng thời, tập trung dự án quan trọng, khắc phục đầu tư dàn trải, ưu tiên xử lý nợ cơ bản, tăng phân cấp bộ ngành và chủ đầu tư. Theo đó, cơ cấu đầu tư công giảm từ 35,5% xuống còn 30,2%; đầu tư DN và tư nhân tăng từ 36 – 42%
Đối với thị trường tài chính và ngân hàng thương mại, bằng các biện pháp chủ động đã tự xử lý nợ xấu, phát huy vai trò của công ty quản lý tài sản, tham gia xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ. Tháng 9/2015 nợ xấu còn 2,9%.
Số lượng tổ chức tín dụng giảm 17 tổ chức. Thanh khoản được đảm bảo, cung ứng tốt hơn cho nền kinh tế vốn, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 33% GDP và trái phiếu 23% vào cuối năm 2015.
Với hoạt động cơ cấu lại doanh nghiệp, mà trọng tâm sắp xếp đổi mới được 465 DNNN; cổ phần hóa được 353 DN. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại DN cổ phần hóa, cao hơn giá trị sổ sách gấp 1,47 lần, năng lực tài chính, quản trị của DNNN được nâng lên, vốn nhà nước được bảo toàn.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế còn tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tái cơ cấu công nghiệp – dịch vụ.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, song Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn hạn chế. Ngành du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Thể chế kinh tế thị trường chưa mạnh mẽ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu, tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu.
Đặc biệt, phát triển các ngành giá trị cao còn chậm, chưa tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu. Giải quyết việc làm, khoảng cách giàu nghèo còn lớn.
Do đó, mục tiêu đặt ra kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề cho phát triển cao hơn trong giai đoạn tới.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
Thủ tướng khẳng định, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh cùng với quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh tới tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn là những thách thức đối với nước ta.
“Do vậy, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Việc thực hiện các FTA và gia nhập AEC mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Trong thời gian tới, cần cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Thủ tướng cho biết, tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm tới đặt mục tiêu đạt 6,5-7% năm; năm 2016 đạt 6,7%; đến năm 2020 đạt GDP bình quân 3750USD/người.
Tỷ trong công nghiệp, dịch vụ trong GDP đạt trên 85%. Bội chi ngân sách đến 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP. Năng suất các yếu tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%...
Trên cơ sở đó, Người đứng đầu Chính phủ cũng đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.
Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, phát triển và vận hành thông suốt các loại thị trường, phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần điều hành hiệu quả các chính sách kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, tăng tỷ trọng thu nội địa và đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi trả nợ, hạn chế bội chi ngân sách.
Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, tạo môi trường an toàn, thuận lợi, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cá.
Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, nâng cao đời sống nhân dân.
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển và đưa du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
Sớm triển khai xây dựng hiệu quả một số đặc khu kinh tế, đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng, thực hiện chủ trương thực hiện đầu tư công, đảm bảo phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đầu tư ngoài nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ cho các dự án đầu tư kết cấu theo PPP, đầu tư xây dựng nông thôn mới và các vùng còn nhiều khó khăn.
Tập trung xử lý nợ xấu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tái cơ cấu DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, bán hết vốn trong các DNNN theo cơ chế thị trường, sử dụng tiền chi cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực hoạt động của DNNN.
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, có công nghệ cao, đầu tư phát triển, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực công nghệ cao, đổi mới căn bản giáo dục đào tạo.
Ngoài ra, cần triển khai những dự án quan trọng, thực hiện hiệu quả nghiên cứu khoa học, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm.
An Ngọc - Nguyệt Quế
Theo Trí thức trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét