Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Trường Sa



BẮC KINH (NV) - Trung Quốc vừa tổ chức lễ khánh thành hải đăng xây dựng trên 2 đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa và loan báo tiếp tục xây dựng các cơ sở bất chấp lời khuyến cáo của Hoa Kỳ.



Hải đăng Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo Hoa Dương Tiêu tức đá
Châu Viên mà họ cướp của Việt Nam. (Hình: Tân Hoa Xã)
Theo bản tin Tân Hoa Xã hôm Thứ Sáu 9 tháng 10, 2015, Bộ Giao Thông Trung Quốc tổ chức lễ hoàn tất xây dựng hải đăng trên đảo Huayang Jiao (Hoa Dương Tiêu) tức đá Châu Viên. Cùng với ngọn hải đăng này, Trung Quốc cũng xây dựng một ngọn hải đăng nữa trên đá Gạc Ma mà họ gọi là Chigua Jiao (Xích Qua Tiêu) họ cướp của Việt Nam hồi năm 1988.
Hồi tháng 5, 2015 vừa qua, khi Bắc Kinh cho truyền thông loan báo về việc xây dựng các hải đăng vừa kể, nhà cầm quyền Hà Nội có cho Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối nhưng chỉ là phản đối suông mà không giám có hành động cụ thể nào khác đi kèm nên Bắc Kinh tảng lờ như không nghe thấy gì.
Theo Tân Hoa Xã, các hải đăng này sẽ cao 50 mét, chiếu ánh sáng xa đến 22 hải lý để hướng dẫn tàu thuyền qua lại trên biển.
Trong một bản tin phổ biến trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho báo chí hôm Thứ Sáu, bà Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) phát ngôn viên, nói rằng “sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở dân sự trên các đảo nhân tạo” ở khu vực quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa.
Từ năm ngoái đến nay, Trung Quốc gấp rút hút cát đá lòng biển, bồi đắp 7 bãi đá ngầm cướp của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ. Ít nhất ba trong số 7 đảo nhân tạo đó có phi trường với phi đạo dài đến 3,000 mét để các phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc lên xuống.
Giữa năm ngoái, Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ HD981 tới phía nam quần đảo Hoàng Sa, trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dò tìm dầu khí, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận không những tại Việt Nam mà cả thế giới. Nhưng đồng thời, các đoàn tàu trang bị dụng cụ nạo hút cát đá được Bắc Kinh điều động tới Trường Sa thi hành kế hoạch biến các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo theo kiểu dương đông kích tây.
Khi vụ giàn khoan HD981 dần dần đi vào quên lãng thì, năm nay, dư luận mới ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa thành những đảo nhân tạo và các hàng loạt cơ sở, tòa nhà to lớn được xây dựng trên đó.
Mấy ngày nay, dư luận chú ý đến tin tức hải quân Hoa Kỳ đang chờ Tòa Bạch Ốc bật đèn xanh để cho tàu tuần đi trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo đó. Bắc Kinh bắn tiếng khó chịu cũng như đe dọa phản ứng nếu bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Phía Hoa Kỳ dựa vào quy định của Công Ước về Luật Biển không coi các đảo nhân tạo là các vị trí địa lý có giá trị pháp lý.
Trong một bài phát biểu đọc tại cuộc hội thảo quân sự tổ chức ở Sydney, Úc, hồi tuần trước, đô đốc Scott Swift, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cảnh cáo rằng một số nước bất chấp luật lệ quốc tế đã có những hành động có thể dẫn tới xung đột. Tuy ông không nêu đích danh nhưng mọi người đều hiểu là ông ám chỉ Trung Quốc.
Giữa tháng 9, 2015, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter chỉ đích danh Trung Quốc đã không giữ lời hứa là không quân sự hóa các đảo nhân tạo. Ông đòi hỏi Bắc Kinh chấm dứt mọi hành động tại khu vực Trường Sa khi ông đọc một bài phát biểu tại cuộc hội thảo hàng năm về hàng không và không gian tại National Harbor, tiểu bang Maryland.
Tuần trước tờ báo mạng của Hải Quân Hoa Kỳ tiết lộ rằng đã có kế hoạch cho tàu chiến đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng tại khu vực Trường Sa, hiện chỉ còn chờ Tòa Bạch Ốc bật đèn xanh là thi hành.
Trước nhiều lời cảnh báo từ phía Hoa Kỳ, Trung Quốc qua lời tuyên bố của bà phát ngôn viên ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói “không nước nào được phép” xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại khu vực Trường Sa.
Liệu Hoa Kỳ có tiến hành sự thách đố đối với Trung Quốc hay chỉ đánh tiếng để đó, dư luận chờ xem các diễn biến trên Biển Đông những ngày sắp tới. (TN)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét