Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

GIÁO HOÀNG ALEXANDER VI , Cesare Borgia , Cesare Borgia và Chủ Nghĩa Bá Đạo




Vị thánh sống Công Giáo đứng đầu giáo hội trong các năm 1492-1503 là Đức Thánh Cha Borgia Alexander VI chiếm kỷ lục quốc tế về các môn dâm tặc và loạn luân. Y hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu. Linh Mục Jérome Savonarole xúi dân Florence nổi loạn chống giáo hoàng năm 1497 đã bị giáo hoàng đem quân đến dẹp tan. Linh Mục Jérome và 3 đồ đệ bị bắt trói vào cọc thiêu sống ngày 23.5.1498. Con trai của "Đức Thánh Cha Borgia" là ông hoàng Caesar được Machiavel coi là người mẫu lý tưởng cho tác phẩm Le Prince (Quân Vương). Machiavel gọi ông hoàng Cesar là "một thú dữ lớn hoàn hảo", "một quái vật duyên dáng". Đó là một mẫu người phạm tội ác đến mức mọi người phải... ngưỡng mộ! Caesar và Giáo Hoàng Alexander VI đã là nguồn cảm hứng khiến cho Machiavel phải bỏ ra 15 năm tự giam mình trong căn phòng cô đơn để đọc sách nghiên cứu viết ra tác phẩm Il Principe, tiếng Ý có nghĩa là "Quân Vương". Machiavel quan niệm giáo hội Công Giáo là một vương quốc. Kẻ đứng đầu giáo hội hay đứng đầu quốc gia đều là quân vương.
Cả giáo hoàng lẫn hoàng tử Caesar đều là những kẻ vô thần, bất cần sự cứu rỗi đời đời. Quan tâm hàng đầu là làm sao chiếm giữ vương quốc trên thế gian để được hưởng mọi loại thú vui: thú vui xác thịt phải được thỏa mãn tối đa dù với bất cứ một người đàn bà nào mà cha con ông ta muốn, bất kể là ai. Thú vui thẩm mỹ với các tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật xây cất cung điện nguy nga và các đền thờ vĩ đại như đền Thánh Phêrô chẳng hạn, cốt để lưu danh muôn thuở. Không loại trừ cả thú vui trí thức: tìm một triết lý sống, một nghệ thuật thống trị và bành trướng quyền lực. Alexander có sáng kiến xâm lược vùng đất mới tại Châu Mỹ để vơ vét vàng và tài nguyên làm giàu...

daughter of Pope Alexander VI, and sister to Cesare Borgia
Cả hai cha con Giáo Hoàng Alexander VI đã đưa tội ác lên cao tới mức nghệ thuật khiến thiên hạ phải khâm phục vì người ta thấy dường như có cả một sự thẩm mỹ trong tội ác.
Nghiên cứu trường hợp của hai cha con giáo Hoàng Alexander VI, Machiavel tự hỏi: Bản chất vương quốc là gì? Làm thế nào để chiếm nó? Làm thế nào để giữ nó? Và tại sao người ta đã mất nó?
Machiavel đọc các sách cổ kim có thể có được để nghiền ngẫm tìm ra các câu trả lời cho những vấn đề trên. Theo ông, vương quốc là sản phẩm của sức mạnh. (Nền văn minh Kitô Giáo là nền văn minh dựa trên chủ thuyết sức mạnh). Dùng mọi biện pháp của sức mạnh để chiếm đoạt cho được vương quốc. Mọi sự giả vờ, lường gạt, tàn bạo, nhất là chiến tranh là những đối tượng mà quân vương phải luôn luôn để tâm suy nghĩ. Đó là nghề nghiệp của quân vương. Am tường mọi nghệ thuật về chiến tranh là phương cách tốt nhất để tiếm chiếm quyền hành. Người ta chỉ có thể thủ đắc vương quốc (đế quốc lãnh thổ hoặc đế quốc tinh thần như Vatican cũng vậy) là do sự quyết tâm, tài năng, sự kiên trì và sự bạo tợn dám làm. Quân vương phải là người biết xử dụng vũ khí của mình và vũ khí của kẻ khác, phải có âm mưu để thủ đắc vương quốc với sự đồng ý hoặc cả với sự không đồng ý của nhân dân. Machiavel phủ nhận số phận. Ông cho rằng "số phận" chỉ có ở nơi nào người ta không dự liệu các biện pháp để chống lại nó mà thôi. Với tài năng, người ta có thể chiến thắng để xóa bỏ số phận. Machiavel quan niệm "nhân dân" là một tập thể luôn luôn thay đổi lập trường vì rất dễ bị thuyết phục và không có ai duy trì được lâu dài sự tin tưởng của nhân dân đối với quân vương, vì vậy phải dùng bạo lực với nhân dân. Các quân vương đều đã duy trì được luật pháp của mình bằng vũ khí, không có phương tiện bạo lực thì không ép buộc được ai. Dùng sức mạnh , để duy trì niềm tin của quần chúng và nhờ sức mạnh, quân vương sẽ dành được lợi thế để có quyền hành, được hạnh phúc và được kính trọng lâu dài, dù cho quân vương là một kẻ vô đạo đức.
 
 Francois Arnaud as Cesare Borgia

Qua tác phẩm Quân Vương (The Prince), Machiavel đã hết lời ca tụng Caesar Borgia. Trong thực tế, Caesar Borgia đã bị mất ngôi một cách buồn thảm. Cha của Caesar Borgia là Giáo Hoàng Alexander VI bị đầu độc chết, mọi người lảng tránh để xác của ông sình thối nhiều ngày mới được đem chôn. Hai cha con Giáo Hoàng Alexander trở thành biểu tượng của sự vô luân, sự tàn bạo và sự gian xảo cùng cực chưa từng thấy.
Tuy nhiên, giới quí tộc bảo hoàng rút ra từ đó một bài học: "Hãy tạo ra một quân vương từ uy thế của một người trong hoàng tộc để rồi núp sau lưng quân vương mà thỏa mãn mọi cao vọng". Trong trường hợp vương quốc của giáo hội thì giới quí tộc bảo hoàng này chính là tập đoàn tu sĩ..
Giáo Hoàng Alexander VI chết năm 1503 nên đã không có cơ hội đọc tác phẩm "The Prince" của Machiavel ca ngợi: Alenxander VI đã nới rộng lãnh thổ nhờ sức mạnh. Người ta phải hy vọng rằng ông có thể làm cho lãnh thổ này lớn hơn nhiều và đáng kính hơn nhiều". Cuối chương XI của tác phẩm). Nghiên cứu về hoàng tộc nước pháp, Machiavel viết: "Quân vương được vây quanh bởi những nhà quí tộc. Giới quí tộc nắm quyền không phải do đặc ân của quân vương mà do sự lâu đời của dòng dõi mình". Machiavel chỉ cho các người muốn làm chính trị phải biết "Không có cái gì lúc nào cũng tốt và không có cái gì lúc nào cũng xấu mà tốt hay xấu là tùy lúc". Quân vương có thể là vô thần nhưng cần phải tỏ ra sùng đạo. Quân vương có thể là nham hiểm ác độc nhưng phải tỏ ra rộng lượng, thương người, giữ lời hứa, cứng rắn, can đảm, vui vẻ, liêm khiết... Nói tóm lại, quân vương phải cùng một lúc vừa là một con cáo, vừa là một con sư tử. Làm cáo để biết mọi cạm bẫy giăng ra hại mình và làm sư tử để mọi con cáo khác phải biết sợ mình. Quân vương cần phải biết làm cho mọi người phải sợ mình hơn là thương mình. Muốn duy trì quốc gia, phải đi ngược lại với đức bác ái và chống lại tôn giáo khi không còn lợi dụng được nó. Khi có thể được thì đi theo con đường thiện. Khi cần, phải biết dấn thân vào con đường ác.
Tác phẩm The Prince của Machiavel chỉ là một cuốn sách mỏng nhưng là kết quả của 15 năm làm việc miệt mài khổ công của tác giả. Ngày 22.6.1527, Machiavel qua đời, thọ 58 tuổi. Khi ông chết, chẳng một ai biết tới tác phẩm của ông. Bốn năm sau khi ông chết, Giáo Hoàng Clement VII (1531) cho xuất bản "Quân Vương". Từ đó, sách này được in ra và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Cả thế giới bình luận ồn ào, có kẻ ca ngợi là tuyệt tác phẩm chính trị, kẻ khác lại kết tội "Quân Vương" là cuốn sách dơ dáy tội lỗi được viết bởi ác quỉ. Có lẽ J. J. Rousseau là người đưa ra nhận xét đúng nhất: "Quân Vương là con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp cho quân vương chiếm quyền hành nhưng mặt khác nó giúp cho quần chúng thấy được các thủ đoạn của quân vương!"
Từ đầu thế kỷ 17, tại Âu châu, cuốn sách "Quân Vương" trở thành một quái vật huyền thoại. Hầu như mọi vua chúa và cận thần đều say mê đọc và nghiền ngẫm cuốn sách mỏng này. Không ai có thể ngờ ảnh hưởng của nó đã làm thay đổi cả lịch sử loài người với nhiều chuyện buồn hơn là vui.
Năm 1614, Richelieu là hồng y giáo chủ kiêm thủ tướng nước Pháp ra lệnh cho tu sĩ Machon viết sách ca ngợi Machiavel. Năm 1787, chính phủ Ý cải mộ của Machiavel đem về an táng tại nghĩa trang quốc gia để nắm xương của ông được nằm bên cạnh các vĩ nhân Dante, Galilee, Michel Ange, Rossini và trên mộ của Machiavel được khắc dòng chữ "Không có lời ca ngợi nào xứng đáng với tên ông".
Quả vậy, tên của ông đã tạo ra một lô danh từ trong các tự điển của mọi nước Âu Mỹ: Machiavelism, Machiavelic, Machiavelian... có nghĩa là chính sách xảo quyệt, xảo trá, nham hiểm, ác độc. Có một điều không ai phủ nhận, tác phẩm "Quân Vương" đã là sách gối đầu giường của các bạo chúa từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Từ Richelieu đến Napoléon đều dùng sách của Machiavel để hoạch định chiến lược. Thậm chí khi Napoléon bị thất trận tại Waterloo, người ta đã phát giác ra trên xe của Napoléon có dán nhiều mảnh giấy chép lại nhiều đoạn trong sách Quân Vương.
Năm 1924, Mussolini dựa vào sách Quân Vương để phát minh ra Chủ nghĩa Phát Xít. Moussolini tuyên bố: "tôi xác nhận rằng lý thuyết của Machiavel ngày nay còn sống mạnh hơn 4 thế kỷ qua". Hitler cũng là đệ tử của Machiavel. Sau thế chiến thứ hai, người ta mới nhận rõ hơn khuôn mặt ghê tởm của chủ nghĩa Machiavel qua tham vọng nô lệ hóa thế giới của Hitler. Qua cuốn sách của Arthur Koesler, người ta mới biết cả Stalin cũng luôn luôn giữ ở đầu giường một cuốn Quân Vương.
Tóm lại, Machiavel đã đào tạo ra một loạt các bạo chúa nham hiểm ác độc trong 4 thế kỷ qua mà khuôn mẫu của nó là cha con Giáo Hoàng Alexander VI thuộc thế kỷ 16. Đó là một quan niệm về đạo đức chính trị dựa trên căn bản của nền văn hóa du mục phi nhân bản phát xuất từ Babylon. Nền văn hóa du mục Babylon thấm qua đạo Do Thái của Abraham, Moses, xâm nhập vào Kitô Giáo và phát triển cao độ nơi đạo Công Giáo mà trung tâm quyền lực của giáo hội này nằm tại Vatican. Từ cái đầu của con bạch tuộc tại Vatican, các chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Phát xít Đức Quốc Xã, quân chủ chuyên chế, thậm chí chủ nghĩa Cộng Sản của Lenin hay Stalin chỉ là những cái vòi của con bạch tuộc Vatican. Rồi từ cái vòi Cộng Sản Nga Phát sinh ra những cái ống hút nhỏ như Mao Trạch Đông, Pol Pot.... Tất cả các bạo chúa này thực chất là những đệ tử hạng bét của Vatican mà họ không biết.
Chủ nghĩa Cộng Sản ghê như vậy cũng chỉ tồn tại được hơn 70 năm. Vậy mà giáo hội của Constantine đã tồn tại và tác oai tác quái ròng rã trên 16 thế kỷ, mà tới nay, đa số nhân loại còn chưa nhận ra được chân tướng của nó, đủ thấy Vatican siêu đẳng cỡ nào? Vatican thực sự là đỉnh cao trí tuệ loài người về phương diện triết học và văn hóa phi nhân bản. Nền văn hóa phi nhân bản xuất phát từ Babylon đã được ghi nhận là hết sức độc hại trong sách kinh Tân Ước viết: "Huyền thoại Babylon vĩ đại là mẹ của các con điếm và mọi chuyện ghê gớm của trái đất này" (MYSTERY BABYLON THE GREAT, THE MOTHER OF HARLOTS AND ABOMINATIONS OF THE EARTH - Rev. 17: 1-16).
 

Charlie Nguyễn

The Scandalous Affairs of Vannozza dei Cattanei


Vannozza dei Cattanei

Born into the lowest levels of the Italian aristocracy, the beautiful and spirited Vannozza dei Cattanei was charismatic and clever enough to run not one, but two inns, or ‘osterias’ as they are called in Rome. It is likely there that her charms caught the attention of Cardinal Giuliano della Rovere, whom she scandalously entered into an affair with, despite his vows of celibacy. He later became Pope Julius II.



Giuliano della Rovere
Pope Julius II
In his elder years

In her inns, she lavishly entertained rich, ambitious cardinals. Soon, the affair with Giuliano petered out and she turned her attentions to Cardinal Rodrigo Borgia, from a very wealthy Spanish family. She soon became his favorite mistress – not bad for a guy at the highest levels of the church who is supposed to abstain from the sin of lust.



Rodrigo Borgia
Pope Alexander VI

When it came to Rodrigo, she was obliging and compliant, never making demands, and always offering helpful suggestions. He showed his appreciation by letting her use several of his properties which she eventually managed to convince him to put solely in her name. Oh, but that’s not all he gave her. In addition to properties, she had full financial support and bought a vineyard, a country-house, and more inns in highly desirable areas of Rome. As the years passed, she bore Rodrigo four children: Juan, Cesare, Lucrezia, and Jofre.

But all good things must soon come to an end and it was no different for this adoring couple. The Vatican soon took note of their wayward son and his flagrant violation of the celibacy vows that he had taken upon entering the Church. If he wanted to be in the running to become the next pope, then poor Vanozza had to go. But how could he get rid of his social climbing, materialistic, wealth-grabbing lover? The answer was simple – marry her off to someone else, of course.

So Rodrigo presided over her wedding to Domenico d'Arignano, a wealthy man who died a few short years later. With Rodrigo’s help Vanozza married a man named Antonio da Brescia. When he died, in order to continue to keep the mother of his children at arms’ length, and a safe distance from Vatican eyes, Rodrigo chose another compliant husband for his ex-mistress - Giorgio di Croce. In exchange for marrying Vanozza, Rodrigo made him apostolic secretary. A good job, steady money, why not? So Vanozza married Giorgio and moved into the same neighborhood as Cardinal Borgia's Palace on the Piazza Sforza-Ceasarini.

Over the years, Vanozza continued to be Rodrigo’s friend and confidante to many of his darkest secrets. When her second husband died a wealthy man, Rodrigo set out yet again to find her another suitable husband. This time, he chose a Mantuan named Carlo Canale, who had many lucrative and useful connections. To seal the deal, Rodrigo provide a dowry of 1000 florins and another high level job.

As Vanozza grew older, she became a little wiser too. Establishing herself as a reformed sinner, she began donating to charities and supporting convents. She remained in touch with her children.

When she died, she was given a lavish funeral almost equally attended by Vatican officials as well as citizens.
Written by Mirella Patzer
History and Women


Nguồn :  http://unusualhistoricals.blogspot.com/2013/02/the-scandalous-affairs-of-vannozza-dei.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét