Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Hồ Ngọc Nhuận - Cái giáo phái này là giáo phái gì? (bài 2): Vườn địa đàng của "cái giáo phái" (*)
Bây giờ người ta ta ít nói tới “vườn địa đàng”, mà chỉ nói tới thiên
đàng hay niết bàn. Theo một vài truyền thuyết thì “vườn địa đàng” là có
thật hồi mới tạo thiên lập địa, nhưng đã bị tổ tiên loài người phạm tội
đánh mất, nên con người từ đó phải biết lo tu thân để mong sau khi chết
được lên thiên đàng mà hưởng phước đời đời, không phải xuống địa ngục.
Vậy thiên đàng là ở đâu?
Người ta có thói quen chỉ lên trời, còn địa ngục thì chỉ xuống đất.
Mà quên rằng trái đất sau ông Galilée là không vuông, mà tròn. Bên kia
trái đất cũng là trời, nếu chỉ như vậy thì thiên đàng và hỏa ngục cùng ở
một nơi sao?
Theo một số người thì điều này là cũng có thể và có lý lắm. Theo họ,
thiên đàng không ở một nơi nào hết, mà là một trạng thái hưởng thụ, vật
chất hay tinh thần. Người ta không từng nói...
Hồ Ngọc Nhuận - Cái giáo phái này là giáo phái gì? (bài 1): Những cái nhất của “cái giáo phái”
“Cái giáo phái” nầy viết trong ngoặc kép và với chữ “cái” đứng đầu.
Để phân biệt nó với các giáo phái thông thường.
“Cái giáo phái” nầy nó không tự nhận ra mình là một giáo phái. Mà nếu có ai nhận ra thì chắc nó phải lộn gan lên đầu.
Nó lại tự nhận là một tổ chức chánh trị. Nhưng người dân dứt khoát
không ai coi nó là một tổ chức chánh trỊ đúng nghĩa. Bởi không có một tổ
chức chánh trị nào xứng đáng với tên gọi nầy, trong một nền dân chủ
đáng gọi là dân chủ, mà lại vỗ ngực tự phong mình là lãnh đạo tuyệt đối,
toàn diện, vĩnh viễn một nhân dân lẽ ra phải đứng trên đầu mình. Lại
bắt người dân ngày đêm phải nuốt những giáo điều do nó tụng, phải hứng
những đòn phép ác liệt nó giáng xuống nếu trái mệnh.
Thứ chánh trị của “cái giáo phái” tự nhận là một tổ chức chánh trị
nầy là tối...
Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
Một vệ binh tiết lộ “vấn đề nhạy cảm” trong Vatican
Nhật
báo La Repubblica, Italia vừa đăng tải một nguồn tin gây chấn động, cho
thấy nạn luyến ái đồng tính đang lan tràn giữa tòa thánh Vatican.
Phóng
viên thường trú của tờ La Repubblica, Thụy Sĩ, đã có dịp tiếp xúc với
một cư dân ở Basel, đô thị nằm trên đường biên giới phía bắc Thụy Sĩ
tiếp giáp với Đức và Pháp. Qua câu chuyện cởi mở, người đối thoại cho
biết vốn là một vệ binh Thụy Sĩ mới giải ngũ, sau 3 nhiệm kỳ liên tiếp
phục vụ tại Tòa thánh Vatican từ thời cố Giáo hoàng John Paul II
(1920-2005).
Đồng
thời người này cũng đề nghị với phóng viên không nêu tên thật "để tránh
những phiền lụy không đáng có", như nguyên văn lời yêu...
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Masami Ito – Lực lượng Mĩ ở Nhật: Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ
Phạm Nguyên Trường dịch
Mới
vài tháng trước đây, liên minh Mĩ-Nhật, được cả hai bên coi là “hòn đá
tảng” của hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã lâm
vào khủng hoảng.
Nhưng
khi tiếng còi báo động – căng thẳng với Bắc Kinh – vang lên ở biển Đông
Trung Hoa thì Nhật Bản lại nhìn lực lượng Mĩ đang đồn trú ở nước này
với một con mắt mới.
Căng
thẳng trong quan hệ với Trung Quốc buộc người dân Nhật phải công nhận
tầm quan trọng chiến lược của các lực lượng Mĩ đang đồn trú tại đây, lực
lượng này không chỉ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà còn giữ ổn định trong
toàn bộ vùng Đông Á nữa.
Tháng
trước, sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng một thuyền đánh cá gần mấy
hòn đảo không người trên biển Đông Trung Hoa, giữa Tokyo và Bắc Kinh đã
xảy ra một trận cãi vã...
Tổng thống Dmitry Medvedev – Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiên, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời ban biên tập Tạp chí Nga (russ.ru). Gần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!,
trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước
chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những
người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga,
tiến lên. Hôm qua, ngày 23 tháng 11, qua videoblog Tổng thống lại đưa ra
một thông điệp chính trị mới. Ông nói về tình hình dân chủ ở nước Nga,
về những vấn đề cấp bách cũng như những việc đã làm được kể từ khi khởi
động công cuộc cải cách chính trị. Tạp chí Nga xin đăng lại bản ghi lời
phát biểu này.
* * *
Các bạn thân mến!
Trong
hai năm vừa qua chúng ta đã lần lượt thực hiện cương lĩnh cải tạo...
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa!
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời tòa sọan tạp chi Nga
(Russ.ru): Ngày 12 tháng 10 Tổng thống Dmitry Medvedev kí sắc lệnh bổ
nhiệm Mikhail Fedotov làm cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga, cũng như
sắc lệnh bổ nhiệm ông này làm chủ tịch Ủy ban trực thuộc Tổng thống
chuyên trách vấn đề phát triển các định chế của xã hội công dân và quyền
con người. Hôm nay Phòng báo chí của Điện Cẩm Linh đã thông báo như
thế. Người lãnh đạo mới của Ủy ban tuyên bố rằng “nhiệm vụ đầu tiên của
Ủy ban trực thuộc Tổng thống về quyền con người sẽ là phi Stalin hóa
nhận thức xã hội cũng như cải cách tòa án và cảnh sát”. Việc bổ nhiệm
Mikhail Fedotov lại làm rúng động đề tài Stalin và chủ nghĩa Stalin, một
đề tài tưởng như đã chẳng còn làm mấy ai bận tâm nữa. Phải chăng Iojef
Vissarionovich [Stalin] đã chết...
Dmitry Butrin (Russ.ru, 21/03/2011) – Sự cáo chung của nền chuyên chính tâm thần phân liệt
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời ban biên tập tạp chí Russ.ru:
Đây là bài bình luận của ông Dmitry Butrin, trưởng phòng kinh tế chính
trị học tờ Thương gia, về sự khởi đầu của chiến dịch quân sự chống
Gaddafi, dành riêng cho Russ.ru
* * *
Tôi
cũng xin gọi sự kiện đang diễn ra ở Libya như những người tham gia
trong liên minh phương Tây gọi nó. Đây là chiến dịch quân sự, với hai
mục tiêu: chính trị (lật đổ chế độ của Gaddafi) và kĩ thuật (không để
cho vị đại tá này tấn công và giết hại những người nổi dậy). Còn gọi
thế nào được nữa? Đồng thời cũng có người cho rằng sự kiện ở Libya là sự
can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Đây đúng là
sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền rồi. Nhưng
nói cho ngay, tình hình nội bộ của nước có chủ...
John Yemma (Christian Science Monitor, Mĩ, 01.04.2011) – Các nhà độc tài và con đường dẫn tới diệt vong.
Phạm Nguyên Trường dịch
Từ Libya tới Bờ Biển Ngà, từ Bắc Triều Tiên tới Zimbabwe, một người nắm quyền bao giờ cũng dẫn đến những sai lầm khủng khiếp.
Chế
độ chuyên chế vừa có sức hấp dẫn vừa có tính phá hoại ghê gớm. Muammar
Qaddafi của Libya và Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà tin rằng mình có
quyền cai trị đến mức thà để cho đất nước mình tan hoang chứ không chịu
rời bỏ quyền lực. Robert Mugabe của Zimbabwe và Kim Jong-il của Bắc
Triều Tiên cũng đẩy đất nước vào tình trạng kinh tế suy sụp chứ không
chịu để cho những người khác thách thức niềm tin của mình.
Cho nên rất đáng mừng là nước Nga - sau một thời gian dài nằm dưới ách
cai trị sai lầm như thế - có vẻ như đã nhận ra rằng cải cách chính trị
sẽ dẫn đến tiến bộ về kinh tế. Nước Nga đã nhận thức được rằng quyền lực
trong...
Johnny Erling (Die Welt, Đức, 01/04/2011) – Tham vọng toàn cầu của quân đội Trung Quốc
Phạm Nguyên Trường dịch
Viết
từ Bắc Kinh. Trong thời gian tới đây, 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc
không chỉ được tăng lương mà còn được trang bị những loại vũ khí hiện
đại, trong đó có những loại vũ khí tấn công thế hệ ba. Họ cũng sẽ được
giao nhiệm vụ bảo vệ trên những khu vực khác nhau quyền lợi của đất nước
có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có mạng lưới kinh doanh trải
rộng khắp hoàn cầu. Quan niệm về chiến tranh nhân dân và dân quân trước
đây chỉ xem xét việc bảo vệ Trung Quốc khỏi họa ngoại xâm và bảo đảm an
ninh lãnh thổ, vùng nước nội thủy và mặt biển nằm trong lãnh thổ đã
không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay nữa. Hiện nay, “để có thể thực
hiện các cuộc chiến số và cuộc chiến trên mạng, cần phải có lực lượng bộ
binh được huấn luyện kĩ lưỡng, lực lượng phòng không-không...