Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Nghe quốc tế nói về điểm yếu kém của giới trẻ Việt Nam

Người nước ngoài ca ngợi thanh niên ta cũng lắm, như cần cù, nhạy bén, có chí tiến thủ nhưng đồng thời cũng phê phán ta nhiều điều. “Thuốc đắng dã tật”, chịu khó nghe người ta nói về những khiếm khuyết của mình cũng là một cách học hỏi.
Jean H. - một giáo viên trẻ người Pháp đã từng giảng dạy mấy năm ở nước ta, nhận xét thắng thắn về lớp trẻ Việt trong lĩnh vực giáo dục, rằng: “Thanh niên Việt nếu so sánh với các nước có phần kém tự tin và ít trưởng thành hơn. Tại lớp học, học sinh Việt không bao giờ đặt câu hỏi hoặc tranh luận với thầy giáo về bài giảng. Ngược lại ông thầy cũng chẳng mấy khuyến khích người học bày tỏ ý kiến, thậm chí còn tỏ ra bực bội nếu bị sinh viên chất vấn! Ở cơ quan cũng tiếp tục cái tinh thần đó, các bạn trẻ thường thụ động, ít dám đặt câu hỏi với các sếp. Cái gì cũng gật đầu vâng dạ, nhưng công việc thì khó hoàn tất... Tôi e ngại rằng với cung cách ứng xử kiểu này, các bạn khó thi đua cạnh tranh với người”.
Đối với lớp trẻ đô thị con nhà khá giả, tình hình còn tệ hơn, theo như mô tả của chị Shirley M. - người Mỹ: “Thăm viếng một số gia đình khá giả, tôi nhìn thấy con cái họ, nhất là con trai, về nhà là chơi, ít thấy học hành, tập thể dục hay giúp việc nhà. Bao nhiêu công việc đùn đẩy cả cho mẹ, chị em gái hoặc người giúp việc. Điều này thật khác xa ở phương Tây, con cái trong nhà đều tham gia phụ giúp làm việc nhà. Tôi nghĩ như vậy là không tốt, vì với cái lối cưng chiều như thế, một khi vào đời, làm sao họ có thể tự lập gánh vác việc gia đình và xã hội?”.
Anh Kumi Y. - người Nhật thuộc thế hệ mới, tuy không thích mấy lối làm việc cật lực của đồng bào mình, nhưng anh cũng lưu ý: “Sang Việt Nam, tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi, người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường.
Ở Việt Nam, tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cửa, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là ở các công sở. Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài!
Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư”.
Anh P.M.X là một chuyên gia cao cấp Việt kiều được mời tư vấn đánh giá lại một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nhận xét khi làm việc chung với nhiều nhóm chuyên viên trẻ trong nước: “Khi làm việc với một số công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, tôi gặp gỡ không ít các em tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sĩ ở nước ngoài về. Đây là những thành phần ưu tú ở Việt Nam, nhưng tôi lại rất thất vọng về họ, vì đa số chưa biết cách tổ chức và làm việc. Có lẽ họ đã thành công khi lấy được bằng cấp ở nước ngoài nhưng rõ ràng là chưa nắm bắt được phong cách lẫn phương pháp làm việc tiên tiến của người”.
Những nhận xét trên có vẻ không dễ “xuôi tai” nhưng là những điều đáng để ta phải “nghĩ”, nhìn lại mình và tăng tốc cùng đất nước tích cực hội nhập và cạnh tranh với người.
NGUYỄN HỮU THÁI (THANH NIÊN ONLINE)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét