Trong những năm 1950, sau những vụ phản đối dữ dội chống lại sự có mặt của lực lượng Mĩ, giới chức quân sự Mĩ mới quyết định chuyển căn cứ của thủy quân lục chiến tới Okinawa. Lúc đó Okinawa còn nằm dưới quyền cai trị của Mĩ, mãi đến năm 1972 hòn đảo này mới được trao cho Nhật.
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Masami Ito – Lực lượng Mĩ ở Nhật: Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ
09:49
Hoàng Phong Nhã
No comments
Phạm Nguyên Trường dịch
Mới
vài tháng trước đây, liên minh Mĩ-Nhật, được cả hai bên coi là “hòn đá
tảng” của hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã lâm
vào khủng hoảng.
Nhưng
khi tiếng còi báo động – căng thẳng với Bắc Kinh – vang lên ở biển Đông
Trung Hoa thì Nhật Bản lại nhìn lực lượng Mĩ đang đồn trú ở nước này
với một con mắt mới.
Căng
thẳng trong quan hệ với Trung Quốc buộc người dân Nhật phải công nhận
tầm quan trọng chiến lược của các lực lượng Mĩ đang đồn trú tại đây, lực
lượng này không chỉ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà còn giữ ổn định trong
toàn bộ vùng Đông Á nữa.
Tháng
trước, sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng một thuyền đánh cá gần mấy
hòn đảo không người trên biển Đông Trung Hoa, giữa Tokyo và Bắc Kinh đã
xảy ra một trận cãi vã về nhóm đảo Senkaku. Mấy hòn đảo này đều do Nhật
kiểm soát, nhưng cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều bảo là mình có chủ
quyền. Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản định đưa chiếc thuyền đánh cá
lên tàu và đã đụng độ với nó.
Tokyo
còn coi việc Trung Quốc ngưng xuất các kim loại đất hiếm, mà nền công
nghệ Nhật Bản đang rất cần, là một cuộc chiến tranh kinh tế nữa.
Cơn
thịnh nộ của Trung Quốc liên quan đến vụ rắc rối trên biển đã buộc Bộ
trưởng ngoại giao Hillary Rodham Clinton khẳng định rằng hiệp ước an
ninh Nhật-Mĩ được áp dụng cho cả nhóm đảo Senkaku. Hiệp ước này nói rằng
Mĩ có trách nhiệm bảo vệ Nhật nhằm chống lại “cuộc tấn công vũ trang”
của các nước khác.
Trước
khi xảy ra cuộc khủng hoảng Sensaku, Nhật đã gặp nhiều khó khăn trong
việc di chuyển lực lượng thủy quân lục chiến Mĩ từ căn cứ không quân
Futenma sang các vùng khác trên đảo Okinawa vì gặp phải phản ứng sữ dội của dân chúng địa phương.
"Rạn
nứt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Mĩ có ảnh hưởng lớn” đối với quá
trình ra quyết định ở Trung Quốc, xúi giục họ có thái độ hung hăng đối
với Nhật Bản, ông Yoshimitsu Nishikawa, giáo sư về quan hệ quốc tế tại
Trường đại học tổng hợp Tokyo đã nói như thế.
"Trung Quốc tiến hành kiểm tra xem chính phủ Mĩ và Nhật có thể đi xa đến đâu”
Trên
thực tế, trước khi xảy ra khủng hoảng, nhiều người, ở cả trong lẫn
ngoài nước, đều nghi ngờ sự vững chắc của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.
Quan hệ giữa hai nước trong năm qua đã bị cuộc tranh cãi về việc di chuyển căn cứ Futenma ở Okinawa,
nơi dân chúng có thái độ phản đối quân đồn trú khá mạnh, làm cho xấu
đi. Các chính khách đã lợi dụng tình cảm này nhằm giành được nhiều phiếu
bầu.
Nhưng,
trái với hi vọng của Bắc Kinh, nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Nhật
Bản đã cảm thấy cần phải tái khẳng định sự vững chắc của liên minh với
Mĩ, đặc biệt là trong bối cảnh khi mà họ nhận thức được sức mạnh quân sự
cũng như tầm với đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Nhiều
nhà lãnh đạo ở châu Á đồng ý với quan điểm như thế. Trong cuộc trả lời
phỏng vấn tờ Asahi Shimbun trong ngày 15 tháng 5, ông Lý Quang Diệu, một
chính khách nổi tiếng của Singapore, nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt
chiến lược của các lực lượng Mĩ đồn trú ở Nhật Bản – đặc biệt là ở
Okinawa — đấy là đối trọng nhằm chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng
của Trung Quốc.
"Nếu
các vị rút tất cả các căn cứ Mĩ, thì tôi nghĩ rằng vị trí của các vị
cũng như của châu Á, về mặt chiến lược, sẽ yếu đi rất nhiều”, ông Lý nói
như thế.
"Còn
nhân dân Nhật Bản – đừng quan tâm tới chính phủ hiện nay – sẽ phải giải
quyết vấn đề đâu là quyền lợi lâu dài của họ và cái gì quan trọng hơn:
an ninh của các vị hay là quyền lợi của dân chúng Okinawa?”.
Sau
thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã từ bỏ chiến tranh.
Hiến pháp, được soạn thảo trong thời gian bị quân đội Đồng minh chiếm
đóng, tuyên bố rằng đất nước sẽ không thành lập quân đội thường trực.
Lực lượng phòng vệ thực hiện các chức năng theo đúng tên gọi của nó,
trong khi Mĩ có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật để giúp nước này phòng thủ
và bảo đảm “hòa bình và ổn định ở Viễn Đông”.
Nhưng nội dung của hiệp ước quân sự Nhật-Mĩ đã được mở rộng ra bên ngoài vùng “Viễn Đông”, bao gồm đến cả khu vực Bắc Philippines. Các căn cứ ở Nhật thực hiện công tác hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng quân sự Mĩ trên toàn thế giới, trong đó có Iraq, Afghanistan và Ấn Độ Dương.
Liên
minh quân sự Nhật-Mĩ mạnh còn có lợi cho các nước khác, trong đó có
Việt Nam, Malaysia và Philippines, tức là những nước có tranh chấp về
lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng biển Nam Trung Hoa, sự có mặt của Mĩ ở
Nam Hàn còn giúp chế ngự người láng giềng phương Bắc hung hăng nữa.
"Khả
năng phòng thủ của Nhật là có giới hạn (Hiến pháp qui định như thế) vì
chỉ nhằm vào việc phòng thủ và đất nước cũng sẽ không sử dụng quyền
phòng thủ tập thể”, Takemasa Moriya, cựu thứ trưởng quốc phòng đã nói
trong một cuộc phỏng vấn của tờ Japan Times như thế. “Mĩ là nước duy
nhất đủ sức đóng vai trò lực lượng ổn định ở trong vùng”.
Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật, bao gồm cả hải, lục, không quân, đóng ở căn cứ không quân Yokota.
Theo
số liệu Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật thì trong tháng 8 năm nay ở đây
có 2.800 lính bộ binh, 5.800 lính hải quân, 12.500 lính không quân, và
16.500 thủy quân lục chiến. Tổng cộng, cả quân nhân và gia đình họ là
85.000 người.
Thủy thủ của hạm đội 7, căn cứ tiền tiêu là cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa, không được tính vào số quân nhân Mĩ ở Nhật vì nhiều người trong số họ có thể đi biển bất cứ lúc nào.
Tàu USS Blue Ridge, thuộc hạm đội 7, cũng thả neo ở Yokosuka.
Khu vực trách nhiệm của hạm đội trải dài từ quần đảo Kuril ở phía Bắc
Nam Cực và từ đường giới tuyến ngày (international date line) đến tận
kinh tuyến 68, đi ngang biên giới phía Đông giữa Ấn Độ và Pakistan.
Khu
vực này bao gồm 35 nước nắm trên bờ biển và có 5 quân đội mạnh nhất thế
giới (không kể Mĩ), bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Triều Tiên và Nam
Hàn.
Năm
trong bảy hiệp ước phòng thủ chung của Mĩ là những hiệp ước kí kết với
các nước trong khu vực này, bao gồm Philippines, Australia và New
Zealand, Nam Hàn, Nhật Bản và Thái Lan, đấy là theo website chính thức
của hạm đội 7.
Hiện ở căn cứ Yokosuka có 11 đơn vị và tầu chiến Mĩ, trong đó có tầu sân bay USS George Washington.
Có
ba sư đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh thì Sư đoàn I đóng ở
California, Sư đoàn II đóng ở North Carolina, còn Sư đoàn III đóng ở
Okinawa.
Sư đoàn thủy quân lục chiến III, đóng ở Okinawa, chịu trách nhiệm vùng Châu Á-Thái Bình Dương cho tới Trung Đông.
Satoshi Morimoto, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Takushoku ở Tokyo cho rằng sự có mặt của lực lượng thủy quân lục chiến là cần thiết đối với việc phòng thủ Nhật Bản.
"Khả
năng thích ứng của thủy quân lục chiến, khả năng phản công và sức tấn
công làm người ta phải nhụt chí”, ông Morimoto nói. "Họ không thể đóng ở
Mĩ. Họ phải đóng ở gần (Nhật Bản) với khả năng ra đòn mạnh mẽ và cơ
động đủ sức vượt qua những khoảng cách ngắn ngay tức thời”.
Nhưng
dân chúng Okinawa lại phê phán quân nhân Mĩ đồn trú ở đó, họ nói rằng
trách nhiệm của quân đồn trú không chỉ là bảo vệ Nhật Bản và vùng Viễn
Đông vì nhiều người đã rời khu vực để đến Iraq và Afghanistan.
Căn cứ Mĩ ở Okinawa
chiếm đến 18% diện tích lãnh thổ của hòn đảo chính, nơi mà dân chúng
vẫn còn nhớ những trận đánh bộ kinh hoàng thời Chiến tranh Thế giới III.
Dân chúng cũng bực mình vì tiếng ồn của máy bay, nạn ô nhiễm môi trường
và những tội ác mà các quân nhân cũng như thành viên gia đình họ gây
ra.
Sự
bực bội đạt đến đỉnh điểm vào hồi tháng 5. Đấy là do ông Yukio
Hatoyama, lúc đó đang làm thủ tướng, thay đổi nhiều lần quan điểm về
việc liệu căn cứ Futenma có chuyển sang khu vực khác ở Okinawa
hay, như ông từng hứa trong chiến dịch bầu cử là sẽ chuyển sang tỉnh
khác. Cuối cùng ông ta đã phản bội lời hứa và từ chức, nhưng vụ cãi vã
đã làm rung chuyển nền tảng của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.
Tuy
nhiên, ông Morimoto nhấn mạnh rằng vị trí mới cho căn cứ Futenma phải
đáp ứng ba điều kiện căn bản: phải có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng,
phải có chỗ cho thủy quân lục chiến luyện tập và phải có bờ phù hợp với
tầu đổ bộ của Mĩ.
"Không
thể chia tách các chức năng này", Morimoto nói. “Nếu có một chỗ với
những điều kiện như thế thì thủy quân lục chiến không cần ở lại Okinawa. Nhưng đang tiếc là không có chỗ nào như thế cả, đấy là nói về mặt chính trị”.
Hiện thời người dân Okinawa
cảm thấy bị chính phủ trung ương đối xử bất công vì không chịu thuyết
phục dân chúng khu vực chính của Nhật nhận căn cứ quân sự Futenma.
Tuy nhiên, ông Manabu Sato, giáo sư của Trường đại học quốc tế Okinawa, lại biện luận rằng thủy quân lục chiến đóng ở Okinawa là vì lí do chính trị chứ không phải do nhu cầu quân sự.
"Trước năm 1956, thủy quân lục chiến đóng ở tỉnh Gifu và Yamanashi," ông Sato nói.
Trong những năm 1950, sau những vụ phản đối dữ dội chống lại sự có mặt của lực lượng Mĩ, giới chức quân sự Mĩ mới quyết định chuyển căn cứ của thủy quân lục chiến tới Okinawa. Lúc đó Okinawa còn nằm dưới quyền cai trị của Mĩ, mãi đến năm 1972 hòn đảo này mới được trao cho Nhật.
"Không phải vì lí do quân sự mà thủy quân lục chiến được tái bố trí đến Okinawa”, Sato nói. "Họ được đưa đến Okinawa là vì lí do chính trị”.
Khá nhiều lính thủy đánh bộ ở Okinawa
là những thanh niên trẻ và họ phải chịu nhiều áp lực trong thời gian
huấn luyện trong rừng rậm, chắc chắn là sẽ xảy ra rắc rối khi họ vào
thành phố, Sato nói như thế.
"Đấy
hoàn toàn không phải là cơ cấu xã hội lí tưởng”, ông nói. “Quân nhân
ngoại quốc lang thang khắp thành phố không thể coi là hiện tượng bình
thường được”.
Trường
đại học của Sato nằm ngay bên cạnh căn cứ Futenma ở Ginowan. Máy bay
trực trực thăng bay ngay trên đầu khu học xá. Năm 2004 một chiếc đã rơi
xuống khuôn viên khu học xá.
"Gánh năng lớn nhất của Okinawa
là lực lượng thủy quân lục chiến”, Sato nói. “Tôi không hiểu vì sao
Nhật không đàm phán với Mĩ từ quan điểm cho rằng chúng không cần thiết
về mặt chiến lược quân sự”.
Là
một chuyên gia về căn cứ quân sự, Sato cực kì bất mãn về việc liên minh
cầm quyền, do Đảng dân chủ Nhật Bản đứng đầu, không thể tìm được vị trí
thay thế, ngoài Henoko, nằm ở cực Bắc đảo Okinawa. Đấy thực chất là trở lại với thỏa thuận Nhật-Mĩ hồi năm 2006.
"Mĩ sẽ khó mà có thể tiếp tục đóng vai trò sen đầm quốc tế”, Sato nói.
"Họ
phải phân bố các lĩnh vực ưu tiên, rút khỏi những khu vực ít xung đột …
và về lâu dài, sự có mặt về quân sự của Mĩ có thể không còn cần thiết –
nhưng tất cả phụ thuộc vào chính sách đối ngoại mà Nhật Bản sẽ theo”,
ông nói.
Nguồn: The Japan Times
Đã đăng trên Bauxitvn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét