Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Đức Tin Công Giáo Nguồn Gốc Ki-tô Giáo 1

Một Khảo Luận Trong Ánh Sáng Của Khoa Học & Lý Trí

bản electronic do tác giả cung cấp cho sachhiem.net
Trần Chung Ngọc

đăng ngày 28 tháng 3, 2008

LTS: Dường như trong mỗi bài nghiên cứu của Giáo sư Trần Chung Ngọc đều luôn luôn có một đoạn "Tôi hoan hỉ đón nhận mọi phê bình đứng đắn và trí thức, cũng như mọi đóng góp bổ túc cho những thông tin liên hệ đến những chủ đề trình bày", quyển sách này cũng không là ngoại lệ. Nhưng cho đến nay những "phê bình đứng đắn và trí thức" cũng chỉ đến được một cụm từ thiếu thiện chí: "ông chống Công Giáo quá mức". Thế thì tất cả các lý do để người ta "chống" nằm trong từng hàng chữ của bài viết để làm gì? Những minh chứng cụ thể, những dữ kiện xác thực mà Tiến sĩ Trần Chung Ngọc trình bày trong khắp các bài viết của ông có lẽ vẫn chưa bao giờ đủ để lấp vào những cái hố sâu thăm thẳm trong lương tâm của những kẻ cuồng tín, chưa bao giờ xuyên thủng những bức tường dày đặc bao quanh lý trí của mỗi "con chiên" mà Giáo Hội Công Giáo đã thành công xây đắp. Có thể rằng những điều tác giả nêu ra có cường độ như những ánh sáng cực mạnh, và những người đã bị bịt mắt lâu ngày nhất định không thể và không muốn nhìn thẳng vào. Nhiều người hỏi chúng tôi: "Nếu những người đạo Ca-tô đọc những bài này thì phản ứng làm sao ?". Câu trả lời đúng nhất có lẽ là :" Một số rất hiếm hoi đã có suy nghĩ, số đông chưa từng đọc một bài, và một số người có khả năng sẽ ra sức bịt mắt số đông đảo đồng đạo nói trên một cách chặt chẽ hơn bằng cách kiêng kỵ tên tác giả Trần Chung Ngọc". Hy vọng dân ta còn được những người can đảm hơn trong việc tìm hiểu sự thật mà cái thế lực đang sống nhờ vào đó không hề muốn nó bị phơi bày. Mong được chia sẻ với những bạn đọc như thế. (SH)





[Tác giả chú thích: Chương II trong bản electronic này có cập nhật hóa ở cuối chương]


DẪN NHẬP
Khảo luận về Đức Tin Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Roman Catholicism, thường được gọi một cách sai lầm là Công Giáo) nói riêng, là một vấn đề tế nhị, vì công việc này không tránh được sự bàn đến tín ngưỡng của những tín đồ Ki Tô Giáo. Tuy nhiên, trong những xã hội văn minh tiến bộ Âu Mỹ, trí tuệ của người dân đã mở mang, cho nên bàn về Đức Tin trong tôn giáo không còn là một vấn đề cấm kỵ như trước, vì tín ngưỡng tôn giáo không thể đứng ngoài hay đứng trên xã hội như trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, mà có ảnh hưởng rất nhiều đến sự an sinh của quần chúng. Trái lại, trong những xã hội kém mở mang, nhất là trong những cộng đồng tôn giáo độc Thần nổi tiếng là cuồng tín, một khảo luận như trên rất có thể bị coi là gây chia rẽ, hoặc "chống Ca-Tô" v...v..., những luận điệu giáo hội Ca-Tô thường cấy vào đầu óc tín đồ để bảo vệ niềm tin của họ, nếu trong tác phẩm khảo luận có những điều không hợp với những lời "giáo hội dạy rằng" về những điều họ phải tin, bất kể những điều này có hợp với lý trí hay phù hợp với những sự kiện khoa học hay không. Giáo hội in sâu vào đầu óc tín đồ ý niệm vừa có tính cách phòng vệ, vừa hàm ý lên án người khác: "chống Ca-Tô", làm như "chống Ca-Tô" là một trọng tội đáng chê trách, trong khi "chống Ca- Tô" chỉ có nghĩa là chống tội ác, chống mê tín dị đoan, chống đạo đức giả, chống độc tài, chống nô lệ ngoại bang v...v..., và nhất là, chống những hành động phi dân tộc, phản dân tộc của một số tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-Ma tại Việt Nam.
Tôi quan niệm dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã văn minh, tiến bộ, và về phương diện tâm linh, tín ngưỡng, chắc chắn không thua gì, nếu không muốn nói là vượt xa, những dân tộc Tây phương. Lịch sử những tôn giáo truyền thống ở Việt Nam như Thích, Nho, Lão đã chứng minh như vậy. Ý thức tôn giáo của Việt Nam là một ý thức chiết trung, nghĩa là không bị thu hẹp vào một tín ngưỡng, một nguồn tư tưởng đặc biệt nào. Ý thức chiết trung này rất xa lạ với ý thức hẹp hòi "duy nhất" của Ca-Tô Giáo, nguồn gốc của bao thảm cảnh mà tôn giáo này đã gây ra cho nhân loại trong suốt 20 thế kỷ. Ca-Tô Giáo ở Việt Nam chỉ chiếm nhiều nhất vào khoảng 7% dân số, và ngày nay có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã bắt đầu văn minh hóa tôn giáo này ở Việt Nam, cũng như đã văn minh hóa giáo hội Ca-Tô hoàn vũ từ nhiều thế kỷ trước. Cho nên, tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì khi bàn đến đức tin trong tôn giáo này một cách nghiêm chỉnh, trí thức.
Có nhiều lý do thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Sau đây là vài lý do chính.
Thứ nhất, trong bức Tâm Thư "Sau Nhiều Năm Khủng Khoảng Đức Tin" của Nguyễn Chấn [Charlie Nguyễn], một tín đồ Ca-Tô đạo gốc Việt Nam, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa: Tuyển Tập 2, Texas, 1998, tôi thấy câu sau đây:
"Trong sách Kinh Nhựt Khóa của Tổng giáo phận Sài gòn in năm 1971 do Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình duyệt y ngày 19-3-71, nơi trang 784-791, Kinh cầu ông Thánh Phan-xi-xô Xa-vi-e có những câu mang nặng tính chất kích động tiêu diệt đạo Phật và các tôn giáo khác như: "Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e phá tan đạo Bụt Thần.""Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ""
Theo tôi, câu trên bắt nguồn từ một tâm cảnh cuồng tín, nghĩa là, theo định nghĩa của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, sự tổng hợp của Ngu, Dốt, Hợm Hĩnh và Hung Hăng. Câu trên cũng xúc phạm nặng đến nòi giống Việt Nam, đến Ông Bà Tổ Tiên của chính những tín đồ Ca-Tô Việt Nam, khoan nói đến những tôn giáo khác ở Việt Nam, nhất là Phật Giáo. Những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có quyền tự coi mình là mọi rợ, cần đến sự rao truyền tiếng Đức Thánh Thần của ông Thánh Xavier, nhưng họ không thể coi cả dân tộc Việt Nam như là mọi rợ. Cuốn sách này sẽ trình bày cho quý độc giả rõ thực chất "tiếng Đức Chúa Thánh Thần" mà ông Thánh Xavier rao truyền cho "những dân mọi rợ", tất nhiên trong đó có Việt Nam theo quan điểm của những tín đồ Ca-Tô, nó như thế nào? Quý độc giả sẽ thấy rõ, chính những "tiếng Đức Chúa Thánh Thần" mà ông Thánh Xavier rao truyền mới là mọi rợ, chứ không phải là dân tộc Việt Nam mọi rợ.
Thứ nhì, sau khi cuốn Công Giáo Chính Sử ra mắt độc giả, tôi nhận được nhiều thư độc giả thắc mắc là: lịch sử đen tối và đẫm máu của giáo hội Ca-Tô Rô-Ma bắt nguồn từ đâu? từ chính tín ngưỡng Ca-Tô hay từ tham vọng của những người lãnh đạo Ca-Tô Giáo? và muốn biết về thực chất tín ngưỡng Ca-Tô như thế nào. Cuốn Công Giáo Chính Sử đã giải đáp một phần thắc mắc trên nếu độc giả đọc kỹ, và cuốn Đức Tin Công Giáo này có thể coi như là để bổ túc cho cuốn Công Giáo Chính Sử, hi vọng có thể đưa ra những giải đáp đầy đủ và căn bản hơn.
Thứ ba, trước những âm mưu phá ngầm Phật Giáo qua sách lược hòa hợp tôn giáo, đối thoại v..v.. bề ngoài của Vatican, và qua thủ đoạn mập mờ, lấy những giáo lý siêu việt của Phật Giáo, diễn giải lệch lạc và đánh đồng khập khiễng những giáo lý đó với những tín điều trong Ki Tô Giáo, với những cương điệu diễn giải hoang đường như Thượng Đế đã mặc khải cho Đức Phật trong khi thực ra thì trí tuệ của Đức Phật trong Kinh Phật, thí dụ như Kinh Hoa Nghiêm, ít ra cũng đáng là bậc Thầy của Thượng Đế trong Thánh Kinh, hoặc Chúa Trời chính là ông Trời theo quan niệm Á Châu v..v..., âm mưu này đang được một số các nhà truyền giáo Ki Tô Giáo và một số tay sai bản địa thực hiện trong những xã hội Đông phương, song song với sách lược xuyên tạc nền văn hóa dân tộc, xuyên tạc giáo lý Phật Giáo, hạ thấp Tăng đoàn Phật Giáo, đầu độc đầu óc dân chúng thuộc loại ít học hay vô học để thu nhặt tín đồ v..v.., cuốn sách này có mục đích giải hoặc, chống lại âm mưu xuyên tạc, phá hoại nền văn hóa dân tộc, cũng như âm mưu phá ngầm Phật Giáo, bằng cách đưa ra thực chất của tín ngưỡng Ki Tô Giáo.
Thứ tư, gần đây, chúng ta thấy trên Internet bức thư thông tri (Encyclical letter) của Giáo Hoàng John Paul II (Gion Pôn Hai) gửi cho các giám mục của ông về đề tài "Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí " (The relationship between faith and reason). Đây là một bức thư thuộc nội bộ Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma, cho nên tôi không có ý định phê bình những chi tiết trong bức thư này tuy rằng trong đó có rất nhiều điều đáng để cho chúng ta thảo luận. Tuy nhiên, một nhận xét tổng quát không phải là vô ích vì văn kiện trên chính là nguồn cảm hứng để tôi viết cuốn sách khảo luận về Đức Tin Ca-Tô trong ánh sáng của Khoa Học và Lý Trí này. Có nhiều tín đồ cho rằng, thông tri của Giáo Hoàng thì chỉ có việc mà theo, khỏi cần bàn cãi, thảo luận mất công. Rất may, tôi không phải là một trong những người thuộc hạng trên.
Cuốn sách này không có mục đích làm mất niềm tin của các tín đồ Ca-Tô bằng lý lẽ. Vì, như Frederick Nietzche đã viết: "Những gì mà quần chúng được dạy để tin mà không cần đến lý lẽ, vậy thì ai có thể phủ bác niềm tin này bằng lý lẽ?" (What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by means of reasons?). Cuốn sách này, như tên sách đã nói rõ, chỉ là một khảo luận trí thức về đức tin Ca-Tô trong ánh sáng của lý trí và khoa học, nghĩa là, nhìn các vấn đề như chúng thực là như vậy (to see things as they really are), và đặt trước độc giả những sự thực về Ca-Tô giáo như những đề tài để tự mình suy luận và tìm ra giải đáp cho chính mình. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về đề tài này và viết bởi những nhân vật có uy tín trong giáo hội cũng như trong giới học giả. Tôi hi vọng cuốn sách này là một đóng góp đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài "Đức tin Ca- Tô" cho những công cuộc khảo cứu về sau sâu sắc hơn của những nhà khảo cứu tôn giáo ở Việt Nam.
Trong thế giới Tây phương, cuộc chiến giữa nền Thần học Ki Tô Giáo, một bộ môn đặt căn bản trên đức tin, và khoa học, một bộ môn đặt căn bản trên lý trí và óc suy luận của con người, đã kéo dài trong nhiều thế kỷ. Từ thất bại này tới thất bại khác, trước công luận cũng như trước pháp lý, nền Thần học Ki Tô Giáo nay đã không còn trực diện tranh luận với khoa học nữa, mà rút về những ốc đảo tôn giáo, sử dụng những phương tiện kinh tế và truyền thông để nuôi dưỡng đức tin trong đám tín đồ thấp kém, cả tin. (Xin đọc cuốn Lịch Sử Cuộc Chiến Giữa Khoa Học Và Nền Thần Học Trong Ki Tô Giáo (A History of Warfare of Science with Theology in Christendom, Prometheus Books, New York, 1993), của White, Andrew D., một bộ sách hai tập dày 1000 trang, và cuốn Nhưng Đó Có Phải là Khoa Học Không? (But Is It Science?, Prometheus Books, New York, 1996), của Michael Ruse viết về cuộc tranh luận giữa thuyết sáng Tạo (Creation) trong Ki Tô Giáo và thuyết Tiến Hóa (Evolution)).
Theo nhiều học giả và chuyên gia nghiên cứu tôn giáo và xã hội thì Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết (Joseph L. Daleiden trong The Final Superstition: The path to superstition versus the path to knowledge). Trong vài thập niên gần đây, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, sau gần 20 thế kỷ coi lý trí như kẻ thù, đã đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo với khoa học, hòa hợp đức tin với lý trí. Tuy nhiên, theo các học giả chuyên về tôn giáo thì nỗ lực này chết yểu ngay từ đầu (the effort is doomed from the start), vì toan tính này không dựa vào những sự thực lịch sử, vào thực tế cũng như bản chất của các tôn giáo độc Thần Tây phương và khoa học, của đức tin trong các tôn giáo này và lý trí. Ca-Tô Giáo chỉ muốn lấy lại vị thế trí thức của mình trước đám đông tín đồ kém hiểu biết, cái vị thế trí thức đã thống trị Âu Châu trong thời Trung Cổ. Nhưng chính cái vị thế trí thức này đã đưa Âu Châu vào thời đại man rợ và đen tối trí thức (the age of barbarism and intellectual darkness) kéo dài suốt 1000 năm, cái vị thế đã bị những tư tưởng khai phóng, dựa vào lý trí, của những Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason), Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment), Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) phá đổ một cách dứt khoát, khó có cách nào có thể khôi phục được, vì bản chất và mục đích chính của các tôn giáo độc Thần Tây phương là duy trì những định chế tổ chức và quyền lực của các Giáo hội chứ không phải là đi tìm chân lý một cách khách quan. Thực chất các tôn giáo độc Thần Tây phương là những tổ chức quyền lực chính trị, kinh tế, quan liêu, duy trì một niềm tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, với mục đích thống trị, vơ vét tài sản vật chất, hơn là khai ngộ tâm trí tín đồ trên con đường giải thoát. 2000 năm lịch sử Ca- Tô Giáo, một tôn giáo đã gây nên không biết bao nhiêu thảm cảnh cho nhân loại trong đó cả trăm triệu sinh mạng đã bị hủy diệt một cách tàn bạo và oan uổng, đã đưa đến việc Giáo hoàng chính thức thú nhận một cách đại cương, như sẽ được trình bày trong một đoạn sau.
Cuốn sách này, như trên đã nói, bắt nguồn cảm hứng từ bức thư thông tri trên của Giáo Hoàng Giôn Pôn Hai và do sự thôi thúc của nhiều độc giả sau khi đọc cuốn Công Giáo Chính Sử: Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu, muốn biết về đức tin tôn giáo đã tạo ra một lịch sử đen tối và đẫm máu nhất của nhân loại, chỉ có mục đích luận về Đức Tin và Lý Trí. Trong cuốn sách này, tôi muốn nói đến Đức Tin Ki Tô Giáo (Christian Faith) nói chung, Đức Tin Ca-Tô (Catholic Faith) nói riêng, chứ không phải là Niềm Tin hay Sự Tin Tưởng (belief) trong các tôn giáo Đông Phương như Phật Giáo. Những niềm tin này hoàn toàn khác biệt với đức tin Ki Tô. Cho nên, trong cuốn khảo luận này, khi tôi dùng từ "tôn giáo" xin quý độc giả hiểu rằng tôi muốn chỉ các tôn giáo độc Thần Tây phương hợp thành Ki Tô Giáo nói chung. Tôi để Phật Giáo ra ngoài từ "tôn giáo" vì Phật Giáo không phải là một tôn giáo theo nghĩa người Tây phương thường hiểu: một tôn giáo mà các tín đồ sợ hãi và thờ phụng một vị Thần của tôn giáo đó.
Mặt khác, chúng ta không thể nào hiểu được tín ngưỡng Ki Tô nếu chúng ta không biết đến nguồn gốc của Ki Tô Giáo. Do đó, để cho công việc khảo luận được đầy đủ, cuốn sách này sẽ gồm có những chương chính sau đây:
- Nguồn Gốc Ki Tô Giáo.
- Căn Bản Đức Tin Ca-Tô Qua Kinh Tin Kính.
- Luận Về Một Số "Bí Tích" hay "Nhiệm Tích" Trong Ca-Tô Giáo
Những tín đồ Ca-Tô Giáo thường biết rất ít, hoặc không biết, những sự thực về nguồn gốc, lịch sử, và căn bản tín ngưỡng của tôn giáo mình. Họ tin vào những lời rao giảng chọn lọc và nhiều khi sai sự thực của những cán bộ truyền giáo như linh mục, giám mục mà họ tin rằng có Thần quyền như Chúa ở trên cõi đời này, những Thần quyền mà giới giáo sĩ tạo ra để ngự trị trên đầu óc con người. Do đó, họ tin một cách không cần biết, không cần hiểu. Cuốn sách này hi vọng sẽ giúp những tín đồ Ca-Tô và những người phi-Ca-Tô hiểu rõ hơn về nguồn gốc và đức tin trong Ca-Tô Giáo.
Niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của xã hội. Do đó, một sự hiểu biết đúng về tôn giáo là một điều cần thiết trong giai đoạn đất nước đang mở mang về kinh tế cũng như về dân trí. Điều này, các nước văn minh tiến bộ Tây phương đã theo từ nhiều thế kỷ nay rồi. Cuốn sách này hình thành không ngoài mục đích góp một phần nhỏ trong công cuộc mở mang dân trí để đi tới một sự ổn định trong xã hội qua sự hiểu biết đúng về vấn đề tín ngưỡng.
Tự do tín ngưỡng là một quyền căn bản của con người với điều kiện tín ngưỡng này không được xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Trong 20 thế kỷ qua, Ca- Tô Giáo Rô-Ma đã dựa vào những quyền lực thế tục phong kiến và thực dân để tước đoạt quyền này của con người qua những cuộc Thánh Chiến, những tòa hình án xử dị giáo, những thủ đoạn dùng cường quyền thắng công lý cùng lợi dụng những hoàn cảnh khó khăn vật chất của con người để cưỡng ép con người phải tin theo những điều huyễn hoặc trong tín ngưỡng của Ca-Tô Giáo. Đó là những vết nhơ không sao tẩy sạch trên khuôn mặt của Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma trong lịch sử nhân loại.
Thật vậy, mới đây, ngày chủ nhật 12 tháng 3, 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người chủ chăn, Giáo Hoàng (Gion Pôn Hai), đại diện cho “hội thánh” Ca-Tô gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, đã cùng với 5 hồng y và 2 tổng giám mục, chính thức long trọng tuyên đọc những lời “xưng thú 7 núi tội lỗi của Ca-Tô Giáo” đối với nhân loại và “xin được tha thứ” cho những hành động đặc thù Ca-Tô phi thánh phi phàm của những con cái giáo hội Ca-Tô “thánh thiện”. Những hành động này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, xâm lăng văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, kỳ thị và coi thường phẩm giá phụ nữ, liên kết với những thế lực thực dân, phát xít v..v.. như đã được nhắc tới hết sức đại cương trong bản văn ghi những lời xưng thú 7 núi tội lỗi của Ca-Tô Giáo Rô-Ma (thường huênh hoang tự xưng là Công Giáo). Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những thuộc tính mà Ca-Tô Giáo tự nhận và cấy vào đầu óc đám tín đồ thấp kém, rằng Giáo hội Ca-Tô là một giáo hội “duy nhất thiên khải”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, là “ánh sáng của nhân loại”, đứng đầu trong đức tính “công bằng, bác ái” v..v.. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm của Giáo hội Ca-Tô mà một Giáo hoàng đã chính thức thú nhận tội lỗi, những tội lỗi đã chồng chất trên bờ vai lương tâm của giáo hội trong suốt 2000 năm nay, những tội lỗi mà tuyệt đại đa số những tín đồ thấp kém không hề hay biết. Đây không phải là nơi luận bàn về những lời xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hội Ca-Tô, nhưng nhiều học giả trong cũng như ngoài giáo hội đã chứng minh rằng những bất hạnh mà Ca- Tô Giáo mang tới nhân loại bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối vào Thánh Kinh, được coi như là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thần Ki Tô (Christian God), và từ những niềm tin bị lạc dẫn.
Sau khi Giáo hoàng xưng thú tội lỗi thì hồng y John O’Connor, tổng giám mục địa phận New York, đã tuyên bố rằng “các tín đồ Ca-Tô phải được sự thật giài phóng” (Catholics are to be “liberated by the truth”). Muốn như vậy, tín đồ Ca-Tô phải biết sự thật đó như thế nào. Bàn về đức tin Ca-Tô sẽ giúp cho họ cũng như những người ngoại đạo hiểu rõ hơn về căn bản tín ngưỡng trong Ca-Tô Giáo.
Dù rằng, trước khi xưng thú tội lỗi tập thể tại thánh đường Phê-rô ngày 12 tháng 3, 2000, Giáo hoàng đã một mình đi khắp thế giới và đã hơn 100 lần xin lỗi cùng xin được tha thứ. Nhưng ai là người có thể đại diện cho oan hồn của hàng trăm triệu sinh mạng đã bị hủy diệt vô tội dưới bàn tay đẫm máu của Giáo hội để mà tha thứ cho giáo hội? Riêng đối với dân tộc Việt Nam, ai có thể đại diện cho hàng trăm ngàn nạn nhân của cuộc liên minh giữa thực dân Ca-Tô và thực dân Pháp đưa tới cảnh mất nước nhà tan trong gần một thế kỷ để mà tha tội cho Giáo hội Ca-Tô? Các tín đồ Ca-Tô Việt Nam thường không biết gì về lịch sử Giáo hội Ca-Tô nên vẫn tin rằng mình nằm trong một giáo hội thánh thiện được gọi là Hội Thánh, theo như lời dạy có tính cách nhồi sọ của Giáo hội qua các cán bộ truyền giáo như Linh mục, Giám mục v...v... Tại sao họ không hề tự vấn: tại sao cái mà họ gọi là Hội Thánh, là nhiệm thể của Chúa Ki Tô, là thiên khải v..v.. lại có thể gây ra bao nhiêu thảm họa cho nhân loại trong suốt 2000 năm lịch sử của Ca-Tô Giáo, đến nỗi Giáo Hoàng phải bôn ba vất vả đi đây đi đó để xin lỗi thế giới về những tác hại của Ca- Tô Giáo, trong khi các tôn giáo khác, ví dụ như Phật Giáo, thường bị Ki Tô Giáo chụp cho cái mũ vô thần, lại không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền bá Đạo Pháp trong suốt hơn 2500 năm, trước Ki Tô Giáo cả hơn 500 năm?
Lý do là họ bị mê hoặc bởi một cái bánh vẽ trên trời, bị Giáo hội dấu kín và tuyên truyền lừa dối, cho nên không hề biết đến những diễn biến trong nội bộ giáo hội trên trường chính trị quốc tế, đến lịch sử giáo hội, đến những hành động ác nhân ác đức của Giáo hội phản ánh thực chất bất thiện của giáo hội, hoàn toàn đối ngược với cái tên Hội Thánh của Giáo hội tự phong.
Báo Chicago Tribune ngày 13 tháng 3, 2000, đăng tin: “Lần đầu tiên trong lịch sử gần 2000 năm của Ki Tô Giáo, một Giáo hoàng Ca-Tô đã xin được tha thứ cho những tội lỗi có tính cách hủy diệt mà Giáo hoàng gọi là "tội lỗi xã hội" mà các tín đồ Ca-Tô đã phạm phải qua các thời đại.” (Chicago Tribune, March 13, 2000: For the first time in nearly 2000 years of Christianity, a Roman Catholic pope asked forgiveness Sunday for destructive social sins Catholics have committed over the ages).
Giáo hoàng nhập nhằng dùng từ "social sins" một cách thiếu lương thiện, làm như về vấn đề tinh thần, Giáo hội vẫn thánh thiện, mà quên rằng tất cả những tội lỗi xã hội đó đều bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo của Ca-Tô Giáo, với sự chỉ đạo của Thánh Linh. Bởi vì, theo niềm tin Ca-Tô, Giáo Hoàng và Giáo hội luôn luôn có Thánh Linh chỉ đạo, hướng dẫn, nên không bao giờ có thể sai lầm. Thực tế đã cho thấy, niềm tin này chỉ có tính cách mê hoặc, lừa dối những tín đồ đầu óc thấp kém, vì nếu thực như vậy thì không làm sao giáo hội có thể biện minh cho những hành động của mình.
Dư luận thế giới ngoài giáo hội cho rằng những lời Giáo hoàng xin tha thứ chỉ là những lời nói đãi bôi, đầu môi chót lưỡi, có tính cách mị dân v...v..., vì Giáo hoàng tuyên bố một cách rất đại cương, không nhắc gì tới những lò sát sinh (Holocaust) của Đức Quốc Xã, về trách nhiệm của Giáo hoàng Pius XII trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, về vai trò của Giáo hội trong chính sách diệt chủng ở Croatia dưới thời Palevic, và nhất là về liên minh của Giáo hội với thực dân để đi chiếm đất đai truyền đạo, phù hợp với những sắc lệnh đượm tính chất xâm lăng thực dân của các giáo hoàng Martin V, Callistus III, và Alexander VI. Riêng các tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-Ma người Việt Nam hãy đọc và nghiền ngẫm kỹ những câu "xưng thú 7 núi tội lỗi" và "xin được tha thứ" của giáo hội, nhất là câu sau đây của Giáo hoàng để mà thay đổi thái độ đối với đồng bào ruột thịt trong tương lai, đưa đến sự hòa hợp trong đại khối dân tộc:
nói: "Chúng tôi xin được tha thứ về những sự chia rẽ giữa những tín đồ Ki Tô...và về thái độ thù nghịch của chúng tôi đối với những tín đồ của các tôn giáo khác."
(Chicago Tribune, March 13, 2000: said, "We are asking pardon for the divisions among Christians...and hostility assumed toward followers of other religions.)
Ngày nay, càng ngày chúng ta càng thấy xuất hiện trong những xã hội văn minh tiến bộ những công cuộc nghiên cứu về sự thật của Ca-Tô Giáo, một tôn giáo mà những sự kiện lịch sử đã chứng tỏ là đã mang lại bao nhiêu đau thương cho nhân loại, và vẫn còn đang tiếp tục đầu độc đầu óc nhân loại bằng những tín điều đi ngược thời gian, phi lý, hoang đường, phản khoa học, ngăn chận sự phát triển và tiến bộ của con người. Tuy vậy, hiển nhiên một cuốn sách không thể bao gồm đầy đủ mọi kiến thức hiện đại về đức tin của một tôn giáo với gần 2000 năm lịch sử. Xin quý độc giả coi đây như một tóm lược những nhận định căn bản nhất mà chúng ta có ngày nay về đức tin Ca-Tô. Phần tài liệu tham khảo ở cuối sách có thể giúp quý độc giả, nếu muốn, đào sâu để biết tường tận hơn về những chủ đề khảo luận trong cuốn sách này. Ngoài ra, phần Phụ Lục cũng cho chúng ta biết nhận định của một số danh nhân trí thức trên thế giới về Thần Ki-Tô, về Ki-Tô giáo nói chung, và Ca-Tô giáo Rô-Ma nói riêng.
Sau khi cuốn Công Giáo Chính Sử được nhà xuất bản Giao Điểm phát hành, tôi nhận được ý kiến đề nghị của một số độc giả là: để giữ tính cách liên tục trong bản văn Việt ngữ, nên để riêng phần dẫn chứng tài liệu bằng tiếng ngoại quốc, hoặc chỉ cần nêu rõ xuất xứ là đủ. Do đó, trong cuốn sách này, tôi xin để riêng những tài liệu dẫn chứng ở cuối sách.
Tôi xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình đứng đắn và trí thức, cũng như mọi đóng góp bổ túc cho những thông tin liên hệ đến những chủ đề trình bày trong cuốn "Đức Tin Công Giáo" này.


CHƯƠNG I

NGUỒN GỐC KI TÔ GIÁO


Ki-Tô Giáo gồm ba hệ phái chính: Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Roman Catholicism), Chính Thống Giáo (Orthodox Christianity) và Tin Lành Giáo (Protestantism). Tin Lành là tên cưỡng dịch từ Protestantism, đúng ra chỉ là Phản Đối Giáo (Ca-Tô Giáo gọi Tin Lành là Phản Thệ Giáo), một hệ phái Ki Tô do Martin Luther khởi xướng tại Đức trong thế kỷ 16, phản đối quyền lực tự phong của Giáo Hoàng Ca-Tô và thủ đoạn thu thập tài sản vật chất của Tòa Thánh bằng cách bán bừa bãi phép xá tội cho đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, và bác bỏ một số tín điều và "bí tích" trong Ca-Tô Giáo, chứ chẳng có gì có thể gọi là Tin Lành cả, vì hệ phái Ki Tô này tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh, nhất là 4 Phúc Âm trong Tân Ước, được tin là chứa những tin lành [GOOD NEWS] cho nhân loại. Và, cũng như Ca-Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành đã dẫn đường, đồng hành hay theo gót thực dân đi xâm chiếm các quốc gia kém mở mang qua sách lược "cường quyền và bạo lực thắng công lý" để rao truyền những thứ mà họ gọi là "tin lành" hoặc "tin mừng", nhưng thực chất chỉ là những điều huyễn hoặc, hoang đường, phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, phản tiến hóa v..v..
Thật vậy, những thứ mà họ gọi là Tin Lành hay Tin Mừng thật ra chỉ là những niềm tin hoang đường tôn giáo của một số người Do Thái cổ xưa, những niềm tin không còn có thể hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay. Và, sau khi Giê-su bị đóng đinh trên thập giá vì tội tự nhận là con của Thần Ki Tô, là đấng cứu thế, là Vua của dân Do Thái v..v..., có một số người nhẹ dạ, bị hấp dẫn bởi những lời thuyết giảng hoang đường của Giê-su, tin rằng Giê-su là con của Thần Ki Tô thật, có khả năng "cứu rỗi" những người nào tin ở ông ta, cho họ lên Thiên đường sống đời đời bên cạnh Thần v..v.., đem lòng sùng tín Giêsu, viết Tân Ước và bắt đầu truyền bá những niềm tin của họ, về sau gọi là đạo Giê-su hay đạo Ki Tô. Điều này cũng không có gì là lạ, vì thời đó, những dân tộc quanh vùng Trung Đông có truyền thống thờ phụng thần linh. Khi Ki Tô Giáo bành trướng trên thế giới, các nhà truyền giáo đã thay đổi, ngụy tạo, chế biến, thêm thắt lời kinh, thăng cấp Giê-su lên chức Chúa Cứu Thế của cả nhân loại dù rằng Tân Ước cho chúng ta thấy chỉ có một số rất nhỏ dân Do Thái tin theo Giê-su, và dù Giêsu đã nhiều lần khẳng định rằng ông chính là đấng cứu tinh của dân Do Thái và chỉ cứu giúp dân Do Thái mà thôi.
Thực tế là, suốt 2000 năm nay, không có bất cứ một bằng chứng nào, hay một căn bản đáng tin nào có thể chứng tỏ là sự "cứu rỗi" của Giê-su là có thực. Thực chất sự "cứu rỗi" này chỉ là một hứa hẹn huyễn hoặc, nhưng lại rất hấp dẫn đối với những người mơ ước một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Vì biết rõ sự hứa hẹn trên chỉ là một hứa hẹn vô trách nhiệm của Giáo hội với mục đích lừa dối để chiêu dụ tín đồ, Mục Sư Ernie Bringas đã gọi sự "cứu rỗi" này là "một cái bánh vẽ ở trên trời" (A Pie-in-the-sky).
Điều rõ ràng là chưa có ai từ Thiên đường, một trụ xứ của Thần Ki Tô do một số người cổ xưa tưởng tượng ra phù hợp với trình độ hiểu biết sai lầm của họ về vũ trụ, trở về để cho chúng ta biết sự "cứu rỗi" này nó như thế nào, và những khám phá của khoa học hiện đại về vũ trụ và con người đã dứt khoát phủ bác vai trò "cứu thế" của Giê-su vì ngày nay, những bằng chứng tràn ngập trong các bộ môn khoa học đã chứng tỏ không làm gì có chuyện "sáng tạo" ra vũ trụ và thế giới của một vị Thần toàn năng toàn trí, không làm gì có Thiên đường, cái nhà ở trên trời nơi Thần ngự, không làm gì có "tội tổ tông" qua huyền thoại về Adam và Eve, kéo theo tính chất phi lý của vai trò chuộc tội và cứu thế của Giê-su. Những luận cứ này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
Cũng như Ca-Tô Giáo, sự truyền đạo Tin Lành trên thế giới đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân loại. Tuy nhiên, vì mới được thành lập từ thế kỷ 16, sự tác hại của hệ phái Ki Tô Tin Lành trên nhân loại không thể so sánh với sự tác hại của Ca- Tô Giáo Rô-Ma, một tôn giáo với gần 2000 năm lịch sử truyền đạo tàn bạo và đẫm máu nhất, và dù cho Giáo Hoàng đương nhiệm Gion Pôn Hai (John Paul II) đã hơn 100 lần xin lỗi thế giới và răn dạy các tín đồ phải ăn năn thống hối về những tội ác của Ca-Tô Giáo đối với nhân loại, muôn đời Giáo hội cũng không thể cất khỏi bờ vai lương tâm của mình những oan hồn của cả trăm triệu sinh mạng già, trẻ, lớn, bé vô tội đã bị hủy diệt dưới bàn tay tàn bạo của Giáo hội.
Avro Manhattan đã viết trong cuốn Chủ Nghĩa Đế Quốc của Ca-Tô Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới, so sánh sự tác hại của Ca-Tô và Tin Lành tại Á Châu, như sau:
Ngay từ những ngày đầu tiên của Ki Tô Giáo ở Viễn Đông, Ki Tô Giáo, xuất hiện dưới bộ áo tôn giáo, đã luôn luôn vươn lên như một lực lượng chính trị phục vụ cho những cá nhân và quốc gia Tây phương. Tin Lành Giáo cũng phạm tội như là Ca-Tô Giáo. Giống như Ca-Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành luôn luôn làm tiền phong, hoặc theo gót các con buôn, tàu chiến, và những đoàn quân xâm lăng. Tuy nhiên, chính trị Tin Lành Giáo, dù phạm tội, không thể nào đồng hạng với Ca-Tô Giáo. Sự tác hại gây nên bởi chính trị Ca-Tô Giáo (Công Giáo) ở Á Châu thì lớn lao một cách không thể nào so sánh được, hơn tất cả những sự tác hại gây nên bởi mọi giáo hội Ki Tô khác cộng chung lại với nhau. (1)

Phải chăng vì vậy mà trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là: "Giữa Ca-Tô và Tin Lành, tôn giáo nào tốt hơn?" (Between Catholicism and Protestantism, which one is better?), Robert G. Ingersoll, một nhà tư tưởng tự do lỗi lạc của Mỹ, một nhân vật có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử CD-ROM, Grolier Electronic Publishing v..v.. đã trả lời:
"Tin Lành tốt hơn Ca-Tô vì có ít tính chất Ca-Tô hơn (nghĩa là ít độc tài, tàn bạo và ít giáo điều hơn. TCN), nhưng sự khác biệt giữa Ca-Tô và Tin Lành (về sự độc hại của hai tôn giáo này đối với nhân loại. TCN) chỉ như sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ"
(Protestantism is better than Catholicism because there is less of it. But the difference between Catholicism and Protest-antism is as much as between an alligator and a crocodile).
Hiện nay, Tin Lành cũng như Ca-Tô Giáo đều có sách lược bành trướng sang Á Châu vì hai hệ phái Ki Tô Giáo này đang bị suy sụp trầm trọng ở phương trời Âu Mỹ, nơi đây đời sống kinh tế của dân chúng tương đối ở mức cao, và nhất là, đầu óc dân chúng đã mở mang. Trong các nước tân tiến này, giới trí thức trong cũng như ngoài giáo hội, cùng những khoa học gia, không mấy người còn tin vào những điều hoang đường phi lý, phản khoa học trong Ki Tô Giáo nữa. Tôi sẽ trở lại sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ki Tô Giáo ở Á Châu trong đoạn kết của cuốn sách này.
Muốn hiểu về Đức Tin trong Ca-Tô Giáo, chúng ta không thể không biết về nguồn gốc và nền tảng của Ki Tô Giáo (Christianity). Trong cuốn Ki Tô Giáo, nhà Thần học nổi danh Hans Kung có đưa ra một nhận định:
Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến tranh giữa các nền văn minh khác nhau. Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền tảng của các tôn giáo. 2

Trong những phần sau đây, tôi sẽ tóm lược những kết quả nghiên cứu về những nền tảng của Ca-Tô Giáo Rô-Ma. Nắm vững những nền tảng này rồi, chúng ta mới có một căn bản để dựa vào đó mà đối thoại hữu hiệu với Ca-Tô Giáo, hi vọng sẽ đem lại hòa bình giữa Ca-Tô Giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, hay nói khác đi, xóa sạch cái mà LM Lương Kim Định gọi là "một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được" vì "sự truyền đạo Thiên Thiên Chúa vào Việt Nam...đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. (Cẩm Nang Triết Việt, trg. 57).
Một sự hiểu biết về nguồn gốc Ki Tô Giáo rất cần thiết cho một khảo luận đứng đắn về tín ngưỡng Ca-Tô. Các tín đồ Ca-Tô , nhất là những tín đồ ở trong những quốc gia đã một thời bị thực dân đô hộ, phần lớn thuộc thành phần thấp kém, ít học hay vô học trong xã hội, thường chỉ được nghe giảng những đoạn chọn lọc trong Thánh Kinh nói về những chuyện thuộc loại huyền thoại không thể kiểm chứng được, ví dụ như "tội tổ tông", "thiên đường", "địa ngục", "cứu rỗi" v..v.., liên hệ đến một vị Thần mà các nhà truyền giáo gán cho một thuộc tính hoang đường là "phép tắc vô cùng" đã sáng tạo ra muôn loài. Vì không đủ trí tuệ để suy luận, vì mê tín tin vào một cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời, tầng lớp quần chúng thấp kém này rất dễ dàng tin vào những hứa hẹn của các giáo sĩ, linh mục, mục sư v..v.. về một sự "cứu rỗi" của Giê-su, nhất là khi họ bị đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn và được giúp đỡ chút ít vật chất với mục đích khuyến dụ họ vào đạo. Họ không hề biết rằng Giê-su chỉ là một người Do Thái được thần thánh hóa làm Đấng Cứu Thế, trong khi với những kết quả nghiên cứu chính xác nhất về cổ sử, về nguồn gốc Ki Tô Giáo, các học giả trong và ngoài Giáo hội đều đồng ý ở một điểm: tiểu sử Giê-su thuộc loại bất minh, không có một chi tiết nào rõ ràng, như sẽ được trình bày với đầy đủ tài liệu trong một phần sau. Về nhân vật Giê-su này, có lẽ chỉ có một sự kiện sau đây có thể chấp nhận với tất cả sự dè dặt: đó là, Giê su sống trong thời của Thống Đốc La Mã Pontius Pilate, bị kết tội mạo nhận là Vua của dân Do Thái, mạo nhận là con của Thượng đế, gây xáo trộn trong xã hội, và bị xử đóng đinh trên một giá gỗ hình chữ thập, một hình phạt dành cho những tội nhân phạm những tội như giết người, cướp của v...v... trong thời đó. Thánh Kinh kể rằng Giê-su bị xử đóng đinh trên thập giá cùng lượt với hai tên ăn trộm.
Niềm tin vào một sự "cứu rỗi" của Giê-su vô hại vì nó đáp ứng được một sự khao khát tinh thần nào đó của con người, khi con người phải đối diện với những khó khăn, nghịch cảnh, bất trắc, và tính vô thường của mọi vật ở trên đời này, và bị mê hoặc bởi những luận điệu Thần học như tội tổ tông, tin Giêsu thì sẽ được "cứu rỗi", đời sống vĩnh hằng trên Thiên đường, hưởng nhan thánh Chúa v..v.., nên mơ tưởng và hi vọng đến một đời sau tốt đẹp hơn, một điều an ủi lớn đối với họ. Nếu những tín đồ này cứ an vui với niềm tin của mình và để yên cho người khác an vui trong niềm tin riêng của họ thì thế giới này đã tốt đẹp biết bao. Bất hạnh thay, như Tiến sĩ Madalyn O'hair đã viết trong cuốn Tất Cả Những Câu Hỏi Mà Các Bạn Muốn Hỏi Những Người Mỹ Không Tin Có Thần Ki Tô:

Cái tiền đề căn bản của Ki Tô Giáo là sự bất khoan nhượng. Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Giê Su Ki Tô đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (đây chỉ là một câu Giê-su nói sau khi chết, được thêm thắt về sau trong Tân ước cho mục đích bành trướng đạo trên thế giới) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Những vị Thần của tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau. Nhưng khi Ki Tô Giáo xuất hiện với tính chất riêng biệt độc nhất của nó, dựa trên điều răn thứ nhất của 10 điều răn, "Ngươi không được thờ Thần nào khác", thì sự giết chóc bắt đầu. 3

Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, đều đồng ý là câu đòi hỏi tín đồ phải đi cải đạo người khác trên toàn thế giới mà người ta cho là Giê su nói, thực ra chỉ được giáo hội Ca-Tô thêm thắt vào Thánh Kinh sau này với mưu đồ Ca-Tô hóa toàn cầu, mê hoặc đám dân thấp kém, nhằm mục đích tạo thêm quyền lực vật chất cũng như tinh thần cho hàng giáo phẩm Ca-Tô gồm từ Giáo Hoàng trở xuống đến hàng linh mục. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tài sản của giáo hội, vào đời sống xa hoa của Giáo hoàng, của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và một số lớn Linh Mục ngay trong những quốc gia nghèo khó, và nhất là sự khúm núm qụy lụy của giáo dân đối với các "bề trên" ra sao là chúng ta có thể thấy rõ thực chất và tác dụng của sách lược truyền đạo trên khắp thế giới.
Câu đòi hỏi các tông đồ phải đi cải đạo thế giới đúng là một câu ngụy tạo không hợp với tinh thần Thánh Kinh, vì Thánh Kinh đã viết rõ: Giê-su tin rằng chính mình là đấng cứu thế của dân Do Thái, và của dân Do Thái mà thôi, cùng tin rằng ngày tận thế sắp tới (Matthew 10:23, 16:28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:30; Rom 13:11) và Giê-su sẽ trở lại thế gian (second coming) một ngày rất gần với khí thế:
"Tóc trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao, miệng cắn thanh gươm hai lưỡi sắc bén" (Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994: Cuốn Khải Huyền, Chương 1, đoạn 14-16 (Rev.: 1: 14-16).
Bao giờ trở lại? Chúng ta có thể trích dẫn 2 đoạn khác trong Thánh Kinh:
Mã-Thi-Ơ (Matthew) 16:17-18: "Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta bảo đảm với các người, vài người đang đứng đây sẽ vẫn còn sống cho đến khi thấy ta đi vào trong vương quốc của ta."
Mác-Cô (Mark) 9:1: Và Chúa nói với các môn đệ: "Ta bảo đảm với các người là vài người đang đứng nơi đây sẽ vẫn còn sống cho tới khi thấy vương quốc của Thượng đế đầy uy quyền"
Từ những đoạn trích dẫn trong Thánh Kinh ở trên chúng ta thấy ngay rằng những điều giáo hội dạy tín đồ như: giáo hội kế thừa cương vị của Phê-rô, người mà Giê-su trao cho quyền thành lập giáo hội, và lời dạy của Giê-su phải đi cải đạo thế giới v..v.. hoàn toàn vô lý và mâu thuẫn, vì ngày tận thế đã gần kề, Giê-su sẽ trở lại phán xét nhân loại ngay khi một số người đồng thời với Giê-su còn sống, vậy thì lập ra giáo hội và đi cải đạo thế giới để làm gì? Hơn nữa, cái thế giới mà Giêsu biết cách đây 2000 năm có phải là thế giới mà hiện nay chúng ta biết rõ hay không? Chúa Cha còn không biết là quả đất tròn, vậy Chúa Con thì biết được bao nhiêu về trái đất của chúng ta? Chúng ta nên nhớ, trong những thời đại mà Thánh Kinh được viết ra, con người miền Trung Đông không hiểu gì về vũ trụ như chúng ta hiểu ngày nay.
Chính vì sự thiếu hiểu biết và do đó tin tuyệt đối vào những giáo điều ngụy tạo trong Thánh Kinh, vì không nhận thức được rằng Thánh Kinh chỉ là một sản phẩm của những người Do Thái không có mấy hiểu biết, viết về lịch sử và tín ngưỡng của họ, rồi sau đó được những kẻ buôn Thần bán Thánh ngụy tạo, thêm thắt vào Thánh Kinh để đạt được những tham vọng thế tục cá nhân mà tinh thần độc tôn và bất khoan nhượng đã trở thành căn bản tín ngưỡng của Ki Tô Giáo. Và, cũng chính vì căn bản độc tôn và bất khoan nhượng này mà Ki Tô Giáo đã bành trướng ở Âu Châu và trên thế giới, trong tâm cảnh của một số người cuồng tín trong thời đại chưa khai hóa, bằng những phương sách tàn bạo nhất của nhân loại với mục đích cưỡng ép tất cả mọi người trên thế gian cũng phải tin vào những giáo điều do giới giáo quyền Ki Tô Giáo đặt ra. Kết quả sách lược truyền đạo trên đã được Mục Sư Ernie Bringas tóm tắt trong nhận xét sau đây:
Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự chỉ đạo của Thượng đế . 4

Thượng đế là danh từ tín đồ Ca-Tô Việt Nam dùng để gọi vị Thần của tôn giáo họ. Thực ra, nguyên thủy, vị Thần này chẳng qua chỉ là Thần của một bộ lạc Do Thái trong thời chưa khai hóa, rồi được thăng cấp làm Thần của cả 12 bộ lạc Do Thái khác nhau, và sau này, khi Ki Tô Giáo phát triển, vị Thần này được các giáo sĩ Ki Tô thăng cấp lên làm Chúa Trời để mê hoặc đám dân thấp kém, cả tin, nhẹ dạ, như sẽ được trình bày với nhiều chi tiết hơn trong chương này. Bản chất của vị Thần Do Thái này không khác những Thần khác trong vô số những huyền thoại về Thần sáng tạo trên thế giới. Để cho vấn đề dùng từ cho đúng, tôi dùng từ "Thần Ki Tô" để dịch chữ God trong Ki Tô Giáo (Christian God), thay thế cho từ Thượng Đế.
Thần Ki Tô dính liền với lịch sử Do Thái. Thật vậy, giáo sư Thần học Hans Kung đã viết trong cuốn Thần Ki Tô Có Hiện Hữu Không? (Does God exist?) như sau:
Chúng ta không thể nào hiểu được Thần Ki Tô mà không biết đến người Do Thái, vì thực ra người Do Thái chính là Thần Ki Tô . 5
Điều này có nghĩa là, tuy các tín đồ Ki Tô cho rằng Giê-su là ngôi hai, hiện thân của một vị Thần toàn năng, sáng tạo ra muôn loài, thật ra quan niệm về một vị Thần Ki Tô như trên chẳng qua chỉ là quan niệm của người Do Thái cổ xưa về một vị Thần của dân tộc họ. Quan niệm này, có thể hợp với đầu óc người Do Thái cách đây 3, 4 ngàn năm, nay đã không còn ý nghĩa trước sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại theo định luật tiến hóa.
Linh mục James Kavanaugh, trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thần (The Birth of God), cũng đưa ra một nhận xét, trang72:
Cựu Ước vang lên sự nồng nhiệt của một dân tộc sùng tín. Nhưng nó cũng vang lên với những huyền thoại, với những nghi lễ mê tín cổ xưa, sự hẹp hòi và niềm tự hào quốc gia, sự độc ác và giáo luật. Đó là cuốn ghi chép về sự tiến hóa tín ngưỡng đặc thù của người Do Thái. Nhưng đó không phải là "lời của Thần Ki Tô". Tân Ước cũng vậy. Người ta không thể hiểu được Tân Ước nếu không nhìn theo lịch sử Do Thái. Những người viết Tân Ước là người Do Thái, đắm mình trong luật lệ và truyền thống quá khứ của dân Do Thái. Không có lý do nào để tin rằng Thần Ki Tô đã đích thân nói chuyện trực tiếp cùng họ, nhưng có rất nhiều lý do để tin rằng họ chỉ là những tác giả sùng tín phản ứng trước đời sống và những lời thuyết giảng của Ki Tô (Giêsu), trước những nhu cầu tôn giáo trong những thời đại họ sống, trước những vấn đề mà họ phải đối diện trong những cộng đồng tôn giáo của họ. 6
Trong cuốn Chúa Ki Tô Hay Quỷ? Bộ Mặt Đồi Bại Của Ki Tô Giáo ở Phi Châu (Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa), học giả Ca Tô Phi Châu Anene Obianyido cũng viết như sau, trg. 17:
Thảo luận về nguồn gốc của Ki Tô Giáo, dĩ nhiên chúng ta phải bắt đầu từ dân Do Thái và đạo Do Thái, tín ngưỡng từ đó Chúa Ki Tô ly khai với kết quả là bị trừng phạt. 7

Cho nên, với những sự kiện lịch sử trên, điều rõ ràng là Ki Tô Giáo, khi bành trướng trên thế giới bằng bạo lực, đã ngụy thuyết và biến đổi Thần của dân Do Thái thành Thần của mọi chủng tộc trên thế gian, và thăng cấp vai trò "cứu rỗi" dân Do Thái mà thôi của Giê-su, như được viết trong Thánh Kinh, thành đấng cứu rỗi của tất cả những ai tin vào khả năng cứu rỗi của Giê-su, để chiêu dụ những người nhẹ dạ, cả tin. Để cho vấn đề được rõ ràng, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về nguồn gốc Ki Tô Giáo.
Ki Tô Giáo bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Do Thái và Do Thái Giáo (Judaism). Căn bản giáo lý Ki Tô dựa vào cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước, viết bởi những người Do Thái. Trong vài thập niên gần đây, trước sự tiến bộ về trí thức của nhân loại, trước sự tràn ngập của những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh và ý nghĩa của Thần Ki Tô (The meaning of God) trong cũng như ngoài giáo hội, vạch ra những sai lầm về lịch sử, khoa học, và Thần học v...v...trong Thánh Kinh, và những thuộc tính đã lỗi thời, đối ngược với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức của con người ngày nay v...v...của Thần Ki Tô (Chúa Cha) và của Giê-su (Chúa Con) trong Thánh Kinh, Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã tận dụng học thuật Ca-Tô (Catholic scholarship) để uốn nắn đầu óc của đám tín đồ theo chiều hướng một nền thần học mới. Học thuật Ca-Tô bao gồm những lý thuyết Thần học mơ hồ, đã được thay đổi nhiều qua dòng lịch sử, để bảo vệ đức tin Ca- Tô, chủ yếu nhằm vào giới trí thức; những sách lược tuyên truyền sai sự thực về "những sự tốt đẹp", những sắc thái "thánh thiện", và những "phép lạ" v...v... mà Giáo hội đưa ra để thu hút và giữ tín đồ; những tín lý vô căn cứ của Giáo hội đưa ra để duy trì quyền lực của giới lãnh đạo Ca-Tô (Xin đọc chương 6, 7 trong cuốn Công Giáo Chính Sử, Ibid., trg 219-336).
Theo định nghĩa cổ điển, Thần học là "đức tin tìm kiếm sự hiểu biết" (Thánh Anselm: In the classical meaning of the term, theology is "faith seeking understanding"), do đó Thần học tìm cách biện giải những điều đã tin. Ngoài đức tin, Thần học không có nghĩa. (Apart from faith, theology has no meaning.) Cho nên, Thần học bao giờ cũng phải đặt căn bản trên đức tin, tin những điều viết trong Thánh Kinh, hoặc viết bởi những nhà lập giáo, những tín lý các công đồng Ki Tô đưa ra, v..v.. (Richard P. McBrien in Report on the Church, p. 2:...That is, theology must always have its starting point in Sacred Scripture, in the writings of the early fathers of the Church, in the official teachings of the councils, and so forth.) rồi từ đó mới tìm cách diễn giải để tăng thêm sự hiểu biết về những đức tin này. Thí dụ, Thần học đặt sự hiện hữu của Thần Ki Tô như một tiền đề không có nghi vấn, rồi từ đó mới biện giải về mối liên hệ giữa Thần và con người, và làm phát triển trong con người lòng tin và thờ phụng Thần.
Trong cuốn Systematic Theology, Paul Tillich viết rằng: "Thần học, như là một công năng của Giáo hội, phải phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội" (Theology, as a function of the Church, must serve the needs of the Church.) Chúng ta thấy rằng, nếu Thần học phục vụ cho đức tin Ki Tô thì các nhà Thần học phục vụ cho Giáo hội, như là một bầy tôi của đức tin (McBrien, Ibid.: If theology exists for the sake of the Christian faith, then the theologian exists for the sake of the Church, as a servant of faith.)
Bản chất của nền Thần học Ki Tô là như vậy, và Ca-Tô Giáo Rô-Ma đã vận dụng tối đa xảo thuật sử dụng tính chất co dãn của ngôn từ vào trong môn Thần học, kể cả xuyên tạc, thay đổi sự thực để đạt mục đích toàn trị của Giáo hội. Thật vậy, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:
Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi .8

Và, trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu", Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ CaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist), thường được biết dưới một tên hoa mỹ là "bí tích ban Thánh thể", mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:
"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.
Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca-Tô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là "Thần học"..
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng. 9

Cái thảm cảnh của con người hiện nay trên thế giới là vẫn còn một số không nhỏ những người mệnh danh là trí thức lãnh đạo Ki Tô Giáo bị giam giữ trong "cái lưới vô hình xiềng xích trí tuệ" (từ của Nguyễn Hùng Vũ, Thế Kỷ 21, số 126), ngự trị trên đám đông tín đồ thấp kém sống trong "những ốc đảo ngu dốt" (từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh), hoặc trong cái "bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô-Ma" (từ của Tiến Sĩ Barnado: The thick darkness of Romanism), không hề biết đến những tiến bộ của nhân loại cùng những sự thực về Ki Tô Giáo. Nhưng đối với lớp người hiểu biết thì nền Thần học Ki Tô Giáo, một nền Thần học đã chiếm địa vị độc tôn trong suốt 1000 năm của thời đại tăm tối (The dark Ages) ở Âu Châu với hậu thuẫn của gươm giáo, của những Tòa Hình án (Inquisitions), ngày nay đã mất đi tính cách thuyết phục và bị đẩy ra khỏi môi trường trí thức của nhân loại.
Đến đây, chúng ta đã hiểu tại sao Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Xấu: Cuốn Tân Ước, đã viết trong phần dẫn nhập như sau:
Thần học, đã một thời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi. Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.
Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền... Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó. Điều này có thể thật là khó khăn. 10

Cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn Những Điều Tự Nhận Sai Sự Thực (của Giáo hội Ca-Tô. TCN):
Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết. 11

Cho nên, nếu chúng ta thấy một người nào ở trong Giáo hội Ca-Tô thuộc loại "Giáo Hoàng nói thì chỉ biết gật", mà mang học vị "Tiến sĩ Thần học" thì chúng ta phải hiểu ngay rằng học vị này chỉ được đào tạo với mục đích phục vụ giáo hội, có nhiệm vụ bảo vệ những tín lý đã lỗi thời, bất kể phải dùng đến thủ đoạn nào. Còn những "con chiên ghẻ" Thần học trong giáo hội như Hans Kung, Charles Curran, Edward Schillebeeckx v..v..., những người dám đặt vấn đề Đồng Trinh, Sống Lại, Thăng Thiên, Giáo Hoàng không thể sai lầm, kiểm soát sinh sản v...v... với Tòa Thánh, thì họ đã bị Giáo Hoàng khóa miệng, cấm dạy học, cấm viết sách v..v.. vì họ không chịu nhắm mắt tin theo những lời "Giáo hội dạy rằng". Nhưng như vậy thực sự họ đã đi ra ngoài môn Thần học vì đã đặt vấn đề với đức tin. Những tác phẩm của họ có lẽ thuộc lãnh vực triết lý tôn giáo, xã hội học tôn giáo, lịch sử tôn giáo v..v.. hơn là Thần học, vì bản chất của Thần học là củng cố đức tin chứ không phải là chất vấn đức tin. Lẽ dĩ nhiên, ngoài giáo hội cũng có những người mang danh giáo sư Thần học dạy trong các đại học, nhưng họ không lệ thuộc Tòa Thánh Vatican và vẫn giữ tư cách độc lập trí thức của họ. Cũng vì vậy mà ngày nay chúng ta mới có những tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc về những sự thật của Ki Tô Giáo mà tính cách chính xác và trí thức của những tác phẩm này không ai có thể phủ nhận.
Vậy thì, nền Thần học mới của Ca-Tô Giáo đã được vận dụng để thay đổi đầu óc tín đồ như thế nào? Đại cương thì nền Thần học mới này đặt nhẹ Cựu Ước, không tôn vinh, ca tụng và dựa hoàn toàn vào Cựu Ước như trước, coi đó là lịch sử của Do Thái, nhưng vẫn giữ quan niệm về một vị Thần toàn năng sáng tạo ra muôn loài và quan niệm về tội tổ tông. Những sự tàn ác, bất nhân, thù hằn, vô luân v..v.. của Chúa Cha trong Cựu Ước, vị Thần sáng tạo ra muôn loài theo niềm tin của dân Do Thái cũng như của các tín đồ Ki Tô ngày nay, những điều "mặc khải" sai lầm về con người và vũ trụ cũng như về lịch sử v...v..., nghĩa là sai lầm về tất cả các bộ môn kiến thức của con người hiện nay như vũ trụ học, vật lý học, sinh học, địa chất học, cổ sinh vật học, hóa học, sinh hóa học, đạo đức học v...v... được lờ đi tối đa và thay thế bằng quan niệm về một vị Thần đầy lòng thương yêu, nhân từ và tha thứ để mê hoặc và thu hút tín đồ. Giáo hội biết rõ đám tín đồ của mình thuộc loại không đội trời chung với óc suy luận, tìm tòi, nên Giáo hội đã cưỡng gán những thuộc tính sai sự thực cho Thần Ki Tô để lừa dối và chiêu dụ tín đồ, sai sự thực vì những thuộc tính này trái ngược hẳn với những thuộc tính tàn bạo, độc ác, ghen tuông, trả thù v..v.. như được viết trong Thánh Kinh. Giáo hội biết rất rõ, giáo dân không có đọc Thánh Kinh và thường chỉ nghe các Linh mục giảng những đoạn chọn lọc lặt vặt trong Thánh Kinh. Sự thay thế này đã tạo nên một hình ảnh của Thần hấp dẫn hơn đối với những người nhẹ dạ, cả tin, tuy nhiên, đối với giới hiểu biết, thì đó chỉ là một sách lược lừa dối trong học thuật Ca-Tô. Nói tóm lại, nền Thần học mới này đã đưa Cựu Ước vào trong hậu trường, và việc diễn xuất ngoài sân khấu đặt trọng tâm vào vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su trong Giao Ước mới hay Tân Ước, những hứa hẹn mà Mục sư Ernie Bringas gọi là "một cái bánh vẽ trên trời" (A pie-in-the-sky)..
Với bản chất của "những con cừu của Panurge" và với truyền thống "Giáo hội dạy sao thì nghe vậy", một số tín đồ Ca-Tô Việt Nam cũng lên tiếng phụ họa, yêu cầu Giáo Hoàng Gion Pôn Hai bỏ Cựu Ước vì đó là lịch sử của Do Thái, khai triển Tân Ước vì Tân Ước mới là tiếng nói đích thực của Thiên Chúa. Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca- Tô Việt Nam, trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng, một cuốn sách mà một số trí thức đồng đạo của ông đã ca tụng là "vô cùng sâu sắc, thâm thúy, trí thức và chững chạc ...", cũng viết rõ, trang 63:
"Truyện Adam Eva ăn trái cấm, rồi bị Giavê phạt, chẳng cần là nhà Kinh Thánh học ta cũng có thể tưởng đó là môt huyền thoại - không phải là một ảo tưởng - lưu truyền nơi nhiều dân tộc. Dân Do Thái đã tạo ra huyền thoại hoặc vận dụng những huyền thoại sẵn có để thích ứng vào lối suy tư của mình."
hàm ý căn bản Cựu Ước là những huyền thoại của dân Do Thái, nhưng lại chấp nhận những huyền thoại trong Tân Ước, thí dụ như, trang 180:
"Tin hay không, tùy ý. Nhưng không thể không công nhận hình ảnh Giê su trong Tân Ước là hình ảnh Đấng đến để phá tan sợ sệt, chiến thắng ác, khổ, chết; hình ảnh một Đấng Cứu Thế đã xuống tận đáy địa ngục để xóa bỏ địa ngục, để giải thoát từng mỗi con người, mời gọi từng người tiến tới một cuộc sống trưởng thành và viên mãn."
Tin hay không tùy ý. Nếu tôi không tin thì làm sao tôi có thể công nhận những điều hoang đường như trên, vì công nhận một cái gì hàm ý biết rõ cái đó có thực. Câu viết mâu thuẫn, rỗng tuếch, hoang đường, phi thực tế, phản khoa học như trên phải chăng bắt nguồn từ một sự hiểu biết sâu sắc, thâm thúy, trí thức v..v... như là các đồng đạo trí thức cùng cỡ với ông Tri tôn vinh ông? Thực ra nó chỉ phản ánh một kiến thức hoàn toàn dựa vào một cặp nạng Thần học đã lỗi thời của thời Trung Cổ . Thật vậy, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai gần đây đã khẳng định không làm gì có địa ngục ở trong lòng đất, tất cả đều do tâm con người tạo ra, vậy câu ông Đỗ Mạnh Tri viết "Đấng Cứu Thế đã xuống tận đáy địa ngục" phải chăng chỉ là một điều hoang tưởng trong nền Thần học cũ kỹ đã không còn ý nghĩa trong thời đại này. Đã có biết bao linh mục, giám mục, nhà Thần học, tín đồ v...v... trong Ca-Tô Giáo vứt bỏ được cặp nạng này vì không còn tin vào những huyền thoại "chuộc tội", "cứu rỗi", "sống lại", thăng thiên", "thiên đường", "địa ngục" v...v... qua những kết quả nghiên cứu, suy luận trí thức rất thành thực và lương thiện của họ, và để lại cho thế giới những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại, trong khi một số trí thức Ca-Tô Việt Nam vẫn còn bám chặt vào một cặp nạng không cần thiết cho đời sống đạo. Thật đáng buồn.
Thật ra, học thuật Ca-Tô như trên, tạo ra một nền Thần học mới, chỉ có giá trị trong nội bộ Ca-Tô, hay nói đúng hơn, trong đám tín đồ thấp kém, ít học hay vô học. Vì đối với giới hiểu biết và những tín đồ trong các nước tân tiến, ai cũng biết căn bản của nền Thần học Ki Tô là ở Cựu Ước. Nếu gạt bỏ Cựu Ước thì nền Thần học Ki Tô này sụp đổ. Chứng minh?
Trọng điểm của Tân Ước là vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giê-su. Nhưng vai trò này đặt trên giả thuyết là con người có tội, cần đến một sự "chuộc tội" và "cứu rỗI". Do đó, câu chuyện con người sa ngã, phạm tội với Chúa Cha và bị Chúa Cha nguyền rủa, hành hạ, đày ải, trừng phạt v...v...được đặt ra qua các nhân vật của huyền thoại Adam và Eve. Khi phủ nhận những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần Ki Tô trong Cựu Ước, chấp nhận chuyện Adam và Eva ăn trái cấm tạo thành tội tổ tông là một huyền thoại, như ông Đỗ Mạnh Tri đã viết ở trên, thì vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con trở thành hoang đường. Bởi vì, tội tổ tông chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái, vậy thì ai (hoặc ông Nguyễn bà Trần nào) cần ai "chuộc tội", và ai (hoặc ông Lê bà Lý nào) cần ai "cứu rỗi"? Điều này kéo theo chuyện Chúa Con chịu đóng đinh trên Thánh Giá để "chuộc tội" cho nhân loại là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường. Nói tóm lại, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giêsu, đặt nền tảng trên huyền thoại về các nhân vật Adam và Eve trong cuốn đầu trong Cựu Ước, Sáng Thế (Genesis), và cùng sống hay cùng chết với huyền thoại này. Nhưng, trong ánh sáng của khoa học và lý trí, giá trị đích thực của huyền thoại về tội tổ tông trong Cựu Ước đã được chứng minh rằng không hơn giá trị của một mớ huyền thoại khác thuộc lịch sử của dân tộc Do Thái. Vậy, hiển nhiên là những sự kiện lịch sử Do Thái đã được thay đổi, chế biến, diễn giải và lồng trong các huyền thoại được viết trong Cựu Ước để phù hợp với tín ngưỡng và tinh thần quốc gia của Do Thái trong thời cổ xưa. Đây là khuynh hướng chung của mọi dân tộc trên thế giới, lồng những sự kiện lịch sử vào trong các huyền thoại phù hợp với dân tộc tính và tinh thần quốc gia. Do đó, ngày nay không còn mấy người tin vào huyền thoại Adam và Eve là tổ tông loài người, kéo theo chuyện chẳng làm gì có tội tổ tông. Điều này kéo theo sự sụp đổ của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê su. Cũng vì vậy mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế:Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
Một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trong thời trước-Darwin và một sự vô nghĩa trong thời sau-Darwin.12

Suốt từ đầu tới cuối cuốn Thánh Kinh, gồm có Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta chỉ thấy tên người, tên địa phương v..v.. toàn là tên Do Thái cổ xưa và những tên thuộc vài miền lân cận trong vùng Trung Đông như Ammon, Aram (Syria), Assyria, Babylonia, Edom, Egypt, Judah, Moab, Philistia, Phoenicia v...v..., và chúng ta cũng nên nhớ rằng Chúa Con, Giêsu, cùng với Tân Ước mới sinh ra cách đây 2000 năm. Nhưng Ki Tô Giáo đã lấy những huyền thoại trong lịch sử Do Thái, chế biến, thêm thắt, thay đổi và ngụy tạo nhiều biến cố để biến chúng thành những sự thực lịch sử chung cho cả nhân loại, làm mê mẩn đầu óc của khoảng 25% dân số trên thế giới bằng những điều huyễn hoặc, phi lý. Tôn giáo của dân tộc Do Thái đã chuyển dần thành Ki Tô Giáo, một tôn giáo dựa vào thế lực của các bạo Chúa để bành trướng ở Âu Châu, và sau cùng dựa vào thế lực thực dân để bành trướng trên thế giới. Điều kỳ quặc nhất trong lịch sử nhân loại là Ki Tô Giáo, như chúng ta đã biết, thuyết giảng rằng Giê su tình nguyện bị đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại, nhưng trong lịch sử phát triển lại vu cho dân Do Thái cái tội giết Chúa, một nghịch lý mâu thuẫn cùng cực, để tạo nên một tâm cảnh thù nghịch dân Do Thái trong đám tín đồ thấp kém và cuồng tín, ngõ hầu thực hiện những hành động diệt chủng, bách hại với mưu đồ tận diệt dân Do Thái trong suốt 2000 năm nay.
Những nhận định như trên phải chăng là những nhận định vô căn cứ, vô trách nhiệm của những người ngoại đạo, "chống Ki Tô Giáo"? Tuyệt đối không phải. Đó là tổng hợp nhận định của nhiều nhà trí thức trong những xã hội Âu Mỹ, những xã hội mà Ki Tô Giáo là tôn giáo chính của đa số dân chúng. Trong số những nhà trí thức này có những Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Mục Sư, những nhà Thần học của Ki Tô Giáo, những giáo sư đại học và chuyên gia về tôn giáo, những học giả và nhà nghiên cứu cổ văn và lịch sử nhân loại v..v... Đó là những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu và tuyệt đối tôn trọng sự thực, kết quả của những công cuộc nghiên cứu cẩn thận, kỹ càng, dựa trên những dữ kiện chính xác v...v...dù những sự thực này không phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ.
Như vậy, phải chăng tất cả nền tảng Thần học Ki Tô Giáo đều được xây dựng trên những chuyện huyễn hoặc, giả tưởng, phi lý? Muốn giải đáp những nghi vấn này, chúng ta phải trở lại lịch sử Do Thái từ thời Abraham, ông Tổ của dân Do Thái. Abraham là người như thế nào? Thánh Kinh đã viết rõ. Ở đây tôi không nhắc lại nữa. Độc giả nào muốn biết chi tiết về Abraham xin đọc bài Abraham: Thánh Tổ Phụ Của Các Đạo Chúa trong phần Phụ Lục của cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, nxb Giao Điểm, 1999.
Nhưng trước hết, có lẽ chúng ta cũng nên biết tại sao nhân loại ngày nay lại coi nền Thần học Ki Tô Giáo là huyễn hoặc và phi lý, hoặc là đã chết. Huyễn hoặc và phi lý vì thế giới ngày nay gồm khoảng hơn 6 tỷ người, với nhiều sắc dân có lịch sử, tiếng nói, phong tục, tập quán v...v... hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, người Việt Nam không có liên hệ gì với người Do Thái, dù những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có muốn nhận hai người Do Thái, Adam và Eve, được Thần Ki Tô tạo ra từ đất sét cách đây mới hơn 6000 năm, làm tổ tiên của mình cũng không được, khoa di truyền học không cho phép như vậy. Con người sinh ra, nói theo kiểu Việt Nam, là do tinh cha huyết mẹ, và gồm có 46 sắc tố (chromosome) được kết lại với nhau thành 23 cặp sắc tố, 23 sắc tố thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ. Trong cặp sắc tố truyền giống (sex chromosomes) có những đơn vị chuyên biệt gọi là đơn vị truyền giống hay "sex gen", chính những "gen" này sẽ quyết định con người sinh ra như thế nào, con gái hay con trai, da vàng mũi tẹt, hay mũi lõ mắt xanh v...v... Trong một phần sau, tôi sẽ giải thích kỹ hơn về những vấn đề thuộc môn sinh học này. Chưa kể là khoa học ngày nay đã xác nhận loài người đã có trên thế gian cách đây ít ra cũng là cả triệu năm chứ không phải là do Thần Ki Tô tạo ra "theo hình ảnh của Thần" cách đây trong khoảng 6, 7000 năm như được viết trong Thánh Kinh. Trong cuốn Sự Sinh Ra Của Vũ Trụ, Tiến Sĩ Trịnh Xuân Thuận, giáo sư vũ trụ học tại đại học Virginia, Hoa Kỳ, cho chúng ta biết:
Những động vật linh trưởng đã tiến hóa từ khoảng 20 triệu năm, và cách đây khoảng 2 triệu năm, những đại diện đầu tiên của giống người đã giẫm chân trên trái đất.13

Tưởng chúng ta cũng nên biết, trong tháng 4, 1999, đã xẩy ra ba biến cố khoa học. Thứ nhất, các nhà cổ sinh vật học (paleonthologist) đã kiếm thấy ở Ethiopia một cái sọ và những sinh vật hóa đá (fossils) được coi là thuộc tiền nhân loại (prehuman species), nghĩa là loài người tiến hóa từ những sinh vật có sọ như vậy. Phương pháp định tuổi vật chất cho biết chiếc sọ đó có tuổi khoảng 2 triệu rưỡi năm. Thứ nhì, các nhà vũ trụ học đã khám phá ra một hệ thống thái dương hệ mới gồm có một vị sao, tương tự như mặt trời, và 3 hành tinh. Thứ ba, các nhà vũ trụ học cũng đã nhìn thấy, lẽ dĩ nhiên qua kính thiên văn tân kỳ, một thiên hà cách trái đất khoảng 13 tỷ năm ánh sáng. Tất cả những khám phá khoa học mới này, cùng với những khám phá khoa học qua nhiều thế kỷ, một lần nữa, đã dứt khoát bác bỏ huyền thoại "sáng tạo" của một vị Thần toàn năng, cũng như bác bỏ mọi điều "mặc khải" của Thần Ki Tô về con người và vũ trụ như được viết trong Thánh Kinh, những điều mà, cho đến tận ngày nay, các tín đồ Ki Tô vẫn còn tin rằng không thể nào sai lầm. Những khám phá của khoa học hiện đại cũng dứt khoát dẹp bỏ vai trò "cứu thế" của Giê-su, vì Giê-su mới sinh ra cách đây chưa đầy 2000 năm, trong khi loài người đã xuất hiện trên trái đất cách đây ít ra là 2 triệu năm, trong khi Thánh Kinh viết rằng Chúa Cha mới "sáng tạo" ra trời đất cách đây mới có 6000 năm. Từ những sự kiện nêu trên, chúng ta thấy ngay rằng, giáo lý Ca-Tô thật là hoang đường và phi lý. Giáo hội Ca-Tô thường dạy rằng: "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người (Giêsu) sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời" (Gion Pôn Hai, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trg. 76). Điều rõ ràng là câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giêsu. Nhưng trước khi Giêsu sinh ra cả 2 triệu năm thì trên thế gian này đã có biết bao nhiêu người sống rồi, và hiển nhiên họ đâu có biết tới Giêsu. Vậy họ có bị luận phạt hay không? Vì theo giáo lý Gia Tô, đến ngày tận thế, Chúa sẽ giáng trần để thưởng phạt nhân loại, làm cho người chết sống lại, kẻ nào tin Giêsu thì được lên Thiên đường, kẻ nào không tin Giêsu thì xuống địa ngục. Trong số những kẻ không tin Giêsu này gồm cả nhân loại trước thời Giêsu và trong đó tất nhiên có cả gia hệ của Giêsu gồm không biết là bao nhiêu đời. Một giáo lý thuộc loại mê tín dị đoan, phi lôgic, phi nhân đạo, phản khoa học v... v.. như vậy mà vẫn có nhiều người tin thì chúng ta phải hiểu rằng họ thuộc những thành phần nào trong cộng đồng thế giới. Trước thế kỷ 16, dân Việt Nam không biết Giêsu là ai. Từ thế kỷ 16, những người dân Việt Nam đầu tiên biết tới Giêsu thuộc thành phần cùng đinh của xã hội, như nhiều tài liệu lịch sử đã chứng tỏ. Tín đồ Ca-Tô Việt Nam hẳn rất lấy làm sung sướng được lên Thiên đường thấy nhan thánh Chúa, sống đời đời bên Chúa, trong khi ông bà tổ tiên nhiều đời của họ bị đày địa ngục. Cái đạo gì mà đưa ra một giáo lý ác ôn như vậy, và những người bị mê hoặc bởi cái giáo lý ác ôn này có bao giờ nghĩ đến đồng bào ruột thịt, ông bà tổ tiên của họ không? Nhưng điều đáng nói là câu Giáo hoàng viết như trên vào năm 1994 nay đã trở thành một tín điều hoang đường, vì tháng 7, 1999, chính ông lại phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Địa ngục, chứng tỏ cái mà ông gọi là "luận phạt" hay "sống đời đời" chỉ là những điều Giáo hội bày đặt ra để hù dọa và khuyến dụ những người có đầu óc yếu kém.
Đây chính là thực chất hoang đường của nền Thần học Ki Tô Giáo mà ngày nay, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại cùng với những khám phá của khoa học, đã trở thành, theo như nhận định của Giám Mục Spong, những sự vô nghĩa trong thời hậu-Darwin. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, không bao giờ muốn cho tín đồ của mình biết những sự thực này, sợ tín đồ mất đi niềm tin và kéo theo hậu quả Giáo hội mất đi nguồn lợi và quyền lực về vật chất cũng như về tinh thần. Nhưng tiến hóa là một định luật tự nhiên của con người, không có một quyền lực nào, thế tục cũng như tôn giáo, có thể ngăn chặn nổi. Bởi vậy trong những xã hội Âu Mỹ tân tiến ngày nay, những công cuộc nghiên cứu về lịch sử nhân loại cũng như tôn giáo càng ngày càng vạch ra những sự thực không ai có thể chối cãi, và người dân trong những xã hội này càng ngày càng hiểu biết hơn, do đó đã xảy ra tình trạng bỏ đạo, thiếu hụt linh mục đến mức độ trầm trọng. Đây là những sự kiện xã hội trong thế giới mà chính Tòa Thánh Vatican và các lãnh tụ Chính Thống Giáo, Tin Lành đều công nhận.
Bây giờ chúng ta hãy trở lại lịch sử Do Thái, được viết trong Cựu Ước. Tin hay không tùy ý, và lẽ dĩ nhiên, độc giả không cần phải "công nhận" bất cứ điều nào viết trong Cựu Ước.
Người Do Thái tin rằng dân tộc mình là một dân tộc được Thần Giavê (Yahweh hay Jehovah), alias Chúa Cha, đặc biệt chọn (chosen people). Niềm tin này bắt nguồn từ một sự tích trong Cựu Ước: Thần Giavê chọn Abraham và sau đó lập giao ước với Abraham.
Cách đây khoảng 4000 năm, nghĩa là khoảng 2000 năm Trước Thường Lịch (TTL) [Ngày nay, hầu hết các sử gia, kể cả một số Giám Mục, Linh Mục v..v.., đều bỏ từ "Trước Ki Tô" (B.C. = Before Christ) và "Trong Năm Của Chúa Chúng Ta" (A.D. = Anno Domini = In the year of our Lord), trong những tác phẩm nghiên cứu sử của họ, và thay A.D. bằng Thời Đại Thông Thường (C.E = Common Era), và B.C. bằng Trước Thời Đại Thông Thường (B.C.E = Before Common Era). Để cho dễ hiểu, tôi dịch Common Era là "Thường Lịch" và Before Common Era là "Trước Thường Lịch", viết tắt là TTL], Thần Giavê hiện ra và nói với Abraham như sau, Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước (The Holy Bible in Vietnamese), United Bible Societies ở New York xuất bản, 1998, Sáng Thế 12: 1-4:
"Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương , cùng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước"
Sau khi Áp-ram tới Ai Cập, Thần Giavê lại hiện ra và nói với Áp-ram, Sáng Thế 13: 14-15:
"Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi ở cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây. Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy"
Sau đó, trong một dịp khác, Thần Giavê lại hiện ra và nói với Áp-ram trong một giấc mộng, Sáng Thế 15: 5-6 & 12-14:
"Ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi...Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người. (Đoạn này bản tiếng Việt dịch sai. Nguyên văn trong bản King James như sau: "And he believed in the Lord, and He accounted it to him for righteousness", có nghĩa là: Và Áp-ram tin Chúa nên Ngài kể Áp-ram là người công chính. Bản tiếng Việt do Thánh Kinh Hội Quốc Tế (International Bible Society) xuất bản năm 1994 dịch như sau: Áp-ram tin lời Chúa nên Chúa kể ông là người công chính)
"Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi con sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp 400 năm. Nhưng Ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều."
Và sau cùng, Thần Gia-vê lại hiện ra và lập một giao ước với Áp-ram và đổi tên Áp-ram (Cha cao quý) thành Áp-ra-ham (Abraham: Cha của nhiều dân tộc), Sáng Thế 17: 7- 14. Trong giao ước này có hai khoản đặc biệt: phải nhận Thần Giavê làm Đức Chúa Trời, và.... phải cắt bì, nghĩa là cắt da ở đầu dương vật (qui đầu), tại sao và để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích. Thánh Kinh không giải thích nhưng các học giả ngày nay đã biết rằng, cắt bì là một tục lệ của nhiều bộ lạc ở miền Trung Đông vào thời đó, chứ chẳng phải là một luật Thần Giavê đặt ra cho dân của Thần.
"Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời, ấy là giao ước đời đời, hầu cho Ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ.
Đoạn, Đức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: Phần ngươi cùng dòng dõi ngươi, từ đời nọ sang đời kia, sẽ giữ sự giao ước của Ta. Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì, ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta cùng các ngươi. Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi, hoặc sanh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua mọi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, hễ lên được 8 ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì. Chớ khá bỏ làm phép cắt bì cho ai sanh tại trong nhà ngươi, hay đem tiền ra mua về; sự giao ước của ta sẽ lập đời đời trong xác thịt của các ngươi vậy. Một người nam nào không chịu phép cắt bì nơi xác thịt mình, sẽ bị truất ra khỏi ngoài dân sự mình, người đó là kẻ bội lời giao ước ta."
Tôi sẽ không phê bình những đoạn trích dẫn từ Kinh Thánh ở trên, vì đó không phải là mục đích của tôi khi viết cuốn sách này. Xin để cho quý độc giả chiêm nghiệm xem những lời Thần Giavê giao ước với Áp-ra-ham, so với thực trạng hiện nay trên thế giới, đã thực hiện được bao nhiêu phần qua suốt 4000 năm. Khi Thần Giavê bảo Abraham "Ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi...Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy." thì Thần Gia-Vê thực sự đã không biết có bao nhiêu sao trên trời dù chính Thần đã tạo ra những ngôi sao đó. Sự thực là dù Abraham có dùng suốt đời, suốt kiếp, kiếp này sang kiếp khác, cũng không thể đếm hết sao trên trời, vì nguyên giải Ngân Hà mà hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta nằm trong đó cũng đã có tới cả trăm triệu tỷ ngôi sao, và trong vũ trụ còn có cả tỷ thiên hà như vậy. Một mặt khác, khi Chúa Cha bảo Abraham hãy "nhướng mắt lên nhìn khắp bốn phương, xứ nào ngươi thấy ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đời đời" thì tầm nhìn của Abraham được bao xa, mấy chục cây số, chưa kể là khi đó chính Thần Giavê, đấng "toàn năng" tạo ra vũ trụ, cũng không biết là trái đất có hình cầu. Vậy làm sao mà Abraham có thể trở thành cha của các dân tộc trên thế giới. Những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có thể quên đi tổ tiên của mình và coi Abraham như "Thánh tổ phụ" của họ, nhưng tuyệt đại đa số người Việt Nam tuyệt đối không có liên hệ gì tới một người Do Thái tên là Abraham, và cũng chẳng cần biết và quan tâm tới cái giao ước giữa Thần Giavê và Abraham. Bằng chứng? Tuyệt đại đa số người Việt Nam không...cắt bì. Đó chính là một hồng phúc cho dân Việt Nam, vì nếu chẳng may bị Thần Giavê chọn làm dân của Thần như dân Do Thái thì thật là khốn nạn, như lịch sử dân tộc Do Thái đã chứng minh. Và tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu tín đồ Ca-Tô Việt Nam làm lễ cắt bì trong vòng 8 ngày sau khi sinh ra, và nếu không cắt bì thì có còn được làm dân Chúa nữa hay không, có còn được Chúa Con "chuộc tội" và "cứu rỗi" hay không? Và tôi cũng nghĩ, giá Thần Giavê thông minh hơn một chút thì đã chọn Vua Nghiêu, Vua Thuấn bên Tàu để mà giao ước, vì Trung Quốc bây giờ quả thật là một dân tộc lớn nhất thế giới, lẽ dĩ nhiên, so với dân tộc Do Thái thì lớn hơn rất nhiều, gần một tỷ rưỡi dân so với vài triệu dân Do Thái. Nhưng nếu chọn vua Nghiêu hay Thuấn thì lại có vấn đề, vì lịch sử đã chứng tỏ các vua Nghiêu, Thuấn là những bậc anh quân, trí tuệ sáng suốt, đạo đức, thương dân chứ đâu có dễ tin và vô đạo đức như Abraham, dâng vợ cho các Vua Ai Cập Pharaoh và Abimelech, rồi định giết cả đứa con ruột của mình để chiều lòng Thần Giavê (Xin đọc bài Abraham: Thánh Tổ Phụ Của Các Đạo Chúa, đăng trong phần Phụ Lục, cuốn Công Giáo Chính Sử, tác giả: Trần Chung Ngọc). Tuy nhiên, nghĩ như vậy thì cũng không công bằng, vì trí tuệ của Thần Giavê khi đó, đúng ra là trí tuệ của những người viết Cựu Ước, thuộc loại chưa khai hóa, chỉ biết tới những nước trong vùng Trung Đông chứ làm sao biết được là có nước Tàu, khoan nói đến hình dạng của trái đất và sự chuyển động của trái đất trong vũ trụ.
Thánh Kinh còn cho biết sau đó Thần Giavê còn hiện ra nhắc lại giao ước trên với Isaac, con của Abraham, và với Jacob, cháu nội của Abraham. Đọc Thánh Kinh chúng ta cũng biết tư cách của Isaac và Jacob cũng chẳng khá hơn tư cách của Abraham là bao. Dù sao thì, vì sự tích giao ước trên, và trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, dân Do Thái rất tự hào được làm con cháu của Abraham, nghĩa là hậu tự của người đã được Thần Giavê chọn. Nhưng những sự kiện trong lịch sử Do Thái đã chứng tỏ: được Thần Giavê, alias Chúa Trời, chọn, quả thật là một bất hạnh cho dân Do Thái, vì trong suốt dòng lịch sử, Do Thái đã bị làm nô lệ, lưu đầy, bách hại v..v... với cao điểm là 6 triệu người Do Thái chết oan uổng trong những lò thiêu sống của Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị Thế chiến. Có lẽ chúng ta cũng nên duyệt qua lịch sử Do Thái để biết số phận của một dân tộc đã được Thần Giavê đặc biệt chọn làm dân của Thần, tuy Thần là "Đấng Toàn Năng" đã sáng tạo ra cả vũ trụ.
Trước hết, chúng ta nên biết rằng, Cựu Ước là một tác phẩm tôn giáo, được hoàn thành trong một thời gian gần 1000 năm TTL. Riêng bộ Ngũ Kinh mà các tín đồ Ki Tô được dạy để tin là do Moses (Mai-sen) viết theo lời "mặc khải" của Thần, vì Moses một mình lên núi Sinai rồi xuống tuyên bố đã được hội kiến với Thần Giavê và được Thần ban cho một mớ luật để dạy dân Do Thái, cũng được viết trong một thời gian khoảng 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 5 TTL, nghĩa là sau khi Moses chết 3, 4 trăm năm, và do nhiều tác giả viết chứ không phải là do Moses viết. Thật vậy, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài nghiên cứu rất đặc sắc "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập I, trang 18:
"Ngày nay các học giả đã chứng minh được rằng: Ngũ Kinh (Genesis, Exodus, Numbers, Deuteronomy, Leviticus) là do nhiều môn phái, nhiều người sống trong nhiều thế kỷ khác nhau viết. Những môn phái đó là:
- Phái Yahwistic (viết tắt là J - J là đầu chữ Jehovah), vì gọi Chúa là Yahweh hay Jehovah, viết vào khoảng thế kỷ IX trước kỷ nguyên.
- Phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim, viết ít lâu sau trường phái trên...
- Phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết vào khoảng 622 đời Josiah.
- Phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày, tức là sau 500.
Như vậy Moses sống vào khoảng 1250 (TTL), người mà ta vẫn được dạy dỗ là tác giả Ngũ Kinh - ngay Chúa Giêsu cũng tin vậy (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31) - thực ra lại không phải là tác giả, mà tác giả lại là vô số người viết, cách nhau nhiều thế kỷ (bộ Ngũ Kinh như vậy đã được viết ra trong vòng 400 năm”.
Làm sao mà các học giả có thể khám phá ra được ai là những tác giả của bộ Ngũ Kinh? Đây là một công cuộc nghiên cứu của nhiều người, trải dài trong 600 năm. Nhưng cuốn sách này không có mục đích phân tích Thánh Kinh nên tôi sẽ không đi vào chi tiết xuất xứ của Thánh Kinh. Đại cương thì những nhà nghiên cứu Thánh Kinh, trong và ngoài giáo hội, đã khám phá ra rằng, danh sách các vua xứ Edom trong Sáng Thế 36 là những vua sống trong những thời kỳ khá lâu sau khi Moses đã chết, và cho rằng một người nào đó sống sau thời của Moses đã viết. Ngay từ thế kỷ 12, Ibn Ezra đã vạch ra nhiều đoạn trong Thánh Kinh không thể do Moses viết: ví dụ như, những đoạn gọi Moses ở ngôi thứ ba, dùng những từ ngữ mà Moses không thể biết, mô tả những địa danh mà Moses chưa tới đó bao giờ, và dùng ngôn ngữ thuộc thời điểm khác và địa phương khác với thời điểm và địa phương của Moses. (Richard Elliott Friedman in Who Wrote The Bible?, p. 19: Ibn Ezra alluded to several biblical passages that referred to Moses in the third person, used terms that Moses would not have known, described places where Moses had never been, and used language that reflected another time and locale from those of Moses.)
Sự kiện này, cộng với sự kiện là không có một tài liệu lịch sử nào để lại cho chúng ta biết về dân Do Thái trước 1400 TTL, do đó, những chuyện viết về giao ước giữa Thần Giavê và Abraham hay Isaac, Jacob ( cả ba sống trong khoảng từ 2000 tới 1700 TTL) chẳng qua chỉ là những sự kiện lịch sử của Do Thái lồng qua những huyền thoại, truyền thuyết phù hợp với truyền thống và dân tộc tính của Do Thái. Ngày nay, nếu Tổng Thống của siêu cường quốc Hoa Kỳ, đi nghỉ hè ở Camp David rồi về tuyên bố là được Chúa Cha "mặc khải" cho một mớ luật để áp dụng cho nước Mỹ, thì người ta sẽ bó chặt ông vào một cái áo không thể vùng vẫy được (straightjacket) rồi tống ông vào nhà thương điên. Nhưng cách đây hơn 3000 năm, khi Moses được coi như lãnh tụ của dân Do Thái, và với trí tuệ của đám cùng dân Do Thái khi đó, thì Moses muốn nói sao họ cũng phải tin.
Kể từ khi được Thần Giavê chọn làm dân riêng của Thần với giao ước là phải thờ Thần, chỉ mình Thần Giavê thôi, không được thờ Thần nào khác, và con trai phải cắt bì, dân Do Thái đã lâm vào cảnh trầm luân, hết bị làm nô lệ, đày biệt xứ, rồi lại bị Ki Tô Giáo vu cho tội giết Chúa Con, bách hại tàn nhẫn trong suốt 20 thế kỷ. Và cho đến ngày nay, tại vùng "đất hứa", thay vì "sữa và mật" tràn trề như lời hứa của Thần Giavê trong Thánh Kinh, chúng ta chỉ thấy "máu và nước mắt" chảy dài dài vì những cuộc tranh chấp với những xứ Ả Rập xung quanh.
Theo Cựu Ước thì lịch sử Do Thái bắt đầu bằng một cuộc di cư nhân xảy ra nạn đói kém ở vùng Canaan (bây giờ là Palestine), quê hương của Abraham, Abraham dẫn gia đình, thân quyến, nô lệ, mang theo tài sản đi xuống miền Nam, tới Ai Cập định cư. Tại đây, con cháu và dòng dõi Abraham phát triển đông đảo, làm ăn khá giả và vẫn giữ truyền thống thờ độc Thần Giavê trong khi dân Ai Cập thờ đa Thần. Người Do Thái tin rằng dân tộc mình là dân tộc được Thần Giavê chọn riêng, và do đó, sẽ luôn luôn sát cánh để hỗ trợ dân Do Thái. Nhưng rồi, các vua Ai Cập, vì sợ dân tộc Do Thái ngày càng lớn mạnh, có thể tạo ảnh hưởng trên truyền thống, tín ngưỡng của dân Ai Cập, cho nên ra sắc lệnh bắt dân Do Thái làm những công việc nặng nhọc và đối xử với dân Do Thái như là nô lệ. Do đó dân Do Thái phải sống trong những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, kéo dài tới mấy trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 13 TTL, Vua Ai Cập còn ban hành một biện pháp vô cùng tàn nhẫn và cực đoan: mọi trẻ sơ sinh Do Thái phái nam đều phải giết đi bằng cách ném xuống sông. Người Do Thái, tin rằng Thần Giavê là vị Thần giúp dân Do Thái trở thành một dân tộc lớn mạnh nhất, nay trở thành hoang mang vì những bất hạnh đổ lên đầu họ. Vì không thể quy trách cho Thần Giavê, các nhà gọi là tiên tri hay thông thái Do Thái bèn đổ trách nhiệm lên chính đầu dân của mình: vì dân Do Thái tội lỗi nên Thần Giavê phạt, chỉ phạt thôi. Họ cũng hứa hẹn cùng dân Do Thái: một ngày nào đó Thần Giavê sẽ trở lại giúp con dân của Thần. Cái lý luận hoang đường và quái gở này, cho tới ngày nay, vẫn được các tín đồ Ki Tô Giáo tin. Điển hình là nhà trí thức Ca- Tô Đỗ Mạnh Tri cũng viết trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng, trang 146:
"Các ông vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái nhưng các ông không biết rằng chính Thiên Chúa đã dùng các ông như phương tiện để giáo dục Dân Chúa."
Một câu hỏi được đặt ra là: dân Do Thái đã làm những gì mà Thần Giavê phải giáo dục dân Do Thái và giáo dục như thế nào? Vua Ai Cập Pharaoh hành hạ dân Do Thái và ra lệnh ném xuống sông tất cả những đứa bé trai sơ sinh để giáo dục dân Do Thái? Kiểu giáo dục gì mà man rợ đến như vậy? Đầu óc những tín đồ Ca-Tô thuộc loại Đỗ Mạnh Tri thật là đặc biệt, có thể tin và chấp nhận những chuyện độc ác nhất, miễn là được giảng dạy đó là ý của Chúa Cha. Nhưng đặc biệt hơn cả là những đầu óc thuộc loại trên không hề đọc Thánh Kinh mà chỉ nhắc lại như con vẹt những điều diễn giảng phi lô-gic về Thánh Kinh của các cán bộ truyền giáo Ca-Tô để giải thích những điều độc ác trong Thánh Kinh. Vì nếu đọc Thánh Kinh thì chúng ta phải tự hỏi rằng: Nếu Thiên Chúa đã dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái thì tại sao về sau Thiên Chúa lại gây ra 10 tai họa cho dân Ai Cập, giết tất cả các đứa con đầu lòng trong các gia đình Ai Cập, và sau cùng giết hàng ngàn, hàng vạn dân Ai Cập ở Hồng Hải, khi dân Do Thái chạy ra khỏi xứ Ai Cập? Điều này chứng tỏ Thiên Chúa độc ác, bất nhân và vô ơn đối với dân Ai Cập. Ấy thế mà người ta vẫn được dạy và tin rằng Thiên Chúa thương yêu nhân loại nhất hạng, nhân từ nhất hạng.
Ngày nay mà Thần Giavê ban chính sách giáo dục cho các Vua Ai Cập như xưa thì sẽ phải đối phó với hỏa tiễn Tomahawk, bom Smart, và trực thăng Apache của Mỹ và đồng minh. Chúng ta nên nhớ, Do Thái là dân cưng của Chúa, được Chúa đặc biệt chọn. Vậy, có người Việt Nam nào muốn làm dân Chúa nữa không? Có ai thật tình muốn cho dân Việt Nam trở thành dân Chúa để được Thiên Chúa giáo dục theo kiểu này không? Cũng may cho dân Việt Nam không phải là dân Chúa, và dân Việt Nam quả là thông minh, vì tuyệt đại đa số đã khước từ "hồng ân" của Chúa.
Nhưng không phải là chỉ có vua Ai Cập mới hành hạ dân Do Thái mà chính Thần Giavê, alias Chúa Cha, đã ra tay hoặc sai người giết dân Do Thái, dân cưng nhất của Ngài. Đây là chuyện về sau, trong thời Moses, khoảng 1250 TTL, sau khi Moses dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Muốn biết Ngài ra tay ác độc như thế nào tôi xin mời độc giả hãy lấy cuốn Cựu Ước ra đọc, đặc biệt là đọc kỹ những quyển Exodus (Xuất Hành), Dân Số (Numbers), và Phục Truyền (Deuteronomy). Ở đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn nhỏ trong Thánh Kinh:
"Exodus 32: 23-29: Khi Mai-sen (Moses) thấy dân chúng phóng đãng, liền ra đứng ở cửa trại kêu gọi: "Ai thuộc về Thiên Chúa, đến đây với ta". Tất cả người Lê-Vi (bộ lạc theo Mai-sen) đều tập họp bên ông. Ông nói với họ: "Thiên Chúa, Thần của Israel bảo: Mỗi người phải đeo kiếm vào, đi từ cửa trại này đến cửa trại kia và giết cả cho đến anh em ruột, người thân thích, láng giềng. Người Lê-vi vâng lời và hôm ấy có chừng 3000 người bị giết. Mai-sen bảo người Lê-vi: "Hôm nay anh em đã hiến thân phục vụ Thiên Chúa, chẳng sá chi đến cả con cái, anh em ruột mình, vậy Chúa sẽ giáng phúc cho anh em."

Quý độc giả có biết tại sao Thiên Chúa nổi trận lôi đình, định chính mình ra tay giết sạch đám người này (Exodus 32: 10: Now, let Me alone, that My wrath burn hot against them and I may consume them), sau vì Moses can để bảo vệ "thanh danh" của Thiên Chúa nên Thiên Chúa mới nhường cho Moses công tác đặc biệt này? Chỉ vì khi Moses đi lên núi biệt tăm trong nhiều ngày, dân Do Thái hoang mang, nên Aaron, anh ruột Moses, mới làm một con bò nhỏ bằng vàng và nói rằng chính con bò đó là Thần đã dẫn dân Do Thái ra khỏi xứ Ai Cập, thoát cảnh nô lệ. Do đó, thay vì thờ Thần Giavê thì một số dân Do Thái đi thờ con bò nhỏ bằng vàng vì tin rằng chính con bò đó đã dẫn dân Do Thái thoát cảnh nô lệ. Chuyện này được viết rõ trong Thánh Kinh.
Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn trong Thánh Kinh:
"Numbers 25: 1-9: Khi dân Israel đồn trú tại Acacia, một số thanh niên bắt đầu "thân thiện" với những thiếu nữ Moab ở địa phương. Các thiếu nữ này mời họ dự những cuộc lễ tế Thần của họ, dần dà họ không những chỉ dự các buổi tiệc mà còn thờ lạy các Thần đó nữa. Không bao lâu dân Israel đều thờ Baal, Thần của dân Moab. và Thiên Chúa nổi giận dữ dội đối với chính dân của mình. Thiên Chúa ra lệnh cho Moses: "Hãy bắt các trưởng tộc, treo cổ họ giữa ban ngày trước mặt Chúa, Chúa sẽ hết giận dân Israel. Moses ra lệnh cho các ông chánh án hành quyết tất cả những người nào thờ lạy Baal....Rồi tai họa đó chấm dứt, nhưng chỉ chấm dứt sau khi đã có 24000 người bị giết."

Nhưng tại sao Thiên Chúa lại muốn giáo dục dân Do Thái một cách "nhân từ" như vậy? Vì Thiên Chúa ghen với con bò bằng vàng, không muốn dân Chúa thờ con bò vàng, cho nên khi thấy một số dân Do Thái chê mình, đi thờ con bò nhỏ bằng vàng vì tin rằng không phải là Thần Giavê cứu mình ra khỏi vòng nô lệ của Ai cập mà chính con bò vàng đã dẫn dân tộc Do Thái ra khỏi đất Ai Cập, trở về vùng đất hứa. Ngài liền nổi giận và xuống tay "giáo dục" đám người này bằng cách chỉ giết sơ sơ lúc thì 3000 người, lúc thì 24000 người thôi. Với những hành động man rợ như vậy, và nhiều hành động man rợ độc ác gấp bội khác của Chúa Cha, được mô tả rõ trong Cựu Ước, nay chắc quý độc giả đã hiểu tại sao ngày nay Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã lờ đi Cựu Ước, coi đó chỉ là lịch sử của Do Thái (gián tiếp đổ những gì xấu xa độc ác lên đầu người Do Thái), nhưng vẫn giữ những huyền thoại trong Cựu Ước như Thần Giavê "toàn năng" sáng tạo ra muôn loài, sự sa ngã của con người tạo thành tội tổ tông. Tại sao phải giữ, vì bỏ những huyền thoại này đi thì vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giêsu trở thành vô nghĩa.
Suy rộng ra thời cận đại, theo quan điểm giáo dục đặc biệt trên, những tín đồ Ca-Tô với đầu óc thuộc loại Đỗ Mạnh Tri có thể vẫn cho rằng dân Do Thái không hiểu rằng Thiên Chúa đã dùng Hitler làm phương tiện giáo dục dân Do Thái bằng cách giết 6 triệu người Do Thái trong các lò thiêu sống. Suốt 2 ngàn năm lịch sử, Giáo hội Ca-Tô vu cho dân Do Thái cái tội giết Chúa con, hành hạ dân Do Thái đủ điều, dạy con chiên thù ghét dân Do Thái, vì thế mới có cái lối giải thích Thánh Kinh lạ đời là dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Hitler đã từng nói về chính sách của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái: "Chúng tôi chẳng qua chỉ thực hiện những điều giáo hội Ca-Tô muốn thực hiện trong 2000 năm nay mà không thực hiện nổi". Hitler cũng là một tín đồ Ca-Tô và chủ trương của Hitler rất phù hợp với đường lối của Giáo hội Ca-Tô Rô Ma. Chẳng vậy mà khi Hitler xâm chiếm nước Áo, Hồng Y Inmitzer ở Vienna ra lệnh cho tất cả các nhà thờ đánh chuông để ăn mừng. Ông khuyến cáo mọi tín đồ phải tuân phục Hitler vì sự tranh đấu của Hitler phù hợp với tiếng nói của Thần Ki Tô (When Hitler invaded Vienna, Cardinal Inmitzer ordered the bells of all his churches to be rung in celebration. He recommended all Catholics to submit to Hitler , "whose struggles correspond to the voice of God").
Trở lại lịch sử Do Thái, trong giai đoạn mà tất cả các bé trai sơ sinh Do Thái đều bị ném xuống sông, vào khoảng thế kỷ 13 TTL, thì Thánh Moses (Mai-sen) sinh ra đời. Thánh Moses là ai? Thánh Kinh viết rõ, Thánh Moses là sản phẩm của một cuộc loạn luân: Cha của Moses lấy cô ruột của mình và sinh ra Aaron và Moses (Exodus 6: 20: Amram lấy Jochebed, cô ruột của mình, làm vợ, và bà sinh ra Aaron và Moses (Now Amram took for himself Jochebed, his father's sister, as wife, and she bore him Aaron and Moses)). Mẹ của Moses không nỡ giết con nên để Moses vào một cái giỏ và đặt giỏ trôi trên sông. Moses được một công chúa Ai Cập vớt và nuôi nấng cho đến khi Moses khôn lớn, rồi nhận Moses làm con nuôi.
Thánh Kinh (Exodus 2-14) kể rằng, Moses bỗng nhiên biết mình là người Do Thái và cảm thấy đau lòng khi thấy dân Do Thái bị người Ai Cập hành hạ. Và một hôm, khi thấy một người lính canh Ai Cập đánh đập dân Do Thái, Moses bèn giết người lính canh rồi khi bị Vua Ai Cập ra lệnh truy lùng, trốn sang xứ Madian. Ở đây. Moses lấy vợ, sinh con.
Dân Do Thái, dân được Thần Ki Tô chọn làm dân cưng của Ngài, vì bị làm việc cực nhọc và bị đối xử như nô lệ, ta thán và khóc than với Thần Ki Tô. Thần nghe tiếng kêu than của họ, nhớ lại (Ngài quên khuấy đi mất rồi, vì đã trải qua 6, 700 năm) lời Ngài đã hứa với Abraham, Isaac, và Jacob. Do đó, một hôm, Thiên sứ của Thần Ki Tô hiện ra trước Moses trên núi Horeb, nơi Thần cư ngụ. (Dân Do Thái tin rằng dân tộc họ ở đâu thì Thần Ki Tô ở đó để che trở, bao bọc, giúp đỡ họ. Vì vậy, khi lang thang trên sa mạc, họ làm một chiếc tàu lớn để cho Thần Gia-vê ngồi trong đó, và khi Vua Solomon đóng đô ở Jerusalem thì dựng lên một đền thờ để Thần Gia-vê cư ngụ trong đó). Thế rồi Thần Ki Tô (Thánh kinh chỉ viết Thiên sứ của Thần hiện ra chứ không phải đích thân Thần hiện ra: And the Angel of the Lord appeared to him...) gọi Moses và sai Moses trở về Ai Cập để thuyết phục Vua Ai cập Pharaoh thả dân của Ngài trở về xứ. Vua Ai Cập không chịu vì chính Thần Ki Tô đã làm cho lòng Vua chai cứng (Exodus 7: 3: Nhưng Ta sẽ khiến cho lòng Pharaoh trở nên chai cứng, và Ta sẽ đưa ra gấp bội những dấu hiệu và phép lạ của Ta trong nước Ai cập. (And I will harden Pharaoh's heart, and multiply My signs and My wonders in the the land of Egypt)
Thật là chuyện lẩm cẩm nhất trong những chuyện lẩm cẩm. Thiên Chúa "toàn năng" dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Giáo dục xong rồi, Ngài chỉ việc khẩy cái móng tay là dân Do Thái ào ào chạy ra khỏi xứ Ai Cập, như dân Bùi Chu, Phát Diệm lên tầu Mỹ chạy theo Đức mẹ bồng Chúa Giê-su vào Nam năm 1954. Nhưng không, Ngài lại sai Moses trở về Ai Cập làm thuyết khách, rồi lại làm cho lòng Pharaoh chai cứng, không chịu thả dân Do Thái, nghĩa là biết trước Moses thất bại trong nhiệm vụ của mình, rồi bấy giờ Ngài mới làm nhiều phép lạ trên đất Ai Cập để ép Vua Ai Cập phải thả dân Ngài đi. Chuyện vô lý và lẩm cẩm như vậy mà vẫn có nhiều người tin, cũng như tin chuyện Thần tạo ra những cảnh khổ ở Calcutta rồi mới mượn bàn tay của bà Teresa chứng tỏ lòng nhân từ của Thần.
Những phép lạ Thần mượn tay Moses tạo ra là những phép lạ nào? Đó chẳng phải là phép lạ mà là những tai họa mà thời đó người ta coi như là của Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập. Đặc biệt là sau mỗi lần tai họa được giáng xuống, Thần lại làm cho lòng Vua Ai Cập chai cứng, không chịu để cho dân Do Thái rời khỏi xứ, kết quả là Ngài phải giáng tới 10 tai họa xuống dân Ai Cập, gây ra bao cảnh khổ, chết chóc, rồi bấy giờ Ngài mới làm cho lòng Vua Ai Cập bớt chai cứng, chịu thả cho dân Do Thái ra đi. Ấy thế mà nhiều người vẫn còn tin rằng "Thiên Chúa" là bậc "nhân từ"ì nhất hạng. Nhưng những tai họa mà Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập là những tai họa gì? Hầu hết chẳng qua chỉ là những thiên tai hoặc những hiện tượng thiên nhiên như: nước sông Nile đỏ ngầu như máu, nhiều ếch nhái, bọ rận chấy, ruồi muỗi, bệnh dịch làm súc vật chết, ghẻ lở, mưa đá, châu chấu, hoặc phản khoa học như tối tăm trên toàn đất Ai Cập trong 3 ngày nhưng lại có ánh sáng trong những nơi cư ngụ của dân Do Thái, và vô cùng tàn nhẫn và độc ác như: tất cả những đứa con đầu lòng của dân Ai Cập, từ Vua cho tới thứ dân, và những con vật sinh ra đầu tiên trong xứ Ai Cập, đều chết hết. Sau 10 tai họa trên, Vua Ai cập mới sợ và để cho dân Do Thái ra đi.
Ngày nay, nhiều người, từ những bậc trí thức cho tới những dân thường trong những xã hội văn minh tiến bộ đã đặt câu hỏi: "Một vị Thần độc ác như vậy, có đáng để chúng ta tôn thờ hay không? Chúng ta nên nhớ, theo thuyết Ba Ngôi của giáo hội Gia Tô La Mã, thì vị Thần độc ác táng tận lương tâm này, Chúa Cha, và Giê-su, Chúa Con, cùng Chúa Thánh Thần chỉ là một. Chúng ta có nên mong ước được sống đời đời bên cạnh vị Thần hung ác này không, vị Thần mà chúng ta biết chắc rằng có tính đồng bóng, thưởng phạt bất công, hỉ nộ vô chừng, và nhất là không hề có thiện tâm, nếu chúng ta tin tất cả những lời trong Thánh Kinh đều là những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần." Xin để cho những cán bộ truyền giáo cùng những nhà trí thức Ca Tô Việt Nam trả lời câu hỏi này với sự thành thực nhất trong lương tâm của họ. Trong giáo hội Ca Tô hoàn vũ đã có nhiều người trong hàng giáo phẩm như Giám mục, Linh Mục và nhiều tín đồ đã trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói: từ bỏ giáo hội và viết sách để lại cho hậu thế những suy tư lương thiện và thành thực nhất của họ về chính tôn giáo của họ. Thực chất của sự từ bỏ này bắt nguồn từ sự nhận thức được rằng, Thần Ki Tô không đáng để cho con người tiến bộ ngày nay kính trọng, đừng nói là thờ phụng, do đó tiến tới quyết định dứt khoát khước từ ân sủng "được thấy nhan Thánh Chúa" sau khi chết, một thứ bánh vẽ ở trên trời.
Chuyện về Thánh Moses trong Thánh Kinh còn nhiều, và các tín đồ Ki Tô đều được dạy rằng Moses được Thần Ki Tô đích thân ban cho 10 điều răn và các luật lệ khác trên núi Sinai, và là tác giả năm cuốn đầu trong Cựu Ước, viết theo đúng lời mặc khải của Thần Ki Tô, kể cả chuyện tả chính mình (Moses) chết ra sao trong Phục Truyền 34. Vì cuốn sách này không có mục đích phê bình Thánh Kinh nên tôi sẽ không đi vào chi tiết những chuyện mâu thuẫn, phi lý, phản khoa học v...v... trong Thánh Kinh. Quý độc giả hãy chịu khó bỏ chút thì giờ, đọc kỹ 5 cuốn này để thấy rõ những chuyện hoang đường trong đó, cùng tư cách, đạo đức của Thần Ki Tô, và của tổ tiên dân Do Thái, từ Abraham trở xuống, ra sao. Ở đây tôi chỉ xin tóm tắt một phần lý luận phân tích của Frederick Heese Eaton trong cuốn Những Thánh Gây Tai Tiếng về chuyện Thánh Moses:
Theo chuyện kể trong Thánh Kinh thì, dân Ai Cập từ chối không cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập. Tuy nhiên, điều này vô lý nếu xét theo những sự kiện. Người Ai Cập sợ dân Do Thái vì dân Do Thái càng ngày càng đông và đông hơn dân Ai Cập. Lẽ dĩ nhiên là họ sẽ rất vui mừng nếu những người Do Thái rời khỏi Ai Cập (Exodus 1: 9,10).
Điều không còn nghi ngờ gì nữa là Thánh Moses toan tính thuyết phục Pharaoh bớt khắc nghiệt khi đối xử với dân Do Thái. Dân Do Thái không muốn rời khỏi Ai Cập. Đồng bằng sông Nile là cánh đồng cỏ tốt nhất trong vùng để nuôi gia súc, do đó dân Do Thái không muốn rời bỏ miền đất này. Nơi đây, bầy gia súc của họ tăng trưởng tốt đẹp, và dân Do Thái sinh sôi nảy nở và trở thành giầu có. Ngay cả khi họ đã rời khỏi Ai Cập rồi, họ vẫn còn mong được trở lại (Dân Số 14:4)
Tuy nhiên, khi Pharaoh từ chối lời yêu cầu đối xử bớt khắc nghiệt với người Do Thái thì Moses có thể nói gì với dân của ông? Rằng ông đã thất bại trong nhiệm vụ thuyết phục Pharaoh? Không có một lãnh tụ chính trị nào muốn thú nhận sự thất bại của mình, và Moses chính là một lãnh tụ chính trị. Ông ta là người cầm đầu dân tộc Do Thái. Do đó, thay vì thú nhận sự thất bại của mình, Moses xoay câu chuyện sang ngả khác và tuyên bố rằng Pharaoh không muốn cho dân Do Thái rời khỏi xứ.
Mánh khóe tiếp theo của Moses là thuyết phục dân Do Thái rằng ông sẽ tạo nên một loạt những tai họa cho dân Ai Cập để bắt họ phải để cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập. Dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật nó xuống là một mánh khóe xảo quyệt quen thuộc của các chính trị gia để lạc dẫn họ khỏi biết đến sự thật.14

Chúng ta đã biết, những tai họa mà Moses, với sự giúp đỡ của Thần Do Thái, sau này trở thành Thần Ki Tô, tạo ra đều là những hiện tượng thiên nhiên hoặc những biến cố không thể nào xảy ra vì phản khoa học. Nhưng vào thời đại mà Moses đang sống, nghĩa là hơn 1200 năm TTL, thì tất cả những hiện tượng thiên nhiên như bão lụt sấm sét bệnh tật v..v... đều được cho là tác phẩm của Thần Do Thái, nên những người viết Cựu Ước đều cho đó là những phép lạ của Thần mà họ thờ phụng.
Trở lại lịch sử Do Thái. Sau khi thoát được ách nô lệ của Ai Cập, Do Thái gồm có 13 bộ lạc, mỗi bộ lạc chiếm cứ một vùng đất. Vào khoảng 1000 TTL, dưới sự lãnh đạo của Vua David, và rồi của Solomon, con của David, Do Thái trải qua một thời kỳ bành trướng đất đai, chiếm cứ cả vùng Canaan, Edom, Moab, Ammon v..v.. mà họ gọi là những vùng đất hứa (promised land) vì Thần đã hứa cho họ. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của Do Thái. Cho nên thật là dễ hiểu khi ta thấy dân Do Thái rất tôn sùng David, một anh hùng có công thống nhất và mở mang đất nước của dân tộc họ. Tư cách và đạo đức của David và Solomon ra sao? Tôi sẽ luận về những điều này khi tôi phân tích Thánh Kinh trong một cuốn sách khác. Trong bối cảnh lịch sử, dân Do Thái trong thời đó tin rằng Thần Gia-vê đã đứng về phe họ, dân chọn lựa của Thần, tuy Thần sáng tạo ra cả vũ trụ, đưa họ ra khỏi ách nô lệ của Ai Cập, đưa họ đến chiến thắng ở vùng Canaan, đưa dân Do Thái đến một cuộc định cư hưng thịnh, ổn định và kéo dài khoảng hai trăm năm.
Sự thống nhất và hưng thịnh của Do Thái không tồn tại được lâu dài. Sau khi Solomon chết vào năm 922 TTL, một cuộc nội chiến bùng nổ và Do Thái bị chia làm hai quốc gia: Israel ở miền Bắc và Judah ở miền Nam. Hai quốc gia này đều tự nhận là quốc gia kế thừa chính thức của Abraham, Moses, với quyền chiếm hữu đất đai và chỉ đạo tôn giáo theo như giao ước của Thần với Abraham và Moses. Cho tới năm 722 TTL, Israel ở miền Bắc lại bị đế quốc Assyria chinh phục. Dân chúng bị phân tán. Assyria lưu đầy người Do Thái, nhất là giới thượng lưu và trung lưu, tới khắp các miền trong nước Assyria. Những người Do Thái bị lưu đầy này được biết về sau là 10 bộ lạc thất lạc của Israel. (the ten lost tribes of Israel). Trong khi đó, chính quyền Judah ở miền Nam ổn định hơn, sự ổn định này kéo dài hơn 100 năm sau khi Israel mất đi tính cách quốc gia vì bị Assyria chinh phục. Đến năm 582 TTL, Do Thái lại bị Babylonia chinh phục, và dân được Chúa chọn lựa và cưng nhất lại rơi vào cảnh mất nước, tầng lớp trí thức lại bị lưu đầy, kéo dài 62 năm cho đến năm 520 TTL, khi Persia đánh bại Babylonia, giải thoát cảnh lưu đầy của người Do Thái, và cho dân Do Thái được sống tập trung quanh vùng Jerusalem.
Trong hai thế kỷ bị Assyria và Babylonia lưu đầy, người Do Thái vô cùng hoang mang, vì từ trước tới nay vẫn tin rằng dân tộc mình được Thần Gia-vê, alias Chúa Cha, đặc biệt chọn lựa và cưng nhất. Nay những thực tại lịch sử chứng tỏ rằng những giao ước của Chúa Cha với Abraham, Issac, Jacob chỉ là những chiếc bánh vẽ trên trời. Giới tiên trí thông thái lãnh đạo dân Do Thái bèn an ủi dân chúng là cứ yên tâm, sẽ có một ngày Chúa Cha đoái thương, và một đấng cứu tinh (Messiah) của dân tộc Do Thái sẽ xuất hiện để tiêu diệt Assyria và Babylonia, khôi phục chủ quyền của dân Do Thái. Đấng cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi thật ra chỉ là một anh hùng dân tộc, có công với dân Do Thái, tương tự như David khi xưa đã đưa Do Thái lên địa vị hùng mạnh trong vùng Trung Đông, chứ không phải là đấng cứu thế cứu rỗi linh hồn lên hiệp thông với Chúa Cha trên Thiên đường. Do đó, vị cứu tinh dân tộc này phải thuộc giòng giõi của vị Vua anh hùng Do Thái: David.
Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái mong chờ và tin rằng Thần Ki Tô sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu thế thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thần sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thần chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: It (The Kingdom of God) meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People). Người Do Thái tin tưởng rằng nơi nước Trời này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần.
Người ta không biết cuộc đời niên thiếu của Giê-su ra sao vì không có một tài liệu nào để lại. Gần đây có vài tác giả cho rằng ông ta đã sang tới Ấn Độ và biết đến vài triết lý của phương Đông, về sau thay đổi chúng để thành những điều giảng của chính mình, nhưng luận cứ này không có tính cách thuyết phục.
Khi Giê-su bắt đầu đi lang thang thuyết giảng về những cái gọi là phúc âm và tự nhận mình là con Thần Gia-vê, là đấng cứu thế v..v.. thì thánh kinh viết rõ là gia đình ông và nhiều người cùng thời cho là ông ta điên. Thánh kinh cũng viết, có nơi khi ông tới, dân làng kéo ra ngoài làng đuổi ông đi, không cho ông vào làng. Những lời rao giảng của ông không phù hợp với sự mong ước về một anh hùng dân tộc, cứu dân Do Thái ra khỏi vòng tối tăm nô lệ, của dân Do Thái, trái lại còn chủ trương tuân phục sự thống trị của La Mã (Cái gì của Ceasar hãy trả cho Ceasar, đóng thuế cho Ceasar v..v..), cho nên dân Do Thái không công nhận ông là đấng cứu thế (Messiah) và vẫn tiếp tục không công nhận cho tới ngày nay. Họ cho rằng ông đã nhận xằng những danh hiệu cứu thế cũng như con thiên chúa nên khi ông bị đóng đinh trên thập giá họ còn buông lời chế riễu. Theo kết quả nghiên cứu của Peter Jennings trên đài ABC trong chương trình The Search for Jesus gần đây, số người tin và theo ông không quá 15 người, kể cả 12 người gọi là tông đồ, và không có một người nào trung thành với ông, tất cả đều bỏ trốn khi ông bị bắt cũng như bị hành hình.
Những chi tiết về Giê-su, khi cần, tôi sẽ bàn tới về sau. Ở đây, tôi chỉ bàn tới xuất xứ của Ki Tô Giáo, lý do nào đã khiến cho Ki Tô Giáo hình thành và phát triển.
Đọc lịch sử Do Thái, chúng ta thấy rằng năm 70 Thường Lịch, 40 năm sau khi Giê-su chết trên thập giá, một biến cố trọng đại đã xảy ra cho dân Do Thái, từ đó đạo Do Thái cũ, với thánh kinh là cuốn Cựu Ước, đã biến thể và chia làm hai hệ phái: đạo Do Thái hiện đại (modern Judaism) và Ki Tô Giáo (Chistianity).
Vào giữa thập niên 60, dân Do Thái nổi giậy chống đối sự thống trị của La mã. Sự chống đối này kéo dài liên tục trong 4 năm. Đến năm 70, nhiều đoàn quân La Mã tràn vào Palestine và tiêu diệt dân Do Thái: phá hủy hoàn toàn thủ đô của Do Thái (Jerusalem), đền thờ Thần Gia vê của Do Thái, và thay đổi toàn diện lối sống của người Do Thái. Sử gia Do Thái đương thời Flavius Josephus ghi rằng có tới hơn 1 triệu người bị tàn sát và thành phố Jerusalem bị phá hủy toàn diện.
Đời sống xã hội của dân Do Thái hồi đầu thế kỷ thứ nhất theo mô thức: chính trị và tôn giáo là một. Người dân phải theo những giáo điều dưới sự chỉ đạo của các thày tu Do Thái Giáo tại các đền thờ lớn, với những lễ tiết ví dụ như giết súc vật, tưới máu để thờ Thần v..v.. Cuộc đàn áp của quân La Mã đã thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội này. Không còn đền thờ để mà thờ, không còn các thày tu để chỉ đạo, và không còn được phép giết súc vật để tế Thần v..v.., những người Do Thái sống sót phải tụ tập với nhau thành từng nhóm để định ra một lối sống mới. Từ đây nẩy ra một hệ phái mạnh nhất, hệ phái của dân Pharisee (cũng là Do Thái: Jews). Hệ phái này lấy thánh kinh Torah Do Thái, gồm 5 cuốn đầu trong Cựu Ước, làm căn bản, và đây chính là sự hình thành của đạo Do Thái hiện đại.
Mặt khác, có một hệ phái khác gồm người Do Thái và dân Gentile, hấp dẫn bởi những điều rao giảng của Giê su. Họ lập thành những cộng đồng riêng, cũng lấy thánh kinh Do Thái làm căn bản, nhưng thêm vào đó những điều Giê-su mới rao giảng. Đây chính là sự hình thành của Ki Tô Giáo, và những người theo hệ phái này tự gọi là tín đồ Ki Tô (Christian). Chúng ta biết rằng, trong 4 phúc âm, thì phúc âm Mark được viết trước nhất, vào khoảng năm 70, và các phúc âm Matthew, Luke và John được viết trong khoảng thời gian vài chục năm sau Mark. Chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy trong Tân ước, các tác giả phúc âm đã hạ thấp dân Pharisee, nghĩa là dân Do Thái, và đề cao Giê-su. Đây là những phản ứng trả đũa, vì trong thời đó, hệ phái Pharisee ở thế mạnh, thường bách hại những tín đồ Ki Tô và thường đuổi những tín đồ Ki Tô ra khỏi những giáo đường của dân Do Thái.

Trên đây là sơ lược về nguồn gốc Ki Tô Giáo. Ki Tô Giáo phát triển ra sao? Chúng ta đã biết, sự phát triển của Ki Tô Giáo dựa vào những sách lược dã man như đốt sách vở, cường quyền và bạo lực thắng công lý, giết ngoại đạo, cưỡng bách cải đạo, liên kết với các chế độ thực dân, phát xít v..v.. (Xin đọc Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2000 (tái bản)). Riêng về Ca-Tô Giáo Rô-Ma, lời xưng thú 7 núi tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hoàng và giáo hội ngày 12 tháng 3, 2000, đã nói lên tất cả những sự thật về bản chất của một tôn giáo vẫn luôn luôn tự nhận là một tôn giáo “duy nhất mạc khải”, “thánh thiện”, là “ánh sáng của nhân loại” v..v.. nhưng cũng chính là tôn giáo duy nhất trên thế gian đã gây ra những tội ác không thể đếm xuể đối với nhân loại, do đó đã xây dựng, phát triển và “sống vinh quang” trên núi xương sông máu của cả trăm triệu nạn nhân vô tội.
Trải qua bao thế kỷ, cho tới giữa thế kỷ 20, Ca-Tô Giáo Rô-Ma vẫn tự cho mình là một tôn giáo thiên khải duy nhất, theo nghĩa những điều giảng dạy trong Tân Ước của Giê-su là tiếng nói đặc thù của Chúa, có một không hai. Nhưng nhiều biến cố gần đây đã phá tan huyền thoại “duy nhất” và “đặc thù” này. Sự việc có thể tóm tắt như sau:
Năm 1947, một em bé chăn cừu tình cờ thấy một số tài liệu cổ trong một hang ở vùng Khirbet Qumran, khoảng 10 dặm phía Đông Jerusalem, và sau đó các nhà khảo cổ đã tìm kiếm và khai quật được một số tài liệu mà ngày nay chúng ta biết dưới tên Những Cuộn Kinh ở Biển Chết (The Scrolls from the Dead Sea). Từ những cuộn tài liệu này, người ta thấy có một sự liên hệ mật thiết giữa dân Essene - những người viết những cuộn kinh ở Biển Chết - và những tín đồ Ki Tô đầu tiên, và đi tới kết luận: “Sự đột khởi của Ki Tô Giáo sau cùng nên hiểu một cách đại cương như là một giai đoạn trong lịch sử nhân loại thay vì là sự truyền bá của tín điều và sự mạc khải thần thánh.” (The rise of Christianity should, at last, generally understood as simply an episode of human history rather than propagated as dogma and divine revelation.)
Các học giả nghiên cứu thánh kinh, khi đọc những cuộn kinh nơi biển chết song song với Tân Ước, đã khám phá ra có nhiều điều quá giống nhau, những điều mà cho tới gần đây, người ta cho là những lời giảng đặc thù của Giê-su, thực ra đã có trong dân gian từ trước (At the least, such “matches” seem to indicate that elements of Jesus’ teaching were in the air). Ví dụ như những câu như “Phúc cho những kẻ nghèo khó” (Blessed are the poor), “Phúc cho những kẻ yếu kém tâm linh” (Blessed are the poor in spirit), “Đưa má kia cho người ta tát” (Turn the other cheek) v..v.. đều đã thấy trong những cuộn kinh nơi biển chết. Rồi những lễ tiết trong Ki Tô Giáo như “Rửa tội” (Baptism) hay chuyện “Bữa ăn chiều cuối cùng” (The last supper) cũng là những sự kiện đã có trước thời Giê-su. Ngoài ra, cả hai dân Essene và Ki Tô đều tự nhận là được Thần giao ước mới (Tân Ước) và đều tin rằng ngày tận thế sắp kề, và một đấng cứu thế sẽ xuất hiện (theo dân Essene), hoặc tái xuất hiện (theo các tín đồ Ki Tô), để ngự trị con người như là một tu sĩ (priest) đồng thời là một ông vua (king). Do đó các học giả đã đi tới kết luận: “Ki Tô Giáo nảy sinh ra từ Do Thái Giáo trong thế kỷ đầu” (Christianity grew out of first-century Judaism.) [Xin đọc cuốn Gospel Truth của Russell Shorto, chương 3].
Những khám phá trên đã làm sáng tỏ một điều: Nhiều điều trong 4 phúc âm mà từ xưa tới nay người ta tin rằng đó là những nét đặc thù của Ki Tô Giáo, thực ra chỉ là chỉ là sao lại của dân Essene, vì những cuộn kinh trong Biển Chết đã được viết ra trước Tân Ước ít ra là vài chục năm. Do đó, điểm đồng thuận của các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-Tô, là các tác giả 4 phúc âm Matthew, Mark, Luke, và John, và ngay cả thánh Phao Lồ (Paul), qua những bức thư tông đồ (epistles), đã quen thuộc với những giáo lý, lễ tiết tôn giáo của dân Essene, và đã thay đổi phần nào những giáo lý, lễ tiết này để viết ra những điều theo niềm tin riêng của mình.
Cuốn sách này không có mục đích phân tích Thánh Kinh Ca-Tô cho nên tôi không đi vào những chi tiết để chứng minh những luận điểm trên. Công việc phân tích Thánh Kinh cần một cuốn riêng biệt, dày ít ra là vài trăm trang mới có thể gọi là tạm đầy đủ. Quý độc giả muốn biết rõ hơn, xin đọc những cuốn khảo cứu điển hình như “Is The Bible True?” của Jefferey L. Sheler, “Gospel Truth” của Russell Shorto, hoặc “Why Christianity Must Change or Die” của Giám Mục John Shelby Spong v..v..

Một câu hỏi được đặt ra là, sau khi hình thành và phát triển, Ca-Tô Giáo Rô-Ma đã đưa tín đồ vào những niềm tin như thế nào, tại sao một tôn giáo luôn luôn tự nhận là thiên khải, duy nhất lại có thể phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại trong suốt 20 thế kỷ nay, và cái gì đã làm cho giáo hội Ca-Tô vẫn là một giáo hội có nhiều tín đồ nhất trên thế giới. Nhiều học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-Tô, đã cho rằng giới lãnh đạo giáo hội, từ giáo hoàng xuống tới linh mục, đã khai thác sự yếu kém về tinh thần cũng như vật chất của đa số đám dân thấp kém, lạc dẫn tín đồ, đưa tín đồ vào trong vòng mê tín, tạo thành đức tin trong Ca-Tô Giáo. Và, cũng vì những niềm tin bị lạc dẫn này mà, theo Mục sư Ernie Bringas, Ca-Tô giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng cho toàn thể nhân loại. Vậy những niềm tin chính trong Ca-Tô Giáo là gì? Đây chính là chủ đề mà tôi muốn bàn tới trong Chương II: Kinh Tin Kính Của Ca-Tô Giáo.


CHƯƠNG II

KINH TIN KÍNH CÔNG GIÁO
 
Trong chương này, tôi sẽ thảo luận về Đức Tin Ca-Tô (Catholic Faith) trong ánh sáng của Khoa Học và Lý Trí. Như đã viết trong phần Dẫn Nhập, Đức Tin và Lý Trí là hai con đường trái ngược nhau, con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết. Nhưng chúng ta đã biết, gần đây Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) đã gửi một bức thư thông tri (Encyclical letter) cho các giám mục của ông về đề tài "Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí " (The relationship between faith and reason). Trước khi bàn đến mối quan hệ giữa Đức Tin và Lý Trí, chúng ta cần phải biết rõ định nghĩa của hai từ này. Tôi dịch "Faith" là Đức Tin và "Reason" là Lý Trí.
Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng, phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin Ca-Tô Giáo Rô-Ma và Lý Trí là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Trong Ca- Tô Giáo Rô-Ma có nhiều thí dụ để chứng minh luận điểm này. Trước hết, chúng ta hãy nghe một lời Thánh phán.
Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên, phán rằng:
Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội quyết định như vậy. 1
Cho nên, bất kể những quyết định của Giáo hội phi lý đến đâu, phản tiến bộ và phản khoa học đến đâu, xúc phạm đến các tôn giáo khác đến đâu, các tín đồ Ca-Tô chỉ có việc nhắm mắt tin theo, không cần biết, không cần hiểu, và lẽ dĩ nhiên không bao giờ cần dùng đến lý trí. Nhưng trong giáo hội Ca-Tô không phải chỉ có toàn những người nhắm mắt tin theo tất cả những lời "giáo hội dạy rằng", mà còn có những vị thuộc giới lãnh đạo Ca-Tô Giáo và những tín đồ trí thức đã dùng lý trí để phân tích toàn bộ giáo lý của Ca-Tô Giáo và đưa ra những nhận định về chính tôn giáo của mình. Những nhận định này sẽ được trích dẫn, khi cần, trong phần phân tích Đức Tin Ca-Tô sau đây.
Tín đồ Ca-Tô tin nhiều thứ lắm.
Họ tin rằng Thánh Kinh là những lời "mạc khải" của Thần Ki Tô nên không thể nào sai lầm, tuy ngày nay bằng chứng tràn ngập cho thấy vô số những điều trong Thánh Kinh sai lầm về cả Thần học lẫn khoa học.
Họ tin rằng Thánh Linh hay Thánh Ma (Holy ghost) có thể làm cho Bà Mary mang thai rồi sinh ra Giêsu, tuy ngày nay khoa sinh học đã chứng minh rằng không có tinh trùng của phái Nam, Mary chỉ có thể sinh ra con gái (như sẽ được trình bày với nhiều chi tiết hơn trong một đoạn sau.) Một hồn ma nhập vào người mà có tinh khí gồm 2 loại sắc tố (chromosome) X và Y để có thể làm cho người đàn bà thụ thai và sinh ra con trai là điều không tưởng.
Họ cũng tin rằng Thánh Ma là nguồn tâm linh hướng dẫn giáo hội, dẫn dắt các Hồng Y trong việc bầu Giáo Hoàng. Vậy mà giáo hội đã phạm 7 núi tội lỗi đối với nhân loại, và ngày nay các nhà nghiên cứu về Ca-Tô Giáo đã chứng tỏ từ xưa tới nay, Giáo Hoàng lên ngôi phần lớn dựa vào bạo lực và bằng những thủ đoạn, âm mưu, đàng sau hậu trường, khoan kể là số Giáo hoàng vô luân, vô đạo đức trong Ca-Tô Giáo không phải là nhỏ. Những sự kiện lịch sử này sẽ được trình bày trong một phần sau.
Họ tin rằng Giáo Hoàng là đại diện của Chúa (Vicar of Christ) trên trần, giữ trong tay những chìa khóa mở cửa Thiên đường, tuy Tiến sĩ Arthur Frederick Ide, sau khi nghiên cứu lịch sử các Giáo hoàng, đã viết trong cuốn Unzipped: The Popes Bare All, rằng các Giáo hoàng thực sự chỉ giữ những chìa khóa mở những cánh cửa vào nhục dục, trụy lạc, và bạo lực (..which history shows actually open the doors to sex, vice, and violence). Thiên đường chỉ là một hứa hẹn trống rỗng mà mà giáo hội nhồi vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, chứ thực tế không có một căn bản thuyết phục nào về sự hiện hữu của Thiên đường, và cũng chưa có ai biết Thiên đường ở đâu, như thế nào. Cho nên, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, nhất là, trước những bằng chứng tràn ngập của những khám phá khoa học về vũ trụ, gần đây, tháng 7, 1999, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã phải tuyên bố: "Thiên đường chẳng phải ở trên Trời, trên các tầng mây, Thiên đường ở trong Tâm con người".
Tuy nhiên, Ngài vẫn tự cho rằng mình có quyền, hoặc Vatican có quyền, "tuyệt thông" tín đồ, nghĩa là quyền khai trừ tín đồ ra khỏi giáo hội, không cho tín đồ hưởng các "bí tích" trong "hội Thánh" và lên Thiên đường hiệp thông cùng Chúa. Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "dứt phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi con nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một trò cười đáng khinh vì nó vô giá trị, vô nghĩa và lỗi thời. Thật vậy, trong cuốn Thần Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh, Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của "tuyệt thông" như sau:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Ca-Tô giáo. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.
Tuyệt thông toan tính biến sự thực chứng tôn giáo thành một trại huấn luyện quân sự trong đó sĩ quan phụ trách nhào nặn lên những người máy trung thành bằng cách làm chúng ngạt thở bởi giam hãm và sỉ nhục. Có thể những phương pháp này có nghĩa trong việc huấn luyện con người để chiến đấu ngoài mặt trận. Những phương pháp này thực là trẻ con và bất lương khi xử lý với sự liên hệ của con người đối với Thượng đế; nhưng thật không thể tin được là chúng vẫn còn tồn tại. 2
Họ tin rằng linh mục mà họ thường gọi một cách sai lầm là cha, cũng là một Chúa khác. Một người học nghề linh mục trong mấy năm để trở thành một loa phóng thanh cho các "bề trên" mũi lõ mắt xanh ngồi ở tận Rô-Ma xa xôi là có thể thay Chúa tha tội cho họ, dù chính bản thân nhiều vị linh mục, về kiến thức cũng như về đạo đức, còn thua và tội lỗi hơn cả tín đồ. Thật vậy, số linh mục đồng giống luyến ái (gay priests), nghiện rượu (alcoholic priests), bị bệnh AIDS, phạm tội cưỡng bách tình dục trẻ em (child abuse) đã lên tới mức độ mà Tòa Thánh không có cách nào che dấu bằng cách thuyên chuyển họ đi một giáo xứ khác như trước, đành phải lập ra những ủy ban nghiên cứu để giải quyết vấn đề, cùng gửi họ đi các trung tâm chữa trị, phí tổn lên đến trên tỷ đô la. Tín đồ Ca-Tô biết rất ít về các linh mục, giám mục v...v... của họ, họ vẫn tin rằng các "bề trên" này của họ là cao quý, đạo đức lắm. Họ không đọc lịch sử các Giáo hoàng, họ không đọc lịch sử cái mà họ gọi là "Hội Thánh". Đôi khi trong đám tín đồ cũng có người biết những chuyện động trời của các linh mục nhưng họ không dám động gì tới họ vì Giáo hội dạy rằng như vậy là mang tội với Chúa. Thật là tội nghiệp cho họ.
Họ được dạy rằng quyền phán xét các linh mục là thuộc về Chúa. Do đó, họ không cần để ý đến chuyện Chúa có thể tha tội cho linh mục của họ, nhưng chính quyền dân sự lại vượt trên quyền của Chúa, vẫn đưa "Cha cũng như Chúa" của họ vào nhà tù như thường nếu "Cha cũng như Chúa" của họ phạm những tội hình dân sự.
Nếu kể hết những điều tín đồ Ca-Tô tin thì quá dài, nên sau đây tôi chỉ luận qua một số tín điều căn bản trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma.
Căn bản những niềm tin chính trong Ca-Tô Giáo được gói ghém trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm 150. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Giêsu Kitô (Chúa Con) lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời có tính cách mơ hồ, trống rỗng vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều. Kinh này có tên là Kinh Tin Kính Athanasius. Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Ca-Tô Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản. Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo Lý Công Giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng
dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô
là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi,
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi bà Maria đồng trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,
xuống ngục tổ tông,
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng;
ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Có vẻ như Kinh Tin Kính tiếng Việt ở trên pha trộn hai bản văn khác nhau, cũ và mới. Để cho vấn đề được rõ ràng và dễ bề so sánh, tôi xin đăng nguyên 2 văn bản tiếng Anh như sau. Những phần để trong dấu ngoặc cong (..) là thuộc bản văn mới trong cuốn Catechism of the Catholic Church, xuất bản năm 1994, hoặc để thay một từ cũ (có gạch dưới), hoặc mới thêm vào. Còn những phần trong dấu ngoặc thẳng [..] là trong bản văn cũ được bỏ đi:
I believe in God the Father Almighty,
maker (creator) of heaven and earth
And in Jesus Christ, his only Son, our Lord
who (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit,
(and) born of the Virgin Mary;
(Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate,
was crucified, dead (died), and (was) burried;
he descended into hell
(on) the third day he rose again [from the dead];
he ascended into heaven
and sitteth (is seated) on (at) the right hand of
[God] the Father [Almighty]
from thence he shall (will) come (again)
to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church,
[the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.
Bản kinh trên rõ ràng là sản phẩm của một số người ở vài thế kỷ đầu, không hiểu gì về vũ trụ học, sinh học, di truyền học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, địa chất học, vật lý học hiện đại v...v..., những môn học mới phát triển trong những thế kỷ gần đây. Ngoài ra, bản kinh này còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, phi lý, hoang đường, chỉ hợp với những tín đồ đã bị điều kiện hóa, không có khả năng tự mình suy nghĩ. Chứng minh?
Trước hết, tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám Mục John Shelby Spong đã viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết trong đó ông đưa ra một nhận định tổng quát về Kinh Tin Kính:
Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người. 3
Muốn hiểu tại sao Giám Mục Spong lại nhận định như trên, chúng ta hãy phân tích những lời kinh này từng câu một trong ánh sáng của lý trí, của khoa học hiện đại và thực tế.

Kinh mở đầu bằng câu:
"Tôi Tin Kính Đức Chúa Trời..." .

Với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu trên trở thành vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế. Tín đồ Ca-Tô Việt Nam dịch God là Đức Chúa Trời trong khi, như chúng ta đã biết, God trong Ki Tô Giáo chỉ là một vị Thần của một dân tộc hay một bộ lạc Do Thái cổ xưa. Mặt khác, người Ca-Tô hiểu rằng Trời là trụ xứ của Thần Ki Tô (Christian God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời". Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời", nơi Chúa ngự, là "Thiên đường", đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà. Trong một phần sau, tôi sẽ trình bày với nhiều chi tiết hơn về cái gọi là "vòm Trời" trong Thánh Kinh. Ngày nay, cái vòm Trời như được mô tả trong Thánh Kinh đã tan vỡ ra thành từng mảng trước những khám phá của khoa học về vũ trụ. Khi con người bắt đầu ý thức được rằng, qua những khám phá của Copernicus và Galileo, chẳng có vòm Trời nào để cho "Chúa Trời" ngự trên đó mà phán xét, thưởng phạt con người, thì những nhà bảo vệ tín lý Ki Tô Giáo bèn thay đổi chỗ ở của "Chúa Trời", sửa lại là "Chúa Trời" không ở "trên đó" (up there) mà ở "ngoài đó" (out there), hàm ý ở khắp mọi nơi, hi vọng sự thay đổi này sẽ làm cho con người tin vào "Chúa Trời" hơn. Nhưng, với một vũ trụ được cả thế giới, kể cả Tòa Thánh Vatican, công nhận là vô biên, thiên hà Andromeda gần giải ngân hà của chúng ta nhất cũng cách xa chúng ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng, và vũ trụ gồm cả tỷ thiên hà như vậy, có thiên hà cách xa chúng ta cả 13 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng là một khoảng cách vào khoảng 9460800000000 cây số (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu), thì "Chúa Trời" ngự ở đâu? Cả "trên đó" và "ngoài đó" đều không có ý nghĩa. Chưa kể là thay đổi từ "trên đó" thành "ngoài đó" hàm ý bác bỏ một điều tin trong Kinh Tin Kính: "Sau khi chết Chúa Con lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha". Khoa học tiến tới đâu thì "Chúa Trời" lui tới đó, và hiện nay "Chúa Trời" đã bị đẩy ra khỏi "vòm Trời" tưởng tượng của những người viết Thánh Kinh, và rơi vào cõi hoang tưởng của những người có đầu mà không có óc. Trước khi đi vào chi tiết vấn đề này, tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu về nguồn gốc đức tin Ca-Tô về một "Chúa Trời".
Đức tin Ki Tô nói chung, Ca-Tô nói riêng, bắt nguồn từ một thế giới khác hẳn với thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay. Trong thế giới đó, thế giới của người Do Thái, trí tuệ con người chưa mở mang. Trong thế kỷ đầu, khi các Phúc Âm trong Tân Ước được viết ra, quan niệm về thế giới viết trong Cựu Ước chỉ phản ánh sự hiểu biết của người Do Thái trong thời đó về vũ trụ. Nhưng Ki Tô Giáo cho đó là những lời mạc khải của "Chúa Trời" nên không thể sai lầm, vì một điều sai lầm trong Thánh Kinh sẽ đưa tới kết luận là tư cách thần thánh, toàn năng, toàn trí của Chúa Trời, theo như "giáo hội dạy rằng", chỉ là điều tưởng tượng của những người khi xưa sùng tín Thần của họ.
Theo Cựu Ước thì vũ trụ gồm có ba tầng: trái đất mà chúng ta đang sống trên đó thì phẳng và dẹt như một cái đĩa, là trung tâm của vũ trụ, đứng vững dưới một tầng trời, ở dưới trái đất là tầng địa ngục. Tầng trời được hiểu là nơi trú ngụ của "Chúa Trời", nơi đây "Chúa Trời" thường xuyên ngồi xem xét những chuyện của con người và can thiệp vào những chuyện thế gian. Cho nên, những gì mà trí tuệ con người thời đó chưa hiểu nổi, thí dụ như thiên tai, bệnh tật, và ngay cả những hiện tượng thiên nhiên như sấm, sét v..v... đều được coi là những hành động của "Chúa Trời" (acts of God) để trừng phạt tội lỗi của con người, những vụ được mùa được coi là ân sủng của "Chúa Trời". Ngày nay, chúng đã biết, và biết rất rõ, nguyên nhân của những hiện tượng thiên nhiên và có thể tiên đoán khá chính xác khi nào thiên tai nào xảy ra và ở đâu.
Trải qua 16 thế kỷ, niềm tin tất cả là do "Chúa Trời" tạo ra đã tạo thành đức tin của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ. Nhưng khi nền văn minh hiện đại bắt đầu ló dạng vào đầu thế kỷ 16 thì quan niệm về một Thiên Đường nơi đó "Chúa Trời" ngồi để phán xét những việc thế gian cũng bắt đầu chao đảo và hiện nay thì trở thành Hoang Đường (cái nhà hoang), ít ra là đối với đa số dân chúng trên thế giới, nhất là đối với tuyệt đại đa số những người trong giới trí thức hiểu biết. Muốn chứng minh luận cứ này, chúng ta cần trở lại sự tiến bộ của nhân loại từ khi cuộc cách mạng khoa học bắt đầu.
Có thể nói rằng cuộc cách mạng tư tưởng của Tây phương bắt đầu bằng những công cuộc khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1573) khi ông nghiên cứu vũ trụ, khi đó chỉ gồm có mặt trời, trái đất và trăng sao mà con người nhìn thấy trên trời. Ông đưa ra một nhận định phá đổ dứt khoát quan niệm về trời mà con người khi đó cho là trụ xứ của "Chúa Trời". Nhận định của Copernicus có ít người biết đến cho đến khi Galileo Galilei (1564-1642), dựa trên những tư tưởng của Copernicus và trên những kết quả quan sát thực nghiệm, xác định lại quan niệm về vũ trụ và vị thế của trái đất trong vũ trụ. Galilei đi tới kết luận là không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất như đã viết trong Thánh Kinh mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời. Kết luận này làm thay đổi toàn bộ hệ thống tư tưởng của con người về vũ trụ, và làm "lạnh xương sống" giới giáo sĩ Ca-Tô Giáo, những kẻ buôn bán quyền lực (power brokers) thời đó, những kẻ xây dựng quyền lực trên sự "không thể sai lầm của Thánh Kinh" và trên sự hiểu biết vô cùng giới hạn của quần chúng Tây phương. Nói rõ hơn, trái đất không còn được coi như là đứng yên, trung tâm của vũ trụ như là "lời không thể sai lầm" của "Chúa Trời" trong Thánh Kinh, và vì thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên không có chỗ nào để cho "Chúa Trời" ngồi yên "trên đó" hay "ngoài đó" mà can thiệp vào việc hàng ngày của thế gian. Muốn theo dõi sự việc trên thế gian để mà can thiệp, "Chúa Trời" cũng phải điên đảo, đảo điên như là trái đất đang điên đảo, đảo điên trong không gian. Cũng vì vậy mà, như trên đã nói, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai, trước sự tiến bộ của khoa học, đã phải thú nhận: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây."

Trên đây là những điều mà hầu như cả thế giới chấp nhận, kể cả một số trong hàng giáo phẩm Ca-Tô Giáo gồm có Giám mục, Linh mục và một số trí thức trong chính giáo hội, qua sự phân tích khoa học, dùng lý trí suy luận để tìm ra sự thực. Đối với đa số tín đồ mà lý trí được coi như là một xa xỉ phẩm không cần thiết thì vấn đề lại khác hẳn, vì họ vẫn còn tin theo lời dạy giả dối của giáo hội cho đám tín đồ thấp kém, rằng "Chúa Trời" toàn năng, hay là "phép tắc vô cùng", làm gì cũng được. Đây chính là câu tiếp theo trong Kinh Tin Kính mà chúng ta sẽ thảo luận:
"... Là Cha Phép Tắc Vô Cùng"
"Chúa Trời" bây giờ được gọi là Cha, nghĩa là giống đực. Tại sao lại là Cha mà không phải là Mẹ? Căn bản giống đực của "Chúa Trời" dựa vào đâu? Chữ "Cha" trong câu kinh này chẳng qua chỉ là sản phẩm của những người sống trong thời đại và địa phương theo chế độ phụ hệ, kỳ thị và coi rẻ phái nữ. Chính chữ "Cha" này đã được các giáo hội Ki Tô dùng làm căn bản "truyền thống thiêng liêng của giáo hội" (sacred tradition of the Church) trong suốt 20 thế kỷ nay để biện minh cho đường lối coi thường và đàn áp phái nữ, kéo dài cho tới tận ngày nay.
Chúng ta biết rằng, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã ra thông tri quyết định không chấp thuận cho phái nữ làm linh mục với lời tuyên bố: "Trong Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma, đàn bà sẽ không bao giờ được làm linh mục, vì Giêsu không chọn người đàn bà nào làm tông đồ của Người" (Women will never be priests in the Roman Catholic Church because Jesus did not choose any women to be his disciples). Có người hỏi lại rằng: "Thế Giêsu có chọn một người Ba Lan nào làm tông đồ của Người không? Tại sao một người Ba Lan như Karol Jozef Wojtyla (tên tục của Giôn Pôn Hai) vẫn có thể làm linh mục, rồi leo lên làm Giáo hoàng, một địa vị mà "giáo hội dạy rằng" kế nghiệp Phê-rô, làm đại diện cho Giêsu trên trần?" Có cách nào trả lời câu hỏi trên cho hợp lý ngoài cách dựa vào một tín điều: "Giáo hoàng là một bí nhiệm"? "Bí nhiệm" là từ giáo hội thường dùng để "giải thích" những điều "bí đặc", không thể giải thích được cho nó hợp lý. Khi giáo hội tuyên bố đó là một bí nhiệm thì con người chỉ có thể hoặc tin hoặc chối bỏ, không phải là vấn đề để thắc mắc, bàn cãi. Mọi lý luận đều trở thành vô giá trị, do đó lý trí trở thành thừa thãi.
Nhưng không phải chỉ có chữ "Cha" trong kinh Tin Kính mang sắc thái coi thường, hạ thấp phụ nữ mà trong cuốn Thánh Kinh chúng ta cũng thấy đầy những tư tưởng kỳ thị, coi rẻ phụ nữ, coi phụ nữ như là vật sở hữu của đàn ông, là công dân hạng hai, nhơ nhớp v..v...
Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Thánh Kinh. Thánh Phao Lồ phán, 1 Cor. 11: 3:
Nhưng còn điều này tôi muốn nhắc anh em: Chúa Cứu Thế là chủ của người Nam; Người Nam là chủ của người Nữ; Thượng đế là chủ của Chúa Cứu Thế (mâu thuẫn với thuyết Chúa Ba Ngôi. TCN)..

Và trong 1 Timothy 2: 2: 11-12 chúng ta đọc:
Người đàn bà hãy học hỏi trong yên lặng, với tinh thần tuân phục. Ta không cho phép người đàn bà nào dạy hoặc có quyền đối với đàn ông, mà phải yên lặng.

Chẳng thế mà một số Thánh nổi tiếng trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma đã đưa ra những nhận định kỳ thị phái nữ, những nhận định có thể đưa các Ngài vào tù trong thời đại này. Thí dụ, Thánh Augustine (354-430) (cha đẻ của nền Thần học Ca-Tô và được Ca-Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", tác giả cuốn Đô Thị Của Thần Ki Tô), đã phán:
Người đàn bà, khi xét cùng với chồng, là hình ảnh của Thiên Chúa Ki Tô .., nhưng khi xét riêng là đàn bà...thì không phải là hình ảnh của Thiên Chúa nhưng đối với người đàn ông xét riêng, thì đó là hình ảnh của Thiên Chúa. 4
Thánh Jerome (347-420) thì phán:
Đàn bà là cửa ngõ của quỷ, của đường xấu xa, cái chích của con bọ cạp, nói tóm lại, là một thứ nguy hiểm. 5
Và Thánh John Chrysostom (347-407) coi đàn bà còn tai hại hơn là thú dữ:
Trong những thú dữ, không có con nào gây hại như một người đàn bà. 6
Còn Thánh Anthony (1195-1231) thì coi đàn bà như là quỷ, là rắn:
Khi các ngươi thấy một người đàn bà, hãy coi như là các ngươi đối diện với, không phải là một con người mà chính là một con quỷ. Tiếng nói của người đàn bà là tiếng phun phì phì của con rắn. 7
Như vậy, chúng ta đã hiểu tại sao Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình Ca-Tô và trong nền giáo dục Ca-Tô, đã phải viết như sau trong cuốn "Quyển sách của Ruth":
Không có một trang sách nào trong Thánh Kinh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó... Và khi tôi thấy Thánh Kinh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. 8
Quý độc giả nào muốn biết rõ hơn về căn bản kỳ thị, khinh rẻ phụ nữ trong Thánh Kinh, xin đọc cuốn Ki Tô Giáo, Chế Độ Nam Trị, Và Sự Lạm Dụng: Một Phê Bình Của Phái Nữ (Christianity, Patriarchy, and Abuse: A Feminist Critique) của Joanne Carlson Brown và Carole R. Bohn, trong đó có 10 bài tiểu luận về các đề tài xung quanh vấn đề kỳ thị phụ nữ viết bởi các giáo sư đại học phái nữ. Thật là tội nghiệp cho những tín đồ phụ nữ trong giáo hội Ca-Tô, vì một lời hứa hẹn hão huyền về một cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời mà phải chịu an phận với sự kỳ thị đã được nuôi dưỡng bởi giáo hội trong suốt 20 thế kỷ.
Giám Mục Spong cũng cho rằng chữ "Cha" trong kinh Tin Kính đã được dùng trong nhiều ngàn năm để biện minh cho sự đàn áp phụ nữ của các định chế tôn giáo (Ibid., trang 5): "The word Father...shouts of the masculinity of the deity, a concept that has been used for thousands of years to justify the oppression of women by religious institutions..."
"Phép tắc vô cùng" là dịch sai từ chữ "Almighty". Vì "phép tắc vô cùng" làm ta liên tưởng đến Tề Thiên Đại Thánh, đệ tử của Đường Tăng Trần Huyền Trang, theo Thầy đi Thiên Trúc thỉnh Kinh Phật. Giám mục John Shelby Spong giảng Almighty, theo nghĩa Thần học của Giáo hội, có nghĩa là Toàn Năng và Toàn Trí (Almighty has been translated theologically by the Church into such concepts as omnipotence (all-powerful) and omniscience (all-knowing), nghĩa là "làm gì cũng được", và "cái gì cũng biết", kể cả quá khứ vị lai. Ngoài hai thuộc tính này, về sau Giáo hội còn đặt ra một thuộc tính nữa là Toàn Thiện (omnibenevolent) nghĩa là "nhân từ vô cùng". Ba thuộc tính trên đã là những điều mà các tín đồ Ca-Tô cứ nhắc lại như những con vẹt mà không chịu tìm hiểu, phân tích để biết ý nghĩa thực của những từ này là như thế nào. Đó cũng là những điều mà con người trong thời Trung Cổ ở Âu Châu bắt buộc phải tin, nếu không thì bị tù đầy, tra tấn, và thiêu sống như lịch sử Ca-Tô Giáo đã chứng minh. Nhưng khi Giáo hội Ca-Tô mất quyền sinh sát vì sự tiến bộ của nhân loại thì chính ba thuộc tính trên lại là những vấn nạn quật ngược lại nền Thần học của Giáo hội, vì Giáo hội không có cách nào giải thích được những mâu thuẫn trong những quan niệm trên, và nhất là thực tế đã bác bỏ hoàn toàn những quan niệm về Toàn Năng, Toàn Trí và Toàn Nhân, ba thuộc tính mà Giáo hội đặt ra để gán ép vào Thiên Chúa Ki Tô.
Để cho vấn đề được rõ ràng, chúng ta hãy luận về ba thuộc tính trên của Thiên Chúa Ki Tô.
Thứ nhất, chúng ta hãy nhìn vào thực tế trên cõi đời: từ những em bé mới sinh ra đã bị tật nguyền cho tới những thiên tai gây ra cảnh tang tóc thiệt hại cho con người; từ những bệnh truyền nhiễm cho tới những chiến tranh tàn sát hàng triệu người; từ những cuộc tranh chấp chính trị nhỏ cho tới những cuộc chiến tranh tôn giáo còn đang tiếp diễn ở Bosnia, Ireland, Palestine; rồi những cảnh trẻ em đang bị chết đói ở Rwanda, Ethiopia v...v.., chúng ta có thể tin được chăng là có một Thần Ki Tô "làm gì cũng được" và có lòng “nhân từ vô cùng” được không? Tại sao những tín đồ Ca-Tô vẫn còn tin vào lòng thương yêu của Thiên Chúa Ki Tô theo như lời rao giảng của các cán bộ truyền giáo? Bởi vì họ đã được reo rắc vào trong đầu óc một tâm cảnh ích kỷ, chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Họ được dạy rằng những bất hạnh xảy ra cho mình là do ý Chúa để thử thách, cứ kiên trì tin Chúa, thờ phụng Chúa thì Chúa sẽ cho sống đời đời tốt đẹp bên Chúa. Nếu có gì may mắn xảy ra cho mình thì đó là do lòng thương yêu của Chúa, hoặc ân sủng của Chúa ban cho. Chẳng thế mà trong một tai nạn máy bay, 3 hành khách sống sót trong số 286 người trên chuyến bay, đã cám ơn Chúa vì Chúa đã thương yêu, cứu họ. Họ không hề để ý đến chuyện 283 người tử nạn kia sẽ cám ơn ai? Cái tâm cảnh ích kỷ này đi đến độ cực đoan là những tín đồ tân tòng, ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vui sướng vì tin là mình sẽ được lên Thiên đường ở cùng Chúa, mà không hề nghĩ đến ông bà tổ tiên hay đồng bào mình bị đày địa ngục vì không tin Chúa, theo như lời dạy lố bịch, hoang đường, mê tín, xúc phạm đến mọi tôn giáo khác của Giáo hội. Ngày nay, một số nhà Thần học đã đưa ra vấn đề "có sự cứu rỗi ngoài giáo hội" (salvation outside the church) nhưng luận điểm này mang nhiều sắc thái gượng ép vì cho rằng con người ngoài giáo hội cần đến một sự cứu rỗi không tưởng trong Ki Tô Giáo. Những thực tế trên cõi đời đã cho chúng ta thấy rõ ràng là Thiên Chúa, nếu có, chẳng phải là một Thiên Chúa đầy lòng thương yêu nhân loại, vậy thì người hãy thương lấy người, và vứt bỏ đi những cặp nạng Toàn Năng, Toàn Trí và Toàn Nhân trong Thần học Ki Tô. Ngày nay những sự việc xảy ra trên khắp thế giới đã chứng minh rất hùng hồn là chỉ có con người mới giúp được con người. Trận lụt lớn ở miền Trung Việt Nam vào đầu tháng 11, 1999, nếu không có bàn tay vô Thần cấp thời và tích cực cứu giúp của chính quyền, quân đội và đồng bào; và sau đó, không có sự cứu trợ vật chất với tính cách đại qui mô của các tổ chức tôn giáo như Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu v..v.., với sự hăng say hoạt động từ thiện của các Tăng, Ni Phật Giáo cùng đồng bào trong nước v..v.., sự đóng góp của đồng bào hải ngoại v..v... thì những sự đau khổ về chết chóc, thiệt hại và thiếu thốn vật chất của nạn nhân bão lụt không biết lên tới mức nào. Đâu có thấy bàn tay cứu giúp của Chúa ở đâu, dù rằng Thánh Kinh viết rằng Chúa Cha có thể làm mưa bánh mì cho những người đang đói ăn, và Chúa Con cũng có khả năng biến một ổ bánh mì thành trăm ổ bánh mì. Phải chăng Chúa chỉ có khả năng làm bánh mì cho dân Do Thái, chứ không có khả năng thổi cơm hay chế tạo mì gói ăn liền cho dân Việt Nam?
Lịch sử thế giới cũng cho thấy, những người chết đói ở Somalia, Rwanda, Ethiopia cứ tiếp tục chết đói cho đến khi có những cơ quan từ thiện quốc tế cứu giúp, dù rằng trong những xứ này có khá nhiều người tin Chúa. Các nhà bảo vệ tín lý bèn diễn giải rằng, những cơ quan từ thiện chính là bàn tay cứu giúp của Chúa. Đến khi bị hỏi ngược lại là trong số những người làm việc thiện có rất nhiều người không theo đạo thờ Thiên Chúa, không tin là có Thiên Chúa, và nhất là, tại sao Thiên Chúa lại để cho sinh ra những nạn đói kém hay thiên tai trên thế giới rồi mới đưa bàn tay ra cứu giúp một phần, vì trước khi cứu giúp đã có nhiều người chết đói rồi? Câu trả lời có tính cách mạ lỵ đầu óc con người là: những việc Thiên Chúa làm, con người không thể nào hiểu nổi. Người ta lại hỏi: nếu con người không hiểu nổi thì tại sao các ông lại cứ tuyên bố là Thiên Chúa muốn thế này, Thiên Chúa muốn thế nọ, và muốn chúng tôi phải thờ Thiên Chúa của ông? Câu trả lời để chấm dứt mọi lý luận là: tin thì lên Thiên đường, thắc mắc thì xuống điạ ngục.
Cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Epicurus đã đặt vấn đề Toàn Năng, và Toàn Thiện như sau:
"Hoặc Thiên Chúa muốn hủy bỏ sự ác, và không thể
Hoặc Thiên Chúa có thể hủy bỏ nhưng không muốn
Hoặc Thiên Chúa không thể, và không muốn
Nếu Thiên Chúa muốn, nhưng không thể làm được, Thiên Chúa bất lực. (nghĩa là không Toàn Năng)
Nếu Thiên Chúa có thể, nhưng không muốn, Thiên Chúa thật là xấu xa. (nghĩa là không nhân từ)
Nếu Thiên Chúa không thể và cũng không muốn,
Thiên Chúa vừa bất lực vừa xấu xa.
Nhưng nếu (như họ thường nói) Thiên Chúa có thể hủy bỏ sự ác
Và Thiên Chúa thật sự muốn như vậy
Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác?"
(Either god wants to abolish evil, and cannot;
Or he can, but does not want to;
Or he cannot, and does not want to.
If he wants to, but cannot, he is impotent.
If he can, but does not want to, he is wicked.
If he neither can, nor wants to,
He is both powerless and wicked.
But if (as they say) god can abolish evil,
And god really wants to do it,
Why is there evil in the world?)
Từ xưa tới nay, chưa có ai trả lời được câu hỏi mà Epicurus đã đặt ra, dù những bộ óc kém cỏi đã phát minh ra chuyện Thiên Chúa muốn trừng phạt sự xấu xa của con người, những sản phẩm do chính Thiên Chúa tạo ra theo y như hình ảnh Thiên Chúa và tự khen tác phẩm của mình là "tuyệt hảo", như được viết trong Cựu Ước, chương Sáng Thế. Tại sao con người do Thiên Chúa tạo ra một cách tuyệt hảo như trên lại làm ác? Câu trả lời phi lôgic của các nhà truyền giáo là Thiên Chúa muốn cho con người tự do, không muốn con người là những người máy. Nhưng nếu Thiên Chúa toàn năng thì tại sao không thể tạo ra một con người tự do giới hạn, nghĩa là không thể có cái tự do làm ác mà chỉ có tự do làm thiện mà thôi. Vậy nguồn gốc của sự xấu ác ở trên đời là ở đâu? ở con người hay ở Thiên Chúa?
Những tín đồ Ki Tô tin vào một Thiên Chúa toàn năng trong khi họ không hiểu toàn năng là gì. Họ không thể hiểu được rằng, theo định nghĩa, không làm gì có chuyện toàn năng. Vì toàn năng nghĩa là có khả năng làm bất cứ điều gì mà con người có thể tưởng tượng được, thí dụ, làm cho một cặp vợ chồng da đen sinh ra một đứa con da trắng, làm ra một con rùa có lông, hay con thỏ có sừng, hay một cây mít sinh ra trái soài v...v.. Có người đã đặt một câu hỏi rất ý nhị về thuộc tính toàn năng của Thiên Chúa của Ki Tô giáo: " Thiên Chúa có thể tạo ra một phiến đá nặng đến nỗi chính Thiên Chúa cũng không vác nổi không?" Đây là một câu hỏi không một nhà thần học Ki Tô nào trả lời nổi, vì trả lời "có" hoặc "không" đều đương nhiên bác bỏ thuộc tính toàn năng của Thiên Chúa. Kết luận: thuộc tính toàn năng không thể có. Nếu thuộc tính toàn năng không thể có thì một vị Thiên Chúa toàn năng cũng không thể nào có. Mặt khác, toàn năng và toàn trí (cái gì cũng biết) là hai thuộc tính có tính chất loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, cho nên một vị Thần kiêm cả hai thuộc tính toàn năng và toàn trí là điều không tưởng. Thật vậy, nếu Thiên Chúa "biết" cái gì sẽ xảy ra trong tương lai và Thiên Chúa không thể thay đổi được sự việc đó, điều này rất rõ ràng trước những thực tế và quy luật thiên nhiên ở ngoài đời, thì làm sao có thể gọi là " Thiên Chúa toàn năng" được? Ngược lại, nếu Thiên Chúa có khả năng thay đổi sự việc nhưng lại không biết những gì sẽ xảy ra để mà thay đồi, vậy thì "toàn trí" ở chỗ nào? Nói tóm lại, một vị Thiên Chúa toàn năng, toàn trí chỉ có trong niềm tin đã được nhồi vào óc từ khi còn nhỏ của những người không hiểu thế nào là toàn năng, toàn trí.
Sau cùng, đọc Thánh Kinh, nhất là Cựu Ước, thì không ai có thể chấp nhận Thiên Chúa Ki Tô trong đó là bậc toàn thiện. Tại sao? Vì Thiên Chúa trong Cựu Ước được mô tả như một vị Thần tiền hậu bất nhất, lòng đầy thù hận, trí tuệ kém cỏi, ham vật chất, ham gái, độc ác, vô lương tâm, tàn nhẫn, bất công ..., những thuộc tính hoàn toàn trái ngược với thiện tâm và lòng nhân từ của con người. Chứng minh?
Trong chương I, tôi đã trích dẫn vài đoạn trong Cựu Ước chứng tỏ một vài hành động độc ác, bất nhân của Thiên Chúa, ví dụ như chuyện Thiên Chúa dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái nhưng rồi lại gây ra 10 tai họa cho dân Ai Cập, với cao điểm là làm cho tất cả những đứa con đầu lòng trong mọi gia đình dân Ai Cập chết hết (Exodus 11: 4-6); khi dân Do Thái chạy ra khỏi Ai Cập thì Thiên Chúa rẽ nước biển ở Hồng hải, nghĩa là tạo ra một lối thoát khô, để cho dân Do Thái chạy qua, rồi sau đó lại đóng nước lại làm cho cả toán quân Ai Cập đuổi theo chết đuối hết ở Hồng Hải (Exodus 15) v.. v.. Ngoài ra chúng ta còn có thể đọc trong Cựu Ước: Thiên Chúa là một người chinh chiến (Exodus 15:3: The Lord is a man of war); Thiên Chúa khuyến khích dân Do Thái quật đầu những đứa trẻ dân Edom vào đá cho chết (Psalm 137: 7-9); Thiên Chúa ra lệnh cho Moses tiêu diệt dân Midian (Numbers 31: 1,2), quân lính của Moses thiêu rụi mọi thị trấn của dân Midian, cướp bóc hết của cải, gia súc v...v..., giết chết mọi đàn ông (Numbers 31: 7) nhưng chừa lại đàn bà và trẻ con. Điều này làm Moses nổi giận, ra lệnh giết hết đàn bà và trẻ con trai, chỉ chừa lại các trinh nữ để chia cho Thiên Chúa một phần. Tất cả có 16000 trinh nữ, số nộp cho Chúa là 32 (Numbers 31: 40) v...v... Thật là khôi hài khi ta đọc đến những điều răn của Thiên Chúa trong đó có những khoản như: không được giết người, không được trộm cắp, không được tà dâm, những điều khoản mà chính Thiên Chúa là người đầu tiên vi phạm. Một Thiên Chúa độc ác, bất nhân như vậy có đáng để chúng ta tôn kính hay không? khoan nói đến chuyện thờ phụng.
Đó là về Chúa Cha, và chúng ta nên nhớ Chúa Cha chỉ có con một là Chúa Con, Giê-su. Thánh Kinh Tân Ước cũng viết rõ, Chúa Con, Giêsu, được phái xuống trần để dạy con người thi hành luật của Chúa Cha, những luật mà nếu thi hành trong thời đại này thì sẽ bị cả thế giới lên án và đưa ra tòa án quốc tế xét xử (Hãy đọc kỹ 4 Phúc Âm Matthew, Mark, Luke, John và các chương Acts, Corinthians, Revelation v..v.. trong Tân Ước). Điều đáng nói là đọc kỹ Tân Ước chúng ta thấy trí tuệ, đạo đức của Chúa Con, Giê-su, cũng chẳng hơn Chúa Cha là bao nhiêu. Những nhận định này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
Như trên tôi đã chứng minh không làm gì có chuyện toàn năng, nhưng người ta vẫn cứ tin vào một Thiên Chúa toàn năng. Chỉ cần nhin những sự việc xảy ra xung quanh mình cũng thấy toàn năng là một thuộc tính tưởng tượng của con người. Toàn năng làm sao mà cho tới bây giờ trên thế giới vẫn chỉ có khoảng 25% (1.8 tín đồ mọi tông phái Ki Tô trên tổng số hơn 6 tỷ người trên thế giới) tin ở Thiên Chúa toàn năng? Chuyện đã quanh quẩn lại trở thành quẩn quanh..
Trên một khía cạnh khác, tin vào Chú Cuội hay tin vào Táo Quân còn đỡ hơn tin vào một Thiên Chúa toàn năng, vì chưa có ai nhân danh Chú Cuội hay Táo Quân để giết người hay ép người khác phải tin vào Chú Cuội hay Táo Quân, trong khi không biết bao nhiêu người đã tin vào Thiên Chúa và đã nhân danh Thiên Chúa để phạm phải không biết bao nhiêu là tội ác và gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho nhân loại.
Do đó, những quan niệm thuộc loại mê tín như Thiên Chúa có thể ban phúc, giáng họa cho nhân loại, hoặc làm những phép lạ để chứng tỏ khả năng thần thánh v...v..., là những quan niệm đã lỗi thời, không phù hợp với sự hiểu biết của con người ngày nay và những thực tế ở ngoài đời. Tôi xin lấy một thí dụ trong Thánh Kinh Do Thái - Ki Tô.
Thánh Kinh, Matthew 17: 14-21, viết:
Khi Đức Chúa Giê su và môn đồ đã trở lại cùng đoàn dân, thì có một người đến gần, quỳ trước mặt Ngài, mà thưa rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa thương đến đứa con trai tôi! Vì nó mắc bệnh phong điên (Kinh Thánh tiếng Việt dịch sai, Epilepsy là bệnh "động kinh" chứ không phải là phong điên), phải chịu đau đớn quá, thường bị té vào lửa, và té xuống nước. Tôi đã đem nó đến cho môn đệ Chúa, nhưng chữa không được." Đức Chúa đáp rằng: "Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ nhịn nhục các ngươi cho đến khi nào? Hãy đem con đến đây cho ta." Rồi Đức Chúa Giê su quở trách Qủy, Quỷ liền ra khỏi đứa trẻ, và từ giờ đó đứa trẻ được lành.
Các môn đồ bèn đến gần Chúa và hỏi riêng rằng: "Vì cớ gì chúng tôi không đuổi Quỷ ấy được?" Ngài đáp rằng: "Ấy là tại các ngươi ít đức tin. Vì ta nói thật cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hạt cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, vì không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được." Nếu không cầu nguyện và nhịn ăn, các ngươi không thể đuổi thứ quỷ này được.
Đọc đoạn trên trong Thánh Kinh các tín đồ Ki Tô chắc hẳn sẽ rất lấy làm sợ và phục tài đuổi quỷ của Chúa Giê su. Nhưng phân tích kỹ câu trên, và với kiến thức của con người ngày nay, chúng ta biết được những gì?
Thứ nhất, điều rõ ràng là không có một môn đồ nào của Chúa tin ở Chúa, không những thế còn hoài nghi khả năng của Chúa, nên Chúa phải trổ tài chữa bệnh động kinh bằng cách đuổi quỷ ra khỏi đứa bé, để thuyết phục đám đệ tử phải tin vào khả năng thần thánh làm phép lạ của Chúa. Chỉ có điều, y học ngày nay đã xác định và chứng minh rằng bệnh động kinh tuyệt đối không phải là do quỷ ám, mà là do sự nhiễu loạn của hệ thống thần kinh làm cho con người mất đi một phần hoặc toàn bộ ý thức kiểm soát những cử động của thân thể vì trong óc thiếu chất acid glutamic, gây nên sự run rẩy hoặc co quắp thân thể, chân tay. Cho nên, chuyện Chúa chữa khỏi bệnh động kinh bằng cách đuổi quỷ ám ra khỏi thân thể con người là chuyện hoang đường, phản ánh trí tuệ của Matthew, người viết Phúc Âm Matthew trong Tân Ước, trong lãnh vực y học ở một thời đại cách đây 2000 năm, cho rằng bệnh động kinh là do quỷ ám. Và do lòng sùng bái cá nhân, Matthew muốn thần thánh hóa Giê-su nên đã đặt ra chuyện Giê-su có khả năng thực hiện phép lạ, đuổi quỷ ám ra khỏi thân người. Tất cả những "phép lạ" mà những người viết Tân Ước kể là Chúa Giê-su thực hiện đều thuộc loại bịa đặt này như hàng trăm học giả trong và ngoài giáo hội đã vạch rõ trong những tác phẩm.nghiên cứu của họ. Chúng ta không thể trách Matthew được, vì nguyên nhân của bệnh động kinh, con người mới biết rõ gần đây, trong thế kỷ 20, và ngày nay các bác sĩ thường chữa bệnh động kinh bằng thuốc hoặc châm cứu để cho hệ thống thần kinh được ổn dịnh và tìm cách gia tăng lượng acid glutamic trong óc..
Thứ nhì, trong 2000 năm nay, người tin Giê-su thì rất nhiều, người cầu nguyện cũng không thiếu, nhưng không có một ai có đức tin dù chỉ nhỏ bằng hạt cải để có thể đuổi "quỷ ám" ra khỏi người bị bệnh động kinh, và cũng chưa có ai có khả năng bảo trái núi này dời đi chỗ khác là nó tự động bò đi chỗ khác. Chừng nào mà các tín đồ Ca-Tô, từ Giáo Hoàng trở xuống, không bảo được núi dời đi chỗ khác hay "đuổi quỷ ám" ra khỏi thân người mắc bệnh động kinh, thì họ đừng có hòng lên Thiên đường ở cùng Chúa, vì theo lời Chúa trong Thánh Kinh thì họ chỉ thuộc dòng dõi không tin và gian tà, đức tin của họ còn nhỏ hơn hạt cải, chưa đủ mức đòi hỏi của Chúa nên Chúa đã phải than "Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào?" Cũng vì vậy mà trong 2000 năm nay Chúa đã không ngó ngàng gì đến các tín đồ theo Chúa, vì sự thực là chưa ai có đủ đức tin để thấy được dung nhan Chúa ngồi bên tay phải của Chúa Cha ở trên Trời, theo như lời dạy của giáo hội. Cho nên, điều mà các tín đồ tin rằng sẽ được hiệp thông cùng Chúa thật ra chỉ là điều mơ tưởng ước mong dựa trên những rao giảng sai sự thực. Mà dù tín đồ có đủ đức tin cũng không thấy Chúa được, vì sự thực là chẳng làm gì có Chúa nào ngồi trên Thiên đường. Thiếu tá Gagarin, phi hành gia đầu tiên bay trên thượng tầng không khí xung quanh trái đất, đã nói về trung tâm khoa học không gian của Nga sô: "Tôi chẳng thấy Thiên Chúa nào ở trên này" (I don't see any God up here).
Một thí dụ khác trong Thánh Kinh, Matthew 8: 28 - 34, cho chúng ta thấy rõ tính tình của Chúa Con trong một câu chuyện khác, cũng nói về Chúa đuổi quỷ ra khỏi thân người, được tóm tắt như sau:
Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
Giê-su là con Chúa Trời, phép tắc vô cùng, vậy thì chuyện đuổi quỷ ra khỏi thân người, nếu thực sự là có quỷ, là chuyện dễ dàng. Chúng ta cũng nên nhớ, trong chuyện "đuổi quỷ" ra khỏi người bị bệnh động kinh, Chúa chỉ đuổi nó ra thân người rồi để cho nó tự do muốn đi đâu thì đi. Nhưng lần này, thử hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Giê-su để cho quỷ nhập vào chúng, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, đang tâm tàn nhẫn giết cả một đàn heo vô tội. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Gia Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.
Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng tín đồ vẫn được dạy đó là những "phép lạ" mà Giê-su đã làm, và Thánh Kinh là những lời "mạc khải" của Chúa, không thể nào sai lầm, Giê-su là "Con một của Chúa Cha" được phái xuống trần để chịu tội thay cho mọi người, do đó, vẫn tin Giê-su là đấng "Cứu Thế", "phép tắc vô cùng", có khả năng "cứu rỗi" những ai tin vào Giê-su. Thật là tội nghiệp cho những người trong thời buổi này mà vẫn còn tin vào những chuyện thuộc loại huyền thoại phản khoa học, đầy mâu thuẫn và phi lý liên hệ đến nhân vật Giê-su như trên.
Chúng ta chỉ có thể tội nghiệp họ chứ không thể trách họ, vì chính Giáo Hoàng John Paul II cũng vẫn còn tin là quỷ và thiên thần có thực, theo như tài liệu của học giả Gia Tô Joseph L Daleiden sau đây trong cuốn Sự Mê Tín Sau Cùng:
Giáo Hoàng John Paul II tin vào nhiều điều mê tín mà đối với các tín đồ Gia Tô hiện đại họ cảm thấy ngượng ngùng. Ngay gần đây trong ba bài dạy giáo dân ông vẫn tin rằng mỗi người đều có ít nhất là ba thiên thần bảo hộ và thảo luận về những nhiệm vụ khác nhau của các thiên thần trên Thiên đường. Giáo hoàng hét vào mặt cử tọa: "Hãy coi chừng bọn quỷ". Ông tin rằng quỷ Satan hiện thân dưới dạng con một con sư tử, một con rắn, một con rồng, hoặc một con dê có sừng. 9
Nhưng trên đây chỉ là những lời mà Giáo hoàng đưa ra với một mục đích, mang thiên thần ở trên Thiên đường ra để khuyến dụ, và mang quỷ ở địa ngục ra để dọa đám giáo dân thấp kém, vì gần đây, tháng 7, 1999, ông đã tuyên bố rằng chẳng có nơi nào là Thiên đường hay Địa ngục, tất cả chỉ đều do tâm con người tạo ra mà thôi. Ông biết rõ, các linh mục không bao giờ giảng những điều có ảnh hưởng đến đức tin của tín đồ, dù rằng những điều đó do chính những bậc lãnh đạo tôn giáo của họ phát biểu. Sách lược “ngu dân dễ trị” từ ngàn xưa của Giáo hội là nuôi dưỡng đức tin của giáo dân bằng cách giữ họ "càng biết ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu". Lịch sử đã chứng minh như vậy.

"...Dựng Nên Trời Đất"
Tín đồ Ca-Tô được dạy để tin rằng Thiên Chúa, alias Chúa Cha, là bậc toàn năng đã tạo dựng nên trời đất và muôn loài. Niềm tin mù quáng không cần biết đến lý lẽ, không cần hiểu này có tác dụng đánh đổ mọi lý luận Thần học và mọi bằng chứng khoa học về vũ trụ của chúng ta ngày nay. Tôi xin lấy một thí dụ:
Trong cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng...", một tác giả, học giả Trần Văn Kha, đã đặt vấn đề "linh hồn" đại khái như sau, trg. 82-83:
Nếu bảo rằng linh hồn là một thực thể riêng biệt, không do thân xác sinh ra ra, nên không chết cùng với thân xác, thì linh hồn ấy ở đâu mà ra? Nếu bảo rằng linh hồn do Chúa sinh ra, chứ không phải thân xác, thì vị trí của cái linh hồn ấy đối với thân xác là như thế nào? Sự thông minh, hay ngu dốt, hay tính độc ác của một người là ở trong đầu óc, nghĩa là ở thân xác, hay ở linh hồn? Nếu bảo là ở thân xác, thì tại sao Chúa lại đem một linh hồn trong sạch bỏ vào một thân xác ngu đần, độc ác, rồi lại bắt linh hồn phải chịu trách nhiệm? Nếu bảo là ở linh hồn, thì lại càng vô lý. Tại sao Chúa lại sinh ra linh hồn tội ác? Chúa có chịu trách nhiệm về linh hồn do Chúa sáng tạo ra không? Những linh hồn do Chúa sinh ra đều bình đẳng như nhau, hay có cái tốt , cái xấu, như xe hơi Nhật, xe hơi Mỹ? Linh hồn có tội gì đâu mà sinh ra ở Phi Châu đói khổ, rồi bị người da trắng cai trị, bóc lột, đem buôn bán làm nô lệ?
Những linh hồn do Chúa sinh ra, ở đâu trước khi nhập vào một đứa trẻ sơ sinh? Ở một chỗ nào đó trên Thiên Đàng có một kho chứa linh hồn? Kho ấy lớn hay nhỏ, hay cần tới đâu thì nới rộng tới đó?... Nhập vào khi nào? Khi vừa bắt đầu thụ thai, hay khi đứa trẻ lọt lòng mẹ? v...v...
Đó là những câu hỏi rất trí thức, xoáy thẳng vào nền Thần học Ki Tô Giáo, nhưng Linh Mục Thiện Cẩm, nhà nghiên cứu tôn giáo Ca-Tô ở Việt Nam, đã viết trên báo Chính Nghĩa, số 381, để trả lời như sau:
Chỉ cần một bà lão công giáo nhà quê cũng có dư khả năng để trả lời những thắc mắc của nhà học giả Trần Văn Kha. Thật vậy, theo niềm tin Ki Tô Giáo, thì Thiên Chúa là Đấng toàn năng, chính người đã tạo dựng nên thế giới muôn loài (nghĩa là cả những bão lụt, sấm sét, thiên tai, động đất, khổng long (đã biến mất sau một thời gian), rắn rết, hùm beo, vi trùng đủ thứ bệnh v...v.. TCN), vậy thì việc dựng nên linh hồn cho mỗi con người, đâu có khó khăn gì? (các em nhỏ sơ sinh bị khuyết tật, bị bệnh chứng Down, bị trì trệ trí óc (mentally retarded), hay mới sinh ra đã tắt thở v...v... nên cám ơn vị Chúa toàn năng đầy lòng nhân từ này. TCN).
Rồi, với "lý luận" như trên, Linh mục Thiện Cẩm hạ một câu: "Như vậy làm sao có thể đối thoại nghiêm chỉnh với một người như Đức Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II?"
Chắc hẳn Linh Mục Thiện Cẩm cho rằng đầu óc của Giáo Hoàng cũng như đầu óc của những bà lão công giáo nhà quê, và đối thoại nghiêm chỉnh là phải chấp nhận niềm tin về "một Thiên Chúa duy nhất, đấng sáng tạo ra vũ trụ muôn loài" của những bà lão công giáo nhà quê. Tôi không hi vọng một bà lão công giáo nhà quê nào đọc cuốn sách này, nhưng nếu Linh mục Thiện Cẩm có đủ can đảm đọc cuốn sách này thì ông sẽ nhận thức được thực chất của đấng sáng tạo trên, và với hi vọng rất mỏng manh của tôi, ông có thể thoát ra khỏi được cái ngục tù tư tưởng hay cái lưới vô hình xiềng xích trí tuệ của ca-Tô Giáo, điều mà hàng triệu tín đồ Ca-Tô đã làm và còn đang tiếp tục làm trong những quốc gia văn minh tiến bộ ở Âu, Mỹ.
Rất may cho thế giới loài người là không phải tất cả thiên hạ đều là những "bà lão công giáo nhà quê", do đó trí tuệ con người hiện nay, tuyệt đại đa số không ở mức trí tuệ của Linh mục Thiện Cẩm, hay của những “bà lão công giáo nhà quê” cũng vậy. Niềm tin tôn giáo của Linh mục Thiện Cẩm đã tạo nên một điểm mù trước những tiến bộ về trí tuệ của con người. Linh mục Thiện Cẩm không biết rằng khoa học ngày nay đã bác bỏ hoàn toàn quan niệm về một linh hồn trong Ki Tô Giáo, do đó những kẻ còn có ý định đi kiếm linh hồn cho Chúa là những kẻ sống trong tâm cảnh tối tăm của thời Trung Cổ. Giám mục Spong cũng đặt vấn đề linh hồn trong Ki Tô Giáo như sau:
Nếu chỉ có con người có linh hồn, như Giáo hội đã dạy, thì chúng ta phải biết rõ khi nào nhân loại thành hình và được Thần ban cho một linh hồn vĩnh cửu. Không có một sự sáng tạo tức thời, sự ban cho một linh hồn này trở thành một vấn đề lớn. Những sinh vật đi thẳng đứng có phải là con người không? Hay định nghĩa của con người chỉ dành riêng cho tình trạng tiến hóa của sinh vật đi thẳng đứng thành con người? Nếu vậy, ở giai đoạn nào của sự phát triển thành con người? Ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong khoảng từ 35 tới 50 ngàn năm. Nếu các nhà sinh học không thể xác định tại thời điểm nào sinh vật đi thẳng đứng trở thành con người, ngoại trừ chỉ có thể nói rằng, tiến trình này trải dài trong khoảng 1 triệu rưỡi năm, vậy các nhà Thần học có dám xác định rõ hơn không? 10
Chúng ta thấy rõ kiến thức của Giám Mục John Spong khác xa với kiến thức của Linh Mục Thiện Cẩm, hay kiến thức của những “bà lão Công Giáo nhà quê”, những đầu óc tin rằng việc Chúa "toàn năng", tuy không hiểu thế nào là toàn năng, tạo cho mỗi người một linh hồn đâu có khó khăn gì.
Nhưng, theo như nhận định của Giám mục Spong thì, nếu thuyết Sáng Tạo là một sự thật, và con người được Thiên Chúa tạo ra tại một thời điểm nào đó, vấn đề mỗi người có một linh hồn có thể tạm cho là có lý tuy không thể nào chấp nhận được, vì không có tính cách hoàn toàn thuyết phục. Nhưng điều rõ ràng là con người hiện nay đã tiến hóa dần dần, trải qua nhiều triệu năm một cách liên tục, từ những sinh thể ban khai, rồi tới những sinh vật đi thẳng đứng (homo erectus), sau cùng mới tới con người như chúng ta (homo sapiens), vậy linh hồn của con người được Thiên Chúa tạo cho vào thời điểm nào, và tạo như thế nào, biết rằng mỗi giây, mỗi phút, trên thế giới có biết bao đứa trẻ đủ mọi chủng tộc, sắc dân, sinh ra đời?
Kiến thức con người hiện đại đã bác bỏ dứt khoát quan niệm về một Thiên Chúa toàn năng, sáng tạo ra muôn loài vì quan niệm này cực kỳ phi lý trước những bằng chứng không ai có thể phủ bác của khoa vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học v..v.... Giáo hội Ca-Tô cũng biết rõ như vậy, nhưng một mặt thì Giáo hoàng Gion Pôn Hai chính thức công nhận thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa và bác bỏ ngay cả sự hiện hữu của Thiên đường và Địa Ngục như Giáo hội vẫn thường dạy con chiên, một mặt vẫn hạn chế tối đa những thông tin thuộc loại này, duy trì sự tối tăm trí thức của đám tín đồ thấp kém. Để làm gì, nếu không phải để duy trì những quyền lợi thế tục bằng sự lừa dối quần chúng? Chứng minh?
Cái vũ trụ muôn loài của Ki Tô Giáo là một vũ trụ trong đó trái đất thì phẳng và dẹt, đứng yên một chỗ và mặt trời thì quanh xung quanh trái đất như được viết trong Thánh Kinh, những điều mà các tín đồ Ki Tô thấp kém đều tin rằng không thể sai lầm, vì họ được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ đó là những lời "mạc khải" của Thần sáng tạo. Dựa theo những dữ kiện không thể sai lầm trong Thánh Kinh, Tổng Giám Mục James Ussher ở Ái Nhĩ Lan (Ireland) đã tính rất kỹ và xác quyết rằng Thần Ki Tô đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài này vào tối ngày thứ Bảy, 22 tháng 10, năm 4004 Trước Thường Lịch (TTL) (Archbishop James Ussher...concluded that God had made heaven and earth on the evening of Saturday, October 22, 4004 B.C.), nghĩa là cách đây khoảng hơn 6000 năm. Chỉ có điều, từ nhiều thế kỷ, con người đã biết quả đất tròn, và không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời. Ngoài ra, khoa học ngày nay đã xác định tuổi của vũ trụ là khoảng 13.7 tỷ năm, và tuổi của trái đất là vào khoảng từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm, và loài người đã có mặt trên địa cầu cả vài triệu năm, hình thành theo định luật tiến hóa. Do đó, cái vũ trụ muôn loài của Ki Tô Giáo là cái vũ trụ phản ánh trình độ hiểu biết của những người viết Cựu Ước cách đây khoảng 3000 năm. Trình độ này như thế nào so với kiến thức của con người hiện nay? Cả thế giới đều đã rõ, trừ những tín đồ thuộc loại "bà lão công giáo nhà quê" như Linh mục Thiện Cẩm.
Quyền chọn lựa là quyền tự do của con người. Chúng ta có thể chấp nhận những sự kiện khoa học về tuổi của trái đất, hoặc chúng ta có thể tin Thiên Chúa đã tạo ra trái đất, dù rằng ngày nay chúng ta có 100% bằng chứng là trái đất đã hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm, và 0% bằng chứng về một trái đất có tuổi từ 6 tới 10000 năm. Một cuộc thăm dò ý kiến của viện Gallup năm 1993 cho biết, 45% dân Mỹ tin ở thuyết Sáng Tạo, nghĩa là Thiên Chúa sáng tạo ra thế giới này cách đây mới có từ 6 tới 10000 năm. Chẳng cần phải nói chúng ta cũng biết số dân này thuộc những thành phần nào trong xã hội. Điều này không có nghĩa là chúng ta đối diện với 45% thuyết Sáng Tạo đúng, và 55% khoa học đúng. Không, như trên đã nói, chúng ta đối diện với 100% đúng cho khoa học và 0% cho Sáng Tạo, nếu chúng ta xét đến tổng hợp những kết quả nghiên cứu, đo lường trong vũ trụ học, địa chất học, hóa học, vật lý học, cổ sinh vật học, sinh học đưa đến việc xác định tuổi của trái đất. 100% là kết quả của lý trí, và 0% là sản phẩm của đức tin. Thật là thú vị khi chúng ta so sánh hai con số trên: nếu chúng ta biểu diễn tuổi thực của trái đất, thí dụ 4 tỷ rưỡi năm, bằng một đoạn giây dài 150 thước (m), thì tuổi của trái đất trong Thánh Kinh, 10000 năm, chỉ mỏng bằng một tờ giấy. Trong đức tin, phạm vi hiểu biết chỉ bằng bề dày của một tờ giấy; ngoài đức tin, kiến thức con người trải dài 150 m.
Đối với giới trí thức, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã chính thức công nhận thuyết Big Bang, nguồn gốc của vũ trụ, và thuyết tiến hóa, nguồn gốc của loài người, nghĩa là chôn vùi thuyết sáng tạo trong đáy hầm Thần học của Vatican. Nhưng đối với quần chúng tín đồ thấp kém, giáo hội vẫn duy trì thuyết sáng tạo. Tại sao? Vì toàn bộ tín ngưỡng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng được xây dựng trên huyền thoại sáng tạo, huyền thoại sa ngã của Adam và Eve tạo thành tội tổ tông, và vai trò chuộc tội và cứu rỗi của Giê su. Nếu tuyên bố thuyết sáng tạo vô nghĩa thì cả một hệ thống tín ngưỡng Ki Tô phải sụp đổ. Không có giáo hội Ki Tô nào muốn như vậy cho nên vẫn cố gắng duy trì sự tối tăm trí thức của quần chúng tín đồ thấp kém được chừng nào hay chừng đó.
Thật vậy, trong cuốn Những chuyện Hư Cấu Trong Thánh Kinh, G. W. Foote đã đưa ra một nhận xét:
Trong mọi quốc gia theo Ki Tô Giáo, quần chúng được dạy từ khi còn là trẻ thơ, rằng Thần Ki Tô đã tạo dựng nên vũ trụ trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy. Tuy vậy, mọi sinh viên đều rõ là điều này hiển nhiên sai lầm, mọi khoa học gia đều coi điều này là vô nghĩa, và giới giáo sĩ có học cũng bắt đầu diễn giảng điều này khác đi. Nhưng họ phải duy trì chuyện sáng tạo trong một nghĩa này hay nghĩa khác, vì hai lý do rất quan trọng. Thứ nhất, thuyết sáng tạo đứng ngay ở ngưỡng cửa của Thánh Kinh, và nếu thuyết này chỉ là một chuyện giả tưởng thì nó sẽ không tránh được sự bác bỏ mọi điều sau đó trong Thánh Kinh. Thứ nhì, chuyện sáng tạo dính liền với chuyện con người sa ngã trong Thánh Kinh. Cả hai chuyện cùng sống hay cùng chết với nhau. Nếu chuyện con người sa ngã được coi như là một huyền thoại (như ông Đỗ Mạnh Tri đã khẳng định trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng. TCN), thì Ki Tô Giáo sẽ trở thành cái gì? Kế hoạch cứu rỗi của Ki Tô Giáo không thể hiểu được nếu không dựa trên tiền đề là con người sa ngã. Không có sự sa ngã, và sự hiện thân của Chúa, chuyện Chúa bị đóng đinh trên thập giá, và chuyện Chúa sống lại là những quan niệm sai lầm vĩ đại.
Như chúng tôi sẽ trình bày sau đây, chuyện sáng tạo thật là không rõ ràng, tự mâu thuẫn và vô nghĩa.11
Trong một đoạn trước, tôi đã viết về quan niệm "trời" của những tín đồ Ca-Tô, một quan niệm của những người không hiểu gì hết về sự sinh ra và cấu trúc của vũ trụ mà chúng ta biết ngày nay. Ngay cả Thánh Augustine, một bộ óc được coi là sáng giá nhất của Ca-Tô giáo, cũng không quan niệm nổi một trái đất có dạng của một quả cầu. Chúng ta cũng nên nhớ rằng bản Kinh Tin Kính này được viết ra từ khoảng năm 150, khi đó trí tuệ của những người viết bản Kinh Tin Kính này còn thuộc loại man khai. Cũng vì vậy mà bàn về câu "..dựng nên trời đất" trong Kinh Tín Kính, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:
Trời là cái gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thần Ki Tô dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thần, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời. Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Thần Ki Tô toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào? 12
Với trình độ hiểu biết của con người hiện đại, câu "..dựng nên trời đất" trong Kinh Tin Kính đã trở thành cái hí trường (Colosseum) khi xưa của thành Rô-Ma, chỉ còn lại vài cột chống siêu vẹo và những đống gạch ngổn ngang, để cho du khách thấy rõ sự tàn lụi của đế quốc Rô-Ma, cũng như sự suy sụp của nền Thần học Ki Tô Giáo trong thời đại của lý trí và khoa học.
Chúng ta hãy đọc tiếp Kinh Tin Kính:
"Tôi Tin Kính Đức Chúa Giêsu Là Con Một Đức Chúa Cha Cũng Là Chúa Chúng Tôi, Bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần Mà Người Xuống Thai, Sinh Bởi Bà Maria Đồng trinh"
Phần đầu của câu trên: "Tôi tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-Tô" ít ra cũng gần với thực tế hơn là tin vào một Thiên Chúa toàn năng, sáng tạo ra vũ trụ muôn loài. Vì chúng ta có thể chấp nhận sự hiện hữu của Giê-su như là một nhân vật lịch sử, đã sống tại một địa phương và trong một giai đoạn lịch sử mà chúng ta có thể kiểm chứng. Tuy có nhiều thuyết đặt vấn đề về sự hiện hữu thực sự của Giê-su, nhưng ngày nay, hầu hết các học giả nghiên cứu về Ki Tô Giáo đều chấp nhận sự kiện Giê-su là một nhân vật lịch sử có thật. Tuy nhiên, hầu như không có mấy người chấp nhận những huyền thoại về Giê-su được viết trong các Phúc Âm. Tôi sẽ lần lượt phân tích những huyền thoại này qua Kinh Tin Kính. Nhưng trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu chút ít về nhân vật Giê-su trong Ki Tô Giáo.
Các tín đồ Ca-Tô nói riêng, Ki Tô nói chung, đều tin và chấp nhận rằng Giê-su là Chúa của họ và là hiện thân của Thần Ki Tô. Điều này thể hiện trong câu "..là con một Đức Chúa Cha và cũng là Chúa chúng tôi" trong Kinh Tin Kính. Niềm tin này được cấy vào đầu óc tín đồ ngay từ khi còn nhỏ, khi thân xác và trí tuệ chưa phát triển, cho nên khi lớn lên họ khó có thể thay đổi được niềm tin này. Vì lối giáo dục đặc biệt của Ca-Tô giáo, trong gia đình cũng như trong nhà thờ, đặt nặng vấn đề tin và tuân phục, nên các tín đồ thường ít có khả năng suy nghĩ và thường chỉ biết những gì họ được nghe các Linh mục giảng trong nhà thờ. Họ được nhồi vào đầu ý tưởng là bất cứ cái gì trái với những điều "giáo hội dạy rằng" đều là do những người ganh ghét chống cái đạo thiên khải cao quý của họ. Ở ngoài đời, họ có thể theo kịp kiến thức của bất cứ bộ môn nào trừ những kiến thức thực sự về tôn giáo của họ. Cho nên, Mục sư Ernie Bringas đã cho rằng, về phương diện tôn giáo, đầu óc của họ có một khuyết tật "lỗi thời" (an astrolabe mind). Astrolabe nguyên là một dụng cụ định hướng cho tàu bè cho tới thế kỷ 17. Từ thế kỷ 18, với sự phát triển của kỹ thuật mới, dụng cụ này đã được xếp vào bảo tàng viện vì thiếu chính xác và đã trở thành lỗi thời. Mục sư Bringas dùng từ này để mô tả đầu óc của những tín đồ Ki Tô vẫn giữ những niềm tin sai trái và lỗi thời trong Ki Tô Giáo, bất kể đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại trong những thế kỷ gần đây. Tôi dịch thoát là khuyết tật vì nó đúng là một cái tật mà đa số tín đồ Gia Tô mang trong đầu từ khi còn nằm trong nôi, cái tật không chấp nhận bất cứ điều nào không hợp với đức tin của họ, bất kể là những khám phá mới về tôn giáo của họ trong ánh sáng của phương pháp phân tích hiện đại, của lý trí và khoa học, đã chứng tỏ rằng đức tin của họ không đặt trên những căn bản có tính cách thuyết phục dựa trên sự thực. Sự hiểu biết của họ về Giê-su thật là nghèo nàn, không thay đổi suốt 2000 năm nay, dù nhân loại đã tiến bộ rất nhiều, nhất là về những kiến thức về chính nhân vật Giê-su.

Thật vậy, trong cuốn Ai Là Giê-su?, học giả Ki Tô Colin Cross viết như sau trong phần dẫn nhập:
Nhìn từ xa và xét về toàn thể, Giê-su ở Nazareth có vẻ như là một nhân vật lịch sử hiển nhiên. Nhưng khảo xát kỹ về bất cứ chi tiết nào cũng làm cho hình ảnh này mờ nhòa. Lý do về sự bất minh này thật là hết sức đơn giản. Đó là chúng ta không có bất cứ một tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực nào, về phần lớn cuộc đời của ông. Ông ta không viết một cuốn sách nào. Ngay cả hình dáng của ông ra sao cũng không ai biết. Không có ngay cả một bằng chứng nào tự nó có giá trị để chứng tỏ là ông đã hiện hữu. Những tài liệu hiện hữu, những phúc âm, chỉ viết về một phần nhỏ nhoi của đời ông và được viết theo quan điểm sùng bái cá nhân và nghi thức tôn giáo chứ không phải theo quan điểm sử học thông thường. Trong những chuyện kể trong phúc âm có những điều bất phù hợp nghiêm trọng cũng như những điều rõ ràng là không thể xảy ra. 13
Và Mục sư Ernie Bringas cũng viết như sau, trong cuốn Thi Hành Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Do Quyền Lực Thánh Kinh Gây Nên:
Điểm đồng thuận ngày nay là nhân vật lịch sử Giê-su - những lời Giê su nói và những hành động Giê-su làm, và những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông - không thể xác định được chính xác. Trong khi chúng ta biết tác giả của một phúc âm nhìn nhân vật Giêsu như thế nào như họ đã viết lại (và viết lại như thế nào), thường là chúng ta không thể đi quá những điều viết trong phúc âm để biết về chính con người thực của Giê-su. Chúng ta không thể đoan quyết là những lời nào viết trong phúc âm về cuộc đời của Giê-su là đúng như sự thực.14
Trên đây chỉ là những nhận định tổng quát về lý lịch mập mờ của Giêsu. Đi vào chi tiết và dựa trên Thánh Kinh, chúng ta còn thấy rõ ràng là không có một căn bản nào có tính cách thuyết phục để cho những người có đầu óc có thể tin vào nhân vật Giê su vì trong Thánh Kinh có quá nhiều điều mâu thuẫn về con người lịch sử Giê su. Những chi tiết về một phần nhỏ, khoảng 1/10 cuộc đời của Giê-su được mô tả trong bốn Phúc Âm Matthew, Mark, Luke, và John. Nhưng chính những chi tiết này: khi sinh ra đời, gia phả, thời gian gần 3 năm đi giảng đạo, khi chết, đều hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Cho nên, chúng ta không thể dựa vào đâu để tin chi tiết nào thật, chi tiết nào giả. Chúng ta hãy đọc một phần nhỏ sự phân tích sau đây của Thomas Paine trong cuốn Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason), một cuốn sách đã giữ một địa vị cao trong nền văn học Tây phương từ thế kỷ 19 đến nay, về nhân vật Giê-su:
Lịch sử Giêsu KiTô được viết trong 4 cuốn mà người ta cho là Matthew, Mark, Luke, và John viết. Chương đầu trong Matthew bắt đầu bằng gia hệ của Giêsu KiTô, và trong chương 3 của Luke cũng có gia hệ của Giêsu KiTô. Nếu 2 gia hệ này phù hợp nhau, chúng cũng không chứng minh được là đúng vì đó có thể là một gia hệ đã được đặt ra; nhưng vì chúng mâu thuẫn nhau về từng chi tiết một, điều này chứng tỏ một cách tuyệt đối là chúng đều là giả.
Nếu Matthew đúng thì Luke phải sai; nếu Luke đúng thì Matthew phải sai; và vì không thể dựa vào đâu để tin ai đúng hơn ai, cho nên không dựa vào đâu để mà tin ai; và nếu chúng ta không thể tin được điều đầu tiên mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được những điều họ nói về sau? Nếu chúng ta không thể tin họ về gia hệ của Giêsu mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được khi họ nói với chúng ta những điều kỳ lạ như Giê su là con của Thần sinh ra bởi một hồn ma, và một thiên thần đã bí mật loan báo sự này cho mẹ của Giêsu? 15
Lý lịch không rõ ràng của Giê-su, do đó, là một lợi điểm để cho Giáo hội khai thác và mê hoặc những tín đồ đầu óc thấp kém, vì Giáo hội muốn giải thích thế nào cũng được, đặt ra chuyện nào cũng xong, và với phương pháp nhồi sọ tín đồ ngay từ trong sữa mẹ, uốn nắn đầu óc để cho tín đồ tuân phục hệ thống quyền lực trong Giáo hội, tín đồ trở thành những người bị điều kiện hóa, không còn khả năng suy luận, chỉ còn biết tin theo một cách mù quáng đi đến độ cuồng tín, không hề thắc mắc. Họ đáng thương hơn là đáng trách.
Những tín đồ này bị nhồi vào đầu những huyền thoại về tội tổ tông, về tư cách thần thánh của Giê-su, về khả năng "cứu rỗi" của Giê-su, do đó tin rằng con người sinh ra là có tội, cần sự "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, và tin vào những lời hứa hẹn về một đời sau tốt đẹp hơn ở trên thiên đường, dù rằng từ xưa tới nay chưa có ai từ thế giới bên kia trở về để cho thế gian biết thực chất của sự cứu rỗi đó như thế nào, vì sự cứu rỗi này chỉ xảy ra, nếu có, sau khi chết. Giê-su là một người Do Thái đãỵ chết như mọi người, nhưng được vài tín đồ sùng bái, đơn phương khẳng định ông là con một của Thần Ki Tô, đã chết đi như mọi người nhưng rồi sống lại và bay lên trời, sẽ trở lại trần gian để phán xét mọi người, sống cũng như chết, và những ai tin vào ông sẽ được ông "cứu rỗi", cho lên Thiên đường ở cùng ông v..v.., một huyền thoại được kể lại với nhiều chi tiết mâu thuẫn khác nhau bởi những người viết Tân Ước, và lẽ dĩ nhiên chưa ai có thể kiểm chứng được sự "cứu rỗi" này suốt trong 2000 năm lịch sử của Ki Tô Giáo. Trái lại, ngày nay các chuyên gia nghiên cứu tôn giáo và cổ sử trong và ngoài giáo hội đã bác bỏ hoàn toàn những huyền thoại về Giê-su kể trên, như sẽ được trình bày trong những phần phân tích sau đây.

Điều đáng nói nhất là các tín đồ Ca-Tô được nhồi sọ từ nhỏ để tin vào Giê-su, người mà họ coi là Chúa "phép tắc vô cùng", là "tình yêu", là "ơn cứu rỗi" v..v.. trong khi họ không hề biết gì về Chúa. Họ không hề đọc Thánh Kinh nên không biết rằng, tất cả những điều họ biết về Giêsu chỉ là những điều họ được cha mẹ, trước đã bị nhồi sọ nay lại nhồi sọ lại cho con cái, hoặc do các Linh mục giảng trong nhà thờ, phần lớn là những điều chọn lọc một chiều trong Thánh Kinh mà bỏ qua những điều phản ánh tư cách và hành động thấp kém, ác độc của Giê-su.
Thật vậy, Giám mục Spong, trong cuốn Hãy Cứu Cuốn Thánh Kinh Ra Khỏi Phái Bảo Thủ, viết rằng:
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.16
Phải chăng Giám mục Spong viết sai sự thực? Không đâu. Đọc Tân Ước, chúng ta thấy những lời nói và hành động của Giê-su còn tệ hơn là của một người thường. Chứng minh?
Trong "Bài Giảng Trên Núi" (Sermont on the Mount), bài giảng mà các tín đồ Ca-Tô thường coi là tuyệt vời, Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:
Giê-su phán, Matthew 12: 30:
Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta.

coi những người không tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ, Luke 19:27 :
Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị lửa địa ngục hình phạt" (Matthew 5:22) nhưng chính Giê-su lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?

Tuyệt đối tin vào Thánh Kinh, Giáo hội Ca-Tô đã gây nên 9 cuộc Thánh Chiến, kéo dài những Tòa Hình Án (Inquisition) trong 400 năm, bách hại dân Do Thái trong suốt 2000 năm, làm tiền phong, đồng hành, hay theo gót thực dân v...v... nhằm tiêu diệt những người không tin Giê-su, không muốn theo đạo Chúa, với kết quả là cả trăm triệu sinh mạng vô tội đã được Giáo hội, nhân danh tình yêu của Chúa, nhân danh chương trình "cứu rỗi" của Chúa, tra tấn, tù đầy và giết chóc.
Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta còn thấy trong Thánh Kinh những lời nói, hành động của Chúa Con chứng tỏ một tâm địa hẹp hòi, độc ác, chứa đầy hận thù đối với ngay cả chính gia đình mình. Chứng minh? Chúng ta hãy trích dẫn vài đoạn khác trong Thánh Kinh. Trước hết, Giê-su đối với cha mẹ ra sao?
Chúng ta thấy trong John 2: 4, Jesus trả lời mẹ khi bà nói với Jesus là rượu đã hết trong một tiệc cưới:
Người đàn bà kia, sự quan tâm của bà có liên quan gì tới Ta? Chưa đến lúc Ta trổ tài.

Tài gì? Tài biến nước thành rượu. Đây có phải là lời lẽ của một người con hiếu kính cha mẹ? Và khi một đệ tử của Jesus nói, Matthew 8: 21-22:
Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Jesus trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết (người không đi theo Giêsu. TCN) lo mai táng người chết của họ.

Phải chăng đây là sự khuyến khích lòng hiếu kính đối với cha mẹ?
Mục đích của Giê-su sinh ra trên thế gian là gì, Matthew 10: 34-36 đã viết rõ:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
Sau đây là điều kiện Jesus đặt ra cho những người nào muốn làm môn đồ của ông, Luke 14: 26:
Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của ta.

Theo Gene Kasmar trong cuốn All The Obscenities in the Bible, p. 359, thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp (Thánh Kinh gốc viết bằng tiếng Hi Lạp) "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi.
Trên đây tôi vừa trích dẫn vài lời nói của Giê-su, những lời nói phản ánh một bộ mặt khác của Giê-su mà các tín đồ thường không bao giờ biết đến. Sau đây là vài hành động của Giê-su cũng phản ánh "tình yêu" thực sự của Giê-su đối với đồng loại, súc vật và cây cỏ.
Chúng ta biết rằng, trong Matthew 15:26 và Mark 7: 25-29, khi một người đàn bà không phải là người Do Thái đến xin Giê-su chữa bệnh cho con gái thì Giê-su đã từ chối, nói rằng ông ta xuống trần chỉ để cứu người Do Thái mà thôi, và còn gọi người đàn bà kia là chó. Sau người đàn bà chấp nhận thân phận mình là chó để chứng tỏ lòng tin vào Giê-su nên Giê-su mới chữa cho con gái bà khỏi bệnh. Đó là tình yêu của Chúa đối với đồng loại.
Từ chuyện này tôi nghĩ, người nào không phải là dân Do Thái muốn tìm sự cứu rỗi trong Chúa Giê-su xin cứ tùy tiện, tôi tuyệt đối tôn trọng niềm tin của họ, nhưng trước hết họ phải từ bỏ thân phận làm người của mình rồi hãy tính chuyện cứu rỗi.
Chúng ta cũng đã biết, trong Matthew: 8: 32, Mark 5: 13, Giê-su đã đuổi quỷ từ trong hai người bị quỷ ám, cho chúng nhập vào 2000 con heo rồi bắt đàn heo rông xuống biển chết đuối hết. Đó là tình yêu của Chúa đối với đàn súc vật vô tội.
Và chúng ta cũng biết, trong Matthew: 21: 18,19, hôm đó Giê-su đang đói, nhìn đàng xa thấy một cây sung, nhưng tới gần chẳng thấy có quả nào, Giê-su bèn nổi sùng rủa một tiếng, thế là cây sung chết héo queo, không bao giờ có thể ra trái nữa. Đó là tình yêu của Chúa đối với cây cỏ. Điểm đáng nói trong chuyện này là: Giê-su có tài biến nước thành rượu, biến một ổ bánh mì thành trăm ổ bánh mì, vậy làm sao ông ta có thể đói được. Hơn nữa, ông ta “phép tắc vô cùng” nhưng lại không thể làm cho cây sung ra trái lúc trái mùa để cho mình ăn lúc đói, rồi phải trổ tài làm "phép lạ" nguyền rủa cho cây sung chết héo không bao giờ ra quả được nữa.
Lẽ dĩ nhiên, những mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Giê-su như vừa nêu ở trên không bao giờ được giảng dạy trong nhà thờ.
Quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mọi người. Ai muốn tin vào một Giê-su nhân từ, có khả năng cứu rỗi những người tin ở sự cứu rỗi, thì cứ việc tin. Tôi tuyệt đối không ngăn cản. Nhưng đối với tôi, từ những điều tôi đọc được trong Tân Ước về tư cách và đạo đức của Giê-su, thì Giê-su không đáng để tôi kính trọng, đừng nói là thờ phụng. Đừng có cho là tôi phỉ báng Chúa. Chính Tân Ước đã phỉ báng Chúa. Và, không phải vì tôi là người không theo đạo Chúa mới có ý kiến như trên. Chính Giám mục Spong cũng đã có những ý kiến tương tự (Ibid., trg. 21,24):
Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?...
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một vị Thần mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.17

Các tín đồ ngày ngày đọc Kinh Tin Kính, tin rằng Giê-su Ki Tô là con một Đức Chúa Cha. Như vậy thì họ là gì của Đức Chúa Cha, là những đồ chơi của Đức Chúa Cha? Và tại sao họ thường cầu nguyện một câu hoàn toàn vô nghĩa: "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời", vô nghĩa vì Chúa Cha chỉ có một con là Giêsu. Vậy họ lấy tư cách gì để mà gọi Chúa Cha là Cha? Rồi giáo hội dạy họ phải gọi các Linh Mục là Cha, coi Cha cũng như Chúa, nhưng thực ra Chúa chẳng phải là Cha của họ, chỉ là Cha của Giê-su mà thôi, cho nên khi họ gọi các Linh Mục là Cha thì đó là gọi bừa, vì Cha đâu phải là Cha, chẳng qua chỉ là người học vài năm làm nghề Linh Mục để chăn dắt đám tín đồ thấp kém, nhắc lại cho họ những điều "giáo hội dạy rằng", và cả Cha lẫn con đều không thấy sự mâu thuẫn trong câu "là con một Đức Chúa Cha" trong Kinh Tin Kính.
...Bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần Mà Người Xuống Thai, Sinh Bởi Bà Maria Đồng trinh...
Câu trên tóm tắt huyền thoại về sự sinh ra đời của Giê-su, chủ ý muốn chứng minh tư cách thần thánh của Giê-su. Nhưng Thánh Kinh lại viết rõ rằng, Giê-su có nhiều anh chị em. Điều này có nghĩa là bà Mary, thân mẫu của Giê-su, đã sinh nở nhiều lần.
Không đếm xỉa gì tới Thánh Kinh, Giáo hội Ca Tô quyết định rằng: bà Mary vẫn còn đồng trinh. Theo như lời dạy của Giáo hội cho đám tín đồ thấp kém, Giáo hội Ca Tô được Thánh Linh hướng dẫn trong mọi sự việc nên không thể sai lầm. Do đó, các tín đồ, nhất là đa số tín đồ Việt Nam, vì không bao giờ đọc Thánh Kinh và thường bị nhốt trong những ốc đảo ngu dốt (từ của LM Trần Tam Tĩnh), nên tuyệt đối tin rằng bà Mary vẫn còn đồng trinh. Lý trí có thể dùng được gì trong đức tin này? Vì nếu con người sử dụng đến lý trí thì câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: làm sao mà một người đàn bà, sau khi đã sinh đẻ nhiều lần, vẫn còn đồng trinh? Từ “Mẹ đồng trinh” (Virgin Mother) là một từ đầy mâu thuẫn đối với thế giới hiện đại.
Vậy tín lý "đồng trinh" đưa ra chỉ để thần thánh hóa một người đàn bà ngẫu nhiên làm mẹ của Chúa Giê-su và nhốt tín đồ vào vòng mê tín. Chưa kể là cái huyền thoại "đồng trinh" này đã được cóp nhặt từ nhiều huyền thoại "đồng trinh" khác trong dân gian như các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã chứng minh. Thật vậy, muốn chứng tỏ sự hoang đường của thuyết Giê-su là con Thiên Chúa, sinh ra từ Mary đồng trinh, chúng ta cần phải biết chút ít về lịch sử nhân loại và Tân Ước.
Trong lịch sử nhân loại đã có nhiều nhân vật được coi là sinh ra từ một trinh nữ, Giê-su không phải là nhân vật đầu tiên. Chúng ta có thể kể: Horus, một vị Thần Ai Cập, sinh ra từ trinh nữ Isis vào khoảng 1550 TTL; Attis sinh ra từ trinh nữ Nama ở miền Phrygia, vào khoảng 200 TTL; Quirrnus, một đấng cứu thế của dân La Mã, sinh ra từ một trinh nữ khoảng thế kỷ 6 TTL; Adonis, một vị Thần của dân Babylone, sinh ra từ trinh nữ Ishtar; Mithra, một vị Thần của dân Ba Tư, sinh ra từ một trinh nữ khoảng 600 TTL; Krishna, một vị Thần Ấn độ, sinh ra từ trinh nữ Devaki, vào khoảng 1200 TTL v...v... Như vậy, huyền thoại Giê-su sinh ra từ Mary đồng trinh cũng chẳng có gì đặc biệt, độc đáo, và đáng tin cậy hơn các huyền thoại "đồng trinh" khác.
Trong Tân Ước, những thư của Thánh Paul (Phaolồ) được coi như là viết sớm nhất, vào khoảng từ 15 đến 20 năm sau khi Giê-su chết trên thập giá, coi Giê-su như là con đẻ của một Joseph và Mary (born of a woman). Trong 4 Phúc Âm thì Phúc Âm Mark được coi là viết trước tiên và viết vào khoảng 20 năm sau Paul, nghĩa là 40 năm sau khi Giê-su chết, không hề viết gì về chuyện Giê-su sinh ra từ Mary đồng trinh. Phúc Âm sau cùng, John, viết vào đầu thế kỷ 2, cũng không viết gì về hiện tượng này. Chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke, viết sau Phúc Âm Mark cả vài chục năm, và 90% là cóp nhặt của Mark, là thêm thắt vào chuyện Giêsu sinh ra từ Maria đồng trinh. Nhưng chuyện "giáng sinh" của Giêsu trong hai Phúc Âm Matthew và Luke lại hoàn toàn khác nhau và chứa nhiều mâu thuẫn, sự kiện lịch sử sai lầm v..v.. nên người đọc chẳng biết tin ai vì không có căn bản nào để mà tin ai là đúng.
Ngoài ra, giáo hội còn dạy đám tín đồ có đầu óc khuyết tật rằng: Giê-su là đấng cứu thế, thuộc dòng dõi vua David, theo như lời tiên tri trong Cựu Ước. Và các tín đồ cứ nhắm mắt tin theo, không hề để tâm suy nghĩ để biết rằng, "sinh ra từ Mary đồng trinh" và "đấng cứu thế" là hai vai trò không thể cùng lúc diễn xuất trên sân khấu.
Để chứng minh đầu óc của đa số tín đồ Ca-Tô thuộc loại khuyết tật, không có khả năng suy nghĩ, tôi xin trích dẫn đoạn sau đây của Đức Ông Trần Văn Khả trong cuốn "Trần Lục", nhiều tác giả, xuất bản tại Canada, năm 1996. Đức Ông Trần Văn Khả viết về Giê-su như sau, trang 269:
Trong Kinh cầu Thánh Giuse, chúng ta đọc như sau: "Ông Thánh Giuse là Cha Nuôi Con Đức Chúa Trời";
Ngay sau đó Đức Ông viết: “Chúa Giêsu là dòng dõi Vua Đa-vít, mà Thánh Giuse là một thành phần (Matthew 1:16). “

Đó là những lời "giáo hội dạy rằng", và Đức Ông nhắc lại mà không hề suy nghĩ. Thật vậy, nếu Giuse chỉ là cha nuôi của Giê-su thì dù cho Giuse thuộc dòng dõi vua David, Giê-su cũng không thể nào thuộc dòng dõi vua David. Vì sao? Vì Giê-su là hoa trái của sự "xâm phạm tiết hạnh" của Thánh Ma vào Mary, một người đàn bà Do Thái đã có chồng là Joseph (Giu-se), nếu chúng ta tin được chuyện Thánh Linh có thể làm cho Mary mang thai. Vì vậy, Giê-su mới được gọi là Con Thiên Chúa và Giu-se mới được coi như là cha nuôi của Giê-su. Đã là Con Thiên Chúa thì không thể thuộc dòng dõi vua David, dù cha nuôi của Giê-su là Giu-se thuộc dòng dõi vua David. Tôi có cảm tưởng rằng Đức Ông Trần Văn Khả cũng như các tín đồ Ca-Tô, được Giáo hội dạy sao thì cứ nhắc lại đúng như vậy mà không hề bận tâm suy nghĩ xem điều mình nói có hợp lý hay không. Nhưng tại sao Giáo hội lại dạy Giê-su thuộc dòng dõi vua David? Vì, như đã trình bày trong chương trên, theo niềm tin của dân Do Thái thời bấy giờ, thì một đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện để giải phóng dân Do Thái ra khỏi ách thống trị của La Mã, và đấng Cứu Thế này bắt buộc phải thuộc dòng dõi Vua David, vì David là một ông Vua có công chiến thắng dân Canaan, mở mang nước Do Thái. Do đó, vài người Do Thái theo Giêsu, viết Phúc Âm, vừa muốn chứng minh rằng Giêsu đích thực là đấng Cứu Thế nên phải thuộc dòng dõi vua David, vừa muốn "chứng minh" rằng Giêsu là Con Thiên Chúa nên mới đặt ra câu chuyện hoang đường là do Thánh Ma phủ nên Mary sinh ra Giê-su. Nhưng trí tuệ của những người viết Phúc Âm vào thời đó chưa đủ trình độ để nhận ra tính loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, về hai vai trò "Con Thiên Chúa" và "Thuộc dòng dõi vua David". Khoan nói đến chuyện Matthew và Luke viết về gia phả Giê-su, từ vua David trở xuống, hoàn toàn khác nhau, với một đàng thì 28 thế hệ, đàng khác thì 42 thế hệ với tên khác nhau. Vì thế, ngày nay thế giới mới cho rằng tiểu sử của Giê-su là một tiểu sử bất minh nhất trong những tiểu sử bất minh.
Chuyện Giê-su sinh ra từ Mary đồng trinh đã là đề tài nghiên cứu của nhiều người, gồm đủ thành phần trí thức trong xã hội: linh mục, giám mục, nhà thần học, học giả, giáo sư đại học v...v... Tuy nhiên, chẳng cần phải là những bậc trí thức chuyên gia như trên, chỉ cần đầu óc có đôi chút suy luận chúng ta cũng có thể thấy sự mâu thuẫn trong thuyết “Mary đồng trinh” nằm ngay trong Thánh Kinh.
Trước hết, chúng ta hãy xem Thánh Kinh kể chuyện Giêsu sinh ra từ “Mary đồng trinh” ra sao. Như trên đã nói, trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về chuyện này, hai Phúc Âm này viết sau khi Giê-su chết từ 50 tới 70 năm.
Phúc Âm Matthew (Mã-Thi) kể như sau, Matthew 1: 18-24, xin đặc biệt chú ý những đoạn chữ đậm:
Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.
Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.
Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.
Việc xảy ra đúng như lời Thần Ki Tô tiên đoán qua nhà tiên tri:
“Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thần ở cùng ta”.
Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.

Chúng ta hãy phân tích đoạn trên trong Thánh Kinh. Phân tích Thánh Kinh với đầu óc tỉnh táo, không mê mẩn, là một nghệ thuật, vì chúng ta có thể khám phá ra nhiều điều kỳ thú để mà thưởng thức. Đoạn trên thường được các linh mục viện dẫn và giảng trong nhà thờ là sự kiện Giê-su sinh ra đời phù hợp với lời tiên tri trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14: “Cho nên, chính Thần sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” (Therefore the Lord Himself will give you a sign: Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.) Nhưng đọc kỹ đoạn kinh trên, chúng ta thấy rõ ràng Mã-Thi (Matthew) đã xen lẫn thật với giả và để lộ nhiều sơ hở.
Thật vậy, thứ nhất, chuyện Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Mary càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn không thể thực hiện được trong thời đó, theo luật của Do Thái. Randel Helms viết trong cuốn Những Chuyện Giả tưởng Trong Phúc Âm (Gospel Fictions), trang 48: “Có lẽ Matthew không biết là theo luật Do Thái, điều này (kín đáo từ hôn) không thể nào thực hiện được; việc từ hôn phải hợp pháp và công khai” (Matthew was perhaps unaware that this (the marriage contract set aside quietly) was not possible under Jewish law; the process had to be legal and public.)
Thứ nhì, chuyện thiên sứ hiện ra trong giấc mộng của Joseph thì chỉ có mình Joseph biết, và Thánh Kinh không hề có chỗ nào viết là Joseph kể chuyện này cho ai. Matthew viết phúc âm Matthew khoảng 60 năm sau khi Giê-su chết, có nghĩa là khoảng 90 năm sau khi Giê-su sinh ra đời. Matthew không thể là một nhân chứng trong giấc mộng của Joseph. Mặt khác, Matthew không phải là một tông đồ của Giê-su. Kết luận? Đây chỉ là một chuyện Matthew “bày đặt” ra với mục đích thần thánh hóa người mình sùng tín: Giê-su, theo niềm tin riêng của mình. Nhưng chính cái chuyện bày đặt này lại chứng tỏ Matthew không được thông minh cho lắm, vì ông ta chỉ lấy ra cái đầu còn dấu đi cái đuôi. Ông ta lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Thần sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, Syria và Israel (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16:
Cho nên, chính Thần sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.
Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.
Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay sự xảo quyệt của Matthew trong việc trích dẫn Cựu Ước trên với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Gia Tô cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề. Mặt khác, Isaiah thường được coi như là một nhà đại tiên tri trong Cựu Ước. Nhưng thực ra, Isaiah chỉ “tiên tri” láo, vì lời “tiên tri” trong Isaiah 7: 14-16 ở trên hoàn toàn sai với sự thực nếu chúng ta đọc II Sử Ký 28 (2 Chronicles 28) kể chuyện Ahaz xứ Judah bị hai nước đánh bại thê thảm như sau:
Ahaz được 20 tuổi khi lên ngôi, trị vì 16 năm tại Jerusalem.. Thần Ki Tô phó mặc Ahaz trong tay của vua Syria. Quân đội Syria đánh bại Ahaz, bắt vô số tù binh giải về Damascus. Thần Ki Tô cũng phó mặc Ahaz trong tay của vua Israel. Quân đội Israel đánh bại Ahaz qua một cuộc tàn sát lớn. Vì Pekah, con của Remaliah, đã giết một trăm hai mươi ngàn (120000) người Judah trong một ngày, tuy họ đều là dũng sĩ.. Và quân đội Israel cũng bắt đi hai trăm ngàn (200000) tù binh gồm đàn bà, con trai, con gái, và cướp đi hầu hết của cải và mang về Samaria.
Thứ ba, trong văn bản gốc Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái, Isaiah nói trong Isaiah 7: 14 là “Này, một người đàn bà trẻ đang mang thai..” (a young woman is with child) chứ không phải là một trinh nữ sẽ mang thai. Isaiah dùng chữ “almah”, có nghĩa là “người đàn bà trẻ” (young woman), có chồng hoặc chưa có chồng. Còn trinh nữ, tiếng Do Thái là “betulah”. Nếu Asaiah muốn nói đến một trinh nữ thì phải dùng chữ “betulah”. Trong thời điểm mà người Do Thái càng ngày càng đông ở Hi Lạp, các dịch giả đã dịch chữ “almah” thành “parthenos” trong tiếng Hi Lạp. Parthenos có nhiều nghĩa, và một trong những nghĩa này là trinh nữ. Giáo hội đã dựa vào văn bản tiếng Hi Lạp, nhặt câu trên từ Cựu Ước ra và diễn giảng lệch lạc rằng đó là lời tiên tri về sự sinh ra của Giê-su tuy sự thực câu trên chẳng liên quan gì đến sự sinh ra của Giê-su, như tôi vừa chứng minh ở trên.
Thứ tư, nếu chúng ta không dùng đến đầu óc, cứ giáo hội dạy sao thì tin vậy, và tin rằng thực sự nhà tiên tri Isaiah đã tiên đoán sự sinh ra của Giê-su từ một trinh nữ, thì tên của đứa trẻ phải là Immanuel chứ không phải là Jesus.
Thứ năm, câu cuối nói lên một sự kiện rõ ràng nhất: “Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.” Câu này hàm ý Giê-su chỉ là đứa con đầu lòng của Mary, Mary còn nhiều đứa con khác nữa. Joseph chỉ không giao hợp với Mary cho đến khi Mary sinh ra Giê-su. Sau đó thì Joseph tha hồ làm bổn phận người chồng. Do đó, một đoạn khác trong Thánh Kinh mới kể rằng Giê-su có 4 người em trai và ít nhất là 2 em gái (Mark 6: 3: “Đây có phải là anh thợ mộc (Giê-su), con bà Mary, anh của James, Joses, Judas, và Simon? Các em gái của hắn chẳng phải đang có mặt tại đây sao?” (Is this not the carpenter, the son of Mary, and brother of James, Joses, Judas, and Simon? And are not his sisters here with us?). Vậy mà Mary vẫn còn đồng trinh cho tới bây giờ, đầu thế kỷ 21. Học thuật Gia Tô (Catholic scholarship) quả thật là tuyệt vời trong việc uốn nắn đầu óc tín đồ. Nhưng đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và cổ sử thì câu “Đây có phải là anh thợ mộc, con bà Mary” lại nói lên một chuyện khác. Theo truyền thống Do Thái thời bấy giờ thì dân chúng thường gọi một người còn trẻ là con ông này, con ông nọ, chứ không bao giờ gọi là con của bà này, bà nọ. Gia hệ của Giê-su trong Matthew và Luke đều kể tên đàn ông qua nhiều đời. Trường hợp gọi một người là con của bà này, bà nọ là để ám chỉ đứa con đó là đứa con hoang (bastard).
Thật vậy, trong tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, có bài viết của Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now). Tác giả viện dẫn Phúc Âm James và viết như sau:
Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6, “Đây có phải là con bà Mary không?” Bị gọi là con của người mẹ, thay vì con của người cha, thường hàm ý đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mã tên là Panthera. Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.18

Nhiều học giả cho rằng, rất có thể những chuyện Giêsu sinh ra từ một trinh nữ trong Matthew và Luke được tạo ra để che đậy những phê bình phân tích về Ki Tô Giáo trong thế kỷ đầu: Giê-su là một đứa con hoang của Mary. Rải rác trong các Phúc Âm có những chi tiết chứng tỏ như vậy, nếu chúng ta biết đọc những bản văn này. Cũng vì vậy mà Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Giê-su Sinh Ra Đời, đã đưa ra nhận xét:
Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những trái mìn chưa kiếm ra và chưa nổ . 19
Chúng ta nên để ý, trong cuốn Thánh Kinh, bản Mới Duyệt Lại dùng làm chuẩn (New Revised Standard Version of the Bible), từ “trinh nữ” (virgin) đã được bỏ đi và thay bằng từ “người đàn bà trẻ” (young woman) trong câu Isaiah 7: 14, để cho đúng với văn bản gốc bằng tiếng Do Thái.
Luke 1: 26- 33 cũng thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:
Qua tháng sáu, Thần Ki Tô sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary.
Thiên sứ nói: “Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng.”
Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì.
Rồi thiên sứ nói với nàng, “Đừng sợ, Mary, vì Thần đã ban đặc ân cho nàng. Và này, cô sẽ mang thai, và sinh ra một con trai và đặt tên nó là Giê-su. Đứa trẻ đó sẽ thành vĩ nhân, và sẽ được gọi là con của đấng tối cao; và Thần sẽ cho hắn ngôi vị của David. Hắn sẽ cai trị dân Do Thái (hậu duệ của Jacob) mãi mãi, và nước hắn cai trị sẽ bất diệt.

Sau đó Luke viết một chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường như sau:
Mấy ngày sau (sau khi thiên sứ đến thăm), Mary vội vã lên đường, đến một thành phố miền đồi núi xứ Judah, vào nhà Zacharias thăm bà dì Elizabeth (khi đó Elizabeth đang có mang được 6 tháng. TCN). Vừa nghe Mary chào, thai trong bụng Elizabeth liền nhảy mừng; và trong Elizabeth có đầy dẫy thánh linh. Rồi bà ta nói lớn: “Phúc cho cô trong giới phụ nữ, và phúc cho cái thai trong lòng cô . Nhưng tại sao tôi được ban cái vinh dự là có mẹ Chúa tôi đến thăm? Thật vậy, vừa nghe tiếng cô chào hỏi là cái thai trong bụng tôi đã nhảy mừng.

Để cho cuốn sách khỏi quá dài, tôi sẽ không phân tích những đoạn trên trong phúc âm Luke, xin để cho quý độc giả tùy nghi nhận định. Chẳng biết là Thánh Linh đã làm cho bà Mary mang thai, hay là cái người giả làm thiên sứ Gabriel làm cho bà Mary mang thai. Ngày nay, cũng có nhiều thiếu nữ nhẹ dạ, tin rằng ngủ với linh mục cũng như ngủ với Chúa, vì Chúa cũng như cha. Những đứa con lai trong các vùng đi đạo ở Việt Nam (theo sự nhận xét của Phạm Duy), nơi đây chỉ có các linh mục, giám mục mũi lõ mắt xanh chứ không có lính Pháp, dưới thời Pháp thuộc, đã nói lên sự kiện này. TV Mỹ cũng đưa ra nhiều trường hợp các con chiên kiện các linh mục về tội dụ dỗ theo luận điệu này. Mặt khác, thiên sứ mới báo tin có vài ngày mà Elizabeth đã biết là Mary mang Chúa trong người, và cả cái thai mới được 6 tháng trong Elizabeth cũng biết, nên vội nhảy mừng. Chúng ta nên nhớ, thời đó chưa có điện thoại mà cũng chưa có điện thư (E-mail) nên Mary không thể kể cho Elizabeth nghe chuyện thiên sứ đến thăm trước khi đi bộ đến thăm Elizabeth. Và, từ lúc Mary được thiên sứ đến báo tin sẽ được Thánh Linh làm cho mang thai đến lúc gặp Elizabeth mới chỉ có mấy ngày thôi. Thánh Kinh toàn những chuyện như vậy, chẳng trách trước đây giáo hội cấm tín đồ không được đọc thánh kinh, vi phạm là bị tuyệt thông.
Chúng ta cũng nên để ý rằng, ngày nay các chuyên gia khảo cứu Thánh Kinh đã chứng minh rằng Matthew và Luke không phải là môn đồ của Giêsu. Hai Phúc Âm Matthew và Luke được viết ra ít nhất là 5, 70 năm sau khi Giêsu chết. Matthew kể rằng Joseph (Giuse), cha của Giêsu, được thiên thần báo mộng cho biết về chuyện Mary được Thánh Ma (Holy Ghost) làm cho mang thai sau khi Mary mang thai được 6 tháng, lẽ dĩ nhiên chuyện nằm mơ này chỉ có mình Joseph biết. Luke thì kể Mary được thiên thần có tên hẳn hoi là Gabriel đến báo cho biết sẽ được Thánh Ma làm cho mang thai, và chuyện này cũng chỉ có mình Mary biết. Cả Matthew và Luke đều không phải là môn đồ của Giêsu và cũng chẳng ai biết họ là ai, làm sao họ biết được chuyện mà chỉ có mình Joseph hoặc mình Mary biết. Không lẽ Joseph và Mary kể lại cho họ nghe? Điều này phi lý vì đọc Thánh Kinh chúng ta thấy rằng thiên thần Gabriel báo cho Mary biết về ân sủng của Thần cả 6 tháng trước khi một thiên thần khác báo mộng cho Joseph về chuyện này và khuyên Joseph chấp nhận "chuyện đã rồi", đừng có làm to chuyện (Thánh Kinh kể Joseph định bỏ Mary về chuyện "không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường" này, và Mary cũng không hề nói cho Joseph biết chuyện được "thiên thần" Gabriel thăm viếng.) Như vậy làm sao chúng ta có thể tin được những điều Matthew và Luke viết? Phân tích chi tiết nội dung hai Phúc Âm Matthew và Luke, các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, đều cho rằng, mục đích Matthew dựng lên chuyện đồng trinh là để chiêu dụ dân Do Thái tin theo Giê-su, còn Luke dựng lên chuyện đồng trinh khác với Matthew để chiêu dụ dân Gentile.
Nhưng đọc kỹ Thánh Kinh chúng ta mới thấy trí tuệ của tác giả các phúc âm thật là kém cỏi, để lộ nhiều sơ hở và mâu thuẫn. Thật vậy, trong Luke 2 có một chuyện khác. Nhân ngày lễ vượt qua, vợ chồng Joseph, Mary và Giê-su, khi đó mới 12 tuổi, cùng đến Jerusalem. Sau ngày lễ thì hai vợ chồng Joseph thấy biến mất ông con. Tưởng rằng ông con đã đi cùng bạn bè đi về nhà nên ông bà cũng trở về nhà. Nhưng đi suốt cả ngày cũng không thấy Giê-su đâu, lúc bấy giờ mới hỏi thăm và đi tìm Giê-su. Hai ông bà quay trở lại Jerusalem và ba ngày sau thì thấy Giê-su đang ngồi đối đáp với mấy thầy thông thái trong một đền thờ. Sau đây là những lời đối đáp giữa bà Mary và ông con Giê-su, trích nguyên văn từ cuốn Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước bằng tiếng Việt của American Bible Society, New York, 1998, trang 58, Lu-Ca (Luke) 2 : 48 -50:
Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thế này? Này, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi hay sao? Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết.
Quý vị có thấy một đứa bé 12 tuổi nào hỗn hào với cha mẹ như vậy chưa, trừ phi nó là con nhà mất dạy. Trước hết nó ở lại Jerusalem một mình mà không hề xin phép cha mẹ. Sau đó khi cha mẹ tìm được nó, trách nó, thì nó lại sẵng giọng cùng cha mẹ và hỏi họ kiếm nó làm chi? Nhưng câu chót “Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết” đã chứng minh rằng chuyện thiên sứ Gabriel viếng thăm Mary là chuyện phịa, và chuyện thiên sứ báo mộng cho Joseph cũng lại là chuyện phịa nốt, vì nếu thực sự có hai chuyện này thì Joseph và Mary đã biết Giê-su là ân sủng đặc biệt của Thần Ki Tô, là con của Thánh Linh, mà lại không hiểu Giê-su nói gì khi Giê-su nói là đang lo việc của Cha, nghĩa là việc của Thần Ki Tô.
Đọc đoạn kinh trên, Uta Ranke-Heinemann, nữ giáo sư thần học rất có uy tín của nước Đức, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được một danh vị (ngôi vị cao được Tòa Thánh công nhận) trong môn Thần Học Ca-Tô (The first woman in the world who hold a chair of Catholic Theology) có nhận xét như sau trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con:
Trong truyền thuyết về Giê-su ở trong đền thờ khi mới 12 tuổi, cha mẹ hắn rõ ràng là không hiểu hắn. Khi hắn nói về Cha hắn ở trên trời, họ không hiểu hắn nói cái gì (Luke 2:50). Điều này mâu thuẫn với chuyện loan báo (của thiên sứ Gabriel. TCN), và cũng chứng tỏ rằng Luke đã đan những chiều hướng phát triển truyền thống khác nhau vào với nhau. Trong những chiều hướng phát triển này, chuyện kể trong đoạn trên không hề biết gì về chuyện Giê-su sinh ra từ một trinh nữ. 20
Nhận xét trên thật là chính xác, vì Matthew không phải là môn đồ của Giê-su, chỉ viết lại theo ý mình những điều nghe người khác truyền tụng. Cho nên chuyện này mâu thuẫn và phủ bác chuyện kia là chuyện rất thường trong một tác phẩm như vậy.
Chuyện cha mẹ lo lắng cho con là chuyện tự nhiên, nhưng chuyện “Chúa tôi” đối đáp với cha mẹ như vậy thì quả thật là đặc biệt, ít ra là không hợp với nền luân lý của Việt Nam. Còn nền luân lý của Do Thái ra sao thì tôi không biết. Phân tích những lời hỗn hào của Giê-su đối với mẹ và gia đình trong nhiều trường hợp được viết trong Thánh Kinh, một số học giả đã cho rằng, đúng là Giê-su có cái mặc cảm của một đứa con hoang, bị thiên hạ khinh khi đàm tiếu cho nên hận gia đình, hận mẹ, hận thân phận nghèo khó của mình v..v.. kết thành những thái độ và lời nói với mẹ và gia đình như vậy. Ngoài ra, các học giả còn cho rằng những lời Giê-su giảng trong bài Phúc Thật 8 Mối mà các tín đồ Gia Tô Việt Nam khen là “tuyệt vời” thực ra chỉ nói lên những điều hoang tưởng của Giê-su phát xuất từ những mặc cảm về thân phận của chính mình, chứ chẳng phải là tôn vinh người nghèo, vì trước Thần Ki Tô, con người tuyệt đối bình đẳng vì cùng là tạo vật của Thần.
Sau đây chúng ta hãy duyệt qua kết quả nghiên cứu về đề tài “Giê-su sinh ra từ một trinh nữ” (virgin birth) của một số người có tên tuổi trong nền văn học Âu Mỹ.
Trước hết là Thomas Paine trong cuốn Thời Đại Lý Trí:

Khi người ta bảo tôi rằng, một người đàn bà tên là Mary đồng trinh mà lại mang thai tuy chưa hề ăn nằm với người đàn ông nào, và rằng chồng của bà, Joseph, nói rằng có một thiên thần nói với ông ta như vậy, thì tôi có quyền tin hay là không, trường hợp như vậy cần có bằng chứng vững chắc hơn là những lời họ nói, nhưng chúng ta cũng lại không có ngay cả những lời họ nói, vì cả Joseph lẫn Mary đều không viết lại điều gì, tất cả chỉ là những điều mà những người khác nói là họ nói như vậy - đó chỉ là những lời đồn đãi trên những lời đồn đãi, và tôi không thể đặt niềm tin của tôi trên loại bằng chứng như vậy.
Tuy nhiên, chuyện Giêsu là Con Thiên Chúa cũng chẳng có gì là khó hiểu. Ông ta sinh ra ở một thời mà huyền thoại dân gian đã làm cho đầu óc con người tin vào một chuyện như vậy. Hầu hết những nhân vật đặc biệt sinh ra trong huyền thoại dân gian đều được coi như là con của một vị Thần nào đó. Vào thời đó, tin rằng một người là con của Thần không phải là điều mới lạ, và rằng Thần ăn nằm với phái nữ là một quan niệm quen thuộc.
Câu chuyện về thiên thần loan báo cái mà Giáo hội gọi là Thụ Thai Vô Nhiễm không được nhắc tới trong Phúc Âm Mark và John; và được Matthew và Luke tả lại khác nhau, nhưng Joseph và Maria lại là những bằng chứng không thể tin cậy vì chính họ chẳng nói gì mà là những người khác nói thay cho họ.
Nếu ngày nay có một cô gái mang thai và nói rằng, ngay cả thề thốt rằng, có một hồn ma làm cô mang thai, và một thiên thần nói với cô ta như vậy, thì chúng ta có tin cô ta không? Chắc chắn là không rồi. Vậy tại sao chúng ta lại tin vào cùng một chuyện như vậy về một cô gái mà chúng ta không hề thấy, chỉ được kể lại bởi những người mà không ai biết là ai, ở đâu và bao giờ. 21

Bình luận câu ...Bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần Mà Người Xuống Thai, Sinh Bởi Bà Maria Đồng trinh... Giám mục Spong viết trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết:
Điều rõ ràng là nếu chúng ta hiểu câu trên theo nghĩa đen thì nó vi phạm tất cả những gì chúng ta hiểu về sinh học. Chúng ta đã chẳng biết là mọi chuyện sinh ra từ một trinh nữ - và trong lịch sử nhân loại có nhiều chuyện như vậy - là những truyền thuyết hay sao? Đó là con người toan tính đề xuất rằng nhân loại không có khả năng tạo thành một nhân vật như được mô tả. Mọi chuyện sinh ra từ trinh nữ, kể cả câu chuyện về Giêsu, như là một sự thực sinh học, đã trở thành hoàn toàn vô giá trị bởi sự khám phá ra sự hiện hữu của tế bào trứng. Sự khám phá này có nghĩa là người đàn bà không còn được coi như là vật thụ nhận hạt giống của đàn ông như là câu chuyện sinh ra từ trinh nữ uẩn hàm. Chúng ta không còn có thể nói rằng Thần thánh là một ân huệ trong đứa con của người đàn bà mà không dính dáng gì tới tư cách con người của bà ta. Ngay từ lúc đó, người đàn bà phải được coi như là đồng sáng tạo, một dự phần viên bình đẳng trong sự truyền giống. 22
Về chuyện Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, giáo sư Thần Học Ca-Tô Uta Ranke-Heinemann viết như sau:
Sự sinh ra của Giêsu không nói đến một khái niệm nào về sự truyền giống của con người. Không có sự dự phần nào của người đàn ông, hoàn toàn không có. Sự tạo nên Giêsu là tác phẩm sáng tạo đặc biệt của Thần Ki Tô, có thể so sánh với sự sáng tạo ra Adam từ một nắm đất sét. Tuy nhiên, người đàn bà không phải là một nắm đất sét. Tất cả câu chuyện về phép lạ sinh ra từ một trinh nữ được dựng lên ở một thời mà không ai biết gì về cái tế bào trứng của phái nữ. Câu chuyện về sự sinh ra từ một trinh nữ chỉ có thể nói lên ở một thời mà người đàn bà bị coi như là giữ một vai trò hoàn toàn thụ động. Cho đến khi tế bào trứng được khám phá ra năm 1827, các nhà Thần học, kể cả Luke và Matthew, nghĩ rằng đàn bà không hơn gì một chậu đất để trồng hoa mà người đàn ông đặt hạt giống của mình vào và từ đó sinh ra đứa trẻ. Lối suy nghĩ như vậy bắt nguồn từ quan niệm về sinh học của Aristotle, coi người đàn bà như là cái bình chứa trống rỗng để gây giống cho người đàn ông. Người đàn ông làm tất cả trong sự truyền giống....
Do đó, theo cái mẫu cổ xưa này, Matthew và Luke nghĩ rằng nếu loại bỏ một người cha trên trái đất sinh ra Giêsu thì chỉ có mình Thần Ki Tô là chủ lực tạo ra Giêsu. Họ không thể nghĩ rằng, để sinh ra một người, cần phải có hai cộng sự viên đồng đẳng, và dù cho con người được thay thế bằng Thần, thì Thần cũng không phải là nguyên lý duy nhất tạo ra con người.
Kể từ khi khám phá ra tế bào trứng của người đàn bà - và do đó người đàn bà phải dự phần trong việc truyền giống - ý tưởng truyền thống về chuyện Giê-su sinh ra từ một trinh nữ do hành động sáng tạo đơn độc của Thần đã trở thành không có cách nào có thể biện minh cho được.
Do đó, sự vô minh, thiếu hiểu biết, đã được dùng làm nền tảng cho ý tưởng là Giê-su được sinh ra từ một trinh nữ do quyền phép của Thánh Linh mà không cần đến giao hợp.
Ngoài ra, chúng ta cần phải xét đến điều này: Trong trường hợp một trinh nữ thụ thai thì tế bào đầu tiên của cơ thể Giê-su phải là một tế bào của phái nữ. Và nếu bằng một phép lạ nào đó mà cái tế bào này phân chia ra mà không cần đến sự tham dự của người đàn ông, và tiếp tục phân chia để hình thành một con người, thì cái sự thụ thai đồng trinh này, khi sinh đứa bé ra, bắt buộc phải là một đứa bé gái. 23

Giáo sư Uta Ranke-Heinemann không giải thích tại sao sự thụ thai dồng trinh chỉ có thể sinh ra một đứa con gái trong cuốn sách của bà. Có lẽ bà cho rằng độc giả đều cập nhật hóa những kiến thức ngày nay về sinh học, cho nên không cần giải thích. Tôi không nghĩ vậy, nhất là đối với những tín đồ Ca-Tô, cho nên tôi xin có vài lời giải thích để vấn đề thêm rõ ràng.
Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng: bộ đầy đủ “gien” (complete set of genes) của con người, danh từ khoa học gọi là “genome”, gồm có 23 sắc tố (chromosome) thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ, cặp với nhau thành 23 cặp riêng rẽ sắc tố. Các khoa học gia đã xếp các cặp sắc tố này từ cỡ lớn nhất (số 1) cho tới cỡ nhỏ nhất (số 22), còn cặp sắc tố sau cùng chính là cặp “sắc tố định giống” (sex chromosome) gồm có: 2 sắc tố X trong cơ thể của đàn bà, và 1 sắc tố X và 1 sắc tố Y nhỏ hơn trong cơ thể của người đàn ông. Về kích thước thì sắc tố X vào khoảng giữa hai cặp sắc tố 7 và 8, còn sắc tố Y thì nhỏ nhất. Chính cặp sắc tố sau cùng này sẽ quyết định đứa bé sinh ra là con trai hay con gái, tóc vàng hay tóc đen, mắt nâu hay mắt xanh v..v..
Cơ thể con người có vào khoảng 100 ngàn tỷ (Trillion) tế bào (cell). Trong mỗi tế bào có một nhân (nucleus). Trong nhân tế bào có 2 bộ đầy đủ genome: một bộ genome của người cha và một bộ genome của người mẹ. Mỗi bộ genome có vào khoảng từ 60000 đến 80000 “gien” (Genes).
Như trên đã nói, cặp sắc tố quyết định giống của đàn bà là 2 sắc tố X (X,X), và của đàn ông là 1 X và 1 Y (X,Y). Trong quá trình truyền giống, nếu sắc tố X của đàn ông kết hợp với sắc tố X của người đàn bà thì đứa trẻ sinh ra sẽ là con gái. Còn nếu sắc tố Y của người đàn ông kết hợp với sắc tố X của người đàn bà thì đứa trẻ sinh ra sẽ là con trai. Do đó, một mình Mary, nếu thực sự thụ thai mà không do giao hợp với đàn ông và không có tinh khí của đàn ông thì không thể nào sinh ra con trai được.
Đến đây tưởng chúng ta cũng nên biết một chuyện: năm 1995, tại một làng bên Ý, hàng ngàn người kéo đến xem bức tượng Mary khóc ra máu. Hiện tượng này được giới “chăn chiên” giải thích là Đức Mẹ quá thương xót thế gian tội lỗi (phần lớn thuộc 7 núi tội lỗi của giáo hội Ca-Tô. TCN) nên khóc đến chảy máu mắt. Các tín đồ cũng đều tin vậy, và càng sùng tín thêm lòng thương yêu bao la của Đức Mẹ, không buồn để ý đến chuyện Mẹ là mẹ của Chúa “quyền phép vô cùng” mà cũng bất lực trước những sự đau khổ của con người, chỉ biết khóc thôi. Nhưng chuyện đáng nói nhất ở đây là người ta đã lấy máu mắt này mang đi thử DNA và khám phá ra rằng máu đó là của đàn ông, không thể là của đàn bà, vì chứa những sắc tố X và Y (của đàn ông) chứ không phải là X và X (của đàn bà). (Gospel Truth, p. 35: ..as recently as 1995, a statue of the Virgin “weeping tears of blood” drew thousands to a village in Italy, despite DNA analysis that proved the blood to be from a man). Người ta đã làm đủ trò để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín, thật là đáng buồn, nhưng khoa học đã làm bớt đi phần nào mê tín..
Học giả Gia Tô Michael Martin, Giáo sư Triết đại học Boston, viết trong cuốn Bản Án Chống Ki Tô Giáo như sau:
Có bằng chứng lịch sử nào về chuyện Giê-su sinh ra từ một nữ trinh? Trong bốn phúc âm thì chỉ có hai là kể chuyện này với hai nội dung tường thuật khác nhau. Như tôi đã ghi ở trên, trong Matthew, tin về sự sinh ra của Giê-su được báo cho Joseph trong một giấc mộng; trong Luke, thiên sứ Gabriel nói thẳng cho Mary biết. Hơn nữa, Matthew cho rằng khi Giê-su sinh ra thì cha mẹ ông ta sống ở Bethlehem và họ rời Bethlehem khi vua Herod tìm giết Giê-su.. Tuy nhiên, trong Luke, cha mẹ Giê-su lại đi từ nhà ở Nazareth tới Bethlehem vì một cuộc kiểm tra dân số của chính quyền La Mã..
Đúng vậy, nếu có hai chuyện loan báo khác nhau về Giê-su sinh ra đời thì ít ra là một trong hai phúc âm trên phải kể cả hai chuyện này. Ngoài ra, vì cách loan báo cho Joseph và Mary khác hẳn nhau - bởi một thiên sứ và trong một giấc mộng - những sự loan báo trên không có gì để chứng thực bởi bất cứ ai khác ngoài Mary và Joseph. Trong trường hợp thiên sứ Gabriel đến loan báo cùng Mary, không có một nhân chứng nào ngoài Mary. Trong trường hợp Joseph nằm mơ thì không thể có một nhân chứng nào khác ngoài người nằm mơ. Như vậy, chúng ta không có một nhân chứng nào để xác định những chuyện loan báo siêu nhiên kia là thực..
Ngoài tất cả những mâu thuẫn, những điều không đúng với lịch sử, và những điều không thật rất hiển nhiên trong 2 phúc âm Matthew và Luke, cả Mark và John đều không viết gì về sự sinh ra của Giê-su. Điều này thật là lạ lùng nếu ta cho rằng giáo điều “Mary đồng trinh” đã được những tín đồ Ki Tô thuở sơ khai biết đến một cách rộng rãi. Nhất là, tại sao Mark, người viết phúc âm đầu tiên, không nói gì về giáo lý đồng trinh này nếu giáo lý đó được biết đến một cách rộng rãi vào cuối thế kỷ đầu tiên? Còn nữa, tại sao John, người viết phúc âm sau cùng cũng không nói gì về hiện tượng Giê-su sinh ra từ một trinh nữ nếu điều này mọi người đều biết? Lời giải thích hợp lý nhất là Mark và John đều không cho rằng chuyện đó là thật về đời Giê-su. Điều này chắc chắn là làm cho giá trị tính chất xác thực của thuyết đồng trinh giảm đi nhiều. 24
Qua những tài liệu trên, tất cả đều là kết quả nghiên cứu của một số lãnh đạo tinh thần trong Ki Tô Giáo, hoặc của các giáo sư đại học, học giả Ki Tô, chúng ta thấy rằng, huyền thoại Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, nay đã bị xóa bỏ bởi sự tiến bộ trí thức của nhân loại, bởi những sự kiện khoa học. Nhưng thực tế là, ở ngoài đời, vẫn có hàng triệu người tin rằng bà Mary vẫn còn đồng trinh dù đã sinh nở nhiều lần, và dù tất cả bằng chứng khoa học đã chứng minh chuyện Thánh Linh làm cho bà Mary mang thai và sinh ra một người con trai không thể nào xảy ra được. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng, đây là thuộc về đức tin, và như giáo sư thần học John Dominic Crossan nhận định, “Không ai có thể làm cho niềm tin như vậy thành một sự kiện” (Nobody can make it (an act of faith) as a fact). Và Frederich Nietzche cũng đã đưa ra một nhận xét: “Những gì mà quần chúng được dạy để mà tin không cần đến lý lẽ, vậy thì ai có thể dùng lý lẽ để có thể phủ bác niềm tin này?” (What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by means of reasons?)
Sau đây, chúng ta hãy đọc tiếp Kinh Tin Kính của Ca-Tô Giáo Rô-Ma:
...Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác...
Trước hết, cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không phải là “thánh giá” như bản văn tiếng Việt cố tình dịch sai để vinh danh Giê-su. Bởi vì, hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Thánh Kinh viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác. Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn bằng tiếng Anh viết là Giê-su “was crucified” chứ không phải là “was nailed on the holy cross”. Mà “crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” ở đây cả. Ca Tô Giáo đã thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại. Người ta đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm:
Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (trên thập giá. TCN. Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều.
Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân.. 25
Cây thập giá, tượng trưng cho một loại hình phạt man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, nay đã biến thành vật hàng triệu người tôn thờ. Tôi không biết người khác nghĩ sao chứ mỗi khi tôi nhìn thấy cây thập giá bất cứ ở đâu, trên nóc nhà thờ, trên bộ áo khoác, hay đeo trên cổ của bất cứ ai, là tôi lại nhớ đến cái cực hình đóng đinh trên thập giá của dân La Mã cổ xưa, đã từng gây ra sự đau đớn cùng cực của hàng trăm ngàn con người, và tôi nghĩ rằng không có cách nào có thể làm cho tôi tôn thờ một vật có một lịch sử dã man đẫm máu như vậy, dù đó là cái thập giá mà Giê-su hoặc bất cứ ai bị đóng đinh trên đó. Tín đồ Ki Tô thật là kỳ lạ, họ tôn vinh một vật mà Chúa của họ chịu cực hình trên đó. Họ hân hoan tin rằng sự đau khổ của Chúa chính là phương tiện giúp họ lên thiên đường. Họ chỉ nghĩ đến thiên đường và ghi ơn sự chịu cực hình của Chúa họ. Tôi nghĩ không có tôn giáo nào có thể nhồi vào đầu óc con người những ý tưởng vô cùng ích kỷ như là Ki Tô Giáo.
Thứ đến, câu “Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô” chứng tỏ rằng không phải là Giê-su tình nguyện leo lên thập giá để cho người ta đóng đinh để rửa sạch tội lỗi của con người theo như lời thuyết giảng hoang đường của giáo hội.
Thật vậy, chúng ta có thể thấy rõ tính chất hoang đường của thuyết “chuộc tội” qua hai đoạn văn cực kỳ mâu thuẫn sau đây trong cuốn Trần Lục, viết bởi Đức Ông Trần Văn Khả, trang 273:
Núi này (núi Sọ) ghi lại việc Chúa Ki Tô chịu đóng đinh và chết trên cây thập tự.

Rồi tới trang 279, Đức Ông Khả viết:
Ở đây chúng ta nhận thấy có lòng sùng mộ đặc biệt đối với Phép Thánh Thể, với cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Ki Tô.
Vậy thì Chúa Giêsu tự nguyện chịu đóng đinh hay là bị tử nạn? Chịu đóng đinh là tự nguyện leo lên thập giá để cho người ta đóng đinh lên mình. Còn tử nạn là vì tai nạn mà chết, ngoài ý muốn của mình. Điều mâu thuẫn trên thuộc loại "giáo hội dạy rằng", và tín đồ, kể cả Đức Ông, nhắc lại mà không suy nghĩ. Chúng ta thấy rằng, đầu óc của một Đức Ông mà còn như vậy, huống chi là đầu óc của những tín đồ trong tầng lớp thấp kém của xã hội.
Giáo hội dạy rằng Chúa Cha cho Chúa Con giáng trần, chịu chết trên thập giá, lấy máu mình rửa sạch tội lỗi của nhân loại. Chỉ có điều, từ ngày Chúa chết trên thập giá, tội lỗi con người càng ngày càng gia tăng, con người càng ngày càng chê Chúa, xa Chúa cho nên Chúa mới tạo ra những thiên tai, bệnh tật, chiến tranh khốc liệt chết hàng triệu người để tiếp tục trừng phạt con người. Một mặt khác, giáo hội cũng dạy rằng Chúa tử nạn vì bị người Do Thái giết, dựa theo những lời bịa đặt của Thánh Phao Lồ (Paul), hoặc vài lời trong Phúc Âm Giăng (John) mà các học giả ngày nay đã cho là giáo hội ngụy tạo, thêm thắt vào Thánh Kinh về sau để có cớ bách hại người Do Thái, vì hầu hết dân Do Thái không tin Giêsu là đấng Cứu Thế của dân tộc họ. Chúng ta nên nhớ rằng dân Do Thái là dân được Chúa Cha chọn làm dân cưng của Ngài (chosen people). Nhưng dân tộc này lại phủ nhận vai trò cứu thế của Giê-su. Điều này chứng tỏ Giê-su mắc bệnh hoang tưởng, tự phong mình là Con Thần Ki Tô, là Chúa Cứu Thế, như một số nhà phân tâm học đã chứng minh. Chúng ta đã hiểu tại sao Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, lại thù dân Do Thái suốt 2000 năm nay. Bởi vì sự phủ nhận Giê-su là Chúa Cứu Thế của dân Do Thái đã chứng minh rằng Giê-su chỉ là một Ngụy Chúa. Còn bằng chứng nào cụ thể hơn là một dân tộc được Chúa Cha chọn làm dân cưng của Ngài lại không công nhận Chúa Con được Ngài phái xuống?
Cũng vì vậy mà ngày nay, nhiều học giả, trong cũng như ngoài giáo hội, đồng thuận ở điểm: “Trong Kinh Tin Kính của Ca-Tô, chỉ có câu trên là có tính chất xác thực lịch sử, nghĩa là, “đích thực Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác. Chấm hết” (Historically verifiable that Jesus was crucified, died, and was buried. Period). Còn những huyền thoại về Giê-su trước khi bị xử tử, xung quanh cuộc hành quyết, và sau khi chết, thì không thể nào tin được đó là những sự kiện lịch sử (historical facts), và tuyệt đối không có một giá trị thuyết phục nào trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại.
Chúng ta đã biết những chuyện hoang đường về đời của Giê-su trước khi bị hành hình, ví dụ như, sinh ra từ một nữ trinh, cứu người chết sống lại, đi trên sóng, làm yên một cơn bão tố, đuổi “quỷ ám” ra khỏi một người bị bệnh động kinh, nguyền rủa cho cây sung chết héo, biến nước lã thành rượu v..v.. Nhưng chính xung quanh cuộc hành quyết cũng còn nhiều chuyện hoang đường không kém. Chúng ta hãy đọc ngay Thánh Kinh, Matthew 27: 45 - 53:
Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 (nghĩa là từ trưa đến 3 giờ chiều), khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ 9, Giê-su kêu lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?.. Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn..
Và này, cái màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây các thánh đã qua đời được sống lại. Sau khi Giê-su sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh (holy city: Jerusalem. TCN), và hiện ra cho nhiều người thấy.
Chúng ta thấy ngay những điều mô tả trong đoạn Kinh Thánh trên toàn là những điều hoang đường tưởng tượng trừ câu than của Giê-su trước khi chết: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?.. chứng tỏ tâm trạng thực của Giê-su nói lên một nỗi thất vọng lớn lao, hoàn toàn mâu thuẫn với điều “giáo hội dạy rằng”: Giê-su giáng thế, tình nguyện chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Ngoài ra, chuyện “khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt” (Matthew 27: 45: ..there was darkness over all the land) chỉ có thể xảy ra nếu vùng đó, trong ngày đó, có nhật thực toàn phần. Các khoa học gia đã tính ngược trở lại và xác định rằng không thể có nhật thực toàn phần ở vùng đất đó và trong khoảng thời gian gần đó. Tại sao? Bởi vì, với những hiểu biết ngày nay về sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời, và sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất, chúng ta có thể dùng máy điện toán (computer) tính ra và biết đúng, trong quá khứ cũng như trong tương lai, khi nào có nhật thực toàn phần, khi nào không, và ở đâu trên trái đất. Mặt khác, không có cuộc nhật thực toàn phần nào có thể kéo dài 3 tiếng đồng hồ, từ trưa tới 3 giờ chiều, trừ khi, đang ngắc ngoải trên thập giá, Giê-su ra lệnh cho cả trái đất lẫn mặt trăng đều đứng yên, giữ nguyên vị trí nhật thực toàn phần, sau ba giờ, khi Giê-su tắt hơi, mới chuyển động trở lại. Trong Cựu Ước có chuyện Joshua, được sự giúp đỡ của Chúa Cha, chưa giết địch quân đã tay nên ra lệnh cho mặt trời, mặt trăng ngưng lại đúng 1 ngày, kéo dài thời gian có ánh sáng, để cho Joshua giết cho đã, rồi mới được chuyển động trở lại (Joshua 10: 12, 13). Nếu các tín đồ Ca-Tô có thể tin được chuyện này, thì họ cũng có thể tin chuyện trời đất tối tăm mù mịt trong 3 tiếng đồng hồ, khi Giê-su bị hành hình. Nhưng đọc kỹ thánh kinh thì chúng ta lại thấy Luke còn phóng đại chuyện tối tăm mù mịt ra toàn thể trái đất (Luke 23: 44: .. there was darkness over all the earth). Điều này chứng tỏ chuyện trời đất tối tăm mù mịt khi Giê-su chết là chuyện bịa của những đầu óc tối tăm mù mịt, không hiểu gì về sự chuyển động tương đối của trái đất và mặt trăng đối với mặt trời, về hình dạng cũng như độ lớn của trái đất.
Tôi thật không hiểu nổi, không những giáo hội dạy tín đồ tôn vinh cây thập giá dùng để đóng đinh Giê-su, nô lệ, những kẻ phản loạn và trộm cướp trên đó mà còn dạy tín đồ phải hoan hỉ ăn mừng ngày chết của Giê-su, gọi đó là Ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp (Good Friday). Nhất định đó không phải là Ngày Thứ sáu Tốt Đẹp mà là Ngày Thứ Sáu đen tối, thê thảm nhất đối với Giê-su. Tín đồ Gia Tô bị giáo hội lừa dối, dạy rằng đó là ngày Giê-su chịu chết để chuộc cái tội tổ tông hoang đường của nhân loại. Nhờ cái chết đó mà tín đồ được Chúa Cha tha thứ và được lên thiên đường. Giáo hội biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh, và giới chăn chiên cũng không bao giờ giảng về tâm trạng của Giê-su trước khi chết dù Thánh Kinh đã viết rõ. Tâm trạng này trái ngược hẳn với những lời tuyên truyền sai sự thực của giới chăn chiên. Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn trong thánh kinh, Thánh kinh Hội Quốc Tế xuất bản, Văn phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, Mác (Mark) 14; 33-36:
.. Ngài cảm thấy hoang mang, sầu não vô cùng. Ngài bảo (các môn đồ. TCN): “Linh hồn ta buồn rầu cho đến khi chết” Chúa đi một quãng, rồi quỳ sấp dưới đất, cầu xin cho giờ phút khủng khiếp đừng đến với Ngài nếu có thể được. Ngài cầu nguyện: “Thưa Cha, Cha quyền phép vô cùng, xin cho con khỏi uống chén (đau khổ) này, nhưng xin theo ý Cha, chứ không theo ý con.”
Luke (Lưu Ca) 22:44 còn mô tả cảnh Giê-su cầu nguyện như sau:
Trong lúc đau đớn thống khổ, Chúa cầu nguyện càng tha thiết, mồ hôi toát ra như những giọt máu nhỏ xuống đất.
Đó là tâm trạng của Giê-su trước khi biết mình sắp bị bắt. Như vậy có phải là ông ta tình nguyện leo lên thập giá, chịu cho người ta đóng đinh, để chuộc tội cho nhân loại như lời diễn giảng sai sự thực của giáo hội hay không? Và chúng ta cũng đừng quên, trước khi thở hắt ra, Giê-su còn nói lên một câu đầy thất vọng: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?.. như được viết rõ trong phúc âm Matthew 27 và Mark 15. Cũng vì vậy mà G. W. Foote đã bình luận trong cuốn Những Chuyện Hư Cấu Trong Thánh Kinh về ngày chết của Giê-su như sau:
Cũng như ngày 25 tháng 12, được coi như là ngày sinh của Giê-su, là một chuyện giả tưởng hoàn mỹ mà giáo hội vay mượn từ dân gian cổ xưa, ngày Giê-su bị đóng đinh trên thập giá cũng có tính cách thuần túy tùy tiện. Nếu thực sự Giê-su chết thì ông ta cũng chỉ chết vào một ngày nào đó, và ngày này cố định trên lịch.. Ngày chết của ông ta bao giờ cũng rơi vào ngày thứ Sáu. Nhưng ngày thứ Sáu này khi thì trong tháng này, khi thì trong tháng khác, và không bao giờ giống nhau trong hai năm liên tiếp; điều này chứng tỏ chắc chắn là cái chết của “đấng cứu thế” là một chuyện xảy ra trong huyền thoại. Tại sao cái ngày chết của ông ta lại được quyết định bởi một sự tính toán thuộc môn thiên văn học? Tại sao nó phải là ngày thứ Sáu đầu tiên sau ngày trăng rằm và sau ngày xuân phân?
Mặt khác, chúng ta cần phải ghi nhận: “Ngày thứ Sáu tốt đẹp” là tên của ngày đã được xác định theo thiên văn. Đó thực ra là ngày mà tấn thảm kịch xảy ra trên Núi Calvary sau cơn khắc khoải và mồ hôi đổ ra như máu (của Giê-su) trong vườn Gethsemane. Cái con người than khóc: “Cha ơi, nếu có thể, xin đừng bắt con uống chén này” rồi khi cảm thấy cánh tay tử thần lạnh lẽo phủ lên người mình, còn than khóc cay đắng hơn nữa: “Chúa tôi ơi, Chúa tôi ơi, sao ngài lại lìa bỏ tôi?”, cái ngày đó mà gọi là “Ngày thứ Sáu tốt đẹp”. Đối với hắn ta (Giê-su), ngày đó là một ngày xấu hoặc một ngày đen tối. Vậy mà những tín đồ của hắn coi đó là ngày vui vẻ nhất trong lịch sử thế giới. Hắn chịu đau khổ để cho họ có thể vui mừng; hắn xuống địa ngục để cho họ có thể lên thiên đường; và họ đón chờ ngày tai họa đó với niềm vui và hân hoan. Con người thật là quá hão huyền và ích kỷ, và tôn giáo cũng thường vậy, tôn phong sự ích kỷ. Và trong những tôn giáo ích kỷ trên thế giới thì Ki Tô Giáo là tôn giáo ích kỷ nhất. 26
Chúng ta hãy bình luận tiếp chuyện Chúa chết.
Khi Giê-su tắt hơi thì Đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây các thánh đã qua đời được sống lại. Sau khi Giê-su sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy.
Đất rúng động, đá lớn bể ra.. Đây có thể là một cuộc động đất. Tuy nhiên, không có một sử gia nào, kể cả sử gia danh tiếng đương thời là Flavius Josephus, ghi lại sự kiện này. Rồi mồ mả mở ra để cho xác các thánh sống lại, nằm yên dưới mồ từ chiều thứ Sáu đến sáng Chủ Nhật, chờ cho Giê-su sống lại rồi mới nhỏm giậy như quỷ nhập tràng, đi qua đi lại trong thành Jerusalem, trình diễn cho bàn dân thiên hạ thấy. Thời buổi này, ai có thể tin được những chuyện hoang đường như vậy? Hơn nữa, Matthew không nói rõ các thánh đó là thánh nào, ai phong cho họ làm thánh, và chết đi đã được bao lâu, xác còn nguyên hay đã rữa nát hết thịt chỉ còn trơ lại bộ xương cứu Chúa. Sau khi đi diễn hành ở Jerusalem thì các “thánh” đó đi đâu? Trở về các nhà mồ hay vẫn còn lang thang ở Jerusalem cho tới bây giờ? Chuyện trong Thánh Kinh đều như vậy cả. Nay chúng ta đã hiểu những người tin Thánh Kinh là những người đầu óc như thế nào.
Chúng ta hãy đọc tiếp Kinh Tin Kính:
..xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết..
Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Ca-Tô không còn có thể lừa dối con người bằng củ cà rốt Thiên Đường và cây gậy địa ngục được nữa. Cho nên, tháng 7, 1999, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã phải thú nhận rằng không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây, mà cũng không làm gì có hỏa ngục ở dưới đất, tất cả đều do tâm con người tạo ra mà thôi. Điều thú nhận này đã làm cho hàng triệu tín đồ thất vọng, vì điều mà họ mơ ước được lên thiên đường hưởng nhan thánh Chúa rút cục đã thực sự trở thành cái bánh vẽ trên trời (A Pie-in-the-sky), đúng như nhận định của Linh mục Ernie Bringas trước đây. Mặt khác, “tội tổ tông” chỉ là một huyền thoại cho nên không làm gì có cái gọi là “ngục tổ tông” để mà Giê-su “xuống” sau khi chết. Cho nên, trong mấy trăm năm nay, các tín đồ Ca-Tô được dạy để đọc Kinh Tin Kính hàng ngày mà không biết rằng đó chính là những lời lừa dối do chính giáo hội đặt ra để làm mê mẩn đám tín đồ không có mấy đầu óc.
"Giáo hội dạy rằng": Giê-su sống lại 3 ngày sau khi chết, và 40 ngày sau thì "thăng thiên", nghĩa là cả hồn lẫn xác tự nhiên bốc lên trời, và hiện nay đang ngồi bên phải Chúa Cha ở trên Thiên Đường. Người nào tin ở Chúa, chỉ cần tin thôi, thì sau khi chết sẽ được lên Thiên Đường ở cùng Chúa. Nhưng vì Giáo Hoàng là "đại diện của Chúa", là người kế thừa Thánh Phê-rô giữ chìa khóa mở cửa Thiên Đường, nên các tín đồ Gia Tô phải tuyệt đối phục tùng và tuân lệnh Giáo Hoàng, nếu không, Giáo Hoàng hay Tòa Thánh Vatican ở Rô-Ma sẽ tuyệt thông, nghĩa là không cho phép tín đồ hưởng các "bí tích" để hiệp thông với Chúa trên Thiên Đường. Đây là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo Rô-Ma mà các tín đồ bắt buộc phải tin, không tin thì không được chấp nhận là Ca-Tô hữu.
Nhưng đây chỉ là những lời giáo hội bày đặt ra để nắm giữ đầu óc đám tín đồ thấp kém, vì không làm gì có chuyện Giê-su “xuống ngục tổ tông” mà cũng không làm gì có chuyện xác Giê-su bay lên trời. Thánh Phao Lồ (Paul) đã viết rõ trong I Cổ-Linh (Corinthians) 15: 50:
Thưa anh em. Tôi xin nói rõ thân thể bằng xương bằng thịt và máu không thể hưởng được nước Thượng Đế, vì thân thể hư nát không thể hưởng sự sống bất diệt.
Giê-su vẫn tự nhận một lúc 2 vai: Con của Thần và Con của người (Son of Man). Con của Thần thì chỉ có phần hồn, còn Con của Người thì phải có xác phàm bằng xương bằng thịt. Do đó Giê-su không thể nào bay lên trời ngự bên phải Thần theo như sự bày đặt của vài tín đồ sùng tín tưởng tượng ra để thần thánh hóa Giê-su.
Tuy nhiên, dù Giáo Hoàng đã chính thức tuyên bố cùng thế giới là không làm gì có thiên đường hay địa ngục như giáo hội vẫn thường dạy con chiên, nhưng tôi tin chắc đa số tín đồ Ca-Tô trên thế giới, nhất là những tín đồ Ca-Tô ở các nước nghèo, kém phát triển, không hề biết đến chuyện này. Những lời tuyên bố công nhận sự thực khoa học của Giáo hội chỉ để chỉnh trang bộ mặt của giáo hội trước dư luận trí thức thế giới chứ không phải để cho các tín đồ biết. Đây là sách lược ngu dân dễ trị của giáo hội từ xưa tới nay. Lẽ dĩ nhiên đám tín đồ thấp kém vẫn còn hi vọng lên thiên đường cùng Chúa sau khi chết. Vậy thì thiên đường của Chúa mà giáo hội đã nhét vào đầu óc tín đồ trong mấy ngàn năm nay là như thế nào, và ở đâu?
Thiên Đường của Chúa ở trên một "Vòm" (vault) gọi là "Trời" (Heaven) mà Thượng Đế tạo ra trong ngày thứ nhì của 6 ngày "Sáng Thế". Muốn hiểu vòm Trời trên có hình dạng ra sao, chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập I, trang 16:
"The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian. Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng "đồng thau" (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những "cửa trời" đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)...Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là "trời" (Gen 1:8).
Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4)."
Theo đức tin Ca-Tô Giáo thì Thánh Kinh là những lời "mặc khải" của Thượng Đế toàn năng sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài nên không thể sai lầm. Chỉ có điều, trí tuệ của Thượng Đế khi đó không hơn gì trí tuệ của những người bán khai là bao nhiêu cho nên mới "mặc khải" cho các "Thánh Tiên Tri" những lời trong Thánh Kinh mà trí tuệ của con người ngày nay đã hoàn toàn bác bỏ vì những lời "mặc khải" đó quá sai lầm, không đúng với thực tại.
Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way) mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh xoay quanh mặt trời) của chúng ta nằm trong đó, có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ. Các khoa học gia đã ước tính rằng trong vũ trụ có khoảng 50 tỷ thiên hà tương tự như giải Ngân Hà. Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Chúng ta đều biết, ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ. Chúng ta cũng biết một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, một ngày có 24 giờ, và một năm có khoảng 365 ngày. Do đó, chúng ta có thể tính ra khoảng cách của một năm ánh sáng. Khoảng cách này vào khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) cây số, hoặc gần 6 ngàn tỷ miles.
Giải Ngân Hà có đường kính khoảng 100000 năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ nằm cách xa tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. Chúa Giê-su mới "thăng thiên" cách đây khoảng 2000 năm, và dù cho chúng ta chấp nhận Chúa thăng thiên với vận tốc của ánh sáng, một vận tốc giới hạn của mọi vật chất, thì Thiên Đường của Chúa cũng chỉ quanh quẩn đâu đó cách đây nhiều nhất là 2000 năm ánh sáng. Chỉ phiền có một điều, điểm đặc biệt trong những khám phá mới về vũ trụ là các kính thiên văn tối tân nhất hiện nay đã quét khắp vòm trời, đến tận những thiên hà cách xa trái đất cả hơn 10 tỷ năm ánh sáng, mà không thấy bóng dáng của Thiên Đường ở đâu. Nếu cho rằng Thiên Đường ở xa hơn nữa, ngoài tầm khảo sát của các kính thiên văn, thì lại đưa đến một vấn đề: cũng phải ít nhất là 10 tỷ năm nữa Chúa Giê-su mới lên tới Thiên Đường. Các tín đồ Ca-Tô tin tưởng rằng sẽ được lên Thiên Đường cùng Chúa sau khi chết nên chuẩn bị một thời gian ít ra là 10 tỷ năm trước khi có thể thấy dung nhan Chúa trên Thiên Đường. Dù vậy cũng chưa chắc, vì vũ trụ đang ngày càng nở rộng, và trong 10 tỷ năm nữa thì vũ trụ nở rộng đến cỡ nào, chưa ai có thể biết trước được. Khi đó, có thể mặt trời và trái đất sẽỵ không còn nữa vì các khoa học gia ước tính trái đất và mặt trời chỉ có thể tồn tại nhiều nhất là 5 tỷ năm nữa.
Đó là chuyện Chúa ở trên Thiên Đường. Chuyện Chúa sống lại còn vui hơn nữa nếu chúng ta đọc Thánh Kinh với một đầu óc sáng sủa, phân tích, một loại đầu óc mà Giáo hội Ca-Tô ghét nhất. Chẳng thế mà đã có một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh vì e rằng tín đồ sẽ khám phá ra những lời diễn giảng Thánh Kinh sai lầm của Giáo hội.
Các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều đồng ý là trong bốn Phúc Âm thì Phúc Âm của Mark là cổ nhất, viết vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su chết. Ba Phúc Âm kia, Matthew, Luke, John đều viết sau Phúc Âm của Mark nhiều năm, thí dụ Matthew viết vào khoảng cuối thế kỷ 1, sau Mark khoảng 20 năm. Trước hết chúng ta hãy đọc chuyện Chúa sống lại trong Mark 15 và 16.
Mark 15: 42-47; 16: 1 -8:
“Hôm đó, nhân ngày chuẩn bị lễ Vượt Qua (nghĩa là thứ Sáu. TCN). Đến chiều tối, Joseph, người Arimathea, một thành viên có uy tín trong Hội Đồng Quốc Gia, từng trông đợi Nước Trời, bạo dạn đến xin Philate cho lãnh xác Giê-su. Philate không tin Giê-su đã chết nên gọi tên đội trưởng đến hỏi xem Giê-su đã chết thật chưa. Khi viên đội trưởng xác nhận Giê-su đã chết, Philate cho phép Joseph lãnh xác Giê-su.
Joseph mua một cây vải gai, gỡ xác Giê-su xuống khâm liệm, rồi đặt xác Giê-su trong một nấm mồ đục bên sườn núi đá, rồi lăn một tảng đá lớn chặn trước cửa mồ.
Và Mary Magdalene và Mary, Mẹ của Joses nhận biết nơi đặt xác Giê-su..
..Ngày thứ Bảy qua, Mary Magdalene, Mary, mẹ của James và Salome đi mua hương liệu để ướp xác Giê-su. Sáng sớm Chủ Nhật, lúc mặt trời mọc, họ cùng nhau đi tới mộ Giê-su, hỏi nhau không biết nhờ ai lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ.
Nhưng khi tới nơi thì tảng đá lớn đã được lăn ra khỏi cửa mộ rồi. Vào trong nhà mồ, họ thấy một thanh niên mặc áo dài trắng ngồi ở phía bên phải làm cho họ hoảng sợ.
Nhưng người thanh niên nói: "Đừng sợ! Các ngươi đến tìm Giê-su ở Nazareth, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta sống lại rồi. Ông ta không có ở đây. Vào mà coi chỗ người ta đặt xác ông. Hãy đi báo cho các môn đệ của ông - và Peter (Phê-rô) - rằng Giê-su đã đi đến xứ Galilee trước họ rồi, và họ sẽ thấy Giê-su ở đó, như ông đã dặn trước.
Ba người bèn chạy nhanh ra khỏi mộ vì họ run sợ và thấy kỳ lạ. Và họ không nói với ai lời nào vì sợ."
Bây giờ chúng ta hãy đọc chuyện Chúa sống lại trong Matthew 27: 57-66 và Matthew 28: 1-8:
Đến tối (thứ Sáu), Joseph, một người giàu có ở vùng Amarithea, cũng là một môn đệ của Giê-su, đến xin Philate cho lãnh xác Giê-su. Philate ra lệnh trao xác Giê-su cho ông. Khi Joseph hạ thi hài Giê-su xuống, ông gói xác trong một tấm vải gai sạch, rồi đặt xác Giê-su trong một hầm mộ ông đục trên sườn núi đá. Joseph lăn một tảng đá lớn chặn trước của mộ rồi bỏ đi. Mary Magdalene và bà Mary kia vẫn ngồi trước mộ.
Hôm sau, kế ngày chuẩn bị lễ Vượt Qua, các thầy trưởng tế và Pharisees đến gặp Philate và thưa rằng: "Thưa Ngài, chúng tôi nhớ rằng khi còn sống, tên lừa bịp này (Giê-su) đã nói: "Sau ba ngày ta sẽ sống lại". Để phòng mưu gian, xin Tổng Trấn ra lệnh canh gác kỹ mộ nó suốt ba ngày, như thế các môn đệ của nó không thể đánh cắp xác của nó rồi phao tin rằng nó sống lại.
Sự lừa bịp này còn tai hại hơn là sự lừa bịp trước." Philate nói: "Các ngươi có lính gác, cứ việc canh gác cho cẩn mật." Họ liền niêm phong tảng đá và đặt lính canh gác trước cửa mộ..
..Sáng Chủ Nhật, trời mới rạng đông, Mary Magdalene và bà Mary kia tới thăm ngôi mộ. Bỗng nhiên có một trận động đất lớn vì một Thiên sứ từ trên trời bay xuống, lăn tảng đá lớn ra khỏi cửa mộ rồi ngồi lên trên đó., mặt sáng như chớp nhoáng, áo trắng như tuyết. Bọn lính gác khiếp sợ, đứng sững như xác chết. Nhưng Thiên sứ nói với hai người đàn bà: "Đừng sợ! Ta biết các ngươi đến tìm Giê-su, người đã bị đóng đinh trên thập giá. Ông ta không có ở đây, vì ông ta đã sống lại. Hãy vào mà coi chỗ người ta đặt xác Chúa.
Hãy đi lẹ và loan báo cho các môn đệ của ông ta rằng ông ta đã sống lại, và thật vậy, ông ta đã đi tới Galilee trước và các ngươi sẽ thấy ông ta ở đó. Hãy nhớ những lời ta nói. Hai người đàn bà vừa sợ vừa mừng, chạy vội ra khỏi mộ và đi báo tin cho các môn đệ của Giê-su.

Chuyện Chúa sống lại trong Phúc Âm Luke và Phúc Âm John tương tự như trong Phúc Âm Mark, tuy có một số chi tiết khác nhau. Chúng ta thấy rằng chuyện Chúa sống lại trong Phúc Âm Mark và Phúc Âm Matthew hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy chúng ta nên tin chuyện nào và căn cứ vào đâu mà tin chuyện đó. Nếu Mark đúng thì Matthew phải sai và ngược lại. Vấn đề là chúng ta không thể biết ai đúng ai sai. Nếu dùng lý trí để xét đoán một vấn đề thì khi chúng ta không thể căn cứ vào đâu để mà tin một trong hai chuyện Chúa sống lại kia thì chúng ta phải loại bỏ cả hai. Các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã tìm ra nhiều điều thú vị trong chuyện Chúa sống lại trong Thánh Kinh này.
Thứ nhất, Matthew 12: 40 kể lời Giê-su “tiên tri” về sự sống lại của ông ta như sau:
“Chúa Giê-su đáp: “Như Giô-na (Jonah) đã nằm trong bụng cá 3 ngày 3 đêm, ta sẽ vào lòng đất 3 ngày 3 đêm..”

Nhưng thực ra, không phải là Chúa sống lại sau 3 ngày 3 đêm mà sau chỉ có 1 ngày rưỡi và 2 đêm: từ 3 giờ chiều ngày thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật. Như vậy là lời tiên tri của Chúa có một sai số là 50%. Trong khoa học, một dữ kiện có sai số 50% kể như là vứt đi, không thể sài được.
Thứ nhì, trong Matthew, khi hai bà Mary đến nơi mộ Chúa thì tảng đá chặn cửa mộ vẫn còn đó. Rồi một Thiên sứ từ trên trời bay xuống và lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ. Ngôi mộ trống không. Vậy xác Chúa ra khỏi mộ bằng cách nào? Cho rằng hồn có thể đi qua kẽ đá được, nhưng xác thì đi qua tảng đá bằng cách nào?
Thứ Ba, cùng một chuyện Chúa sống lại mà bốn Phúc Âm mô tả khác nhau, nhiều khi đối nghịch hẳn nhau với nhiều chi tiết rất mâu thuẫn, vậy nếu dùng lý trí để hỗ trợ đức tin thì chúng ta phải tin như thế nào đây. Và nếu tin rồi, nghĩa là không cần biết đến những mâu thuẫn trong Thánh Kinh về chuyện Chúa sống lại, thì vai trò của lý trí đứng chỗ nào trong đức tin đó. Nếu chuyện Giê-su sống lại trong cả 4 phúc âm đều giống nhau thì chưa chắc điều này đã đúng như sự thực, vì rất có thể đó là niềm tin của một số người cùng nghe lại một truyền thuyết. Nhưng chi tiết trong 4 phúc âm về chuyện Giê-su sống lại có quá nhiều mâu thuẫn đối ngược hẳn nhau, điều này chứng tỏ cả 4 phúc âm chẳng qua chỉ là tác phẩm của 4 người diễn giải sự việc theo lời đồn đại khác nhau trong dân gian và theo niềm tin riêng của mình. Nhiều học giả nghiên cứu thánh kinh đã khám phá ra rằng mỗi tác giả của 4 phúc âm đều có mục đích riêng khi viết chuyện giả tưởng về sự sống lại của Giê-su.
Những cuốn phân tích kỹ lưỡng nhất về những vấn đề ai là tác giả 4 phúc âm, viết với ý định gì, tài liệu lấy từ đâu và lấy như thế nào v..v.., có thể nói là những cuốn Ai Viết Những Phúc Âm? (Who Wrote The Gospels?) của Randel McGraw Helms Giáo sư đại học Arizona State University, Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) của Giáo sư Thần học Uta Ranke-Heinemann, Hãy Cứu cuốn Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing The Bible From Fundamentalism) của Giám mục John Shelby Spong, và Năm Phúc Âm: Đích Thực Giê-su Nói Gì? (The Five Gospels: What Did Jesus Really Say?) của The Jesus Seminar. Học hội Giê-su kể luôn Phúc Âm Thomas nên mới là năm. Nhưng đây không phải là nơi bàn luận chi tiết về thánh kinh, nên tôi không đi sâu vào những vấn đề này.
Câu cuối cùng trong đoạn Kinh Tin Kính nêu trên là:
..ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết..
Đây là niềm tin của những người sùng tín Giê-su về một chuyện trong tương lai, cho nên không có một căn bản khả tín nào. Trong 2000 năm qua, giáo hội Gia Tô và nhiều hệ phái Ki-Tô khác đã nhiều lần tiên đoán ngày phán xét, nhưng ngày đó không hề xảy ra, và sẽ không bao giờ có thể xảy ra cho đến khi trái đất không còn tồn tại nữa. Tại sao? Bởi vì những huyền thoại do một số người sùng tín Giê-su bày đặt ra theo niềm tin riêng của mình thì không bao giờ có thể trở thành sự thực. Chứng minh?
Đọc Thánh kinh, chúng ta thấy rõ ràng là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần (Matthew 16: 27-28: Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong nước ta; Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại; Mark 13:30: Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi; Luke 21: 27, 30: Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua đi, các biến cố ấy đã xảy ra rồi; John 14: 21: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi)
Nhưng Giê-su, với những lời hứa hẹn hão huyền đầy tính chất tự tôn, tự cao, tự đại trên, đã cho các môn đệ ăn bánh vẽ vì ông ta đã ra đi và không hề trở lại. 2000 năm qua, những người tin là Giê-su có quyền phép “cứu rỗi” họ và cho họ lên thiên đường ở cùng ông đã dài cổ ra ngóng chờ “ngày trở về” của Giê-su, nhưng năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, thiên niên kỷ này qua thiên niên kỷ khác, Giê-su vẫn biệt tăm. Làm sao ông ta có thể trở về được khi ông ta đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác? Lời hứa hẹn vô trách nhiệm đầy tính cách lừa dối những kẻ nhẹ dạ như trên có giá trị gì khi những điều ông hứa không hề mảy may thực hiện được đã 2000 năm nay. Hiện giờ ông ta ở đâu? Không ai biết. Nhưng chắc chắn là không phải ở trên trời, vì Giáo hoàng John Paul II, đại diện của ông trên cõi trần, đã khẳng định không làm gì có thiên đường trên các tầng mây. Và điều này cũng phù hợp với những khám phá của khoa học trong môn vũ trụ học. Không ở trên trời thì chỉ có thể ở dưới đất, sâu ba thước. Nhưng ở đâu?
Vì sự tình cờ trong công tác ủi đất để xây cất, một toán công nhân đã khám phá thấy những tiểu quách trong khu mồ Talpiot, được biết là “Mồ của 10 Tiểu Quách” (Tomb of Ten Ossuaries). Công tác được ngưng ngay và chính quyền Do Thái cũng như các nhà khảo cổ đã đến nơi xem xét. Người ta thấy trong khu mồ đó có 10 cái tiểu quách, một cái trong đó chứa “bộ xương cứu thế” của Giê-su, còn vài cái khác chứa xương của gia đình Giê-su gồm vợ, con, bố, mẹ và em Giê-su. [Five of the 10 discovered boxes in the Talpiot tomb were inscribed with names believed to be associated with key figures in the New Testament: Jesus, Mary, Matthew, Joseph and Mary Magdalene. A sixth inscription, written in Aramaic, translates to "Judah Son of Jesus."]
Các học giả ngày nay biết rằng từ năm 30 trước thời đại này cho đến năm 70 trong thời đại này, nhiều người ở Jerusalem đã dùng vải gai quấn những xác chết rồi mang xác chết để trong những tấm mồ đẽo trong hốc đó. Ở đó xác chết sẽ thối rữa trong một năm rồi bộ xương được để vào một tiểu quách. [Scholars know that from 30 B.C. to 70 A.D., many people in Jerusalem would first wrap bodies in shrouds after death. The bodies were then placed in carved rock tombs, where they decomposed for a year before the bones were placed in an ossuary.]
Những cuộc thử nghiệm DNA chứng tỏ những nhân vật trong các tiểu quách trên đó có viết những tên bằng tiếng Aramaic như “Giê-su Con của Joseph” (Jesus Son of Joseph), “Judah con của Giê-su” (Judah son of Jesus), và bằng tiếng Hebrew như “Maria” [tiếng Latin là Miriam, tiếng Anh là Mary], và một tiểu quách trên có ghi tiếng Hi Lạp "Mariamene e Mara," được dịch là “Mary được biết là Thầy (Cô) Dạy”, có liên hệ gia đình với nhau. Ngoài ra cũng còn tiểu quách trên có viết tên “Matia” [Matthew] và “Joseph”. Francois Bovon, Giáo sư sử và tôn giáo tại đại học Harvard cho rằng "Mariamene” hay Mariamene, có thể chính là tên của Mary Magdalene, vợ của Giê-su]
Phối hợp kết quả thử nghiệm DNA với những thống kê về tên để tránh sự trùng hợp tên, Andrey Feuerverger, Giáo sư Thống Kê và Toán tại đại học Toronto [Andrey Feuerverger, professor of statistics and mathematics at the University of Toronto] đã đưa tới kết luận là khu mồ ở Talpiot có xác suất là 600 trên 1, nghĩa là hầu như là chắc chắn, chính là khu mồ của gia đình Giê-su [The study concludes that the odds are at least 600 to 1 in favor of the Talpiot Tomb being the Jesus Family Tomb. In other words, the conclusion works 599 times out of 600.]
Và đài truyền hình Discovery Channel đã trình chiếu cuốn phim "The Lost Tomb of Jesus" ngày 4 tháng 3, năm 2007 để trình bày một cách khoa học về kết quả này. Độc giả cũng có thể tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trên các trang nhà như sau: www.jesusfamilytomb.com và dsc.discovery.com/news/
Lẽ dĩ nhiên Ki Tô Giáo không lấy gì làm thích thú trước những khám phá này. Và chúng ta đã thấy một vài trang nhà Ki Tô Giáo lên tiếng cho rằng những chữ viết trên các tiểu quách chỉ là ngụy tạo. Nhưng cũng lẽ dĩ nhiên họ không hề giải thích là ai ngụy tạo, ngụy tạo để làm gì, và các tín đồ thấp kém, từ con nít đến người già ở Việt Nam, vẫn tiếp tục tin vào “bộ xương cứu thế’ của Giê-su, nghe lời xúi bậy của TGM Ngô Quang Kiệt, đi cầu nguyện ngoài đường với búa, kìm, xà beng, và với hi vọng là “bộ xương cứu thế’ này sẽ giúp họ đòi lại được Tòa Khâm Sứ, đất mà thực dân Pháp toa rập cùng Giám mục Ca-Tô Puginier và Tổng Đốc tay sai Nguyễn Hữu Độ, ăn cướp của Chùa Báo Thiên, xây nhà thờ để vinh danh Chúa Do Thái của họ.. Thật là tội nghiệp.
Sau đây, chúng ta hãy đọc tiếp Kinh Tin Kính:
..Tôi tin kính đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công.

Thực ra, dịch Holy Spirit là Chúa Thánh Thần không được đúng, vì chẳng có gì có thể gọi là Thánh hay Thần. Spirit là dịch từ tiếng Do Thái “ruah”, có nghĩa là “hơi thở, không khí, gió” (breath, air, wind). Ngày xưa, người ta coi nó như là một hồn ma, vì vậy mới gọi là Thánh Ma (Holy Ghost). Cho tới bây giờ, vẫn còn rất nhiều người dùng danh từ Holy Ghost. Tiếng thông dụng ngày nay là Thánh Linh. Gọi vậy thôi chứ chẳng ai biết Thánh Linh là cái gì. Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma, cái gọi là “Chúa Thánh Thần” đóng rất nhiều vai trò. Cái mà không ai nhìn thấy, không ai sờ mó được, vô hình vô dạng, được tin là một trong ba ngôi Chúa, biến hóa vô cùng.
Chúa Thánh Thần có thể làm cho bà Mary mang thai mà không cần đến tinh khí của đàn ông; tới ngự trong đứa con nít thay thế chỗ của Satan trong khi nó bị lôi đến nhà thờ làm lễ rửa tội; hướng dẫn các Hồng Y trong việc tuyển chọn Giáo hoàng kể cả các giáo hoàng can tội sát nhân, dâm loạn, bán phép giảm tội để lấy tiền v..v..; chủ sự hôn phối cho những cặp nam nữ ở các nước Âu Mỹ có tỷ lệ ly dị rất cao; là nguồn tâm linh hướng dẫn hành động của giáo hội Ca-Tô, kể cả những hành động gây ra 7 núi tội lỗi đối với nhân loại mà “tòa Thánh” mới thú tội và xin lỗi gần đây; có mặt trong tất cả những bí tích của Ca-Tô giáo v..v.. Chúa Thánh Thần có thể hiện ra dưới nhiều biểu tượng: nước, dầu, lửa, mây, ánh sáng, bàn tay, ngón tay, chim cu. (Xin đọc Catechism of the Catholic Church, pp. 183-185). Nhưng thực ra, những thuộc tính mà giáo hội Ca-Tô gán cho Thánh Linh và bắt các tín đồ phải tin có đúng không, và có những bằng chứng gì để thuyết phục những người ngoại đạo? Tôi sẽ bàn qua vai trò của Thánh Linh trong chương sau, khi tôi luận về các “bí tích” trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma.
Cái mà các tín đồ Ca-Tô tin là “hội Thánh”, nguyên nghĩa là “giáo hội Ca-Tô thánh thiện” (the holy Catholic church), thật ra chẳng phải là hội Thánh. Vì hội Thánh nào mà lại có thể gây ra 7 núi tội lỗi mà Giáo hoàng và “tòa Thánh” đã phải xưng tội và xin được tha thứ cùng thế giới ngày 12 tháng 3 năm 2000? Hội Thánh nào mà lại gây ra 9 cuộc “thánh chiến”với kết quả là bao nhiêu triệu người vô tội bị tàn sát, đưa cả Âu Châu vào vòng tăm tối và man rợ trí thức trong suốt 1000 năm của thời đại đen tối (the dark ages), lập ra những tòa hình án để dùng cực hình tra khảo, thiêu sống, cướp tài sản của số nạn nhân lên tới 11 triệu người, làm tiên phong hoặc đồng hành với các thế lực thực dân Âu Mỹ đi xâm chiếm đất đai, cướp tài sản, cưỡng bách cải đạo để truyền bá cái đạo “cao quý”, vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa” để có cớ bách hại người Do Thái suốt 2000 năm nay v..v.. Một cái hội có những thành tích kinh hoàng như vậy có thể gọi là “hội thánh” được hay không? Nhất định là không thể được, ít ra là đối với những người ngoại đạo. Còn đối với các tín đồ thì họ muốn tin ra sao, đó là quyền của họ. Nhưng họ không có quyền bắt hoặc hi vọng những người khác cũng phải tin như họ. Và, những người ngoại đạo, khi biết đến lịch sử tàn bạo của giáo hội Ca-Tô, thì đương nhiên có quyền khinh khi cái gọi là “hội thánh” này.
Nếu đã chẳng làm gì có cái gọi là “hội Thánh” thì cũng chẳng làm gì có cái gọi là “các thánh thông công.” Các tín đồ Ca-Tô tin rằng sau khi chịu lễ rửa tội từ khi còn khóc oe oe, chưa biết gì, là mình đã chính thức gia nhập “hội thánh” và đương nhiên là thánh rồi. Chẳng vậy mà ông Nguyễn Kim Khanh, một tín đồ Ca-Tô với bút hiệu là Phan Thiết, viết trong cuốn Đất Việt.., trang 358:
..những ai giữ nghĩa cùng Chúa cho đến hơi thở cuối cùng (bất kể là trong đời bê bối đến đâu, độc ác đến đâu, ăn gian nói dối đến đâu v..v.. TCN) đều có quyền chia động từ “là thánh”: tôi là thánh, anh là thánh, chúng ta là thánh..
Thánh của ông Phan Thiết thật rẻ như bèo, đáng bao nhiêu đồng tiền? Không có tôn giáo nào nhiều thánh như Ca-Tô giáo Rô-Ma. Nhưng thực ra, đâu có phải cứ được “tòa thánh” phong thánh hay gọi là thánh mà là thánh. Trong Thánh Kinh cũng đầy thánh, có nhiều thánh chẳng ai biết gốc tích ra sao, ví dụ như các thánh viết bốn phúc âm Matthew, Mark, Luke và John. Ở ngoài đời thì cứ làm giáo hoàng là tự động thành “đức thánh cha”, chưa kể nhiều tội đồ của nhiều dân tộc khác cũng trở thành thánh Ca-Tô qua cái xưởng sản xuất thánh: Vatican (Hồng y Silvio Oddi: Vatican has become a saint factory). Để độc giả có một ý niệm về thế nào là thánh trong Ca-Tô giáo, trước hết tôi xin kể sơ lược về vài thánh trong thánh kinh.
Abraham, thánh tổ phụ của các đạo Chúa, lấy em ruột làm vợ rồi dâng vợ cho các vua Ai Cập Pharaoh và Abimelech để đổi lấy trâu bò đồng ruộng, rồi lại ra tay định giết đứa con ruột của mình là Issac (Sáng Thế 20, 21); thánh Lot, dâng hai đứa con gái còn trinh cho bọn cướp muốn làm gì thì làm (bọn cướp từ chối), sau lại ngủ với cả hai đứa con gái ruột của mình làm cho cả hai đều mang thai (Sáng Thế 19); thánh Moses, sản phẩm của một cuộc loạn luân (Exodus 6: bố của Moses lấy cô ruột sinh ra Moses và Aaron), nghe lệnh Chúa Cha, giết người không gớm tay, cùng ra lệnh cho quân dưới trướng phải giết sạch đàn ông, đàn bà và con nít trong một thị trấn, chỉ để lại gái trinh và dâng cho Chúa một phần là 32 trinh nữ (Numbers 31); thánh David đã có nhiều vợ nhưng còn cướp vợ của Uriah là Bethsheba bằng cách gửi Uriah ra tiền tuyến kèm theo mật lệnh cho vị chỉ huy tiền tuyến là Joab phải làm sao để Uriah không được sống sót (2 Samuel 11: 24,26,27); và ngay cả Chúa Giê-su, chúa của các thánh, cũng là người hỗn hào với cha mẹ, xấc láo gọi người đàn bà không phải dân Do Thái là chó, tàn nhẫn ác độc bắt 2000 con heo vô tội đâm đầu xuống sông chết đuối, nguyền rủa cây sung cho nó chết héo chỉ vì nó không ra quả khi trái mùa v..v.. như đã trình bày với nhiều chi tiết trong một phần trên. Đó là tên một số thánh quen thuộc, còn biết bao thánh khác trong thánh kinh lòng dạ độc ác, hành động phi cầm phi thú, đếm thật không xuể.
Còn các thánh ở ngoài đời thì sao? Tín đồ Ca-Tô Việt Nam gọi giáo hoàng của họ là “đức thánh cha”, tin rằng giáo hoàng đương nhiên phải là bậc thánh, vì giáo hội dạy rằng, giáo hoàng được chọn là do kết quả hướng dẫn của thánh linh cho các hồng y, những người có quyền chọn lựa, quyết định ai là giáo hoàng. Không có một sự lừa dối nào trắng trợn hơn là luận điệu này. Các tín đồ tin là vì họ không biết gì về lịch sử các giáo hoàng trong giáo hội của họ. Để mở mang đầu óc của họ, sau đây tôi xin trích dẫn một đoạn trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của Thánh Kinh của Lloyd M. Graham:
Chúng tôi thừa nhận rằng điều mà chúng tôi trình bày ở đây là chủ ý đưa ra hình ảnh một mặt, mặt đen tối và ô nhục. Lý do để đưa ra mặt này là vì hàng triệu linh hồn bị lạc dẫn đang sơn phết mặt kia và đưa cao nó lên như là mặt duy nhất cho thế giới những kẻ nhẹ dạ, cả tin. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải biết cả hai mặt, không chỉ vì lợi ích của sự thật mà còn là cho những người đang sống trong sự nô lệ tâm linh cho một quyền lực lừa đảo. Đối với những người này, một ngàn năm tội ác và đồi bại được làm nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là “chỉ có vài giáo hoàng xấu”. Nếu những người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có vài giáo hoàng tốt.
Chúng tôi đã nói về sự bất lương của học thuật Ca-Tô. Không ở đâu rõ ràng bằng luận điệu bào chữa, che đậy cho các giáo hoàng đồi trụy.
Những tội ác của các giáo hoàng là do những người khác làm và “không thể tránh được”, sự thiêu sống những kẻ dị giáo là một “điều cần thiết của thời đại”, những sự trụy lạc của giáo hoàng chỉ là “yêu thích sự vui vẻ lành mạnh”. Những hồ sơ ghi chép sự việc đương thời đã hoàn toàn phủ bác những luận điệu trên, và những điều ghi chép này không phải là do những kẻ thù của giáo hội viết, mà phần lớn là do những sử gia của chính giáo hội gồm có những giáo hoàng và hồng y: giáo hoàng Victor II, Pius II, hồng y Baronius, giám mục Liutprand, linh mục Salvianus, và các sử gia như Milman, Gerbert, Burchard, Guicciardini, Vacandard, Draper, và nhiều người khác. Đây chính là những người có đầy đủ thẩm quyền đưa ra cái mặt đen tối và ô nhục của giáo hội. Những gì mà chúng tôi trình bày ở đây chỉ là lượm lặt trong thời gian 1500 năm, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cũng đủ để bác bỏ mọi điều tự nhận của giáo hội, cho rằng giáo hội đã được thánh linh tuyển chọn và hướng dẫn..
Trong thời đại đen tối (the dark ages) những giáo hoàng được thánh linh hướng dẫn này đã giết nhau với nhịp độ 10 giáo hoàng bị giết trong vòng 12 năm (891-903) và 40 trong vòng hơn 100 năm. Sergius III là một kẻ giết nhiều người; theo hồng y Baronius và Vulgarius, ông ta đã giết hai vị giáo hoàng tiền nhiệm. Năm 708, Toto, một nhà quý tộc đứng đầu một đám thuộc hạ ô hợp, đã vận động để cho anh hắn được bầu làm giáo hoàng. Đó là giáo hoàng Constantine II, người sau đó bị Christopher, thủ tướng của ông ta, móc mắt ra. Rồi Christopher cùng con của hắn âm mưu chống giáo hoàng Gregory và cũng cho người móc mắt Gregory. Hai đứa cháu của giáo hoàng Leo III là Pascal và Campulus đều là linh mục. Chúng toa rập với nhau mưu đồ thay thế Leo III, thuê một đám giết mướn để giết Leo III khi ông ta đi dạo phố. Việc không thành, chúng đích thân ra tay, kéo Leo III vào một tu viện và giết ông ta tại đó. Chắc độc giả cho rằng đó là chuyện thuần túy giả tưởng, chỉ để phỉ báng. Nhưng không phải vậy, đó là dựa theo những hồ sơ ghi lại sự việc của nhà viết tiểu sử các giáo hoàng.
Đó chỉ là chuyện thường của thời đại. Giáo hoàng Leo V bị một người cũng tên là Christopher hạ bệ, rồi đến lượt tên này cũng bị hạ bệ và cái tên sát nhân giết mấy giáo hoàng tiền nhiệm đã nói ở trên, Sergius III, lên thay. Trong thời đại này, không phải là Thánh Ma tuyển chọn giáo hoàng mà là, theo Hồng y Baronius, những cô gái điếm (scortas). Đó là “luật lệ của những cô gái điếm hạng sang” (rule of the courtesans), đôi khi còn được gọi là “chế độ điếm trị” (Pornocracy), hay là triều đại của các cô gái điếm (reign of the whores). Trong số điếm này có một người mà Baronius gọi là “con điếm vô liêm sỉ”, Theodora, và đứa con gái vô liêm sỉ không kém là Marozia. Cả hai mẹ con đều có con với giáo hoàng Sergius III, và cả hai đều đưa những đứa con hoang của mình lên ngai giáo hoàng - John XI và John XII. John XI bị cầm tù và John XII đã “biến dinh Lateran (nơi giáo hoàng ở, trong Vatican. TCN) thành một ổ điếm”. Không có một tội ác nào mà John XII không làm - giết người, khai gian, thông dâm, loạn luân với hai em, đâm chém và thiến kẻ thù v..v.. Hắn ta chết trong tay của một người chồng bị xúc phạm (vì bị bắt quả tang đang thông dâm với vợ người này.)
Theo sử liệu, hồng y Francone cho người thắt cổ giáo hoàng Benedict VI, sau đó lên làm giáo hoàng Boniface VII, “một con quỷ khủng khiếp vượt mọi con người về tội ác”, theo sử gia Gerbert. Hắn ta cũng chẳng tệ hơn gì giáo hoàng Boniface VIII.. Thật vậy! Để chiếm được cái mũ tiara (mũ ba tầng của giáo hoàng. TCN) hắn đã thủ tiêu giáo hoàng dở hơi Celestine V. Nhưng hắn cũng chẳng hưởng được sự chiến thắng lâu dài vì ngay sau đó hắn bị những người La Mã truất phế. Trong triều đại của một giáo hoàng kế vị, Clement V, sau khi chết hắn còn bị mang ra xét xử và được xem là phạm mọi tội ác, kể cả tội hành dâm với đồng nam (pederasty) và giết người. Và khi Clement chết thì người kế vị hắn, John XXII, phanh phui ra rằng Clement đã quá nhân từ (Tác giả chơi chữ: “Clement had been so very clement” vì clement có nghĩa là nhân từ) nên đã cho người cháu một số tiền tương đương với 5 triệu dô-la, tiền của giáo hoàng. Vào thời gian này, triều đình của giáo hoàng được chuyển đến Avignon, và thánh Phê-rô nay cùng lúc có hai người kế thừa, một người ở Avignon và một người ở Rô-Ma. Nhưng vậy mà cũng chưa đủ vì có khi có tới ba giáo hoàng cùng một lúc - Gregory XII, Alexander V, và John XXIII. Về sau John XXIII bị từ khước, tên thánh bị hủy bỏ, và gần đây tên này (John XXIII) được giáo hoàng kế vị Pius XII lấy lại.
Sự đồi bại của John XXIII lên đến độ mà Sigmund ở Hung Gia Lợi phải triệu tập một hội đồng điều tra hắn ta. Kết quả của cuộc điều ta là đưa ra năm mươi bốn (54) khoản mô tả John XXIII là “độc ác, không tôn trọng những điều thiêng liêng, không trong trắng, nói láo, không tuân theo luật lệ và đầy những thói xấu.” Khi còn là hồng y, John XXIII đã là người “vô nhân đạo, bất công và tàn bạo.” Khi lên làm giáo hoàng, ông ta là “kẻ đàn áp người nghèo, khủng bố công lý; là cột trụ của tội ác, hình tượng của những kẻ buôn bán chức tước và thánh tích; ham mê trò quỷ thuật, cặn bã của thói xấu, đắm mình trong nhục dục; là tấm gương của sự ô nhục, một kẻ phát minh ra những tội ác.” Hắn giữ chắc ngôi vị giáo hoàng bằng “bạo lực và gian lận và bán phép giải tội, chức vụ, bí tích và những đồ ăn cướp được.” Hắn “xúc phạm thánh thần, thông dâm, giết ngưòi, hiếp dâm và ăn cắp.”.. Một vài những giáo hoàng như vậy vô đạo đức, tục tĩu đến độ phải đi đày. Ít nhất là có hai giáo hoàng bị móc mắt và cắt lưỡi, rồi buộc vào đuôi lừa kéo lê ngoài đường phố. Một số khác bị khinh ghét đến độ người ta quật xác chúng lên và ném xuống sông Tiber. Sau một ngàn bốn trăm năm dưới quyền lực của Ki Tô Giáo, đạo đức xuống thấp đến độ giáo hoàng Pius II than rằng “hiếm mà có một ông hoàng ở Ý không phải là đứa con hoang.” Lời tuyên bố này cũng áp dụng cho những ông hoàng của giáo hội (nghĩa là những giáo hoàng, hồng y, giám mục v..v..) như là của chính quyền dân sự.
Tệ hại như vậy nhưng sự tệ hại hơn còn chưa tới - với giòng họ Borgias, đặc biệt là Rodrigo. Trong những giáo hoàng xấu xa độc ác thì hắn xứng đáng đứng đầu. Bằng cách hối lộ 15 hồng y với số tiền tương đương với 3 triệu đô-la, hắn chiếm được sự tuyển lựa một con người tệ hại nhất trong lịch sử - chính hắn, lên làm giáo hoàng với tên Alexander VI. Sử gia Guicciardini mô tả hắn như sau: “..có những thói quen cực kỳ tục tĩu, vô liêm sỉ và không có một ý thức nào về sự thật, nuốt lời, không có tình cảm tôn giáo, tham lam vô độ, nhiệt tình tham vọng, độc ác quá sự độc ác của những giống người man rợ, tham muốn đưa con lên địa vị cao bằng mọi thủ đoạn: hắn có nhiều con, và một trong những đứa này - cũng đáng ghê tởm như cha của nó.” Đó là con người nổi tiếng, Cesare Borgia, người đã giết người anh rể là John, và hai hồng y khác để chiếm được cái áo hồng y..
Khi còn là hồng y, cái kẻ chơi bời phóng đãng và sát nhân này đã biến chỗ ở của mình trong Vatican thành một ổ điếm. Theo sử gia đương thời là Burchard, hắn đắm mình trong những cuộc hoan lạc trong những phòng của hắn, ngay trên phòng của giáo hoàng, và những cô gái điếm hạng sang “nhảy múa trần chuồng trước những tôi tớ của Chúa và vị đại diện của Chúa (nghĩa là giáo hoàng. TCN).”.. Đó là sự hoan lạc được giải thích như là “lòng yêu thích sự vui vẻ lành mạnh.”
Đó là những ông hoàng của giáo hội trong những ngày đó. Trong thời Trung Cổ, tập thể các hồng y cũng đồi bại như là một tập thể mà người ta có thể kiếm được trong suốt giòng lịch sử. Chiếm được một ngôi vị hồng y chỉ là vấn đề có tiền và ảnh hưởng quen thuộc. Đức tính, sự hiểu biết, và khả năng không dự phần nào trong đó. Thật vậy, những đứa trẻ mười bốn mười lăm tuổi đôi khi cũng được đưa lên ngôi vị hồng y. Giáo hoàng Paul III cho hai đứa cháu (gọi Paul III bằng ông) làm hồng y.. Paul IV cũng cho một đứa cháu gọi Paul IV bằng bác lên làm hồng tuy chính ông ta nói “cánh tay của nó ngập máu đến tận khuỷu tay.”
Vậy mà đó là những người, với sự trợ giúp của Thánh Ma, tuyển chọn giáo hoàng..
Tại sao cái lịch sử ô nhục này không được tín đồ biết đến như là lịch sử các giáo hoàng mà họ cho là tốt? Tại sao các tín đồ Ca-Tô không được dạy rằng chính những con người như trên đã đưa đến sự cải cách chứ không phải là do “con quỷ Luther đó.”? Giáo phái Tin Lành nổi giậy không chỉ vì Luther mà vì sự phản đối tôi ác và sự đồi bại của giáo hội Ca-Tô trong nhiều thế kỷ. Tên Sa-Tăng Phê-rô đã xúc phạm đến toàn thể Âu Châu.. 28
Trên đây chỉ là sơ lược về những sự đồi bại cùng cực của một số không nhỏ “đức thánh cha”, những người được Thánh Linh hướng dẫn tập đoàn hồng y trong sự tuyển chọn, trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-Ma. Tôi chưa hề nói đến những hoạt động lừa đảo, gian dối, thế tục, thực dân của “hội thánh” liên hệ đến những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa v..v.. trên khắp thế giới. Những vấn đề này cần riêng một cuốn sách mới có thể tạm gọi là đầy đủ. Riêng về các chuyện “thâm cung bí sử” của Ca-Tô Giáo Rô-Ma, quý độc giả nào muốn biết thêm chi tiết có thể đọc cuốn Những Đại Diện Của Ki-Tô: Cái mặt Đen Tối Của Giáo Hoàng Triều (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) của Tổng Giám Mục Peter de Rosa, trong đó có một chương nói về Triều Đại Giáo Hoàng Do Điếm Trị (Papal Pornocracy) mà Hoàng Thiên đã dịch với đầu đề không được sát nghĩa cho lắm: Triều Đại Dâm Loạn Của Các Giáo Hoàng, và đăng trong Tuyển Tập I: Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, do ban nghiên cứu đạo giáo ở Texas xuất bản và phát hành năm 1994. Độc giả cũng có thể đọc những cuốn sau đây: Những Giáo Hoàng Đồi Bại (The Bad Popes) của E. R. Chamberlin; Vạch Trần Những Sự Thực về Các Giáo Hoàng: Một Nghiên Cứu Thẳng Thắn về Vấn Đề Nhục Dục và Đồi Bại trong cung đình Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex and Corruption in the Vatican) của Arthur Frederick Ide; Những Chuyện Tình Ái của Vatican hay Những Tình Nhân Yêu Chuộng của Các Giáo Hoàng (The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes) của Tiến sĩ Angelo S. Rappoport.
Có thể có những tín đồ Ca-Tô, tin theo lời chống đỡ của giáo hội, cho rằng đây chỉ là những chuyện dính líu đến một số giáo hoàng, hồng y xấu xa trong quá khứ và đó là những chuyện đã qua. Không hẳn vậy, những chuyện đồi bại, ác độc không chỉ giới hạn trong giới giáo hoàng hay hồng y mà còn lan tràn trong mọi giới lãnh đạo Ca-Tô gồm cả các Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh mục, và kéo dài cho đến tận ngày nay. Độc giả có thể đọc những chuyện này trong nhiều tác phẩm đã xuất bản, đặc biệt là chương I trong cuốn The Love Affairs of the Vatican của Dr. Angelo S. Rappoport.
Tôi không muốn đi sâu vào những vấn đề này. Những tài liệu nêu trên chỉ có mục đích là chứng minh rằng: không có cách nào chúng ta có thể coi Ca-Tô giáo như là một “hội thánh” vì giáo hội Ca-Tô đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại, và vì nhiều bậc lãnh đạo trong Ca-Tô giáo, kể cả một số người được phong làm Thánh Ca-Tô, xưa cũng như nay, không đủ tiêu chuẩn đạo đức và trí tuệ để theo kịp những người dân bình thường lành thiện, khoan nói đến những bậc thánh nhân theo sự hiểu và định nghĩa của những người Á Đông về thánh nhân..
Có lẽ vì vậy mà Giám mục Spong đã nhận định về những từ “hội thánh” và “các thánh thông công” trong Kinh Tin Kính như sau:
Kinh Tin Kính kết bằng một đoạn hiến dâng cho Thánh Linh, cái mà người ta nói rằng đã tạo nên giáo hội trong ngày hạ trần của ông ta (được quy định vào ngày chủ nhật thứ bảy sau ngày chủ nhật Phục Sinh. TCN), và được cho là vẫn tiếp tục chứa đầy giáo hội với “sự hiện diện của Thần Ki-Tô”. Thứ nhất, chúng ta cần ghi nhận rằng, tất cả những biểu tượng về ngày hạ trần của Thánh Linh đều bắt nguồn từ cùng một quan niệm về ba tầng trời (theo thánh kinh: thiên đường ở trên các tầng mây, mặt đất phẳng dẹt, đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, và hỏa ngục ở dưới mặt đất. TCN) trong đó người ta nói rằng Giê-su đã bay lên trời (thiên đường). Giả định đằng sau câu chuyện gửi Thánh Linh hạ trần là cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và Thần Ki Tô sống ở trên trời có thể đổ xuống những ân sủng. Thứ nhì, Kinh Kinh Tín khẳng định là cái thánh linh này sẽ được phân phát trong các thánh thông công, liên tục tiếp sinh khí cho “giáo hội Ca-Tô thánh thiện.” Giáo hội, trong suốt giòng lịch sử, thật ra cũng có những thời trông giống như các thánh sống cùng nhau (tác giả muốn nói đến các thời trước thế kỷ thứ tư, trước khi Constantine nhận Ki-Tô giáo làm quốc giáo. TCN). Nhiều đời sống cá nhân đã biến đổi, trở nên phong phú hơn khi kết hợp với cộng đồng và sự thờ phụng Ki-Tô. Nhưng trong lịch sử giáo hội, giáo hội cũng có những giai đoạn khủng khiếp đánh dấu bởi những cái gọi là “thánh chiến”, “chiến tranh thiêng liêng của các thập tự quân”, những tòa hình án xử dị giáo, chính sách vô nhân đạo chống Do-Thái, và sự công khai giết những người khác giống, kỳ thị phái nữ và chống những người có khuynh hướng đồng giống tình dục. Trong những giai đoạn này, bạo lực quá mức đã được những người tự gọi mình là tín đồ Ki-Tô dùng thả giàn trên cả những dân của Thần cũng như những tạo vật của Thần. Những sự khủng khiếp như vậy đã giáng xuống đầu nhân loại nhân danh một vị Thần của tình yêu thương. Trong những giai đoạn này thì các thánh thông công ở đâu? Chúng ta tính sao với những sự kiện lịch sử này mỗi khi chúng ta đọc câu trên trong Kinh Tin Kính? 29
Chúng ta thấy rằng, những tín đồ Ca-Tô quả là đáng thương hại. Đầu óc họ bị nhào nặn từ khi mới sinh ra đời nên họ hàng ngày cứ đọc lên những lời vô nghĩa, không biết rằng mình đã bị lừa dối bởi những lời nói láo vĩ đại. Chẳng trách là họ không thể tin được những gì không phù hợp với đức tin của họ, bất kể là những điều này đúng với sự thật như thế nào. Sau đây chúng ta hãy xét đến câu sau cùng trong bản Kinh Tin Kính:
..Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Tôi sẽ luận bàn về phép tha tội trong chương sau, khi tôi xét đến các “bí tích” trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma.
Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, giáo hoàng John Paul II phán, trang 76: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”
Vì vậy, các tín đồ Ca-Tô tin rằng khi Giê-su trở lại trong ngày phán xét cuối cùng để phán xét kẻ sống người chết thì, vì họ là những người tin theo Giê-su, nên Giê-su hóa phép cho xác chết họ sống lại và bay lên trời như Giê-su khi xưa, sống vĩnh viễn trên cái nhà ở trên trời (thiên đường). Nhưng điều khẳng định thần học trên ngày nay đã không còn chỗ đứng trong một thế giới đã văn minh tiến bộ hơn thế giới cách đây 2000 năm nhiều. Vì, như tôi đã trích vài đoạn trong Thánh Kinh và chứng minh rằng Giê-su đã hứa hão với các môn đồ là sẽ trở lại phán xét thế gian ngay trong thế hệ của Giê-su nhưng rồi đã biệt tăm suốt 2000 năm nay. Mặt khác, theo tiêu chuẩn luân lý đạo đức ngày nay thì hành động giết con của Thiên Chúa không thể chấp nhận được. Phải chăng vì vậy mà Giám mục Spong đã viết:
Một người cha đóng đinh con mình lên cây thập giá với bất cứ mục đích nào cũng phải bị bắt giữ về tội hành hạ trẻ con. Vậy mà người ta vẫn cứ tiếp tục nói Thần Ki Tô như vậy, làm như chuyện đó làm cho Thần thánh thiện hơn và xứng đáng để được thờ phụng hơn.
Tôi chọn thái độ ghê tởm thay vì đi thờ phụng một vị thần đòi hỏi sự hy sinh của con mình. 30
Có điều tôi thật tình không hiểu là khi các tín đồ Ca-Tô tin rằng xác chết sống lại thì họ muốn nói đến xác chết dưới hình dạng như thế nào. Xác chết còn nguyên hay đã rũa nát hết thịt, chỉ còn trơ lại bộ xương? Đội mồ mà lên hay được các thánh trong Ca-Tô Giáo đào lên? Còn những tín đồ ra trận bị bom đạn làm cho xương tan, thịt nát v..v.. thì sống lại như thế nào. Lại còn những người sinh ra và chết đi trước khi Giê-su sinh ra đời. Hiển nhiên, những người này không hề biết đến Giê-su để mà tin, vậy họ có bị luận phạt hay không? Đối với dân tộc Việt Nam và nhiều dân tộc khác ở Á Châu, không ai biết đến Giê-su trước thế kỷ 16, trong số này có cả tổ tiên, cha mẹ những kẻ tân tòng Ca-Tô, vậy họ cũng bị luận phạt hay sao? Tín đồ Ca-Tô có bao giờ nghĩ đến những vấn nạn này hay chỉ cần ăn cái bánh vẽ “xác chết sống lại” và “sống đời đời” , thỏa mãn lòng ích kỷ riêng của cá nhân mình?
Giả thử Giê-su trở lại ngày hôm nay để luận phạt kẻ sống người chết, ông ta sẽ luận phạt cặp trẻ sinh đôi dính liền vào nhau (Siamese twins: hình ảnh có trên TV) nhưng chỉ có một trái tim như thế nào, dựa trên căn bản nào. Còn bao nhiêu đứa trẻ khác, vừa sinh ra đã bị đủ mọi khuyết tật, chúng sẽ bị luận phạt ra sao? Ngoài ra, không kể những người đã chết, và những người sẽ tiếp tục chết cho tới khi Giê-su trở lại, rất có thể là 5, 7 tỷ năm nữa, khi đó trái đất không còn, hiện nay số người sống trên trái đất là trên 6 tỷ người.
Cho rằng Giê-su là một siêu nhân (superman), có thể luận sự thưởng phạt con người với một tốc độ kỷ lục, chỉ cần 1 phút là xét xong hồ sơ lý lịch thiện ác, tin hay không tin v..v.. của một người để đưa ra quyết định là cho họ lên thiên đường (mù) hay đày họ xuống hỏa ngục (tưởng tượng), thì ông ta cũng phải cần đến một thời gian là trên mười ngàn năm (10000) mới phán xét xong. Trong 10 ngàn năm này, dân số thế giới lại tăng lên không biết đến bao nhiêu. Theo Thánh Kinh thì bắt đầu bắng con số 2 (Adam và Eve) cách đây 6000 năm, khi Thần Ki Tô “sáng tạo” ra vũ trụ và thế giới loài người, nay con số đó đã tăng lên trên 6 tỷ. Vậy bắt đầu bằng con số 6 tỷ, trong 10000 năm nữa, với cùng một nhịp độ gia tăng dù “tòa thánh” đã bỏ vốn làm thuốc ngừa thai và cùng lúc cấm tín đồ dùng thuốc ngừa thai, số người trên thế gian này có thể lên tới trên 20 tỷ tỷ (20 billion billion).
Tôi xin tình nguyện xếp hàng ở chót để cho Giê-su phán xét, tuy rằng tôi tin Giê-su chẳng có quyền phán xét ai, vì đó chỉ là những luận điệu thần học hoang đường của con người bày đặt ra. Cứ mỗi khi có người mới sinh ra tôi lại hoan hỉ nhường chỗ cho họ xếp hàng trước để được Giê-su mau phán xét, vậy bao giờ mới tới lượt tôi? Một bài toán không có đáp số, hay nói đúng hơn, đáp số là một con số ngoài sức tưởng tượng của con người. Nhưng mà, vấn đề then chốt là, ai cho Giê-su cái quyền phán xét những người không tin theo Giê-su, không chịu phép rửa tội hoang đường (như sẽ được trình bày trong chương sau), những người coi chuyện “phán xét kẻ sống người chết” là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường. Ai muốn tin sao là quyền của họ, nhưng họ cũng phải hiểu rằng, “không tin” là quyền của tôi, và quyền này là quyền bất khả xâm phạm.
Kết luận? Cái luận điệu thần học “ai tin vào Giê-su sẽ không bị luận phạt và được sống đời đời” chẳng qua chỉ là một cái bánh vẽ đưa ra để chiêu dụ đám tín đồ đầu óc thấp kém, không có khả năng suy nghĩ, không có một ý niệm gì về lô-gic, và không hiểu gì về nguồn gốc, lịch sử của Ca-Tô Giáo Rô-Ma. Luận điệu thần học này đã buộc chặt đầu óc tín đồ bằng một loại xiềng xích vô hình khiến cho tín đồ không còn có thể vùng vẫy thoát ra được trừ khi họ đã mở mang đầu óc, dùng lý trí để suy luận và nhận ra tính chất hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phi thực tế, phi đạo đức và phản khoa học của một tín điều chỉ có thể hợp với đầu óc của dân Do Thái trong thời bán khai.
Điều đáng nói là, không những giáo hội buộc chặt đầu óc tín đồ trong Kinh Tin Kính mà còn mê hoặc đầu óc họ trong những lễ tiết đượm nhiều mê tín mà giáo hội đặt ra và gọi đó là những “bí tích”, nghĩa là những thứ tín đồ trông thấy hiển nhiên nhưng lại tiềm ẩn những sự huyền nhiệm mà tín đồ chỉ cần tin, không cần hiểu, những huyền nhiệm chưa bao giờ, chưa có ai, chưa có cách nào có thể kiểm chứng được đó là những sự thực có thể xảy ra. “Bí Tích” chính là chủ đề khảo luận của tôi trong chương tới.


Ghi chú của sachhiem.net:  mời xem các bài kinh Công giáo ở
http://www.tinmung.net/KINHHANGHNGAY/KinhhangngayINDEX.htm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét