Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh

Với Cụ Hồ, dân tộc là tự chủ nhưng dân tộc này không tách ra mà phải gắn với thế giới để phát triển. Vì tách ra là tụt hậu, là chết.
Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành lý giải vì sao trong Di chúc và trước tác của Hồ Chủ tịch chỉ nêu mục tiêu mà không nói đến quan điểm, phương pháp phát triển kinh tế đất nước.
Không nói phương pháp, mô hình
Ông Thành cho biết: Trong cả cuộc đời, Cụ Hồ không nói cụ thể việc nào về kinh tế cả. Chỉ duy nhất có một việc làm cụ thể, đó là việc Cụ chuẩn y dự thảo điều lệ tạm thời của HTX nông nghiệp. Nhưng đó chỉ là sự chuẩn y “tạm thời” vì HTX nông nghiệp của mình có vấn đề. Cái tinh của Cụ là cái chữ “tạm thời”.
Vì Cụ Hồ là người rất nghiêm khắc, rất am hiểu lý luận cũng như thực tế cho nên cái gì chưa chín, chưa chắc, chưa thể làm được thì Cụ không nói. Không nói không có nghĩa là Cụ Hồ không phải là nhà kinh tế học, không có chủ thuyết kinh tế như không ít người vẫn nghĩ. Là một nhà cách mạng từng trải, đã đi khắp bốn biển năm châu, Cụ Hồ đầy ắp trong đầu những kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội nhưng với Cụ làm đến đâu, nói đến đấy.
* Thưa ông, vậy thì tư tưởng kinh tế đó được biểu hiện như thế nào?
- Không nói về phương pháp, về chủ thuyết nhưng Cụ Hồ nói về mục tiêu. Đó là cái đích phải đến, là phải tổ chức thực hiện bằng cách nào đấy để đạt được nó. Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Cái câu ông Cụ nói vừa triết lý, vừa sâu sắc là nước độc lập mà dân không được hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa gì. Có nghĩa là nếu hàng triệu người hy sinh cho đất nước được độc lập mà sau khi nước độc lập rồi dân còn nghèo khổ, dân không hạnh phúc thì sự hy sinh ấy là vô nghĩa.
Trong Di chúc, Cụ viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Bác gạch chân dưới các chữ in nghiêng – PV). Và “Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”.
Như vậy, tư tưởng xuyên suốt là dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc, kinh tế mở mang, sánh với các cường quốc năm châu. Ông Cụ chỉ nói vậy thôi, còn kế hoạch thế nào, phương pháp thế nào thì người kế thừa phải nghĩ, phải làm. Ý tứ thâm sâu của Cụ Hồ là không buộc người kế thừa phải làm kinh tế theo đường này, hướng nọ, mô hình kia được vạch sẵn từ trước. Vậy nên cái không nói của ông Cụ là cái may cho con cháu để sau này Đổi mới mà không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
Sức ép quốc tế
* Như ông nói thì Cụ Hồ không phải không có chủ thuyết kinh tế nhưng Người chỉ nói đến mục tiêu, vậy thì nguyên nhân nào khiến Người cân nhắc mà không nói ra?
- Thứ nhất là người Việt Nam không có truyền thống làm kinh tế, đến lúc đó cũng rất ít người được học và hiểu về kinh tế nên thật khó để Cụ truyền đạt. Thứ hai, do hoàn cảnh lịch sử lúc đó, chúng ta chịu áp lực rất lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, nếu Cụ Hồ nói ra cái gì mà khác với quan điểm của họ thì cũng bất lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
* Quan điểm kinh tế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp ở Liên Xô, rồi “đại nhảy vọt” và “công xã nhân dân”trong kinh tế cùng với “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc dẫn đến cái khó của Cụ Hồ là làm sao để khỏi mất lòng các nước lớn, lại vừa tránh được tổn thất cho dân ta?
- Đúng vậy, nếu ta không cải tạo công thương nghiệp, không cải cách ruộng đất thì rất khó nhận được sự ủng hộ của họ. Còn phải nói rõ nữa là Xô – Trung khi đó phân lập, ở ta thì cũng có người thích mô hình Trung Quốc, người thích mô hình Liên Xô. Nếu Cụ Hồ mà “chọn” mô hình nào đó thì cuộc đấu tranh nội bộ sẽ nguy hiểm.
Năm 1953, ta làm cải cách ruộng đất, nhiều địa phương làm quá tải đến mức bắt bớ, tra tấn, giết oan nhiều người. Nhưng Cụ Hồ sau đó đã thừa nhận sai lầm. Chỉ Cụ Hồ sửa sai thì dân mới tin.
Đấy, trong bối cảnh như vậy, lựa chọn không nói, không tranh luận về phương pháp, mô hình là sự lựa chọn tài tình của Cụ Hồ. Không nói nhưng trong hành động thì Cụ luôn khuyến khích người dân phát triển sản xuất, nhắc nhở lớp người kế cận chuẩn bị kế hoạch để xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” sau chiến tranh.
Nghèo là mất nước
* Trở lại với Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự chủ kinh tế, ông nghĩ sao?
- Ở ông Cụ, cái này là cao siêu lắm. Quốc gia độc lập rồi thì tự chủ về kinh tế là tối cần thiết. Vì vậy nên ngay sau cách mạng, Cụ Hồ lập tức tuyên bố giặc đói, giặc dốt là đồng minh của giặc ngoại xâm. Khi phải đi xin viện trợ, Cụ bảo rằng xin người ta thì phải tính chuyện trả, không trả được thì con cháu phải trả, không trả bằng vật chất thì phải mang ơn đời này qua đời khác.
Với Cụ Hồ, dân tộc là tự chủ nhưng dân tộc này không tách ra mà phải gắn với thế giới để phát triển. Vì tách ra là tụt hậu, là chết.
* Như vậy thì sau 40 năm Cụ Hồ ra đi, ông nhìn nhận như thế nào về giá trị bản Di chúc và cách thức chúng ta thực hiện theo Di chúc của Người?
- Học Di chúc mà có tư duy phát triển thì lúc nào cũng mới. Trong Di chúc có rất nhiều vấn đề hay, văn bản ngắn gọn nhưng chứa bao nhiêu ý nghĩa. Phải từ đó phát triển ra, xem cái gì là cái mới, ý nghĩa thời đại 1969 khác, ý nghĩa thời đại 2009 nó khác, phải bằng tư duy phát triển để soi rọi thì mới thấm nhuần được tư tưởng của Người, mới xây dựng đất nước sánh vai được với các cường quốc năm châu như mục tiêu mà Cụ Hồ mong muốn.
* Xin cảm ơn ông.
LÊ KIÊN (PHÁP LUẬT TP.HCM)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét