Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

6. BẦY QUẠ TRÊN THÂN XÁC NGƯỜI ĐÀN BÀ DO THÁI


Tại Việt Nam chỉ có một dòng tu Công Giáo duy nhất do người Việt Nam sáng lập là Dòng Đồng Công. Danh hiệu "Đồng Công" là chữ tắt của danh hiệu "Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc" (The Co-Redemptrix). Dòng này do LM Trần Đình Thủ sáng lập vào cuối thập niên 1940 do lệnh của Giáo Hoàng PIO XII. Thoạt tiên, trụ sở dòng đặt tại làng Liên Thủy (gần với làng Hành Thiện - Nam Định). Sau 1954, dòng dời về xã Tam Hà - Thủ Đức. Sau 1975, một số thầy tu Dòng Đồng Công tới định cư ở Missouri lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Ngày nay, chi nhánh Dòng Đồng Công hải ngoại này đã trở thành một đại công ty kinh doanh lòng sùng kính Đức Mẹ với những cơ sở hết sức lớn lao rải rác khắp nơi. Trụ sở chính đặt tại Carthage Missouri MO. 64836,USA với những công trình kiến trúc vĩ đại. Với số giáo dân hải ngoại vừa đông đảo vừa khá giả, thêm vào đó là tài kinh doanh vượt bực của các thầy tu, Dòng Đồng Công ngày càng làm ăn khấm khá phát tài, tiền vô như nước! Tôi rất tiếc chưa có dịp đi hành hương "Đất Thánh" Missouri của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, nhưng đã được coi mấy cuốn băng video của cơ sở ngoại vi của Dòng Đồng Công là Câu Lạc Bộ Văn Hóa Tố Như (Box 66, Vienna – VA 22183 – Fax (702) 319-9489) cũng đủ thấy sự khai thác thương mại đại qui mô của dòng tu Việt Nam này. Tôi thật kinh ngạc phục tài thao lược "tay trắng làm nên" và tài mê hoặc quần chúng của những chuyên gia Thánh Mẫu Học Việt Nam (Vietnamese Mariologists).
Trong thời gian gần đây, CLBVH Tố Như mới cho ra lò một bộ băng video "Ave Maria, Mẹ yêu Dấu" gồm 4 cuốn:
1. FATIMA – Mẹ là niềm hy vọng
2. LỘ ĐỨC – Mẹ là nguồn yêu thương
3. LA VANG – Mẹ củng cố đức tin son sắt
4. GUADELOUP – Chứng tích mẹ yêu dấu
Thông điệp chính yếu trong những lần "Đức Mẹ hiện ra", nếu có thật, là khuyến cáo các tu sĩ, nhất là các linh mục, phải cải thiện đời sống để cứu nguy giáo hội Công Giáo đang bên bờ diệt vong. Nhưng các tu sĩ hoàn toàn làm ngơ trước những khuyến cáo này của Đức Mẹ. Trái lại, họ chỉ biết chú tâm vào việc khai thác thương mại lòng sùng kính ngây thơ của giáo dân dành cho Đức Mẹ, hiện thân của tình mẫu tử theo nhân tính tự nhiên. Nếu Đức Mẹ là Đấng Hiển Linh như niềm tin của họ thì Đức mẹ đang hiện diện khắp mọi nơi, cần gì phải tổ chức những cuộc hành hương rềnh rang tốn phí mà chỉ những kẻ nhiều tiền lắm bạc mới kham nổi. Từ nhiều năm qua, Dòng Đồng Công đã tổ chức nhiều cuộc hành hương tới những địa danh nổi tiếng về phép lạ của Đức Mẹ như Fatima ở Bồ Đào Nha, Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp, Núi Mẹ Sầu Bi tại Oregon. Hàng năm, Dòng Đồng Công tổ chức "Đại Hội Thánh Mẫu" thu hút năm, sáu chục ngàn người từ khắp nơi qui tụ về "Thánh địa" Carthage – Missouri.
Đây là dịp cho các nhà thần học hoang tưởng về khoa học "Thánh Mẫu Học" (Mariology) trổ tài hùng biện thuyết giảng về các phép lạ của Đức Mẹ để thỏa mãn nhu cầu ham chuộng phép lạ vô bờ bến của giáo dân Việt Nam. Trong số các chuyên gia về Thánh Mẫu Học nổi tiếng, chúng ta phải kể đến "nhà văn" Phạm Đình Khiêm, tác giả cuốn "Đức Mẹ La Vang Là Nữ Vương Chiến Thắng". Linh Mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp, cựu Giám Tỉnh Dòng Đồng Công tại Hoa Kỳ, "nhà khảo cứu" Nguyễn Đức Tuyên, Giáo sư Trần Ngọc Vân tức "nhà văn" Trần Phong Vũ. Trần Ngọc Vân là người đã đặt tên cho cuốn sách mới toanh về Đức Mẹ là cuốn "Mẹ Maria Trong Ánh Sáng Đức Tin" 285 trang, giá 10 đô, của tác giả Ngưỡng Nhân Lưu Âu Nhi, xuất bản tại Hòa Kỳ tháng 10.2000. Nếu coi băng video của Câu lạc bộ Văn hóa Tố Như, chúng ta sẽ được nghe nhà thần học hoang tưởng trẻ măng là Linh Mục Phan Hữu Ngọc, tiến sĩ Thánh Mẫu Học thuộc dòng Đồng Công thuyết giảng.
Cơ quan tuyên truyền chính yếu của dòng Đồng Công là Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. P.O Box 836, Carthage – MO 64836, phone (417) 358-8296. Cũng theo báo này thì từ xưa đến nay, Đức Mẹ đã hiện ra khắp nơi trên thế giới hơn 30.000 lần. Mỗi lần Người hiện ra đều có những phép lạ khác nhau và mặc sắc phục khác nhau. Chắc là Đức Mẹ có khả năng nói thông thạo mọi ngôn ngữ trên thế giới nên Người mới có thể trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của Người tới đàn con của Mẹ thuộc mọi chủng tộc. Hay mỗi lần Đức Mẹ hiện ra lại cần phải có thông dịch viên? Tôi vẫn thắc mắc không biết khi Đức Mẹ "hiện ra" ở La Vang trên 200 năm trước đây với giáo dân Quảng Trị, Người có mặc váy và quấn khăn mỏ quạ không? Người có biết ăn trầu bỏm bẻm không? Và Người nói chuyện với giáo dân La Vang Quảng Trị bằng giọng Bắc kỳ, Nam kỳ hay bằng giọng rặc Quảng Trị? Phải chăng Đức Mẹ đã phát âm theo kiểu "Nược cô còn nọng hay là nguồi"? Xin các nhà thần học Công Giáo thông thái làm ơn giải thích dùm, nếu không thì đồng bào có quyền nghĩ rằng những chuyện Đức Mẹ hiện ra chỉ là những chuyện bịp và quý vị Thánh Mẫu Học chỉ là hạng lưu manh ngụy trí thức chuyên nghề lừa gạt đám tín đồ khờ dại để hành nghề bất lương với mục đích kiếm tiền một cách đốn mạt hèn hạ mà thôi.
Tôi không xa lạ gì với Dòng Đồng Công. Tôi đã đến thăm nhà dòng từ buổi sơ khai vào tháng 7.1950 tại nhà xứ Liên Thủy Bùi Chu, lúc đó tôi là cậu học trò 13 tuổi. Thầy giáo dạy tôi tiểu học lúc đó dẫn tôi và mấy đứa cùng trạc tuổi.
A. Về phương diện tổng quát:
Giáo hội Công Giáo luôn khuyến khích tín đồ thường xuyên đọc kinh vì đó là cách tốt nhất để nhồi sọ giáo dân các tín điều nhảm nhí và làm tê liệt óc phán đoán của giáo dân khiến cho họ không còn biết suy xét gì khác hơn là ngoan ngoản cúi đầu tuân phục mọi mệnh lệnh của Vatican. Các sách Kinh Nguyện đã được các chuyên gia của giáo hội soạn sẵn và đã được nghiên cứu chắt lọc hết công phu qua nhiều thời đại nên các sách kinh này đã trở thành những công cụ chiến tranh tâm lý cực kỳ tinh vi của bọn đế quốc nham hiểm. Do đó hậu quả tâm lý của sự tự kỷ ám thị và sự lập lại nhiều lần, tất cả những giáo điều dù vô lý đến đâu cũng đều trở thành những chân lý tuyệt đối trong đầu óc của những kẻ có thói quen đọc kinh cầu nguyện hằng ngày. Bằng các sách Kinh Nguyện, Vatican đã đào luyện nên những tập thể giáo dân tuyệt đối trung thành với chúng trong hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới. Những tập thể giáo dân cuồng tín này luôn luôn sẵn sàng phạm mọi tội ác phản bội đồng bào và dân tộc để thực hiện mọi âm mưu phá hoại của đế quốc. Hầu hết các chính quyền gặp phải hoàn cảnh này đều không đám thẳng tay đàn áp vì sợ gây "thánh chiến" và sợ bị dư luận gán cho tội vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhờ đó, Vatican đã trở thành tên đầu sỏ của chủ nghĩa đế quốc tinh thần (spiritual imperialism).
Muốn chận đứng những tác hại của cuốn sách kinh, trước hết chúng ta hãy cố gắng giải thích cho đồng bào của chúng ta nắm được những sự thật về đạo Công Giáo và hiểu rõ bộ mặt thực rất đểu cán của nó. Sự thật lịch sử chứng tỏ Công Giáo La Mã không phải là một tôn giáo mà chỉ là một âm mưu vô cùng thâm độc của đế quốc La Mã được ngụy trang dưới lớp vỏ tôn giáo giả tạo mà thôi. Nhiều công trình nghiên cứu đa diện của giới học giả Tây phương cận đại chứng minh rằng hầu hết những kẻ đứng đầu giáo hội ở Vatican là những kẻ vô thần, vô đạo đức và độc ác (Godless, immoral and wicked). Chúng chỉ giả vờ là những kẻ đạo đức mà thôi. Bọn đầu não "Công Giáo La Mã ở Vatican là một tổ chức tội ác hình sự cao cấp". Chỉ vì kỹ thuật phạm tội của chúng đạt tới mức tinh vi siêu đẳng vượt thời đại nên ít ai nhận ra được bản chất vô cùng độc ác và nham hiểm của chúng mà vẫn cứ lầm tưởng chúng là những người thánh thiện. Tu sĩ được giáo dân xưng tụng là "các đấng chủ chăn" thực chất chỉ là quỉ mang mặt người. Vatican là sào huyệt của Mafia đội lốt tôn giáo lưu manh nguy hiểm nhất thế giới vì chúng là những kẻ sát nhân ác độc nhưng lại được đám đông tín đồ khờ dại cuồng tín kính trọng và vâng lời chúng tuyệt đối. Đó là lý do tại sao trong gần 17 thế kỷ qua chúng đã gây ra biết bao thứ tội ác trên khắp thế giới mà bóng ma của chúng vẫn cứ tiếp tục bao trùm cả nhân loại.
Thực chất Công Giáo cũng không phải là Ki-tô Giáo (Christianity) vì đế quốc La Mã đã ra sức tiêu diệt Ki-tô Giáo rất ác liệt trong hơn 3 thế kỷ đầu Công Nguyên. Từ năm 325 đến cuối thế kỷ 4, đế quốc La Mã lập ra đạo mới là đạo Công Giáo (Catholicism) trên xác chết của Ki-tô Giáo nguyên thủy bằng cách tiêu diệt các giáo phái Ki-tô còn sót lại dám chống Công Giáo. Đồng thời chúng hủy diệt các dấu tích thật về Chúa Jesus còn sót lại ở Jerusalem, ngụy tạo Thánh Kinh, xuyên tạc lịch sử, đốt phá các thư viện và đốt các sách thuộc văn minh nhân bản Hy Lạp. Sỡ dĩ đế quốc La Mã phải diệt nền văn hóa nhân bản Hy Lạp vì nền văn hóa này hoàn toàn đi ngược lại bản chất phi nhân bản (inhumanity) của Công Giáo La Mã do chúng mới thành lập. Tội ác tiêu diệt văn hóa Hy Lạp của đế quốc La Mã đã làm cho nền văn minh của nhân loại bị chậm lại cả ngàn năm. Từ năm 325 trở đi, đế quốc La Mã không hề ngược đãi Công Giáo mà chỉ lo củng cố và bành trướng tôn giáo này mà thôi vì Công Giáo là con đẻ của đế quốc. Đến thế kỷ 5, sự tiêu diệt nền văn hóa nhân bản cổ xưa của Hy Lạp gần như hoàn toàn đến nỗi tổng Giám mục Chrysotom phải khoe rằng: "Mọi dấu vết về triết học và văn chương của thế giới cổ đã bị xóa sạch khỏi mặt đất" (Every trace of the old philosophy and literature of the ancient world has vanished from the face of the earth – Bible Myths by Doane p. 436).
Tiến sĩ Rivera đã rất có lý khi ông viết như sau: "Tổ chức Công Giáo La Mã không phải và chưa bao giờ là một giáo hội Ki-tô. Nó là con điếm đã được tiên tri mô tả trong sách Khải Huyền (cuốn sách cuối cùng trong bộ Thánh Kinh Tân Ước). Đám tín đồ Công Giáo khốn khổ đã bị nó phản bội và đang phải đối phó với thảm họa về tinh thần. Bọn người nguy hiểm nhất là những kẻ bề ngoài rất sùng đạo, đặc biệt nguy hiểm khi chúng qui tụ lại thành tổ chức và nắm những vị trí chính quyền. Bọn chúng được kính trọng sâu xa bởi những kẻ ngu dốt không biết gì về những động lực của bọn chúng ở phía sau sân khấu là hoàn toàn có tính cách vô thần và chỉ để nhắm đến quyền lực. (The Roman Catholic institution is not a Christian Church and never was. Prophetically she is the whore of Revelation. The poor Roman Catholic people have been betrayed by her and are facing spiritual disaster. The most dangerous men are those who appear very religious, especially when they are ignorant of their ungodly push for power behind the scene).
Kẻ gia nô văn hóa số một của Vatican ở Việt Nam là Linh Mục Phan Phát Huồn, thuộc dòng Chúa Cứu Thế, tác giả cuốn Việt Nam Giáo Sử (hai tập), xuất bản lần đầu vào năm 1962. Từ đó đến nay, cuốn sách này được giới "trí thức" Công Giáo thường xuyên sử dụng như một tài liệu tham khảo sử học chân chính. Tôi chưa cần đề cập đến phần nội dung của cuốn giáo sử này, chỉ riêng một đoạn Linh Mục Huồn viết trong bài tựa (trang 20) cũng đã phạm phải hai điều sai lầm nghiêm trọng về lịch sử: "Máu (tử đạo) đã nhuộm đỏ đất nước Việt Nam yêu quí làm cho đất phì nhiêu tươi tốt. Lấy võ lực đàn áp Công Giáo để tiêu diệt người Công Giáo thì chẳng những người Công Giáo không bị tiêu diệt mà còn sinh sản đông đúc thêm... Các hoàng đế Roma muốn tiêu diệt người Công Giáo thì ngày nay trên thủ đô Roma phất phới trước gió cách oai hùng quốc kỳ Vatican tượng trưng cho giáo quyền của giáo hội".
Sai lầm thứ nhất của Linh Mục Huồn là đã ngộ nhận Ki-tô Giáo nguyên thủy (the Early Chistianity) với Công Giáo La Mã (Roman Catholics). Lịch sử thế giới đã chứng minh: Trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, Ki-tô Giáo không có nhà thờ mà chỉ có phòng hội (synagogue), không biết Thiên Chúa Ba Ngôi là gì, không thờ ảnh tượng, không tin và không thờ bà Maria đồng trinh. Thậm chí họ cũng không thờ Jesus mà chỉ coi ngài như một bậc thầy khôn ngoan mà thôi, do đó không có thánh lễ Misa, không có phép Mình Thánh Chúa.. Cuối thế kỷ 3, vị giám mục nổi tiếng nhất thời đó là Arius, người Hy Lạp, đã sáng tác ra những bài thơ tóm tắt giáo lý của Ki-tô Giáo nguyên thủy: "Thiên Chúa là đấng duy nhất không được sinh ra bởi ai, đấng duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật, duy nhất khôn ngoan. Jesus là một tạo vật giống như chúng ta". Năm 325, Arius cũng được Constantine mời họp công đồng Nicaea cùng với các giám mục Ki-tô khác như Athanasus và Marcellus. Các vị giám mục này giữ vững niềm tin Ki-tô nguyên thủy nên không chịu ký tên công nhận kinh Tin Kính của Constantine. Kết quả là Arius bị Constantine giết chết năm 336, Athanasus và Marcellus bị bắt đưa đi đày. Hàng ngàn tín đồ Ki-tô bị đế quốc sát hại. Mười bốn năm sau, Marcellus được thả ra. Ông viết sách lên án Công Giáo là tà đạo "Tritheism" có nghĩa là đạo thờ ba Thiên Chúa ám chỉ là một thứ Đa thần giáo (Paganism) với những tín điều bịa đặt và hoàn toàn trái ngược với Ki-tô Giáo nguyên thủy là một độc thần giáo chân chính (The Real Monotheism). Năm 340, đế quốc La Mã chính thức đưa tôn giáo do chúng thành lập lên thành đạo chính thức của toàn đế quốc và đặt tên cho nó là Công Giáo (Cattolica). Tất cả những gì là đặc trưng của Công Giáo ngày nay đều do đế quốc La Mã bày đặt ra sau năm 325. Từ đó chẳng có hoàng đế La Mã nào muốn tiêu diệt người Công Giáo vì Công Giáo và đế quốc La Mã là một. Những nhận định của Linh Mục Huồn là hoàn toàn sai trái vì những điều đó, trái ngược với lịch sử đã được các yếu tố khách quan xác nhận.
Chúng ta không nên quên một điều rất thực tế là trong các loại sách Công Giáo, không có sách nào quan trọng cho bằng các sách Kinh- Nguyện. Đại đa số các gia đình giáo dân không có sách Thánh kinh nhưng gia đình nào cũng có ít nhất một cuốn sách Kinh Nguyện. Đại đa số giáo dân không đọc Thánh Kinh (Bible) nhưng đã là giáo dân thì nếu không thuộc nhiều cũng phải thuộc một số Kinh Nguyện cần thiết. Các bài kinh nguyện là chủ chốt hình thành tư tưởng của tập thể tín đồ chứ không phải là Thánh kinh hay một thứ sách nào khác.
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, khắp thế giới bùng lên phong trào giải trừ Ki-tô Giáo với hàng trăm cuốn sách và hàng ngàn bài báo giá trị, tấn công mọi mặt khiến cho tôn giáo này đã bị lung lay tận nền tảng của nó. Điều đáng chú ý là hầu hết các tác giả của các sách báo này đều là những người Ki-tô Giáo tỉnh ngộ (recovering christians) trong thế giới Tây phương, trong số đó đặc biệt có nhiều tác giả nguyên là những tu sĩ cao cấp (đáng chú ý là những tu sĩ thuộc Dòng Tên) hoặc là những giáo sư chuyên khoa tôn-giáo-học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Cũng trong thời gian đó, tại hải ngoại chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều sách báo Việt ngữ có nội dung lên án đạo Công Giáo và đặc biệt tố giác tính cách phản dân tộc của Công Giáo Việt Nam. Nhưng hầu hết các sách báo Việt ngữ này đều là sản phẩm của quý vị Việt kiều trí thức ngoài Công Giáo, khác với những sách chống Công Giáo ác liệt nhất ở các nước Âu Mỹ hầu như đều là sản phẩm tinh thần của những người Công Giáo tỉnh ngộ.
Trước 1975, tại miền Nam Việt Nam, hầu như không một ai dám viết sách báo bằng Việt ngữ để công khai và trực diện đã kích Công Giáo. Điều đó dễ hiểu vì miền Nam Việt Nam dưới hai thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, áp lực chính trị của Công Giáo quá mạnh. Bọn mật vụ Cần lao, bọn chính trị hoạt đầu Công Giáo cũng như bọn cha cố Mafia không từ bỏ một thủ đoạn ác độc đê tiện nào mà không dám làm để triệt hạ những người dám lên tiếng chống bọn chúng. Tập san "Tiếng Loa Cảnh Báo" của nhóm Công Giáo cực đoan do cựu nghị sĩ Trương Tiến Đạt chủ biên, xuất bản tại San Jose tháng 11.1998 đã viết: "Cộng Sản chiếm chính quyền và quyết tâm diệt đạo nhưng chỉ phá được cảnh yên vui sống đạo, phá nhà thờ, nhà trường, các hội đoàn và cản trở các hoạt động tôn giáo nhưng đã không phá được đức tin và lòng mộ đạo. Hơn nữa, số người mới theo đạo Công Giáo lại còn nhiều hơn thời trước. Rõ ràng Cộng Sản Việt nam chỉ biết phá đạo cách vụng về và đã thất bại (trang 39). Lối phá đạo của Cộng Sản không nguy hiểm vì đó là sự tấn công từ bên ngoài và dùng sự cưỡng bách là chính (tr. 40). Công Giáo sợ nhất là sự phá đạo từ trong phá ra!
Thứ đến, Công Giáo rất sợ sự giáo dục và tự do tư tưởng vì đó là những thứ vũ khí hữu hiệu nhất để tiêu diệt mê tín chẳng khác nào dùng ánh sáng để tiêu diệt bóng tối. Căn bản của lòng cuồng tín tôn giáo là sự ngu dốt. Giáo dục và tự do tư tưởng soi rọi ánh sáng vào những vùng tối tâm linh thì sự mê muội tôn giáo phải đội nón ra đi. Chính nhờ kết quả của giáo dục và tự do tư tưởng tại các nước dân chủ tự do Âu Mỹ mà Công Giáo La Mã đang lâm nguy dẫy chết. Dùng cưỡng bách và đàn áp để diệt đạo là hạ sách vì Công Giáo chẳng khác nào cỏ dại, nếu ta càng dập nó mạnh bao nhiêu thì bông cỏ dại càng văng xa tung tóe và lan rộng thêm bấy nhiêu!. Do những nhận định trên, tôi không tin tưởng vào khả năng diệt đạo của chính quyền Việt Nam ở quê nhà mà đặt nhiều hy vọng vào khả năng giáo dục và bài trừ mê tín nơi quý vị trí thức ngoại giáo tại hải ngoại. Những cố gắng của qúy vị trong những năm qua chắc chắc đã soi sáng tâm linh cho một số giáo dân cuồng tín tại hải ngoại cũng như ở trong nước. Đây là một công tác giáo dục hết sức chính đáng và cần thiết để cứu nguy dân tộc và góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa nước nhà.
Tuy nhiên, những cố gắng của quý vị đã bị hạn chế rất nhiều bởi những nguyên nhân sẽ được trình bày sau đây mà theo thiển ý của tôi, quý vị có thể đã không biết hoặc không để ý tới vì lý do quý vị không phải là những người trong cuộc.
Nguyên nhân 1. Trước hết, mỗi khi phát hiện có sách báo chống đạo, các cha cố thường giảng tại nhà thờ lưu ý giáo dân về những sách báo đó và công khai ngăn cấm giáo dân đọc. Phần đông giáo dân ngây thơ răm rắp tuân lệnh các cha cố nên họ đã không đọc và không hề biết nội dung của những sách báo chống đạo nói gì. Bằng phương cách đơn giản này, các cha cố đã dễ dàng vô hiệu hóa tác dụng giáo dục của quý vị. Do vậy, cái não trạng của đa số giáo dân vẫn như xưa và chẳng có gì thay đổi. Nói lên điều này, tôi muốn lưu ý quý vị một sư thật: muốn cho công cuộc giáo dục bài trừ mê tín đạt kết quả tốt, việc trước hết là phải bằng mọi cách loại trừ toàn bộ hệ thống tu sĩ Công Giáo vì họ là một bức tường kiên cố ngăn cản ánh sáng giáo dục khiến nó không thể soi tới vùng bóng tối tâm linh của tập thể giáo dân. Nói cách khác, chừng nào còn hệ thống tu sĩ Công Giáo thì chừng đó công cuộc giáo dục bài trừ mê tín sẽ không thành công.
Nguyên nhân 2. Khi viết sách báo chống Công Giáo, quí vị thường quá chú trọng đến những điều sai trái trong Thánh Kinh như thuyết Tạo Dựng (Creation) hay thuyết Cứu Rỗi (Salvation) và quý vị chủ quan tin rằng quý vị đã nắm chắc phần thắng trong việc tấn công những điều sai trái này, quý vị tưởng rằng cứ tấn công vào những điều căn bản đó thì đạo Công Giáo sẽ sụp đổ. Nhưng thưa quí vị, đây thật sự là một ảo tưởng! Bởi lẽ, dưới sự lãnh đạo vô cùng xảo quyệt của Vatican, các cha cố đã có sẵn trong tay vô số những lập luận lươn lẹo để giải thích cho giáo dân. Hầu hết giáo dân có trình độ hiểu biết thấp kém nên khi nghe cha cố giải thích đều thấy xuôi tai, không thắc mắc gì thêm và vẫn tiếp tục sùng đạo như xưa. Muốn biết nghệ thuật giải thích lươn lẹo rất tài tình của bộ tham mưu thần học Vatican ra sao, xin quý vị hãy tìm đọc cuốn "Giáo Lý Mới Thời Đại Mới", 517 trang, do Đất Mẹ phát hành tại Houston – Texas 1996. Thí dụ: Thánh Kinh dạy rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày. Sách Giáo Lý Mới giải thích nên hiểu chữ "ngày" ở đây là "thời đại" và mỗi thời đại có thể kéo dài qua nhiều triệu năm! [Nhưng không có ai luận rằng nếu ngày có nghĩa là thời đại thì làm sao cây cỏ, thảo mộc sống được vì theo Thánh Kinh, Chúa sinh cây cỏ trước mặt trời.]
Về trường hợp thánh tổ Abraham lấy em gái làm vợ và toan giết con để tế thần, sách Giáo Lý Mới giải thích: "Chúng ta không được mời gọi để bắt chước những việc Abraham làm, nhưng cốt để chú ý đến thái độ trung thành của ông đối với Thiên Chúa (tr.54).
Nguyên nhân 3. Có một điều quý vị trí thức ngoại giáo không thể ngờ tới: đó là sự uyển chuyển linh động và co dãn như cao su của đức tin Công Giáo (the resilience of the Catholic faith). Đây là một khám phá của giới học giả Tây phương trong thời gian gần đây. Vào đầu thập niên 1970, tiến sĩ sử học Tim Dooley đã qui tụ 70 giáo sư chuyên khoa về các môn sử học, khảo cổ học, tôn giáo học, triết học và thần học thuộc các trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản vác các nước Âu Châu. Họ đã cùng nhau làm việc trong 7 năm để hoàn thành một công trình nghiên cứu về Ki-tô Giáo. Họ đã đúc kết công trình nghiên cứu của họ trong hai tác phẩm đồ sộ mang tên "Eerdmans Handbook of the Bible" và "Eerdmans Handbook of Christianity", mỗi bộ sách này dày trên 700 trang giấy khổ lớn, do Eerdmans Publishing Co. xuất bản lần đầu tại Anh và Mỹ năm 1977, tái bản năm 1987, mỗi lần in mỗi đầu sách 750.000 cuốn.
Trong khi cùng làm việc với nhau, họ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao Ki-tô Giáo (đặc biệt là Công Giáo La Mã) vẫn có khả năng vượt thoát mọi đình đốn và vẫn tồn tại sau biết bao đợt tấn công dữ dội của các giới trí thức Âu Châu như phong trào Enlightenment trong thế kỷ 18 và của các giới khoa học trong thế kỷ 19-20. Phần đông chúng ta đều nghĩ rằng Đức Tin là những điều căn bản cố định và không một ai có tư cách để sửa đổi. Trong thực tế không phải vậy! Ki-tô Giáo nói chung và Công Giáo La Mã nói riêng có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tự điều chỉnh và canh tân đức tin của mình, đó là một khả năng đặc biệt đã giúp Ki-tô Giáo vượt thắng mọi đợt tấn công để tiếp tục tồn tại và phát triển như ngày nay.
Một thí dụ điển hình cho việc tự điều chỉnh đức tin là vụ Vatican sửa đổi Kinh Tin Kính. Chúng ta đã biết Kinh Tin Kính đã được hình thành trong Công đồng Nicaea năm 325 để trở thành một bản tóm lược tín điều căn bản của đạo Công Giáo trong 16 thế kỷ qua. Vậy mà Vatican đã dám sửa đổi một số điều quan trọng để bài kinh này có thể phù hợp với thời đại ngày nay:
- Kinh Tin Kính cũ có câu: "(Chúa Jesus) chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại..."
- Kinh Tin Kính mới sửa lại: "(Chúa Jesus) chịu khổ hình và mai táng đời Phong-xi-ô Phila-tô, ngày thứ ba sống lại như lời Thánh Kinh" (Giáo Lý Mới Thời Đại Mới, tr.160). Như vậy ta thấy qua bài kinh Tin Kính mới, Vatican không xác nhận Jesus đã chết trên thập giá mà chỉ nói trống là Jesus chịu khổ hình mà thôi. Chúng ta được biết qua vụ khám nghiệm thánh tích Tấm Vải Liệm Turin vào tháng 10 năm 1978, giới khoa học quốc tế đã xác nhận tấm vải liệm Turin là thật và các dấu vết trên tấm vải liệm này chứng tỏ Jesus đã thoát chết sau khổ hình đóng đinh trên núi Sọ. Sau cơn hôn mê, Jesus đã tỉnh dậy chứ không phải từ kẻ chết sống lại. Xin đọc bài Tấm Vải Liệm Xác Chúa của Charlie Nguyễn trong cuốn "Kitô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại" tr. 267-281, hoặc trong cuốn Petrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập tr. 157-165). Do đó, Vatican đã sửa lại kinh Tin Kính bằng cách không xác nhận Jesus đã từ kẻ chết sống lại và chỉ nói trống là Jesus đã sống lại... "như lời Thánh Kinh".
Vatican cũng loại bỏ việc Chúa xuống ngục tổ tông (tức Luyện Ngục – The Purgatory) vì ngục tổ tông là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi tại các nước Tây phương đã dồn Vatican vào thế bí. Cuối cùng, Vatican đã bỏ luôn câu này khỏi kinh Tin Kính.
d. Muốn giáo dục tập thể giáo dân có hiệu quả, quý vị cần xử dụng văn phong rõ ràng mạch lạc (để soi sáng vấn đề và phải dùng những từ ngữ thông dụng để họ có thể hiểu được. Thí dụ: Khi nói đến Holy Spirit hay Jean Baptist, xin quý vị cần xử dụng những danh từ mà người Công Giáo quen dùng là Đức Chúa Thánh Thần và Thánh Gio-an-Bao-ti-xi-ta thì họ sẽ hiểu ngay. Nếu quý vị gọi Holy Spririt là Con Ma Thánh và gọi Jean Baptist là Giăng Rửa Tội thì mọi người Công Giáo sẽ không hiểu quý vị nói cái gì. Khi quý vị viết sách mà người đọc không hiểu được thì mọi cố gắng giáo dục của quý vị sẽ thành vô hiệu.
B. Về một số từ ngữ tôn giáo.
Tôi đề nghị quí vị tác giả ngoại giáo không nên gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì danh từ này không chính xác. Chúng ta đã biết trong các Kinh Nguyện được viết bằng Hán tự, Chúa Jesus được gọi là "Thần Chúa Gia-tô". Chẳng hạn như trong Kinh Phục Dĩ có câu: Thần Chúa Gia-tô thục tội thi ân chi đại, có nghĩa là Chúa Jesus chuộc tội và ban ơn rất lớn. Như vậy, "Gia-tô" là tiếng Hán tự phiên âm tên Chúa Jesus chứ không phải là tiếng phiên âm chữ Catholic. Trong tác phẩm Phá Ngục Tù, nơi trang 283, tác giả Trần Văn Kha đã lầm lẫn viết rằng: "Gia-tô là tiếng phiên âm từ chữ Catholic". Thật ra, đạo Công Giáo đã được truyền vào Việt nam từ năm 1533, đến nay đã gần 5 thế kỷ. Chữ quốc ngữ mới được phổ biến tại Việt Nam trong đầu thế kỷ 20. Từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, các sách kinh cũng như các tài liệu truyền giáo đều được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Sở dĩ người Việt thời xưa quen gọi Đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì các cụ đồ nho thấy đạo này thờ Chúa Giê-su mà chữ Hán gọi là Gia-tô, nên gọi đạo này là đạo Gia-tô. Về điểm này, ông Trần Quý đã viết rất đúng: "Người Việt ta thường gọi đạo Giê-su là đạo Gia-tô; nguyên nhân vì người Trung Hoa phiên dịch chữ Giê-su sang chữ Hán, người Việt đọc chữ hán theo âm ngữ Nho thành Gia-tô" (Phần mở đầu tác phẩm Lòng Tin Âu Mỹ Đấy – Đồng Thanh xuất bản, 1996).
Tuy nhiên, chúng ta không thể gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô được vì trên thế giới không có đạo nào được gọi là đạo Giê-su hay đạo Gia-tô cả. Người ta gọi các đạo thờ Chúa Giê-su (Chúa Gia-tô) là CHRISTIANITY tức Cơ-đốc-giáo theo phiên âm Hán tự, hoặc Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam. Các tín đồ thờ Chúa Giê-su đều tin rằng ngài chính là Đấng Cứu Thế (Christ). Christ là tiếng Anh và Pháp phiên âm tiếng Hy Lạp CHRISTOS. Người Hán phiên âm Christos là Cơ-Đốc. Trước Công Đồng Vatican II, các sách Kinh Nguyện Công Giáo Việt Nam phiên âm Christos là Ki-ri-xi-tô, sau 1965, danh từ Ki-ri-xi-tô được rút ngắn lại thành Ki-tô. Nếu ta dùng danh từ Gia-tô để gọi đạo Công Giáo thì chẳng hóa ra Công Giáo là đạo duy nhất thờ Chúa Giê-su hay sao?. Ngoài Công Giáo ra còn có nhiều đạo khác cũng thờ Chúa Giê-su như Chính Thống Giáo, Anh Giáo và trên hai trăm giáo phái Tin Lành.. Tất cả các tín đồ của các tôn giáo này đều được gọi chung là các Ki-tô-hữu (Chritians) vì mặc dù họ thuô những giáo hội khác nhau nhưng họ có chung một niềm tin Chúa Giê-su là đấng Christ (Kitô). Công Giáo La Mã chỉ là một trong những giáo phái của Ki-tô Giáo và không phải là đạo duy nhất tôn thờ Chúa Jesus (thần Chúa Gia-tô) nên không thể gọi đạo này là đạo Gia-tô được.
Thiết tưởng chúng ta cần phân biệt rõ rệt giữa nhân vật Giê-su và huyền thoại Ki-tô. Giê-su (Gia-tô) là một nhân vật có thật trong lịch sử, tên thật theo ngôn ngữ Hebrew do cha nuôi Joseph đặt cho lúc mới sinh là Yeshua, tiếng Hy Lạp phiên âm thành Iesous, tiếng La Tinh cũng như tiếng Anh và Pháp đều phiên âm là Jesus. Theo các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và lịch sử trong những thế kỷ gần đây thì Jesus sinh khoảng năm thứ 4 trước Công Nguyên. Bị đế quốc La Mã đóng đinh trên thập giá năm 29, lúc đó Jesus 33 tuổi. Theo kết quả giảo nghiệm tấm vải liệm xác Jesus của phái đoàn khoa học quốc tế tại Turin nước Ý vào tháng 10 năm 1978, căn cứ vào những vết máu, mồ hôi và chất nhờn da thịt (skin oil) của Jesus hiện còn dính trên tấm vải liệm, các nhà khoa học đã ước đoán Jesus cao 1 mét 82 và cân nặng 79 kí.
Tôi đã trình bày hơi dài dòng về vấn đề này không ngoài mục đích để xác nhận Jesus là một nhân vật có thật trong lịch sử. Trái lại, Ki-tô là một huyền thoại chứ không phải là một nhân vật có thật. Huyền thoại Ki-tô đã phát sinh từ Babylon vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên và huyền thoại này đã xâm nhập vào Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái vào khoảng thế kỷ 10 trước Công Nguyên. Cho tới nay, những người theo đạo Do Thái vẫn tin rằng Chúa Ki-tô chưa ra đời. Họ phủ nhận Jesus là Ki-tô. Đối với họ, Jesus đã chết không phải với tư cách của một Đấng Cứu Thế (Ki-tô/Cơ đốc/Messiah) nhưng với tư cách là một công dân Do Thái chống đế quốc La Mã. Bọn đế quốc đã thần thánh hóa Jesus bằng huyền thoại Ki-tô. Nói cách khác, Jesus đã được chúng Ki-tô hóa để trở thành Thiên Chúa (JESUS WAS CHRISTED) nhằm mục đích biến Jesus thành cái Boomerang quay ngược trở lại tàn sát dân tộc Do Thái để trả thù.
Tôi cũng đề nghị quý vị không nên gọi Công Giáo là Thiên Chúa Giáo vì trên thế giới, người ta gọi các dạo thờ chung Một Thiên Chúa (one-God religions) là Monotheism tức Nhất Thần Giáo hoặc Độc Thần Giáo chứ không có đạo nào được gọi là Thiên Chúa Giáo cả. Monotheism gồm có ba tôn giáo là Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo và Hồi Giáo. Công Giáo chỉ là một giáo phái của Ki-tô Giáo và Ki-tô Giáo chỉ là một trong ba tôn giáo thuộc hệ thống Nhất thần giáo mà thôi. Chúng ta đã biết rằng các đạo thờ Chúa là sản phẩm của Tây phương, bao gồm các nước Âu Mỹ và các nước Do Thái Ả Rập, do đó chúng ta nên hiểu tôn giáo này theo định nghĩa của họ. Đối với người Tây phương, nếu nói tới Monotheism là người ta nghĩ ngay đến những tôn giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái gồm có đạo Do Thái (Judaism) đạo Ki-tô (Christianity) và đạo Hồi (Islam). Tất cả mọi người ngoài ba tôn giáo này đều được gọi là người ngoại giáo (heathen: One who adheres to a religion that does not acknowledge the God of Judaism, Christianity or Islam).
Chúng ta cũng không nên gọi Công Giáo La Mã là Ca-tô Rôma. Theo tôi hiểu, quý vị muốn tránh dùng danh từ Công Giáo vì quý vị cho rằng danh từ này ám chỉ Công Giáo là quốc giáo (state religion/official religion of state/public religion). Thật ra,nếu chúng ta hiểu chữ Catholic là state religion hay public religion là chúng ta đã đánh giá quá thấp ý đồ thâm độc của đế quốc La Mã. Trong ba thế kỷ đầu Công Nguyên, không có đạo Công Giáo mà chỉ có đạo Ki-tô với rất nhiều giáo phái khác nhau. Năm 325, đế quốc La Mã thống nhất các giáo phái Ki-tô bằng võ lực. Năm 340, đế quốc La Mã đổi tên Ki-tô Giáo thành Công Giáo, tiếng La Tinh "Catholica" có nghĩa là toàn cầu (universal). Kẻ chủ mưu là hoàng đế Constantine không tin đạo Công Giáo nhưng đã cố tình biến đạo này thành một công cụ chính trị giúp y thực hiện mộng bá chủ toàn cầu dưới chiêu bài tôn giáo. Y nêu ra khẩu hiệu "In Hoc Signo Vinces" có nghĩa là "Với dấu hiệu Thánh giá, ta sẽ chiến thắng thế giới". Tự điển Bách Khoa Công Giáo đã viết rõ về điều này như sau: "Constantine favored Christianity merely from political motives and he has been regarded as an enlightened despot who made use of religion only to advance his policy – The Catholic Encyclopedia Volume 4, p.300). Thực chất Công Giáo La Mã là mộ đạo do đế quốc La Mã lập nên trên nấm mồ của Ki-tô Giáo nguyên thủy và đi ngược lại giáo lý của đạo Ki-tô lúc ban đầu chỉ thờ Một Thiên Chúa chứ không thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì đạo Ki-tô đã được Đế quốc La Mã biến đổi thành Công Giáo và Công Giáo đã thống trị tâm linh Âu Mỹ nhiều thế kỷ nên ngưởi ta quen gọi Công Giáo là Ki-tô Giáo. Cũng do đó, người ta đã gọi Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa của Ki-tô Giáo (Xin đọc chương 4, tác phẩm bestseller A HISTORY OF GOD của cựu nữ tu sĩ Công Giáo Anh quốc Karen Armstrong, tác giả trình bày vấn đề này hết sức rõ ràng dưới tiểu đề "Trinity: The Christian God" , tr. 107-131). Một số vị trí thức ngoài Công Giáo đã lầm lẫn dịch chữ "Christian God: là "Thần Gia-tô". Thật ra, Christian God có nghĩa là "Thiên Chúa theo quan niệm của Ki-tô Giáo", tức quan niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong các Kinh Nguyện bằng chữ Hán thì danh từ "Thần Chúa Gia-tô" có nghĩa là "Đức Chúa Giê-su". Như vậy Gia-tô là tiếng phiên âm chữ Hán để gọi tên Giê-su. Còn chữ Christianity là Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam, người Hán phiên âm là Cơ đốc giáo (bắt nguồn từ chỗ phiên âm tiếng Hy Lạp Christos là Cơ đốc). Tiến sĩ Lý Khôi Việt dịch chữ "Christian God" là "Thần Gia tô" theo tôi nghĩ là không đúng nghĩa (sách "Phật Giáo & Quốc Đại Việt Nam" của tác giả Lý Khôi Việt, Viện Tư Tưởng Việt-Phật xuất bản năm 2000, trang 378). Giáo sư Trần Chung Ngọc lầm lẫn Christian God với Thiên Chúa Jehovah (còn gọi là Elohim tức con bò thần El) của đạo Do Thái. Ông viết: "Theo Thánh Kinh Thần Ki tô đã dạy dân mà Ngài chọn".
Nếu chúng ta thấu hiểu âm mưu vô cùng thâm độc của đế quốc La Mã khi chúng lập ra đạo Công Giáo (có nghĩa là tôn giáo toàn cầu) vào năm 325, thì chúng ta sẽ cố gắng làm cho đồng bào của chúng ta hiểu rõ ý nghĩa xâm lược toàn cầu của chúng qua chiêu bài tôn giáo bịp bợm hơn là phiên âm thành "Ca-tô-Rô-ma" vì tiếng phiên âm này đã làm mất đi chữ CÔNG với ý nghĩa nguyên thủy là tham vọng toàn cầu (universal) của bọn đế quốc. Ngoài ra, cũng xin nói thêm là sở dĩ người ta dùng danh từ Công Giáo La Mã (Roman Catholic) cốt để phân biệt với nhiều giáo phái Công Giáo khác như Công Giáo Ai Cập (Coptic), Công Giáo Hy Lạp (Greek Catholic), Công Giáo Anh tức Anh Giáo (Anglicanism). Tôi sẽ cố gắng trở lại vấn đề nêu trên với đầy đủ chi tiết trong một bài viết riêng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét