Việc thỏa mãn tình dục nhờ internet diễn ra thường xuyên rất dễ khiến một số người lâm vào tình trạng nghiện “sex ảo”.
“Chất gây nghiện” khó kiểm soát
Hiện nay, công nghệ số đang gây ảnh
hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống con người. Nhất là khi sự
chia sẻ của mạng xã hội trở nên thông dụng và phổ biến đến mức các vấn
đề tế nhị không còn là một trở ngại. Trong đó, sex là một vấn đề luôn
thu hút người sử dụng internet như phim, ảnh khiêu dâm, thậm chí
internet còn có thể biến thành “công cụ sex” của những người thích tham
gia vào các cuộc chat sex. Đối với nhiều người, đó là cách để thỏa mãn
trí tưởng tượng về sex. Vì thế mà sự ra đời của các trang mạng xã hội đã
tạo điều kiện cho “sex ảo” lên ngôi.
Do dành quá nhiều thời gian cho internet
nên kẻ nghiện “sex ảo” luôn cảm thấy tách biệt khỏi gia đình và bạn bè.
Họ cũng cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và coi internet là người bạn duy
nhất thân thiết với mình. Họ sẵn sàng chia sẻ những quan điểm về tình
dục với những người bạn “ảo” thông qua internet. Những người nghiện “sex
ảo” thường dành hàng giờ để xem phim khiêu dâm. Họ luôn cảm thấy khao
khát muốn xem những nội dung đó. Họ luôn thích tham gia vào các cuộc
chat sex trên mạng. Đối với họ, đó là cách để thỏa mãn trí tưởng tượng
về sex.
Có không ít người lỡ mắc phải căn bệnh
nghiện tình dục muốn thoát khỏi bóng tối của “sex ảo” nhưng lại rất khó
thoát ra. Trong khi đó, việc điều trị nghiện tình dục chủ yếu chỉ bằng
tâm lý, nhưng phải tiến hành lâu dài, do người bệnh đã hình thành thói
quen đối với sex. Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ thường dùng
thuốc nội tiết tố để giảm bớt “sức mạnh” hormone tình dục.
Một bác sĩ thuộc Viện Tâm lý thực hành
cho rằng: Vì internet là nguồn dễ tiếp cận, nên “người bệnh” có thể muốn
“tâm sự” lúc nào cũng được. Ngoài ra, một số người kém tự tin về nhan
sắc, không có “đối tác tâm sự” cũng tìm đến thế giới ảo. Một số khác, có
khi do mắc phải bệnh lý nào đó hoặc gặp trục trặc trong quan hệ vợ
chồng mà lẩn trốn cuộc sống hiện tại. Trẻ dậy thì thường tò mò, thích
khám phá thế giới người lớn; còn người lớn tuổi thì cảm thấy cô đơn và
khó kiếm đối tác nên tìm đến internet để thỏa mãn dục vọng.
Với một vài trường hợp, nếu người sử
dụng internet chỉ để giảm stress nhưng không sa đà, không ảnh hưởng đến
chất lượng công việc hay không thường xuyên sử dụng internet để thỏa mãn
dục vọng thì không thể gọi là bệnh. Ngược lại, nếu tình dục rơi vào
tình trạng đau khổ, gây ra những hệ quả tiêu cực thì xem như đã nghiện.
Mà thứ nghiện đó được gọi là… nghiện “sex ảo”. Nếu sex internet được ví
như là chất gây nghiện, mà người bệnh đã dành nhiều thời gian cho thế
giới ảo đó, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh thì coi như đã
nghiện “sex ảo”. Bên cạnh đó, số người truy cập các trang web không lành
mạnh để thỏa mãn cơn nghiện tình dục tạo ra nguồn lợi cho nhiều đơn vị
kinh doanh web sex. Một nghiên cứu cho thấy, tại các nơi làm việc, lượng
người truy cập internet do nghiện tình dục đã đe dọa đến chất lượng lao
động. Điều đó được thể hiện qua các con số: Với 70% thời lượng cao điểm
truy cập từ 9g -17g. Trong số 72% Cty bị nhân viên lạm dụng internet
thì có tới 69% trường hợp liên quan tới truy cập sex và 1/6 nhân viên có
vấn đề sex trên mạng. Hơn 50% trường hợp nhập viện có chẩn đoán nghiện
tình dục đều mắc chứng trầm cảm. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện rối loạn
giấc ngủ do xấu hổ, sợ người khác biết hay rơi vào tuyệt vọng, lạc lõng,
cô đơn… Vì vậy, nhiều người bị giảm hiệu suất lao động, mất việc làm vì
“sex ảo”.
Căn nguyên của chứng nghiện “sex ảo”
Đối với những người nghiện “sex ảo” thì
internet như một liều thuốc mà nếu thiếu nó họ không thể trở lại bình
thường. Bởi vậy mà họ luôn cảm thấy tức giận và kích thích nếu không thể
truy cập internet. Khi đã trở thành “con bệnh” thì người “nghiện sex
ảo” lại cảm thấy ít hấp dẫn và khoái cảm trong đời sống tình dục thực.
Từ đó, họ bắt đầu so sánh tình dục thực và “ảo”, điều đó dễ gây ra chứng
trầm cảm. Một nguyên nhân phổ biến nữa là những người hay tò mò và
thiếu kiến thức cơ bản về giới tính khiến họ tìm đến sex từ thỏa mãn trí
tò mò rồi trở thành “con nghiện” từ lúc nào mà không hay biết. Nguyên
nhân khác là do những người có ham muốn tình dục, nhưng không được đáp
ứng nhu cầu thực nên phải thỏa mãn bằng cách tìm đến sex trên internet.
Họ tìm đến internet để thỏa mãn sex nhiều rồi thành quen và dễ trở thành
“con nghiện sex ảo”.
Một khảo sát thực hiện trên gần 1.000
người nghiện tình dục cho thấy, 17% người có hành vi tự sát và 72%
trường hợp nghĩ tới tự sát. Đó là con số mà một bác sĩ tại BV Tâm thần
TP HCM cung cấp. Cũng theo bác sĩ này, ngoài nhiệm vụ duy trì nòi giống,
tình dục còn tạo khoái cảm và là minh chứng của tình yêu. Tuy nhiên,
nếu tình dục dẫn tới các hậu quả tiêu cực, người trong cuộc cảm thấy dằn
vặt, đau khổ thì người đó đã mắc chứng nghiện tình dục. Người bệnh
thường mất kiểm soát và có những hành vi liên quan đến tình dục một cách
bệnh hoạn, bất chấp mọi hậu quả. Thế nhưng, người mắc bệnh nghiện tình
dục không thể dừng lại, dù rất muốn. Hiện nay, tỷ lệ người nghiện tình
dục chỉ chiếm 25% trong cuộc sống thực nhưng lại chiếm đến 40% trong thế
giới ảo.
Nghiện “sex ảo” có thể do một gen nào đó
trong di truyền quyết định, có khi bệnh còn bị tác động bởi môi trường
sống như tác động của bạn bè, có nhiều người cùng rơi vào trạng thái
nghiện tình dục... Đáng lưu ý là trẻ thành niên nghiện tình dục thường
xuất phát từ những gia đình có các mối quan hệ ruột thịt “không bình
thường” như bố mẹ sống ly thân, ít quan tâm chia sẻ những suy nghĩ riêng
tư của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, những bé gái từng bị
lạm dụng tình dục, bị hụt hẫng trong chuyện tình cảm lúc nhỏ dễ rơi vào
nghiện tình dục khi trưởng thành.
Lời khuyên cho nhiều người, nhất là lứa
tuổi thanh thiếu niên: Việc tò mò những vấn đề về giới tính không phải
là điều xấu nhưng cần phải kiểm soát hành động và quan điểm của bạn đúng
đắn trước việc mọc như “nấm sau mưa” của những internet không phải là
điều ai cũng làm được.
Theo BS Trần Duy Tâm, (BV Tâm thần TP HCM), người
nghiện tình dục internet thường trải qua 4 giai đoạn. Ở giai đoạn ám
ảnh: Tâm lý người bệnh luôn bị chi phối bởi việc kích thích tình dục,
dành phần lớn thời gian để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tình dục
trên internet. Từ đó, người bệnh lảng tránh các quan hệ xã hội và nghề
nghiệp. Điểm dễ nhận dạng là người bệnh luôn lý giải mọi quan hệ dưới
góc độ ám ảnh tình dục. Đến giai đoạn nghi thức: Người bệnh sẽ củng cố
và duy trì các cảm giác được kích thích và nuôi dưỡng tình dục từ
internet. Đến giai đoạn xung động: Người bệnh không kiềm chế được và
thực hiện tình dục. Giai đoạn cuối cùng là họ rơi vào trạng thái hối
tiếc, luôn có cảm giác bất lực vì hành vi không kiểm soát của mình. Dù
nhiều người nhận thức được nguy hiểm, sự dè bỉu của xã hội, nhưng không
thể thoát ra được.
Xét về mặt sinh học, nếu não của một người đàn ông
tiết ra quá nhiều endorphin (một chất tạo ra hưng phấn tự nhiên), thì
hóa chất này sẽ kích thích anh ấy ham muốn tình dục mạnh mẽ. Khi ấy, quá
trình “yêu đương” không đủ đáp ứng “nhu cầu”, khiến con bệnh sẽ tự tìm
đến những web đen để “giải tỏa”. Người đàn ông có thể bắt chước xu hướng
thưởng thức web sex và dù có lấy vợ, vẫn khó có thể từ bỏ ngay được
thói quen này.
|
Theo PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Posted in: Suy Ngẫm
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét