Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Chuyện khó tin về luân hồi: Cậu bé tự nhận rằng kiếp trước mình là… một con rắn

(Ảnh minh họa từ Website Jimtucker.com)
(Ảnh minh họa từ Website Jimtucker.com)

Tiến sĩ Jim Tucker đã được học từ một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực luân hồi. Bậc tiền bối của ông là nhà nghiên cứu luân hồi của trường Đại học Virginia, Tiến sĩ Ian Stevenson (1918–2007), người đã nhận được sự kính trọng của cộng đồng khoa học Mỹ vì những phân tích nghiêm túc, ngay cả khi ông có thể chưa thuyết phục được mọi người rằng luân hồi thực sự tồn tại.
Câu chuyện về cậu bé Dalawong ở Thái Lan
Khi mới 3 tuổi, cậu bé Dalawong đã nhớ lại các kiếp trước của mình. Dalawong kể rằng cậu từng là một con nai, sau khi bị người thợ săn giết chết, cậu lại chuyển sinh thành con rắn lớn. Một ngày, người họ hàng tên là Hiew đến tham dự bữa tiệc ở gần gia đình của Dalawong. Đây cũng là lần đầu tiên Dalawong và mẹ gặp mặt người họ hàng này. Ngay khi mới nhìn thấy Hiew, cậu bé 3 tuổi đột nhiên trở nên trở nên giận dữ và tìm mọi thứ có thể để “tấn công” người đàn ông này. Dalawong kể rằng, khi còn là một con rắn, chính ông Hiew đã giết chết cậu để bảo vệ hai con chó nuôi của ông. Tất cả những chi tiết trong câu chuyện của Dalawong đều được ông Hiew xác nhận là hoàn toàn chính xác – từ thời gian, địa điểm, cho đến diễn biến câu chuyện. Sau khi chết đi, linh hồn con rắn có thể nhìn thấy người cha tương lai của mình. Nó nghĩ rằng người đàn ông ấy tốt bụng hơn cả so với những kẻ khác đang thưởng thức món thịt rắn vào lúc đó. “Con rắn” Dalawong liền đi theo ông về nhà và tiến nhập vào cơ thể của vợ ông.
Theo lời kể từ cha của Dalawong, khi gặp ông Hiew, cậu bé đã chạm lên vai trái của ông và nói rằng đây là vị trí vết cắn của con rắn ngày xưa. Quả thực, ông Hiew từng có vết sẹo do rắn cắn trên vai trái. Thật khó để lý giải tại sao Dalawong có thể biết điều này, mặc dù cậu bé mới 3 tuổi và chưa từng nghe ai kể về sự việc đó.
Sau đó, Dalawong đã vượt qua nỗi oán hận ban đầu và trở lại thân thiện với ông Hiew. Cậu bé nói rằng, được làm người là điều tuyêt vời hơn nhiều so với việc làm một con rắn. Chính vì nỗi thương cảm này mà khi lớn lên, Dalawong đã bắt đầu giết hại loài rắn, bởi cậu cho rằng những sinh mệnh phải mang thân rắn đều thật đáng thương.
Khoảng 20 năm sau khi câu chuyện của Dalawong được công bố, Dalawong vẫn không quên kiếp rắn trước đây của mình. Cứ hai tháng một lần, cậu lại đến thăm chiếc hang nơi con rắn ngày xưa bị giết, và ngồi thiền tại đó. Thiền định giúp cậu hiểu hơn về các loại thảo dược có khả năng chữa bệnh. Dần dần, người dân trong làng tín nhiệm và coi Dalawong là thầy thuốc của họ.
Điều đặc biệt là khi sinh ra, Dalawong đã mắc một căn bệnh về da khiến cho cơ thể cậu, đặc biệt là phần nửa thân dưới, được bao phủ bằng các lớp vảy. Người ta nói rằng triệu chứng đó khiến Dalawong có làn da giống như “da rắn”, một dấu hiệu về kiếp sống trước đây.
Cuốn sách về luân hồi của Jim Tucker kể lại trường hợp Dalawong (Ảnh: Amazon)
Cuốn sách về luân hồi của Jim Tucker kể lại trường hợp Dalawong (Ảnh: Amazon)
Câu chuyện của Dalawong được điều tra lần đầu bởi Francis Story, một nhà nghiên cứu về luân hồi tại Đại học Virginia, đồng thời là cộng sự của Tiến sĩ Ian Stevenson. Nhiều công trình của hai nhà nghiên cứu, sau đó, đã được Jim Tucker tiếp nối và trình bày trong cuốn sách “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Past Lives.” (tạm dịch: ‘Trở lại cuộc sống: Những trường hợp phi thường về các trẻ em nhớ lại tiền kiếp’).
Xem thêm:
Bạn có thể sẽ kinh ngạc và không muốn tin vào mắt mình khi đứng trước một người tự nhận rằng kiếp trước mình là… một con rắn. Tuy nhiên, trong tất cả chính giáo, người ta đều tin vào sinh tử và luân hồi. Phật giáo vẫn giảng về lục đạo luân hồi, nghĩa là con người không chỉ quay lại kiếp sống làm người mà cũng có thể chuyển sinh thành động vật hay thực vật – tùy theo “nghiệp lực” mang trên thân thể. Và ngược lại, động vật cũng có thể được chuyển sinh thành người.
Dalawong không phải là nhân chứng luân hồi duy nhất. Jim Tucker cho biết nhiều trẻ em khác cũng kể về kiếp sống động vật trước đây của mình, mặc dù đó chỉ là con số rất nhỏ trong hàng ngàn trường hợp mà Tiến sĩ Tucker và Tiến sĩ Stevenson từng tìm hiểu.
Tiến sĩ Jim Tucker, nhà nghiên cứu về luân hồi từ ĐH Virginia, Mỹ (Ảnh: Dan Addison, Wikipedia)
Tiến sĩ Jim Tucker, nhà nghiên cứu về luân hồi từ ĐH Virginia, Mỹ (Ảnh: Dan Addison, Wikipedia)
Một trong các ví dụ được Tucker đưa ra là bé trai 6 tuổi người Mỹ tên là Peter. Một ngày, mẹ của Peter tặng cậu bé chuỗi vòng bằng kẹo (candy necklace). Peter liền nói với mẹ rằng: “Khi con còn là một con tinh tinh, có một cậu bé ném chiếc vòng như thế này vào chuồng của con. Con đã không biết phải làm gì với nó”. Sau đó, Peter kể với mẹ cậu về việc bị rơi vào bẫy, rồi được đưa đến sở thú, và một số việc xảy ra sau khi chết. Tuy nhiên, sau đó Peter không còn nhớ gì về cuộc đối thoại này nữa. Có lẽ chiếc vòng kẹo đã giúp cậu bé nhớ lại những ký ức từng bị lãng quên.
Mặc dù là một học giả từng nghiên cứu hàng ngàn trường hợp luân hồi, nhưng câu chuyện rắn chuyển sinh thành người vẫn để lại câu hỏi lớn cho Tiến sĩ Jim Tucker. Tuy vậy, ông vẫn tin rằng cả Dalawong và gia đình cậu đều thành thật kể lại những gì họ biết, dù cho điều đó nghe có vẻ hoang đường và khó tin.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Hồng Liên tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét