Vì vậy một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:
- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Không ăn mặn
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
- Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
- Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Thực phẩm hàng đầu để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2
- Ngũ cốc, cơm : Những loại thực phẩm như ngũ cốc, cơm, mì sợi… rất giàu chất xơ và là nguồn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 25%.
- Sữa không béo : Cũng như ngũ cốc nguyên hạt, các loại sức không béo, sữa ít đường cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
- Các loại đậu : Các loại hạt đậu như đậu nành, đậu tương, đậu phộng, đậu Hà Lan có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 47%. Đây là còn là loại thực phẩm hữu ích nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn, protein… giúp ổn định đường huyết.
- Bông cải xanh : Bông cải xanh có chứa dưỡng chất polyphenol có tác dụng chống viêm rất tốt – đây là nguyên nhân mà nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Cá : Thường xuyên bổ sung cá vào chế độ ăn hàng tuần (nên ăn 2 bữa mỗi tuần) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lến đến 25%.
- Dâu tây : Dâu tây là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C… cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể.
- Quả ớt ngọt : Trong quả ớt ngọt rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe mọi người đặc biệt là chị em phụ nữ. Bạn có thể chế biến loại quả này trong món salad để ăn hàng ngày.
- Quả óc chó : Quả óc chó giàu axit không bão hòa đa, có tác dụng thúc đẩy insulin làm việc tốt hơn. Bạn nên ăn loại trái cây này với xà lách, ăn cùng sữa chua hoặc bột yến mạch để ngăn ngừa bệnh tật đặc biệt là bệnh tiểu đường.
- Quế : Gia vị cay cay của quế rất tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể ăn thêm loại gia vị này cùng với các món ăn hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa bệnh tật rất tốt.
Điều trị đái tháo đường không dùng thuốc
Nếu đái tháo đường không được kiểm soát một cách hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các triệu chứng trở nặng hơn và đồng thời từ đó xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm đến cuộc sống hàng ngày cũng như tính mạng của con người. Việc điều trị đái tháo đường với mục đích làm giảm các triệu chứng, bình thường chuyển hóa ,ngăn ngừa biến chứng và đưa đường máu về giới hạn bình thường. Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập và lao động bình thường.Không chỉ trông chờ điều trị vào những loại thuốc uống hay tiêm mà có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý cũng góp phần không nhỏ vào kiểm soát đường huyết.
Chế độ ăn uống khoa học hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
Chế độ ăn uống cho người đái tháo đường
Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà (axit béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipid không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5-10%. Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo…) có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5-2 lít nước một ngày. Nên ăn vừa phải protid, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thân nhất là những bệnh nhân có suy thân. Lượng protit cần thiết ăn 0,7 – 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protid thải mất khá nhiều qua đường thân nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4- 6g/kg/ngày.Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày:- Glucid 60 – 70%.
- Protide 10 – 20%.
- Lipid 15 – 20%.
Không chỉ có ăn uống mới ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. việc vận động cơ thể hàng ngày cũng rất quan trọng. Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét