Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới

20150919_fnp502
Nguồn: What slowing trade growth means for the world economy”, The Economist, 15/9/2015
Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nền kinh tế toàn cầu sa vào khó khăn này đến khó khăn khác trong năm 2015. Kinh tế Mỹ trì trệ trong suốt quý đầu đóng băng. Rồi nỗi lo Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã làm các thị trường lo lắng. Và giờ mọi sự chú ý lại đổ vào Trung Quốc, khi mà chính phủ nước này đang loay hoay ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và màn hạ cánh cứng (hard landing) của mình. Đằng sau đó , một xu hướng đáng ngại khác cũng đang phát triển: thương mại thế giới đã co lại nếu tính theo quý trong cả hai quý đầu năm nay: thành tích kém nhất kể từ cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy thương mại lao dốc có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế toàn cầu?
Mức tăng trưởng thương mại thế giới nhìn chung có nhanh hơn một chút so với mức tăng trưởng GDP toàn cầu. Vào những năm 1990, thương mại tăng tốc nhanh hơn so với tăng trưởng GDP. Một kỷ nguyên của cái mà một số người gọi là “siêu toàn cầu hóa” đã bắt đầu, được dẫn dắt bởi nhiều xu hướng: tự do hóa ở Trung Quốc và Liên Xô cũ, cắt giảm hàng rào thương mại và việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, cũng như sự mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu được hỗ trợ bởi sự phát triển công nghệ thông tin. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của thương mại (so với GDP toàn cầu) không duy trì được lâu. Kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, thương mại chỉ tăng nhanh hơn rất ít so với tăng trưởng GDP. Các yếu tố chu kỳ lẫn cấu trúc đều là những nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng chậm lại.
Về yếu tố chu kỳ, những năm khu vực đồng tiền chung Châu Âu gặp khủng hoảng có ảnh hưởng rất lớn. Châu Âu chỉ chiếm một phần năm GDP thế giới nhưng lại chiếm đến một phần ba trong tổng trao đổi thương mại – một phần là bởi trao đổi thương mại giữa các quốc gia EU với nhau được tính vào số liệu chung toàn cầu. Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc cũng đang khiến các hoạt động thương mại trở nên trì trệ. Một Trung Quốc đang suy yếu đã kéo giá cả hàng hóa cơ bản đi xuống, làm tổn thương các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa cơ bản và làm giảm nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu đối với các hàng hóa này. Nhưng ít nhất những yếu tố này chỉ gây ra tăng trưởng chậm tạm thời và có khả năng có thể đảo ngược. (Đặc biệt là khu vực đồng tiền chung Châu Âu có thể sẽ phát triển nhanh hơn trong tương lai.)
Những trở ngại về mặt cấu trúc lại là một câu chuyện khác. Bỏ qua những dao động ngắn hạn, thì ngành công nghiệp Trung Quốc đang trở nên ít phụ thuộc hơn vào các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Việc Mỹ khai thác dầu đá phiến, điều làm giảm thương mại vì lượng dầu nhập khẩu giảm, sẽ ít khả năng biến mất trong ngày một ngày hai. Các động lực thúc đẩy các hiệp định thương mại (tự do) mới cũng đã mất. Vòng đàm phán Doha có lẽ đã làm tất cả những gì có thể, và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác về Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương đều đang bị trì hoãn do đã đến các chu kỳ bầu cử (đặc biệt là ở Canada và Mỹ).
Việc thời kỳ thương mại tăng trưởng chậm hiện nay tiếp diễn chưa thể báo trước một cuộc suy thoái toàn cầu. Nhiều ông lớn về thương mại như Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ không quá phụ thuộc vào các ngành hướng ngoại để phát triển. Tuy nhiên, thương mại có một vai trò rất quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế. Mô hình phát triển chuẩn mực vẫn đòi hỏi các nền kinh tế xuất khẩu các sản phẩm thô làm bước đi đầu tiên để leo lên cao trong chuỗi giá trị. Việc nhu cầu giảm kéo dài đối với hàng hóa hay các sản phẩm công nghiệp chế tạo cơ bản sẽ khiến các nước thu nhập thấp khó trở nên giàu có hơn. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa tận dụng hết những lợi ích mà cắt giảm thuế quan thương mại và hài hóa hóa các thủ tục đem lại, thương mại vẫn có thể phục hồi nhờ vào những chính sách tự do hóa mạnh mẽ của các chính trị gia. Nhưng với việc rất nhiều những khó khăn kinh tế khác đang hiển hiện (cũng như sự lan rộng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ), thì thương mại sẽ vẫn phải chật vật để quay trở lại quỹ đạo của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét