Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015
Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả? -
20:35
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nguồn: “Why is purple considered the color of royalty?”, History.com (truy cập ngày 10/10/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang
Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”.
Nguyên nhân màu tím có được danh tiếng vương giả như vậy chỉ đơn giản là vì quy luật cung – cầu. Trong suốt nhiều thế kỷ, việc buôn bán thuốc nhuộm màu tím tập trung ở thành phố Tyre của người Phoenicia, ngày nay thuộc Lebannon (Li-băng). “Màu tím xứ Tyre” của người Phoenicia có từ một loài ốc biển ngày nay có tên Bolinus brandaris, loài ốc này quý hiếm đến mức giá trị của chúng được tính bằng số vàng có khối lượng tương ứng. Để tạo ra được thuốc nhuộm tím, thợ nhuộm phải đập vỡ vỏ ốc, trích xuất chất dịch nhầy màu tím và đem phơi ra ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian chính xác. Cần đến 250.000 con ốc mới đủ tạo ra một ounce (khoảng 30 gram) thuốc nhuộm dùng được, nhưng kết quả thu được sẽ có màu tím rực rỡ và khó phai mờ.
Trang phục nhuộm màu tím có giá đắt đến mức không tưởng – một pound (khoảng 0,45 kg) len màu tím còn đắt hơn số tiền người bình thường kiếm được trong một năm – vì vậy chúng đương nhiên trở thành biểu trưng cho giới giàu có và quyền lực. Thêm nữa là màu tím xứ Tyre còn được cho là tượng trưng cho màu máu khô – màu mà tương truyền là có ý nghĩa linh thiêng. Sự độc quyền sử dụng màu tím của giới hoàng gia cuối cùng đã dần biến mất sau khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15, nhưng màu tím vẫn không trở nên phổ biến hơn cho đến những năm 1850, khi thuốc nhuộm tổng hợp bắt đầu xuất hiện.
—————-
[1] Nguyên văn: “born in the purple”.
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang
Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”.
Nguyên nhân màu tím có được danh tiếng vương giả như vậy chỉ đơn giản là vì quy luật cung – cầu. Trong suốt nhiều thế kỷ, việc buôn bán thuốc nhuộm màu tím tập trung ở thành phố Tyre của người Phoenicia, ngày nay thuộc Lebannon (Li-băng). “Màu tím xứ Tyre” của người Phoenicia có từ một loài ốc biển ngày nay có tên Bolinus brandaris, loài ốc này quý hiếm đến mức giá trị của chúng được tính bằng số vàng có khối lượng tương ứng. Để tạo ra được thuốc nhuộm tím, thợ nhuộm phải đập vỡ vỏ ốc, trích xuất chất dịch nhầy màu tím và đem phơi ra ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian chính xác. Cần đến 250.000 con ốc mới đủ tạo ra một ounce (khoảng 30 gram) thuốc nhuộm dùng được, nhưng kết quả thu được sẽ có màu tím rực rỡ và khó phai mờ.
Trang phục nhuộm màu tím có giá đắt đến mức không tưởng – một pound (khoảng 0,45 kg) len màu tím còn đắt hơn số tiền người bình thường kiếm được trong một năm – vì vậy chúng đương nhiên trở thành biểu trưng cho giới giàu có và quyền lực. Thêm nữa là màu tím xứ Tyre còn được cho là tượng trưng cho màu máu khô – màu mà tương truyền là có ý nghĩa linh thiêng. Sự độc quyền sử dụng màu tím của giới hoàng gia cuối cùng đã dần biến mất sau khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15, nhưng màu tím vẫn không trở nên phổ biến hơn cho đến những năm 1850, khi thuốc nhuộm tổng hợp bắt đầu xuất hiện.
—————-
[1] Nguyên văn: “born in the purple”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét