Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015
Tài liệu Biến da người thành tế bào gốc
14:43
Hoàng Phong Nhã
No comments
Ngày 21/11, tiến sĩ Shinya Yamanaka, từ
Đại học Kyoto, Nhật Bản phổ biến phát minh mới nhất của họ về lĩnh vực
tế bào gốc trên tạp chí Cell Journal, đồng thời trên tạp chí Science
Journal, tiến sĩ James Thomson và Junying Yu, thuộc Đại học Wisconsin –
Madison, Mỹ cũng tường thuật kết quả của họ. Đây là khám phá mới, vô
cùng lý thú và gây chấn động trong giới y khoa thế giới.
Các nhà khoa học cho biết, với phương
pháp mới này, việc biến tế bào da thành tế bào gốc tương đối đơn giản
và ít tốn kém hơn so với kỹ thuật chuyển nhân mà Ian Wilmut (người Anh),
đã sử dụng để tạo nên cừu Dolly năm 1996.
Điều mà họ thực hiện chỉ là cấy 4
gene cần thiết vào tế bào da. Các gene này sẽ tái cấu trúc các nhiễm sắc
thể trong tế bào da, biến chúng thành tế bào gốc - là những tế bào có
khả năng phân chia thành mọi loại tế bào khác của cơ thể như tim, gan,
thần kinh, máu hoặc xương. Những tế bào này có tiềm năng cực kỳ to lớn
trong trị liệu y khoa.
Cho đến nay, phần đông các nhà khoa
học vẫn nghĩ rằng: cách thức duy nhất mà họ có thể tạo ra tế bào gốc dễ
dàng là tạo nên các phôi rồi sau đó thu hoạch tế bào gốc trong vòng 1
tuần lễ, sau khi phôi đã hình thành. Như vậy phôi sẽ bị hủy diệt trong
tiến trình.
Cách đây một năm, tiến sĩ Yamanaka
cho biết ông đã thành công trong việc cấy 4 gene vào tế bào da chuột và
biến chúng thành tế bào gốc phôi. Ông cũng chứng minh bằng thử nghiệm
rằng, các tế bào gốc này có thể trở thành bất cứ loại tế bào nào của
chuột. Sau thành công trên chuột, tiến sĩ Yamanaka bắt tay vào thử
nghiệm với tế bào da người, với cùng một phương pháp.
Dự kiến phải mất vài năm mới thành
công, nhưng vì muốn đem lại kết qủa sớm nhất trong cuộc chạy đua giữa
các nhà khoa học trên thế giới, Yamanaka đã làm việc liên tục 12-14
tiếng mỗi ngày. Nhờ đó, chỉ trong vòng vài ba tháng ông đã thành công.
Trong kỹ thuật chuyển nhân (được
Ian Wilmut dùng để tạo ra cừu Dolly), một quả trứng được lấy ra và nhân
của nó - thông tin ADN tạo nên cuộc sống - được tách bỏ. Nhân này sẽ
được thay thế bằng nhân của một tế bào trưởng thành (ví dụ tế bào da).
Quả trứng sau đó sẽ phát triển bình thường giống như được thụ tinh. Vài
ngày sau, phôi bào xuất hiện, trong đó có chứa các tế bào gốc.
Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn
tiếp thêm một bước nữa: Phải chăng có thể biến đổi trực tiếp tế bào
trưởng thành mà không cần dùng đến quả trứng?
Chính điều này đã thúc đẩy tiến sĩ
Yamanaka và Thomson ra sức nghiên cứu, nhằm tìm ra loại gene có thể biến
đổi tế bào trưởng thành ra tế bào gốc. Trong khi Yamanaka thử nghiệm
trên chuột thì Thomson sử dụng tế bào da người (lấy từ trán).
Cả hai nhóm đã tìm được khoảng hơn
1,000 gene có tiềm năng, và sau đó loại bỏ để còn lại 4 loại gene chính
yếu. Các gene này dù có chức năng tương tự như nhau, đều được xem như là
các gene điều chỉnh chính, với vai trò là tắt hoặc mở các gene khác.
Với khám phá hiện đại này, các nhà
khoa học có thể loại trừ những phản đối về mặt đạo đức, vì họ không cần
sử dụng phôi người hoặc tạo nên các phôi ấy bằng kỹ thuật chuyển nhân.
Họ cũng không cần phụ nữ phải hiến noãn (trứng), mà vẫn có thể tạo nên
tế bào gốc, có chất liệu di truyền giống hệt với người hiến tặng.
Các tế bào gốc này, khi được sử
dụng để thay thế các mô cho các bệnh nhân, theo như tiên đoán của các
nhà khoa học, sẽ không bị hệ miễn dịch đào thải. Quan trọng hơn nữa, các
tế bào có chung một chất liệu di truyền, được tạo thành từ bệnh nhân,
sẽ giúp họ nghiên cứu thêm về các bệnh nan y, tỷ dụ như bệnh mất trí
nhớ.
Và cũng vì có kỹ thuật mới mẻ này,
việc sử dụng tạo ra phôi người vô tính để thu tế bào gốc, có vẻ như
không cần thiết nữa. Vì lý do đó mà Ian Wilmut, được xem như là cha đẻ
của kỹ thuật chuyển nhân, trong bài viết đăng trên nhật báo The
Telegraph (Anh) đã công khai tuyên bố là ông từ bỏ phương pháp nhân bản
vô tính do chính ông tiên phong để tạo ra cừu Dolly.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét