Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015
Tại sao thái độ quan trọng hơn là IQ?
16:49
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nhà
tâm lý học Carol Dweck đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình nghiên cứu
thái độ và hiệu suất làm việc. Theo nghiên cứu mới nhất của bà cho thấy:
thái độ của bạn là một yếu tố dự báo tốt hơn về sự thành công của bạn
hơn là chỉ số IQ.
Dweck thấy rằng
thái độ cốt lõi của con người rơi vào một trong hai loại: tư duy cố định
(a fixed mindset) hay tư duy tăng trưởng (a growth mindset)
Với
những người có tư duy cố định, họ tin rằng họ là một người sinh ra đã
như vậy, và họ không thể thay đổi. Suy nghĩ đó tạo ra vấn đề khi họ bị
thách thức khả năng bởi bất cứ điều gì xuất hiện vượt quá tầm xử lý của
họ. Điều này dẫn đến việc họ cảm thấy tuyệt vọng và choáng ngợp.
Những
người có tư duy tăng trưởng tin rằng họ có thể cải thiện với sự nỗ lực.
Họ thể hiện tốt hơn những người có một tư duy cố định, ngay cả khi họ
có chỉ số IQ thấp hơn, bởi vì họ nắm lấy những thách thức, xem chúng như
những cơ hội để học hỏi những điều mới mẻ.
Thông
thường chúng ta nghĩ rằng những người có khả năng như thông minh sẽ
truyền cảm hứng cho sự tự tin. Đúng là như vậy nhưng điều đó chỉ diễn ra
khi mọi việc có vẻ dễ dàng. Sự thật các yếu tố quyết định trong cuộc
sống lại là làm thế nào để bạn xử lý những trở ngại và thách thức. Những
người có tư duy tăng trưởng hoan nghênh những trở ngại với vòng tay
rộng mở.
Theo Dweck, thành công
trong cuộc sống là cách bạn đối phó với thất bại. Bà mô tả cách tiếp cận
thất bại của những người có tư duy tăng trưởng như sau: “Thất bại là
nguồn thông tin mà chúng ta đặt tên cho nó là –thất bại- Nó giống như:
-Tôi là một người giải quyết vấn đề. Cách này không hiệu quả và tôi sẽ
thử một cách khác!” Bất kể việc bạn đang rơi vào phần nào của biểu đồ
trên, bạn vẫn có thể rèn luyện để thay đổi và phát triển tư duy tăng
trưởng. Sau đây là những chiến lược sẽ tinh chỉnh tư duy của bạn, giúp
bạn phát triển tư duy tăng trưởng:
Chúng
ta luôn phải đối mặt với những thời điểm khiến mình cảm thấy bất lực.
Nhưng điều quan trọng là cách chúng ta xử lý nó như thế nào. Chúng ta có
thể học tập từ thất bại và tiến về phía trước hay để nó kéo chúng ta
xuống vực.
Có vô số người nổi tiếng
đã có thể không bao giờ thành công nếu họ không thể chống lại cảm giác
bất lực: Walt Disney đã bị sa thải khỏi một tòa soạn vì ông “thiếu trí
tưởng tượng và không có ý tưởng tốt”, Oprah Winfrey đã bị sa thải khỏi
công việc của mình khi là một người dẫn chương trình truyền hình ở
Baltimore vì “đầu tư quá nhiều tình cảm vào câu chuyện của cô”, Henry
Ford đã có hai công ty xe hơi thất bại trước khi thành công với Ford, và
Steven Spielberg đã bị từ chối bởi trường Nghệ thuật điện ảnh USC nhiều
lần.
Hãy tưởng tượng những gì sẽ
xảy ra nếu một trong số họ có tư duy cố định. Họ có thể đã qua đời vì bị
từ chối và tuyệt vọng. Những người có tư duy tăng trưởng sẽ không cảm
thấy bất lực và tuyệt vọng vì họ biết rằng để thành công, bạn cần phải
sẵn sàng để thất bại nhưng sau đó sẽ bật lên mạnh mẽ hơn.
Những
người mạnh mẽ và quyền lực là những người theo đuổi đam mê của mình
không ngừng nghỉ. Sẽ luôn có ai đó mà sinh ra đã tự nhiên tài năng hơn
bạn. Nhưng những gì bạn thiếu ở tài năng có thể được bù đắp bằng sự đam
mê của mình. Niềm đam mê sẽ dẫn lối cho những người mạnh mẽ theo đuổi
quyết liệt sự xuất sắc. Warren Buffet khuyên nên tìm kiếm niềm đam mê
đích thực nhất của bạn bằng cách sử dụng những gì ông gọi là kỹ thuật
5/25 : Viết ra 25 điều mà bạn quan tâm nhất. Sau đó gạch bỏ 20 điều dưới
cùng. 5 điều phía trên còn lại là niềm đam mê đích thực của bạn. Mọi
thứ khác chỉ đơn thuần là một sự xao lãng.
Không
phải những người có tư duy tăng trưởng có thể vượt qua nỗi sợ hãi của
họ vì họ dũng cảm hơn phần còn lại của chúng ta. Mà chỉ là họ biết sợ
hãi và lo lắng đang làm tê liệt cảm xúc và cách tốt nhất để khắc phục
tình trạng tê liệt này là phải hành động. Những người có tư duy tăng
trưởng được trao quyền lực, và những người quyền lực biết rằng không có
khoảnh khắc thật sự hoàn hảo để tiến về phía trước. Vì vậy tại sao phải
chờ đợi? Hãy biến tất cả lo lắng của bạn về thất bại thành năng lượng
tích cực và tập trung.
Những
người mạnh mẽ luôn cố gắng hơn sức ngay cả trong khoảnh khắc tồi tệ
nhất của họ. Họ luôn cố gắng để đạt được cao hơn giới hạn của mình. Một
đệ tử của Lý Tiểu Long cùng chạy mỗi ngày 3 dặm với ông. Một ngày nọ khi
họ sắp hoàn tất quảng đường, Lý Tiểu Long bảo: “Hãy chạy thêm 2 dặm nữa!” Đệ tử của ông nói: “Tôi sẽ chết mất” – “Vậy cứ chết đi!” Ông đáp lại.
Sau
khi hoàn thành 5 dặm, người đệ tử giận dữ và kiệt sức muốn biết lý do
tại sao sự phụ lại bảo mình như thế. Lý Tiểu Long giải thích: “Bỏ
cuộc và rồi ngươi cũng sẽ chết. Nếu ngươi luôn đặt giới hạn cho việc
mình làm, dù là thể lực hay bất cứ gì khác thì rồi nó cũng sẽ lan truyền
vào mọi mặt cuộc sống của ngươi. Nó sẽ lây lan vào công việc của ngươi,
vào đạo đức của ngươi, vào toàn thể con người. Không có giới hạn! Có
cao điểm, nhưng ngươi không ở lại đó; ngươi phải đi xa hơn. Nếu nó giết
chết ngươi thì để nó giết chết ngươi. Một người đàn ông phải thường
xuyên vượt qua giới hạn của mình!”
Nếu bạn không tốt lên một chút mỗi ngày thì không khác gì bạn đang tệ đi từng chút.
Những
người có tư duy tăng trưởng biết rằng họ có thể thất bại nhiều lần
nhưng họ không bao giờ để điều đó cản trở việc mong đợi kết quả tốt.
Mong đợi kết quả giúp bạn có động lực và cảm nhận được chu kỳ của quyền
lực. Hơn nữa, nếu bạn không nghĩ rằng bạn sẽ thành công thì làm sao có
thể thành công?
Mọi
người đều có lúc gặp nghịch cảnh không lường trước được. Nhưng những
người có tư duy định hướng tăng trưởng nắm lấy nghịch cảnh như một
phương tiện để cải thiện, họ đi ngược lại những khó khăn đang kéo họ lại
phía sau. Khi một tình huống bất ngờ thách thức người được trao quyền
lực, họ gồng cho đến khi họ có được kết quả tốt.
Khi
mọi thứ không đi theo cách của bạn mong muốn. Phàn nàn là một dấu hiệu
rõ ràng của tư duy cố định. Một người có tư duy tăng trưởng tìm kiếm cơ
hội trong mọi sự việc, vì vậy không có chỗ cho các phàn nàn, khiếu nại.
Bằng
cách theo dõi cách bạn phản ứng với những điều nhỏ bé, bạn có thể rèn
luyện mỗi ngày để giữ cho mình ở phía bên phải của biểu đồ tư duy phía
trên.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét