Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Thiếu niên Việt thăm lại ân nhân Canada từng cứu mạng


HALIFAX, Canada
- Em Phạm Hoàng Sơn, cậu bé mồ côi có khối u lớn bẩm sinh trên mặt, được đưa từ Việt Nam sang Bắc Mỹ chữa trị cách đây 8 năm, đã vừa trở lại Canada thăm gia đình từng cứu mạng mình.
Phạm Hoàng Sơn sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, một khối u bướu mọc lên ngay trên khuôn mặt của em. Tới năm 3 tuổi, do không có đủ điều kiện tiếp tục nuôi dưỡng đứa con bệnh tật, cha mẹ Sơn đã đưa em vào trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật ở thành phố Hải Dương. Khối u tai ác trên khuôn mặt Sơn phát triển rất nhanh, mỗi ngày một lớn hơn, bịt gần kín miệng của Sơn, khiến Sơn không thể ăn uống, thở bình thường và đe dọa đến tính mạng của em.


Phạm Hoàng Sơn trong bản tin của CTVNews, Canada. (Hình: Người Việt Screenshot)
Tháng Ba, 2006, một cô gái trẻ có tên là Kate Maslen làm việc cho Children's Bridge Canada đã đến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật ở Hải Dương và chú ý đến hoàn cảnh của Sơn. Về lại Canada sau chuyến đi, Kate nói lại với mọi người về hoàn cảnh đáng thương của em Sơn.
Sau khi hình ảnh và câu chuyện của em được phổ biến trên các cơ quan thông tấn quốc tế, rất nhiều người đã giúp đỡ và gởi tiền về giúp em để được đưa sang Hoa Kỳ giải phẫu với hy vọng tạo được cho em một khuôn mặt như người bình thường.
Thoạt tiên, Sơn được tổ chức từ thiện Children's Bridge Canada đưa đến bệnh viện Canada chữa trị. Trong suốt thời gian chạy chữa, Sơn sống trong vòng tay bảo trợ của gia đình Walter, phó chủ tịch Children's Bridge ở thành phố Halifax-Canada và một người gốc Việt tên Tuấn Hoàng. Tuy nhiên, sau 4 tháng khám và tiến hành các xét nghiệm, các bác sĩ đã quyết định không thể tiến hành phẫu thuật vì cho rằng quá mạo hiểm. Biết tin về trường hợp này, Bác Sĩ Milton Waner, đồng giám đốc Viện Birthmark, New York-Mỹ đã liên lạc với Children's Bridge và cho biết có thể cứu chữa được cho Sơn. Bác Sĩ Waner cho rằng khối u này có thể sẽ gây nguy hại đến tính mạng của Sơn khi cậu bé trưởng thành, trái với quan điểm của bệnh viện Sick Kids ở Toronto. Sau đó, Sơn đã được Bác Sĩ Waner và bệnh viện Boston đồng ý tiếp nhận chữa trị.
Trải qua hơn 20 thủ tục, gồm các cuộc giải phẫu và chích thuốc ngừa khối u phát triển trở lại tại bệnh viện nhi khoa Boston, các bác sĩ đã cắt bớt một phần cái bướu khổng lồ trên mặt và giúp em có được cảm giác như một người bình thường.
Trong suốt thời gian chữa trị, Sơn đã nhận được những điều trị y khoa có giá trị đến khoảng $1,000,000. Tất cả đã là kết quả của rất nhiều chương trình quyên góp từ các tổ chức xã hội, y tế khác nhau. Ngay các chính khách Canada, từ phu nhân Thủ Tướng Harper, cựu Phó Thủ Tướng Sheila Copps, cố Chủ Tịch đảng NDP Leader Jack Layton và phu nhân là Dân Biểu Olivia Chow cùng nhiều dân biểu, nghị sĩ khác cũng đã trực tiếp giúp đỡ Sơn.
Ðối với Sơn, giờ đã 18 tuổi, chuyến thăm đầu tiên kể từ khi về Việt Nam từ năm 2010 đến nay là lời cảm ơn thiện chí của Canada, sự tử tế và lòng hảo tâm của gia đình Walter, với Olwyn và Alan Walter cùng hai cô con gái Robyn và Carolyn của họ.
“Ðây là gia đình thứ hai của tôi ở Canada,” Sơn nói với đài truyền hình CTV Atlantic. “Olwyn và Alan là cha mẹ thứ hai của tôi và hai cô gái con ông bà là các chị em của tôi.” Trong hơn năm năm, mỗi 2, 3 tuần Walters đã nói chuyện với Sơn qua điện thoại.
“Chúng tôi vẫn nhận được hình Sơn gửi, nhưng không giống như khi được nhìn thấy cậu bé bằng xương bằng thịt,” Alan Walters nói. “Và bây giờ khi có mặt ở đây, em là một cậu bé đã trưởng thành.”
Hai người “chị em” của Sơn, Robyn và Carolyn, nói chuyến thăm này là giống như quay trở lại ngày xưa. Các cô gái và Sơn đã nhanh chóng “thoải mái” với việc ngồi lại quanh nhau, và bây giờ, Robyn nói, “Chúng tôi gần như mong muốn Sơn không bao giờ rời đi nữa.” (L.Q.T.)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét