Ông Nguyễn Khắc Hiếu, phụ trách bán hàng đa cấp, sở Công thương TP.HCM cho biết: “Hiện tại chúng tôi đã từ chối hai lần việc xin cấp phép của Quivana, lý do là chương trình bán hàng này không minh bạch, vi phạm những điều cấm trong nghị định 110. Thứ nhất là mô hình trả thưởng này muốn nhận được nhiều là do sự tuyển dụng con người mà không phải do quá trình bán hàng. Thứ hai luôn chiếm dụng một phần hoa hồng mà không chia cho người tham gia. Thứ ba là công ty đưa ra 3 gói, bắt buộc mua một trong ba gói là không phù hợp”.
Bên cạnh cách bán hàng theo kiểu của công ty Quivara, một trong những vấn đề nóng hiện nay là sự biến tướng của bán hàng đa cấp khi phương thức này núp bóng thương mại điện tử. Nhiệm vụ của người tham gia rất đơn giản, chỉ cần giới thiệu càng nhiều người vào hệ thống mua gian hàng ảo trên mạng càng tốt. Giới thiệu 1 người thì được nhận một khoản tiền, tuy vậy, trước tiên phải bỏ ra một khoản tiền để mua một gian hàng ảo. Và nhiều người mắc bẫy khi bỏ tiền ra ôm một gian hàng ảo, rồi dụ dỗ chính những người thân của mình mua sản phẩm ảo để được hưởng hoa hồng. Kết quả là tiền mất và uy tín cũng bị ảnh hưởng. Bà Trưng Thị Nhi, chủ tịch Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam cho rằng: “Về quản lý bán hàng đa cấp tôi thấy rằng, luật nhà nước đưa ra nhưng chưa đầy đủ, để chỉnh sửa luật thì cần có thời gian, nhưng việc cấp bách hiện nay mà cần phải có sự tham gia của nhà nước để chỉnh đốn phương thức này”.
Mặc dù những năm gần đây, doanh thu từ các công ty bán hàng đa cấp đã tăng hàng ngàn tỷ đồng, cho thấy hiệu quả của hoạt động bán hàng đa cấp mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với những biến tướng của hoạt động bán hàng này, nếu không kịp thời có những chính sách can thiệp, sẽ còn nhiều hệ lụy cho người tham gia trong thời gian tới.
Theo VTV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét