Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

" Chính trị" nơi công sở.



Trước tiên ta phải hiểu “chính trị” nơi công sở là gì.
“Chính trị” nơi công sở là những chiến lược được dùng để tạo lợi thế cho bản thân hoặc cho một mục đích nào đó. Thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực là những chiến lược nhằm tìm kiếm những lợi ích bằng việc lợi dụng hoặc “chơi xấu” và vì thế tác động tiêu cực đến môi trường làm việc, các mối quan hệ trong công sở.
"Chính trị" nơi công sở có rất nhiều mặt tích cực, và nếu bạn biết sử dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực thì bạn sẽ gặp thuận lợi hơn trong công việc và cũng dễ thành công hơn.
Bạn có muốn hay không thì “chính trị” nơi công sở vẫn tồn tại mỗi ngày, vậy thì hãy đón nhận và sử dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực bạn sẽ có được những thành quả đáng kể…
Để tận dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực, trước tiên bạn cần chấp nhận sự thật rằng đây là một phần không thể thiếu trong môi trường làm việc. Bạn cần vạch ra những chiến lược giúp giải quyết những biểu hiện “chính trị” diễn ra xung quanh.



1/ Hiểu các mối tương quan nơi công sở
  • Những người có tầm ảnh hưởng thật sự là ai?
  • Người nào thường được mọi người kính nể?
  • Người nào thường bênh vực hoặc hỗ trợ những người khác?
  • Những người nào thường chơi thân với nhau?
  • Trong công ty có “bè phái” nào không?
  • Ai thường bị người khác không ưa?
  • Tầm ảnh hưởng giữa các “nhóm” với nhau như thế nào?
2/ Xây dựng các mối quan hệ
Chúng ta thường có khuynh hướng kết thân với những người mình thích, những người “hợp gu” trong công sở, tuy nhiên điều này cũng dễ dẫn đến “kết bè”… Khi bạn đã hiểu rõ các mối tương quan nơi công sở hãy bắt đầu mở rộng mối quan hệ của mình. Đừng e sợ những người có quyền lực trong công ty, hãy tìm cách hiểu họ.

  • Với những người có quyền lực, bạn đừng quá e ngại hay sợ mà “né” họ, hãy bắt đầu tìm hiểu họ và tạo mối quan hệ tốt đẹp
  • Hãy tạo thái độ thân thiện, hòa đồng với tất cả mọi người, đừng chỉ gắn mình với một nhóm nào đó
  • Xây dựng mối quan hệ rộng hơn trong công ty và đây cũng là cách giúp bạn nắm rõ được các thông tin trong công ty
 3/Lắng nghe
Hãy lắng nghe nhiều hơn. Khi bạn càng dành nhiều thời gian để lắng nghe thì bạn càng hạn chế nói ra điều gì đó “lỡ miệng” có thể gây hại cho bạn. Và dĩ nhiên, ai cũng thích được người khác lắng nghe mình.

Biết “điều phối” các mối quan hệ
Việc hiểu rõ các mối tương quan nơi công sở sẽ giúp bạn biết xây dựng các mối quan hệ tích cực và mặt khác cũng giúp bạn xác định được những người có khuynh hướng lợi dụng người khác vì mục đích riêng. Chắc chắn bạn luôn muốn tránh xa những người này, tuy nhiên nếu bạn không chọn cách tránh né họ thì bạn có thể ứng phó tốt với “chính trị” nơi công sở cho dù “chính trị” mang tính tiêu cực, cũng giống như câu nói “Hãy giữ bạn bè ở gần bạn và giữ kẻ thù ở gần hơn nữa”. Như vậy với đối tượng này bạn hãy:

  • Hãy tìm cách hiểu họ và thể hiện sự lịch sự, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những thông tin bạn trao đổi với họ
  • Tìm hiểu những động lực thúc đẩy họ, mục tiêu của họ là gì và tìm cách tránh những tác động “chính trị” tiêu cực của họ
  • Hãy nhớ rằng những người này không quan tâm đến năng lực của họ và đó là lí do họ dựa vào “chính trị” để tiến thân
4/ Ứng xử phù hợp
Qua quan sát, bạn sẽ nhận ra cách làm việc nào phù hợp với văn hóa công ty bạn. Hãy quan sát mọi người xung quanh và xác định những hành vi nào bạn có thể học hỏi để thành công. Để ngăn chặn “chính trị” tiêu cực nơi công sở, bạn hãy nhớ một số điều sau khi quan sát:

  • Đừng lan truyền những câu chuyện “tám”, những tin đồn… Khi bạn nghe điều gì đó, hãy dành thời gian để đánh giá mức độ đáng tin của nó
  • Giải quyết khéo léo mâu thuẫn giữa các cá nhân, tránh “sa lầy” vào việc cãi vã
  • Giữ vững tính chính trực, luôn duy trì tác phong chuyên nghiệp và luôn hướng đến mục tiêu chung của công ty
  • Duy trì thái độ tích cực, tránh than vãn
  • Tự tin, khẳng khái (assertive) mà không nóng giận (aggressive)
  • Khi lên tiếng phản đối hay chỉ trích, hãy nhớ đứng trên quan điểm của tập thể chứ không phải quan điểm cá nhân
  • Đừng tin tưởng vào sự bảo mật, bởi lẽ “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” vì thế hãy quyết định những gì bạn nên tiết lộ cho phù hợp
  • Hãy làm gương cho nhóm của bạn về tính chính trực và loại bỏ “chính trị” tiêu cực trong nhóm
Dù là tích cực hay tiêu cực thì bạn cũng không thể phủ nhận rằng “chính trị” nơi công sở luôn tồn tại. Tận dụng khéo léo “chính trị” nơi công sở sẽ giúp bạn đạt được những gì mình muốn mà không phải thỏa hiệp với người khác. Hãy học cách sử dụng “sức mạnh” của nó một cách tích cực.

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét