Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Phong Trào Phản Kháng Vatican Của Các Thành Phần Trí Thức





Những Lý Thuyết Lý Chính Trị Chống Lại Chủ Thuyết Thần Quyền Chỉ Đạo Thế Quyền Và Chế Độ Đạo Phiệt Ca Tô Của Giáo Hội La Mã

Tìm hiểu các công trình  của các danh nhân  cũng như các nhà trí thức lên án (1) "chủ thuyết thần quyền chỉ đạo thế quyền" và "chính sách bất khoan dung" của Giáo Hội La Mã, chúng ta thấy đây quả thật là một phong trào "Trăm hoa đua nở". Không biết có phải là "nhu cầu phát sinh sáng kiến" hay không, mà lúc bấy giờ  các nhà trí thức Âu Châu lại đua nhau đưa ra  những lý thuyết chính trị để hướng dẫn quần chúng nhìn ra được  cái quyền làm người hiện đang  bị Giáo Hội La Mã tước đoạt và che đậy bằng bức màn u minh tôn giáo. Họ đã thành công làm cho nhân dân Âu Châu nhận thức được rằng Thượng Đế ban cho con người những quyền  bất khả xâm phạm và bất khả nhượng, và  cũng là để kêu gọi nhân dân thế giới phải vùng lên đạp đổ ách thống trị bạo tàn của Tòa Thánh Vatican.
Đi tiên phong trong phong trào này là các nhà hiền triết của Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (1500 - 1789):
1. Thomas Hobbes (1588-1679), 2. John Locke (1632-1704), 3. René Descartes (1596-1650), 4. Voltaire (1694-1778), 5. Dennis Diderot  (1713-1784), 6. Jean Jacques Rousseau (1712-1778), 7. Thomas Paine (1737-1809), 8. John Adams (1735-1826), 9. James Madison (1751-1836), 10. Arthur Schopenhauer (1788-1860), v.v…
1.   2.   3.  4.  5.   6.  7.  8.  9.  10.
(Ngoài ra còn các danh nhân khác được nói chi tiết trong bài 
Các nhà đại hiền này  lần lượt đưa ra những lý thuyết chính trị làm nền tảng cho các thể chế dân chủ và mở đường cho các cuộc cách mạng chống lại các chế độ độc tài chuyên chính tại Âu Châu mà thực chất chỉ là các chế độ đạo phiệt Ca-tô với Giáo Hội La Mã ở hậu trường chỉ đạo. 
Chính vì vai trò chủ chốt của Giáo Hội La Mã ở trong bất kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, cho nên mỗi khi có phong trào phản kháng tại nơi đó thành công, thì tân chính quyền phải thẳng tay đối  phó với Giáo Hội La Mã bằng những biện pháp:
a. Tịch thu toàn bộ tài sản động sản của như bất động sản
b. Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền
c. Ban hành hiến chương dân sự dành cho giới tu-sĩ, đòi hỏi họ phải tuyên thệ trung thành với đất nước hay hiến pháp, chứ không phải trung thành với giáo hoàng hay Giáo Hội La Mã; kẻ nào không chịu tuyên thệ thì không được cấp giấy phép cho hành nghề tu sĩ.
Như vậy giới  tăng lữ mà người dân Pháp gọi là “bọn quạ đen” bị tống cỏ ra khỏi sân khấu chính trị,, bắt họ  phải trở về với nhà thờ, sinh nhai bằng nghề buôn bán chuyện hoang đường cho những người ít học,  ưa thích nhũng chuyện nhảm nhí mê tín dị đoan, và chỉ cho phép họ làm những gì có liên hệ đến thần quyền mà thôi.
Song song với những viêc làm trên đây, các nhà lãnh đạo cách mạng tiến hành thành lập một cơ cấu chính quyền dân chủ thực sự (bởi dân mà có, vì dân mà làm và làm cho dân được hạnh phúc). Đây là một chế độ chính trị phân chia quyền hành chính trị ra làm ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng rẽ, quân bình và kiểm soát lẫn nhau (check and balance), đặc biệt là phải tách rời giáo quyền ra khỏi thế quyền. Đây là công trình vĩ đại của các nhà tư tưởng và cách mạng. Họ đã phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, khổ nhọc và kéo dài cả nhiều thế kỷ mới có được. Sự kiện này được Lịnh-mục Bùi Đức Sinh viết trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo như sau:
"Các triết gia tiền bán thế kỷ XVIII, hầu hết theo thuyết Tự-nhiên Thần-giáo ở Anh, chỉ một số rất ít là vô thần. Nhưng cả hai đều giống nhau ở phương diện thù ghét Công-giáo trong phạm vị tín lý, phụng vụ và tổ chức. Đường lối của họ là diễu cợt, châm biếm để đả phá. Mở đầu là luật gia Montesquieu (1689-1755). Cuốn Những Bức Thư Ba Tư (Lettres Persannes, 1721) của ông có một lối châm biếm rất ác nghiệt về tôn giáo và chế đô chính trị trong nước. Cuốn Vạn Pháp Tinh Hoa (Esprit des Lois, 1748) trang nghiêm hơn: Ông coi tôn giáo chỉ là một bánh xe trong guồng máy hành chánh hay một công cụ chính trị.
Đứng đầu và tai hại hơn cả là Voltaire (1694-1778). Ông không phải là người khởi xướng chủ thuyết mới, ông chỉ là người có tài phổ biến những quan niệm của các "triết gia" cho quần chúng bằng một lối văn vô cùng hấp dẫn, biết thích ứng và khéo léo khai thác những sự kiện và cơ hội xẩy ra trong xã hội lúc đó để chế diễu và đả phá tôn giáo. Cũng như  (Thomas) Hobbes, ông cho Ki-tô giáo là trò bịp bợm, láo khoét, là một mớ truyện hoang đường… Ông cũng chủ trương Pháp Giáo, cho rằng tôn giáo phải đặt dưới quyền kiểm soát của Quốc Gia, các linh-mục là những công chức ăn lương của chính phủ. Cuộc Cách Mạng 1789 sau này lấy ông làm bậc thày trong việc đối xử với Giáo Hội. Ông là người mở đường cho phong trào bài giáo sĩ thế kỷ XIX.   
Nhưng Voltaire không phải là người chiến đấu một mình. Thời đó, ở Pháp còn có nhóm "Bách Khoa" (Encyclopédistes), họ cũng là những kẻ thù địch ghê gớm của Giáo Hội. Nhóm "Bách Khoa" do D. Diderot (1713-84) chủ trương, với sự cộng tác của nhiều nhân vật chuyên môn như Montesquieu, Voltaire, Buffon, Condillac, Holbach, Helvetius. Diderot là người vô thần; theo ông tôn giáo chỉ là một thứ cuồng tín, là căn nguyên mọi loại tội ác, tai họa, chiến tranh.  Lấy danh nghĩa làm một bản thống kê tất cả mọi kiến thức của con người, nhóm "Bách Khóa" đã cố gắng chứng minh tính cách phi lý của các tôn giáo, thay thế bằng những kiến thức khoa học mà con người đã khám phá ra. Bộ Bách Khoa (Encyclopédie, 1751-72) gồm 28 quyển, khổ lớn của họ đã gây ảnh hưởng tai hại (?) trong mọi tầng lớp dân chúng, nó sẽ là nguồn phát sinh tất cả những rối loạn và bất công thời Cách Mạng 1789.
Đứng tách biệt khỏi phe "triết gia" là J.J. Rousseau (1712-78). Trong cuốn Xã Ước (Le Contrat Social, 1762), ông chủ trương một lối thần bí về bản tính con người, nguồn gốc chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX. Theo ông, con người bản tính tốt lành, trở thành xấu chỉ vì bị ảnh hưởng của xã hội,…  Về phương diện tôn giáo… Đối với ông, tín lý, mặc khải, tu đức, v.v.. là những những điều không đáng để ý… [26] Bùi Đúc Sinh, Phần Nhì, trang 152-153).
"Ở Đức, cuộc khủng hoảng tinh thần, tuy một phần bị ảnh hưởng của thuyết Tự Nhiên Thần Giáo ở Anh và chủ trương tự do ở Pháp, nhưng có những đặc điểm khác biệt. Hầu hết các cuộc tranh luận ở Đức đều vây quanh Thánh Kinh… Leibniz (1646-1716)  đồ đệ của Descartes, là một triết gia có tín ngưỡng… Nhưng khi thấy có một số tín điều có vẻ nghịch lý, ông cho rằng những điều đó sai lầm, không do mặc khải. Từ đó, ông nghiêng theo thuyết Tự Nhiên Thần Giáo, phủ nhận tôn giáo mạc khải, siêu nhiên cũng như các mầu nhiệm trong Đạo. Ông mở đường cho thuyết duy lý, và từ đấy phát sinh phong trào "Chiếu Sáng" (Aufklarung) cũng gọi là "Triết Học Ánh Sáng".
Vì Tin Lành Giáo được xây dựng trên  nền tảng Thánh Kinh, mà mỗi người có quyền giải thích "theo sự soi dẫn của Thánh Linh", nên các cuộc tranh luận hầu hết hướng về Thánh Kinh. Đi tiên phong là Hermann Von der Hardt (1660-1746), giáo-sư chú giải Thánh Kinh và ngôn ngữ Đông Phương ở Helmstadt. Trong hai cuốn Những Bí Nhiệm Của Người Hy Lạp Và La Mã Mù Tối (Aenigmata Graecorum et Latinorum ex caligine), Khải Huyền Bởi Tối Tăm (Apocalypsis ex tenebris, 1723), Hermann cho rằng người Đông Phương có khuynh hướng bày đặt những chuyện thần thoại, tỷ như Cain và Abel chỉ là hai nhân vật tượng trưng hai đối thủ, vụ đại hồng thủy chỉ là lối mô tả cuộc xâm lăng của dân Scythe.
Phong  trào "Chiếu Sáng" chủ trương giải phóng lý trí  và lương tâm con người. Nó tự hào là một cố gắng con người từ nay dám sử dụng lý trí của mình. Họ cho rằng xưa nay lý trí con người bị khai trừ ra khỏi mọi lãnh vực, nhất là trong vần đề tôn giáo. Vì thế từ nay phong trào lãnh trách nhiệm chiếu giọi ánh sáng lý trí vào vấn đề tôn giáo, đuổi xa mọi bóng tối.. Triết học Ánh Sáng trở nên vững mạnh với Christian Von Wolf (1679-1754), một triết gia kiêm toán học. Năm 1728, ông xuất bản cuốn Quan Niệm Triết Học Về Thiên Chúa (Pensées philosophiques sur Dieu), Thế Giới Và Linh Hồn Con Người (Le monde et l' âme humaine); theo ông, con người chỉ tin cái gì hợp với lý trí và lương tâm. Chỉ có Tự Nhiên Thần Giáo là Đạo hợp lý và có thể chứng minh được.
Từ khi Vua Frederich II (1740-86) lên cầm quyền, phong trào này được nâng đỡ công khai. C Nikolaus (1733-1811), một hội viên trong Hàn Lâm Viện Bá Linh và Munich, chủ trương một Tổng Thư Viện Đức (Deutsche Allemeine Bibliotek) gồm 106 cuốn, giống như bộ Bách Khoa của Diderot. Các nhà chú giải Thánh Kinh giai đoạn này nói nhiều đến Maisen và Chúa Kitô. Theo nhà Đông Phương Học Michaelis (1668-1738) thì Maisen không phải là người Chúa chọn, nhưng chỉ là một nhà chính trị xảo quyệt. Đi xa hơn, nhà ngôn ngữ học Reimar (1694-1723) cho rằng Maisen và cả Chúa Kitô chỉ là những tên bip bợm dân chúng để thiết lập cái gọi là "Nước Thiên Chúa"…"(1)
Tất cả những tư tưởng và các hoạt động văn hóa của các nhà trí thức trên đây hoàn toàn đối nghịch với chủ trương "Thần quyền chỉ đạo thế quyền" và đối nghich với "chính sách bất khoan dung" của Giáo Hội La Mã. Tất cả đều có chủ ý vô hiệu hóa tất cả  mọi "sách lược hành động" của giáo hội.  Cũng vì thế mà giáo hội đã chống đối kịch liệt tất cả các tư tưởng của họ bằng cách cấm, không cho tín đồ đọc các tác phẩm của họ, và ra lệnh cho các chính quyền đạo phiệt tay sai thẳng tay đàn áp các tác giả và bóp nghẹt các  phong trào dân chủ ngay từ khi còn trứng nước. Thế nhưng, dù là có ba đầu sáu tay đi nữa, bàn tay của giáo hội cũng vẫn không làm thế nào che khuất được mặt trời, không thể nào bơi ngược được dòng lịch sử. Bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay theo chiều hướng của phong trào tranh đấu cho dân chủ và đòi lại quyền làm người của nhân dân thế giới. Đúng là trời đã phú cho con người cái bản năng tự tồn thì trời cũng hiến cho loài người những bậc đại hiền trên đây để chống lại bọn người phi cầm phi thú, đội lốt tu hành, mượn danh thượng đế bằng chiêu bài tôn giáo với chủ đích lừa gạt người đời, chen ép những người lép vế thế cô và bóc lột dân lành để phè phỡn trên mô hôi nước và xương máu của lê dân.
Trên đây là một trong những  phong trào các bậc hiền giả Âu Châu quyềt đem cái dũng của người trí thức ra nói chuyện với bạo quyền Vatican để phá tan chính sách ngu dân và giáo dục của cái "Giáo Hội Khốn Nạn" này. Cũng như các phong trào khác, phong trào này cũng là phong trào tự phát dấy lên từ nhân dân, lấy nhân dân làm thế dựa  để chống lại bạo quyền Vatican bằng con tim và  khối óc tuôn trào ra thành những tác phẩm nói lên những sự thật về thành tích bịp bợm và những rặng núi tội ác chót vót như đỉnh núi Thái Sơn và trùng trùng như song Thái Bình Dương của tập đoàn tăng lữ lưu manh, gian tham và cưc kỳ tàn ngược trong Tòa Thánh Vatican và trong Giáo Hội La Mã. Vì đây là phong trào của nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng, cho nên bạo quyền Vatican và bọn tu sĩ áo đen tay sai chỉ còn biết  giẫy lên đành đạch như đỉa phải vôi, không còn có cách nào khác hơn là áp dụng sách lược cố hữu "hàm huyết phún nhân", chụp cho họ cái mũ là "vô thần", "chống Kitô", "chống Chúa", “phá đạo” và “đánh phá tôn giáo”  với dã tâm xúi giục bọn giáo dân cuồng tín  có đầu mà không có óc  nhào ra làm con thiêu thân bạo hành chống lại họ.
Tiến Trình Sử Dụng Những Biện Pháp Phòng Ngừa Một Tai Họa Đạo Phiệt Hay Bạo Quyền Tái Sanh
Chúng ta biết rằng từ thuở loài người hiểu biết được nhu cầu cần phải quần cư  nương nhau để mưu sinh cũng như để  chống lại  những khắc nghiệt của thiên nhiên, thì họ cũng nhận thức được rằng, họ cũng cần phải cùng nhau chống lại những quân lưu manh bất chính, chống lại những phường cường  gian đạo  tặc  hay những quân ngoại nhập ỷ vào sức mạnh  để hà hiếp những người lép vế thế cô.  Đồng thời, họ cũng hiểu rằng, muốn cho các cuộc chiến chống lại những kẻ thù trên đây được hiệu quả hay thành công tốt đẹp thì bất cứ dân tộc nào cũng phải cần có những quy luật sống để bảo vệ quyền lợi tối thượng cũng như các quyền tự do khác của của chung cả dân tộc và tôn trọng quyện tự do cá nhân của mọi người tcủa đất nước. Cũng vì thế mà cần phải có những người được trao cho một số quyền hành đi kèm theo với trách nhiệm để nhắc nhở và bắt buộc mọi người phải tuân hành những quy tắc bất vụ lợi đã được đa số tán đồng. Chính vì nhu cầu này mà phát sinh ra chính quyền. Có chính quyền thì tất nhiên phải có  nhân sự phục vụ trong chính quyền để được trao phó cho một số trong những trách nhiệm thi hành luật lệ  bảo vệ sự an ninh, trật tự công cộng và điều hành tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội.
Quyền hành nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ sinh ra lạm dụng và từ đó sinh ra nhiều tệ trạng khác như cao ngạo, hống hách và hà hiếp những người lép vế thế cô để thỏa mãn lòng tham không đáy của những kẻ nắm giữ quyền hành. Thói đời, "chu tầm chu, mã tầm mã" và "được đằng chân thì lân đằng đầu". Lịch sử và kinh nghiệm của nhân dân Âu Châu và các vùng lân cận phải đối đầu với bạo quyền Vatican và các chế độ đạo phiệt Ca-tô tay sai cho thấy rằng nếu không có những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hữu hiệu để kìm chế các nhà cầm quyền và nhân viên chính quyền thì  vô tình đã khuyến khích họ trở thành những quân bất chính  và những quân bất chính này lại tìm cách cấu kết với nhau làm mưa làm gió trên chính trương và tác oai tác quái với nhân dân. Rồi sau đó, chúng sẽ  sủ dụng tất cả phương tiện của chính quyền để duy trì cái thế  ăn trên ngồi trước, hà hiếp và bóc lột những người dân thấp cổ bé miệng mà ta thường gọi là giai cấp bị trị.
Hoa Kỳ rút kinh nghiệm
Đây là những sự thật đã từng xẩy ra cả hàng triệu lần trong lịch sử nhân loại mà các nhà sáng lập quốc Hoa Kỳ đã rút tỉa được những kinh nghiệm này. Nhờ vậy mà ngay khi  đang tiến hành bàn luận soạn thảo bản pháp làm nền tảng cho tân chính quyền vào mùa hè năm 1787, 55 vị sáng lập quốc Hoa Kỳ đã có đủ trí sáng suốt và khôn ngoan để  cố gắng ghi vào trong đó những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn một chế độ đạo phiệt theo kiểu đạo phiệt Ca-tô hay phong kiến độc tài tái sinh và cũng là để ngăn chặn bất kỳ hành  vi lạm quyền nào có thể xẩy ra.  Đọc bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, chúng ta có thể nhận thấy những biện pháp phòng ngừa này như sau:
a. Loại bỏ tất cả những gì mang tính cách quan liêu phong kiến bằng cách phủ nhận và loại bỏ tất cả các tước hiệu quý tộc (tàn tích của chế độ phong kiến), như công, hầu, bá, tử, nam, và long trọng công nhận tất cả mọi người dân của đất nước đều bình đẳng với nhau qua danh hiệu "công dân" (citizen).  Như vậy là từ ngữ "thần dân" (subject) cũng các tước hiệu Đức Ông, Đức Bà, Hoàng Tử, Công Tử, Công Chúa, Công Nương, Quận Chúa thực sự bị khai tử ở trong xã hội Hoa Kỳ kẻ từ đấy.
b. Nêu rõ trong Bản Dân Quyền (Bill of Rights = 10 tu chính hiến đầu tiên) quyền tự do căn bản của người dân, trong đó có quy định rõ ràng là "tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền" và những điều chính quyền không được làm (thí dụ cấm không cho Quốc Hội thông qua bills of attainder. (Luật này nói rõ chính quyền không thể tuyên bố  một người có tội mà lại không đem ra xét xử),. Đồng thời, Hiến Pháp cũng ghi rõ những điều khoản buộc nhà cấm quyền phải làm, thí dụ chính quyền  (1) phải tôn trọng cái quyền của tù nhân đòi được mang ra trước tòa xử lý (each prisoner has a right to a writ of habeas corpus), (2) phải bảo vệ những quyền căn bản  bât khả nhượng cùng những quyền sống và quyền mưu cầu phúc lợi của người dân.

Thomas Jefferson
Phần lớn những điều khoản này là do ông Thomas Jefferson (1743-1826), một trong những nhà lãnh đạo cuộc Chiến Cách  Mạng Hoa Kỳ (1776-1783), biên soạn. Cũng nên biết là khi Hội Nghị Lập Hiến tiến hành biên soạn Hiến Pháp thi ông Thomas Jefferson đang là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Pháp nên vắng mặt trong hội nghị này. Sau khi biên soạn xong, bản Hiến Pháp được in ra nhiều bản để gửi cho các chính quyền tiểu bang và những nhân sĩ hay thức giả, đặc biệt là những nhân vật không có mặt tại Hội Nghị Lập Hiến, để tham vấn và bổ túc. Dĩ nhiên là ông Thomas Jefferson cũng nhận được một bản.  Sau khi đọc xong, ông Jefferson thấy còn thiếu sót phần bảo vệ các quyền tự do của người dân và cũng là phần hạn chế quyền lực của chính quyền. Vì thế ông mới tự ý biên soạn bản 10 điều khoản  (sau đó được gọi là tu chính hiến) trên đây và đề nghị thêm vào Hiến Pháp gửi về cho những người tham tham dự Hội Nghị Lập Hiến. Ông nói rằng, nếu 10 điều khoản này không được thêm vào Hiến Pháp, thì ông sẽ không ký tên ở dưới bản Hiến Pháp. 10 điều này được tất cả mọi người đồng ý và chính thức được thêm vào Hiến Pháp vào năm 1791. Sau này, các nhà viết sử gọi 10 điều này là “Bill of Rights”.
c.  Quy định rõ ràng rằng thiểu số phải phục tùng đa số, nhưng  khi phe đa số lên nắm quyền phải tôn trọng và bào đảm quyền sống và quyền sinh hoạt chính trị của các nhóm hay phe thiểu số. 
d. Chia ngành lập pháp ra là hai viện (Thượng Viện và Hạ Viện),
e. Qui định nguyên tắc "quân bình quyền lực và kèm chế lẫn nhau" (Check and balance),
f. Qui định tất cả những chức vụ quan trọng trong ngành hành pháp và toàn bộ nhân viên trong ngành lập pháp đều phải do đại khối nhân dân trực tiếp hay gián tiếp tuyền chọn,
g. Ấn định tuổi tác tối thiểu theo từng chức vụ dân cử cho những người ứng cử  vào chức vụ đó, và mỗi chức vụ dân cử đều phải có nhiệm kỳ.
h. Quy định rõ ràng rằng, luật pháp phải là do dân (đại biểu của dân trong Quốc Hội)  làm ra để đáp ứng cho nhu cầu và phụ vụ cho nhu cầu của đại khối nhân dân hay đất nước, chứ không phải làm ra để phục vụ cho giai cấp thống trị hay một nhóm người đặc biệt nào, và cũng không phải để phục cho một ông thần bà thánh hay cho một tôn giáo nào cả.
i. Quy định thủ tục truy tố, truất phế (impeachement process) và bãi miễn (recall) các viên chức cao cấp trong chính quyền nếu  họ ở vào tình trạng "thượng bất chính". Viết đến đây, người viết  nhớ lại lời tuyên bố của ông John Dickinson vào khi  55 nhà sáng lập quốc Hoa Kỳ (founding fathers) đang tranh luận sôi nổi trong đai hội soạn thảo Hiến Pháp. Nguyên văn lời tuyên bố này như sau:
"Ai là người (được) tự do?  Những người (được)  tự do không phải là những người mà chính quyền của họ hợp lý và công bằng, mà là những người mà chính quyền của họ bị kèm chế và kiểm soát đến nỗi không thể làm gì  khác hơn là phải làm gì thì cũng phải làm sao cho hợp lý và công bằng." (2)

Dù đã thực hiện được những biện pháp và các cơ chế trên đây để phòng ngừa và ngăn chặn những người được nhân dân tín nhiệm ủy thác cho một số quyền hành để thi hành công việc điều hành guồng máy chính quyền, các bậc trí giả Hoa Kỳ cũng vẫn còn cảm thấy rằng làm như vậy cũng vẫn còn chưa đủ. Do đó, năm 1951, Quốc Hội Hoa Kỳ lại cho ghi thêm vào Hiến Pháp một tu chính hiến  nữa  nhằm mục đích hạn chế số nhiệm kỳ của chức vụ tổng thống, không ai có thể nắm giữ chức vụ này quá hai nhiệm kỳ hay  quá 10 năm (nếu đã  hành xử  hai năm rồi thì chỉ được ứng cử có một nhiệm kỳ mà thôi).
Nhờ có những biện pháp được quy định rõ ràng trong Hiến Pháp về việc "kềm chế và kiểm soát" đối với các nhà cầm quyền, cho nên những người lãnh đạo đất nước dù có  quỷ quyệt, tinh ranh đến đâu đi nữa cũng không thể nào  cấu kết được với bọn tu sĩ lưu manh của các tôn giáo trong ý đồ sử dụng bọn cuồng nô vô tổ quốc để thiết lập những đạo quân thập tự hay những tổ chức công an mật vụ làm gia nô trong mưu đồ củng cố quyền lực tạo nên chính quyền đạo phiệt chuyên chính gây tai họa cho nhân dân. Chính vì nhờ có những biện pháp "kiềm chế và kiểm soát"  này, năm 1974, Tổng Thống Richard Nixon đã bị bắt buộc phải từ chức vì ông đã vượt quá quyền hạn hiến định. 
Năm 1999, Tổng Thống William Clinton cũng bị đàn hạch lôi thôi cả gần một năm trời cũng chỉ vì ông đã léng phéng  bất chính (không hợp lý và không công bằng) ở ngay nơi công đường với  kiều nữ Monica Lewinsky đang làm việc dưới quyền trực tiếp của ông. Nhờ những biện pháp "kềm chế và kiểm soát"  như vậy, Hoa Kỳ và các nước theo chế độ dân chủ tự do, chưa bao giờ có một chính quyền nào đã phạm quá nhiều tội ác ghê tởm như các nước bị áp đặt chế độ đạo phiệt Ca-tô. Các nước đạo phiệt có kể như sau: Croatia dưới ách thống trị bạo tàn của bạo chúa Ante Pavelich trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, miền Nam dười thời bạo chúa Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963, Phi Luật Tân trong các thời Ferdinand Edralin Marcos (1965-1989) và Joseph Estrada (6/1998/2001), chế độ đạo phiệt Augustin Misago ở  Rwanda (Phi Châu) trong năm 1994, và các nước Hồi Giáo ở Trung Đông.
NHẬN XÉT
Nhìn lại công trình tranh đấu đem lại cho nhân loại những biện pháp phong ngừa tai họa đạo phiệt Ca-tô và các tai nạn độc tài khác tái sinh trên đây, chúng ta thấy rằng các bậc đại hiền của các quốc gia trên thế giới đã nhận thức cái đại họa của loài người là tôn giáo nhập nhằng lẫn lộn vào chính quyền tạo nên chế độ đạo phiệt chuyên chế rồi gieo tai giáng họa cho dân lành và làm ngăn cản bước tiến của nhân loại.
Cũng vì thế mà nhân dân khắp nơi trên thế giới, kẻ trước người sau, nối tiếp nhau quyết tâm suy tư tìm cho ra những phương kế:
1.-/ Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền;
2.-/ Phân chia quyền hành trong bộ máy cai trị ra thành các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc "quân bình quyền lực, kiểm soát và kèm chế lẫn nhau” (check and balance);
3.-/ Phủ nhận và loại bỏ những đặc quyền đặc lợi cũng như các tước hiệu, tục lệ và ngôn từ phong kiến trong các sinh hoạt chính trị, giáo dục, kinh tế và xã hội;
4.-/ Đặt ra các biện pháp chế tài "impeachment", "recall" và "term limit". Những biện pháp này giống như thanh gươm Damocles kề bên cổ  các nhà lãnh đạo và nhân viên nhà nước đương quyền.
http://www.lithuaniatribune.com/842/sword-of-damocles-over-statesmens-heads-2009842/
Lưỡi gươm Damocles trên đầu các chính khách. Ảnh http://www.lithuaniatribune.com/
Nhờ vậy mà tại các nước theo thể chế chính trị đúng theo chế đồ dân chủ thực sự với những nguyên tắcị được đế ra như trên, nhân quyền được tôn trọng, dân sinh được hạnh phúc, dân quyền được tự do, nhân dân  (1) thoát khỏi cảnh lo âu khiếp sợ không biết sẽ bị chụp mũ là "tà giáo", "lạc đạo", là "cộng sản nằm vùng" "phá rối trị an", (2)  thoát khỏi cảnh lo sợ không biết lúc nào sẽ bị cảnh sát, công an, mật vụ, an ninh quân đội đến thộp cổ mang đi không hẹn ngày về để gặp lại cha mẹ vơ con và những thân thương trong họ ngoài làng.
Trong khi đó thì Giáo Hội La Mã  vẫn còn tiếp tục bơi ngược dòng lịch sử:
1.-/ Khư khư ôm lấy chủ thuyết lỗi thời từ hai ngàn năm trước "thần quyền chỉ đạo thế quyền", tức tôn giáo chỉ đạo chính quyền, để biến Giáo Hội La Mã thành một đại đế quốc thống trị toàn thê nhân loại trên toàn cầu.;
2.-/ Ù  lì theo đuổi chính sách "bất khoan dung" đối với các thành phần thuộc các nhóm tôn giáo và văn hóa khác;
3.-/ Tiếp tục chủ trương mê hoặc và xúi bẫy tín đồ cướp đoạt chính quyền hầu thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô (vương quốc Thiên Chúa Giáo) để thi hành "Kế Họach Ca-tô Hóa" toàn dân bằng bạo lực;
4.-/ Ngoan cố, không chịu từ bỏ các sắc chỉ ăn cướp (ra lệnh cho các chính quyền tay sai được quyền chiếm đoạt tài sản và ruộng đất và cưỡng bách dân thuộc địa phải cải đạo và làm nô lệ cho giáo hội) đã ban hành vào những năm 1454, 1456 và 1493; và nhiều sắc chỉ khác trong thế kỷ 15. Nỗ lực thi hành kế hoạch đào tạo cán bộ để tiến hành "Kế Hoạch Ca-tô hóa bằng bạo lực" và thi hành các sắc chỉ ăn cướp đã được ban hành trong thế kỷ 15. Sự kiện này đã được Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh viết ở trang 5 trong Bản Kiến Nghị 5 công bố tại Houston, Texas ngày lễ Chư Thánh tháng 11-1988, nguyên  văn như sau:
"Để chống "Phong Trào Cải Cách của Martin Luther", Công đồng Trentô (Council of Trent 1545-1563) đã đề ra chiến lược "phòng thủ thụ động" rút vào "tháp ngà huy hoàng khép kín", đào hào sâu đắp lũy dày, đóng cổng thành, rút cầu treo, buông bức màn sắt… Đối nội, Công Đồng suy tôn Giáo Hoàng, suy tôn chức thánh, suy tôn phẩm trật, suy tôn quyền bính, suy tôn bí tích, đẩy hàng tư tế lên chóp đỉnh quyền lực cai trị cao cả và huy hoàng như các triều đình thiên tử, quân chủ Âu Á thời bấy giờ. Đối ngoại, Công Đồng bỏ con đường "đức trị, nhân trị, phúc âm trị, thánh linh trị, tình yêu trị…" đi theo con đường "hà chính pháp trị". Tín điều, điều răn, giáo luật, giáo điều, giới răn tất cả được (Công Đồng) Trentô " "hình luật hóa" bủa vây đoàn chiên như thiên la địa võng. Giáo Hội ban hành sách cấm, và (ra lệnh cho)  tòa án dị giáo xử treo cổ học trò (noi theo Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò). Giáo Hội liên minh cấu kết với quyền lực quân chủ phong kiến trên khắp cõi Âu Châu và Địa Trung Hải. Giáo Hội hậu Trentô (kể từ năm 1543 trở đi - NMQ) có hai bộ mặt, hai hạng linh mục. Tại Âu Châu 90% linh mục chuyển sang ngành thày tế lễ và nhà cai trị (lãnh chúa áo đen - NMQ). Nơi cõi ngoài Âu Châu thì 10% linh mục theo chân phong trào con buôn chiếm thuộc địa đi truyền giáo (gián điệp - NMQ) phương xa, vừa là thày tế lễ vừa là nhà cai trị (lãnh chúa áo đen - NMQ). Linh mục nhà truyền giáo đi trước, linh mục thày tế lệ theo sau. Ấy vậy, bản tính Giáo Hội Trentô là tế lễ và cai trị (bạo chúa - NMQ), chứ không phải truyền giáo. Tế lễ và cai trị là cứu cánh và đỉnh cao sinh hoạt của Giáo Hội, bộ tham mưu chiến lược Trentô quyết định phương án thần học này." (3)
5.-/ Sử dụng  tòa án dị giáo giết người khác đạo. Con số nạn nhân lên đến cả gần 100 triệu nạn nhân. Chỉ riêng ỏ Tây Ban Nha và các thuộc địa của đế quốc này ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân, con số nạn nhân bị sát hại cũng đã lên đến 68 triệu người:
"Chỉ nội trong thời kỳ thi hành chương trình Inquisition ở Tây Ban Nha, Giáo Hội La Mã đã tra tấn, gây thương tật và sát hại là 68 triệu, và nhiều nạn nhân này cũng là những người Thiên Chúa Giáo tin tưởng vào Thánh Kinh." “The Roman Catholic Institution tortured, maimed and murdered 68 million people during the Spanish Inquisition alone, and many these were Bible-believing Christians.” (4)
6.-/ Phát động chiến tranh thập ác để giết người đoạt của, diệt chủng và nô lệ hóa nhân loạ. Hành động dã man này đã gieo rắc không biết bao nhiêu là thảm họa đau thương cho nhân dân thế giới.
7.-/ Cấu kết với các cường quyền và các thế lực phản động tai các địa phương (đã bám trụ được) và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố cũng như duy trì quyền lực và mở trọng quyền lực ra ngoài địa Âu Châu. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày rõ ràng trong Chương 6 ở trên trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=169.
8.-/ Tiếp tục sử dụng những chuyện hoang đường láo khoét cũng những lời phán dạy lưu manh trong kinh thánh và của giao hội để phỉnh gạt, lừa bịp tín đồ và người đời. Cưỡng bách tín đồ phải tuân thủ và tuân hành những giáo luật chuyên chính độc đoán do một nhóm thiểu số người làm ra nhằm để phục cho quyền lợi cho giáo triều Vatican và giới tu sĩ.  Thi hành chính sách ngu dân để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong vòng ngu  và dốt nát như loài cừu non (con chiên). Vì thế mà họ:
a. Không biết sử dụng lý trí để  tìm hiểu sự vật và sự việc, giữa phải và trái, giữa đúng và sai, giữa thuận lý và nghịch lý,
b. Dốt đặc cán mai táu  về lịch sử và kiến thức tổng quát. Tình trạng này khiến cho họ không biết gì về tình tự dân tộc, về tình yêu tổ quốc, coi nhẹ tình gia đình, đặt nặng tình yêu đối với đạ Ki-tô hay Giáo Hội La Mã lên tất cả mọi thứ.
Mục đích tối hậu của chính sách ngu dân dã man này của Giáo Hội La Mã là biến con người thành hạng người mất hết nhân tính và trở thành hạng người súc sinh đúng như nhà báo Long Ân đã nhận xét:
Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” (5)
9.-/ Tiếp tục dùng những thủ đoạn và ngôn từ văn chương “mãi võ Sơn Đông” của bọn người chuyên làm nghề quảng cáo thường thấy trong các đài truyền hình của người Việt ở tiểu bang Califfornia để đánh bóng cho “cái xí nghiệp buôn thần bán thánh” mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn(6) để  phỉnh gạt và lừa bịp người đời.
10.-/ Cưỡng bách cải đạo theo Ca-tô những người thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với tín đồ của họ. Bắt người hôn phu hay hôn thê phải theo học một lớp giáo lý Ki-tô, phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của gia đình và phải đến nhà thờ Ki-tô làm lễ theo đạo rồi mới được tiến hành lễ thành hôn.
11.-/ Tiếp tục sử dụng “Luật Im Lăng” (Silence Code) đề cưỡng bách tín đồ phải đồng lõa với giới tu sĩ và triều đình Vatican và bảo mật những việc làm tội ác trời không tha đất không dung của Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ áo đen.  Luật lưu manh này được thể hiện bằng một lệnh truyền trong cuốn Xóm Đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn như sau:
“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.”  Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 320.
12.-/ Phóng tay cướp đoạt tài nguyên của những nơi mà quyền lực vươn tới, kiểm soát chặt chẽ tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội để bóc lột nhân dân dưới quyền đến tận xương tận tuỷ  bằng trăm phương ngàn kế như sau:
Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật. Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.
Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.” (7)
13.-/ Thi hành chính sách tuyên truyền với những thủ đoạn vô cùng gian xảo nhằm (1) bóp méo những sự kiện lịch sử để lạc dẫn dư luận và làm cho người đời (a) không thể nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ đôc ác, vô cùng tàn ngược và siêu dã man của Giáo Hội La Mã, (b) lầm tưởng rằng Giáo Hội La Mã thực sự là “Hội thánh  duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền”, (2) bịa đặt ra hàng rừng chuyện vô cùng  cao cả, hết sức tốt đẹp để gán cho Giáo Hội La Mã cũng như bọn con chiên làm tay sai đắc lực cho giáo hội tại các địa phương, và (3) vu khống đủ mọi điều xấu xa để gán  cho (a) các tôn giáo khác, (b) các cá nhân hay các thế lực mà giáo hội coi là thù địch trong đó có các nhà viết sử chân chính với dã tâm triệt hạ uy tín của họ. Nói về chính sách tuyên truyền gian  manh này của Giáo Hội La Mã, ông Phan Đình Diệm, một trí thức Ca-tô đã thức tỉnh, viết:
Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu bảy chương tội đối ngoại và một chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.” (8)
Tất cả những tội ác này chồng chất lên nhau tích lũy theo thời gian thành những rặng núi tội ác cao chót vót  và trùng trùng như hàng chục Hy Mã Lap Sơn mà chính Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) trong hơn 10 năm gần cuối cuộc đời, đi đến bất kỳ quốc gia nạn nhân nào cũng xin lỗi lia lịa, tính ra có tới hơn 100 lần; rồi sau đó, ông lại cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể tại Quảng Trường Peter (Rome) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính ông ta cùng với các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với... Chúa! Việc này xẩy ra trước sự chứng kiến của hơn nửa triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu người theo dõi qua các màn ảnh truyền hình ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong một bài viết có tựa đề là “Những Tội Ác Của Giáo Hội La Mã  Và Việc Cáo Thúa  Tội Ác Của Giáo Hoàng John Paul II vào Ngày 12/3/2000”, đăng nơi các trang 127-219 trong cuốn Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, Giao Điểm, 2000).


CHÚ THÍCH

(1) Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr 154-156.
(2) HariettMcCune Brown, Robert P. Ludlum & Wilde B. Howard, This Is America's Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), page 226. Nguyên văn: “Who are free people? Not those whose government is reasonable and just, but those whose government is so checked and controlled that it cannot be anything but resonable and just."
(3) Phan Đình Diệm, "Kiến Nghị 5" tháng 11 năm 1988. pddiem@hotmail.com ngày 19/9/1999.
(4) Jack .T.Chick, Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1993) trang 35.
(5) Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994.
(6) Bùi Ðức Sinh, sđd., tr 165. Nguyên văn câu nói này như sau: "Năm 1701, Voltaire nói: Phá được Dòng Tên, tức là phá  được cái tôn giáo ác ôn này."
(7) Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90. Nguyên văn “In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.
From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”
(8) Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 3: Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm Ngày 4/5/200

0 nhận xét:

Đăng nhận xét