Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015
Hiệu quả đầu tư công… khó biết!
07:53
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mạnh Bôn
(baodautu.vn) Dàn trải, kém hiệu quả,
thất thoát, lãng phí là những từ thường đi liền với đầu tư công. Tình
trạng này tiếp diễn sẽ đe doạ nghiêm trọng đến an ninh tài chính quốc
gia bởi đầu tư công ngoài nguồn vốn ngân sách, còn lại là nguồn đi vay.
Tiến trình đầu từ một dự án bằng nguồn vốn ngân sách, vốn có nguồn gốc ngân sách phải qua rất nhiều khâu từ chủ trương đầu tư, lập dự án, đấu thầu, thi công, giám sát thi công… đến bàn giao, quyết toán và đưa dự án vào sử dụng.
Theo
các chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kiểm toán hiệu quả đầu tư công
vừa được ACCA và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức thì khâu nào cũng có
thể dẫn tới lãng phí, thậm chí là thất thoát. “Nhưng khâu nào là nguyên
nhân chính dẫn tới dự án đầu tư công bị lãng phí, dàn trải, kém hiệu
quả? KTNN phải có trách nhiệm phát hiện và tăng cường kiểm toán ở khâu
này”, Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, nguyên Thứ trưởng
Bộ Tài chính, ông Trần Văn Tá đề xuất.
Là
người có hơn 30 năm làm việc trong ngành tài chính, ông Tá không ngần
ngại chỉ thẳng ra rằng, khâu gây ra lãng phí lớn nhất trong đầu công
chính là chủ trương đầu tư. Ông Tá cho rằng, để nâng hiệu quả đầu tư
công, thay vì kiểm toán sau khi dự án, công trình hoàn thành, đưa vào sử
dụng, KTNN nên kiểm toán ngay từ khâu ra chủ trương đầu tư và “theo”
đến cùng khi dự án đi vào hoạt động.
“Ngoài
ra cần phải nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả dự án để thí điểm xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong việc xây
dựng chủ trương đầu tư và người quyết định chấp thuận đầu tư”, ông Tá đề
xuất.
Nhưng
xử lý trách nhiệm người đứng trong việc xây dựng chủ trương đầu tư và
người quyết định chấp thuận đầu tư theo TS. Lê Đăng Doanh không hề đơn
giản do rất nhạy cảm.
“Điều
đáng lo ngại là quyết định chấp thuận đầu tư thường được dựa trên các
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội có thể coi là không giới hạn và khả
năng huy động vốn do chủ đầu tư đề xuất thường chưa được kiểm chứng
trong khi các tiêu chí về hiệu quả kinht tế - xã hội, trách nhiệm thu
hồi vốn… chưa được quy định chặt chẽ và chưa có hiệu lực ràng buộc pháp
lý”, ông Doanh nói.
Việc
chấp nhận chủ trương đầu tư khá dễ dàng, theo ông Doanh là sản phẩm của
cơ chế xin - cho. Trong đó, cả 2 phía “xin” và “cho” đều có lợi ích
chung và lợi ích nhóm. “Hậu quả của cơ chế xin - cho trong đầu tư công
là dự án đầu tư công lãng phí, thời gian đầu tư kéo dài, không thể đo
đếm được hiệu quả trong khi đó thất thoát không dưới 20 - 30% tổng vốn
đầu tư”, ông Doanh kết luận.
Không
ước lượng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công là bao nhiêu, TS. Trần
Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam dẫn chứng số liệu cụ thể:
bỏ ra 100 đồng để đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đưa được 83 đồng vào sản xuất; khu vực kinh tế tư nhân đưa được 68 đồng
vào sản xuất, còn khu vực nhà nước (trong đó bao gồm cả doanh nghiệp
nhà nước) chỉ đưa được 63 đồng vào sản xuất.
Thừa
nhận đầu tư của khu vực nhà nước không thể hiệu quả bằng khu vực kinh
tế ngoài nhà nước vì còn phải thực hiện một số mục tiêu có thể nói là
phi lợi nhuận hay lợi nhuận rất thấp như tạo điều kiện phát triển cho
vùng kinh tế khó khăn; sản xuất, cung ứng hàng hoá công ích… nhưng theo
ông Thiên thì không thể vin vào lý do này mà có thể biện minh cho việc
đầu tư của khu vực nhà nước kém hiệu quả.
“Thực
tế, nguyên nhân cơ bản của việc đầu tư công kém hiệu quả, lãng phí,
thất thoát là do chiến lược kinh doanh không phù hợp, đầu tư sai lầm,
quản lý kém, thiếu trách nhiệm và tham nhũng, lãng phí”, ông Thiên kết
luận và cho rằng hiệu quả đầu tư công thấp đến mức báo động.
Cụ
thể, để tạo ra GDP trị giá 130 tỷ USD, Việt Nam cần tới 100 cảng biển,
trong đó có tới 20 cảng biển quốc tế; 28 sân bay, trong đó có 8 sân bay
quốc tế, 15 khu kinh tế ven biển, gần 30 khu kinh tế cửa khẩu, hơn 280
khu công nghiệp và khoảng 700 cụm công nghiệp. Trong khi đó, GDP của
Nhật Bản hơn 5.000 tỷ USD nhưng họ chỉ có 4 sân bay quốc tế hay như
Australia có quy mô nền kinh tế 1.230 tỷ USD và diện tích gấp nhiều lần
Việt Nam cũng chỉ có 2 sân bay quốc tế.
Đầu
tư công càng lớn kéo theo thất thoát, lãng phí càng lớn, theo TS. Lê
Đăng Doanh, nếu tiếp tục kéo dài đầu tư công vào cơ sở hạ tầng như sân
bay, cảng biển, đường giao thông… không thể coi là ưu điểm trong quản lý
nhà nước.
“KTNN
với vị trí là một cơ quan kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập phải
có trách nhiệm góp phần làm giảm thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong
đầu tư công”, ông Doanh đề xuất.
Nhưng
giảm thát thoát, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư công bằng cách nào
đang là bài toán đặt ra với KTNN, bởi trên thực tế, ông Trương Văn Tạo,
Phó kiểm toán trưởng Chuyên ngành IV, KTNN thì kết quả kiểm toán của
KTNN cũng chưa phát hiện và đánh giá được sai sót, gian lận trong giai
đoạn lập, phê duyệt dự án đầu tư từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả của dự án. Kiểm toán hiện cũng chưa phát hiện được gian lận trong
công tác thiết kế, tổ chức thi công khiến làm tăng chi phí, gây lãng phí
và thất thoát trong đầu tư công.
“Thậm
chí, KTNN cũng chưa đưa ra được đánh giá về chất lượng công trình mặc
dù đây là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng
công trình. KTNN cũng chưa đánh giá được hiệu quả khai thác sử dụng công
trình nên không thể đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả đầu tư công
tại mỗi công trình, dự án”, ông Tạo cho biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét