Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Hàm Tiếu Vấn Giáo Hoàng




Bảo Quốc Kiếm



28-Sep-2015
LTS: Cùng một sự kiện, cùng một hiện tượng, nhưng có ít nhất hai cách nhìn và cách hiểu trái ngược, hoặc ít nhất là khác nhau. Bài diễn văn của Giáo Hoàng Francis đọc trước lưỡng viện quốc hội Hoa kỳ chưa chắc được các con chiên đọc và suy nghĩ bằng những người biết dân tộc mình là "nạn nhân của nạn Ca-tô giáo". Mà các con chiên có đọc đi chăng nữa thì rốt cuộc cũng với hai con mắt nhắm nghiền, và con tim rộn ràng nhảy múa ca ngợi: "Ngài dễ thương, Ngài hấp dẫn, Ngài thánh thiện, Ngài .. thơm phức, ai cũng quí trọng sùng kính Ngài, con yêu Ngài hết tâm hồn, hết trí khôn!".
Thế nên, nếu ai chưa bị "mất hết trí khôn" như thế, xin mời đọc vài thắc mắc dưới đây của ông Bảo Quốc Kiếm, tác giả của hai tác phẩm độc đáo và vĩ đại được phát hành ở Cali từ năm 2007: "Người Việt Nên Chối Bỏ," (tranh biện với tiến sỹ Lê anh Huy, người chửi lại tổ tiên Lạc Việt) và "Múa Nữa Đi Cưng" (phản luận đối với tác giả sách Tổ quốc Ăn năn). Bài viết dưới đây nêu lên 4 "vấn đề" từ bài diễn văn của Ngài Francis. Xin mời đọc (SH)


Xin “dùng bậy” mấy chữ Hán Việt như thế để khỏi bị phê bình “hỗn láo” với ngài PỐP Vatican, mà người Ki Tô dịch là Giáo Hoàng La Mã.
Tuy mơ ước “hàm tiếu vấn giáo hoàng”, nhưng chắc khó đạt vì ngài Pope quá cao xa, lời ngài lại “cao đê nan biệt”, hiểm hóc khó lường, nên xin các đấng “đại chiên” như Nguyễn Tiến Cảnh, Tú Gàn Nguyễn Cần..., các “đại chăn” trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hãy thay ngài trả lời thử cho “chúng con” một vài việc tí tẹo được ghi trong “kinh thánh”.
Dựa theo bản dịch của Bác sỹ Nguyễn Tiến Cảnh về "Bài Nói Chuyện Của ĐTC Phanxico Với Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Ngày 24-9-2015" do “Công Giáo Việt Nam” gửi trực tiếp cho tôi, trong đó có vài điều thật sự chưa hiểu nỗi.

GH Phanxico nói chuyện với Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Ngày 24-9-2015
Xin trích - 1. Công nhận Phản Thệ?
Thưa Phó Tổng Thống,
Thưa Phát ngôn viên Quốc Hội
Quí vị dân biểu
Quí bạn
Tôi rất hân hạnh được mời nói chuyện trước lưỡng viện quốc hội của “một đất nước của những người tự do và gia đình của những người can đảm”. Tôi cũng muốn nghĩ rằng lý do là vì tôi cũng là người con của lục địa vĩ đại này, từ đó tôi đã nhận được mọi sự và tôi có trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm chung”
Theo chúng tôi biết thì đất nước này do những người PHẢN THỆ bị Giáo Hội Hoàn Vũ La Mã truy diệt; nay ngài Pope lại khen ngợi là: “một đất nước của những người tự do và gia đình của những người can đảm”; vậy có phải ngài đã CÔNG KHAI THỪA NHẬN SỰ SAI LẦM CỦA GIÁO HỘI DO NGÀI LÃNH ĐẠO HAY KHÔNG ?
Cái tự do mà họ có đã phải trả bằng xương máu trên SÁU TRIỆU nhân mạng, sao không nghe ngài nói lời xin lỗi nào ? Sự can đảm mà hôm nay ngài xưng tán là SỰ CHỐNG ĐỐI KỊCH LIỆT GIÁO HỘI NGÀI; vậy CÓ PHẢI NGÀI ĐÃ CHẤP NHẬN SỰ CHỐNG ĐỐI VATICAN LÀ ĐÚNG HAY KHÔNG ?
Khi công nhận Phản Thệ đúng thì chính Giáo Hội ngài đã sai. Sao ngài không nói rõ hơn một chút để linh hồn những người đã chết được “hưởng nhan Thiên Chúa” ? Hay ngài làm như thế thì GH ngài phải “hưởng diện Hoả Ngục” ?
Trích tiếp - 2. luật Mai-sen
“Công việc của quí vị làm tôi nghĩ đến 2 phương cách qua hình ảnh của Maisen. Một đằng, tổ phụ và người ra luật cho dân Israel hình dung ra những nhu cầu của người dân để giữ cho tinh thần đoàn kết của họ được sống bằng cách đưa ra luật lệ. Một đằng hình ảnh Maisen dẫn đưa chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, và vì vậy đến với nhân phẩm tuyệt vời của loài người. Maisen cho chúng ta một tổng hợp các công việc, quí vị có bổn phận phải bảo vệ -bằng luật lệ- hình ảnh và mọi hình thức giồng như Thiên Chúa trên mọi gương mặt của con người”.
Chỗ này thật “nguy hiểm nan lương” khi chúng tôi đọc vào cái luật của Maisen. Thí dụ tại Chương Hai trong Đệ nhị luật:
30-Nhưng Xi-khôn, vua Khét-bôn, đã không muốn cho chúng ta đi qua đất nó, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đã làm cho thần trí nó ra cứng cỏi và lòng dạ nó ra chai đá, để trao nó vào tay anh (em), như anh (em) thấy hôm nay.31-ĐỨC CHÚA phán với tôi: "Hãy coi: Ta bắt đầu trao Xi-khôn và đất nó cho ngươi. Hãy bắt đầu đánh chiếm và chiếm cứ đất nó."32-Xi-khôn, nó và toàn dân nó đã ra nghênh chiến với chúng ta tại Gia-hát.33-ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, đã trao nó cho chúng ta, và chúng ta đã đánh bại nó, con cái nó và toàn dân nó.34-Thời ấy, chúng ta đã chiếm tất cả các thành của nó và đã tru hiến mọi thành: đàn ông, đàn bà, con trẻ; chúng ta đã không để lại một ai sống sót.35-Chúng ta chỉ cướp lấy cho mình gia súc và chiến lợi phẩm của các thành chúng ta đã chiếm được.36-Từ A-rô-e trên mé thung lũng Ác-nôn, và từ thành ở trong thung lũng, cho đến miền Ga-la-át, không có thành nào chúng ta không thể đánh chiếm được: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, đã trao tất cả cho chúng ta”.
Kính thưa ngài Pope và các ngài,
Tôi chỉ trích dẫn một đoạn trong vô số sự khủng khiếp mà Moses (Maisen) đã nhân danh Thiên Chúa tạo ra, thì cũng đủ thấy sự gian hùng, đê tiện, ác độc....
Thứ nhất, chính Thiên Chúa đã dùng cái “toàn năng” của ngài để xui khiến người ta làm trái ý ngài để tạo cơ hội giết người, cướp của, diệt nước người ta. Phá huỷ thành lũy, GIẾT CẢ ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ, TRẺ CON VÀ TRẺ BÚ, GIẾT BẤT CỨ VẬT GÌ CÓ HƠI THỞ, thế mà ngài ca ngợi và xiển dương sao ? Cứ mượn cớ “Chúa trao”; nhưng Chúa nào vậy hả ?
Vậy, có đáng nghi ngờ là hôm nay Pope đến khuyên Mỹ “làm theo ý dân”; cũng có nghĩa là “cứng lòng với Chúa” rồi ngài quay trở lại tiêu diệt hay không ?
Trích tiếp - 3. "Thay vì hòa bình và công lý"
“Để loại trừ những kẻ chuyên oán ghét, những chúa bạo động và những kẻ sát nhân thì cách tốt nhất là chiếm chỗ của chúng. Đó là điều mà quí vị, là người dân, lại chối bỏ”.
Quá rùng rợn, phải không ? Pope ơi là Pope !
Thế mới hiểu tại sao Chính Phủ Mỹ bỏ ra hàng trăm triệu đô la để lo gìn giữ an ninh cho Pope. Ông đến để “đem ơn gọi” của Chúa đi đánh chiếm nước người ta vì chúng không theo ! Nhưng muốn chiếm chỗ của chúng thì phải làm như Maisen là: “Phá huỷ thành lũy, GIẾT CẢ ĐÀN ÔNG, ĐÀN BÀ, TRẺ CON VÀ TRẺ BÚ, GIẾT BẤT CỨ VẬT GÌ CÓ HƠI THỞ; CHỈ CHỪA LẠI GÁI CÒN TRINH, RỒI CHIA CHO CHÚA."
Rợn tóc gáy khi nghe Pope nổ tiếp:
“Đáp ứng của chúng ta phải là hy vọng và hàn gắn thay vì hòa bình và công lý”.
Nay Pope không cần Hoà Bình và Công Lý nữa; thì ngược lại là phải dùng “Chiến Tranh và Bất Công”. “Hy vọng” đồng nghĩa với giết hết, cướp hết, đốt hết như Moese đã thực hiện. “Hàn gắn” là chắp cái đuôi lươn vào đít khỉ. Khủng khiếp thay Pope hỡi !
Trích tiếp - 4. "Gia Đình"
“Tôi sẽ kết thúc cuộc thăm viếng quí quốc ở Philadelphia, ở đó tôi sẽ tham dự cuộc họp các gia đình thế giới. Đây là ước vọng của tôi, qua cuộc viếng thăm này- gia đình phải là đề mục được tái diễn. Gia đình quả là thiết yếu biết bao để xây dựng quốc gia này!”.
Kính thưa ngài “đại diện Thiên Chúa”,
Nhắc đến hai chữ “gia đình” tôi bàng hoàng nhớ lại “kinh thanh” của ngài.
- Có lẽ, cái gia đình đầu tiên của “tạo thiên lập địa” gồm có Chúa kiêm hai chức vụ cả Cha lẫn Mẹ. Đứa con thứ nhất là Adam do Chúa nặn ra; nhưng đứa thứ hai không sản sinh từ cục đất sét như thằng trước, mà từ xương sườn của Adam; nghĩa là con của Adam. Nhưng Chúa cho Adam lấy Eve cũng có nghĩa là CHA ĐẺ RA CON RỒI LẤY CON MÌNH. Nếu muốn tránh điều này thì Thiên Chúa đã nặn cục đất khác thành Eve, chứ cần chi phải lấy sườn Adam, phải vậy không ngài ?
- Gia đình thứ hai “toàn tục” gồm có Adam là cha, Eve là Mẹ và hai đứa con trai là Cain và Abel. Chúa cho Cain giết thằng em; rồi sau đó Cain lấy vợ đẻ con.
Không biết ông Pope giải thích thế nào khi trong khởi thủy trời đất chỉ có Chúa, Adam, Eve và thằng Cain, thì Cain lấy vợ là lấy ai NGOÀI MẸ NÓ ? Không lẽ nó lấy Chúa ?
Cho đến thời “tổ phụ Ap ram” thì lấy em ruột, đến gầm tám mươi còn đem cho “vua cỡi” để đổi bò chiên, vàng bạc. Còn Lot, cháu gọi Ap ram là chú ruột được hai đứa con gái đè ông ra mà hãm và cả hai đứa đều mang bầu. Vậy cái chữ “gia đình” mà ông sử dụng ở đây có phải là mục tiêu “gia đình kiểu mẫu” của “chủ nghĩa cộng sản Moses” hay không ?
Sợ dài dòng, nên tạm viết chừng ấy, cúi xin “ĐÈN TRỜI SOI XÉT”.
Muôn vàn cảm tạ thiên nhan.
BQK-27-9-15

BÀI NÓI CHUYỆN CỦA ĐTC PHANXICO VỚI LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ NGÀY 24-9-2015


Bản dịch Nguyễn Tiến Cảnh, MD


Thưa Phó Tổng Thống,
Thưa Phát ngôn viên quốc Hội
Quí vị dân biểu
Quí bạn


Tôi rất hân hạnh được mời nói chuyện trước lưỡng viện quốc hôi của “một đất nước của những người tự do và gia đình của những người can đảm”. Tôi cũng muốn nghĩ rằng lý do là vì tôi cũng là người con của lục địa vĩ đại này, từ đó tôi đã nhận được mọi sự và tôi có trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm chung.

Mỗi một người con, trai cũng như gái của một đất nước đều có một sứ mệnh, một trách nhiệm cá nhân và xã hội. Trách nhiệm của quí vị, những thành viên quốc hội là thúc đẩy quốc gia này lớn mạnh bằng hoạt động lập pháp. Quí vị là diện mạo của dân cả nước, là những đại diện của họ. Quí vị được kêu gọi để bảo vệ và giữ gìn nhân phẩm cho đồng bào của quí vị với mục đích theo đuổi thiện ích chung không biết mệt mỏi, vì đây là chủ đích chính của mọi chính trị. Một xã hội chính trị kéo dài được khi nó cố gắng làm thỏa mãn những nhu cầu chung -như là một ơn gọi- bằng cách kích thích cho mọi thành viên cùng lớn mạnh, nhất là những kẻ ở trong những hoàn cảnh khốn cùng và nguy hiểm hơn. Hoạt động lập pháp thì luôn luôn phải dựa trên những ưu tư của người dân. Vì thế quí vị được kêu gọi và đòi hỏi bởi những người đã bầu cho quí vị.

Công việc của quí vị làm tôi nghĩ đến 2 phương cách qua hình ảnh của Maisen. Một đằng, tổ phụ và người ra luật cho dân Israel hình dung ra những nhu cầu của người dân để giữ cho tinh thần đoàn kết của họ được sống bằng cách đưa ra luật lệ. Một đằng hình ảnh Maisen dẫn đưa chúng ta trực tiếp đến với Thiên Chúa, và vì vậy đến với nhân phẩm tuyệt vời của loài người. Maisen cho chúng ta một tổng hợp các công việc, quí vị có bổn phận phải bảo vệ -bằng luật lệ- hình ảnh và mọi hình thức giồng như Thiên Chúa trên mọi gương mặt của con người.

Hôm nay, tôi không chỉ muốn nói riêng với quí vị, nhưng -qua quí vị- tôi muốn nói với toàn thể dân chúng Hiệp Chủng Quốc. Ở đây, cùng với những đại biểu của họ, tôi muốn nhân cơ hội này nói với nhiều ngàn người cả nam lẫn nữ, hàng ngày đang phải làm những công việc rất khiêm tốn để có được cơm áo mỗi ngày, để dành tiền và -một lúc nào đó- có thể có một đời sống tốt đẹp hơn cho gia đình. Đây là những người cả đàn ông lẫn đàn bà, những người không đơn giàn liên hệ đến việc phải đóng thuế, mà một cách thầm lặng nào đó, họ đang phải chịu đựng một cuộc sống khác thường trong xã hội. Họ cùng nhau đoàn kết và lập nên những tổ chức khả dĩ có thể giúp họ một tay trong những nhu cầu cần thiết nhất này.

Tôi cũng muốn nhập cuộc đối thoại với những người già yếu là những kho tàng chứa đầy khôn ngoan do kinh nghiệm, và họ -bằng nhiều cách, nhất là qua công tác thiện nguyện- cố gắng chia sẻ những câu chuyện và những suy tư của riêng họ. Tôi biết rằng nhiều người trong họ đã nghỉ hưu nhưng còn hoạt động. Họ tiếp tục làm việc để xây dựng đất nước này. Tôi cũng muốn đối thoại với tất cả những người trẻ đang làm việc để thực thi những ước vọng vĩ đại và cao quí, là những người không bị lạc đường vì những đề nghị dễ dãi và những người đang đối diện với những hoàn cảnh khó khăn, thường là do còn non yếu chưa trưởng thành đủ. Tôi mong ước đối thoại với tất cả quí vị, và tôi hy vọng làm được nhờ nhớ lại lịch sử của dân tộc Hoa Kỳ này.

Cuộc viếng thăm này của tôi thỉnh thoảng có được khi mà tất cả mọi người có thiện ý, cả nam lẫn nữ nhớ lại những kỷ niệm của những vĩ nhân Hoa Kỳ. Vì tính đa dạng của lịch sử và thực tế yếu đuối của con người không cưỡng lại được, những người này -do nhiều khác biệt và giới hạn của mình- có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn bằng cách làm việc chăm chỉ và hy sinh, đôi khi cả với giá của mạng sống mình. Họ đã uốn nắn những giá trị căn bản để kéo dài mãi mãi theo tinh thần của nhân dân Hiệp Chủng quốc. Một người với tinh thần đó có thể sống qua nhiều khủng khoảng, áp lực và tranh chấp trong khi luôn luôn tìm kiếm những tài nguyên để tiến tới và thi hành đúng vơi nhân cách. Những người này cho chúng ta cách nhìn và cắt nghĩa thực tế. Trong khi tôn trọng ký ức của họ, chúng ta đã được linh hứng, ngay cả giữa những tranh chấp và mọi lúc trong ngày, để rút ra những dự trữ văn hóa xâu xa nhất của chúng ta.

Tôi muốn nhắc tới 4 vĩ nhân của Hoa Kỳ này: Abraham Lincoln, Martin Luther King, Dorothy Day và Thomas Merton.

Năm nay đánh dấu 150 năm kỷ niệm Tống Thống Abraham Lincoln bị ám sát, người  bảo vệ tự do, người làm việc không biết mệt để “quốc gia này, dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, nảy sinh ra một nền tự do mới”. Xây đắp một tự do tương lai đòi hỏi tình yêu công ích và hợp tác trong tinh thần hỗ tương và đoàn kết.

Tất cả chúng ta đều biết -và rất ưu tư-  về tình trạng xáo trộn xã hội, chính trị trên thế giới hiện nay. Thế giới chúng ta hiện đang xẩy ra những tranh chấp bạo động, oán ghét,  hận thù ngày càng tăng nhân danh Thiên Chúa và tôn giáo,  Chúng ta biết rằng không có tôn giáo nào thoát khỏi tình trạng ảo vọng cá nhân hay ý thức hệ cực đoan. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chú ý đặc biệt đến mọi loại chủ nghĩa nền tảng, hoặc thuộc tôn giáo hay bất cứ một loại gì khác. Để cho cân bằng thích hợp thì phải chiến đấu tránh bạo động, không đệ nó xâm nhập nhân danh tôn giáo, một ý thức hệ hay một hệ thống kinh tế mà vẫn tôn trọng tự do tôn giáo, tự do phán đoán và tự do cá nhân. Nhưng lại có một cám dỗ khác mà chúng ta phải đặc biệt coi chừng là chủ nghĩa co cụm lại thật đơn giản (simplistic reductionism) chỉ biết có thiện và ác hoặc chỉ có phải và tội. Thế giới đương đại -với những vết thương hở ảnh hưởng đến biết bao nhiêu anh chị em chúng ta- đòi hỏi chúng ta phải đối đầu với mọi hình thức phân cực đang chia rẽ thế giới thành hai phía. Chúng ta biết rằng -trong khi cố gắng thoát khỏi kẻ ngoại thù- chúng ta lại bị cám dỗ nuôi dưỡng kẻ nội thù. Để loại trừ những kẻ chuyên oán ghét, những chúa bạo động và những kẻ sát nhân thì cách tốt nhất là chiếm chỗ của chúng. Đó là điều mà quí vị, là người dân, lại chối bỏ.
Đáp ứng của chúng ta phải là hy vọng và hàn gắn thay vì hòa bình và công lý. Thế giới đòi hỏi chúng ta lấy hết can đảm và thông minh để giải quyết những khủng khoảng kinh tế và địa dư hiện nay. Ngay cả trong thế giới phát triển, hậu quả của những cấu trúc và hành động bất công tất cả cũng chỉ là bề ngoài. Cố gắng của chúng ta là phải nhắm vào việc bồi đắp hy vọng, nắn cho ngay những sai lầm, giữ vững những cam kết và nhờ đó kích thích sự thịnh vượng của cá nhân và cả dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau tiến tới, đồng một lòng, trong tinh thần đổi mới của tình huynh đệ và kết đoàn, cộng tác với nhau một cách quảng đại vì công ích.

Những thách thức hiện nay đòi hỏi chúng ta phải canh tân tinh thần cộng tác đó, nó đã hoàn thành rất tốt qua lịch sử của Hiệp Chủng Quốc. Tính đa dạng, sự trầm trọng và khẩn thiết của những thách đố đó đòi hỏi chúng ta phải lấy ra những nguồn lực và tài năng của mình để giải quyết hầu yểm trợ nhau trong khi vẫn tôn trọng mọi khác biệt và sự xác tín của lương tâm.

Trên đất nước này, nhiều giáo phái khác nhau đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng và lành mạnh xã hội. Điều quan trọng là ngày nay cũng như quá khứ, tiếng nói của niềm tin cần tiếp tục được lắng nghe, vì đó là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thương yêu; nó nói lên điều tốt đẹp nhất nơi mỗi người và mỗi xã hội. Sự hợp tác như vậy là một nguồn lực đầy sức mạnh trong trận chiến loại bỏ những hình thức nô lệ mới trên thế giới phát sinh ra từ những bất công trầm trọng có thể lướt thắng được chỉ bằng những chính sách và hình thức mới về thỏa hiệp xã hội.

Đến đây, tôi nghĩ đến lịch sử chính trị của Hiệp Chủng Quốc, ở đó nền dân chủ đã được ăn rễ sâu trong tâm trí người dân. Tất cả mọi sinh hoạt chính trị là để phụng sự và khuyến khích tính thiện của con người và dựa trên sự tương kính nhân phẩm của nhau cả nữ giới lẫn nam giới. “Chúng ta giữ sự thật này để minh chứng rằng mọi người đều bình đẳng, và được Tạo Hóa phú bẩm cho những quyền bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc” (Bản tuyên bố độc lập 4 july 1776). Nếu chính trị thực sự là để phụng sự con người thì nó không thể là nô lệ cho kinh tế và tài chính. Thay vào đó, chính trị là cách biểu lộ những nhu cầu bắt buộc để sống chung, để xây dựng thiện ích chung: cái cộng đồng loại này phải hy sinh những lợi ích đặc biệt để chia sẻ -trong hòa bình và công bằng-  của cải, lợi ích và đời sống xã hội của nó. Tôi không đánh giá thấp cái khó khăn trong việc này, nhưng tôi khuyến khích quí vị cùng cố gắng trong mục đích này.

Đến đây, tôi cũng nghĩ đến cuộc diễn hành của Martin Luther King từ Selma đến Montgomery 50 năm trước đây như là một phần của chiến dịch hoàn thành “giấc mơ” về dân quyền và quyền chính trị của người Mỹ gốc Phi Châu. Chúng tôi, người dân của lục địa này không sợ những người ngoại quốc, bởi vì đa số chúng tôi cũng đã từng là người ngoại quốc. Tôi nói điều này với quí vị với tư cách là một người con của di dân, biết rằng rất nhiều người trong quí vị cũng là con cháu của những người di dân. Buồn thay, quyền của những người ở đây trước chúng ta lại không luôn luôn được tôn trọng. Đối với những dân tộc này và những quốc gia của họ, tôi thành thật xác quyết -từ tâm một người Mỹ dân chủ- lòng ngưỡng mộ và tri ân xâu xa nhất của tôi. Những đụng chạm đầu tiên này thường là ghê gớm và bạo động, nhưng khó có thể xét đoán quá khứ mà dựa vào những tiêu chuận của hiện tại. Ngoài ra khi một kẻ lạ ở giữa chúng ta cầu cứu chúng ta, chúng ta không cần phải nhắc lại những tội và lỗi lầm của họ ở quá khứ. Chúng ta phải giải quyết những chuyện bây giờ để sống một cách cao thượng và công bằng hết sức có thể như chúng ta từng dạy những thế hệ mới là đừng quay lưng lại với những “người hàng xóm” và mọi sự ở chung quanh ta. Tạo dựng một quốc gia đòi hỏi phải chấp nhận một liên đới bền vững với tha nhân, loại bỏ mọi ý nghĩ thù nghịch hầu có thể chấp nhận một thay thế  hỗ tương với một cố gắng bền bỉ để thực thi điều tốt nhất. Tôi tin tưởng chúng ta có thể làm được điều này.

Thế giới chúng ta đang đối diện với một khủng khoảng lớn về tỵ nạn chưa bao giờ thấy từ sau thế chiến II. Nó đặt trước chúng ta một thách đố vô cùng lớn lao và nhiều quyết định nan giải. Ở lục địa này cũng có cả hàng ngàn người phải di chuyển lên phía Bắc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho những người thân yêu của mình có được những cơ hội to lớn hơn. Đó có phải là điều mà chúng ta mong muốn cho chính con  em của chúng ta không?  Chúng ta đừng để ý đến những con số nhưng hãy coi họ là những con người, coi diện mạo họ và lắng nghe những câu chuyện của họ, cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể cho những hoàn cảnh của họ. Đáp ứng theo cung cách con người, công bằng và huynh đệ. Chúng ta cần tránh những cám dỗ của thời đại là loại bỏ bất cứ cái gì coi là phiền toái. Hãy nhớ rằng: “Hãy làm cho người điều gì mà mình muốn người ta làm cho mình” (Mt 7:12).
Luật này chỉ cho chúng ta một hướng đi rất rõ ràng. Hãy đối xử với tha nhân với cùng một tình thương và lòng trắc ẩn như chúng ta muốn được họ đối sử như vậy. Hãy kiếm cho người những điều mà chúng ta đang tìm kiếm cho chính chúng ta. Chúng ta hãy giúp tha nhân lớn mạnh như chúng ta mong ước được như vậy. Nói gọn ra là nếu chúng ta muốn có an toàn thì hãy cho sự an toàn; nếu chúng ta muốn sống, hãy cho sự sống; nếu chúng ta muốn có cơ hội thì hãy ban phát cơ hội. Cái thước chúng ta dùng để đo người thì nó sẽ trở thành cái thước để đo chính chúng ta. Luật này cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm phải bảo vệ và che chở mạng sống con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống.

Xác tín này đã dẫn dắt tôi từ lúc khởi đầu sứ vụ, cố vấn tôi ở mọi mức độ trong việc đòi hủy bỏ tổng quát án tử hình. Tôi cũng xác tín đây là phương cách tốt nhất, bởi vì mọi sự sống đều được thánh hóa, mỗi con người đều được Trời phú bẩm cho một nhân cách bất khả nhượng, và xã hội chỉ có thể hưởng lợi do sự phục hồi của những tội nhân này. Gần đây những giám mục huynh đệ của tôi ở Hoa Kỳ đã lặp lại lời kêu gọi hủy bỏ án tử hình. Không phải tôi yểm trợ họ, nhưng tôi khuyến khích họ xác tín rằng hình phạt công bằng và cần thiết không bao giờ được loại trừ chiều kích của hy vọng và mục đích của phục hồi.

Trong thời gian này khi mà những quan tâm xã hội coi là quan trọng, thì tôi không thể không nhắc tới người đầy tớ Thiên Chúa là Dorothy Day, vị sáng lập Phong Trào Công Giáo Thợ.Những hoạt động xã hội của bà, lòng say mê công lý và lý do của áp bức của bà đã được cảm hứng bởi Phúc Âm, niềm tin của bà và gương các thánh.

Đã có biết bao nhiêu là tiến triển có được ở phạm vị này trên thế giới! Đã có biết bao nhiêu nhiêu điều làm được trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba này để đem con người thoát khỏi cảnh nghèo đói! Tôi biết rằng quí vị chia sẽ sự xác tín của tôi đang cần còn phải được thực hiện nhiều hơn nữa, và trong thời gian khủng khoảng và kinh tế khó khăn này, tinh thần đoàn kết thế giới không thể bị bỏ lơ. Đồng thời tôi muốn khuyến khích quí vị để ý đến tất cả mọi dân tộc ở chung quanh chúng ta đang mắc trong vòng nghèo khổ. Họ cũng cần phải có hy vọng. Cuộc chiến chống lại cảnh nghèo khổ đói khát cần phải được liên tục và trên nhiều chiến tuyến, nhất là tuyến căn nguyên. Tôi biết rằng nhiều người Hoa Kỳ ngày nay cũng như trong quá khứ đang làm việc gần  chết cho vấn nạn này.

Không cần phải nói, một phần của cố gắng to lớn này là tạo dựng và phân phát sự giàu sang. Dùng những tài nguyên thiên nhiên một cách chính đáng, áp dụng thích hợp kỹ thuật và sử dụng tinh thần xí nhiệp là những yếu tố chính của nền kinh tế đang đổi mới. “Thương mại là một ơn gọi cao quí, trực tiếp tạo nên giàu sang và cải thiện thế giới. Nó có thể là nguồn mạch hoa lợi của thịnh vượng trong phạm vi hoạt động của nó, nhất là  tạo công ăn việc làm là phần chính để gây phúc lợi chung” (Laudato Si, 129). Phúc lợi chung này cũng gồm cả trái đất, đề mục chính của tông thư mà gần đây tôi đã viết để “đi vào đối thoại với tất cà mọi người về phúc lợi chung của chúng ta” (ibid.,3) “Chúng tôi cần đối thoại với tất cả mọi người, bởi vì thách đố về môi trường và những căn rễ của con người mà chúng ta đang trải qua đều ảnh hưởng và liên hệ đến tất cả chúng ta” (ibid., 14).

Trong Laudato Si’, tôi kêu gọi sự can đảm và cố gắng có trách nhiệm để “tái hướng dẫn những bước đi của chúng ta” (ibid.,61) và tránh những hậu quả tai hại nhất của việc hủy hoại môi trường do sinh hoạt của con người gây nên. Tôi xác tín rằng chúng ta có thể làm được điều khác thường mà tôi chắc chắn là Hiệp Chủng Quốc và Quốc Hội giữ một vai trò quan trọng. Bây giờ là lúc phải can đảm hành động có kế hoạch, để hoàn thành một “nền văn hóa săn sóc”(ibid., 231) và “một tiếp cận trọn vẹn để chống lại nghèo khó, chỉnh đốn nhân phẩm đồng thời bảo vệ thiên nhiên” (ibid.’ 139). “Chúng ta có tự do cần thiết để giới hạn và hướng dẫn kỹ thuật” (ibd.’ 112), “để  phân chia thông minh….trong việc phát triển và giới hạn quyền lực của chúng ta” (ibid.’ 78); và để kỹ thuật “phụng sự các loại thăng tiến khác, một trong những thứ này là y tế, con người hơn, xã hội hơn và trọn vẹn hơn”(ibd.’ 112). Về vấn đề này, tôi tin tưởng rằng những cơ quan nghiên cứu hàn lâm thượng đẳng của Hoa Kỳ có thể góp phần chủ yếu trong những năm sắp tới.

Ở thế kỷ trước, lúc khởi đầu chiến tranh lớn mà Đức Benedicto XVI gọi là “giết người vô lý”, một danh nhân Hoa Kỳ đã sinh ra là thầy dòng Xito Thomas Merton. Thầy là một nguồn cảm hứng linh đạo hướng dẫn rất nhiều người. Thầy viết trong bản tự thuật của thầy: Tôi đã đến thế gian. Vì bản tính tự do và dưới hình ảnh của Thiên Chúa, ngoài ra tôi đã là một tù nhân của chính sự bạo động của tôi và của tính ích kỷ của chính tôi, dưới hình ảnh của thế giới mà tôi sinh ra. Thế giới đó là hình ảnh của hỏa ngục, đầy dẫy những người như tôi, yêu mến Thiên Chúa nhưng lại ghét bỏ người; sinh ra để yêu mến người thay vì sống trong sợ hãi của những con người khát vọng đầy mâu thuẫn và vô vọng”.  Merton vượt lên trên cả con người cầu nguyện, một nhà tư tưởng đã thách thức mọi xác tín của thời đại thầy và mở ra những chân trời mới cho các linh hồn và Giáo Hội. Thầy cũng là một người của đối thoại, một cổ động viên hòa bình giữa các dân tộc và tôn giáo.

Từ viễn tượng đối thoại đó, tôi muốn xác nhận những cố gắng đã có được trong những tháng gần đây để vượt qua những khác biệt lịch sử có liên quan đến những giai đoạn ở quá khứ. Đó là bổn phận của tôi để xây những nhịp cầu và giúp mọi người cả nam lẫn nữ, bằng bất cứ một phương cách nào có thể, cùng nhau làm như vậy. Khi có những quốc gia không chấp nhận đối thoại -cuộc đối thoại đã bị đứt đoạn vì những lý do hợp pháp nhất- thì những cơ hội mới cần phải mở ra cho tất cả mọi người. Điều này đã và đang đòi hỏi can đảm và mạo hiểm, nó không giống như là một trách nhiệm. Nhà lãnh đạo chính trị giỏi là một người, với tất cả những lợi hại có trong đầu, phải nắm lấy cơ hội với tinh thần rộng mở và thực tế. Nhà lãnh đạo chính trị giỏi thì luôn luôn thích khơi động các phương cách hơn là ngồi không chờ đợi (cf. Evangelii Gaudium, 222-223).

Công việc của đối thoại và hòa bình cũng có nghĩa là xác định thực sự để giảm thiểu, và trong hạn kỳ dài, phải kết thúc những bất đồng quân sự trên thế giới. Ở đây, chúng ta phải tự hỏi: Tại sao những khí giới chết người lại được bán cho những kẻ đang âm mưu gây đau khổ thầm kín cho cả cá nhân và xã hội? Buồn thay câu trả lời -như chúng ta biết- lại đơn giản chỉ vì tiền. Tiền thấm trong máu, thường là của những người vô tội. Trước sự yên lặng tội lỗi và xấu hổ này, bổn phận của chúng ta là phải đối đầu với vấn đề này và ngăn chặn buôn bán khí giới.

Bốn người con của đất nước Hiệp Chủng Quốc này, bốn cá nhân và bốn ước mơ: Lincoln của tự do; Martin Luther King của tự do đa nguyên không một ngoại trừ; Dorothy Day của công bằng xã hội và quyền con người; Thomas Merton của đối thoại và rộng mở với Thiên Chúa.

Thưa quí vị đại biểu nhân dân Hoa Kỳ,

Tôi sẽ kết thúc cuộc thăm viếng quí quốc ở Philadelphia, ở đó tôi sẽ tham dự cuộc họp các gia đình thế giới. Đây là ước vọng của tôi, qua cuộc viếng thăm này- gia đình phải là đề mục được tái diễn. Gia đình quả là thiết yếu biết bao để xây dựng quốc gia này! Và quí giá biết mấy tôi được yểm trợ và khuyến khích quí quốc! Tuy nhiên tôi không thể che dấu được nỗi ưu tư cuả tôi về gia đình đang bị đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài mà có lẽ trước đây chưa bao giờ có. Mối liên hệ căn bản đang được đặt thành một vấn nạn, một vấn đề rất căn bản của hôn nhân và gia đình. Tôi chỉ có thể nhắc lại sự quan trong của nó, và trên tất cả, là sự phong phú và vẻ đẹp huy hoàng của đời sống gia đình.

Đặc biệt, tôi muốn lưu ý quí vị nghĩ đến thành phần của những gia đình, những người trẻ khốn cùng nhất. Tương lai của đa số chúng thì đầy dẫy những bất trắc không thể đếm được, nhiều em khác thì hình như mất định hướng và không mục đích, bị thẩy vào một mê lộ vô vọng đầy bạo động, ngược đải và tuyệt vọng. Những vấn đề này của chúng cũng là của chúng ta. Chúng ta không thể lẩn tránh chúng được. Chúng ta cần phải cùng nhau đối diện với chúng, bàn luận về chúng và tìm ra những giải pháp có hiệu quả hơn là chỉ mải mê thảo luận xuông. Cái nguy hiểm của việc quá đơn giản vấn đề khi chúng ta nói rằng chúng ta sống trong một nền văn hóa buộc giới trẻ không lập gia đình vì chúng không có khả thi tạo lập tương lai. Nhưng cùng một nền văn hóa đó lại giúp những em khác với rất nhiểu chọn lựa đã khuyến khích chúng lập gia đình.

Một quốc gia có thể coi là vĩ đại khi nó bảo vệ tự do như một TT Lincoln đã làm; khi nó cưu mang một nền văn hóa khả dĩ giúp người dân đạt được “giấc mơ” với đầy đủ quyền lợi cho những người anh em huynh đệ của nó như một Martin Luther King; khi nó tranh đấu cho công bằng và những kẻ bị áp bức như một Dorothy Day đã làm không biết mệt mỏi; khi niềm tin của một Thomas Merton đã đem lại kết quả giúp cho đối thoại và gieo hạt giống hòa bình theo lối chiêm nghiệm.

Trong bài nói chuyện này, tôi phải nói lên tính phong phú của nền văn hóa của nhân dân Hiệp Chủng Quốc. Ước vọng của tôi là tinh thần văn hóa này tiếp tục phát triển lớn mạnh để có thật nhiều người trẻ hết sức có thể thừa hưởng nó và định cư trên phần đất mà rất nhiều người mơ ước.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Mỹ Quốc!


NB- Vì có vài chỗ nghe không được rõ nên người dịch phải phỏng đoán. Nhưng nghĩ rằng nó sẽ không ngược nghĩa. NTC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét