Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Lao động ngoại vào Việt Nam : 'Vắt chân lên cổ mà chạy'
08:33
Hoàng Phong Nhã
No comments
…có
yêu cầu ngành giáo dục phải thay đổi toàn bộ chương trình đào tạo,
không phải chạy theo bằng cấp nữa mà phải đào tạo kỹ năng, đào tạo theo
yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp...
Mất lợi thế cạnh tranh ; yếu cả trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, lao động Việt chỉ có thể làm thuê trong nước.
Tiến
sĩ Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc
tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho biết, một
trong những đặc tính đầu tiên khi tham gia hội nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN ngoài việc quy định về dòng vốn Việt Nam cần biết rằng sẽ có một
sự dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước trong khu vực.
Về
mặt lý thuyết, nghĩa là lao động từ thị trường nước này hoàn toàn có
thể được tự do đi lại, dịch chuyển sang nước khác. Đương nhiên, lao động
Việt Nam cũng có thể sang Singgapore, Thái Lan hay Lào để làm việc và
ngược lại.
Đừng trông chờ sự bảo hộ
Cũng
giống nhận định của nhiều chuyên gia, ông Tiến cho rằng, sự dịch chuyển
lao động này là tất yếu. Cần lưu ý là từ năm 2015, có 8 ngành nghề lao
động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận
công nhận tay nghề tương đương, bao gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ,
bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra,
nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề)... được di
chuyển tự do hơn.
Nguy cơ có thêm nhiều cử nhân thất nghiệp, thạc sĩ bán trà đá trong tương lai
Lao
động kỹ năng thấp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của
Việt Nam lúc này không còn là lợi thế và dễ khiến Việt Nam thành xưởng
gia công của thế giới nếu không sẽ phải đối diện với nạn thất nghiệp gia
tăng chóng mặt.
Tức
là sẽ có một sự cạnh tranh gay gắt giữa nguồn lao động trong nước và
nguồn lao động nước ngoài. Đến khi đó, mất đi lợi thế giá rẻ, lao động
Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh so với các đối thủ trong nội khối về cả
trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thì đến làm thuê cũng khó được
tuyển dụng.
"Lao
động của Việt Nam vẫn còn những điểm yếu và khoảng trống trong các kỹ
năng chuyên môn liên quan đến công việc, các kỹ năng nhận thức như giải
quyết vấn đề và tư duy phản biện, và các kỹ năng cốt lõi như làm việc
theo nhóm và giao tiếp.
Nếu
chất lượng và tính kỷ luật, tác phong không được cải thiện lao động
trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ tiếp tục làm gia công cho các nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, cạnh tranh căng thẳng với lao động nước
ngoài ở mọi vị trí, trong khi các việc làm có giá trị gia tăng cao ở
trong nước rơi vào tay người nước ngoài", vị chuyên gia nói.
"Họ
hoàn toàn có quyền được thuê những lao động nước ngoài có đủ trình độ,
kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của họ như Lào, Thái Lan, hay
Campuchia nếu lao động của họ tốt hơn Việt Nam". Ông Tiến nói, những lý
do trên đã đủ để lao động Việt thua ngay trên sân nhà.
Đứng
trước thách thức này, về phía nhà nước, vị chuyên gia cho rằng cần có
những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ việc làm cho lao động trong nước.
Tuy nhiên, đây chỉ được xem là biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng
có được việc làm cho lao động trong nước chứ không phải bảo hộ cho
người lao động. Ví dụ, thông qua các ký kết hợp đồng có thể yêu cầu
doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ thế nào ? Đưa ra những điều
khoản giàng buộc doanh nghiệp nước ngoài phải sử dụng bao nhiêu phần
trăm lao động địa phương ; tỉ lệ lao động chất lượng cao là bao nhiêu và
lao động phổ thông là bao nhiêu... ? Đó là việc bắt buộc phải làm mà lẽ
ra phải làm từ rất lâu rồi.
"Vấn
đề chính là phải nâng cao được chất lượng lao động Việt chứ không phải
câu chuyện nâng cao khả năng được lao động trong nước", ông Tiến nói.
'Vắt chân lên cổ mà chạy'
Nhận
thức được thực tế này, ông Tiến cho biết hiện nhà nước và chính phủ đã
có chủ trương đổi mới quyết liệt, đổi mới căn bản nhất là trong lĩnh vực
giáo dục. Theo đó, có yêu cầu ngành giáo dục phải thay đổi toàn bộ
chương trình đào tạo, không phải chạy theo bằng cấp nữa mà phải đào tạo
kỹ năng, đào tạo theo yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp.
Nói
như vậy cũng có nghĩa là học viên, lao động không bắt buộc phải học
nghề một cách cơ học, cứng nhắc kéo dài tới 2-3 năm nữa mà có thể chỉ
kéo dài trong vài tháng tùy thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực.
Vấn đề cơ bản là đào tạo cho được kỹ năng, thực hành. Ví dụ, đào tạo lao
động hàn xì thì phải biết làm thợ hàn, hoặc đào tạo lái xe phải biết
lái xe chứ đào tạo xong mấy năm học lại không biết lái xe, không biết
cầm que hàn thì thất nghiệp là chắc chắn.
Tuy
nhiên, ông Tiến nhấn mạnh thay đổi không phải chỉ từ giáo dục mà cơ bản
vẫn phải là tự thân của mỗi người lao động. Nhà nước chỉ giữ vai trò
đào tạo kiến thức, kỹ năng nền, còn người lao động muốn tồn tại thì phải
tự trau dồi, tích lũy từ thực tế.
"Về
nguyên tắc, cơ hội làm việc sẽ không tăng nhiều nhưng số lượng lao động
sẽ nhiều hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt, người giỏi sẽ ở
lại, người kém sẽ bị bật ra. Luật chơi đã định, ở đâu cũng vậy", vị
chuyên gia cảnh báo.
Vị
chuyên gia lưu ý, thời gian qua khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã
tràn vào và thâu tóm hệ thống bán lẻ trong nước, vì thế cảnh báo lao
động Việt sẽ thất nghiệp ngay trên sân nhà là điều đã được dự báo trước.
Từ
góc độ chuyên gia, ông Tiến nhắn nhủ từng cá nhân phải tự trau dồi,
nâng cao kỹ năng cho mình. Cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Theo nhận
định của ông Tiến ở Việt Nam kỹ năng mềm, hay còn gọi là kỹ năng sống
của lao động vốn không được coi trọng, dẫn tới ý thức của người lao động
không cao. Trong khi, ở các nước vấn đề ý thức, kỹ luật lao động rất
được xem trọng và rất có nguyên tắc.
Bên
cạnh đó, ông Tiến cũng chỉ ra một hạn chế nữa khiến doanh nghiệp và
người lao động gặp khó là vấn đề tiếp cận thông tin, khó nắm bắt được
yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng.
Cụ
thể ông Tiến nói, cần phải coi nắm bắt thông tin như một chiến lược và
đặt nó nằm trong tổng thể của chiến lược dạy nghề. Như vậy, có thể thấy
vai trò của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề là rất quan trọng
và không thể tách rời.
Trong
luật doanh nghiệp mới, có quy định rất rõ doanh nghiệp se tham gia trực
tiếp vào quá trình đào tạo lao động, tức là doanh nghiệp đặt ra yêu cầu
và cơ sở đào tạo đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.
"Cần
phải có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Cơ sở đào tạo
phải nắm bắt được cụ thể yêu cầu của doanh nghiệp : về số lượng, lĩnh
vực, yêu cầu thế nào và mức lương bao nhiêu. Đây là trách nhiệm của bộ
phận quan hệ doanh nghiệp trong mỗi cơ sở đào tạo", ông Tiến cho hay.
Vấn
đề cần quan tâm là các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam hầu như
chưa sẵn sàng và chưa được chuẩn bị tốt để có thể tận dụng những cơ hội
và đương đầu với những thách thức nảy sinh.
Theo
khảo sát mới đây, của Bộ kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 76% doanh nghiệp
không biết gì về AEC, 94% không hiểu rõ nội dung cam kết trong AEC, 63%
không hiểu về những cơ hội và thách thức trong AEC.
Một
đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội thực hiện trong năm này, khảo sát gần 700 doanh nghiệp tại 5
thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng và Cần Thơ, cũng cho thấy có tới 60% doanh nghiệp không hiểu về
AEC. Nghiên cứu này cũng đánh giá, nếu tính theo thang điểm 10, sự chuẩn
bị của doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng này là dưới 5 điểm. Còn theo
số liệu của Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, có tới 80% doanh nghiệp nhỏ và
vừa thờ ơ, không quan tâm, không biết việc gì đang đợi họ khi AEC sắp
hình thành.
Trong
bối cảnh chỉ còn nước "vắt chân lên cổ" mà chạy thì Tiến sĩ Mạc Văn
Tiến thể hiện rõ lo ngại trước thực tế đáng sợ và đáng tiếc này.
An An
Nguồn : Đất Việt, 25/09/2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét