ới trợ lí ảo M cho ứng dụng chat Messenger, Facebook đang leo thang cuộc chiến với các đối thủ OTT. Nếu thành công, đây sẽ là một bước tiến có thể khiến đối thủ không thể nào bắt kịp.
Trên thị trường hiện có rất nhiều ứng dụng nhắn tin khác
nhau, và không như ít năm trước đây, các ứng dụng này đã không còn giống
nhau về mặt tính năng. Cách đây ít năm, gần như không có gì khác biệt
giữa SMS và các ứng dụng chat như WhatsApp, WeChat, Kik, Line, KakaoTalk
và Facebook Messenger. Tuy nhiên, mỗi ứng dụng dần dần đã tự tìm đường
đi riêng cho mình. Có ứng dụng tập trung vào sự đơn giản, lại có phần
mềm hướng tới kết nối với doanh nghiệp, hay tập trung vào game,
sticker... và các chức năng khác.
Tuy nhiên, Facebook mới đây vừa quyết định "leo thang" trong cuộc chiến ứng dụng chat bằng việc ra mắt M, một trợ lí ảo dành cho Facebook Messenger. M có khả năng thực hiện các công việc như mua hàng, gửi quà, đặt chỗ trong các quán ăn, lên lịch trình du lịch... hay bất cứ công việc nào mà bạn yêu cầu nó.
Khái niệm trợ lí ảo đã không còn xa lạ - khi mà chúng ta đã từng biết tới Google Now, Apple Siri, hay Microsoft Cortana. Tuy nhiên, các trợ lí này đã được "máy móc hóa" nên chúng chỉ trả lời được các câu trả lời có sẵn và được học "thuộc lòng" từ trước. Trợ lí M của Facebook lại khác, nó trở nên đặc biệt vì được xây dựng và phát triển bởi cả những con người thực thụ, không đơn thuần chỉ là trí thông minh nhân tạo. Facebook đã kí hợp đồng với con người thật để giúp M trả lời các câu hỏi của người dùng, đồng thời cải tiến công nghệ để xử lí các công việc một cách tự động, trong tương lai. Hiện cũng đã có các trợ lí cá nhân như Magic và Operator sử dụng con người để trả lời các câu hỏi phức tạp, tuy nhiên, chúng là các ứng dụng độc lập với quy mô người dùng rất nhỏ, không thể "đọ" lại được Facebook Messenger.
M hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó, hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu nó có thể giúp Facebook thực hiện được tham vọng rất lớn của mình hay không. Tuy nhiên, nếu thành công, Facebook Messenger sẽ tạo ra một bước tiến cực lớn khiến các đối thủ của nó không thể nào bắt kịp.
Trợ lí này kết hợp sức mạnh của phòng lab về trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, với tính cơ động của những người thật ngoài đời (mà Facebook bỏ tiền thuê) để phục vụ 700 triệu người dùng Messenger. Điều này tạo sự khác biệt cho dịch vụ Facebook M so với sản phẩm tương tự của cả Apple hay Google vốn chỉ tập trung vào khoa học thuần của trí tuệ nhân tạo. Có lẽ, sản phẩm làm được gần giống M nhất là ứng dụng WeSecretary được phát triển cho WeChat. WeSecretay cho phép người dùng WeChat yêu cầu sự giúp đỡ từ người thật để giúp mình làm một việc nào đó.
Để trợ lí M trở thành một dịch vụ có ích cho tất cả người dùng Facebook Messenger có thể cần rất nhiều thời gian; và thậm chí Facebook sẽ phải bỏ ra những khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là sự đầu tư đáng giá. Xét cho cùng, mục đích của Facebook cũng là sẽ phát triển để M hoạt động tự động, và sự tham gia của con người thật sẽ là tối thiểu.
Để đạt được mục đích đó, Facebook cần thời gian để các "nhà thầu" mà mình bỏ tiền thuê dạy cho trợ lí M làm cách nào để giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi theo cách tốt nhất. Nếu chỉ thuê một lượng nhân sự nhỏ, Facebook sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho nhiệm vụ; còn nếu mở rộng quy mô, mức chi phí họ phải bỏ ra là rất lớn. Tuy nhiên, Facebook có tiền để hiện thực tham vọng của mình. Dù không nhiều tiền bằng Google hay Apple, nhưng với 4 tỉ USD doanh thu và khoảng 700 triệu USD tiền lãi chỉ tính riêng trong quý trước, Facebook có nguồn lực để đầu tư cho dịch vụ mới.
Facebook cũng có cả thời gian. Lượng người dùng của cả Facebook Messenger lẫn Whatsapp (ứng dụng nhắn tin được Facebook mua lại năm 2014 và hiện có 800 triệu người dùng) là vô cùng lớn, đủ giúp Facebook trở thành kẻ đi đầu ở thị trường nhắn tin. Mạng xã hội này không phải lo lắng mình sẽ bị tụt lại phía sau đối thủ trong thời gian tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Có cho mình một lượng người dùng khổng lồ đó cũng chính là nguồn lực thuộc hàng tốt nhất để Facebook xây dựng, phát triển trợ lí cá nhân của mình.
Kiếm tiền từ đâu?
Làm thế nào để Facebook thu lại nguồn đầu tư khổng lồ này? Trên thực tế Facebook sẽ có rất nhiều cách để kiếm tiền từ M. Một số ví dụ: Facebook có thể thiết lập các mối quan hệ với một số nhà sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mời gọi các doanh nghiệp này chi tiền để trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho các yêu cầu của người dùng. Đó là chưa kể tới khả năng Facebook sẽ tính phí trực tiếp từ người dùng, mặc dù đó không phải là "phong cách" kinh doanh truyền thống của mạng xã hội này.
Một lợi thế tuyệt vời nữa của Facebook đó là công ty không bị áp lực phải kiếm tiền trực tiếp từ trợ lí ảo hay Facebook Messenger. Trong khi các ứng dụng nhắn tin khác phải "lăn lê bò toài" tìm đủ mọi cách để kiếm tiền, Messenger giao nhiệm vụ này cho ứng dụng Facebook chính. Tất cả những gì Facebook cần làm với M là tìm cách giúp Messenger ngày càng hữu ích hơn để Messenger ngày càng có nhiều người dùng hơn nữa. Ứng dụng chat sẽ khóa người dùng vào mạng xã hội của Facebook, và những quảng cáo ngập tràn trên News Feed sẽ là cỗ máy kiếm tiền thực sự cho công ty.
Tuy nhiên, Facebook mới đây vừa quyết định "leo thang" trong cuộc chiến ứng dụng chat bằng việc ra mắt M, một trợ lí ảo dành cho Facebook Messenger. M có khả năng thực hiện các công việc như mua hàng, gửi quà, đặt chỗ trong các quán ăn, lên lịch trình du lịch... hay bất cứ công việc nào mà bạn yêu cầu nó.
Khái niệm trợ lí ảo đã không còn xa lạ - khi mà chúng ta đã từng biết tới Google Now, Apple Siri, hay Microsoft Cortana. Tuy nhiên, các trợ lí này đã được "máy móc hóa" nên chúng chỉ trả lời được các câu trả lời có sẵn và được học "thuộc lòng" từ trước. Trợ lí M của Facebook lại khác, nó trở nên đặc biệt vì được xây dựng và phát triển bởi cả những con người thực thụ, không đơn thuần chỉ là trí thông minh nhân tạo. Facebook đã kí hợp đồng với con người thật để giúp M trả lời các câu hỏi của người dùng, đồng thời cải tiến công nghệ để xử lí các công việc một cách tự động, trong tương lai. Hiện cũng đã có các trợ lí cá nhân như Magic và Operator sử dụng con người để trả lời các câu hỏi phức tạp, tuy nhiên, chúng là các ứng dụng độc lập với quy mô người dùng rất nhỏ, không thể "đọ" lại được Facebook Messenger.
M hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó, hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu nó có thể giúp Facebook thực hiện được tham vọng rất lớn của mình hay không. Tuy nhiên, nếu thành công, Facebook Messenger sẽ tạo ra một bước tiến cực lớn khiến các đối thủ của nó không thể nào bắt kịp.
Trợ lí này kết hợp sức mạnh của phòng lab về trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, với tính cơ động của những người thật ngoài đời (mà Facebook bỏ tiền thuê) để phục vụ 700 triệu người dùng Messenger. Điều này tạo sự khác biệt cho dịch vụ Facebook M so với sản phẩm tương tự của cả Apple hay Google vốn chỉ tập trung vào khoa học thuần của trí tuệ nhân tạo. Có lẽ, sản phẩm làm được gần giống M nhất là ứng dụng WeSecretary được phát triển cho WeChat. WeSecretay cho phép người dùng WeChat yêu cầu sự giúp đỡ từ người thật để giúp mình làm một việc nào đó.
Để trợ lí M trở thành một dịch vụ có ích cho tất cả người dùng Facebook Messenger có thể cần rất nhiều thời gian; và thậm chí Facebook sẽ phải bỏ ra những khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là sự đầu tư đáng giá. Xét cho cùng, mục đích của Facebook cũng là sẽ phát triển để M hoạt động tự động, và sự tham gia của con người thật sẽ là tối thiểu.
Để đạt được mục đích đó, Facebook cần thời gian để các "nhà thầu" mà mình bỏ tiền thuê dạy cho trợ lí M làm cách nào để giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi theo cách tốt nhất. Nếu chỉ thuê một lượng nhân sự nhỏ, Facebook sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho nhiệm vụ; còn nếu mở rộng quy mô, mức chi phí họ phải bỏ ra là rất lớn. Tuy nhiên, Facebook có tiền để hiện thực tham vọng của mình. Dù không nhiều tiền bằng Google hay Apple, nhưng với 4 tỉ USD doanh thu và khoảng 700 triệu USD tiền lãi chỉ tính riêng trong quý trước, Facebook có nguồn lực để đầu tư cho dịch vụ mới.
Facebook cũng có cả thời gian. Lượng người dùng của cả Facebook Messenger lẫn Whatsapp (ứng dụng nhắn tin được Facebook mua lại năm 2014 và hiện có 800 triệu người dùng) là vô cùng lớn, đủ giúp Facebook trở thành kẻ đi đầu ở thị trường nhắn tin. Mạng xã hội này không phải lo lắng mình sẽ bị tụt lại phía sau đối thủ trong thời gian tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Có cho mình một lượng người dùng khổng lồ đó cũng chính là nguồn lực thuộc hàng tốt nhất để Facebook xây dựng, phát triển trợ lí cá nhân của mình.
Kiếm tiền từ đâu?
Làm thế nào để Facebook thu lại nguồn đầu tư khổng lồ này? Trên thực tế Facebook sẽ có rất nhiều cách để kiếm tiền từ M. Một số ví dụ: Facebook có thể thiết lập các mối quan hệ với một số nhà sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mời gọi các doanh nghiệp này chi tiền để trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho các yêu cầu của người dùng. Đó là chưa kể tới khả năng Facebook sẽ tính phí trực tiếp từ người dùng, mặc dù đó không phải là "phong cách" kinh doanh truyền thống của mạng xã hội này.
Một lợi thế tuyệt vời nữa của Facebook đó là công ty không bị áp lực phải kiếm tiền trực tiếp từ trợ lí ảo hay Facebook Messenger. Trong khi các ứng dụng nhắn tin khác phải "lăn lê bò toài" tìm đủ mọi cách để kiếm tiền, Messenger giao nhiệm vụ này cho ứng dụng Facebook chính. Tất cả những gì Facebook cần làm với M là tìm cách giúp Messenger ngày càng hữu ích hơn để Messenger ngày càng có nhiều người dùng hơn nữa. Ứng dụng chat sẽ khóa người dùng vào mạng xã hội của Facebook, và những quảng cáo ngập tràn trên News Feed sẽ là cỗ máy kiếm tiền thực sự cho công ty.
Theo ICTnews.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét