Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường



Nguyễn Văn Lục

hueMột cách tình cờ khi viết bài này về Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi đọc được số báo mới nhất của National Geographic, tháng 8, 2015. Tờ báo đã dành một sự trang trọng hiếm có khi viết về Huế. Trong đó có bài: À la découverte de la ville d’Huê, l’âme du Viêt Nam(1). Khám phá thành phố Huế, linh hồn của Việt Nam.
Hoàng Phủ Ngọc Tường: “đùa thôi nhé.” Không. Xin đừng giỡn mặt với sự thật


Hình: Dân vạn đò ở sông Hương sống cả đời trên thuyền của họ, những chiếc thuyền ba ván, đáy phẳng nhỏ. Những gia đình nghèo sống bằng nghề đánh cá và khai thác cát trái phép bên sông. © Maika Elan
Dân vạn chài ở sông Hương sống cả đời trên thuyền của họ, những chiếc thuyền ba ván nhỏ, đáy phẳng. Những gia đình nghèo sống bằng nghề đánh cá và khai thác cát trái phép bên sông. © Maika Elan
Có phải Huế thật sự là như thế không? Thưa cũng có thể phải. Đất nước đang có những chuyển mình đến chóng mặt mà văn hóa, đạo đức nay trở thành sự thách thức cho 90 triệu người Việt Nam.
Vậy mà Huế vẫn lặng lờ những bước đi chậm chạp đổi mới. Quá khứ các triều đại vua quan nhà Nguyễn từ 1802 vẫn còn lởn vởn có mặt như gợi nhớ một kỷ niệm cả một thời không dễ dàng bỏ đi được.
Thật vậy, Huế vẫn có thể là linh hồn của một số ít ỏi con dân Việt Nam còn sót lại mà cá tính con người chưa kịp thay đổi. Vì thế, đến Huế không thể không ghé thăm lăng tẩm thành quách cũ như lăng Khải Định để tìm lại cái ‘Vang bóng một thời”.
Nhưng thật sự về mặt lịch sử chính trị thì Huế lại là một miền đất với nhiều bất hạnh từ hơn một nửa thế kỷ nay.
Một nỗi bất hạnh lớn của Huế có tên là Tết Mậu Thân đi kèm theo một số tên tuổi một thời như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), Lê Văn Hảo.
Lê Văn Hảo hiện nay ở Pháp có lẽ đã sáng mắt, sáng lòng. Nhưng còn lại Nguyễn Đắc Xuân và nhất là HPNT thì xem ra vẫn vậy.
Nhân dịp này, tôi xin trích một bài thơ của con gái HPNT tặng lại HPNT. Bài thơ của Hoàng Dạ Thi, trong tập thơ Cái Chuông Vú, có bài thơ Mở cửa ra.(2)

Bài thơ như thế này:

Mở cửa ra cho sáng bầu trời
Mở cửa ra cho sáng ba
Mở cửa ra.
Đối với tôi, còn một cái cửa cần được mở sáng cho HPNT. Đó là cái cửa soi sáng cõi lòng của HPNT. Cho đến hiện nay, hình như đã quá trễ để mở ra?
Tưởng câu chuyện về sự có mặt của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế, dịp tết Mậu Thân là chuyện không cần bàn cãi nữa, vì chính ông HPNT khi trả lời phỏng vấn năm 1982 cho WGBH-TV Boston của Mỹ. Ông đã công khai xác nhận sự có mặt của ông ở Huế. Ông đã nhìn nhận đã dẫm lên máu, mà ông đã ngỡ là bùn khi chưa bật đèn, sau trận bỏ bom của Mỹ vào một bệnh viện ở gần chợ Đông Ba.
Vậy mà nay lại có thêm bài chuyện trò khá dài của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng với HNNT, được biết là, sức khỏe hiện nay rất nguy kịch.
Bài nói chuyện có nhan đề: Đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo… Trong đó một lần nữa, HPNT cũng muốn một lần nữa xác nhận, Tôi không có mặt ở Huế. Tôi không có liên quan gì đến Huế.
Tại sao có thể nói lật ngược như thể nói đùa như thế được?
Lần này hy vọng những người bạn thân của HPNT như ông Ngô Minh, Nguyễn Đức Tùng có dịp nghe chính giọng HPNT trong, WGBH-open vault thì sẽ phải nghĩ thế nào?
Bài trả lời phỏng vấn HPNT của bà Thụy Khuê
Khách du lịch chụp ảnh bên lăng vua Khải Định, phía nam Huế. Khải Định, Hoàng đế thứ mười hai của triều Nguyễn, đã được người Pháp đưa lên ngôi vào năm 1916. Bên trái là các bức tượng quan chức triều Nguyễn. © Maika Elan
Khách du lịch chụp ảnh bên lăng vua Khải Định, phía nam Huế. Khải Định, Hoàng đế thứ mười hai của triều Nguyễn, đã được người Pháp đưa lên ngôi vào năm 1916. Bên trái là các bức tượng quan chức triều Nguyễn. © Maika Elan
Trước tiên, nhân dịp Hoàng Phủ Ngọc Tường được sang Pháp vào tháng 7, 1997. Ông được bà Thái Kim Lan tài trợ cho sang Đức, sau đó mới sang Pháp.
Nhân dịp ở Pháp, phóng viên Thụy Khuê đài RFI đã dành cho Hoàng Phủ Ngọc Tường một cơ hội để trình bày quan điểm liên quan đến tết Mậu Thân và nhất là để biện minh cho việc Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không có mặt ở Huế. Đồng thời, ông Tường có dịp đáp trả những người tố cáo ông.
Trong dịp này, HPNT đã nói:
“Không hiểu sao đến giờ vẫn có kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào vụ Mậu Thân Huế. Đúng, Mậu Thân Huế đã trở thành một bi kịch đời tôi. Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu thế thôi.”(3)
Ông cho rằng: Mậu Thân Huế trở thành bi kịch đời Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vì bị những kẻ xấu miệng bôi xấu!
Ông chỉ bị bôi xấu mà đã trở thành bi kịch đời ông. Vậy thi vài ngàn người Huế ‘vô tội’ chết oan thì là bi kịch của ai? Lê Hữu Bôi, chủ tịch sinh viên Sài Gòn tội gì mà bị lôi từ trong chùa ra xử tội? Có thật sự các giáo sư Y Khoa người Đức là do bom Mỹ bỏ hay do “quân giải phóng” giết hại như bà bác sĩ Quế khẳng định?(4)
Hay ngược lại, Mậu Thân Huế là bi kịch của những gia đình có anh em, chồng con, cha mẹ đã bị thảm sát trong dịp ấy?
Cũng trong bài phỏng vấn này, ông nói thêm:
“Ông là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975.
Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế.”(5)
“Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân.
Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng.”(6)
Bà Thụy Khuê cũng đặt một câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến sự có mặt của HPNT ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân:
“Về một lời tuyên bố của anh trong một phóng sự chiếu trên đài truyền hình Mỹ, Anh, Pháp mà nhiều người đã dựa vào đó để đả kích anh. Anh đã tuyên bố những lời ấy trong trường hợp như thế nào? Tại sao?”
HPNT trả lời:
“Hồi đó, ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam, một thiên lịch sử truyền hình”(7) tới Huế, chọn tôi để chất vấn về chuyện tang tóc của Huế Mậu Thân. Tôi nhớ một cách đại thể là tôi đã nói về ba thành phần nạn nhân khác nhau: 1) Những người chết do hành động trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội; 2) Những người bị giết oan; 3) Những nạn nhân chết do Mỹ ném bom vào đám đông hoặc quân chính phủ bắn giết trả đũa khi phản kích. Cả 3 trường hợp này đều có thực, chết nằm xen kẽ nhau trên các đường phố Huế Mậu Thân.
Lâu rồi trả lời ứng khẩu thế thôi, tôi không nhớ thật cụ thể những điều đã nói, và cũng không có dịp xem lại nguyên bản phim như nó đã được chiếu ở nước ngoài, nên không biết cuốn phim có tái hiện trung thành những ý tưởng của tôi hay không.”(8)


[DCVOnline | Thực ra ông HPNT nói rất nhiều trong cuộc phỏng vấn dài 15’11” trong đoạn phim tài liệu gốc của WGBH-TV Boston. Tuy nhiên khi trở thành phim “Vietnam: A Television History” thì đoạn phỏng vấn của HPNT chỉ còn lại 29 giây – Từ 16’17” đến 16’46” trong Vietnam: A Television History (Part 7) – ‘Tet 1968’. Ông HPNT có thể xem lại đoạn phim phỏng vấn gốc của ông với WGBH-TV Boston ngày 29 tháng 2, 1982 tại đây để xem “phim có tái hiện trung thành những ý tưởng” của ông đồng thời đánh giá về sự trung thực của tài liệu.]
Trong phần trả lời này, ông đã nhìn nhận có một số nạn nhân chết do sự trừng phạt của quân giải phóng cho những kẻ thực sự có tội.
Họ là ai? Những kẻ thực sự có tội, thưa ông.
Còn ngoài ra ông không nhớ nữa. Không nhớ hay không muốn nhớ!
Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn
Để chứng tỏ rằng, người ta không vu khống cho ông. Mời bạn đọc theo dõi nguyên đoạn phim 15 phút của WGBH-TV Boston phỏng vấn HPNT ngày 29 tháng 2, 1982, “Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong, 1982”(9) sau đây để thấy rõ ai là nạn nhân của ai?
Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời WGBH-TV Boston
Trích đoạn:
“Tôi đã đi trên những, những đường, đường hẻm mà ban đêm. Tôi tưởng là bùn, thì tôi mở ra, bấm đèn lên thì toàn là máu, lầy lội như vậy…Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra…” 5’57”- 6’14”
Giọng điệu năm 1997 của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được Thụy Khuê phỏng vấn thật khác xa với giọng điệu “khát máu” trong con người Hoàng Phủ Ngọc Tường năm 1982. Điều này tạo thành một vấn nạn, có ai tin được những điều Hoàng Phủ Ngọc Tường nói không?
Nếu quả thực Hoàng Phủ Ngọc Tường đã quên thì đây là dịp để ông nhớ lại từng câu, từng chữ một qua cuộc phỏng vấn của WGBH-TV vào ngày 29/2/1982.
Nhưng mọi chuyện bao che, nói quanh của Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành sự khôi hải đáng xấu hổ khi chúng ta cùng nhau xem lại cuộc phim tài liệu gốc mà WGBH-TV đã phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường đầy đủ chi tiết hơn rất nhiều so với một đoạn quá ngắn trong bộ phim tài liệu nhan đề “Viet Nam: A Television History”, (Part 7), ‘Tet 1968’. Published as a companion volume to “Vietnam: A Television History.” a 13–part documentary film series for the PBS network produce by WGBH Boston, in cooperation with Central Independent Television/ United Kingdom and Antenne–2/France, and in association with LRE Production.
Trong bộ film của WGBH-TV này, Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất hiện như một người cộng sản sắt máu, ngôn ngữ hận thù.
Đó là thái độ của một người cộng sản chính hiệu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường lộ nguyên hình là kẻ nói dối khi ông kể rằng chính ông ta chứng kiến cảnh dội bom của Mỹ vào một bệnh viện gần chợ Đông Ba làm chết và bị thương 200 người mà đêm tối anh ta đã dẫm lên và tưởng là đám đất bùn nhưng thật ra là máu và xác người chết.
Nguồn:
“Tôi nói riêng về vụ thảm sát là một vụ mà Mỹ đã đưa ra làm như là một cái bửu bối để đưa ra bàn Hội nghị Paris, để bội nhọ cách mạng Việt Nam. Đây là những điều mà tôi biết như là một người chứng nhân.” 2′-2’19’. (“This was something I knew very well because I was a witness”: phần dịch sang Anh ngữ của WGBH-TV ). Nguồn: WGBH Media Library & Archives. Web. September 14, 2015.
Như thế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đương nhiên xác nhận ông có mặt ở Huế. Như một nhân chứng.
Thế là đủ rồi. Còn có mặt ở Huế để làm gì lại là chuyện khác. Nhưng vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân là gì?
May mắn là chúng ta cũng được nghe cuộc phỏng vấn bà bác sĩ Phạm thị Xuân Quế, một Việt Cộng nằm vùng, với đài WGBH-TV(10). Những vai trò đó có phải là dẫn đường và làm điểm chỉ viên trong việc giết hại những giáo sư đại học, tu sĩ, sĩ quan, sinh viên và công chức VNCH trong cuổng tổng tấn công Tết Mậu Thân?
Ai đã cung cấp danh sách những nạn nhân có thể bị giết hại như trong nhận xét của John Prados sau đây?
“At Hue, too, the uprising failed, the populace horrified by the massacre of betwen 2,500 and 3500 persons, mostly civilian or families of Saigon government officials. The VPA and its NLF cadrers systematicallly took away people named on lists that had been prepared by local networks. (Both sides could play at that game: The CIA‘s chief for Hue escaped with a radioman, exphiltrating through ennemy lines in James Bond style, dressed in black and carrying exotic gear. He went immediately the the command post of the Marine general leading the response force and handed him a list that, according to a witness, contained thousands of names of NLF sympathizers in the Hue area.)”(11)
Đoạn văn này một cách công bằng bắt buộc phải xếp Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phạm Thị Xuân Quế vào những thành phần tay sai chỉ điểm cho cộng sản Bắc Việt xâm nhập vào Huế dễ dàng.
Nguyễn Đắc Xuân thời kháng chiến (1966-1974). Nguồn: bachovoihue.com
Nguyễn Đắc Xuân thời kháng chiến (1966-1974). Nguồn: bachovoihue.com
Từ cái giọng Huế, thái độ, ngôn ngữ xử dụng, tự nhận là chúng tôi như người trong cuộc có trách nhiệm cho thấy con người thật của HNNT là gì?
Đôi dòng về phỏng vấn của bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế
Rất ít người được biết bà Phạm Thị Xuân Quế là ai. Bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế sống ẩn tích từ trước 1975 và cả sau 1975. Tuy nhiên theo một tài liệu đã giải mật của CIA, Văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương Vụ, đề ngày thứ Sáu 11 Tháng Tư, 1975 do wikileaks.org công bố thì Bs Phạm Thị Xuân Quế là đại diện của Lực lượng Hoà giải Dân tộc trả lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh Hà Nội – phần Anh ngữ. Bà Quế cho biết bà đã hợp tác với chế độ (cộng sản) mới ở Huế.(12)
Nghe những lời bà trả lời phỏng vấn trong với WGBH-TV lưu trữ ở Open Vault thì thật sự ngỡ ngàng đến không hiểu được.
Tuy nhiên qua bà Quế, tự xưng là Việt Cộng, người ta có thể hiểu được phần nào những hoạt động của những người nằm vùng, của một sinh viên, trí thức Huế.
Những kẻ được gọi là Huế giết Huế.
Trong bài viết này, chỉ xin tóm lược vài ý nghĩ rời về những điều bà đã trả lời phỏng vấn trên.
Sau đây là những lời tố cáo của bà Quế một cán bộ cộng sản, độc ác và tàn bạo.
Bà gọi những người làm việc cho chính quyền miền Nam bằng một giọng y hệt cán bộ cộng sản như:
Bs. Phạm Thị Xuân Quế, Việt Cộng nằm vùng trước 1975. Nguồn:
Bs. Phạm Thị Xuân Quế, Việt Cộng nằm vùng trước 1975. Nguồn: WGBH Media Library & Archives. Web. September 14, 2015.
– Bọn chó săn, mật vụ nó bắt đổ bàn thờ và đi theo họ. Nó tra tấn dã man. Nó bắt con phải tố giác cha mẹ.
– Nhất là các chị có chồng đi bộ đội. Nó đánh đập, tra tấn, bắt ly dị chồng, xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ. Nó bắt phải lấy bọn chó săn, bọn mật vụ. Tôi cho là vô nhân đạo. Điển hình là ở Quảng Nam, những người phụ nữ có chồng đi tập kết. Nó lấy bao bố, cột lại, thả xuống sông. Chúng cột 40 người, rồi trôi sông ở đập Vĩnh Trinh.
– Và chính mắt tôi trông thấy.
Bà cũng có giọng điệu sắt máu như HPNT.
Thưa bà, nếu muốn giết một người thì miền Nam không dùng kỹ thuật của cộng sản là giết rồi cho vào rọ để trôi sông. Đó là lối giết hù dọa, nhằm cảnh cáo kẻ khác như trường hợp Ba Dũng giết Nguyễn Bá Thanh. Giết một người đe dọa muôn người.
Kỹ thuật cho vào rọ, rồi thả trôi sông là kỹ thuật sáng chế “độc quyền từ thời Cách mạng tháng 8”, của cách mạng!
Miền Nam – nếu quả có giết người thì dấu diếm, đào hố rồi chôn cất kín đáo lắm.
Bắt con tố giác cha mẹ cũng là chính sách của cộng sản thưa bà. Bắt các bà có chồng đi tập kết lấy mật vụ cũng là chính sách của cộng sản bà ạ.
Tuy nhiên qua bà Quế, người ta có thể hiểu được phần nào những hoạt động của những người nằm vùng, của một sinh viên, trí thức Huế. Những kẻ được gọi là “Huế giết Huế”.
Bà Quế chạy tội cho cộng sản và sẵn sàng nói rằng trong vụ Tết Mâu Thân, 99% các nạn nhân đều do bom đạn Mỹ. Căn cứ vào đâu, bà Phạm Thị Xuân Quế có thể xác quyết như thế?
Nếu tin rằng có oan hồn, có kiếp sau, có nhân quả, bà bác sĩ Quế sẽ ăn nói làm sao với các vong linh những người đã chết?
Hóa cho nên cả bọn chỉ học được một sách của cộng sản là: Sẵn sàng nói láo, sẵn sàng vu cáo, dối trá bất kể sự thật ra sa0
Về tết Mậu thân, bà cho biết:
– 1960, phong trào bắt đầu gây dựng, phát triển năm 1963. 1968, phong trào rất phát triển rất mạnh. 90% thành viên của phong trào hướng về cách mạng. (Huế tang tóc vì những tổ chức và những thành phần nội tuyến như bà Quế này.)
– Được tin ở trên cho biết sẽ tấn công ở Huế. Mạng lưới nội thành – mạng lưới của chúng tôi – đã bí mật hoạt động hợp pháp từ 1961. Có rất nhiều cơ sở.
– Từ 23 tháng 12 đến 29/1968 các cơ sở đã đi ra ngoài vùng và gánh vũ khi dấu trong những gánh rau. Do địch chủ quan, chị em qua mặt chúng và đã đưa được vũ khí vào thành phố. [Ở Sàigon, Việt Cộng tổ chức nhiều đám ma, trong quan tài chứa vũ khí – NVL].
– Phần tôi đang ở trường trung cấp y tá, đã in một số truyền đơn. Nội dung đưa ra chính sách khoan hồng đối xử thế nào với địch.
– Mặt khác lo chuẩn bị bánh tét cho thật nhiều. Chuẩn bị cứu thương. Và may rất nhiều cờ. Trong số cán bộ 1/3 vẫn không ra mặt, tôi ở trong số đó nên chúng không biết tôi là Việt Cộng.
03 Feb 1968, Hue --- Terrified Vietnamese Civilians in City of Hue 1968 --- Image by © Bettmann/CORBIS
Người dân Huế hân hoan đón chào cách mạng. 3 Tháng Hai 1968, Hue — Terrified Vietnamese Civilians in City of Hue 1968 — Image by © Bettmann/CORBIS


– Không khí những ngày đầu tết Mậu thân: Dân chúng có bàng hoàng. Nhưng không thiếu niềm vui phấn khởi, họ đóng góp nào bánh chưng, bánh tét, yêu cầu ngụy quân, ngụy quyền ra hàng. Tôi đi xem văn nghệ.
– Đặc điểm là bộ đội giải phóng dễ thương quá, thân tình khác hẳn thái độ hách dịch của lính ngụy.
– Đến ngày mồng 7, một số đông ngụy quân, ngụy quyền ra hàng. Nhờ các anh bộ đội đã đào hộ các hầm trú ẩn nên ngụy bắn đại bác, dội bom đã có chỗ núp.
– Tôi cũng lo bảo vệ các giáo sư ngoại quốc người Đức, đang ở số 2 Lê Lợi. Nhờ đó, bộ chỉ huy đã mời các ông ấy đến ở chỗ quân đội trú đóng để bảo vệ họ. Nhưng địch đã dội bom làm chết các giáo sư ấy cũng như cả bộ đội. Địch phản tuyên truyền, bao nhiêu người chết đều là do Việt cộng tàn sát. Nhưng có thể nói 99% là do bom đạn Mỹ sát hại.
Đọc xong những đoạn trích dẫn phỏng vấn, tôi thiết nghĩ bạn đọc đủ để có thể tìm một câu trả lời về trường hợp HPNT, một trong những kẻ được gọi là “Huế giết Huế”.
Bọn họ đến nay vẫn chạy tội và sẵn sàng nói rằng trong vụ Tết Mâu Thân, 99% các nạn nhân đều do bom đạn Mỹ. Căn cứ vào đâu, bà Phạm Thị Xuân Quế có thể xác quyết như thế? Nếu tin rằng có oan hồn, có kiếp sau, có nhân quả, Bà bác sĩ Quế sẽ ăn nói làm sao với các vong linh những người đã chết?
Nạn nhân của cộng sản Việt Namtrong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Nguồn: LIFE
Nạn nhân của cộng sản Việt Namtrong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Nguồn: LIFE
Hóa cho nên cả bọn chỉ học được một sách của cộng sản là: Sẵn sàng nói láo, sẵn sàng vu cáo, dối trá bất kể sự thật ra sao.
Xin đừng ‘Đùa thôi nhé’. Xin đừng giỡn đùa với sự thật.
Tôi thấy không cần thiết phải nói thêm điều gì nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét