Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Tình Yêu Thiên Chúa ?

Đức Dũng

25-Sep-2015
LTS: Nguyên tựa của tác giả là "Một thoáng nghĩ về tình yêu". SH thay tựa để không bị hiểu lầm là "tình yêu lứa đôi". Là một con chiên vô cùng ngoan đạo, tác giả tha thiết gửi đến chủ chăn những lời xây dựng rất công phu. Cá nhân chúng tôi cho rằng tác giả cũng chỉ lẩn quẩn trong cái tròng mà các giáo hoàng Ca-tô giáo đã nhồi sọ: "yêu Giáo Hội như yêu mẹ của mình", mặc dù Giáo Hội Ca-tô Việt Nam chỉ là sản phẩm của quân giặc để lại. Đúng là độc chiêu! Bắt tín đồ "nhận giặc làm Cha", "nhận con giặc làm Mẹ", và còn phải "vâng lời". Cái bẫy to lớn như thế thì hòa hợp, hòa nhập với ai và bằng cách nào?
Dù sao bài dưới đây chỉ là cầu mong giáo hội nhìn nhận lại (không biết để làm chi!) một đứa con đã bị ruồng rẫy vì không chịu "yêu mẹ" mà lại yêu đồng bào hơn. Nhưng người ta vẫn nghe các Cha giảng "Thầy Không Bảo Tha Thứ Bảy Lần Nhưng Là Bảy Mươi Lần Bảy!" (Matthêu 18,19-22). Chỉ thấy con chiên phải tha thứ cho các Cha mà thôi, các Cha không tha cho ai.
Hình ảnh của tác giả cung cấp
---"Chính con người đặt ra tôn giáo và tôn giáo đáp trả lại con người, thật đau khổ biết chừng nào!"--- (Đức Dũng)

Cách đây khá lâu, khoảng năm năm. Thứ Bảy, ngày 06/08/2011, tại Trung tâm Thánh Tâm Long Thắng, Giáo Phận Vĩnh Long - ấp Định Mỹ - xã Định Hòa – huyện Lai Vung – Tỉnh Đồng Tháp, Lm. Phêrô Nguyễn Văn Tường, Quản nhiệm Trung tâm Thánh Tâm Long Thắng, phát biểu chào mừng các thành viên tham dự buổi sinh hoạt chủ đề: “Tình yêu nhưng không của Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
nước sạch đóng chai
Được biết Trung tâm Thánh Tâm Long Thắng ở một vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là một họ lẻ ít giáo dân thuộc giáo hạt Sa Đéc, Giáo phận Vĩnh Long, nơi này hằng tuần vào các ngày thứ Bảy, các giáo dân từ các nơi xa thành thị tụ họp về dâng lời cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa do Cha Phêrô Nguyễn Văn Tường Quản nhiệm.  Đặc biệt, nhà thờ có một giếng nước khoan và qua hệ thống xử lý lọc nước tiên tiến cho ra nguồn nước đóng chai tinh khiết được bộ Y tế tỉnh Đồng Tháp chứng nhận. Nước tinh khiết đóng chai này được cung cấp miễn phí cho tất cả người dân vùng Long Thắng.
Nhưng ngày nay cha Phêrô Nguyễn Văn Tường ra sao? Người đời nhìn cha, không còn ai nhận ra sự thật. Cắt phép thông công là công cụ của kitô giáo thời Trung Cổ còn sót lại ngày nay, là vũ khí quyết liệt cuối cùng của Giáo Hội Công Giáo. Vâng, một kẻ bị trục xuất, bị cắt phép thông công thì phải sống cô đơn, không còn cách nào có được một cuộc sống bình thường như trước. Cái cô đơn này, cũng là cái quí giá hiếm hoi, làm lộ ra cái tình yêu sâu đậm, tạo nên sợi giây liên lạc thiêng liêng giữa Cha với  những ai yêu chuộng sự thật?
Thư tòa giám mục Vĩnh Long ban vạ tuyệt thông tiền kết cho Cha Tường
trái tim chúa, lòng chúa thương xót
Kể từ ngày 23/5/2014, cho đến nay, đã có biết bao nhiêu lời nghị luận, bàn tán trên internet và ngoài đời, xung quanh vấn đề của cha, đa chiều và rất phong phú, nhưng ở đây bài viết này, con không chia sẽ thêm vấn đề.
Con chỉ không hiểu tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi ở đâu?
Trong lời chia sẻ của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng nguyên Giám Đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn nhân dịp 25 năm linh mục: “Việc làm của chúng ta còn biết bao nhiêu động lực khác mà chúng ta nhiều khi không ý thức. Có khi để công việc được tốt đẹp, được thành công, chúng ta sẵn sàng đạp người khác xuống để bước lên, đạp một cách vô tư. Cách làm như vậy khiến công việc chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo hội một chút nào cả khi chúng ta gây mất hiệp thông trong Giáo hội.”
Trích trong một dịp tiếp kiến chung thứ tư hàng tuần tại Vatican. Ngày 11/9/2013 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội như yêu mẹ chúng ta, và cũng biết thông cảm các thiếu sót của Giáo Hội. Tất cả mọi bà mẹ đều có các thiếu sót, tất cả chúng ta cũng đều có các thiếu sót. Nhưng khi người ta nói tới các thiếu sót đó của mẹ chúng ta, thì chúng ta che đậy chúng lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi... Và Giáo Hội cũng có các thiếu sót của mình. Tôi có yêu mến Giáo Hội như thế, như tôi yêu mẹ tôi không? Chúng ta có giúp Giáo Hội trở thành xinh đẹp hơn, đích thật hơn, theo như Chúa muốn không? Tôi để lại cho anh chị em các câu hỏi này.”  Và xin đọc thêm  “Tất cả chúng ta là Giáo Hội và tất cả chúng ta đều bình đẳng trước mắt Thiên Chúa. Tất cả! Và tất cả chúng ta đều được mời gọi cộng tác vào việc sinh ra các kitô hữu mới cho đức tin, tất cả chúng ta đều được mời gọi là những người giáo dục trong đức tin, và loan báo Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi: tôi làm gì để cho các người khác có thể chia sẻ đức tin kitô? Tôi có phong phú trong đức tin của tôi không, hay tôi là một kẻ đóng kín? Khi tôi lập lại là tôi yêu một Giáo Hội không đóng kín trong ranh giới của mình, nhưng có khả năng ra ngoài, di chuyển, cả với vài nguy hiểm, để đem Chúa Kitộ tới cho tất cả mọi người, tôi nghĩ tới tất cả, tới tôi, tới bạn, tới mọi kitô hữu! Tôi nghĩ tới tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều chia sẻ chức làm mẹ của Giáo hội, tất cả chúng ta là Giáo Hội, tất cả; để cho ánh sáng của Chúa Kitô tới với tận cùng bờ cõi trái đất.
chùaTông huấn Giáo hội tại Á Châu phần kết luận Lm. Anton Nguyễn Ngọc Sơn đã viết: “Suy nghĩ về việc hội nhập văn hoá trong tông huấn Giáo Hội tại châu Á là một dịp để mỗi người chúng ta kiểm điểm lại đời sống thánh hiến của mình về các lĩnh vực thể lý, tri thức, đạo đức và mục vụ tông đồ. Tất cả những lĩnh vực này phản ánh những giá trị mà mỗi người chúng ta chọn lựa từ trong nền văn hoá Kitô giáo hay nền văn hoá dân tộc và thể hiện nét đẹp của chúng ra trong đời sống. Như thế, hội nhập văn hoá khởi đầu từ chính mỗi người chúng ta rồi mới lan toả ra trong xã hội và thế giới. Nếu chúng ta chọn lựa đúng những giá trị cao cả thì đời sống thánh hiến biểu lộ sự hội nhập tốt đẹp. Đời sống đó sẽ có sức thu hút những người khác tìm đến và gặp gỡ Đức Kitô ở trong ta cũng như để ta có thể giới thiệu Người và làm chứng cho Người một hiệu quả.”
Và Đức Giám mục Bùi Tuần trong bài: Cảnh báo các mục tử ngài viết: “Tôi thấy trong Hội Thánh tại Việt Nam, hiện tượng cứng lòng không phải là hiếm, hiện tượng đánh mất trái tim cũng không phải là ít, hiện tượng độc ác cũng có đó đây.” Và “Một trong những sai lầm khác mà nhiều vị lo sợ, là sự các ngài nhiều khi có thể đã dung dưỡng những thói quen xấu, mà các tư tế thời xưa đã tự hào, và đã bị Chúa Giêsu khiển trách, đó là thói quen đạo đức nặng về hình thức, căn cứ vào luật nọ luật kia, để tìm tư lợi, né tránh việc bác ái cứu người đau khổ.”
Kitô giáo từ nguyên thủy cho đến nay, mỗi thời kỳ mỗi khác, tương lai cũng khác, trong thế giới này luôn luôn thay đổi, một là phát triển, hai là suy vong. Trong bối cảnh của thế kỷ 21. Thời đại của lý trí, trí tuệ, kỷ nguyên số, internet. Giáo hội Công giáo hiện nay không thể trở về thời kỳ đen tối trung cổ Châu Âu, làm sao có thể che đậy được những gai góc của các vấn đề giáo hội địa phương. Qua lời phát biểu trên đây của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, Đức Giám Mục Bùi Tuần. Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng  và Cha Anton Nguyễn Ngọc Sơn  ta có thể thấy phải chăng vì tình yêu, các ngài đã thấy trong giáo hội như thế nào trong tương lai?, Và đã kêu gọi về tình yêu, Nhưng các ngài đã quên một điều là sự thật, trường hợp của Cha Phêrô Nguyễn Văn Tường là một thí dụ, chúng ta nên nghĩ suy vấn đề này như thế nào? Trong giáo hội mất tình yêu là mất tất cả.
Bây giờ chúng ta hãy xem thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong tác phẩm Nói Với Tuổi Hai Mươi, lá bối phát hành năm 1966 ngài viết vấn đề này ra sao?: “ Và làm sao cho những cộng đồng tôn giáo đều hướng về sự phát triển đời sống toàn diện của con người, làm sao cho mọi tôn giáo gặp nhau trong thái độ thực sự nhân bản, không lấy những nhận thức độc quyền về tôn giáo - những giáo điều, mà lấy con người làm đối tượng và cứu cánh.”
Trong dân tộc Việt Nam, nền văn hóa và nhân văn từ ngàn xưa, ông bà tổ tiên của ta, cũng dạy con cháu về tình yêu, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “thương người như thể thương thân” “lá lành đùm lá rách”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, lịch sử cũng đã chứng minh điều đó,
Chúng ta hãy đứng trên thực tế khách quan để nhìn rỏ vấn đề. Về một con người cụ thể, đó là Cha Phêrô Nguyễn Văn Tường Thật vậy con người là đối tượng của các tôn giáo, chính con người đặt ra tôn giáo và tôn giáo đáp trả lại con người, thật đau khổ biết chừng nào.
Giờ đây ta sẽ du hành trên con tàu không thời gian tưởng tượng, đi ngược về những miền đất xa xưa của nền văn minh kitô giáo, (Kính mong xem các bài tham khảo phụ đính dưới đây.) chúng ta sẽ thấy hết sự thật về tình yêu của kitô giáo, có rất nhiều lập trường và nhận dịnh khác nhau nhưng lại là sự thật lịch sử khách quan. Vâng chúng ta sẽ làm cuộc hành trình với một nghĩ suy thật khách quan, sự thật lịch sử vẫn là ngọn đuốc thắp lên trong ta và cho ta hiểu, khi ta nghĩ về một mối tình kitô, ta sẽ thấy vì sao một tôn giáo như vậy, mà trong suốt hai ngàn năm để lại những hậu quả vô cùng đau thương cho nhân loại, âu sự đời là như vậy.

Ta khẽ hỏi
Hỏi gió gió mỉm cười  lên chua chát
Hỏi mây mây tan biến ở phương nào
Bởi vì đâu trong đêm dài khổ lụy
Hồn ta đau vương vấn ngót năm rồi
Giờ còn lại chỉ mình ta với bóng
Ta xem đời ta lại phải xem ta
Và chợt hiểu ta đừng ôm hoài bão
Tham sân si gánh nặng biết bao lần
Hồn ta hỡi hãy vươn lên mà sống
Vỗ tay nào cho trọn kiếp nhân sinh
Hỡi Thánh giá có buồn vui không nhỉ
Duyên nợ tình  sao Ngài cứ lặng thinh
Thiên Chúa hỡi Ngài ở đâu chỉ lối
Cho con người luôn mãi mến thương nhau

Con hy vọng rằng, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam không lấy những giáo điều mà  hãy lấy con người làm đối tượng và cứu cánh, điều đó thật sự cần thiết cho ngày nay. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.Hãy nhìn lại Cha Phêrô Nguyễn Văn Tường một con người cụ thể, rất đáng trân quý và thương yêu.
Con cũng hy vọng rằng  một mùa xuân mới, mùa gặt mới cho nền văn hóa kitô hòa nhập với cộng đồng văn hóa dân tộc Việt Nam, lấy nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc Việt Nam làm chính và một vụ mùa bội thu cho nền văn hóa nước nhà. Vì tình yêu dân tộc Việt Nam bền vững đến muôn đời. /.
Đức Dũng
Ghi chú: Chữ khác màu trong bài là đường link tới bài gốc: (trên bàn phím nhấn CTRL đồng thời nhấn chuột trái)

Các bài tham khảo
Có Thực Mới Vực Được Đạo của tác giả: Trần Trọng Sỹ
Một số hình thức tôn giáo nguyên thủy phổ biến trong lịch sử và dấu ấn của nó trong tôn giáo hiện đại
Tư tưởng nguyên thủy - Vần đề nhận thức của loài người trong xã hội nguyên thủy
Bài học Israel - Nguyễn Hiến Lê
SỬ LƯỢC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (1533 - 2000)
Lược Sử Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam
THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM của Linh Mục Trần Tam Tĩnh
TIẾP THU SỰ GÓP Ý CỦA ÔNG VƯƠNG ĐÌNH CHỮ  VỀ CÁC ÔNG NGUYỄN HỮU CƯ (THƠ), NGUYỄN HOẰNG (HOÀNG),  NGUYỄN HỮU BÀI, THIERRY D'ARGENLIEU
Theo Bs Nguyễn Văn Thọ.
ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO (Phê Bình Giáo Lý)
Tôi Ác Của Lịch Sử Nhân Loại: Thập Tự Chinh.

Phụ Bản:
Một số hình ảnh trên Web Tổng giáo phận Sài Gòn về "Ngày họp mặt GĐ Phạt tạ Thánh Tâm các GP Đồng Bằng Sông Cửu Long". (Áo đen ở hình 2 là Cha Tường)

GPdongbang_Cuulong GPdongbang_CuulongGPdongbang_Cuulong

0 nhận xét:

Đăng nhận xét