Nghệ thuật hội họa được hình
thành từ rất sớm trong lịch sử của nhân loại và kể từ đó đến nay luôn có
sự phân chia rõ rệt 2 nhóm người: Có những người chỉ cần dùng vài nét
phác họa là có thể tạo nên một bức chân dung sống động, có người thì mất
cả giờ đồng hồ vẫn không vẽ xong đôi mắt.
Khả năng quan sát và ghi nhớ là cần thiết cho một họa sĩ (Ảnh minh họa)
Một số người cho rằng việc vẽ tốt hay không phụ thuộc vào “hoa tay” trời ban cho mỗi người. Điều này có thật sự đúng? Tại sao có sự phân chia khả năng vẽ tranh? Làm thế nào để có thể vẽ tốt hơn?
Các
nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm giải đáp câu hỏi
lâu đời nói trên. Họ cho rằng khả năng vẽ được tạo thành từ 3 yếu tố
chính.
- Khả năng nhận thức thế giới xung quanh của người vẽ.
- Cách người đó ghi nhớ các thông tin, hình ảnh nhìn thấy được.
- Họ chọn những yếu tố nào trong vật thể để vẽ lại.
3
yếu tố này đều là những quá trình xảy ra bên trong não bộ con người.
Nếu bạn không thể đáp ứng được các yếu tố trên thì cũng đừng quá lo lắng
vì theo các nhà nghiên cứu tại Đại học London, mọi người đều có thể cải
thiện chúng thông qua quá trình luyện tập.
Đầu tiên là khả năng “nhìn” thế giới xung quanh.
Nói một cách nôm na, những người không thể vẽ tốt là do họ chưa nhìn
thấy được hình ảnh thực sự của thế giới. Khi chúng ta nhìn vào 1 vật
thể, hệ thống thị giác sẽ tự động đánh giá sai các thuộc tính như kích
thước, hình dáng và màu sắc. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng
chính các phán xét sai lầm này đã dẫn đến sai sót trong một bức tranh.
Khá nghịch lý, đây lại là cách mà chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh.
Khả năng ghi nhớ lại đối tượng cần vẽ thông qua các hình ảnh đơn giản giúp tái hiện lại tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, hệ thống thị giác của chúng ta cũng rất “cố chấp”, nó luôn khẳng định kích thước của 1 vật là không đổi, bất chấp vật thể đó ở xa hay gần. Thực ra, hệ thống thị giác “biết được” là vật thể ở gần sẽ to hơn ở xa. Do đó, nó sẽ tự gửi thông tin sai về não để thông báo rằng “kích thước thật của vật thể không đổi đâu, đó chỉ là do sự xa gần thôi”.
Nhà
nghiên cứu Justin Ostrofsky và các đồng nghiệp tại Đại học New York cho
biết những người gặp vấn đề về khả năng xác định kích thước, hình dáng,
màu sắc và độ sáng sẽ mất đi khả năng vẽ đẹp. Trong khi đó, những người
vẽ tốt sẽ có cách chống lại sai lầm thị giác và “nhìn được” thế giới thật.
Tuy
nhiên, theo Rebecca Chamberlain, nhà tâm lý học tại Đại học London thì
sai lầm trong thị giác chỉ là 1 phần của vấn đề. Mới đây, Chamberlain và
các đồng nghiệp của cô đã thực hiện một số thí nghiệm để xác định vai
trò của khả năng ghi nhớ hình ảnh đối với năng khiếu vẽ.
Cuối
cùng, nhóm kết luận rằng những người có kỹ năng vẽ tốt, có khả năng ghi
nhớ được hình ảnh của đối tượng cần vẽ thông qua một hình ảnh khác đơn
giản hơn. Hơn nữa, người đó cũng cần phải có khả năng nhìn và nhớ một
vật thể ở 2 giác độ: tương quan tỷ lệ trên quy mô tổng thể; tập trung
vào từng chi tiết nhỏ của vật thể. 2 góc nhìn này sẽ được liên tục
chuyển đổi qua lại một cách linh hoạt trong quá trình hoàn thành một bức
vẽ đẹp.
Hơn nữa, theo nghiên cứu
vừa được công bố trên Tạp chí Tâm lý học, thẩm mỹ, sáng tạo và nghệ
thuật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra yếu tố thứ 3 hình thành nên
khả năng vẽ đẹp. Theo đó, một người có thể vẽ tốt do họ biết chọn những
thành phần quan trọng trong 1 vật thể để thể hiện lại.
Một họa sĩ sẽ nhìn được chi tiết quan trọng trên vật thể cần vẽ, sau đó
họ tập trung vào chi tiết đó và bỏ qua các yếu tố khác không cần thiết.
Sản phẩm cuối cùng là một bức vẽ tốt, đối tượng được thể hiện thông qua
các chi tiết trọng yếu.
Kỹ năng chọn các thành phần mấu chốt trên đối tượng để vẽ lại cũng góp phần tạo nên kỹ năng vẽ tốt
Hiện
tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm mối quan hệ tương hỗ giữa 3 yếu tố
nói trên trong quá trình vẽ. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố trên đều có
thể được cải thiện qua quá trình tập luyện. Chamberlain cho biết: “Tập
luyện là một việc làm quan trọng nhằm hoàn thiện kỹ năng vẽ. Có thể một
số người sở hữu khả năng thiên bẩm là “nhìn vật thể” chính xác hơn so
với những người khác. Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể được khắc phục bằng
các mẹo và quá trình thực hành”.
Thật
sự, trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Columbia, nhóm
nghiên cứu của Chamberlain đã phát hiện ra rằng kỹ năng vẽ của con người
sẽ được cải thiện theo thời gian tập luyện. Kết quả trên đã được kiểm
chứng một cách khách quan bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hội họa. Dựa
trên kết quả nghiên cứu này, các nhà tâm lý học đã gợi ý một số kỹ
thuật nhằm cải thiện khả năng vẽ của mỗi người.
- Xác định tỷ lệ xích thích hợp sao cho hình vẽ phù hợp với kích thước giấy vẽ.
- Cố định hình ảnh của đối tượng cần vẽ với những thứ xung quanh nhằm thể hiện chính xác nó tồn tại trong không gian như thế nào.
- Xác
định các thành phần đặc trưng của đối tượng cần vẽ. Xác định khoảng
cách giữa các thành phần và so sánh kích thước tương đối của chúng nhằm
hình thành nên bố cục của chủ thể.
- Xác định kích cỡ và hình dạng của “không gian âm” (vùng không gian trống giữa các bộ phận của đối tượng cần vẽ).
- Cuối cùng là xác định “ranh giới” giữa sáng và tối dựa vào quan sát thực tế.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng: “Hầu như không có kỹ năng nào của con người mà không thể cải thiện qua quá trình tập luyện”. Nói cách khác, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể vẽ và vẽ tốt. Do đó, đừng nên quá chú trọng vào định kiến “hoa tay” thiên phú. Chỉ cần chúng ta thích vẽ và tập luyện thường xuyên, chắc chắn chúng ta sẽ có những bức vẽ được đánh giá cao.
Theo Tinh Tế
Posted in: Van Hoá
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét