Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Chuyện thi cử và bảo vệ chất xám

thicu1cái chính là chính sách về tinh thần dân tộc, và ít nhất họ không bao giờ tạo ra một cơ chế thi đại học siết đầu vào và thả đầu ra như cách mà chúng ta đang làm.
 
thicu2
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia khép lại, mở ra "cuộc đua chứng khoán" điểm số vào các trường đại học, cao đẳng đầy tranh cãi, thậm chí có chút bức xúc trên toàn quốc. Người người, nhà nhà, ai đậu đại học cũng méo mặt vì mệt, ai rớt đại học cũng rã rời vì cố gắng cả một thời gian vẫn về tay trắng. Không khí thi cử, điểm số bao trùm các trường đại học, khiến thí sinh, phụ huynh, lẫn các trường đại học, cao đẳng cũng vất vả theo.
30 chưa phải Tết
Gian nan và khổ sở là vậy, ấy thế nhưng đến khi có kết quả đậu, thì nước mắt vẫn lăn dài trên má của không ít thí sinh. Bởi lẽ vô số rủi ro khác vẫn rình rập phía sau kỳ thi được gọi là "cải cách" của Bộ Giáo dục. Điển hình là các trường hợp từ "đậu" thành "rớt" vì tính toán sai điểm khu vực ưu tiên. Điều này không mấy ngạc nhiên khi năm nay thời gian nộp hồ sơ, nhập hồ sơ và xét hồ sơ diễn ra chớp nhoáng, với việc nộp vào và rút ra với mật độ dày đến chóng mặt, nên khâu xét vấp phải những sai sót khiến thí sinh điêu đứng là chuyện không khó hình dung.
Nhiều trường hợp khác cũng liên quan đến xác minh hồ sơ, khiến báo chí tốn không ít giấy mực trong cuộc tranh cãi đến thừa thải. Điển hình nhất là các trường hợp thí sinh thi vào trường an ninh hay cảnh sát nhân dân bị phát hiện "sai hồ sơ" nên "xém" bị cấm học trong thời gian qua. Mấy năm trước, kỳ thi đại học bắt đầu sau khi thí sinh nộp hồ sơ ít nhất 2-3 tháng - một khoảng thời gian đủ để các trường, trong đó có các trường cảnh sát, an ninh xem xét hồ sơ một cách cẩn trọng nhất. Trong khi năm nay, việc "chụp giật" trong nộp hồ sơ đã gây ra những sai sót đáng tiếc.
Quan trọng hơn cả là cách ứng xử "thiếu chuyên nghiệp" và có phần máy móc, lại "có vấn đề" về luật của các trường. Ví dụ, có trường hợp hồ sơ thí sinh sai vì "khách quan", cha bị tù treo khi chưa có gia đình, không ai trong nhà biết chuyện này, thì trường không cẩn thận suy xét tạo điều kiện cho thí sinh trước khi để truyền thông vào cuộc, rồi phải "đặc cách". Trong khi có trường hợp thí sinh cố tình khai sai sự thật, thì lại cũng "đặc cách" cho đậu. Xét đại học mà chịu áp lực của dư luận như thế, thì việc thi cử hay học hành có còn ý nghĩa nữa hay không ?
Thi cử khó khăn có giữ được nhân tài ?
Việc áp dụng một kỳ thi "quái đản" mang tên "2 trong 1" về lâu dài dẫn đến không ít các hệ lụy không mong muốn, mà một trong những điểm nổi bật chính là việc chảy máu chất xám. Thứ nhất, quá trình hội nhập đã đa dạng hóa cách thức và phương pháp giáo dục tại Việt Nam, trong đó cách học nhồi sọ, nặng lý thuyết đối với trẻ con ; hay việc dạy học theo phương pháp "thầy đọc trò chép" một chiều đã bắt đầu bị thay thế bởi phương pháp dạy học từ Mỹ, Châu Âu ở các trường phổ thông tư thục, trường nước ngoài hay trường liên kết quốc tế.
Thời chúng tôi, thế hệ 8X, còn trẻ con, "nhân tài" được xem như là người có khả năng tính nhẩm nhanh, làm toán nhanh, nhớ tốt, trả bài tốt, hay phải là những người làm được nhiều bài tập khó ở các môn toán, lý, hóa hay các môn khoa học tự nhiên nói chung. Nhưng hiện nay, một đứa trẻ có tiềm năng là đứa trẻ được phát triển một cách bình thường, không bị ép hay bẻ theo một hướng cố hữu do người lớn tạo ra. Có những đứa trẻ có điểm số rất bình thường khi học ở Việt Nam, nhưng khi ra nước ngoài, chúng bắt nhịp rất tốt và đạt được những trình độ mà "trẻ con học giỏi" theo kiểu Việt Nam vẫn khó có thể theo kịp. Như vậy, với các cách học mới du nhập, việc tạo ra điều kiện học đại học một cách đa dạng (chứ không phải qua một kỳ thi "bình mới rượu cũ" khiến ai cũng ngán ngẩm) sẽ là cách giữ chân các em học sinh "giỏi thật" chứ không phải chỉ "giỏi điểm số". Nếu vẫn duy trì kiểu thi nhiều tranh cãi này, ngay từ khi còn phổ thông, các em sẽ phải tìm cách ra nước ngoài học đại học thay vì chật vật thi đầu vào như "chơi canh bạc" ở Việt Nam.
Bản thân tôi đã chứng kiến không ít em học sinh Việt Nam học tại các trường tư thục và quốc tế, có kỹ năng, tư duy, tố chất và nổi bật về khoa học, nhưng vẫn âm thầm học một cách không đua thành tích, để rồi khi hoàn thành phổ thông, các em đủ điều kiện để bay sang các nước lớn để học tập. Có vị phụ huynh nói nửa đùa nửa thật với tôi "Em nó thi đại học ở Châu Âu hay Mỹ thì dễ, vì nó có ngoại ngữ và kỹ năng, cũng như đam mê khoa học. Trong khi thi ở Việt Nam chưa chắc đã đậu, có khi phải thi cả đời cũng chưa được vào các trường lớn của Việt Nam. Mà vào được rồi không khéo lại đâm dở, vì học ra thất nghiệp nhiều quá, phần vì đào tạo chưa tốt, phần vì môi trường đào tạo không mang đến động lực tìm tòi và phát triển tố chất, nỗ lực của các em. Học hoài, ì hoài, rồi cũng hư người".
Giữ nhân tài không phải bằng tiền
Việc giữ nhân tài bằng cách tạo ra môi trường thi cử đại học lành mạnh và thoải mái vốn đã được nói đến nhiều, nhưng vẫn cứ "làm hoài không tới". Việc nhân tài ra nước ngoài học, lại là một bài toán nan giải hơn rất nhiều. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc du học sinh ra nước ngoài học rồi trở về sinh sống không còn nhiều ý nghĩa bằng việc đóng góp cho quốc gia thông qua việc làm ăn hay kinh doanh. Người ta gọi đó là "tuần hoàn chất xám". Thử nghĩ xem, nếu ra nước ngoài học và tìm cách móc nối việc kinh doanh, việc làm ăn, hay cả các công việc mang tính xã hội (các dự án phát triển giáo dục, môi trường, bà mẹ và trẻ em,…) về cho đất nước mình, thì đó không phải tốt cho đất nước hay sao ?
Hiện nay không ít các doanh nghiệp nước ngoài do chính người Việt đi học và làm việc ở nước ngoài "dẫn mối" về. Hay các dự án phát triển được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các quỹ quốc tế,… cũng hiện diện ngày càng nhiều nhờ bàn tay của du học sinh Việt Nam tại khắp các quốc gia. Đó là một dấu hiệu đáng mừng, vì ít nhất các nước khác đang "nuôi quân" giúp Việt Nam khi nước nhà chưa có điều kiện trả lương cao như các nước bạn.
Nhưng muốn vậy, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho du học sinh quay về làm việc hay kết nối làm việc tại Việt Nam phải thật sự hội nhập. Không ít bạn trẻ về Việt Nam tìm cách làm ăn rồi lắc đầu trước nạn cửa quyền, thấy Việt kiều là mọi chuyện đâm ra nhạy cảm một cách khó giải thích. Người Việt chúng ta tỏ thái độ quan liêu với chính dân chúng ta, huống chi là người từ nước khác đến. Có trường hợp, các dự án phát triển cho dân được kéo về Việt Nam, nhưng những khúc mắt về nạn bôi trơn, lại quả,… khiến không ít bạn trẻ Việt ngao ngán rồi quay hẳn về phía khác.
Ở Mỹ, một đứa trẻ tiểu học có tiềm năng, nổi bật sẽ không khó được nhận thư khen động viên từ quan chức, thậm chí là Tổng thống. Đó không phải là những điều xa xỉ, mà là động lực cho trẻ con phấn đấu vì lý tưởng. Có lẽ vì thế mà lịch sử chưa đầy 200 năm đã chứng kiến một cường quốc hiện đại, thu hút mạnh nhân tài từ khắp thế giới. Ở Nhật Bản, người giỏi được trân trọng và đặt lên trên hết. Hay Singapore, một đảo quốc nghèo nàn 50 năm trước, cũng động viên bao lớp người ra đi về bên kia đại dương học tập rồi tự nguyện tìm về xây dựng quốc gia phồn thịnh. Các nước khác ban đầu cũng không cần đến quá nhiều tiền để giữ "chất xám", mà cái chính là chính sách về tinh thần dân tộc, và ít nhất họ không bao giờ tạo ra một cơ chế thi đại học siết đầu vào và thả đầu ra như cách mà chúng ta đang làm.
Cao Huy Huân 
Nguồn : VOA, 25/09/2015

0 nhận xét:

Đăng nhận xét