Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Thương hiệu Việt thiếu nội lực, giỏi nắm bắt cơ hội!


Theo một nghiên cứu của Masso Consulting về đánh giá của nhà đầu tư về giá trị của SMEs Vietnam cho thấy "giá trị hiện trạng của doanh nghiệp Việt nằm ở tài sản quan hệ (relational capital), bao gồm quan hệ khách hàng, kênh phân phối, chính quyền/chính phủ...tài sản bên trong, nội lực, không có giá trị cao vì thiếu R&D, năng lực vượt trội so với doanh nghiệp Quốc tế, chỉ trừ vài thương hiệu mạnh tiêu biểu. Nói cách khác DN Việt thừa hưởng sức mua của thị trường non trẻ mới nổi (emerging markets), đông dân, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có (nông/lâm sản, hải sản...), hơn là đầu tư nội lực
/sáng tạo nên giá trị gia tăng. Điều này cực kỳ rủi ro khi mội trường ngoài bất ổn, do chỉ tập trung nắm bắt cơ hội bên ngoài (windows of opportunity). Việc phụ thuộc quá nhiều vào môi trường ngoài, các doanh nghiệp dễ dẫn đến phá sản khi kinh tế khó khăn như hiện nay...". Kết luận này có thể được bổ trợ bởi kết quả nghiên cứu mới đây của CIEM như dưới đây:
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả điều tra, khảo sát đối với 2.449 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 10 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Tp HCM, Hải Phòng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gia đình, hộ gia đình không đóng góp nhiều cho hệ thống thuế. Hầu hết đơn vị không đóng thuế là doanh nghiệp hộ gia đình phi chính thức. Tính phi chính thức và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động hối lộ, tham nhũng và là các nhân tố chính trong môi trường kinh doanh của một số quốc gia.Theo TS Phạm Thu Hằng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu các mặt hàng không sớm được cải thiện sau khi đã nghiên cứu, nhiều doanh nghiệp có khả năng sẽ phải rút lui khỏi thị trường.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả điều tra, khảo sát đối với 2.449 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 10 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Tp HCM, Hải Phòng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…

Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gia đình, hộ gia đình không đóng góp nhiều cho hệ thống thuế. Hầu hết đơn vị không đóng thuế là doanh nghiệp hộ gia đình phi chính thức. Tính phi chính thức và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động hối lộ, tham nhũng và là các nhân tố chính trong môi trường kinh doanh của một số quốc gia.

Theo khảo sát, 34% số doanh nghiệp có các khoản chi phí phi chính thức trong năm 2009 và con số này tăng lên 38% trong năm 2011. Gần 26% các khoản chi phi chính thức có liên quan đến các dịch vụ công (tăng lên so với tỷ lệ 20% trong năm 2009). Điều này cho thấy, số doanh nghiệp hối lộ có khả năng tăng lên đáng kể.

Như vậy, kết quả báo cáo này cũng tương đối trùng với khảo sát về tham nhũng dưới góc nhìn của người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức vừa được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 20/11. Theo đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phải chi các khoản phi chính thức "để được việc".

Tuy nhiên, báo cáo này đã đưa ra một phát hiện bất ngờ, doanh nghiệp chi hối lộ không mở rộng lực lượng lao động của mình nhiều hơn so với các đơn vị không chi hối lộ. Song, các doanh nghiệp chi hối lộ cũng có xác suất "thoát" khỏi thị trường cao hơn (3%).

Nhận định về phát hiện này, TS Phạm Thị Thu Hằng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đặt câu hỏi: "Phải chăng, hàm ý ở đây là những doanh nghiệp làm ăn không bài bản, có vẻ như sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phải bỏ ra các chi phí không chính thức? Ngược lại, các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng vẫn có thể phát triển bình thường".

Làm rõ thêm cho hiện tượng này, GS John Rand, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch nói: "Mức độ chính thức hóa của doanh nghiệp tăng lên thì nguồn thu thuế cũng sẽ tăng lên, nhưng một số doanh nghiệp đã trả phí phi chính thức cho cơ quan thuế để trốn thuế".

Trong tổng số 2.508 doanh nghiệp được triển khai điều tra năm 2009, khoảng 20% công ty đã đóng cửa sau hai năm. Theo TS Phạm Thị Thu Hằng, kết quả điều tra cũng chỉ ra một thực tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xác suất thoát khỏi thị trường thấp hơn các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Bên cạnh đó, tới 40% cho biết không thể cải tiến sản phẩm hiện tại trong 4 năm được nghiên cứu. TS. Hằng cho rằng, khi thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là nội địa và vấn nạn hàng nhập lậu vẫn còn nhức nhối, việc cải tiến sản phẩm chiếm lĩnh thị trường là vô cùng quan trọng. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, khả năng thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường.

Thực tế cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, trước tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trên 42.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể. Về vấn đề tiếp cận tín dụng, điều tra cho thấy, nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cao, trong khi rào cản tín dụng đối với khối doanh nghiệp này chưa được cải thiện nhiều. Hiện còn gần 39% doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng.
 

(Masso Consulting tổng hợp, Dữ liệu CIEM theo Vneconomy)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét