Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc
08:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.
Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng
Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in nào tôi đã từng xem.
Bộ phim của Giả gồm bốn câu chuyện về những hành vi bạo lực được kết nối với nhau, hầu hết được lấy từ những câu chuyện trên báo chí hiện nay. “Thủy quái” thì nói về một người đàn ông tử tế nhưng cuộc đời bị hủy hoại bởi thị trưởng thành phố với sự tiếp tay của Giáo hội Chính thống Nga và một quan tòa tham nhũng.
Hai bộ phim đều rất tuyệt vời về mặt hình ảnh bất chấp cốt truyện ảm đạm của chúng. Bầu trời đêm trên bãi biển phía Bắc nước Nga đẹp một cách say đắm; và Giả cũng làm một rừng bê tông và kính của Thâm Quyến, thành phố khổng lồ nằm giữa Quảng Châu và Hồng Kông, trở nên tráng lệ. Sự lôi cuốn ở những câu chuyện huyền bí cũng làm nên điểm chung của 2 bộ phim, cuốn Ước bá ký (Book of Job) trong “Thủy quái” và những tình huống võ thuật hư cấu trong “Thiên chủ định”.
Bất động sản cũng chiếm một vai trò to lớn trong cả 2 bộ phim. Trong câu chuyện đầu tiên của “Thiên chủ định”, một quan chức ở địa phương đã trở thành một tỉ phú sở hữu cả máy bay riêng nhờ việc tước đoạt và bán đi các tài sản thuộc sở hữu tập thể trong vùng. Mọi thứ ở đất nước Trung Quốc hiện đại này – nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền nhưng những tư tưởng của Karl Marx thì đã chết giống như ở Nga – đều có thể đem bán, ngay cả những thứ đại diện cho chế độ Mao cũ. Trong một cảnh khác, chúng ta có thể thấy những cô gái bán dâm trong một hộp đêm kích thích các doanh nhân Hoa kiều bằng cách diễu qua diễu lại trong những bộ quân phục gợi cảm của Quân Giải phóng Nhân dân.
Câu chuyện trong “Thủy quái” tập trung vào một ngôi nhà xây bởi một người thợ máy tên Nikolay. Tài sản của ông bị chiếm đoạt bởi vị thị trưởng tham ô, người được Giáo hội Chính thống hối lộ để giành được quyền xây một nhà thờ mới trên đất của Nikolay. Nikolay bị gán tội giết vợ và bị xử trong một phiên tòa được sắp đặt.
Tầm quan trọng của bất động sản trong hai bộ phim này không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bất động sản, xây dựng và đất đai là những phương tiện quyền lực phổ biến trong các xã hội mafia – ở Trung Quốc và Nga không hề kém ở Sicily. Một lý do Trung Quốc trở thành một công trường khổng lồ, với những thành phố mới mọc lên chỉ sau một đêm, là bởi điều này thúc đẩy một nền kinh tế tăng trưởng nóng và đầy rẫy tham nhũng, được điều khiển bởi một Đảng Lê-nin-nít vốn đã tiền tệ hóa quyền lực chính trị bằng việc tước đoạt đất đai và xây dựng.
Việc Tổng thống Vladimir Putin của Đảng Nước Nga Thống nhất, khác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, không tuyên bố theo tư tưởng Marx dưới bất kỳ hình thức nào cũng không quan trọng gì. Cách mà chính phủ hai nước hoạt động vẫn tương tự nhau: các ông chủ đảng, các nhà tài phiệt và các quan chức tham nhũng chia nhau quyền lực, trong khi vẫn nâng cao chủ nghĩa Sô-vanh và các giá trị truyền thống – dù đó là các giá trị của Giáo hội Chính thống hay đạo Khổng. Các quan tòa bị mua chuộc hoặc bị đe dọa để đảm bảo những ông chủ này nằm ngoài vòng pháp luật.
Đảng của ông Putin được bầu lên ở Nga, cũng giống như đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Recen Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, đảng Fidesz của Thủ tướng Viktor Orban ở Hungary và chính quyền quân sự của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi ở Ai Cập. Đảng Cộng sản Trung Quốc không được bầu lên như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng đến điểm chung của các chính quyền này: sự hòa trộn của kinh doanh tư bản chủ nghĩa và chính trị độc tài.
Hình mẫu chính trị này được xem như một đối thủ đáng gờm của nền dân chủ tự do kiểu Mỹ, và có thể thực sự là như vậy. Nhưng trong suốt Chiến tranh Lạnh, nền tư bản độc tài, thường được đặt dưới các chính quyền quân sự, mang tính chống cộng và rất thân Mỹ. Nhà độc tài Park Chung-hee, cha của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Park Geun-hye, cũng như tướng Augusto Pinochet ở Chile, dưới nhiều góc độ là những người tiên phong của hình thức xã hội mà chúng ta đang thấy ở Nga và Trung Quốc.
Vì những nền độc tài ở những quốc gia vệ tinh của Mỹ kết thúc gần như cùng lúc với Chiến tranh Lạnh và bị thay thế bởi các chính phủ dân chủ tự do, rất nhiều người tin rằng dân chủ tự do và tư bản cuối cùng sẽ hội tụ ở bất kỳ đâu. Tự do chính trị có lợi cho kinh doanh và ngược lại.
Niềm tin không căn cứ của thế kỷ 20 này đã tan vỡ. Vào đầu năm nay, Orban tuyên bố rằng dân chủ tự do không còn là một mô hình khả thi. Ông lấy dẫn chứng về Nga và Trung Quốc, không phải vì ý thức hệ, mà vì ông cho rằng hai nước này có sức cạnh tranh mạnh hơn trên thế giới ngày nay.
Đương nhiên có những lý do để chúng ta nghi ngờ điều này. Nền kinh tế Nga quá phụ thuộc vào dầu lửa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và tính chính danh của hệ thống độc đảng Trung Quốc có thể sụp đổ nhanh chóng trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cách mà các chính quyền phi tự do sử dụng luật pháp phục vụ các mục đích của chúng cũng không giúp tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư, ít nhất là trong dài hạn.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, những xã hội được lột tả một cách chua chát trong “Thiên chủ định” và “Thủy quái” vẫn tỏ ra tốt đẹp trong mắt những người đã vỡ mộng với nền kinh tế trì trệ của châu Âu hay tình trạng bế tắc của nền chính trị Mỹ. Những doanh nhân, nghệ sĩ, kiến trúc sư… ở phương Tây, những người cần một nguồn vốn lớn cho những dự án của họ, thích làm việc với những chính quyền độc tài “được việc”. Những nhà lý luận phi tự do cực tả hay cực hữu ngưỡng mộ những lãnh đạo độc tài dám đứng ra đối đầu với Mỹ.
“Thiên chủ định” nhận được sự ca ngợi trên khắp thế giới ngoài Trung Quốc. Ngược lại, “Thủy quái” được chọn làm phim chính thức của Nga tham dự giải Oscar.
Có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc thiếu tự tin hơn ông Putin. Hoặc có thể Putin khôn ngoan hơn. Những người ủng hộ ông ở Nga hiếm khi xem một bộ phim nghệ thuật chứ đừng nói tới việc bị ảnh hưởng bởi nó; và một chút tự do ngôn luận này có thể thuyết phục người ngoài rằng vẫn còn một ít tự do dân chủ nào đó còn sót lại trong chính quyền độc tài của Putin – ít nhất trước khi niềm tin này cũng tan biến.
Ian Buruma là Giáo sư khoa Dân chủ, Nhân quyền, và Báo chí tại Đại học Bard. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance, và gần đây nhất là cuốn Year Zero: A History of 1945.
Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng
Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in nào tôi đã từng xem.
Bộ phim của Giả gồm bốn câu chuyện về những hành vi bạo lực được kết nối với nhau, hầu hết được lấy từ những câu chuyện trên báo chí hiện nay. “Thủy quái” thì nói về một người đàn ông tử tế nhưng cuộc đời bị hủy hoại bởi thị trưởng thành phố với sự tiếp tay của Giáo hội Chính thống Nga và một quan tòa tham nhũng.
Hai bộ phim đều rất tuyệt vời về mặt hình ảnh bất chấp cốt truyện ảm đạm của chúng. Bầu trời đêm trên bãi biển phía Bắc nước Nga đẹp một cách say đắm; và Giả cũng làm một rừng bê tông và kính của Thâm Quyến, thành phố khổng lồ nằm giữa Quảng Châu và Hồng Kông, trở nên tráng lệ. Sự lôi cuốn ở những câu chuyện huyền bí cũng làm nên điểm chung của 2 bộ phim, cuốn Ước bá ký (Book of Job) trong “Thủy quái” và những tình huống võ thuật hư cấu trong “Thiên chủ định”.
Bất động sản cũng chiếm một vai trò to lớn trong cả 2 bộ phim. Trong câu chuyện đầu tiên của “Thiên chủ định”, một quan chức ở địa phương đã trở thành một tỉ phú sở hữu cả máy bay riêng nhờ việc tước đoạt và bán đi các tài sản thuộc sở hữu tập thể trong vùng. Mọi thứ ở đất nước Trung Quốc hiện đại này – nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền nhưng những tư tưởng của Karl Marx thì đã chết giống như ở Nga – đều có thể đem bán, ngay cả những thứ đại diện cho chế độ Mao cũ. Trong một cảnh khác, chúng ta có thể thấy những cô gái bán dâm trong một hộp đêm kích thích các doanh nhân Hoa kiều bằng cách diễu qua diễu lại trong những bộ quân phục gợi cảm của Quân Giải phóng Nhân dân.
Câu chuyện trong “Thủy quái” tập trung vào một ngôi nhà xây bởi một người thợ máy tên Nikolay. Tài sản của ông bị chiếm đoạt bởi vị thị trưởng tham ô, người được Giáo hội Chính thống hối lộ để giành được quyền xây một nhà thờ mới trên đất của Nikolay. Nikolay bị gán tội giết vợ và bị xử trong một phiên tòa được sắp đặt.
Tầm quan trọng của bất động sản trong hai bộ phim này không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bất động sản, xây dựng và đất đai là những phương tiện quyền lực phổ biến trong các xã hội mafia – ở Trung Quốc và Nga không hề kém ở Sicily. Một lý do Trung Quốc trở thành một công trường khổng lồ, với những thành phố mới mọc lên chỉ sau một đêm, là bởi điều này thúc đẩy một nền kinh tế tăng trưởng nóng và đầy rẫy tham nhũng, được điều khiển bởi một Đảng Lê-nin-nít vốn đã tiền tệ hóa quyền lực chính trị bằng việc tước đoạt đất đai và xây dựng.
Việc Tổng thống Vladimir Putin của Đảng Nước Nga Thống nhất, khác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, không tuyên bố theo tư tưởng Marx dưới bất kỳ hình thức nào cũng không quan trọng gì. Cách mà chính phủ hai nước hoạt động vẫn tương tự nhau: các ông chủ đảng, các nhà tài phiệt và các quan chức tham nhũng chia nhau quyền lực, trong khi vẫn nâng cao chủ nghĩa Sô-vanh và các giá trị truyền thống – dù đó là các giá trị của Giáo hội Chính thống hay đạo Khổng. Các quan tòa bị mua chuộc hoặc bị đe dọa để đảm bảo những ông chủ này nằm ngoài vòng pháp luật.
Đảng của ông Putin được bầu lên ở Nga, cũng giống như đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Recen Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, đảng Fidesz của Thủ tướng Viktor Orban ở Hungary và chính quyền quân sự của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi ở Ai Cập. Đảng Cộng sản Trung Quốc không được bầu lên như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng đến điểm chung của các chính quyền này: sự hòa trộn của kinh doanh tư bản chủ nghĩa và chính trị độc tài.
Hình mẫu chính trị này được xem như một đối thủ đáng gờm của nền dân chủ tự do kiểu Mỹ, và có thể thực sự là như vậy. Nhưng trong suốt Chiến tranh Lạnh, nền tư bản độc tài, thường được đặt dưới các chính quyền quân sự, mang tính chống cộng và rất thân Mỹ. Nhà độc tài Park Chung-hee, cha của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Park Geun-hye, cũng như tướng Augusto Pinochet ở Chile, dưới nhiều góc độ là những người tiên phong của hình thức xã hội mà chúng ta đang thấy ở Nga và Trung Quốc.
Vì những nền độc tài ở những quốc gia vệ tinh của Mỹ kết thúc gần như cùng lúc với Chiến tranh Lạnh và bị thay thế bởi các chính phủ dân chủ tự do, rất nhiều người tin rằng dân chủ tự do và tư bản cuối cùng sẽ hội tụ ở bất kỳ đâu. Tự do chính trị có lợi cho kinh doanh và ngược lại.
Niềm tin không căn cứ của thế kỷ 20 này đã tan vỡ. Vào đầu năm nay, Orban tuyên bố rằng dân chủ tự do không còn là một mô hình khả thi. Ông lấy dẫn chứng về Nga và Trung Quốc, không phải vì ý thức hệ, mà vì ông cho rằng hai nước này có sức cạnh tranh mạnh hơn trên thế giới ngày nay.
Đương nhiên có những lý do để chúng ta nghi ngờ điều này. Nền kinh tế Nga quá phụ thuộc vào dầu lửa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và tính chính danh của hệ thống độc đảng Trung Quốc có thể sụp đổ nhanh chóng trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cách mà các chính quyền phi tự do sử dụng luật pháp phục vụ các mục đích của chúng cũng không giúp tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư, ít nhất là trong dài hạn.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, những xã hội được lột tả một cách chua chát trong “Thiên chủ định” và “Thủy quái” vẫn tỏ ra tốt đẹp trong mắt những người đã vỡ mộng với nền kinh tế trì trệ của châu Âu hay tình trạng bế tắc của nền chính trị Mỹ. Những doanh nhân, nghệ sĩ, kiến trúc sư… ở phương Tây, những người cần một nguồn vốn lớn cho những dự án của họ, thích làm việc với những chính quyền độc tài “được việc”. Những nhà lý luận phi tự do cực tả hay cực hữu ngưỡng mộ những lãnh đạo độc tài dám đứng ra đối đầu với Mỹ.
“Thiên chủ định” nhận được sự ca ngợi trên khắp thế giới ngoài Trung Quốc. Ngược lại, “Thủy quái” được chọn làm phim chính thức của Nga tham dự giải Oscar.
Có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc thiếu tự tin hơn ông Putin. Hoặc có thể Putin khôn ngoan hơn. Những người ủng hộ ông ở Nga hiếm khi xem một bộ phim nghệ thuật chứ đừng nói tới việc bị ảnh hưởng bởi nó; và một chút tự do ngôn luận này có thể thuyết phục người ngoài rằng vẫn còn một ít tự do dân chủ nào đó còn sót lại trong chính quyền độc tài của Putin – ít nhất trước khi niềm tin này cũng tan biến.
Ian Buruma là Giáo sư khoa Dân chủ, Nhân quyền, và Báo chí tại Đại học Bard. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance, và gần đây nhất là cuốn Year Zero: A History of 1945.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét