Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014
NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
23:19
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được ví như một "cánh tay" của doanh nghiệp bảo hiểm cùng với "cánh tay" kinh doanh trực tiếp. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo đầu tư an toàn và hiệu quả doanh nghiệp bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau :
2.1.Nguyên tắc an toàn
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu và bảo toàn nguồn vốn sử dụng.
Hoạt động đầu tư luôn đứng trước những rủi ro như :
w Rủi ro về lãi suất
w Rủi ro tín dụng
w Rủi ro thị trường
w Rủi ro tiền tệ
w Rủi ro biến động giá trong đầu tư chứng khoán .
Khi tiến hành hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú ý đến tất cả những rủi ro trên để hoạt động đầu tư được hiệu quả hơn.
Trước những rủi ro đó việc đảm bảo an toàn vốn là rất quan trọng , nó đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng từ đó tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm phân tán và giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải.
Nguyên tắc an toàn được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những lĩnh vực có mức độ rủi ro đầu tư thấp.Cụ thể như sau :
Điều 98,Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào những lĩnh vực sau:
w Mua trái phiếu chính phủ;
w Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
w Kinh doanh bất động sản;
w Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
w Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
w Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
(trích điều 98-Luật kinh doanh bảo hiểm)
2.2.Nguyên tắc sinh lời:
Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư là tạo ra lợi nhuận.Lợi nhuận cao là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Với doanh nghiệp bảo hiểm, lợi nhuận là rất cần thiết giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đứng vững trong cạnh tranh và thực hiện các chiến lược của mình. Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí và mở rộng phạm vi bảo hiểm.
Tóm lại đây là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp bảo hiểm theo đuổi . Tuy nhiên, muốn thu được tỷ suất lợi nhuận cao thì rủi ro khi đầu tư cũng tăng theo. Vì vậy nhà quản lý đầu tư cần nghiên cứu sao cho hoạt động đầu tư vừa đảm bảo nguyên tắc an toàn lại vừa đem lại mức lợi nhuận như mong muốn.
2.3.Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.
Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng các tài sản của mình để đáp ứng các trách nhiệm thanh toán đã đến hạn. Do các khiếu nại của các DNBH rất khó dự đoán nên họ phải giữ một tỷ lệ đầu tư nhất định vào các hạng mục đầu tư có tính thanh khoản cao để đảm bảo thanh toán ngay khi cần thiết.
Song song với mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán.Thực tế hai mục tiêu này thường có sự đánh đổi lẫn nhau: Khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng khả năng rủi ro, nếu rủi ro thực tế xảy ra thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ. Do đó việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý vì doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải thanh toán cho khách hàng bất kỳ lúc nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
¯ Tất cả các nguyên tắc đầu tư cần được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vốn đầu tư được hình thành từ nguồn nào.
Đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm từ các nguồn vốn nợ (như các quĩ Dự phòng nghiệp vụ ) phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các nguyên tắc đầu tư trên. Bởi vì đây không phải là tiền của doanh nghiệp bảo hiểm mà là khoản nợ của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Các nguyên tắc đầu tư trên đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần đa dạng hoá các hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư thích hợp với quy mô của doanh nghiệp cũng như phù hợp với điều kiện thị trường.
3.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ :
3.1.Nguồn vốn điều lệ
Doanh nghiệp bảo hiểm thường phải ký một phần vốn điều lệ của mình theo quy định của pháp luật. Ơ Việt Nam hiện nay quy định bằng 5% vốn pháp định, phần còn lại DNBH có thể đem đi đầu tư sinh lời.
Trong DNBH nhân thọ, nguồn vốn này chưa phải là chiếm tỷ trọng lớn nhưng có vai trò khá quan trọng. Nó là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nên không chịu sự kiểm soát và quy định chặt chẽ của pháp luật, do đó DNBH có thể đem đầu tư vào những khoản mục có tỷ suất lợi nhuận cao nhằm phục vụ những chiến lược và mục tiêu của mình.
3.2.Quỹ dự trữ bắt buộc
Trong quá trình kinh doanh rủi ro, bản thân DNBH cũng có thể gặp phải những rủi ro gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến khách hàng.Vì vậy Nhà nước phải yêu cầu DNBH phải trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc để không những đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà còn bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định các DNBH phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc, mức tối đa của quỹ này là 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
3.3.Quỹ dự trữ tự nguyện
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH luôn phải duy trì khả năng thanh toán của mình. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH có thể thành lập quỹ dự trữ tự nguyện. Quỹ này được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. DNBH thành lập thêm quỹ này nhằm tăng khả năng thanh toán của mình, thực hiện tốt các cam kết với khách hàng.
Các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện của DNBH thường chiếm tỷ trọng không lớn trong nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhưng cũng có vai trò quan trọng, góp phần tăng doanh thu và đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH.
3.4.Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và lợi tức để lại của doanh nghiệp.
Vào cuối mỗi năm tài chính, lợi nhuận sau thuế của DNBH được sử dụng để chia cổ tức cho cổ đông đối với công ty cổ phần, trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi,... phần còn lại sẽ được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, DNBH còn có các quỹ đầu tư hình thành từ lợi tức để lại, đảm bảo cho những cam kết có chia lãi.
3.5.Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
a, Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong DNBH
Theo quy định hiện hành thì dự phòng nghiệp vụ là quỹ bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải lập để thực hiện cam kết với khách hàng theo hợp đồng bảo hiểm trong mọi tình huống. Ngoài ra,các quỹ dự phòng nghiệp vụ còn đóng vai trò " van điều chỉnh " thu , chi và lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn trong tình trạng phát triển và ổn định.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vận hành tuỳ tiện sẽ phản tác dụng và gây hại cho doanh nghiệp.
Dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chiều hướng ngày càng tăng về quy mô do tăng trưởng về nghiệp vụ và mức giữ lại. Sự tăng trưởng của quỹ dự phòng nghiệp và tính ổn định tương đối của nó trở thành một tiềm năng tài chính của doanh nghiệp ,được doanh nghiệp sử dụng vào đầu tư trong chiến lược kinh doanh tổng hợp kinh doanh của mình .
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của DNBH bao gồm :
§ Dự phòng toán học;
§ Dự phòng chi trả ( bồi thường);
§ Dự phòng đảm bảo cân đối;
§ Dự phòng chia lãi;
b, Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH nhân thọ là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ.
Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khoản tiền bồi thường xuyên trong kỳ đối với DNBH nhân thọ là lớn hơn hoặc bằng 5% tổng dự phòng nghiệp vụ.
Cuối mỗi năm tài chính, DNBH trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ từ quỹ tài chính bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và cho phần trách nhiệm còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong năm tài chính tiếp theo, các quỹ dự phòng nghiệp vụ thường không phải sử dụng để chi trả, bồi thường hết ngay. DNBH có thể lấy từ tiền phí thu được trong năm để chi trả bồi thường cho phần trách nhiệm phát sinh từ những hợp đồng ký từ những năm trước. Do vậy DNBH sẽ có một phần quỹ dự phòng nghiệp vụ là "nhàn rỗi " có thể đem đi đầu tư để sinh lời.
Trong các nguồn đầu tư trên thì nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của DNBH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư. Đối với DNBH nhân thọ, nguồn vốn này chiếm đến trên dưới 90%. Việc đầu tư nguồn vốn này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Ở Việt Nam luật pháp quy định như sau:
w Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế .
w Mua cổ phiếu ,trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa là 50%vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
w Đối với việc kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa là 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét