Năm nay mùa lễ hội mua sắm, vui chơi Giáng sinh không mấy hứa hẹn vì cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Người có đạo hay không cũng sống trong bầu không khí ảm đạm của nỗi lo mất việc, mất nhà. Ngày nay, người ta vui buồn với ngày lễ Giáng sinh không hẳn là vì ngày Chúa Giêsu sinh ra đời, mà vui buồn theo doanh số bán hàng của một vụ mùa lễ hội, của công ăn việc làm. Những tấm thiệp với lời chúc “Happy Holidays” và “Greetings Season” thay thế dần các tấm thiệp với hàng chữ “Merry Christmas” qua từng mùa Giáng sinh.
Sự thay đổi này là vì chúng không còn phù hợp với sự hiểu biết của một bộ phận nhân loại ngày nay về sự tồn tại của một Đấng Cứu Thế, và vì nền “kinh tế thị trường” không thể để đồng tiền trong xã hội chỉ chảy vào trong các nhà thờ. Nhưng ở Việt Nam, việc tập trung cầu nguyện “đòi đất “ của mấy ông linh mục và giáo dân trong năm không thành và dĩ nhiên, càng không thể vui. Nếu việc cầu nguyện bất chấp pháp lý và đạo lý mà vẫn thành tựu, thì chắc là có sự trục trặc truyền thông giữa những người cầu nguyện và Đức Chúa Trời của họ vì: “ Không có Thầy các con không làm được gì” (Ga 15, 1-8).
Bao nhiêu năm Giáo hội Công giáo nằm trong bóng tối của lịch sử nay chỉ vì tham vọng muốn lập công với Vatican, đòi cho bằng được cái tòa khâm cũ, trong lúc Vatican đang tìm cơ hội thiết lập bang giao. Một hành động làm dư luận xã hội phản ứng gay gắt và dữ dội. Truyền thông trong và ngoài nước vạch trần các thủ đoạn phá hủy và cướp đất Chùa Báo Thiên để xây dựng Nhà Thờ, Đại Chủng viện của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, mà đa phần là các con chiên có thế lực nhờ dựa vào ân sủng của họ vào cuối thế kỷ thứ 19. Mưu sự tại nhân và thành sự tại nhân quả là điều tất yếu.
Người công giáo quen hành xử kiểu “con một” dưới sự bảo bọc của các chính quyền công giáo ngày xưa. Nay sống dưới chế độ mới, mọi tôn giáo phải “thượng tôn pháp luật” của một nước chứ không phải “giáo luật” nên những thói quen cũ làm họ cảm thấy luôn thiếu “công lý và hòa bình”. Ngày xưa khi có vấn đề tranh chấp giữa nhà thờ với các cá nhân hay tổ chức khác họ thường dọa: “Ăn của Bụt, một trả mười, ăn của đức Chúa Lời, một trả bằng muôn!”. Điều này chỉ có một nửa sự thật. Vế đầu sai, vế sau đúng. Phật pháp không tranh chấp với thế gian.
Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc SơnĐức Thánh Trần: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ.”
Tháng ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về.
(Nhân dân gọi là Cha hay Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần chứ không gọi trực tiếp tên ngài, và Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh),
Hay tôn vinh những vị tổ làng nghề để thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hoặc niềm tự hào sự đóng góp một nét văn hóa đặc trưng vùng miền trong cộng đồng dân tộc như Hội Quan họ Bắc Ninh, giỗ Tổ các làng nghề..
Các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của dân tộc đã hình thành nên bản sắc riêng của người Việt nhưng trong thời kỳ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhiều chùa chiền, đình miếu bị phá hủy và chiếm đoạt để xây dựng nhà thờ, chủng viện.. Đối với tín ngưỡng bản địa, giáo điều của đạo cấm con chiên thờ cúng ông bà, tổ tiên, đến nỗi Cụ Đồ Chiểu phải than thở cho “thế thái nhân tình”:
Thà đui mà giữ đạo nhà,Trong khi đó Tam giáo, trong quá trình hội nhập đã làm phong phú thêm nền văn hóa bản địa trong nhiều lãnh vực như chính trị, quân sự, triết học, văn học nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc và y thuật v.v.. (vì phạm vi của bài viết chỉ xin sơ lược qua vài điểm). Ảnh hưởng của Phật giáo đối với người Việt Nam và ngược lại, đã hình thành nên những nhân vật lịch sử như Thánh Chử Đồng Tử, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Bồ tát Thích Quảng Đức …
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Nhiều từ ngữ trích từ kinh sách Phật trở thành từ ngữ phổ thông như một số từ ghép với chữ “nghiệp” và “duyên” v.v.. Cụm từ “Hằng hà sa số”, tức nhiều như cát sông Hằng để diễn tả “vô lượng” hoặc, nổi cơn “tam bành, lục tặc” (1) là chỉ sự giận dữ phát sinh từ “tam độc” tức tham, sân, si, và "lục tặc" là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Khổng giáo với nguyên tắc ứng xử trong quan hệ xã hội: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, dạy con gái “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”, phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tôn sư trọng đạo”.. Lão Trang với thuật phong thủy, dưỡng sinh, y thuật, sống chan hòa với thiên nhiên..
Thông thường, con người xem công danh, phú quí là mục tiêu mong đạt được trong cuộc đời nhưng ảnh hưởng của Tam giáo qua quan niệm về phú quí, công danh và thịnh suy mà những người Việt tiêu biểu, đã có danh phận trong lịch sử nước nhà như Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Thiền sư Vạn Hạnh đối với cả “đạo và đời” được phản ánh qua các bài thơ điển hình sau:
Vịnh cảnh nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thị đệ tử
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (Thiền sư Vạn Hạnh)
Dạy đệ tử
Thân như bóng chớp chiều tà Cỏ xuân tươi tốt thu hoa rụng rời
Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành (Thích Mật Thể dịch)
Hay Nguyễn Công Trứ và Trần Thái Tông với cái “nhàn” cùng trăng.
Cảnh nhàn
Thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn (2)
So lao tâm lao lực cũng một đàn
Người trần thế muốn nhàn sao được
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn. ……
(Nguyễn Công Trứ)
Ký Thanh Phong Am Tăng Đức Sơn
Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình
Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh
Cá trung tư vị vô nhân thức
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh
(Trần Thái Tông)
Gửi Nhà Sư Đức Sơn Am Thanh Phong
Gió sân trăng gõ cánh tùng
Lòng theo cảnh sáng trong cùng cỏ cây
Bao nhiêu thú vị ai hay
Sư trong núi cũng vui vầy sáng đêm.
(Nguyễn Duy dịch)
Yên Tử (Quảng Ninh) |
”Trăm năm tích đức, tu hành Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. |
Chùa Keo: (Thái Bình) |
Dù cho cha đánh mẹ treo, Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. |
Chùa Hương : (Hà Tây) |
Ai đi trẩy hội Chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua sắng ngọt biết còn thương chăng? |
Chùa Tây Phương: (Hà Tây) |
Ấy ngày mồng tám tháng ba Ăn cơm với cà đi hội Chùa Tây |
Chùa Thầy: (Hà Tây) |
Nhất vui là hội Chùa Thày Vui thì vui vậy chẳng tầy chùa Mơ. |
Người Công giáo cũng có những câu tựa như ca dao, tục ngữ nhưng thực tế mang tính chất “giáo ngữ” hay “phương ngữ” và chỉ phổ biến trong cộng đồng giáo dân thuần nông, và chúng không có tính chất phổ thông để được xem là “ca dao” theo định nghĩa: “Ca dao là câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian”:
Tất cả các câu có vần điệu nêu trên đều đề cập đến chuyện trồng trọt của nhà nông. Việt Nam là một xứ nông nghiệp, những tập quán canh tác của người nông dân đã có từ ngàn xưa, trước xa thời điểm đạo Thiên chúa du nhập vào Việt nam (1533), và thậm chí trước cả khi Chúa Giêsu sinh ra đời. Người nông dân Việt Nam có hẳn một bài ca dao về lịch canh tác của mình suốt 12 tháng trong năm mà hầu như mọi người đều biết. Vì vậy, những giáo ngữ trên đã vay mượn thời gian mùa vụ, kinh nghiệm trồng trọt của người nông dân để gán ghép vào những ngày lễ tôn giáo của mình chỉ với mục đích nhắc nhở con chiên nhớ ngày mà đi lễ, chứ không phải nhắc nhở người nông dân lao động, vì nếu những ngày trên rơi vào ngày chủ nhật, ngày chỉ dành để cầu nguyện và “kiêng việc xác”, mà ta đặt chúng vào trong bối cảnh của thế kỷ 18,19 và trước đó, thì liệu giáo dân có được phép ra đồng lao động sản xuất mà không mắc tội với Chúa? Còn đây là ca dao về lịch canh tác của người nông dân Việt Nam, rất chi tiết và thực tế mà không cần vay mượn, gán ghép với bất kỳ lễ hội nào.
- Lễ Rosa (7-10) thì tra hạt bí
- Lễ Các thánh (1-11) thì đánh bí ra.
- Lễ Các thánh gánh mạ đi gieo
- Lễ Sinh nhật (25-12) giật mạ đi cấy.
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà,
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô,
…………
Lễ hội của người Công giáo thường giới hạn trong phạm vi nhà thờ, các giáo xứ, giáo họ “toàn tòng”, và “linh địa”, là nơi được cho là có sự xuất hiện của bà Maria Hơn 90% dân số Việt Nam là người không theo đạo Thiên chúa vì vậy, tuyệt đại đa số nhân dân không biết và không quan tâm đến các ngày lễ hôi có dính dáng đến việc đồng áng gì đó của người Công giáo. Vì sự giới hạn này nên các lễ hội của người Công giáo không mang tính phổ biến, chưa kể đến các yếu tố phi truyền thống dân tộc khác. Còn các lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam thì người Công giáo lại là người “ngoại đạo” vì do các nghi lễ truyền thống thường có nghi thức dâng hương, khấn vái để tri ân tiền nhân, người là chủ thể của buổi lễ, những điều mà người có đạo không được phép làm.
Bản chất của người theo đạo Công giáo kể từ khi đạo Thiên chúa du nhập vào Việt Nam cho đến ngày hôm nay hầu như vẫn không thay đổi. Ta có thể nhận biết sự “đồng hành” cùng dân tộc như thế nào qua sự kiện tang lễ của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thông cáo chiều 12/6/2008 của Chính phủ Việt Nam về việc tổ chức tang lễ, nghĩa là toàn thể nhân dân được thông báo về lễ tang sắp được tiến hành thế nhưng, ngay ngày hôm sau ở La vang:
- Vietcatholic : LA VANG - Hôm nay, ngày thứ sáu, 13 tháng 6 năm 2008, Phái đoàn Toà Thánh gồm Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh, Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Vụ trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các dân tộc, Đức ông Luis Mariano Montamayor, Tham biện Toà Sứ thần tại Phủ Quốc Vụ Khanh đến Thánh Địa La Vang. Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng đi theo Phái đoàn. Đúng 08g30, đội kèn của Nhà Thờ Chính Toà Phủ Cam cử hành bài Hành Khúc Giáo Hoàng trong khi được tin Phái đoàn sắp đến Thánh Địa La Vang. Cọng đoàn hành hương hân hoan vui mừng đón tiếp Phái Đoàn đến. ...
Nhận thức rõ rằng đạo Thiên chúa du nhập vào Việt Nam đã gần 500 năm, nhưng vẫn không thể hòa nhập được vào nền văn hóa bản địa như các tôn giáo ngoại sinh khác nên Vativan cho phép Giáo hội Công giáo Việt Nam “Việt Nam hóa” hình ảnh của mình để tạo cảm giác” đạo” và dân tộc không có sự xung đột văn hóa, như xây dựng nhà thờ có kiến trúc giống như cổng làng, đình chùa Việt Nam, tiêu biểu là Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình, sử dung các pháp khí (lư hương, chân nến v.v..), thắp hương như tập tục của người Việt hay cố lạc dẫn quan niệm “ông Trời” của người Việt là cách nói đến “Chúa Trời”, xây dựng hình tượng bà Maria bồng Chúa hài đồng, mặc áo dài, khăn đóng. Hiện trong “thánh gia” chỉ còn thiếu hình ảnh ông Giu-se, ba của Chúa Giê-su, mặc áo the thâm, khăn đóng cho phù hợp với trang phục truyền thống của người Việt mà thôi!
Nhà thờ Phát Diệm |
Bà Maria và Jesus trong trang phục truyền thống của Việt Nam |
Ý thức được những tác hại của Thiên chúa giáo và Tin Lành đối với dân tộc mà quá trình lịch sử đã chứng minh, một số nhà trí thức Việt có đạo “giác ngộ” bản chất thật của tôn giáo độc thần này, đã lên tiếng cảnh báo và vạch mặt như ông cựu Thẩm phán Bùi Văn Chấn, BS Nguyễn Văn Thọ v.v.. Một số nhà trí thức dân tộc khác cũng đi tiên phong trên mặt trận giãi hoặc Ki tô. Các vị này đã nghiên cứu và phổ biến các tài liệu lịch sử nói lên tội ác của các tôn giáo độc thần, của Vatican đối với dân tộc Việt Nam cũng như nhân loại như Sử gia Nguyễn Mạnh Quang, Giáo sư Trần Chung Ngọc, Cao Huy Thuần v.v.. và tất nhiên, khi các nhà viết sử hay các học giả viết về lịch sử cận đại của Việt Nam thường không thể tránh đề cập đến mối quan hệ “gắn bó” giữa người Công giáo với thực dân Pháp và chế độ do người Mỹ dựng lên . Người ta hay dùng cụm từ “hãy để lịch sử phán xét” nhưng thật ra lịch sử chỉ ghi nhận các sự kiện diễn ra một cách trung thực, khách quan do những người viết sử trung thực và khách quan viết. Lịch sử không phê phán hay thiên vị “lương hay giáo”, “quốc hay cộng”, việc phán xét là cả của dân tộc, dựa trên sự thật lịch sử và không ai có thể xuyên tạc, nhưng những con chiên quá ngoan đạo (cuồng tín) thường phản ứng vô trí với những sự thật lịch sử, một phần vì mặc cảm với những hành vi mà người Công giáo đã gây ra cho dân tộc, một phần là do tính chất của não trạng nên thường thóa mạ, vu khống, chụp mũ “linh tinh” những người trình bày sự thật lịch sử để bênh vực, chạy tội. Ngoài ra, những thiện tri thức khác góp phần nâng cao dân trí, đặt biệt là cho các thế hệ trẻ, hướng nhận thức người dân nhận biết sự thật lịch sử cũng đã góp phần hạn chế tích cực sự tác hại của văn hóa thánh kinh đối với dân tộc Việt nam. Giãi hoặc Ki tô là giãi phóng sự nô lệ tinh thần của con người vào cái gọi là “thánh kinh”, làm cho người dân biết yêu dân tộc và tổ quốc của mình, nâng cao dân trí, dựa trên sự thật lịch sử để trình bày chứ không phải là do ác cảm hoặc kỳ thị một tôn giáo.
Vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi cho việc giao thương và giao thoa giữa các nền văn hóa, tôn giáo từ Đông sang Tây như lịch sử đã ghi nhận. Nhờ tính cách hòa đồng, hòa hiếu của người Việt nên các nền văn hóa, các tôn giáo ngoại sinh dễ hội nhập và sống chung hòa hợp, đa thần, ai tin gì thờ nấy, kể cả Thiên Chúa giáo, như trong thời gian đầu truyền đạo tại VN vào khoảng thế kỷ 16. Nhưng chính người Công giáo lại tự đặt mình lên trên và ra khỏi cộng đồng dân tộc, tự cho mình độc quyền chân lý, nhân danh thượng đế để “khai sáng” và cấu kết với ngoại bang nhằm “thủ tiêu” nền văn hóa bản địa nên vấp phải ý chí bảo tồn bản sắc của dân tộc Việt Nam. Người Công giáo xem kinh thánh là “la bàn” nên không thể thay đổi được bản chất và vì vậy, không thể hội nhập được với nền văn hóa Việt Nam mà ta có thể nhận biết thông qua các lễ hội dân tộc truyền thống. Và nếu là người biết suy nghĩ thì phải nên tự đấm ngực mà trách mình “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi bề” chứ không phải đổi thừa cho dân tộc Việt Nam thiếu lòng khoan dung!
SG, 12-2008
(1) Tam Bành. Theo Lão giáo, đây là 3 vị ác thần họ Bành là Bành Chất, Bành Cư (Cứ, Cử, Sư), Bành Kiêu (Kiểu, Kiều, Kiển, Hiên).
(2) Chợ nằm trước cửa thì huyên náo; trăng soi dưới cửa thì thanh nhàn. Câu này Nguyễn Công Trứ cũng có ý chơi chữ: Chữ "thị" nằm trong chữ "môn" thành chữ "náo"; trong khi chữ "nguyệt" nằm trong chữ "môn" thì thành chữ "nhàn".(theo VNthuquan.net)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét