Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014
Những nguyên nhân hủy diệt Trái Đất trong mắt các nhà khoa học
08:13
Hoàng Phong Nhã
No comments
Có nhiều nguyên gây cho trái đất diệt vong mà các nhà khoa học đã tưởng tượng ra để đề phòng trước tương lai.
Gần đây, càng ngày càng có nhiều giả
thuyết về ngày tận thế được nêu ra hơn. Các câu chuyện, bộ phim viễn
tưởng thường được xây dựng nên trên nền tảng là trái đất bị diệt vong
theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ việc bị hủy hoại đối với
trái đất không quá dễ dàng. Lịch sử của hành tinh này đã từ rất rất lâu,
và trong suốt cuộc đời nó đến bây giờ đã có rất nhiều những diễn biến
xảy ra. Từ những vận động từ bên trong cho đến những cú va chạm mạnh mẽ
từ bên ngoài tuy cũng để lại nhiều dấu tích, nhưng có thể thấy là trái
đất vẫn tồn tại. Chỉ có một vài những điều kiện nhất định mới có thể
quyết định sự tồn vong của hành tinh chúng ta. Và bài viết này xin cung
cấp vài cách có thể hủy diệt trái đất. Tất nhiên là chúng đều mang tính
giả thuyết khoa học là chính.
Nguyên tử chứa đựng những phần tử nhỏ hơn gọi là hạt quark
xuất hiện dưới hai trạng thái khác nhau: Các quark lên và quark xuống.
Ngoài ra còn có những loại hạt quark khác không đề cập đến ở đây bởi vì
chúng được hình thành từ các phần tử hoạt động không ổn định. Năm 1984,
Ed Witten cha đẻ của thuyết chuỗi đưa ra giả định trạng thái đóng băng
của vật chất tồn tại có thể là dạng thứ ba của quark và được gọi là quark lạ.
Loại vật chất giả thuyết này được gọi là strangelet,
có thể được tự nhiên tạo ra bởi ánh sáng vũ trụ cực kỳ nhiều năng
lượng, máy gia tốc hạt mạnh hơn so với Large Hadron Collider. Một khi
được kích thích, strangelet có thể hoạt động như các hạt bên trong
nguyên tử, chiếm giữ và biến đổi bất kể các vật chất thông thường thành
vật chất lạ. Và khi trái đất gặp phải vấn đề này thì toàn bộ hành tinh
sẽ biến thành một dạng vật chất kì lạ nào đó không giống như bây giờ.
Hố đen là một khối vật chất đặc (có khối
lượng vô cùng lớn bị nén lại trong một kích thước vô cùng nhỏ). Ví dụ
một hố đen có đường kinh 16km có trọng lượng lớn hơn 20 lần trọng lượng
của Mặt Trời. Hố đen được hình thành khi một ngôi sao có kích thước lớn
(ít nhất là lớn gấp 3 lần Mặt Trời) cháy hết nhiên liệu, và bị lực hút
trọng trường của chính mình nén lại đến một kích thước vô cùng nhỏ. Với
mức độ vật chất lớn trong một không gian nhỏ như vậy, lực hấp dẫn của hố
đen lên vật chất xung quanh trở nên vô cùng lớn, đến mức không có ngôi
sao, hành tinh hay kể cả ánh sáng (có tốc độ nhanh chất vũ trụ) đến gần
có thể thoát ra được. Chính vì vậy nên ở gần một hố đen là một cách đơn
giản nhất để trái đất không còn tồn tại nữa.
Phản vật chất là khái niệm trong vật lý,
được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản hạt electron, phản hạt
nơtron,... Theo lý thuyết, nếu phản vật chất gặp vật chất thì sẽ nổ
tung.
Nếu muốn phá hủy trái đất thì cần khoảng
2.500.000.000.000 tấn phản vật chất. Tất nhiên là số lượng này không dễ
dàng có được nhưng cứ giả dụ rằng như thế. Sự kết hợp của vật chất -
phản vật chất là cách thức hiệu quả để áp dụng phương trình E=MC2
nổi tiếng. Một hạt nhân nguyên tử phân tách chỉ có thể chuyển đổi được
khoảng 0,1% khối lượng của nó thành năng lượng nhưng trộn vật chất và
phản vật chất với nhau hiệu quả sẽ tăng gấp 1.000 lần. Khoảng 100 pound
(tương đương 45,4kg) phản vật chất sẽ vượt quá sản lượng vũ khí nguyên
tử của thế giới. Một khả năng khác có thể làm thế giới biến mất là sử
dụng cỗ máy gia tốc vật chất khổng lồ như một tiểu hố đen nhân tạo. Nếu
như khối lượng của nó lớn hơn một quả núi thì sẽ chìm ngay xuống lòng
đất và hút toàn bộ hành tinh đến những mảnh vật chất cuối cùng để biến
toàn bộ khối lượng Trái Đất thành hố đen có đường kính gần 1cm.
Một giả thuyết cho rằng có một dạng vật
chất tối - nặng nhưng vô hình (và vẫn chưa được phát hiện) – đã giúp các
dải ngân hà nằm gần nhau. Nếu khối vật chất này tiến gần tới mặt trời
của chúng ta, lực hút của nó có thể đẩy các ngôi sao chổi trên quỹ đạo
của Mặt trời ra xa hơn và khiến chúng lao xuống Trái Đất.
Nhà thiên văn học người Úc – ông Kenji
Bekki khẳng định rằng vật chất tối xuất hiện từ cách đây hàng triệu năm,
đã hình thành nên quỹ đạo của các vì sao gọi là vành đai Gould.
Nếu đám mây vật chất tối này đâm thẳng và xuyên qua Trái Đất có thể gây
ra những hậu quả nghiêm trọng. Afsar Abbas, nhà vật lý người Ấn Độ, cho
rằng sự bức xạ này không chỉ gây ra sự biến đổi của sóng điện từ mà còn
làm lòng đất nóng lên kéo theo hiện tượng núi lửa phun trào ở diện rộng
và làm khả năng diệt vong tăng lên gấp đôi.
Mặt trời là nguồn sáng, nguồn nhiệt, một
trong những yếu tố hình thành trái đất. Tuy nhiên đây cũng là vật thể
chi phối sự tồn vong của trái đất. Trường hợp thứ nhất là mặt trời nung
chảy chúng ta. Điều này có thể xảy ra khi mặt trời bị nổ tung hoặc chúng
ta ở khoảng cách gần với mặt trời. Nếu xảy ra thật thì trái đất sẽ
giống như một viên nhựa tròn rơi vào trong hầm lửa. Tất cả sẽ tan chảy
trong chớp nhoáng và chẳng còn dấu tích gì.
Vấn đề còn lại chính là khi mặt trời lụi
tắt. Qua thời gian dài hoạt động, các nhà khoa học ước doán rằng độ
sáng của nó có thể giảm xuống 40%. Mặc dù các bằng chứng ban đầu về năng
lượng Mặt trời cạn kiệt dần chưa được xác nhận nhưng cơ chế này vẫn còn
có thể xảy ra.
Điều kiện thiếu ánh sáng như vậy sẽ đưa
hành tinh chúng ta vào thời kỳ đóng băng sâu, và trong thực tế các nhà
cổ sinh vật học hiện nay tìm ra bằng chứng về thời kỳ cực lạnh của Trái
Đất khoảng 650 triệu năm trước. Có lẽ bản thân nó thì vẫn tồn tại, nhưng
cuộc sống thì không tồn tại nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét