Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
GIÊ-SU GIẢNG DẠY NHỮNG GÌ ? - 2
19:35
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trần Chung Ngọc
CHƯƠNG II
"Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I")
William Hirsch
Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).
Hermann Samuel Reimarus
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Giám Mục John Shelby Spong
Qua những tài liệu có tính cách nghiên cứu và phân tích của một số học giả, chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài các giáo hội Ki-Tô, được trích dẫn trong chương I, chắc quý độc giả đã có thể có một nhận định cho riêng mình về sự khác biệt giữa nhân vật Giê-su lịch sử, con người thực của Giê-su, với nhân vật Giê-su của đức tin, một hình ảnh được tạo dựng bởi nền thần học Ki Tô Giáo, là như thế nào.
Câu hỏi tiếp theo “Giê-su là ai?” tất nhiên phải là “Giê-su giảng dạy những gì?”. Giải đáp cho câu hỏi này thật ra không khó, vì tất cả nằm trong 4 Phúc Âm: Ma-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark), Lu-ca (Luke), và Giăng (John) trong Tân Ước. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất. Những lời giảng về Giê-su của giới chăn chiên Ki Tô hay những sách vở do giáo hội xuất bản không thể tin cậy được, vì đó chỉ là những trích dẫn vụn vặt chọn lựa từ Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), và thường diễn giảng với luận điệu thần học một chiều, méo mó, ngụy biện, và thường không bao giờ nói đến những mâu thuẫn và phi lý trong Thánh Kinh, hay những đoạn trong Thánh Kinh trái ngược với hình ảnh của Giê-su do nền thần học Ki Tô tạo dựng lên.. Trước khi đi vào phần phân tích để kiếm ra một giải đáp cho câu hỏi trên, có lẽ chúng ta cũng nên biết đến bản chất và cốt tủy của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô giáo Rô-ma.
Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76, để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Câu trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi "Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?" mà là một khẳng định về đức tin Ca-Tô gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.
Điều này thật là rõ ràng khi gần đây chúng ta thấy Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải công nhận là "không làm gì có thiên đường trên các tầng mây" và "không làm gì có lửa hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất".
Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín. Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng. Những thuộc hạ của giáo hoàng giải thích: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo. Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.
Tuy rằng ngày nay Giáo hội đã dùng học thuật Ca-Tô, giải thích lại ý nghĩa của thiên đường và hỏa ngục với giới trí thức như những trạng thái của tâm, hiệp thông với Thiên Chúa hay xa lìa Thiên Chúa, nhưng khối tín đồ ở dưới vẫn ít biết đến điều này. Hơn nữa, quan niệm về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không thể có một định nghĩa rõ rệt, khoan kể là quan niệm này đã phải thay đổi nhiều qua thời gian với hi vọng có thể phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Mặt khác, mỗi Thần giáo đều có quan niệm riêng về Thiên Chúa của tôn giáo mình. Cũng vì vậy mà nữ học giả Judith Hayes đã viết một cuốn sách nhan đề "Chúng Ta Đặt Niềm Tin Vào Thiên Chúa! Nhưng Mà Là Thiên Chúa Nào?" (In God We Trust! But Which One?). Giáo sư Keith Hopkins thuộc Hàn Lâm Viện Anh Quốc cũng viết một cuốn mang tên "Một Thế Giới Đầy Những Thiên Chúa" (A World Full of Gods). Và nữ tu Ca Tô Karen Armstrong cũng đã xuất bản cuốn Một Lịch Sử Về Thiên Chúa (A History of God) trình bày quan niệm về các Thiên Chúa trên thế gian. Những công cuộc nghiên cứu của các tác giả trên và lịch sử các nền văn minh khác nhau trên thế giới đã chứng tỏ Ki Tô Giáo chỉ là một tôn giáo thờ thần trong số nhiều tôn giáo hay truyền thống dân tộc thờ thần, trong thời đại mà con người chưa hiểu rõ nguyên nhân của những thiên tai hay hiện tượng thiên nhiên, cho nên tục thờ Thần ở đâu cũng có. Do đó, lẽ dĩ nhiên là về bản chất, Thần của Ki Tô Giáo mà các tín đồ Ca-Tô, Tin Lành Việt Nam tôn lên làm Thiên Chúa cũng chẳng có gì hơn Thần của các tôn giáo khác, nếu không muốn nói là trong một số khía cạnh, thí dụ như về đạo đức và khoa học, còn kém hơn cả những người thường như chúng ta. Điều này có thể chứng minh dễ dàng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ và phân tích Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Bình luận câu John 3:16 ở trên, học giả Lloyd Graham cho rằng "Chưa bao giờ có nhiều ngụy biện có tính cách dạy đời được buộc chung với nhau trong một câu ngắn ngủi như trên" (No greater number of didactic fallacies were ever strung together in one short sentence) vì Thiên Chúa không hề thương yêu thế gian, Thiên Chúa không ban cho thế gian bất cứ cái gì; ông ta không có "người Con duy nhất", lòng tin không cứu được một ai, và không có cái gì gọi là cuộc sống đời đời. (God does not love the world; God does not give the world anything; he has no "only begotten Son", belief will not save anyone, and there is no such thing as everlasting life)
Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh có một gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim,thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Giáo hoàng John Paul II: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian.." Chúng ta nên biết, theo niềm tin trong Ca-Tô giáo thì Thiên Chúa gồm những thuộc tính "toàn nhân", nghĩa là vô cùng nhân từ, và "toàn năng", nghĩa là làm gì cũng được. Hơn nữa, một Thiên Chúa mà chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng. Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng " quá thương yêu thế gian". Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: "đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa".
Phải chăng vì vậy mà James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, trang 324, như sau:
Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ. 1
Thật tình tôi không hiểu tại sao trong thời buổi này mà vẫn còn có nhiều người tin ở một "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian" trong khi những thực tế ở ngoài đời đã chứng tỏ là chẳng làm gì có cái gọi là sự thương yêu của Thiên Chúa.
Hơn nữa, phân tích ra thì câu trong Phúc Âm John mà giáo hoàng viện dẫn ở trên hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Vô nghĩa và phi lý ở chỗ chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và sống cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn.
Hơn nữa, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều triệu năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt Nam tân tòng Ca Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic như vậy mà giáo hoàng nêu lên được trong thời đại này thì kể cũng lạ. Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt của Giê-su. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng. Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một "Thiên Chúa" của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những "Thiên Chúa" trong dân gian trên khắp thế giới?
Không phải chỉ có Giáo hoàng John Paul II mới đưa ra luận điệu thần học có tính cách phi lô-gic như trên mà một cộng sự viên cao cấp của ông, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cũng đưa ra một luận điệu thần học tương tự trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” hàm ý Chúa của ông Thuận sinh ra muôn loài nhưng lại chọn người này bỏ người kia tùy hứng, vì sự lựa chọn không đặt trên tiêu chuẩn luân lý, đạo đức. Một Chúa như vậy thì thật ra có phải là Chúa hay không. Những luận điệu thần học như vậy của Ca-Tô giáo thật ra chỉ để cho những người vốn không bao giờ xử dụng đến đầu óc, đến lý trí, hoặc mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời, tin theo. Đối với những người có đôi chút đầu óc và không cần đến một cặp nạng Thần quyền để lê lết trên cuộc đời thì đó chỉ là những luận điệu cực kỳ phi lý đã lỗi thời, làm sao có thể tin được? Luận điệu thần học trên, Ca-Tô giáo thường dùng để biện minh cho một sự kiện: trong Thánh Kinh có nhiều nhân vật được Thiên Chúa chọn nhưng đạo đức rất tệ mạt, và trong lịch sử Ca-Tô Giáo có nhiều giáo hoàng được Thiên Chúa chọn, Thánh Linh hướng dẫn, nhưng lại là những người phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu như sát nhân, loạn luân và loạn dâm v..v.. (xin đọc cuốn Đức Tin Công Giáo của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2000, trang 174-180).
Khẳng định của 2 nhân vật cao cấp nhất trong hàng lãnh đạo Ca-Tô Giáo Rô-Ma cho chúng ta thấy ngay rằng bản chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, là một tôn giáo “cứu rỗi” chứ không phải là một tôn giáo “giác ngộ”. Trọng tâm của một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” là vấn đề tin, loại "tin là một cách sống, chết, không cần biết, không cần hiểu" như ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-tô, đã khẳng định trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng. Loại tin này, người ngoại đạo gọi là "mù loà tin bướng tin càn", nghĩa là chỉ tin những gì giáo hội dạy, bất kể những điều đó có đúng hay không, có hợp lý hay không, là sự thật hay chỉ là những luận điệu lừa dối, đã mất đi thời gian tính. Thật vậy, thuyết thần học Ki Tô về sự cứu chuộc và cứu rỗi của Chúa Giê-su đặt căn bản trên huyền thoại về tội tổ tông. Nhưng ngày nay, trừ những giáo dân ít học và kém hiểu biết, có còn ai tin vào huyền thoại "tội tổ tông" nữa đâu. Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn "Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma" (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:
Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng "những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng... Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác. 2
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông? Vì ngày nay, thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Tôi sẽ trở lại vấn đề "tội
tổ tông" trong phần kết của cuốn sách này.
Khi chúng ta đặt câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chúng ta đã giả định rằng Giê-su có đầy đủ tư cách của một ông Thầy, đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhất quán và phổ quát. Nhưng chúng ta không thể tìm thấy những thuộc tính này trong Ki Tô Giáo, vì với một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” thì vấn đề không phải là những tiêu chuẩn đạo đức hay những triết lý về nhân sinh mà tất cả chỉ tùy thuộc vào lòng từ bi (sic) của Chúa, như TGM Nguyễn Văn Thuận đã khẳng định ở trên, và cốt tủy của đạo Chúa là tin vào Chúa chứ không liên quan gì đến những điều giảng dạy, nếu có, của Giê-su, như giáo hoàng John Paul II đã uẩn hàm ở trên. Vậy thật ra, câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì” đặt ra hơi lạc đề, vì nó không mấy liên quan gì đến nhiệm vụ cứu chuộc hay cứu rỗi của Giê-su.
Để hiểu rõ vấn đề hơn, và để chúng ta có một khái niệm về vai trò của Giê-su trong một tôn giáo "cứu rỗi" như Ca-Tô giáo, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Ki-Tô Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công". Trong cuốn sách này, giáo sư O’brien đã phân tích cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” và một tôn giáo “giác ngộ” như Phật Giáo, trg. 101-108:
“Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi...Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy". Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế". Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi", "sống lại", “thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" Ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Lời tuyên xưng này không làm cho anh được cái giải thưởng giáo dục của E. Harris Harbison. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA".
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông "Thầy - Cứu rỗi." 3
Sự phân tích ở trên của Giáo sư O’Brien rất phù hợp với nhận định của giáo sư đại học người Đức, Hermann Samuel Reimarus, trong thế kỷ 18. Theo giáo sư Reimarus thì chúng ta có thể phân biệt một cách tuyệt đối những điều viết bởi các tông đồ và những điều giảng dạy thực sự của Giê-su. Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (Albert Schweitzer, The Quest of the Historical Jesus, The MacMillan Co., New york, 1962, p. 16: What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”). Sự phân tích trên cũng phù hợp với nhận định của William Hirsch về "cái Ta" của Giê-su: "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I"), một cái "Ta" bắt nguồn từ căn bệnh hoang tưởng.
Vậy thật ra Giê-su không phải là một ông Thầy theo đúng nghĩa của một ông Thầy, do đó bàn về chủ đề “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chỉ là cưỡng bàn về một chủ đề không thích hợp. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng phân tích những lời của Giê-su trong Tân Ước mà phần lớn là những lời khẳng định chứ không phải là thuyết giảng cho một giáo lý nhất quán. Thực tế là chỉ có ít điều vụn vặt được trích dẫn ngoài toàn bộ những lời của Giê-su (out of context) để giảng cho tín đồ, những người ít khi đọc đến Tân Ước khoan nói đến chuyện có đầu óc nhận xét phân tích. Nhưng ngay cả ít điều vụn vặt này cũng chẳng có gì là độc đáo vì chúng chẳng qua chỉ là sự cóp nhặt những điều đã có trong dân gian, trong các nền văn minh khác. Các tín đồ không biết đến điều này, cho nên họ bị đưa vào cái rọ thần học chọn lọc và một chiều của giới chăn chiên mà không biết rằng mình đã bị nhồi sọ, nhất là sự nhồi sọ này được thực hiện từ khi tín đồ còn nhỏ, đầu óc còn như trang giấy trắng, một khi đã bị vấy mực đen vào thì rất khó tẩy sạch.
Vậy thì, Giê-su giảng dạy những gì?
Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian. 4
Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai.
Bây giờ chúng ta hãy đi vào chi tiết những lời giảng dạy của Giê su.
Trước hết, chúng ta hãy xét đến những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su vì chính những khẳng định này đã được giáo hội khai thác để cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ, tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Vì "cái Ta" của Giê-su bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng như đã được chứng minh trong chương trên, cho nên trong Tân Ước có rất nhiều "cái Ta" tự tôn của Giê-su. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.
John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)
John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)
John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good
shepherd)
John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)
John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)
John 10:30: Ta với Cha Ta là một. (I and My Father are one).
John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).
John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào. (I have not spoken on my own authority; the Father who sent me has himself given me commandment what to say and what to speak)
Những khẳng định trên, và nhiều khẳng định khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta sẽ thấy trong phần phân tích sau đây. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều và hoang đường như Giê-su. Hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh.
Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.
Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Ca-Tô đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:
Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.
Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.
Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.
1. Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được.
2. Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa.
Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm. Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm. Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm. Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai. Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?
Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay. Chúng ta đã biết trong chương trên, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Ca-Tô cũng phải chấp nhận. Bằng chứng? Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu. Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết? Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.
Thứ ba, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả như một vị Thần chiến tranh, ác độc, ghen tuông, ưa ủng hộ dân này chém giết dân kia. Thật vậy, Thiên Chúa trong Cựu Ước dạy dân Israel của Ngài "Vậy các ngươi sẽ ăn cướp của người Ai cập" (Exodus 3, 22: So you shall plunder the Egyptians) và dân ngài đã tuân theo lệnh của Ngài như được kể trong Xuất-Ê-Díp-Tô (Exodus) 12, 35-36; Ngài dạy Moses: "Hãy báo thù dân Midian cho dân Israel" (Numbers 31, 2: Take vengeance for the children of Israel on the Midianites), Moses tuân lệnh dạy dân mình: "Các ngươi hãy mang binh khí đi đánh dân Midian để trả thù cho Thiên Chúa" (Numbers 31, 3: So Moses spoke to the people, saying, "Arm yourselves for the war, and let them go against the Midianites to take vengeance for the Lord); "và chúng giao chiến cùng dân Midian, đúng như lời Chúa ra lệnh cho Moses, giết sạch mọi người Nam" (Numbers 31, 7: And they warred against the Midianites, just as the Lord commanded Moses, and they killed all the males); "Và dân Israel bắt tất cả đàn bà Midian, và con nhỏ của họ, và cướp hết thảy súc vật, bày chiên, và của cải của họ. Chúng cũng đốt sạch những thành phố, thành trì mà dân Midian ở. Và đem theo tất cả đồ cướp được, người và súc vật" (Numbers 31, 9-11: And the children of Israel took all the women of Midian captive, with their little ones, and took as spoil all their cattle, all their flocks, and all their goods. They also burned with fire all the cities they dwelt, and all their forts. And they took all the spoil and all the booty, both of man and beast). Đọc tiếp những phần sau trong chương Numbers này chúng ta thấy Moses còn ra lệnh cho thuộc hạ giết hết đàn bà và con trai chỉ để lại trinh nữ. Sau đó là mục chia chác những "chiến lợi phẩm", Thiên Chúa cũng có phần như sau: 675 con chiên, 72 con bò, 61 con lừa, và 32 trinh nữ. Một Thiên Chúa như vậy có đáng để cho chúng ta kính trọng hay không, khoan nói đến việc thờ phụng. Thờ phụng Thiên Chúa hay thờ phụng Giê-su thì cũng chẳng khác gì nhau vì Giê-su đã khẳng định ông chính là Thiên Chúa. Phải chăng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong đã thú nhận: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (xin đọc Chương I, trang 84 ở trên.)
Như trên đã nói, trong Thánh Kinh có nhiều chuyện chứng tỏ Giê-su sai lầm. Sau đây là một chuyện điển hình: chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung.
Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, kể chuyện này trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng như sau:
-Matthêu 21, 18-21: Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?" Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."
Rồi ông bình luận và chê triết gia và nhà toán học nổi tiếng hoàn cầu trong thế kỷ 20, Bertrand Russell, là không biết đọc Thánh Kinh như sau:
"Chẳng cần phải là nhà Kinh Thánh học ta cũng biết rằng đây là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn, bằng tác động. (...) Đọc dụ ngôn mà không biết uyển chuyển đôi chút, thật sự đáng tiếc nơi một con người đặt nặng vấn đề ngôn ngữ như B. Russell."
Ông Đỗ Mạnh Tri đã thiếu lương thiện trí thức, trích dẫn thiếu sót Thánh Kinh, bỏ đi đoạn trên nói về đầu đuôi câu chuyện dẫn đến chuyện cây sung. Đoạn trên đó như sau:
"Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng.....
...Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu....
Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy."
Và chuyện cây sung bắt đầu: Sáng hôm sau, trên đường trở vào thành phố, Ngài thấy đói bụng....
Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là "một lối giảng dạy bằng dụ ngôn". Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Mặt khác, ông Đỗ Mạnh Tri cũng không cho độc giả biết cái mà ông Tri cho là dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một "dụ ngôn" mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn.
Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có ông Đỗ Mạnh Tri, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong "dụ ngôn" về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su.
Cũng vì vậy mà các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:
1) Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.
2) Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.
3) Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.
4) Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.
Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa "lòng lành vô cùng" và có khả năng làm nhiều phép lạ.
Như chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống" v..v.. được hay không? Trong chương trên, tôi đã trình bày kết luận của nhiều học giả: Giê-su chỉ là một người thường, không hơn không kém, khoan kể là kiến thức và đạo đức của Giê-su không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là thấp kém so với rất nhiều nhân vật trong lịch sử thế gian. Vậy mà Giê-su dám tự nhận:
John 8, 12: Ta là ánh sáng của thế gian. (I am the light of the world).
Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự u tối, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào "ánh sáng thế gian" của Giê-su, Ca-Tô giáo Rô-Ma đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.
Trước khi đi vào chính những lời của Giê-su trong Thánh Kinh để tìm hiểu vấn đề Giê-su giảng dạy những gì, tôi hi vọng độc giả nhận thức rõ một điều. Giới chăn chiên trong giáo hội Ca-Tô thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" (xin đọc Chương I, trang 84). Chứng minh?
1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.
Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?
2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:
Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su
lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?
Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?
4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?
Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Thánh Kinh". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.
Đi sâu vào vấn đề, xét về mặt trí tuệ cũng như đạo đức thì nhiều chuyện trong Tân Ước chứng tỏ tư cách của Giê-su còn kém cả nhiều người thường nữa. Điều này chúng ta có thể chứng minh dễ dàng qua sự phân tích những lời và hành động của Giê-su trong Tân ước. Tôi cũng xin độc giả nhớ cho rằng, hầu hết những "lời giảng dạy" của Giê-su là những khẳng định hoang đường vô căn cứ phản ánh những niềm tin của người Do Thái trong bối cảnh lịch sử và xã hội của dân tộc Do Thái cách đây 2000 năm. Cho nên ngày nay, tuyệt đại đa số các bậc thức giả đã bác bỏ những khẳng định này, như tôi sẽ chứng minh trong các phần sau.
Để độc giả có một nhận định rõ ràng về vấn đề "Giê-su giảng dạy những gì?", tôi xin xếp những lời của Giê-su trong Tân Ước theo hai chủ đề chính: gia đình và quốc gia. Sau đó tôi sẽ bàn đến "Bài Giảng Trên Núi". Ngoài ra, để cho đầy đủ hơn tôi sẽ đưa ra một số những lời lặt vặt khác của Giê-su ở trong Tân Ước để quý độc giả thấy rõ con người lịch sử Giê-su là con người như thế nào.
1. Giê-su Và Gia Đình:
Gia đình là nền tảng của xã hội. Không ai có thể phủ nhận là ảnh hưởng tư tưởng Khổng Giáo đã thấm nhuần vào xã hội Việt Nam với phương châm "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Do đó, về "tề gia" thì người Việt Nam rất coi trọng về hiếu đễ với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, tình nghĩa vợ chồng, bổn phận giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em trong nhà. Trong văn học bình dân có nhiều câu dạy con người từ khi còn nhỏ phải biết đến ơn cha nghĩa mẹ. Điển hình là hai câu: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." dạy đạo làm con cần phải hiếu kính cha mẹ. Phật Giáo cũng coi trọng chữ hiếu. Đức Phật đã chẳng dạy rằng: "hiếu kính với cha mẹ hiện tiền chính là hiếu kính với Phật" hay sao? Tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người dân Việt cũng chỉ nói lên lòng hiếu kính của con người đối với các bậc đã sinh thành ra mình. Nhưng khi Ca-Tô Giáo Rô-ma du nhập Việt Nam thì tôn giáo này, với quan niệm vô gia đình vô tổ quốc, chỉ biết đến Chúa v..v.. đã biến những tín đồ tân tòng thành lớp người vô tổ quốc, vô chính phủ, vô gia đình, vô tổ tiên. Họ chỉ có một tổ quốc: đó là nước Chúa, thật ra chỉ là nước Vatican vì có ai biết nước Chúa ở đâu đâu?; một chính phủ: đó là hệ thống quyền lực của giáo hoàng vì họ được giáo hội dạy rằng thần quyền đứng trên thế quyền, giáo hoàng là "đại diện của Chúa" trên trần, và các linh mục là "cha cũng như Chúa" v..v..; một gia đình: đó là gia đình những người theo đạo; và một tổ tiên: đó là ông Adam và bà Eve trong huyền thoại sáng tạo cổ xưa của Do Thái. Cho nên các tín đồ tân tòng Việt Nam đã mù quáng dẹp bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ vào xó trong hơn 400 năm, kể từ 1533, cho tới gần đây, vì trước sự tiến bộ của nhân loại, để giữ tín đồ, giáo hội đã bắt buộc phải cởi trói, cho phép giáo dân được thờ cúng ông bà tổ tiên, cho nên họ mới lác đác trở lại thờ cúng tổ tiên. Họ thường tự biện rằng ngày nay họ đã thờ cúng tổ tiên trở lại, hay ăn giỗ ăn Tết, và do đó Ca-Tô giáo cũng có tinh thần dân tộc. Nhưng điều này lại nói rõ hơn gì hết cái tinh thần nô lệ Vatican của họ, vì chuyện thờ cúng tổ tiên không phải là họ tự động trở lại với truyền thống dân tộc mà chỉ là họ được Vatican cho phép sau Công Đồng Vatican II. Tại sao trong hơn 400 năm họ không hề có thái độ gì đối với lệnh cấm thờ cúng tổ tiên của Vatican? Tại sao họ phải nhắm mắt tuân theo cái lý thuyết thần học quái gở của Ca-Tô Giáo: không được thờ cúng tổ tiên?
Các tín đồ Ca-Tô thường nhắc đến câu Giêsu dạy "Phải hiếu kính với cha mẹ.." (Matthew 19: 19: Honor your father and your mother..) làm như đó là đạo lý đặc thù của Ki Tô Giáo, chỉ mình Ki Tô Giáo có mà thôi. Nhưng vì không đọc Thánh Kinh nên họ không biết rằng, trong thực tế, hành động của Giê-su lại trái ngược hẳn lại, không có gì có thể gọi là hiếu kính với cha mẹ hay có tình nghĩa với gia đình. Qua những chuyện viết trong Thánh Kinh, chúng ta không thể nghĩ khác hơn là: những thái độ và hành động hỗn hào bất kính với cha mẹ, vô tình vô nghĩa với gia đình, là những thuộc tính đặc thù của Chúa Ki-Tô.
Thật vậy, đọc Thánh Kinh chúng ta thấy Giê-su không coi gia đình ra gì, có lẽ vì ông ta có mặc cảm với cái thân thế bất minh, là đứa con hoang của mẹ mình. Trong nhiều trường hợp ông ta còn để lộ thái độ thù ghét gia đình. Trước hết, chúng ta hãy xem cách đối xử của ông ta với chính mẹ mình.
Trong các Phúc Âm, chúng ta không bao giờ thấy Giê-su gọi mẹ mình, bà Maria, là "Mẹ". Trong bản Thánh Kinh của Vua James (King James Version), cuốn Thánh Kinh được chấp nhận rộng rãi và dùng trong nhiều thế kỷ cho đến tận ngày nay, từ mà Giê-su dùng để gọi bà Maria là "Người đàn bà kia" (Woman), một cách gọi xách mé hỗn xược. Thật là tội nghiệp cho bà Maria. Đây không phải là điều khó hiểu. Vì phân tích những lời hỗn hào của Giê-su đối với mẹ và gia đình trong nhiều trường hợp được viết trong Thánh Kinh, một số học giả đã cho rằng, đúng là Giê-su có cái mặc cảm của một đứa con hoang, bị thiên hạ khinh khi đàm tiếu cho nên hận gia đình, hận mẹ, hận thân phận nghèo khó của mình v..v.. kết thành những thái độ và lời nói với mẹ và gia đình như vậy. Ngoài ra, chính gia đình của Giê-su gồm có cha, mẹ (Joseph và Maria) và các em trai, em gái của Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu tinh của dân tộc Do Thái, đôi khi còn cho ông ta là không có đầu óc bình thường nếu không muốn nói là điên (out of his mind), cho nên thái độ của Giê-su đối với gia đình rất là hỗn hào, xấc láo.
Chúng ta chắc ai cũng đã biết chuyện sau đây được kể trong Thánh Kinh: Nhân ngày lễ vượt qua, vợ chồng Joseph, Mary và Giê-su, khi đó mới 12 tuổi, cùng đến Jerusalem. Sau ngày lễ thì hai vợ chồng Joseph thấy biến mất ông con. Tưởng rằng ông con đã đi cùng bạn bè đi về nhà nên ông bà cũng trở về nhà. Nhưng đi suốt cả ngày cũng không thấy Giê-su đâu, lúc bấy giờ mới hỏi thăm và đi tìm Giê-su. Hai ông bà quay trở lại Jerusalem và ba ngày sau thì thấy Giê-su đang ngồi đối đáp với mấy thầy thông thái trong một đền thờ. Sau đây là những lời qua lại giữa bà Mary và ông con Giê-su, Lu-Ca (Luke) 2 : 48 -50:
Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thế này? Này, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài trả lời: Các người kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi hay sao? Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết.
Quý vị có thấy một đứa bé 12 tuổi nào hỗn hào với cha mẹ như vậy chưa, trừ phi nó là một nghiệp chướng của một gia đình vô phúc. Trước hết nó ở lại Jerusalem một mình mà không hề xin phép cha mẹ. Sau đó khi cha mẹ tìm được nó, trách nó, thì nó lại sẵng giọng cùng cha mẹ và hỏi họ kiếm nó làm chi? Nhưng câu chót “Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết” đã chứng minh rằng cả Joseph và Mary đều biết, nhất là Mary, người biết rõ hơn ai hết ai là cha thực của Giê-su, rằng Giê-su không phải là ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa, không phải là con của Chúa Thánh Thần, không phải là Chúa Cứu Thế v..v.. cho nên mới không hiểu Giê-su nói gì khi Giê-su nói là đang lo việc của Cha, nghĩa là việc của Chúa Cha alias Thần Gia-vê của Do Thái.
Chuyện cha mẹ lo lắng cho con là chuyện tự nhiên, nhưng chuyện “Chúa tôi” đối đáp với cha mẹ như vậy thì quả thật là đặc biệt, hiếm có trên thế gian, và ít ra là không hợp với nền luân lý của Việt Nam.
Chúng ta cũng biết, trong Tân Ước, ngoài trường hợp hỗn hào với bố mẹ khi Giê-su 12 tuổi ở trên, chỉ có hai trường hợp khác Giê-su trực tiếp nói cùng bà Maria, và cả trong hai trường hợp đó Giê-su đều gọi mẹ là "Người đàn bà kia". Trường hợp thứ nhất, John 2: 1-4 kể rằng: Trong một tiệc cưới có cả hai mẹ con Mary và Giê-su dự, khi rượu hết bà Mary đến nói với Giê-su là "Họ đã hết rượu rồi". Giê-su trả lời bà như sau: "Người đàn bà kia! Sự quan tâm của bà thì có liên can gì tới Ta? Giờ của Ta còn chưa tới" (Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Giờ gì? Đọc tiếp Thánh Kinh chúng ta mới thấy rằng đó là giờ Giê-su trổ tài làm phép lạ, biến 6 vại nước thành rượu. Kinh Thánh tiếng Việt của American Bible Societies xuất bản năm 1998 dịch đoạn trên như sau: "Hỡi đàn bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ Ta chưa đến". [Gần đây, con chiên Việt Nam dịch láo “woman” là “thưa mẹ” để đánh bóng Giê-su] Đó là câu nói "hiếu kính với cha mẹ" của "Chúa tôi" của những tín đồ Ca-Tô Việt Nam. Vậy họ còn đợi gì mà không noi gương Chúa, đối xử với cha mẹ như Chúa?
Trường hợp thứ hai là khi Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, đang hấp hối sắp chết. John 19: 26 kể rằng: Chúa Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: "Người đàn bà kia, đó là con của ngươi.." (When Jesus therefore saw His mother, and the disciple whom he loved standing by, He said to His mother: "Woman, behold your son!")
Chúng ta nên để ý là Giê-su đã dùng cùng danh từ "Người đàn bà kia" (Woman) để gọi một người đàn bà từ xứ Canaan đến xin chữa bệnh cho con gái mà mới đầu Giê-su không chịu chữa mà còn gọi người ta là chó vì không phải là dân Do Thái, và một người đàn bà khác can tội tà dâm (John 8:10, Matthew 15:28). Ngoài ra, Matthew 12:48 cũng còn kể: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? Ai là các em Ta?" (Who is my mother? and who are my brothers?).
Giê-su ghét gia đình là chuyện của ông ta, nhưng ông ta lại muốn những kẻ theo ông cũng phải ghét gia đình của họ như ông ta đã ghét gia đình mình. Do đó ông ta đã dạy các môn đồ như sau:
Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)
Theo Gene Kasmar trong cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh (All The Obscenities in the Bible), trang 359, thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp (Thánh Kinh gốc viết bằng tiếng Hi Lạp) "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi (detest and despise).
Và khi một đệ tử của Giê-su nói, Matthew 8: 21-22: “Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giê-su trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết lo mai táng người chết của họ.
Tôi cảm thấy quá tội nghiệp cho những tín đồ Ki-Tô Việt Nam, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Họ trông ngóng gì ở con người đối xử với mẹ và gia đình như trên? Một con người tư cách như vậy có đáng để cho họ thờ phụng hay không? Tại sao họ vẫn còn ham hố một sự "cứu rỗi" hoang đường, giả tưởng từ một con người tư cách đạo đức đáng chê trách như vậy? Bởi vì từ khi sinh ra đời họ đã bị lừa dối bởi những xảo thuật nhồi sọ tinh vi của giáo hội qua vai trò "chăn dắt con chiên" của những giám mục, linh mục, với sự phụ giúp vô tình và bắt nguồn từ vô minh của các bậc cha mẹ, tất cả vốn cũng đã bị nhồi sọ như họ từ khi còn nhỏ.
Tại sao "Chúa" Giê-su lại có những hành động đối với gia đình như vậy? Tân Ước, Matthew 10: 34-36, đã viết rõ, Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
Và Lưu-Ca 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
Qua những quan niệm và cách hành xử đối với gia đình như tôi vừa trích dẫn từ "Thánh Kinh" ở trên, Giê-su đã tự mình "làm gương" cho những người theo ông. Và lịch sử cũng đã chứng tỏ, Ki Tô Giáo đi đến đâu cũng làm cho gia đình, xã hội chia rẽ chống lại nhau một khi trong gia đình, trong xã hội, có những con người tân tòng mù quáng tin vào Giê-su mà không biết gì về thực chất con người của Giê-su, và nhất là tin vào những giáo lý vô tổ quốc, phản dân tộc, vô gia đình, vô tổ tiên v..v.. của giáo hội Ca-Tô. Tất cả chỉ vì mù quáng tin vào những lời giảng dạy của giới chăn chiên trong giáo hội, dựa theo một nền Thần học ngụy tạo, lạc dẫn.
Kinh nghiệm Việt Nam từ khi khi đạo "Chúa" bắt đầu du nhập đã cho chúng ta thấy rõ điều này qua những sự kiện, bằng chứng lịch sử (Xin đọc Chương VIII trong cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc viết về Công Giáo Việt Nam).
Nhận xét về những tác hại mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho nhân loại trong vấn đề chia rẽ trong gia đình, quốc gia, và dân tộc, học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra một nhận định về lời phán trên của Giê-su trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), trang 177, như sau:
Thảm thay, đây là một trong vài hứa hẹn mà lịch sử chứng tỏ là Giê-su đã thành công thực hiện. 5
2. Giê-su Và Quốc Gia.
Trong phần trên tôi đã trình bày những quan niệm và cung cách hành xử của Giê-su đối với gia đình. Từ đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng, nếu quan niệm của Giê-su đối với gia đình thuộc loại bất bình thường thì quan niệm của ông ta đối với quốc gia dân tộc chắc cũng chẳng khác biệt là bao nhiêu. Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ cuốn Tân Ước và tổng hợp những quan niệm của Giê-su về quốc gia dân tộc thì chúng ta sẽ thấy chúng phản ánh một tâm hồn bệnh hoạn, sống trong hoang tưởng, ảo tưởng của một con người mà đầu óc để ở trên mây. Việc chứng minh luận cứ này chẳng có gì là khó khăn vì tất cả nằm trong cuốn Thánh Kinh.
Trong Chương trên, mục Bằng Chứng Ngụy Tạo Thứ Hai, tôi đã trích dẫn nhiều câu từ Thánh Kinh chứng tỏ rằng Giê-su tin là ngày tận thế đã sắp tới và Nước Chúa hay Nước Trời sẽ được thiết lập để thay thế cho nước Do Thái đang bị người La Mã thống trị. Muốn hiểu rõ những ý tưởng của Giê-su trong phần phân tích sau đây, tôi nghĩ chúng ta cần có một khái niệm rõ ràng về quan niệm một Nước Trời hay Nước Chúa (Kingdom of God) của người Do Thái trong thời đại của Giê-su. Đây không phải là một quan niệm mới mẻ gì của Giê-su mà là một lý tưởng thông thường nhất của tinh thần quốc gia Do Thái. Các nhà "tiên tri" trong Cựu Ước thường viết về quan niệm này lập thành một hướng niệm của người Do Thái mỗi khi dân tộc Do Thái bị Thiên Chúa của họ bỏ rơi, lâm vào cảnh khốn cùng nô lệ.
Muốn hiểu điều trên có lẽ chúng ta cần trở lại một chút về lịch sử Do Thái. Dân tộc Do Thái là một dân tộc du mục và trong lịch sử luôn luôn gặp những bất hạnh như nô lệ và lưu đầy. Trong nhiều thế kỷ lâm vào những cảnh khốn cùng này, người Do Thái vô cùng hoang mang, vì từ trước tới nay họ vẫn tin rằng dân tộc mình được Thần Gia-vê, nghĩa là Chúa Cha, đặc biệt chọn lựa và cưng nhất, qua những giao ước và hứa hẹn của Thần với các ông tổ Abraham, Isaac, Jacob, và Moses trong Cựu Ước. Nay những thực tại lịch sử chứng tỏ rằng những giao ước của Chúa Cha với Abraham v..v.. chỉ là những chiếc bánh vẽ trên trời. Giới tiên tri thông thái lãnh đạo dân Do Thái bèn đổ tội lên đầu dân Do Thái, giải thích rằng vì dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần phạt. Dân Do Thái cần phải thống hối, cầu nguyện, và tin vào Thần Gia-Vê thì sẽ có ngày Thần của họ đoái thương, và một đấng cứu tinh (Messiah) của dân tộc Do Thái sẽ xuất hiện để tiêu diệt những kẻ thống trị, khôi phục chủ quyền của dân Do Thái. Đấng cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi thật ra chỉ là một anh hùng dân tộc, có công với dân Do Thái, tương tự như David khi xưa đã đưa Do Thái lên địa vị hùng mạnh trong vùng Trung Đông, chứ không phải là đấng cứu thế cứu rỗi linh hồn lên hiệp thông với Thần của họ trên Thiên đường. Do đó, vị cứu tinh dân tộc này phải thuộc dòng dõi của vị Vua anh hùng Do Thái: David.
Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái, cũng như trong những thời kỳ bị chinh phục và bắt làm nô lệ trước, mong chờ và tin rằng Thần Gia-vê sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu tinh thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thần của họ sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thần chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: The Kingdom of God meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People). Người Do Thái tin tưởng rằng nơi nước Trời hay nước của Chúa này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần Gia-vê. Các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ trên xuống dưới, không biết về lịch sử Do Thái, không đủ khả năng tự mình đọc và hiểu lấy Thánh Kinh, không hiểu ý nghĩa của nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) trong Thánh Kinh, nghe lời giảng hoang đường huyễn hoặc của giới giáo sĩ, nên coi đó là một một nước ở trên thiên đường và gọi là "Nước Cha Trị Đến" mà không hiểu rằng nước này chỉ là một nước mà Chúa Cha trị vì, cai quản các việc thế gian của dân Do Thái như một ông vua trên trần thế, theo niềm tin của người Do Thái thời bấy giờ, chứ chẳng dính dáng gì tới bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Thật vậy, trong cuốn A Time For Christian Candor, Giám Mục James A. Pike của giáo xứ California viết như sau, trang 109:
Quan niệm về thế giới của Giê-su là quan niệm trong thời đại của ông ta. Quan niệm về một Nước Chúa mà ông ta nhấn mạnh là quan niệm đã được đưa vào Do Thái giáo từ thế kỷ 5 trước thời đại thông thường này, dưới ảnh hưởng của Zoroaster (Một nhà tiên tri Ba-Tư trong thế kỷ 6 trước Tây Lịch. TCN). Ông ta (Giê-su) chịu ảnh hưởng giáo lý của dân Essenes, như là chúng ta càng ngày thấy đó là điểu hiển nhiên qua những bản dịch của những Cuộn Kinh Trong Biển Chết. Ông ta có một đầu óc giới hạn - điều này đúng đối với mọi người. Thí dụ, giống như các ông thầy tu Do Thái (Rabbis) cùng thời, ông ta cho rằng chính David viết tất cả những bài Thánh Vịnh cho nên ông ta đã chưng dẫn David như là tác giả bài Thánh Vịnh số 110 (thực ra là một bài đã được viết sau thời David) trong một cuộc tranh cãi với dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, phù hợp với tâm cảnh về một ngày tận thế trong thời của ông ta, rằng ngày tận thế đã gần kề. 6
Để phù hợp với sự khao khát này của dân tộc Do Thái, hai tác giả Phúc Âm Matthew và Luke đã đưa vào đoạn nói về gia phả của Giê-su thuộc dòng dõi vua David mà không nghĩ ra rằng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với huyền thoại Mary đồng trinh và Giê-su là con của Chúa Thánh Thần.
Như chúng ta đã biết, Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus ở trên: "Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Nhưng quan niệm về nước Chúa hay nước thiên đàng của Giê-su lại không phù hợp với quan niệm của người dân Do Thái, không đáp ứng được sự khao khát của dân Do Thái là được giải phóng khỏi ách nô lệ của La Mã, cho nên dân Do Thái mới không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc họ. Và, khi Giê-su bắt đầu đi lang thang thuyết giảng về những cái gọi là phúc âm và tự nhận mình là con Thần Gia-vê, là đấng cứu thế v..v.. thì thánh kinh viết rõ là gia đình ông và nhiều người cùng thời cho là ông ta điên. Thánh kinh cũng viết, có nơi khi ông tới, dân làng kéo ra ngoài làng đuổi ông đi, không cho ông vào làng. Những lời rao giảng của ông không phù hợp với sự mong ước về một anh hùng dân tộc, cứu dân Do Thái ra khỏi vòng tối tăm nô lệ, của dân Do Thái. Tuy không đến nỗi phản quốc như Trần Lục của Việt Nam, mang giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lăng để tiêu diệt kháng chiến quân, vì trong thời đó Giê-su chỉ có một nhúm người theo ông, nhưng ông cũng không chủ trương gây nên một phong trào kháng chiến để chấm dứt sự đô hộ của La Mã, mà trong vài trường hợp, ông còn chủ trương tuân phục sự thống trị của La Mã (Cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar). Vì vậy, dân Do Thái không công nhận ông là đấng cứu tinh (Messiah) của Do Thái và vẫn tiếp tục không công nhận cho tới ngày nay. Họ cho rằng ông không có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhận xằng những danh hiệu cứu thế cũng như Con Thiên Chúa nên khi ông bị đóng đinh trên thập giá họ còn buông lời chế riễu. Theo kết quả nghiên cứu của Peter Jennings trên đài ABC trong chương trình The Search for Jesus gần đây, số người tin và theo ông không quá 15 người, kể cả 12 người gọi là tông đồ, và không có một người nào trung thành với ông, tất cả đều bỏ trốn khi ông bị bắt cũng như bị hành hình.
Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Giê-su lại có những lập trường, tác phong và hành động như vậy? Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và cổ sử đã tìm ra giải đáp. Đó là vì đầu óc Giê-su không được bình thường, bị ám ảnh nhiều bởi những chuyện trong Cựu Ước đưa đến một tâm bệnh hoang tưởng, cộng với cái mặc cảm về thân thế không mấy tốt đẹp của mình. Và những tư tưởng và hành động của Giê-su bắt nguồn từ những chứng bệnh tâm thần như trên. Vì không làm chủ được chính mình nên những tư tưởng của Giê-su không nhất quán, trước sau không giống nhau, chứa nhiều mâu thuẫn, lời nói thường không đi đôi với việc làm như chúng ta đã biết, và nhất là ông toàn nói về những chuyện trên trời dưới bể, không có gì là thực tế, và không thể áp dụng được, trong thời ông cũng như trong thời nay. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần chứng minh.
Đối với quan niệm về quốc gia, Giê-su phân chia thế giới làm hai phần: nước của cha ông ở trên thiên đường cho những người theo ông, và tất cả các nước khác trên trái đất. Chúng ta không biết là Giê-su biết được trên thế giới có bao nhiêu nước. Với kiến thức của những người viết Thánh Kinh, với quan niệm trái đất phẳng và dẹt như cái đĩa, trên có vòm trời bằng đồng thau có những cánh cửa mà các thiên thần mở ra để cho mưa rơi xuống, thì tôi tin rằng sự hiểu biết của Giê-su về các quốc gia trên thế giới chắc cũng không hơn gì sự hiểu biết của Thánh Augustine ở mấy thế kỷ sau, người được coi là cha đẻ của nền thần học Ca-Tô và được Ca Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", nhưng cũng là người không tin là trái đất hình cầu và phán rằng: "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam" (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam).
Cho nên, khi Giê-su nói đến "mọi nước" (all nations) thì tôi tin rằng đó chỉ là một số quốc gia ở quanh vùng Trung Đông mà thôi.
Vì sống trong niềm hoang tưởng là mình được Thần Gia-vê phái xuống để cứu dân Do Thái, và chỉ dân Do Thái mà thôi (Matthew 15: 24: I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel), nhưng dân Do Thái lại không tin lời ông và không chấp nhận ông là đấng cứu tinh của họ, nên ông cho rằng họ không đáng được hưởng nước của Thần Gia-vê, do đó ở trong đền thờ ông đã nói với những thầy tế lễ, lớp giáo sĩ chỉ đạo dân Do Thái, rằng:
Matthew 21: 43: Cho nên Ta nói cho các ngươi hay, nước của Thiên Chúa sẽ bị tước đi khỏi các ngươi và để cho một nước mang hoa trái của nó. (Therefore I say to you, the kingdom of God will be taken from you and given to a nation bearing the fruits of it.)
Cái nước có phúc này là nước nào? Đó là nước của những người theo Giê-su tìm kiếm nước của Chúa chứ không lo tìm kiếm những nhu cầu vật chất như đoạn sau đây trong Thánh Kinh đã viết rõ:
Luke 12: 29-32: Các ngươi đừng lo kiếm thức ăn thức uống, cũng đừng mang tâm lo lắng. Vì đó là những thứ mà mọi nước trên thế giới đều lo kiếm, và Cha của các ngươi biết là các ngươi cần các thứ đó. Nhưng hãy lo tìm kiếm nước của Chúa, và rồi các ngươi sẽ có thêm những thứ đó. Đừng có sợ, bầy chiên nhỏ, vì đó là sự hân hoan của Cha các ngươi cho các ngươi nước đó.
(Luke 12: 29-32: Do not seek what you should eat or what you should drink, nor have an anxious mind. For all these things the nations of the world seek after, and your Father knows that you need these things. But seek the Kingdom of God, and all these things shall be added to you. Do not fear, little flock, for it is your Father's good pleasure to give you the Kingdom.)
Điều rõ ràng trong đoạn trên là Giê-su đã chia thế giới ra làm hai: nước của Chúa cho "bầy chiên nhỏ", và "mọi nước khác". Nước của Chúa là một nước hoàn toàn khác biệt với mọi nước khác, vì dân của nước này chỉ lo tìm kiếm nước của Chúa chứ không như dân của các nước khác, chỉ lo kiếm thức ăn thức uống hoặc những nhu cầu vật chất cần thiết của con người. Điều hiển nhiên là công dân của nước này không có bao nhiêu, vì tất cả họp lại chỉ thành một "bầy chiên nhỏ". Bầy chiên nhỏ này là những con chiên của Giê-su, người chăn chiên chí thiện, với đặc tính là rất ngoan ngoãn, giống như những con cừu, Giê-su lùa đi đâu thì phải đi đó, kể cả chuyện thù ghét cha mẹ, anh chị em. Nhưng Tân Ước cũng lại viết rõ, Matthew 22: 14: "Vì nhiều người được ơn kêu gọi, nhưng chỉ có ít người được chọn" (For many are called, but few are chosen). Cho nên, ngày nay số người theo Giê-su thì nhiều, nhưng số người được Giê-su chọn để mà cứu rỗi chắc cũng chẳng là bao nhiêu. Nhất là đối với những người đang sống trong những quốc gia Âu Mỹ chỉ biết lo ăn, kiếm mặc, kiếm tiền, và các nước Đông phương trong đó có Việt Nam chỉ lo xóa đói giảm nghèo v..v.. thì nước của Chúa không thể thuộc về họ. Họ không đủ tiêu chuẩn đòi hỏi của Chúa Giê-su. Thánh Kinh đã viết như vậy, mà Thánh Kinh là những lời mạc khải của Chúa, làm sao có thể sai lầm được, có phải như vậy không, quý vị tín đồ Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành?
Sau khi chia thế giới ra làm hai: "nước Của Chúa" và "mọi nước khác", Giê-su sẽ đối xử với các nước này ra sao trong tương lai? Thánh Kinh cũng lại viết rất rõ:
Matthew 25: 31-34: Khi Con Của Người (nghĩa là Giê-su) tới trong vinh quang, và mọi thiên sứ thánh cùng tới với Người, thì Người sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người. (Dân của) Mọi nước trên thế giới sẽ tập họp trước Người, và Người sẽ phân tách họ ra với nhau, như là người chăn chiên chia riêng cừu với dê. Rồi Người sẽ đặt những con cừu bên tay phải, những con dê bên tay trái. Rồi Vua sẽ phán cùng đàn cừu ở bên tay phải," Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phúc lành, hãy tới mà hưởng nước của Chúa đã được sắp sẵn cho các ngươi từ khi thành lập thế giới.
(Matthew 25: 31-34: When the Son of Man comes in His glory, and all the holy angels with Him, then He will sit on the throne of His glory. All the nations will be gathered before Him, and He will separate them from one another, as a shepherd divides his sheep from the goats. And he will set the sheep on His right hand, but the goats on the left. Then the King will say to those on His right hand, "Come, you blessed of My Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world.)
Nếu người nào có đầu óc, đọc xong đoạn Kinh Thánh trên mà không cho Giê-su là một kẻ điên, hoặc ít ra cũng là một ông Vua Xạo, thì chính người đó điên, cần vào chữa trị ở nhà thương Biên Hòa. Bởi vì, Thánh Kinh đã viết rõ, Giê-su tin rằng ngày phán xét đã sắp tới, ngay trong thời đại mà một số những người theo ông còn sống. Nhưng đã 2000 năm nay rồi, Giê-su vẫn chưa tới trong vinh quang (sic), và không biết bao giờ mới tới, nếu bộ xương khô có thể tới được. Nhưng vấn đề không phải là tới hay không tới, mà là những người viết Tân Ước không biết gì về sự cấu tạo của vũ trụ và sự gia tăng dân số trên thế giới. Hiểu biết của họ về "mọi nước trên thế giới" có thể chỉ là vài nước nhỏ ở miền Trung Đông cách đây gần 2000 năm, và dù có như vậy đi chăng nữa thì đoạn trên trong Thánh Kinh cũng chỉ là một niềm hoang tưởng bệnh hoạn. Nó hoang đường như vậy mà vẫn có người tin thì kể cũng lạ, nhưng đây cũng lại là sự thực đối với gần 1/4 nhân loại.
Giả thử ngày phán xét như trên của Chúa xảy ra ngay bây giờ, như lời tiên tri láo của ông Trương Tiến Đạt trong Tiếng Loa Cảnh Báo về ngày phán xét xảy ra trong năm 2000, hoặc của nhiều nhà tiên tri dỏm khác trên thế giới đã nhiều lần "tiên tri" về ngày phán xét trong 2000 năm qua, thì chúng ta sẽ đứng trước một hoạt cảnh như sau:
Đức Giê-su Ki-Tô chễm chệ ngồi vinh quang trên ngai Phê-rô ở Vatican. Lẽ dĩ nhiên, Phê rô phải nhường chỗ cho Giê-su và phải trao lại chìa khóa thiên đường (nước của Chúa) cho Giê-su. Đứng xếp hàng đôi (vì đây là cách mau nhất và dễ nhất để phân biệt cừu với dê, hay theo thuật ngữ Ca-Tô, người công chính với kẻ ác, tuy rằng chẳng có ai khẳng định được là cừu ác hơn dê, hay dê ác hơn cừu, vì cả hai đều thuộc loại thú vật hiền lành, chẳng làm hại ai bao giờ, chỉ để cho những người công chính của Ki Tô Giáo ăn thịt. Người công chính là người tin Chúa chứ không phải là người thánh thiện, đạo đức, và kẻ ác đây không phải là kẻ làm việc ác mà là kẻ không tin Chúa) trước mặt Chúa là hơn 6 tỷ người trong mọi nước trên thế giới hiện nay. Đây chỉ là những người sống, còn nếu kể cả số người chết từ trước đến nay thì theo ước tính của các khoa học gia, tổng số người có mặt trên trái đất, chết cũng như sống, là vào khoảng 50 tỷ.
Theo Kinh Tin Kính của Ca-Tô Giáo thì mọi tín đồ phải tin là đến ngày phán xét, Chúa sẽ phán xét cả những người chết và làm cho xác chết những người Chúa chọn sống lại. Để cho dễ tính, ta lấy tròn số người sống hiện nay là 6 tỷ. Như vậy là có tất cả 3 tỷ cặp để chờ Chúa lần lượt phán xét. Giả thử là cứ 3 cặp thì chiếm khoảng 1 mét. Vậy nếu xếp hàng dài thì 3 tỷ cặp sẽ dài 1 tỷ mét, nghĩa là 1 triệu cây số. Đường bán kính của trái đất vào khoảng 6400 cây số. Vậy chu vi của trái đất là vào khoảng 40000 cây số. Lấy 1 triệu chia cho 40000 ta được 25. Vậy nếu xếp hàng dài từng đôi một thì hàng này dài 25 lần vòng quanh trái đất. Giả thử Chúa Giê-su có tài phán xét rất mau lẹ, có thể vừa xét hồ sơ vừa phán xét từng cặp, và quyết định ai sang trái hay phải với tốc độ 10 cặp trong 1 phút, nghĩa là chỉ có 6 giây 1 cặp, thì lấy 3 tỷ cặp chia cho 10 ta được 3 trăm triệu (300 000 000) phút. Mỗi giờ có 60 phút vậy một ngày có 1440 phút. Lấy 3 trăm triệu chia cho 1440 ta được, lấy chẵn, là 208 000. Lấy số này chia cho 365 ngày một năm ta được khoảng 570 năm. Giả thử Chúa Giê-su quyền phép vô cùng, không mệt và đói như khi vào sa mạc hay không đói như trước khi nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo vì nó không ra quả lúc trái mùa cho Ngài xơi, thì Ngài cũng cần tới 570 năm để phán xét xong 3 tỷ cặp. Dân nước Việt Nam vì thuộc vần V gần cuối trong vần A,B,C nên xếp hàng gần cuối. Nhưng có gì bảo đảm là trong khi xếp hàng chờ Chúa phán xét con người không lâm vào cảnh "nhàn cư vi bất thiện". Kết quả lại tiếp tục sinh con đẻ cái ngay trước mặt Chúa làm cho dân số càng ngày càng tăng. Vậy bao giờ Chúa mới phán xét xong? Đây là một bài toán không có đáp số vì chỉ có một phương trình cứu rỗi mà lại có quá nhiều ẩn số. Phán xét người sống xong rồi Chúa lại phải phán xét đến người chết. Chúa phải đi kiếm da thịt đã tan rã của trên 40 tỷ xác chết, không biết chết như thế nào, bên Tàu hay bên Tây, ở Bùi Chu Phát Diệm hay Hố Nai Gia Kiệm, chết toàn thây hay bị B52 bỏ bom trúng nên tan như xác pháo v..v.. để làm cho xác chết sống lại mà ban ơn hay đấu tố. Giả thử Chúa có một số tôi tớ đắc lực nhất phụ giúp, có thể phán xét người sống cũng như người chết với một siêu tốc độ trung bình 1 giây đồng hồ một người, thì Chúa và các tôi tớ của Ngài cũng cần tới hơn 1500 năm để phán xét xong 50 tỷ người. Ai còn tin được những chuyện như Chúa phán xét và thưởng phạt trong ngày tận thế xin lên tiếng. Đừng có nói rằng "Chúa của tôi quyền phép vô cùng, làm gì chẳng được" mà người ta cười cho. Thực tế ở trên đời chứng tỏ là Chúa chẳng có quyền phép gì, chẳng làm được gì. Tại sao? Vì ông ta đã chết cách đây gần 2000 năm và những thuộc tính mà Ki Tô Giáo gán cho ông đều là những điều không tưởng, không thể kiểm chứng và cho đến nay, chưa có gì chứng tỏ đó là những sự thực.
Trở lại "bầy chiên nhỏ" sống trong "nước Chúa" của Giê-su. Ngày nay, với sự bành trướng của Ki Tô Giáo trên thế giới qua những biện pháp tra tấn, thiêu sống v..v.. và đồng hành với thực dân xâm lược, dùng quyền hành hoặc vật chất để ép những người ngoại đạo vào trong Ki Tô Giáo, "bầy chiên nhỏ" của Giê-su trong nước Do Thái đã trở thành "bầy chiên lớn" có những con chiên trong nhiều quốc gia trên thế giới. Do sự "giáo dục" của giáo hội, đặc tính của những con chiên này là sống vất va vất vưởng tạm bợ nhờ cơm gạo của các quốc gia mình đang sống trong đó để lo tìm nước Chúa vì đây mới chính là quê thật của họ. Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo Việt Nam đã chẳng có câu: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." hay sao? (Xin đọc Charlie Nguyễn: Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trang 66). Lẽ dĩ nhiên, trong chốn chim muông cầm thú đáng khinh dễ này không thể thiếu mặt gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em các tín đồ, vì không ai có thể sống ngoài sự đời. Lời kinh trên đã theo đúng lời Giê-su dạy mà tôi đã trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên: Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)
Tôi không hiểu tại sao tín đồ Ca Tô Việt Nam lại cứ bám vào sự sống trong chốn chim muông cầm thú mà không tự sát chết hết đi cho rồi để về quê thật mà hiệp với Vua David? Tại sao họ lại oán trách các Vua Triều Nguyễn đã bách hại giáo dân mà không hiểu rằng các ông Vua Triều Nguyễn đã giúp họ thoát khỏi cảnh chim muông cầm thú để họ có thể mau về với Vua David ở quê thật của họ? Những câu hỏi trên tôi chỉ đặt ra để cho những Ki Tô hữu của tôi suy nghĩ về câu kinh họ cầu chứ không phải là tôi man rợ đến độ thực tâm muốn cho họ chết hết, vì tôi biết rằng trải qua bao nhiêu đời, họ đã bị nhốt trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô-Ma (Dr. Barnado: In the thick darkness of Romanism), do đó nhiều khi họ chỉ đọc những kinh như con vẹt mà không hiểu gì cả, kinh viết bởi những người vốn cũng đã từng sống trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô Ma trong nhiều đời.
Chúng ta đã thấy, điều kiện cần để tin theo Giê-su là phải căm ghét cha mẹ, anh chị em, và ngay cả mạng sống của chính mình. Nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ. Vì Giê-su còn dạy như sau:
Matthew 23: 9: Không được gọi ai trên trái đất này là Cha, vì các ngươi chỉ có một Cha ở trên trời. (Do not call anyone on earth your Father, for One is your Father, He who is in heaven.)
Vì tôi biết các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trở xuống, rất ít ai đọc Thánh Kinh khoan nói đến chuyện đọc với một đầu óc sáng suốt, nên tôi xin giúp và nhắc nhở các Ki Tô hữu của tôi là, nếu quý vị gọi ông thân sinh ra mình cũng như gọi các linh mục là Cha thì quý vị đã làm ngược lại lời Chúa dạy, nghĩa là không tin Chúa. Tội không tin này to lắm, to hơn cả những tội như giết người, cướp của v..v.., vì giết người hay cướp của mà tin Chúa thì vẫn được Chúa cho hưởng cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết, chứ còn không tin thì đến ngày phán xét quý vị đừng có hòng được Chúa cứu rỗi và ban cho cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết.
Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rằng Giê-su đã đưa ra nhiều điều tự nhận quá lố, những lời tiên tri không thành sự thực, và những lời hứa hẹn vô trách nhiệm đối với số tông đồ ít ỏi theo ông. Nhưng có lẽ vì hiểu rõ bản chất những tư tưởng của mình bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng nên Giê-su đã mường tượng và tiên đoán được vài hậu quả. Trong một phần trên tôi đã trích dẫn từ Tân Ước, Matthew 10: 34-36 và Luke 12: 51-53, những đoạn mà Giê-su khẳng định là ông ta không xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất mà để gây chia rẽ giữa những người tin theo ông và những người không tin, ngay cả trong các gia đình.
Còn một lời tiên đoán khác của Giê-su cũng đã trở thành sự thực. Đó là câu trong Matthew 24:9:
"Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta." (And you will be hated by all nations for my Name's sake.)
Thật vậy, lịch sử Ki Tô Giáo trên thế giới, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đã chứng tỏ rằng tôn giáo này không thể phát triển và bành trướng nếu không dựa vào cường quyền và bạo lực, khởi đầu từ thời Constantine, dùng Ki Tô Giáo để củng cố quyền lực trong thế kỷ thứ tư. Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, chương III và chương IV, tôi đã trình bày thực chất sự phát triển của Ca-Tô Giáo ở Âu Châu và trên thế giới như thế nào. Đó là một lịch sử với sách lược man rợ trí thức: đốt sách vở ngoại đạo và hủy diệt những nền văn hóa phi Ki-Tô; với những cuộc Thánh Chiến, những Tòa Hình Án để cưỡng bách con người phải theo Ki Tô Giáo; với 2000 năm bách hại dân Do Thái; và với chủ trương song hành với các thế lực thực dân để đi xâm chiếm và truyền đạo trong các nước kém mở mang ở Phi Châu và Á Châu.
Ở Á Châu, do chính sách hủy diệt văn hóa phi Ki Tô của Ca-Tô Giáo, Phi Luật Tân mất luôn nền văn hóa của mình và trở thành hầu như toàn tòng Ca-Tô Giáo, ngay cả tên nước cũng đặt lại theo tên Vua Phillip của Tây Ban Nha.
Ở Tân Thế Giới (Mỹ), Tin Lành, dựa trên ưu thế của súng ống đối với cung tên của dân da đỏ, đã trả ơn người da đỏ đã nuôi sống họ qua mùa đông khắc nghiệt năm 1620 bằng cách đi cướp hết đất đai và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ. Từ 1620 đến 1890, trong vòng 270 năm, những con cái da trắng của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu. (Ward Churchill, Sacramento Bee, Nov.23, 2000: Does anyone expect us (the Indians) to give thanks for the fact that soon after the Pilgrim fathers regained their strength, they set out to dispossess and exterminate the very Indians who had fed them that first winter? Is it reasonable to assume that we might be jubilant that our overall population, numbering perhaps 15 million at the ouset of the European invasion, was reduced to less than a quarter- million by 1890?)
Năm 1996, Samuel P. Huntington xuất bản cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.
Trong cuốn sách trên, Giáo sư Huntington đưa ra vài nhận định như sau: Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”. Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..”Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, Ibid., p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence). Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đã một thời bị Tây phương đô hộ, không bao giờ quên. Thật vậy, Tây phương là nơi sản xuất ra nhiều lý tưởng xã hội như tự do, phát xít, dân chủ theo quan niệm Ki Tô (Christian democracy), dân chủ xã hội (social democracy), đoàn thể, kinh tế tự do v..v.. nhưng Tây phương chưa bao giờ có được một tôn giáo lớn (theo nghĩa là chủ lực tinh thần hướng dẫn đạo đức và tính thiện của con người. TCN). Những tôn giáo lớn trên hoàn cầu không phải là sản phẩm của Tây phương mà là của những nền văn minh ngoài Tây phương, và trong hầu hết các trường hợp, đã có trước nền văn minh Tây phương. (Huntington, Ibid., p. 54: The West, however, has never generated a major religion. The great religions of the world are all products of non-Western civilizations and, in most cases, antedate Western civilization). So sánh giáo lý, lịch sử Ki Tô Giáo (Chính Thống, Gia Tô, Tin Lành) với các tôn giáo Á Đông như Thích, Nho, Lão và Ấn Giáo, chúng ta thấy rõ ngay điều này.
Những nhận định của Giáo sư Huntington cũng như những sự thực lịch sử trên thế giới đã chứng minh tại sao trong các nước mà Ki Tô Giáo là thiểu số hay không thể dựa vào cường quyền, Ki Tô Giáo luôn luôn bị coi như là một tôn giáo ngoại lai, xa lìa dân tộc, đúng như lời tiên đoán của Giê-su trong Matthew 24:9: "Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta."
Nhưng ở đây chúng ta cần ý thức rõ rằng, không phải người ta ghét các tín đồ Ki Tô Giáo chỉ vì họ theo một tôn giáo khác mà vì cái bản chất phi quốc gia phi dân tộc của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô Giáo. Không một người dân trong một quốc gia nào lại có thể chấp nhận một tổ chức, dù đó là một tổ chức tôn giáo, nằm trong quốc gia của họ, ăn cơm gạo quốc gia của họ, mà lại tuyệt đối trung thành và tuân phục một thế lực ngoại bang mà lịch sử đã chứng tỏ rằng ngả về chính trị và thế tục nhiều hơn là tôn giáo.
Mặt khác, nền thần học Ki Tô Giáo đã biến đám tín đồ thành những nô lệ tinh thần, trói chặt họ bằng những xiềng xích trí tuệ, từ đó ý niệm quốc gia không còn quan trọng vì quốc gia chỉ là nơi trú chân tạm bợ để chờ ngày về nước Chúa. Chúng ta phải công nhận là, với một học thuật Ca-Tô (Catholic scholarship) tinh vi và với một kế hoạch giáo dục Ca-Tô (Catholic education), Ca-Tô Giáo đã thành công trong việc nhào nặn đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ đến độ khi lớn lên, tín đồ không còn có thể nghĩ gì khác nếu không được tiếp xúc với những sự tiến bộ trí thức của nhân loại, và do đó, đủ can đảm để vứt bỏ mớ xiếng xích trí tuệ như hàng triệu tín đồ ở trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, từ hàng Tổng Giám Mục trở xuống, đã làm.
Chúng ta cũng không nên quên rằng, nhiều nhà trí thức Pháp, ngay từ đầu thế kỷ 19, đã nhận thức được sự quan trọng của một nền giáo dục khai phóng so với nền giáo dục Ca-Tô đã chiếm ngự trong xã hội Pháp trong nhiều thế kỷ. Cho nên họ đã cương quyết chống lại nền giáo dục Ca-Tô trên nhiều phương diện, và họ đã thành công "giật con em họ ra khỏi vòng tay "giáo dục" của các linh mục và vạch trần những đạo đức giả của giáo hội Ca-Tô" (Arraché l'enfant au moine, dévoilé les hypocrisies de l'Église). Các nhà trí thức tiến bộ Pháp đã coi nền giáo dục Ca-tô như là một nền giáo dục có mục đích chống lại tổ quốc và sự tiến bộ của quốc gia. Do đó, Bộ Trưởng Giáo Dục Charles Dupuy đã phát biểu:
Chúng tôi tuyên bố thẳng ra rằng, đối với chúng tôi, thật là điều không thể nhân nhượng được trong chiều hướng giáo dục tự do, bất cứ người nào lại có thể dạy dỗ lớp trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng. 7
Nhưng vào cuối thập niên 1860 thì ông Nguyễn Trường Tộ, thuộc hạ của Giám Mục thực dân Gauthier, trong một bản điều trần lại đề nghị cùng Vua Tự Đức hãy dùng các Giám mục, Linh mục trong việc canh tân đất nước, và "cho phép các giáo hội Tây phương cứ tới nước mình mà lập hội cứu tế", "cho phép mỗi tỉnh lập ra một viện dục anh, giao cho một giám mục quản cố". mà không biết đến thực chất những hội cứu tế, viện dục anh của Ca-Tô Giáo Rô-ma mà mục đích mở ra chỉ là dùng bả vật chất để kiếm thêm tín đồ, lấy tiền trợ cấp của chính quyền, nhồi sọ trẻ con v..v.. Ông Tộ cũng không biết đến chính sách dùng giáo dục của thực dân Pháp để xâm chiếm và đồng hóa Việt Nam, và sự độc hại của nền giáo dục phi tổ quốc, phản dân tộc, đi ngược thời gian của Ca-Tô giáo. Ấy thế mà ngày nay "người ta" vẫn tiếp tục đánh bóng Nguyễn Trường Tộ như là một "thiên tài yêu nước" với những tư tưởng canh tân đi trước thời gian.
Do đó, chúng ta không lấy gì làm lạ khi nền giáo dục Ca-Tô đã có thể đào tạo nên một Linh Mục Hoàng Quỳnh, người phát biểu câu thời danh nhất trong lịch sử Việt Nam: "Thà mất nước chứ không thà mất Chúa.". Và ngày nay, 1995, Linh Mục Trịnh Văn Phát vẫn có thể thản nhiên tuyên bố: "Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi. Tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện là để phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội." ("Cảm nghĩ một chuyến đi"; Liên lạc Giáo hoàng học viện Piô Đàlạt số 2, 7/1995, trg. 72. (Nhóm Úc Châu)).
Chúng ta cũng không nên quên rằng, khi các nhà truyền giáo Tây phương xâm nhập Việt Nam truyền đạo, những tín đồ Ca-Tô tân tòng được dạy là phải tuyệt đối "quên mình trong vâng phục" các linh mục và giám mục, chứ không có bổn phận phải tuân theo luật lệ quốc gia, vì theo chủ thuyết Ca-Tô, Thần quyền tự phong của Ca-Tô Giáo đứng trên thế quyền ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và đây chính là một trong nhiều lý do các Vua Triều Nguyễn đã coi Ca-Tô Giáo là Tà Đạo.
Cái bản chất phi tổ quốc, phi dân tộc của các tín đồ Ca-Tô đã được Edgar Jones phân tích khá rõ trong cuốn Jesus: The Rock of Offense. Tác giả là mục sư Tin Lành ở Memphis, Tennessee. Từ sự phân tích này, hi vọng chúng ta có thể hiểu rõ vấn đề hơn.
Những người đáp ứng lời kêu gọi gia nhập "đoàn chiên nhỏ", giống như Giê-su, đến từ một quốc tịch của một quốc gia trong những quốc gia trên thế giới. Họ không còn dự phần trong những quốc gia (của họ) trong thế giới nữa, và họ cũng chẳng muốn dự phần làm chi. Sự tách biệt ra khỏi quốc gia này là do sự thay đổi về lòng trung thành của cá nhân họ và phản ứng của thế giới (đối với họ) : sự căm ghét. Giê-su đã chứng nghiệm sự căm ghét cao độ của quốc gia ông ta. Với sự căm ghét này ông ta đã làm gương cho các môn đồ của ông ta. Ông dạy họ là họ sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9). Ông ta bao giờ cũng cân nhắc cẩn thận lời nói của mình để chuyển đạt ý định của mình. Bất cứ khi nào ông nói "mọi quốc gia" là ông ta nghĩ đúng như vậy. Cũng vậy, điều mà chúng ta biết chắc là: bất cứ người nào mà không bị mọi quốc gia ghét thì người đó không thuộc đoàn chiên của ông ta. Giê-su đã nói thật rõ ràng rằng những người theo ông sẽ bị mọi quốc gia ghét.
Vậy, đây là một tiêu chuẩn để chúng ta định giá trị về ước vọng của chúng ta trong sự chia xẻ gia tài của nước Chúa.
Hãy nhớ lời của Giê-su: "Các ngươi sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9)"
Chúng ta thay đổi sự trung thành của chúng ta vì chúng ta không còn gì mấy để chia xẻ với những quốc gia của chúng ta. Chúng ta không còn dự phần gì mấy với cha mẹ, gia đình, châu báu, sự tìm kiếm, đời sống, bạn hay thù. Giêsu đã hủy bỏ sự trung thành với nơi sinh của chúng ta và thay thế bằng một nơi sinh thứ hai hay tái sinh.(Ki Tô Giáo có danh từ "born again" chỉ những người hoàn toàn thay đổi, như là chết đi sống lại để tuyệt đối tin vào Chúa và hiến thân toàn vẹn cho Chúa. Nói cách khác con người cũ của chúng ta phải chết đi để sống lại trong Chúa dù không phải là thân xác chết thật. TCN)
Do đó, lòng ái quốc, chủ yếu thường đặt vào quốc gia của con người, nay trở thành tâm điểm của sự ác. Chúng ta không còn là những người yêu nước theo ý nghĩa quốc gia, vì yêu nước có nghĩa là tôn trọng tổ tiên, và chúng ta đã thay thế tổ tiên xưa, nghĩa là những người sáng lập đất nước, và tổ tiên đã sinh ra ta, bằng một người cha của chúng ta ở trên trời.
Sự tái sinh này cũng giống y như sự sinh ra đầu tiên, theo nghĩa là nó cung cấp cho chúng ta các bậc sinh thành mới, một gia đình mới, một quốc gia mới, và một quốc tịch mới. Mọi sự liên hệ mà chúng ta có từ khi mới sinh ra đời đối với quốc gia dân tộc gia đình v.. v.. được thay thế bởi những liên hệ mới trong sự tái sinh. Trong dân tộc mới này, Thiên Chúa là người Cha mới và duy nhất,và những người tuân theo ý Thiên Chúa là những người mẹ mới, anh chị em, con trai con gái mới. (Muốn hiểu đoạn này chúng ta cần phải nhắc lại một chuyện trong Thánh Kinh, Matthew 12: 46-49: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? và ai là các em Ta?" Và ông ta đưa tay chỉ các môn đồ, nói: "Đây mới là mẹ Ta và các em Ta" (Who is my mother? and who are my brothers? And He stretched out His hand toward His disciples and said, "Here are My mother and My brothers!". ). Dân tộc mới là "đoàn chiên nhỏ", và quốc tịch mới là quốc tịch ở trong đoàn chiên nhỏ, hay căn bản hơn, là quốc tịch trong nước của Thiên Chúa, vì nước này đã được trao cho bầy chiên nhỏ. 8
Từ Thánh Kinh và từ những tài liệu phân tích Thánh Kinh của các học giả, chúng ta thấy rõ rằng quan niệm của Giê-su đối với quốc gia là phi tổ quốc. Giê-su chỉ quan tâm đến nước của Thiên Chúa, một niềm hoang tưởng trong đầu óc của Giê-su. Trong Thánh Kinh còn có nhiều đoạn nói về quan niệm của Giê-su về đời sống con người trên thế gian. Đây là quan niệm vô cùng tiêu cực: đời sống trong kiếp này chỉ là tạm bợ, hãy sửa soạn cho ngày tận thế gần kề, chuyên lo phục vụ Thiên Chúa để có đời sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy những tín đồ Ca-Tô sẵn sàng phản bội tổ quốc để phục vụ nước Chúa, đúng ra là nước Vatican, vì Vatican nắm những chìa khóa mở của thiên đường, không ai có thể hiệp thông thẳng với Chúa mà bắt buộc phải đi qua ngả trung gian là Vatican nếu muốn được cứu rỗi để có cuộc sống đời đời.
Đến đây, chúng ta đã biết quan niệm của Giê-su đối với gia đình và quốc gia là như thế nào. Sau đây chúng sẽ xét đến những lời giảng của Giê-su thuộc về lãnh vực luân lý đạo đức con người. Nếu xét đến những lời nói và hành động của Giê-su đối với gia đình thì khó mà thấy trong đó những điểm về luân lý. Nếu chúng ta xét những hành động của Giê-su đối với con người, súc vật, cây cỏ thì khó mà có thể cho Giê-su là con người đạo đức. Điều này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
Các tín đồ Ca-Tô thường ca tụng cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi" trong Tân Ước là tuyệt vời. Họ được giáo hội dạy như vậy cho nên yên trí là như vậy chứ thực ra họ không tự mình đọc suy nghĩ và tìm hiểu những điều trong đó. Sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích một số điểm trong "Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su.
3. "Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su:
Tất cả những điều mà người ta cho là “giáo pháp” của Giêsu, nghĩa là những lời dạy về luân lý đạo đức con người, được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Trong bài giảng này có một phần mà các Linh Mục thường mang ra giảng trong nhà thờ, và do đó các tín đồ thường biết dưới tên "Phúc Thật Tám Mối" và ca tụng với người ngoại đạo là “tuyệt vời”, tuy nội dung chẳng có gì đặc biệt vì tất cả đều là những điều thông thường trên thế giới
Về bài giảng trên núi này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned:
"Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được. Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài." 9
Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Tân Ước để phân tích xem bài giảng đó hay như thế nào? “Bài giảng trên núi” chiếm 3 đoạn trong Phúc Âm Matthew: 5,6, và 7, và dạng rút ngắn trong Phúc Âm Luke 6:17-45. Những trích dẫn sau đây là từ Phúc Âm Luke.
Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình". Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì chúng ta biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive). Nhưng cũng vì thế mà Luật Vàng của Giê-su không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc. Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách.
Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Giảng Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet (www.infidels.org). Ở đây, tôi không có ý định phê bình toàn thể "Bài Giảng Trên Núi" cho nên sau đây tôi chỉ phân tích tiếp vài lời dạy của Giê-su mà một số trí thức Ca Tô cho đó là phản ánh "đỉnh cao trí tuệ của Chúa":
1. Mathhew 5:3: Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém, vì nước thiên đàng thuộc về họ. (Blessed are the poor in spirit, For theirs is the kingdom of heaven).
Bình luận về câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Tinh thần yếu kém có phải là đức tính chính mà Giê-su đặt lên cao nhất trong những điều giảng dạy của ông ta hay không? Thực ra đó có phải là một đức tính không? Chắc chắn là không. Tinh thần dũng cảm, tinh thần lương thiện, tinh thần đầy đủ những mục đích công chính, đó là những đức tính; tinh thần yếu kém là một tội ác... 10
Tại sao Charles Bradlaugh lại viết như vậy? Chẳng có gì là khó hiểu. Giả thử bạn là một người có tinh thần yếu kém và bị người ta tát cho một cái vào má. Trong trường hợp này, Giê-su dạy bạn phải hành động như thế nào? Luke 6:29 đã vạch rõ: "Nếu các con bị ai tát má này, cứ đưa luôn má bên kia." (To him who strikes you on the one cheek, offer the other also). Đây có phải là điều thực tế hay không. Tôi không khuyên bất cứ bạn đạo nào làm cuộc thí nghiệm sau đây: đến trước mặt Hồng Y Nguyễn Văn Thuận hay "Hồng Y thiết giáp" Ratzinger và tát cho ông ta một cái xem các ông ấy phản ứng như thế nào, có đưa má kia cho bạn tát thêm hay không. Dù chúng ta có lòng nhân từ đến đâu thì, nếu chúng ta không tát trả lại thì ít ra cũng phải có biện pháp ngăn chận để cho khỏi bị tát thêm. Dung dưỡng sự bạo hành là đồng lõa với bạo hành. Cho nên Charles Bradlaugh đã viết "tinh thần yếu kém là một tội ác", tội ác đối với xã hội, tội ác đối với nhân loại, vì đã khuyến khích sự bất công và bạo hành.
2. (Luke 6: 20: "Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con" (Blessed are you poor, For yours is the kingdom of God); Luke 6: 24: "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối" (But voe to you who are rich, For you have received your consolation)
Đây có phải là giáo lý về luân lý đạo đức hay không, hay chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm. Có ai biết "nước Trời" ở đâu? Người nghèo khổ, chỉ vì lý do duy nhất là đang nghèo khổ, được hứa hẹn một nước Trời chỉ có trong đầu óc bất bình thường của Giê-su. Người giàu có, chỉ vì lý do duy nhất là đang giàu có, bị Chúa nguyền rủa. Công bằng và bác ái ở chỗ nào?
Thực tế là ở trên đời này có ai muốn mình nghèo khổ đâu. Vì hoàn cảnh nên nghèo khổ và nếu có lòng dũng cảm, có ý chí, chăm chỉ học hành, làm lụng thì con người có thể vượt qua sự nghèo khó.
Nếu lời của Giê-su như trên là đúng thì trong Ca-Tô giáo, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, không ai có thể lên thiên đường được, vì đối với lớp dân nghèo khổ, thì các giới chức trong giáo hội toàn là những người giàu có, dư ăn dư mặc. Tài sản của Giáo hội Ca-Tô Hoàn Vũ (Vatican) lên tới hàng ngàn tỷ đô la, và các giáo hội địa phương cũng chỉ vơ vét của cải thế gian, làm giàu trên sự đói khổ của đám cùng đinh.
Người Việt Nam chúng ta có những câu: "Bần cùng sinh đạo tặc" hay "Đói ăn vụng, túng làm càn". Giê-su chắc không biết đến những câu này nên mới phát ngôn như trên.
Phê bình hai câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù tốt hơn trong đời sau. Có thật là tốt đẹp khi ta an phận với sự nghèo khó hay không? Có phải là tốt hơn nhiều nếu chúng ta tìm hiểu nguyên do của sự nghèo khổ để tìm cách giải quyết vấn đề hay ngăn chận đừng để cho sự nghèo khổ xảy ra hay không? 11
Tất cả các quốc gia trên thế gian này đều cố gắng làm sao để cho dân giàu nước mạnh. Vậy có ai tin theo lời Chúa đâu? Điều hiển nhiên là những người nghèo khổ nhiều khi đến độ không có cơm ăn áo mặc. Cảnh tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Không có cơm ăn thì đói. Đối với những người này thì Giê-su dạy ra sao?
3. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no" (Blessed are you who hunger now, For you shall be filled.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang no, Vì các ngươi sẽ bị đói" (Voe to you who are full, For you shall hunger)
Trên thế gian này, thật sự có ai muốn mình đói để được Giê-su ban phúc cho không? Chúng ta thấy trước mắt những cảnh đói khổ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi như Ethiopia, Rwanda, Congo v..v.. Hàng triệu người đói này có ai cần đến cái "phúc" của Giê-su ban cho hay cần đến cơm gạo, bánh mì để sống còn? Giê-su chỉ hứa hão. Bao giờ no? Ông ta không hề khẳng định. Bình luận câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Giêsu dạy những gì?. "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no". Ông ta không nói bao giờ thì sẽ được no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. 12
Giê-su cũng còn dạy:
4. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" .(Blessed are you who weep now, for you shall laugh.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang cười, vì các ngươi sẽ than khóc." (Woe to you who laugh now, For you shall mourn and weep).
Thật vậy sao? Bao giờ thì cười? và bao giờ thì than khóc? Con người ai chẳng có những lúc vui, lúc buồn. Khi gặp chuyện mừng thì vui thì cười, khi gặp chuyên bất hạnh thì than thì khóc. Có ai cười mãi hay khóc mãi đâu? Những nạn nhân của Giáo hội Ca-Tô trong ngục tối, bị tra tấn dã man trong thời Trung Cổ vì không tin Chúa, tất nhiên phải than khóc rồi, họ có được "phúc" của Chúa hay không?
Thật tôi không hiểu trong những lời dạy trên của Giê-su hay ho ở chỗ nào mà các tín đồ Ca-Tô khen nức khen nở là bài giảng trên núi thật là tuyệt vời , nhất là đoạn nói về "Phúc thật tám mối".
Chẳng thế mà Charles Bradlaugh đã đưa ra nhận định:
Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN). 13
Trên đây chỉ là vài trích dẫn từ Thánh Kinh những "lời hay ý đẹp" điển hình của Giê-su. Dựa vào những tư tưởng có tính cách mạ lị đầu óc con người này, các nhà truyền giáo đi xâm lăng các nước chậm tiến cũng đưa ra luận điệu hứa hẹn lừa dối: "nghèo khổ là do ý Chúa", và khuyến khích các tín đồ hãy chịu khó an phận như dân Do Thái ngày xưa, cứ giữ niềm tin ở Chúa rồi sẽ có ngày Chúa sẽ đoái thương và sẽ được ân sủng của Chúa. Chẳng biết cái ân sủng này mặt mũi nó ra làm sao. vì từ xưa tới nay chưa có ai, kể cả Giê-su, từ cõi chết trở về để mà cho bàn dân thiên hạ biết cái ân sủng đó nó như thế nào.
Trong cuốn Tiếng Kêu Than Của Người Dân Penny Lernoux viết:
Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa. Như Tổng Giám Mục ờ Lima bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay...Giáo Hội Ca-Tô phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này. 14
Chúng ta hãy tiếp tục xét đến lời dạy của Giê-su như sau:
4. Luke 6: 22-23: Phúc cho các con khi bị người ta ghét, xua đuổi, nhục mạ, bêu xấu tên tuổi vì Ta. Ngày đó, các con hãy lấy đó làm điều mừng và vui mừng nhảy múa, vì sẽ được phần thưởng lớn dành sẵn trên trời. Ngày xưa các nhà tiên tri cũng từng bị đối xử như thế. (Blessed are you when men hate you, and when they exclude you, and revile you, and cast out your name as evil, For the Son of Man's sake. Rejoice in that day and leap for joy! For indeed your reward is great in heaven, For in like manner their fathers did to the prophets.); Luke 6: 26: Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế. (Woe to you when all men speak well of you, For so did their fathers to the false prophets.)
Theo đúng lời Chúa không thể sai lầm như trên thì các tín đồ Ki Tô, Ca-Tô cũng như Tin Lành, nên mừng khi bị người ta ghét mới phải, vì đó chính là phúc của Chúa ban cho họ. Bị người ta ghét là con đường chắc chắn nhất để lên thiên đàng, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Muốn được người ta ghét thì cũng dễ thôi, cứ tiếp tục đi theo con đường phi dân tộc, phản dân tộc như trong quá khứ, chỉ cần biết đến nước Chúa, không cần biết đến quốc gia dân tộc là gì. Tại sao mỗi khi có người nói hay viết những điều gì không hợp với những lời "giáo hội dạy rằng" thì các tín đồ Ki-Tô lại chụp lên đầu họ cái mũ thù ghét và chống Ki Tô Giáo? Các tín đồ Ki-Tô không biết rằng người ta thù ghét hay chống Ki Tô Giáo chính là để giúp cho họ được hưởng phúc của Chúa, giúp họ được phần thưởng lớn ở trên thiên đàng hay sao, nếu họ tin những lời của Chúa phải là đúng.
Các tín đồ Ki Tô Giáo cũng thường hết lời ca ngợi Chúa của họ. Nhưng như vậy là họ đã nguyền rủa Chúa vì Chúa đã khẳng định là "Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế ". Có thể vì họ tin rằng Chúa Giê-su của họ là tiên tri thật chứ không phải là tiên tri giả. Nhưng Thánh Kinh lại viết rõ, và ngày nay tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều đồng ý ở điểm này, là Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, sẽ xảy ra ngay trong thời đại mà vài tông đồ của ông còn sống, khi đó ông sẽ trở lại trần để phán xét người sống cũng như người chết. (Xin xem lại chương I, trang 62-63). Điều này đã không xảy ra. Lại nữa, Matthew 12: 40 kể rằng: Chúa Giê-su nói: "Như Giô-na đã nằm trong bụng cá ba ngày ba đêm, Ta sẽ vào lòng đất ba ngày ba đêm" (For as Jonas was three days and three nights in the whale's belly; so shall I be three days and three nights in the heart of the earth). Khoan kể đến việc Giê-su tin vào câu chuyện hoang đường trong Cựu Ước: Jonas nằm trong bụng cá voi 3 ngày 3 đêm, đây là lời tiên tri của Giê-su về cái chết giả của mình. Nhưng Thánh Kinh cũng lại viết rõ rằng Giê-su chỉ "vào trong lòng đất" có hai đêm và một ngày, từ 3 giờ chiều thứ Sáu (Matthew 27: 46) đến sáng sớm Chủ Nhật, trời mới rạng đông (Matthew 28:1). Từ hai chuyện "tiên tri" trên của Giê-su trong Tân Ước, chúng ta bắt buộc phải kết luận: Giê-su chẳng qua cũng chỉ là một nhà tiên tri giả. Có vẻ như không có tín đồ Ki Tô nào nghĩ ra điều hiển nhiên này nên họ vẫn tiếp tục ca ngợi Chúa Giê-su của họ cũng như ngày xưa, các tiên tri giả đã được ca ngợi.
Dựa vào những lời dạy trên của Giê-su, nền Thần học Ki Tô Giáo giảng rằng đạo Giê-su là đạo của người nghèo khổ, vì Chúa đã ban phúc cho những người nghèo. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Chúa lại cần phải nguyền rủa người giàu? Một "lý luận" thần học khác là, nghèo khổ là sự thử thách của Thiên Chúa về lòng tin Thiên Chúa của con người. Lý luận này hạ thấp Thiên Chúa xuống hàng một cái máy dò đức tin (faith-detector). Thật ra thì, theo nhiều nhà phân tích Thánh Kinh, những lời dạy trên bắt nguồn từ những điều hoang tưởng và hi vọng của chính Giê-su. Với những mặc cảm về thân phận của chính mình: là một đứa con hoang, sinh ra trong sự nghèo khổ của gia đình một ông thợ mộc đông con, ít nhất là Joseph và Mary có 7 người con, do đó đời sống vật chất khó khăn, cho nên Giê-su hi vọng rằng, cứ tin ở Thiên Chúa thì có ngày Thiên Chúa sẽ đền bù xứng đáng. Đây cũng chẳng phải là niềm tin riêng của Giê-su mà là niềm tin của cả dân tộc Do Thái trong tâm trạng bị bắt làm nô lệ, tù đầy. Cho nên, thông điệp chính của Giê-su trong những lời giảng dạy trên là suy diễn từ mơ ước và hi vọng của chính mình thành những lời có mục đích khuyến khích những người nghèo khổ hãy an phận nghèo khổ, giữ vũng niềm tin vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ cho hưởng phần thưởng trên nước trời. Những lời dạy này không phải là để tôn vinh người nghèo, vì trước Thiên Chúa, con người tuyệt đối bình đẳng, vì cùng là tạo vật của Thiên Chúa.
Tới đây, tôi nghĩ chắc quý độc giả đã thấy rõ những tư tưởng của Giê-su thuộc loại nào, và tôi thấy không cần phải tiếp tục phê bình dài dòng những cái gọi là "lời hay ý đẹp" của Giê-su nữa. Những lời hay ý đẹp của Giê-su thường được giảng theo luận điệu thần học một chiều và trước đám tín đồ vốn lười suy nghĩ và không bao giờ đọc đến Thánh Kinh. Những mâu thuẫn và những điều phi lý, phản khoa học cũng như những lời chứng tỏ đạo đức thấp kém của Giê su tuyệt đối không bao giờ được các "thày giảng" nhắc tới. Để cho quý độc giả tự mình nhận rõ thực chất những lời giảng dạy của Giê-su hơn nữa, tôi xin trích dẫn thêm vài tư tưởng của Giê-su từ Thánh Kinh và chỉ ghi kèm một vài nhận định ngắn, nếu cần, mà thôi.
5. Vài Lời "Giảng Dạy" Khác Của Giê-su:
Trước hết, chúng ta hãy nghe lời Giê-su tự nhận và dạy các môn đồ như sau:
Matthew 11: 29: Hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; vì ta có lòng từ ái và khiêm nhường, và linh hồn các ngươi sẽ được yên ổn. (Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest of your souls)
Thánh Kinh tiếng Việt của Tin Lành do Hội Thánh Kinh Mỹ (American Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "nhu mì", một từ thường dành riêng cho phái nữ; còn Thánh Kinh tiếng Việt do Hội Thánh Kinh Quốc tế (International Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "dịu dàng". Chúng ta đã biết Giê-su khiêm nhường tới cỡ nào qua những lời tự nhận về "cái Ta" mà tôi đã trích dẫn ở trên, trang 126. Bây giờ chúng ta hãy xem Giê-su "nhu mì" và "dịu dàng" như thế nào.
Chúa dịu dàng phán:
Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
(But whoever causes one of these little ones who believe in
me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay. Quý độc giả có thể đọc lại vài lời nói "dịu dàng" khác của Giê-su nơi trang 136.
Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt tương tự như trên. Cũng vì vậy mà học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ. 15
Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:
Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường. (Assuredly, I say to you, unless you are converted and become as little children, you will by no means enter the kingdom of heaven.)
Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được. (Assuredly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will by no means enter it.)
Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:
Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. (I thank you, Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and prudent and have revealed them to babes)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.
Để kết thúc chương này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra:
1. Có người gọi Giê-su là "Ông Thầy chí thiện" (Good Teacher) [Matthew 19: 16]. Giê-su có chí thiện hay không? Ông ta đã phủ nhận:
Matthew 19: 17: Tại sao ngươi lại kêu ta là chí thiện. Không ai chí thiện cả trừ một người, đó là, Thượng đế. (Why do you call me good? No one is good but one, that is, God.)
1. Ai vào thiên đường trước?
Matthew 21: 31: ...Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, những người đi thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước Chúa trước các ngươi. (Assuredly, I say to you that tax collectors and harlots enter the kingdom of God before you)
2. Làm việc thiện cho mọi người thấy hay là không?
Matthew 6: 1: Đừng làm những việc thiện trước mặt mọi
người, để cho họ thấy. Nếu không các ngươi không thể được phần thưởng của Cha các ngươi trên trời. (Take heed that you do not do your charitable deeds before men, to be seen by them. Otherwise you have no reward from your Father in heaven)
Matthew 5: 16: Hãy để cho ánh sáng của các ngươi tỏa sáng trước mọi người, để cho họ thấy những việc lành thiện của các ngươi và vinh danh Cha các ngươi ở trên trời. (Let your light so shine before men, that they may see your good works and glorify your Father in heaven.)
3. Những lời tự nhận của Giê-su đúng hay không đúng?
John 5: 31: Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật. (If I bear witness of myself, my witness is not true)
John 8 : 14: Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật. (Though I bear record of myself, yet my record is true)
4. Phán xét hay không phán xét?
John 12: 47: Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới. (And if anyone hears my words and does not believe, I do not judge him; for I did not come to judge the world but to save the world.)
John 9: 39: Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù. (For judgment I have come into this world, and those who do not see may see, and that those who see may be made blind.)
5. Là một hay là hai?
John 10: 30: Ta với Cha ta là một. (I and My Father are one.)
John 14: 28: Cha ta vĩ đại hơn ta (My Father is greater than I.)
7a. Hiệu lực của cầu nguyện. Đúng hay sai?
Mark 11: 24: Vậy ta nói cho ngươi biết, khi các ngươi cầu nguyện, bất cứ cái gì mà các ngươi đòi hỏi, tin rằng các ngươi sẽ nhận được, và các ngươi sẽ có những cái đó. (Therefore I say to you, whatever things you ask when you pray, believe that you receive them, and you will have them.)
6. Đức tin cần bao lớn? Làm được những gì?
Matthew 17: 20: Đúng vậy, ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi có đức tin chỉ nhỏ bằng hạt cải, ngươi sẽ bảo trái núi này "Di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia", nó sẽ di chuyển như vậy; và đối với ngươi không có gì mà làm không được. (Assuredly, I say to you, if you have faith as a mustard seed, you will say to this mountain, "Move from here to there", and it will move; and nothing will be impossible for you.)
Tôi xin để quý độc giả tự nhận định về giá trị những lời "giảng dạy" của "Chúa" Giê-su ở trên.
Chú Thích - Chương II
1. Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's didease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.
2. Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that "false doctrines and opinions still abound," but that "today men spntaneously reject" them... But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli's death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.
3. O'Brien, George Dennis, God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well, pp. 101-108: A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher". But if that how it is, it is no "teacher" but "savior". Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.
...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME. That claim will not get you the E. Harris Harbison Award for teaching. What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.
4. Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions... But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.
5. Daleiden, Joseph L., Ibid., p. 177: Tragically, this is one of the few promises that history shows Jesus was successful in fulfiling.
6. Pike, James A., A Time for Christian Candor, p. 109: Jesus' world-view was that of his time. The concept of the Kingdom of God which he stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence. He was influenced by the teaching of the Essenes, as is growing more and more evident with the availability of translations of the Dead Sea Scrolls. He had a limited mind - as is true of every man. For example, like his fellow rabbis he thought that David wrote all the Psalms and hence he quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And he thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.
7. Le Cléricalisme, Voilà L'Ennemi, P. 6: Nous le déclarons très franchement, il nous parait intolérable qu'à la faveur de la liberté d'enseignement, qui que ce soit puisse éoever des enfants contre leur pays et contre leur temps.
8. Edgar, Jones, Jesus: The Rock of Offense, p. 68-69: People who respond to the call to belong to the little flock come, like Jesus, out of a nativity associated with nations of the world. They are no more participants in the nations of the world, nor do they wish to be. Their separation is effected both by a change in their personal loyalty and by the response of the world: hatred. Jesus experienced the intense hatred of the nation. In this he served as an example for his disciples. He had taught that they were to be hated by all nations. Therefore there is no nation that does not hate his disciples (Matthew 24:9). He always chose his words with care to convey his meaning. Whenever he said, "all nations", he meant exactly that. Also, of this we may be sure: whoever is not hated by all the nations of the world has no part in the little flock. Jesus said expressly that such would be hated by all nations. This, then, becomes a criterion by which we evaluate our hope of sharing in the inheritance of the Kingdom. Remember his word: You shall be hated by all nations (Matthew 24:9)
We change our personal loyalty because we no longer have much in common with the nations. We share neither father, nor family, nor treasure, nor quest, nor life, nor friend, nor wnemy. He cancels the loyalty of the first nativity and replaces it with a new one arising from a second nativity or rebirth. Thus patriotism, as usually centered in one's earthly nation, becomes a focus of evil. We are no more patriots in the national sense, for patriotism means "fatherism", and we have supplanted the old fatherism, which focused on "the fathers of the nation" and the progenitor fathers, with a new one centered in the Father in heaven.
This secon nativity is nothing less than the new birth that Jesus made essential to seeing the Kingdom of God. It was to Nicodemus that he said: Truly, truly, I say to you, unless one is born a new, he cannot see the Kingdom of God (John 3:3).
This new birth acts in precisely the same way as the old one, in that it provides one with a new parentage, a new family, a new nation and citizenship. Every relationship arising from the first birth is replaced by the new relationships arising from the second, or new birth.... Within the new ethnicity, God is the new and only Father; those who do his will are the new mother, brother, sister, son, and daughter. The new nation id the little flock, and the new citizenship is that in the little flock, or more fundamentally, citizeship in the Kingdom of God, since it is to the little flock that the Kingdom is given.
9. Davis, Kenneth C., Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, p. 374: One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.
The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus", edited into a single speech.
10. Charles Bradlaugh, The Freethought Web, (Is poverty of spirit the chief amongst virtues, that Jesus gives it prime place in his teachings? Is it even a virtue at all? Surely not. Manliness of spirit, honesty of spirit, fullness of rightful purpose, these are virtues; poverty of spirit is a crime...)
11. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he is rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he is poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wretched state in the hope of higher recompense in some future life. Is it good to be content with poverty? Is it not far better to investigate the causes of poverty, with a view to its cure and prevention?)
12. Charles Bradlaugh, Ibid., What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..
13. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched...
14. Penny Lernoux, Cry of The People, p. 16: Foreign missionaries helped drum these ideas into the native's heads by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians: "Poverty is the most certain road to felicity." Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promptly put to death...The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation.
15. Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.
KẾT LUẬN
Joshua hay theo tiếng Hi Lạp, Jesus (Giê-su), có nghĩa là "cứu tinh" (savior). Nhiều người có tên như vậy ở miền Trung Đông trước khi Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra đời.
Niềm tin trong Ki Tô Giáo là, một trong số rất nhiều người mang tên Giê-su, Giê-su của Ki Tô Giáo, thực sự là Đấng Cứu Thế (Savior of the World). Và chính vì lý do này mà Tây phương đã chia lịch sử loài người ra làm hai: trước và sau ngày sinh của Giê-su, tuy rằng không ai biết ngày sinh của Giê-su là ngày nào, và trước khi Giê-su sinh ra đời thì lịch sử loài người đã diễn tiến ít ra là trong vài triệu năm.
Hàng triệu người trên thế giới ngày nay vẫn tin Giê-su là Đấng Cứu Thế. Đối với họ, ông ta là hiện thân của Thượng đế, xuống đầu thai trong một trinh nữ, và sinh ra trong một chuồng súc vật ở Bethlehem để cứu vớt tội lỗi của nhân loại. Tự nhận là Con Thượng Đế trước một nhóm nhỏ 12 tín đồ, ông ta thuyết giảng về một nước Trời hay nước Chúa. Nhưng những lời thuyết giảng này không cứu được một ai. Con người không thể được cứu trừ phi có người hi sinh trả giá để chuộc cái "tội tổ tông" cho họ. Cái giá này là sự hi sinh vĩ đại của Giê-su, chịu một cái chết đau khổ bị đóng đinh trên thập giá. Ba ngày sau, để chứng tỏ sự chiến thắng của mình trên tội lỗi và thần chết, Giê-su đã tự mình sống lại, hiện thân trước vài tông đồ, rồi bay trở lại lên trời ngồi trên ngai, bên phải Thượng đế. Đến ngày tận thế, Giê-su sẽ trở lại trần để phán xét người sống cũng như người chết, làm cho xác chết sống lại, quyết định xem những ai xứng đáng được hưởng đời sống đời đời bên ông ở trên thiên đường, những người tin ông, và những ai bị luận phạt, phải đầy đọa vĩnh viễn dưới hỏa ngục, những người không tin ông.
Đó là đại cương đức tin trong Ki-Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Đức tin này được xây dựng trên quan niệm về "tội tổ tông" (original sin) và huyền thoại "Giê-su sống lại" của Thánh Phao-Lồ (Paul), dẫn đến vai trò "cứu rỗi" của Giê-su. Đối với người ngoại đạo, đức tin trên vừa làm cho họ lắc đầu mỉm cười, vừa là một thách đố trí tuệ đối với họ, vì họ không thể nào hiểu nổi tại sao trong thời buổi này mà, không kể hàng triệu người thuộc lớp dân kém hiểu biết và ít học nhất trong mọi nước trên thế giới, nhất là trong những nước nghèo khổ kém phát triển, vẫn có những người tự xếp mình vào giới trí thức còn tin như vậy.
Họ không thể hiểu vì trước những bằng chứng khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ mà không ai có thể phủ nhận, kể cả Tòa Thánh Vatican, thuyết Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, cũng như vai trò "cứu rỗi" của Giê-su, đã trở thành vô nghĩa, ít ra là trong giới hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự kiện là, vũ trụ đã thành hình cách đây khoảng 15 tỷ năm, và trái đất mà chúng ta sống trên đó đã có tuổi khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Trong vũ trụ thì trái đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi, và con người cũng chỉ do các sinh thể ban khai tiến hóa tạo thành, có nguồn gốc từ những hạt bụi của các ngôi sao khi vũ trụ mới thành hình. Là một chuyên gia về thiên văn học tại đại học Virginia, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết trong cuốn L'Infini Dans La Paume de la Main: "Tiến hóa từ những cát bụi của những ngôi sao, chúng ta chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm" (Poussières d'étoiles, nous partageons la même histoire cosmique avec les lions des savanes et les fleurs de lavande). Những khám phá trong các ngành khoa học, đặc biệt là những môn Cổ Sinh Vật Học, Sinh Học, Vật Lý.. đã chứng minh rằng con người hiện đại đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 2 triệu năm, và tổ tiên loài người, kể từ các con vượn người (nhân hầu) cũng đã có mặt trên trái đất cách đây khoảng 6 triệu năm.
Nói tóm lại, thuyết tổ tiên loài người là Adam và Eve do Thiên Chúa tạo ra từ đất sét (Thiên Chúa không biết rằng trong đất sét không có chất hữu cơ và con người thì phần lớn lại là những chất hữu cơ) chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc loài người, phù hợp với quan niệm về một vị Thần mà họ thờ phụng. Và chuyện "phục sinh" của Giê-su sau này chẳng qua cũng chỉ là chuyện mà một số người theo Giê-su khi đó bày đặt ra để tạo ra một hi vọng về một sự sống lại sau khi chết trong đám tín đồ thấp kém mà trong thời đại đó, tuyệt đại đa số là những kẻ mù chữ thất học. Thật vậy, học giả A. N. Wilson đã viết trong cuốn Jesus: A Life, trang 3: "Chúng ta đặt ra vấn đề Giê-su bay lên trời để làm gì? Câu chuyện được đặt ra bởi những người tin rằng vòm trời giống như một cái đĩa, người ta có thể bay qua đó để lên thiên đường. Đối với một quan sát viên hiện đại, bất kể họ thuộc tôn giáo nào, không ai mà không hiểu được rằng, một người mà bay thẳng lên trời từ ngọn đồi Olives, bất kể là do sức đẩy của một phép lạ nào đó, thì kết cục sẽ bay vòng vòng trên một quỹ đạo. Chỉ có đối với những kẻ ngu đần mới phải nói cho họ biết như vậy. " (Only dullards would need to be told this).
Sự thực về chuyện phục sinh ra sao, quý độc giả nên đọc trong cuốn Công Giáo: Huyền Thoại và Tội Ác của một tín đồ Ca-Tô, Dominic Nguyễn Chấn, bút hiệu Charlie Nguyễn, Giao Điểm xuất bản, 2001.
Với trình độ hiểu biết của nhân loại ngày nay, con người đã không còn có thể chấp nhận những chuyện hoang đường của thời cổ xưa. Chúng ta đã biết, Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma, đã đưa ra một sự kiện: "Hàng trăm nhà thần học và giám mục đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác."
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong nội bộ Giáo hội mà tuyệt đại đa số các tín đồ không hề biết đến. Giáo hội cố bưng bít được chừng nào hay chừng ấy, bởi vì nếu Giáo hội thú nhận công khai cùng các tín đồ là không làm gì có "tội tổ tông", không làm gì có quỷ Satan cùng sự vô nghĩa của một số tín lý khác, nghĩa là những hệ luận của quan niệm về tội tổ tông, thí dụ như Đức Mẹ đồng trinh, Chúa sống lại và bay lên trời, sự "cứu rỗi" của Giê-su v..v.. thì cả cái lâu đài xây dựng trên những ngụy tạo và dối trá của Giáo hội sẽ sụp đổ. Cho nên, Giáo hội cố duy trì hình ảnh thần thánh của Giê-su trong đám nạn nhân thấp kém của Giáo hội được chừng nào hay chừng đó. Nạn nhân đây gồm tất cả những người đã bị Giáo hội và cha mẹ nhồi sọ từ khi còn nhỏ những luận điệu thần học dối trá của Giáo hội cho nên không có cách nào họ có thể gột bỏ được một niềm tin đã bị lạc dẫn.
Để giúp họ phần nào nhìn rõ vấn đề, tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải viết thêm vài sự kiện về thực chất con người của Giê-su. Trong chương II, qua những đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh, chúng ta đã biết rằng, Giê-su là một người mà những đặc tính tiêu biểu là: lời nói không đi đôi với việc làm, tiền hậu bất nhất, khi nói suôi, khi nói ngược, và phần lớn là về “cái Ta” của ông ta.
Trong Thánh Kinh còn có nhiều chuyện có thể giúp chúng ta hiểu rõ con người của Giê-su hơn. Sau đây là vài chuyện trích từ Thánh Kinh.
Chúng ta đã biết chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo chỉ vì nó không ra trái lúc trái mùa để cho Giê-su ăn khi đói bụng.
Một chuyện khác trong Thánh Kinh, Matthew 8: 28 - 34, có thể cho chúng ta thấy rõ tâm địa của Giê-su, được tóm tắt như sau:
Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su "lòng lành vô cùng" của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.
Như đã viết rõ trong Thánh Kinh, Giê-Su sẽ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và chỉ cho dân Do Thái mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình sống đời đời trên Thiên Đường bên cạnh Thiên Chúa với thân phận tôi tớ hầu hạ Chúa. Trong trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ, có một bài viết về "Hãy Học làm đầy tớ hầu hạ Chúa" với tất cả sự hân hoan và hãnh diện của người có đầu óc của một đầy tớ.
Câu chuyện sau đây trong Thánh Kinh sẽ chứng tỏ rằng sự ước mơ của những tín đồ Việt Nam theo Ki Tô Giáo để được Giê-su cứu rỗi đích thực là một ảo vọng. Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:
"Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su "Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng." Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: "Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta." Nhưng Giê-Su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi." Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: "Chúa ơi, hãy giúp tôi." Nhưng Người trả lời: "Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì thật là chẳng tốt tí nào." Và người đàn bà kia nói: "Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ." Rồi Giê-Su trả lời: "Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà." Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó."
(When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, "Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed." But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, "Send her away, for she cries out after us.". But He answered and said, "I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel." Then she came and worshipped Him saying, "Lord, Help me!" But He answered and said, " It is not good to take the children's bread and throw it to the little dogs." And she said, "True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters' table." Then Jesus answered and said to her, "O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire." And her daughter was healed from that very hour.)
Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào Ki-Tô của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, biết đâu họ chẳng cho mình có cùng một thân phận và lòng tin mãnh liệt như bà già trong câu chuyện kể trên để được Giê-Su cứu giúp, dù bây giờ Giê-Su không còn trên thế gian nữa.
Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị mắng là chó, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được rao giảng là "quá thương yêu thế gian" v..v.., quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Thánh Kinh.
Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O'Hair bình luận như sau:
Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học. (Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.)
Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:
Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.
Thánh Phao-Lồ (Paul) viết rằng, theo lời mặc khải của Thiên Chúa, "Giê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8) Vậy nếu anh dự định lên Thiên Đường ở cùng Giê-su đầy tình thương, và anh không phải là người Do Thái, anh nên nghĩ lại đi thì vừa. 1
Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là "Chúa toàn hảo", "Tình Yêu của Chúa" bao trùm thế gian v..v.. nên phải "Kính Chúa" và hãy hãnh diện là "đầy tớ hầu hạ Chúa", "thờ phụng Chúa". Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, ông đã viết:
Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?...
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.2
Thật là tội nghiệp cho những tín đồ trong thời buổi này mà vẫn còn tin vào những chuyện thuộc loại huyền thoại phản khoa học, đầy mâu thuẫn và phi lý, kể cả những chuyện không hề có trong Thánh Kinh. Thật là tội nghiệp vì họ đã được cấy vào đầu óc, từ khi còn nhỏ, những huyền thoại mà giáo hội dạy rằng đó là những sự thực lịch sử. Do đó những huyền thoại mà họ tin là thực đã ăn sâu vào đầu óc họ, không có cách gì có thể làm cho họ thay đổi niềm tin, nhất là khi lớn lên, họ không bao giờ đọc Thánh Kinh, rất ít khi dùng đến đầu óc suy luận của mình, chỉ biết phó mặc tư duy của mình cho giới chăn chiên. Ngoài ra, họ còn bị giới chăn chiên đe dọa là nghi ngờ những lời giảng dạy của giáo hội là mang tội với Chúa. Ngay gần đây, ở Việt Nam, nếu có tín đồ Ca-Tô nào phàn nàn về đạo đức của một số linh mục thì được "bề trên" dạy rằng: "Các con đừng nói hành các cha mà mang tội với Chúa." Cho nên, có thể nói là họ đã bị buộc chặt bởi một mớ xiềng xích trí tuệ. Đó là cái giá mà họ phải trả cho một viễn tượng không chắc chắn: một đời sống đời đời ở trên thiên đường.
Nhưng đối với giới trí thức thì khác, chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong chương mở đầu cuốn Jesus: A Life của học giả A. N. Wilson, để thấy rõ ảnh hưởng của những huyền thoại trên đầu óc con người, nhất là đối với những thành phần thấp kém, ít học, những thành phần chiếm đa số tín đồ Ki Tô trên thế giới.
Giống như mọi Ki Tô hữu, tôi biết rằng tôn giáo của tôi nhận là có căn cứ trên lịch sử. Đức tin của tôi được xây dựng trên một vài câu chuyện, với những ngày tháng kèm theo. Nhưng tôi không phải là trở thành một tín đồ Ki Tô vì tôi tin những chuyện đó. Tôi trở thành một tín đồ Ki Tô từ khi tôi còn là một đứa con nít được mang đi rửa tội. Năm này qua năm khác, trong những ngày lễ lớn của giáo hội Ki Tô, tôi lại được nghe nhắc lại tính cách lịch sử của tôn giáo tôi. Nhưng ngay cả khi đó, tôi thấm nhập những chuyện trên vì chúng có tác dụng mạnh mẽ trên đầu óc, chứ không phải là vì tôi đã kiểm chứng những chuyện trên qua sự phân tích lịch sử. Do đó, đến ngày lễ Giáng Sinh, tôi nghe kể rằng thiên thần Gabriel đã đến thị trấn Nazareth và bảo cho Mary biết là nàng sẽ sinh một đứa con, và đặt tên nó là Giê-su, Đấng Cứu Thế. Không giao hợp với đàn ông, nhưng Mary đã sinh ra một bé trai, không phải ở Nazareth, mà là ở Bethlehem. Mary sinh Giê-su ở trong một chuồng súc vật vì không có phòng cho bà ta và vị hôn phu, Joseph, ở trong quán trọ. Sự sinh ra Giê-su được các thiên thần báo hiệu trước; và Mary đặt đứa bé trong một máng cỏ, gia đình Thánh này được những người chăn chiên, và những nhà thông thái miền Đông do một ngôi sao dẫn đến, thăm viếng .
Câu chuyện trên ăn sâu vào óc tưởng tượng của tôi từ lâu, trước khi tôi học lịch sử ở trường học. Tác dụng mạnh mẽ của câu chuyện khiến tôi không nghĩ đến việc đặt nó trong phương pháp phân tích lịch sử thông thường. Tôi tiếp tục tin rằng đó là một câu chuyện có thực trong lịch sử. Phúc Âm Luke đặt chắc câu chuyện sinh ra Giê-su vào thời điểm mà Ceasar Augustus đòi hỏi mọi người trong đế quốc La mã phải dự cuộc kiểm tra dân số. Cuộc kiểm tra dân số này xảy ra trong thời Quirinius làm Thống đốc ở Syria (Luke 2: 2). Khi đó Herod là vua của xứ Judea. Những chi tiết về sự sinh ra của Giê-su như trên có vẻ là rất chính xác, cho đến khi người ta khám phá ra rằng Herod đã chết 4 năm trước khi thời đại thông thường này bắt đầu (nghĩa là trước khi Giê-su sinh ra. TCN) và Quirinius không phải là Thống đốc ở Syria cùng thời với Herod. Không có một sử gia nào trong đế quốc La Mã ghi lại một cuộc kiểm tra dân số dưới thời vua Augustus.
Câu chuyện về một đứa bé sinh ra trong một chuồng súc vật ở Bethlehem vì không có phòng cho nó ở trong quán trọ là một trong những huyền thoại có tác dụng mạnh mẽ nhất của nhân loại. Một huyền thoại, tuy nhiên, cũng chỉ là một huyền thoại. Dù rằng chúng ta nhất định cho rằng mọi điều viết trong Thánh Kinh đều đúng, chúng ta cũng không thể tìm thấy ở đâu trong Thánh Kinh huyền thoại Giê-su sinh ra trong một chuồng súc vật. Không có một Phúc Âm nào viết là Giê-su sinh ra trong một chuồng súc vật, và hầu như mọi chi tiết về sự sinh ra của Giê-su, những chi tiết đã gây cảm hứng cho nhiều nghệ thuật gia nổi tiếng, và nhiều thế hệ của những người đi đến nhà thờ trong đêm Giáng Sinh, không hề thấy ở đâu trong lịch sử hay trong Thánh Kinh, mà chỉ là những chuyện truyền tụng trong dân gian. Một khi chúng ta đi sâu vào vấn đề, chúng ta khám phá ra rằng con người thật của Giê-su, Giê-su lịch sử, nhất định không thể sinh ra ở Bethlehem. Nhiều phần chắc là ông ta sinh ra ở Galilee, nơi ông ta trưởng thành. 3
Chúng ta thấy rằng, những huyền thoại về Giê-su được giáo hội bịa đặt và đưa ra rõ ràng là để khai thác tính tình nhạy cảm và khuynh hướng cả tin, mê tín của con người ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta cũng không thể phủ nhận là, trong các giáo hội Ki Tô có rất nhiều người thông minh, hiểu nhiều. Nhưng thay vì dùng cái thông minh của mình để khai sáng cho đám tín đồ thấp kém, dẫn dắt họ trên con đường mở mang trí tuệ, thì họ lại cố vận dụng trí óc của mình để nghĩ ra những lý luận thần học hoang đường, để nhồi sọ tín đồ từ khi còn nhỏ tuổi, huyễn hoặc những tín đồ thấp kém và nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín, song song với những thủ đoạn nhơ bẩn, lừa dối, cùng phát minh ra những dụng cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử loài người để chiêu dụ, cưỡng ép những người ngoại đạo phải tin theo những điều mà họ cho là "chân lý mạc khải", không thể sai lầm. Đó là khổ nạn của thế giới ngày nay, nhất là thế giới của những quốc gia kém phát triển, nghèo khó, dân trí chưa mở mang. Người dân chất phác đâu có đủ khả năng để hiểu những lý luận thần học ngụy biện. Họ đặt tất cả lòng tin vào những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo mà họ yên trí đó là những người có ăn học, thông thái, lương thiện, thành thật. Họ có biết đâu, vì tin vào vài hứa hẹn huyền hoặc mà họ không đủ lý trí để suy luận và đánh giá, nên họ đã bị lùa vào trong một định chế tôn giáo toàn trị mà mục đích chính chỉ để duy trì quyền lợi vật chất và tinh thần của một số nhỏ.
Ở các nước Âu Mỹ tân tiến thì vấn đề có khác. Giám Mục James A. Pike viết trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Thành Thật Của Ki Tô Giáo (A Time For Christian Candor), trang 108, như sau: "Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người." (The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.)
Học giả Colin Wilson còn đi xa hơn. Sau khi nghiên cứu về nhiều nhân vật tự xưng là Đấng Cứu Thế trong lịch sử cổ xưa của loài người, ông ta đã viết một cuốn sách với nhan đề: Những Đấng Cứu Thế Lừa Đảo: Những Chuyện Về Những Đấng Cứu Thế Tự Phong (Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors) trong đó có chương nói về Giê-su. Sau đây là vài đoạn ngắn, trang 18-25:
Đấng Cứu Thế duy nhất trong thời kỳ đó mà ngày nay người ta còn nhớ đến, tên là Joshua, được biết nhiều hơn dưới tên Hi Lạp, Giê-su... Ông ta đọc Cựu Ước và tin rằng ngày tận thế sẽ đến ngay trong thời đại của những người sống cùng thời với ông ta; khi đó sẽ có chiến tranh, nạn đói, động đất, và người chết sẽ được làm cho sống lại. Mặt Trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt Trăng sẽ đỏ ngầu như máu, và các ngôi sao sẽ từ trên trời rơi rụng xuống.
Thông điệp làm cho chúng ta nhớ tới Giê-su - hãy yêu người láng giềng và làm cho người ta những điều mà mình muốn người ta làm cho mình - đã là một phần trong truyền thống Do Thái. Hơn 1000 năm bị áp bức - người Do Thái đã bị nô lệ hóa bởi Vua Ai Cập từ 1250 năm trước thời đại thông thường này - đã tạo nên cho người dân một tâm cảnh hòa bình và tuân phục ý Chúa; do đó khi Giê-su dạy hãy yêu kẻ thù là ông ta chỉ nhắc lại điều Moses dạy...
Một trong những niềm tin căn bản của Do Thái là những sự đau khổ của người Do Thái bắt nguồn từ tội lỗi của ông tổ Adam của họ. Phao-Lồ rao truyền rằng cái "tội tổ tông" này đã được hóa giải bởi cái chết của Giê-su trên thập giá, cho nên người nào trở thành tín đồ Ki-Tô thì nay cái tội tổ tông họ mang trên người đã được cứu chuộc. (Đây chỉ là một luận điệu thần học ấu trĩ của thời bán khai, vì nếu quả thật cái chết của Giê-su trên thập giá có thể chuộc được tội thì đó là chuộc cái "tội tổ tông" cho cả dân Do Thái (dân Việt Nam coi chuyện "tội tổ tông" là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, không những tầm bậy mà còn nói lên cái tâm địa tàn nhẫn độc ác và phủ nhận trách nhiệm của chính Thiên Chúa), chứ không phải chỉ chuộc tội cho những người Do Thái nào trở thành tín đồ Ki Tô.)...
Đến năm 100 của thời đại thông thường này, mọi người đều thấy rõ là lời tiên tri của Giê-su sẽ không thực hiện được. Nhưng khi đó thì Ki Tô Giáo đã lan rộng cho nên đó không thành vấn đề. Sự mong đợi ngày tận thế nay được hoãn lại một thiên niên kỷ, tới năm 1000 - và từ ngữ "thiên niên kỷ" trở thành đồng nghĩa với "Ngày Phán Xét". Ki Tô Giáo đạt được chiến thắng lớn năm 313 khi hoàng đế Constantine - một tên ngông cuồng ngu xuẩn khát máu và sa đọa như nhiều hoàng đế La Mã - tuyên dương Ki Tô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã...
Làm sao mà những "Đấng Cứu Thế" này lại hấp dẫn như vậy. Thứ nhất, họ đều là những người có năng khướu thuyết giảng. Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta đã biết, Giáo hội Ki Tô, mới đầu là một tổ chức nghèo nàn và bị bạo hành, nhiều người lãnh đạo bị ném cho những con sư tử ăn thịt, đột nhiên trở thành tôn giáo chính thức của La Mã năm 313, dưới triều hoàng đế Constantine.
Khi có được quyền lực rồi, những tín đồ Ki Tô bắt đầu xử sự
ngay một cách tệ hại hơn kẻ thù của họ rất nhiều: phá hủy những đền đài của dân gian, thiêu sống những kẻ ngoại đạo, và cãi vã với nhau. Thực chất là, Giáo hội đã trở thành một tổ chức siêu độc tài. Và dân nghèo, được lệnh phải đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, rên xiết dưới gánh nặng thuế má, và bắt buộc phải trả lệ phí để cho tội lỗi của họ được tha thứ, càng ngày càng trở nên bất mãn với những lãnh đạo tinh thần của họ. Nhưng họ không thể làm gì được; Giáo hội đã đặt họ vào trong gọng kìm sắt như là Đức Quốc Xã (Nazis) ở Đức hoặc Cọng Sản dưới thời Stalin ở Nga. 4
Tuyệt đại đa số các tín đồ Ki-Tô Giáo không biết đến lịch sử nhơ nhớp của các giáo hội Ki Tô, không biết đến những thủ đoạn "trí thức" nhằm nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín tối tăm của giới chăn chiên, không biết đến những sự thay đổi trong não trạng của các cấp lãnh đạo tôn giáo, và nhất là không biết đến những thú nhận sai lầm thần học của giáo hội trước những sự kiện bất khả phủ bác của khoa học và thực tế ở ngoài đời. Do đó, đức tin của họ vẫn thuộc đức tin của thời Trung Cổ, tin vào những chuyện đã không còn chỗ đứng trong thời đại mới. Theo Robert W. Funk, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Nhân Vật Giê-su (President of the Jesus Seminar), một Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh và nhân vật Giê-su gồm hàng trăm học giả, chuyên gia, ở trong các giáo hội Ki Tô, thì "thời đại mới" (New age) có nghĩa quan trọng nhất là sự chấm dứt của thời đại Ki Tô (The “new age” refers first and foremost to the end of the Christianized era). Trong cuốn Honest to Jesus, trang 297, ông viết: "Định nghĩa "thời đại mới" như trên, tôi không bảo rằng Ki Tô Giáo đã hết thời; tôi chỉ cho rằng Tây phương được Ki-Tô hóa và kỹ nghệ hóa không còn giữ vai trò chỉ đạo trò chơi duy nhất trên trái đất" (I am not thereby claiming that Christianity has come to an end; I am only proposing that the Christianized, industrialized West can no longer pretend to sponsor the only game on the planet...)
Ông viết tiếp, trang 298:
...Ở Tây phương, cái biểu tượng của vũ trụ cổ xưa đang trên đà suy thoái. Chắc chắn là, nó còn lay lắt, dưới một dạng thức yếu kém, trong nhiều ốc đảo, nơi đây một hoạt động của đoàn quân hậu vệ được tung ra để chống lại ảnh hưởng của những đầu óc hiện đại có tác dụng soi mòn và phá hoại của những chất a-cít. Những ai còn bám víu vào những quan niệm cổ xưa càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc làm cho những câu trong Thánh Kinh như "ông ta bay lên trời" có ý nghĩa. Những sự hấp dẫn về một Thiên Chúa chứng thực, về thiên đường và hỏa ngục, về một đấng cứu chuộc thần thánh, về Chúa Ki-Tô như là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đã bắt đầu mất đi tác dụng và thường là rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe.
(.. in the West, the old symbolic universe is on the decline. It lingers on, to be sure, in weakened form, in many pockets where a rearguard action is being waged against the erosice and corrosive acids of the modern mind. Those who cling to the old are having increasing difficulties in assigning meaning to such biblical statements as “he ascended into heaven”. Appeals to an endorsing God, to heaven and hell, to a divine redeemer, to Christ as the sole mediator between God and humankind, have begun to lose their bite and more frequently fall on unhearing ears.)
Trong những xã hội Tây phương, phần lớn giới hiểu biết trong các giáo hội Ki Tô đã không còn tin vào những huyền thoại trong Thánh Kinh nữa. Tuy nhiên, không phải là chỉ trong thời đại mới con người mới bác bỏ những luận điệu thần học sai lầm của Giáo hội. Trong lịch sử các giáo hội, nhiều người từ xưa đã "không tin rằng vai trò của giáo hội là cần thiết để được "cứu rỗi". Con người có thể đến với Thiên Chúa trực tiếp mà không cần đến các linh mục, mục sư hay những bí tích." (Colin Wilson, Ibid., p. 25: Many members of the Church did not believe that the Church was essential for "salvation". Man can know God directly, without the need of priests and sacraments.).
Có lẽ chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy ở phương trời Âu Mỹ, Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đang bị suy thoái, nhất là Ca-Tô Giáo Rô Ma. Sự suy thoái này có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là trong Ca-Tô Giáo đã xảy ra hết chuyện mang tai tiếng này đến chuyện mang tai tiếng khác, ngay trong thời đại này, chứ không phải là trong lịch sử quá khứ. Vấn đề Giáo hội đã biết rõ nhưng vẫn cố tình dung dưỡng và che dấu tội lỗi của giới linh mục trong nhiều thập niên về các vụ cưỡng bách tình dục các trẻ em phụ tế, nữ tín đồ, và ngay cả các sơ trong 23 quốc gia mà gần đây, vì không thể bưng bít mãi được nên Tòa Thánh đã phải lên tiếng thú nhận, nay đã được báo chí phổ biến rầm rộ. Từ một thập niên trước đây, giáo hội đã phải bỏ ra đến gần tỷ đô la để nộp phạt và dàn xếp ngoài tòa cho hàng trăm linh mục tội lỗi. Vụ cựu linh mục Ca-Tô John Geoghan mới ra tòa gần đây ở Boston chỉ là một trong hơn 80 vụ che dấu khác của giáo hội trong Giáo Phận Boston. Cho đến nay, Giáo hội đã bỏ ra hơn 10 triệu đô la để bồi thường cho các nạn nhân của Geoghan, và người ta ước tính giáo hội sẽ phải bỏ ra nhiều trăm triệu nữa cho các vụ xảy ra ở Boston và trên khắp nước Mỹ. (Newsweek, February 25, 2002: The Church has reportedly paid more than $10 million in settlements so far in the Geoghan case alone. And mounting lawsuits in Boston and nationwide, lawyers speculate, coukd total hundreds of millions more.). Giáo dân ở Boston đã giận dữ biểu tình trước tư gia của Hồng Y Bernard Law yêu cầu ông ta từ chức. Lẽ dĩ nhiên ông ta từ chối. Nhiều giáo dân đang cổ động tín đồ không đóng tiền cho nhà thờ nữa vì không muốn tiền của mình bị lạm dụng, dùng trong các vụ bồi thường và dàn xếp này. Chuyện tai tiếng này và nhiều chuyện tai tiếng khác ở khắp nơi trên thế giới, thí dụ như chuyện một số sơ ở Rwanda bị truy tố về tội góp phần trong chính sách diệt chủng dân Tutsis, chuyện Mẹ Teresa dấu nhiều triệu đô la, tiền người ta cúng cho bà để làm việc thiện theo lời kêu gọi và quảng cáo của bà, trong ngân hàng trong khi để cho tình trạng các "cơ sở từ thiện" của bà sập sệ, thiếu thuốc men, thiếu sự chăm sóc v..v.. cho những người xấu số được "dòng tu bác ái" của bà mang về nuôi nấng, đã khiến cho quần chúng thấy rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của giáo hội và giới chăn chiên.
Nhưng nguyên nhân chính là con người trong thế giới tiến bộ Âu Mỹ đã thường ngày đối diện với những tác phẩm nghiên cứu của nhiều học giả về tôn giáo của họ, chưa kể đến những tin tức hàng ngày trên báo chí và TV, những cuộc tranh luận về tôn giáo công khai trên TV. Với những thông tin tràn ngập về mọi mặt, giáo hội không còn có thể che dấu sự thật trước đám tín đồ có ăn học được nữa. Do đó, trong những xã hội tân tiến này đã xảy ra tình trạng linh mục, nữ tu, và con chiên bỏ đạo hàng loạt, khoan kể đến việc một số đã viết sách vạch trần thực chất phi nhân của giáo hội cũng như những chuyện hoang đường, dâm ô, tục tĩu trong Thánh Kinh. Thống kê cho biết, sau vụ 11 tháng 9 tại New York, số người đi lễ nhà thờ tăng vọt từ hơn 30% đến gần 60%, nhưng chỉ vài tuần lễ sau số người đi lễ nhà thờ lại trở lại mức hơn 30%. Đó là ở Mỹ. Còn ở Âu Châu thì tình trạng thê thảm hơn nhiều.
Không còn thuyết phục được người dân trong những xã hội văn minh tiến bộ, Ca-Tô Giáo Rô-Ma cũng như Tin Lành đang mở chiến dịch đi truyền đạo ở các nước nghèo và kém mở mang, nấp sau những bình phong như "tự do tín ngưỡng" và "nhân quyền". Ở Á Châu, họ tung ra ra cái gọi là nền "thần học theo cung cách Á Châu". Riêng đối với Việt Nam, họ viết sách và bỏ tiền ra mua lương tâm của những tên trí thức dỏm viết sách viết báo xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Việt Nam, hạ thấp Phật Giáo, và đánh bóng những tên đại Việt gian như Trần Lục, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký cùng quan thầy Alexandre de Rhodes. Tin Lành thì len lỏi vào các vùng Thượng Du Bắc Việt, mang tiền ra khuyến dụ những người Thượng nghèo khổ, xúi bẩy họ đòi tự trị với quốc giáo là Ki Tô Giáo, gây xáo trộn trong xã hội Việt Nam.
Họ có thành công hay không, tất cả tùy thuộc ở trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề tôn giáo. Cái vũ khí hữu hiệu nhất để vô hiệu hóa những lý luận hoang đường của Ki Tô Giáo về vai trò cứu rỗi của Giê-su và vai trò của "hội Thánh" Ki-Tô là giáo dục để cho người dân biết rõ về những sự thực về Ki Tô Giáo. Chính quyền có nhiệm vụ đưa ra một chính sách giáo dục mở mang dân trí. Đây là cái chìa khóa để bảo vệ truyền thống và văn hóa Việt Nam.
Riêng tôi, tôi cho rằng mưu toan Ki Tô hóa Á Châu của Ca-Tô cũng như Tin Lành không thể thành công, dù họ có nấp sau những chiêu bài như "trở về với dân tộc", "góp phần vào nền văn hóa Việt Nam" qua những luận điệu của cái gọi là "thần học theo cung cách Á Châu".
Thứ nhất, thần học Ki Tô Giáo, dù mang tên gì đi chăng nữa, Á Châu hay Phi Châu, Giải phóng hay của phái nữ, cũng đều là thần học. Thần học là môn học đặt tiền đề trên sự hiện hữu của một vị Thần mà họ gọi là Thượng đế, trên sự "cứu rỗi" của Giê-su như là có thực, rồi mới tìm cách lý luận để biện giải cho những tiền đề trên. Nhưng ngày nay, những khám phá của khoa học trong nhiều bộ môn, và nhất là thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc loài người, đã dứt khoát phá đổ thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước cũng như chức năng "cứu rỗi" của Giê-su trong Tân Ước. Khi mà chuyện Adam và Eve chỉ là một huyền thoại như mọi người, kể cả các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, đều công nhận, đặc biệt là ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, cũng phải công nhận như vậy trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng, thì không ai còn có thể tin vào chuyện một nhân vật hoang đường, ăn một trái trên một cái cây hoang đường, trong một cái vườn hoang đường, do một ông Thượng đế hoang đường tạo ra, cho nên cả nhân loại đều bị phạt đời đời kiếp kiếp. Thời buổi này mà ông Thượng đế đó xử sự như vậy , hoặc mang con ông ấy lên thập giá đóng đinh thì ông sẽ vào ngồi đếm lịch trong nhà tù. Không có tội tổ tông thì ai cần ai cứu rỗi? Giê-su sẽ thất nghiệp vì đâu có còn ai cần đến sự cứu rỗi của ông ấy. Hơn nữa lý thuyết "chuộc tội" của giáo hội chỉ có tính cách lừa bịp, vì nếu Giê-su đã chuộc tội cho loài người bằng cách chịu "tử nạn" đóng đinh trên thập giá, thì tại sao trong 2000 năm nay con người vẫn chết, vẫn phải làm việc đầu tắt mặt tối, phái nữ vẫn mang nặng đẻ đau, như lời nguyền rủa của Thượng đế đối với loài ngươi sau khi một Adam giả tưởng ăn một trái trên một cây giả tưởng trong một vườn địa đàng giả tưởng của một ông Thượng đế giả tưởng.
Thứ nhì, người Á Đông có đầu óc thực tế, hướng về nhân bản và nhân chủ. Người Việt Nam luôn luôn hãnh diện vì mình là Con Rồng Cháu Tiên, dù đây chỉ là một huyền sử, chứ chẳng ai muốn nhận một anh Adam trong huyền thoại của dân Do Thái làm tổ tiên của mình. Nền văn hóa Á Đông cũng không thể nào phù hợp với nền văn hóa Ki Tô của các ông mắt sâu, râu rậm, mũi lõ, mắt xanh.
Thứ ba là những sự kiện lịch sử. Ai cũng biết, nhiệm vụ của tôn giáo là hướng dẫn vấn đề tinh thần, dạy đạo đức cho con người để cho con người đi vào con đường hướng Thiện. Nhưng Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, là tôn giáo loại gì mà lại đi giết người chỉ vì họ không có cùng một niềm tin với những tín đồ Ki Tô. Cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như của Tin Lành có thể biện minh cho những sắc thái cao đẹp của một tôn giáo theo đúng nghĩa là một tôn giáo được hay không? Bao nhiêu triệu người bị tra tấn, tù đầy, giết chóc, thiêu sống dưới tay của các Linh Mục Ca-Tô và Mục Sư Tin Lành? Có một cá nhân nào bị Phật Giáo, một tôn giáo mà các tín đồ Ki Tô cho là thấp kém, của ma quỉ, tra tấn, tù đầy, giết chóc và thiêu sống hay không? Tại sao Giáo Hoàng John Paul II phải đi đến các nước trong thế giới thứ ba để đã hơn 100 lần xin lỗi những quốc gia này vì những tác hại và bất hạnh mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho đất nước của ho? Tại sao Tòa Thánh phải xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với nhân loại? Tại sao các Giám Mục, Mục Sư Tin Lành phải lên tiếng xin lỗi thổ dân da đỏ ở Mỹ Châu và thổ dân ở Phi Châu và Nam Mỹ?
Những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có đầu mà không có óc lên tiếng ca tụng giáo hoàng là người can đảm, dám công khai nhận lỗi của Giáo hội trước bàn dân thiên hạ, và ăn năn thống hối. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ xin lỗi hay không xin lỗi, ăn năn thống hối hay không ăn năn thống hối. Vấn đề là ở chỗ tại sao một tôn giáo tự xưng là "mạc khải", "thánh thiện", "duy nhất", "được Thánh Linh hướng dẫn", "do Chúa Giê-su thành lập" v..v.. mà lại phạm phải những tội lỗi ác độc, tàn bạo, nhơ nhớp đối với nhân loại trong suốt 2000 năm qua với hàng trăm triệu xác chết trên bờ vai lương tâm của Giáo hội? Tại sao được Thánh Linh tuyển chọn và hướng dẫn, cùng với tín lý "Giáo hoàng không thể sai lầm" mà trong lịch sử Ca-Tô Giáo lại có những triều đại Giáo hoàng dâm loạn, tội ác tầytrời? Tại sao khi rửa tội thì có Thánh Linh vào ngự trong người mà hàng trăm linh mục lại đi hiếp dâm trẻ con, nữ tín đồ, và cả những sơ rồi bắt họ uống thuốc ngừa thai hay phá thai?
Nếu người dân được mở mang kiến thức để biết về những sự thực về Ki-Tô Giáo thì đương nhiên họ sẽ đặt những câu hỏi như trên với những nhà truyền giáo trước khi họ chấp nhận những luận điệu mê hoặc của những người đi truyền giáo nhưng không bao giờ đọc kỹ Thánh Kinh hoặc không bao giờ biết rõ về lịch sử của chính tôn giáo họ. Robert W. Funk cũng chủ trương phải đặt vấn đề với Ki Tô Giáo, xét đến những sự kiện trong lịch sử Ki Tô Giáo. Ông viết, Ibid., p. 199:
Từ nay trở đi, chúng ta phải luôn luôn hỏi rằng, truyền thống Ki Tô Giáo có cái gì để dạy chúng ta, và nếu có, thì đó là cái gì. Chúng ta không còn trao khoán cho Ki Tô Giáo một sự đồng ý trước, như là một phần của sự mua bán, mà không xác định những điều chúng ta chấp nhận là những cái gì. 5
Tôi thành thực mong rằng, một ngày nào đó, người dân Việt Nam sẽ biết đến, không nhiều thì ít, qua những tác phẩm thuộc loại nghiên cứu của Giao Điểm, Trần Văn Kha, Lê Trọng Văn, Cao Huy Thuần, Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Mạnh Quang, Charlie Nguyễn, Nguyên Vũ v..v.., những sự thật trong lịch sử Ki Tô Giáo cũng như những sai lầm, mâu thuẫn, và những chuyện phi luân, dâm ô, ác độc có đầy trong Thánh Kinh. Ngoài ra họ cũng nên có một kiến thức tối thiểu về những tiến bộ của khoa học, nhất là về vũ trụ học và nhân chủng học. Chỉ có như vậy họ mới có thể tránh được cái thòng lọng mà Ki Tô Giáo luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để xiết vào cổ họ.
Chú Thích - Kết Luận
1. Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, "It is not fit to take the children (of Israel's) bread and to cast it to dogs." (Matthew 15:26) In other words he said, "You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?" How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.
Saint Paul writes, allegedly under inspiration of God, "Jesus Christ the same yesterday, and today, and for ever." (Hebrew 13:8) So if you were planning to go to heaven to be with the loving Jesus, and you are not a Jew, you had better think it over again.)
2. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?...
A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.
3. Wilson, A. A., Jesus: A Life, Preface: Like all Christians, I was aware that my religion claimed to be rooted in history. There were certains stories, which verifiable dates attached to them, on which my faith was founded. But I did not become a Christian because I believed those stories. I became a Christian as an infant when I was baptized. Year by year, at the great festivals of the Christian Church, I heard these historical claims rehearsed. But even then, I absorbed the stories because they were powerful in themselves, and not because I had tested them by means of historical analysis. So, at Christmas, I heard that the Angel Gabriel went to a town called Nazareth and told Mary that she was going to give birth to a baby, and she was to call him Jesus, the Saviour. Without having sexual intercourse with a man, Mary gave birth to the boy, not in Nazareth, but in the town of Bethlehem. Mary gave birth to Jesus in a stable, because there was no room for her and her fiancé, Joseph, in the inn. The birth was heralded by angels; and Mary had laid the little child in a manger, the Holy Family was visited by shepherds and by wise men from the East, who had been led there by a star.
This story had been taken hold of my imagination long before I ever studied history at school. So powerful was it that I would not readily subject it to the ordinary processes of historical analysis.. I continued, however, to suppose that it was a story with a real historical setting. The Gospel according to Luke dates it most specifically to a time when Ceasar Augustus required that everyone in the Roman Empire should take part in a census. It happened at the time when Quirinius was governor of Syria (Luke 2: 2). Herod was King of Judea at the time (Matthew 2: 1). This would seem to place the birth of Jesus very accurately, until you discover that Herod died four years before the Common Era began, and that Quirinius was not the Governor of Syria during the reign of Herod. No historian of the Roman Empire makes any mention of a universal census during the reign of Emperor Augustus...
The story of the baby being born in a stable at Bethlehem because there was no room for him at the inn is one of the most powerful myths ever given to the human race. A myth, however, is what it is. Even if we insist on taking every word of the Bible as literally true, we shall still not be able to find there the myth of Jesus being born in a stable. None of the Gospels state that he was born in a stable, and nearly all the details of the nativity scenes which have inspired great artists, and delighted generations of churhgoers on Christmas Eve, stem neither from history nor from Scripture, but from folk-lore. Once we go into the matter, we discover that the real Jesus, the Jesus of History, is extremely unlikely to have been born in Bethlehem. It is much more probable that he was born in Galilee, where he grew up.
4. Wilson, Colin, Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors, pp. 18-25: The only messiah of that period who is remembered today was called Joshua, better known by the Greek form of his name, Jesus... Study of the scriptures had led him to believe the world would end within the lifetime of people then alive; there would be wars, famines, and earthquakes, and the dead would be brought back to life. The sun would be turned to darkness and the moon to blood, and the stars would fall from the sky.
The message by which we remember Jesus – love one’s neighbor and do to others as you’d have them do unto you – was already a part of the Jewish tradition. More than a thousand years of oppression – the Jews had been enslaved by the pharaoh Rameses II as long ago as 1250 B.C. – had developed a spirit of pacifism and submission to the will of God; so Jesus’s injunction to love your enemy was merely a restatement of the Mosaic teaching...
...One of the most fundamental beliefs of Judaism was that the sufferings of the Jews were caused by the sin of their forefather Adam. Paul announced that this “original sin” had been canceled out by the death of Jesus on the cross, so that anyone who became a Christian was now redeemed...
Before 100 A.D. it was clear to everyone that Jesus’ prophecy was not going to be fulfilled. But by that time, Christianity had became widespread that this made no difference. The expectation of the end of the world was now transferred to the Millennium itself – the year 1000 A.D. – and the word Millennium became a synonym for the Day of Judgement. Christianity achieved its greatest triumph so far on 313 A.D. when the Emperor Constantine – as blodthirsty and vicious a maniac as many of the Roman emperors – declared it the official religion of the empire...
How did these “messiahs” become so powerful? To begin with, all of them had the gift of preaching. But it was more than that. As we have seen, the Christian Church, which began as as poor and persecuted organization whose leaders were thrown to the lions, suddenly became the official religion of Rome in 313 A.D., under the Emperor Constantine.
As soon as they gained power, the Christians began to behave far worse than their enemies, destroying pagan temples, burning heretics, and squabbling among themselves. In effect, the Church became the supreme dictator. And the poor, ordered to go to church every Sunday, groaning under heavy taxes, and forced to pay to have their sins forgiven, became increasingly disenchanted with their spiritual masters. But there was nothing they could do; the Church exerted the same iron grip as the Nazis in Germany or the Communists in Stalin’s Russia.
5. Funk, Robert W., Honest to Jesus, p. 299: From now on we must always ask whether the Christian tradition has something to teach us and, if it does, what that something is. We can no longer give Christianity prior consent without determining what we are embracing as part of the bargain.
PHỤ LỤC _________________________
THÁNH ĐA-VÍT (DAVID) LÀ AI?
Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chứng Nhân Hi Vọng, trg. 30: "Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia.."
Đức Ông Trần Văn Khả, Trần Lục, trg. 269: “Chúa Giêsu là dòng dõi Vua Đa-vít, mà Thánh Giuse (cha nuôi Của Giê-su. TCN) là một thành phần (Matthew 1:16). “
Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trg. 66: "Lạy ông Thánh Goakim là đấng rất sang trọng về dòng dõi vua David." (Trích dẫn từ Kinh cầu ông Thánh Gioakim của Công Giáo); "Lạy bà Thánh Anna là mẹ Nữ Vương...Bà là đấng sang trọng bởi dòng vua David." (Trích dẫn từ Kinh Cầu Bà Thánh Anna của Công Giáo); trg. 73: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." (Trích dẫn từ Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo).
Đọc những đoạn trên, chắc hẳn ai cũng phải nghĩ rằng nhân vật David phải đặc biệt lắm nên Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Đức Ông Trần Văn Khả mới hãnh diện khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi vua David, và giáo dân Việt Nam mới ca tụng bố mẹ bà Maria của họ là "sang trọng bởi dòng vua David", dù rằng trong Thánh Kinh không có chỗ nào nói là họ là hậu duệ của David, coi đời sống hiện tại của họ là đời sống của muông chim cầm thú đáng khinh dễ, và cầu nguyện sau khi chết được về cùng vua David thay vì về gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ v..v.. Tôi thành thực mong cho họ được toại nguyện, chỉ khuyên có một điều: hãy đi học tiếng Do Thái trước khi chết, vì cả Chúa Giê-su lẫn vua David đều không biết tiếng Việt. Thật ra thì thuở đó Thiên Chúa trong Thánh Kinh không biết rằng quả đất tròn, cho nên không biết đến một nửa địa cầu, không biết có dân Việt trong nửa địa cầu này hay không. Và dù có biết đến đi chăng nữa, thì cách đây mấy ngàn năm, Việt Nam ta chưa mở "cua" VSL: "Tiếng Việt Như Là Ngoại Ngữ Thứ Hai" (Vietnamese as a Second Language). Ngoài ra, họ cũng nên biết rằng, Thánh Kinh đã viết rõ, Matthew 22: 14: "Vì nhiều người được ơn kêu gọi, nhưng chỉ có ít người được chọn" (For many are called, but few are chosen) và Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng đã viết rõ trong cuốn Chứng Nhân Hi Vọng: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” Vậy xác suất (probability) của sự về quê hiệp cùng Vua David của họ sau khi chết thật là nhỏ và không tính trước được, vì mọi công trạng để dụ hay cưỡng bách người khác vào đạo, mọi cầu nguyện đều vô ích, tất cả chỉ tùy thuộc hứng của Chúa (ít người được chọn) và lòng từ bi (sic) của Chúa mà thôi.
Để giúp cho giáo dân Việt Nam cũng như những "Kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo" (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trg. 9: Toàn Niên Kinh Nguyện Bùi Chu - trang 325) biết, và nếu đã biết rồi thì biết rõ hơn, về nhân vật David, tôi xin viết một bài về vua David để cho chúng ta cùng thưởng thức cái hay của Thánh Kinh.
Chuyện vua David "thánh thiện" của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nằm trong Thánh Kinh, Cựu Ước, phẩm 1 Samuel và 2 Samuel. Thường thì chúng ta chỉ biết đến câu chuyện quen thuộc "hay nhất" và "xác thực nhất" về vua David: đó là cậu bé David đã đánh bại người khổng lồ Goliath cao 2 mét 75, đang mặc áo giáp đồng và đội mũ đồng, bằng cách dùng cái ná và viên sỏi bắn vào trán Goliath. Quý độc giả và tôi đều đã coi nhiều phim về những chuyện trong Thánh Kinh và đều đã thấy các chiến sĩ đội mũ đồng che phủ trán xuống tận chân mày, có phải như vậy không? Vậy chúng ta có thể đoán rằng, trước khi dùng cái ná bắn chim của trẻ con để bắn chết Goliath, David chắc hẳn đã phải leo lên người Goliath, trật cái mũ của hắn cho hở lộ trán ra, rồi mới lui lại dùng ná bắn sỏi vào trán Goliath. Mới nghe thì câu chuyện có vẻ hoang đường, nhưng Chúa đã ở cùng David nên không có gì mà David không làm được. Thật vậy, trước khi giao chiến cùng Goliath, David đã tuyên bố: "Hôm nay Chúa giao mạng ông cho tôi. Tôi sẽ đánh ông ngã, chặt lấy đầu... Khi Chúa cứu giúp, Ngài không cần đến gươm giáo, vì Ngài là Chúa của chiến trường.." (1 Samuel 17: 46-47). Vậy trước khi đánh nhau với Goliath, David đã biết là mình sẽ thắng, vì thực ra là Chúa đánh nhau với Goliath chứ không phải là David. Những chuyện lẩm cẩm như vậy có đầy dãy trong cuốn sách được gọi là "Thánh Kinh". Chắc chắn là Chúa cũng đã ở cùng ông Nguyễn Văn Thuận, nếu không làm sao ông ta lên được chức Hồng Y. Trước đây, khi ông còn ở trong nhà tù CS thì chắc Chúa chưa ở cùng ông, bởi vì nếu Chúa ở cùng ông thì ông thừa sức đánh bại mấy tên quản giáo để tự giải phóng cái thân tù tội của mình.
Nhưng không phải tiểu sử David chỉ có một chuyện giải trí cho trẻ con như vậy, khi đầu óc chúng chưa phát triển, mở mang, và được bố mẹ bắt phải đi học các lớp dạy Thánh Kinh vào sáng Chủ Nhật ở nhà thờ, mà còn nhiều chuyện hấp dẫn khác. Những chuyện hấp dẫn này mới chính là những chuyện đáng nói trong cuộc đời của David. Điều lạ là những chuyện hấp dẫn này lại chẳng bao giờ được kể, hay giảng dạy, trong nhà thờ. Nếu các linh mục, mục sư không kể thì tôi đành phải gánh vác nhiệm vụ này, và lẽ dĩ nhiên, tôi xin kể miễn phí. Sau đây chỉ là tóm tắt những chuyện về David được ghi trong Thánh Kinh. Những chuyện này dành cho những người trên 18 tuổi trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ mà Ki-Tô Giáo đủ loại là những lực lượng chỉ đạo tinh thần và đạo đức, những người được hưởng quyền hợp pháp tự do xem và thưởng thức những loại phim từ 1X đến 3X.
Thuở đó, vua của Israel là Saul. Ông có người con gái tên là Michal. David là một sĩ quan chỉ huy trong quân đội của Saul, lập được nhiều chiến công, và nổi tiếng là "anh hùng dân tộc" vì trước khi được Saul thu dụng đã dùng một cái ná bắn chim của trẻ con để bắn lủng trán người khổng lồ Goliath đang đội mũ đồng. Do đó Michal đem lòng "mết" David (1 Samuel 18:20). Nhưng Saul lại không lấy gì làm hài lòng, vì trước Saul vẫn được dân chúng ca tụng chiến công của mình. Nhưng nay, dân chúng hạ ông vua xuống hàng thứ hai. Họ, nhất là các phụ nữ, nhảy múa và ca hát: "Saul đã giết cả ngàn địch quân, nhưng David lại giết cả vạn" Điều này làm Saul nổi giận và từ đó thường nhìn David với đôi mắt hằn học (1 Samuel 18: 7-9).
David thường hầu cận bên Saul và gảy đàn cho Saul nghe. Một hôm, đang khi gảy thì Saul phóng một cây lao định ghim David vào tường, nhưng David tránh được hai lần như thế (1 Samuel 18: 11) vì Chúa ở cùng David. Saul không cho David hầu cận mình nữa, giáng chức David và chỉ cho chỉ huy 1000 binh sĩ (1 Samuel 18: 13). David thành công trong mọi việc vì Chúa ở với ông (1 Samuel 18: 14).
Chúng ta đã biết, con gái Saul là Michal đã đem lòng yêu David. Saul bèn gả Michal cho David, nhưng không phải vì thương con, muốn cho con có hạnh phúc, mà để "Gả con cho hắn để dùng con ta hại hắn, như vậy hắn dễ bị người Philistines giết hơn" (1 Samuel 18: 21). Điều kiện của Saul gả Michal cho David là: phải đi đánh kẻ thù của Saul là dân Philistines, và đồ sính lễ của David là 100 miếng da ở đầu dương vật của người Philistines (Thánh Kinh tiếng Việt viết là "dương bì") (1 Samuel 18: 25). [Chúng ta biết rằng, trong giao ước của Chúa với Abraham, Thánh tổ phụ của các đạo Chúa, có một điều kiện: mọi người Nam sau khi sinh ra được 8 ngày đều phải chịu phép "cắt bì" nghĩa là hớt đi miếng da ở đầu dương vật, nếu không thì ô-tô-ma-tic bị loại ra khỏi dân Chúa. Chúng ta cũng biết, "dương bì" của Chúa Giê-su đã được cùng lúc thờ phụng tại nhiều nơi trên thế giới.]
Vì Chúa ở cùng David nên ông chấp nhận điều kiện của Saul ngay và Chúa đã giúp ông mang về cho Saul không phải là 100 mà là 200 "dương bì" của dân Philistines để làm đồ sính lễ cưới Michal. Biết rõ là Chúa ở cùng David nên Saul càng sợ và căm thù David (1 Samuel 18: 28-29).
Một hôm, David đang gảy đàn cho Saul nghe (Thánh kinh không nói rõ khi nào thì Saul phục hồi chức vị hầu cận và gảy đàn cho vua nghe của David), Saul lại phóng lao định ghim David vào tường. Nhưng lẽ dĩ nhiên, David lại tránh khỏi vì Chúa ở cùng ông, và chạy thoát thân trong đêm tối về nhà(1 Samuel 19: 9-10). Đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, chúng ta phải hiểu là Saul, vua của dân Israel, muốn giết David, chỉ có cách duy nhất là phóng lao vào David khi David ngồi gảy đàn một mình cho Saul nghe. Saul không hề có vạn quân dưới trướng, hay cận vệ, hay lính canh gác v..v.. để có thể sai bắt David và giết đi nếu muốn. Nhưng "nghệ thuật" đọc Thánh Kinh của chúng ta là để tin chứ không phải để suy luận vớ vẩn, xem nó đúng hay sai, có hợp lý hay không v..v... Trong Ca Tô Giáo, dùng đến lý trí để suy luận là một tội nặng, vì phần lớn những suy luận đều ngược với những điều "giáo hội dạy rằng". Giáo hội dạy: "hãy quên mình trong vâng phục". Như vậy đầu óc của con người là thừa, giống như những con chiên, người chăn chiên lùa đi đâu thì phải đi đó.
Thế rồi Vua Saul sai quân đến nhà David để bắt đem đi xử tử. Nhờ có vợ là Michal thòng một cái giây qua cửa sổ lúc đêm tối cho nên David tuột xuống trốn thoát (1 Samuel 19: 11,12).
Thánh David chạy trốn đến nhà người bảo trợ là nhà tiên tri Samuel ở Ramah. Biết tin này Saul sai quân đến bắt nhưng cả ba lần quân sĩ đều phải quay trở về vì khi đến nơi thì đoàn quân bị thôi miên rồi nhảy múa ca hát nói những lời tiên tri lảm nhảm như Samuel (1 Samuel 19: 20,21).
Saul bèn đích thân đi đến Ramah để bắt David. Nhưng khi đến nơi, chính Saul cũng bị thôi miên đến độ tự mình lột hết quần áo, trần truồng nằm trên đất suốt một ngày một đêm. Do đó David lại trốn thoát. (1 Samuel 19: 24).
Đến đây chắc các độc giả sẽ cho rằng những chuyện quanh quẩn lẩm cẩm như vậy thì có gì hay mà phải kể. Xin quý vị hãy yên tâm, những đoạn hấp dẫn còn chưa tới. Trên đây mới chỉ là phần mở đầu. Trước khi kể tiếp chuyện ông Thánh David, tôi cần phải nói là, đọc Thánh Kinh là một nghệ thuật và phải có đầu óc suy luận. Bởi vì những cái hay trong Thánh Kinh thường không được viết thẳng ra mà chứa nhiều uẩn hàm (implication). Thí dụ, Thánh Kinh không viết thẳng ra rằng bà Mary đã sinh nở ít ra là 7 lần mà chỉ viết khéo là: "đây có phải là 4 em trai và các (ít nhất là 2) em gái của Giê-su hay không?". Câu này uẩn hàm bà Mary đã sinh nở ít ra là 7 lần với Giê-su là đứa con đầu lòng. Trong chuyện về Thánh David chúng ta cũng phải "nhìn vào giữa các hàng chữ" mới có thể hiểu hết ý của những tác giả viết Thánh Kinh.
Trở lại chuyện Thánh David. Vì Saul vẫn tìm cách đuổi bắt David nên sau khi Samuel chết, David tụ tập một đám lâu la khoảng 600 người và đi vào vùng đồi núi hoang dã Carmel, sống ngoài vòng pháp luật (outlaws), nói nôm na là làm nghề ăn cướp. Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tư cách của David.
Gần vùng David và lâu la tụ tập có một phú hào rất giầu có tên là Nabal, có tới 3000 con cừu và 1000 con dê. Ông ta có bà vợ khôn ngoan và xinh đẹp tên là Abigail. David sai 10 tên lâu la đến "bắt địa" Nabal một các rất lịch sự như sau, nhân danh David: "David vẫn bảo vệ tài sản của Nabal, không đụng chạm gì tới những đầy tớ của Nabal, không tơ hào gì đến của cải của Nabal, vậy xin Nabal hãy cung cấp một ít súc vật và thức ăn thức uống cho tập đoàn của David" (1 Samuel 25: 5-8).
Chúng ta đã biết, trong các thành phố lớn ở Mỹ, có nhiều thương gia cũng được Mafia chiếu cố một cách tương tự, nói là để bảo vệ thương vụ của họ, nhưng thực chất là tống tiền. Ở Quận Cam, trong cộng đồng người Việt trước đây cũng đã xảy ra chuyện này, không biết bây giờ còn hay không.
Nabal là người cứng đầu, coi David không ra gì, hỏi "Đứa nào là David? và đứa nào là con của Jesse? (bố David)" (Who is David?, and who is the son of Jesse?), rồi từ chối lời yêu cầu của David. Các sứ giả của David quay về và phúc trình sự việc lên David. David nổi giận truyền lệnh cho lâu la: "mọi người hãy đeo gươm vào" và David cũng tự mình đeo gươm, rồi cả đoàn 400 người tiến đến "hỏi tội" Nabal, để lại 200 người giữ hậu cứ. (1 Samuel 25: 13), định giết sạch cả nhà Nabal, không tha một người đàn ông nào hết (1 Samuel 25: 22).
Có người nói cho Abigail biết chuyện, Abigail biết là Nabal đã gây họa vì từ chối không cung cấp thức ăn, nước uống và bánh trái cho một tên tướng cướp nổi tiếng trong vùng. Bà ta bèn vội vàng lấy 200 ổ bánh mì, 2 bầu rượu, 5 con cừu quay, 2 giạ hạt rang, 200 bánh trái vả, chất lên lưng lừa đi đến gặp David, kể tội chồng là người thô lỗ, ngu ngốc, xin David tha cho chồng rồi dâng cho David những phẩm vật mang theo (1 Samuel 25: 23-28). David nhận phẩm vật và chấp thuận thỉnh cầu của Abigail.
Abigail trở về nhà, khi đó Nabal đang tiệc tùng say sưa. Sáng hôm sau Abigail mới kể cho Nabal mọi việc. 10 ngày sau, Thượng đế vật Nabal chết. (1 Samuel 25: 38). Thánh Kinh viết là "struck" nghĩa là "đánh" nhưng tôi dịch là "vật" để phù hợp với quan niệm của người Việt Nam: "Trời đánh, Thánh vật." Nghe tin Nabal chết, David sai người đến nói muốn cưới Abigail làm vợ. Abigail vội vàng lên lưng lừa (Abigail rose in haste and rode on a donkey), mang theo 5 người hầu, về làm vợ Thánh David (1 Samuel 25: 42).
Đọc đoạn này trong Thánh Kinh, tôi cố vận dụng đầu óc mà vẫn không thể hiểu tại sao "Đức Thánh Cha của chúng ta ở trên Trời" (Our Holy Father in heaven) lại vật chết Nabal. Theo như lời tố khổ của Abigail thì chồng bà ta, Nabal, là người thô lỗ, ngu ngốc. Nhưng thô lỗ và ngu ngốc có phải là một tội để cho Thiên Chúa trừng phạt hay không? Ngoài ra, Nabal chỉ có cái tội duy nhất là tiếc của, không chịu đóng hụi chết cho tên tướng cướp David, và đây là quyền của ông ta. Suy đi nghĩ lại tôi thấy luận điệu thần học của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận quả là có lý: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” "Mầu nhiệm Thiên Chúa" đã vì lòng "từ bi" (sic) mà chọn David, cho nên Thiên Chúa đã vật Nabal chết để tạo cơ hội cho David hưởng, và Thiên Chúa cũng được hưởng chung, vì Thiên Chúa luôn luôn ở cùng David, hương sắc của một bông hoa thuộc loại "cũ người mới ta".
Nhưng đây chỉ là những suy tư trong cái đầu óc thuộc loại "vô thần" của tôi. Tôi hi vọng được nghe lời giải thích của giới chăn chiên Ki Tô Giáo về hành động của Thiên Chúa ở trên. Đừng có mang cái luận điệu bán khai: "đầu óc con người không thể hiểu được những ý định và việc làm của Thiên Chúa" ra nói với tôi, tôi không bao giờ chấp nhận một lối giải thích có tính cách mạ lị đầu óc con người như vậy.
Nhưng đối với giới nghiên cứu Thánh Kinh thì chuyện về David và Abigail ở trên đã gây không ít thắc mắc cho họ và họ đã tìm các giải thích một cách hợp lý. Chúng ta hãy nghe lời bình luận của Frederick Heese Eaton trong cuốn Scandalous Saints, trang 143-144, như sau:
Nếu Thượng đế vật chết Nabal vì Nabal đã gây bất hòa với David thì tại sao ông ta không vật chết Saul vì ông vua này đã nhiều lần định giết David vì ganh tị? Israel thời đó có đầy những tội phạm đủ loại sao Thượng đế không vật chết họ? Thế giới ngày nay cũng đầy những tội phạm, và Thượng đế cũng chẳng vật chết họ, như tất cả chúng ta đều quan sát thấy như vậy. Vậy tại sao Thượng đế lại chọn riêng Nabal để mà vật chết? Câu viết trong Thánh Kinh không phù hợp với các sự kiện.
Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa, điều xảy ra là David đã cung cấp cho Abigail một loại thuốc độc nào đó để Abigail đầu độc Nabal. Thánh Abigail chờ 10 ngày sau mới hành động nên tội ác của bà không hiển nhiên. Vậy chính Abigail đã giết Nabal, người mà David ghét, và che đậy vết tích bằng cách nói với kẻ hầu người hạ là Thượng đế đã vật chết Nabal vì cách đối xử của Nabal đối với David. Những nô lệ của Nabal ghét Nabal vì ông ta là người khó tính, cho nên họ tin lời Abigail. Do đó Thánh Abigail và Thánh David đã thoát tội vì thời đó không có những người khám nghiệm tử thi để điều tra những cái chết đáng nghi ngờ.
Ngay sau khi Nabal chết, Abigail đã trở thành vợ của David. Điều này đã được xếp đặt quá kỹ càng chứ chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên.
(If God smote Nabal dead because he had a disagreement with David, why didn't God smite King Saul dead because he tried to kill David out of envy? Israel of that day was full of all sorts of criminals, and God didn't smite them dead. The world today is also full of criminals, and God doen't smite them dead, as we all know from observation. Why, then, would God single out Nabal to smite him dead?
This statement in the Bible doesn't hold up in the light of the facts.
Therefore what undoubtedly happened was, that Saint David gave Abigail some poison to put in her husband Nabal's food. Saint Abigail waited ten days before slipping Nabal the death cup so her crime would be less apparent. Then it was that she killed Nabal, whom David hated, and covered her tracks by telling her servants that God had struck her husband dead because the way of the way he had treated Saint David. The slaves hated her husband too because he was a difficult man to work for, so they were not about to disagree with Abigail. So Saint Abigail and Saint David got away with their crim because there were not coroners in Israel to investigate suspicious deaths.
Immediately after Nabal her husband was dead, Abigail became David's wife. This was all to well arranged to be a coincidence.)
Kể ra cách giải thích trên cũng có lý, nhưng đó là cách giải thích khoa học, dựa trên những sự kiện. Còn cách giải thích thần học thì chúng ta phải tin tất cả đều do "mầu nhiệm Thiên Chúa", Thiên Chúa của ông Nguyễn Văn Thuận.
Chuyện Thánh David còn dài, nhưng tôi xin lướt qua vài đoạn để đi đến câu chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, "thánh thiện" nhất trong cuộc đời của Thánh David: chuyện Thánh David và Thánh Bathsheba.
Sau khi Vua Saul và vài người con trai chết trong trận chiến với dân Philistines, David trở về Israel và về bộ lạc Judah của ông khi trước. Nơi đây ông xưng vua. Một người con của Saul, Ishbosheth, cũng xưng vua ở một vùng khác trong Israel. Nội chiến xảy ra trong nhiều năm. Sau cùng, Ishbosheth bị bội phản nên David lên làm vua cả 12 bộ lạc của Israel. Trước khi lấy Abigail, David còn có một người vợ khác là Ahinoam. Nay lên làm vua ông đòi lại được người vợ đầu tiên là Michal, vì trong khi ông chạy trốn thì Vua Saul đã đem Michal gả cho một người khác. Ngoài ra, David còn có nhiều vợ khác nữa và không ít nàng hầu v..v..
Dinh của David ở Jerusalem. Một hôm, vào buổi chiều, David đi ở trên sân thượng của Dinh. Từ đó ông nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đang tắm. (Tôi đoán chừng khoảng cách giữa người đàn bà đang tắm và David phải gần lắm cho nên David mới thấy rõ nhan sắc của bà ta. Quá 100m thì khó mà có thể thấy mặt mũi một người rõ ràng trừ phi David có một cái ống nhòm. TCN). Thánh David bèn cho người đi hỏi xem bà ta là ai? Thuộc hạ về nói: "Đó là Bathsheba, con gái Eliam, vợ của Uriah. (2 Samuel 11: 2,3).
Thánh David chẳng cần biết Bathsheba là vợ ai, ông cho người triệu Bathsheba vào cung và "hiệp thông" với bà ta. (2 Samuel 11: 4).
Chồng Bathsheba là Uriah, một sĩ quan trong quân đội của David, và đang đánh nhau ở tiền tuyến. Do đó, David tự do đi lại với Bathsheba mà chẳng còn phải e ngại gì.
Đến một hôm Bathsheba báo cho David biết là bà ta đã có mang. Chồng đi vắng mà lại có mang. Giải quyết làm sao đây. Thiên Chúa ở cùng David nên David nghĩ ra một kế. Hắn truyền lệnh cho Joab, tướng chỉ huy ở tiền tuyến, phái Uriah về để cho David hỏi hắn về tình hình quân sự, quân sĩ ngoài tiền tuyến. Hỏi xong rồi, David bảo Uriah hãy trở về nhà với vợ, và ban cho Uriah rượu và thức ăn. Thánh David tính rằng, xa vợ lâu ngày, thế nào Uriah chẳng ngủ với vợ đêm đó. Thế là mọi việc sẽ giải quyết xong, vì cái bầu của Bathsheba bây giờ là do Uriah làm ra. Nhưng Uriah lại là người yêu nước bậc nhất, có tinh thần trách nhiệm bậc nhất, có lương tâm bậc nhất, và cũng là kẻ khùng bậc nhất, không chịu về nhà ngủ với vợ đã xa lâu ngày, mà lại ngủ với đám cận vệ của David ngay ngoài cửa Dinh. Biết chuyện này, David gọi Uriah vào hỏi: "Có phải là ngươi xa nhà đã lâu mới trở về, sao không trở về nhà? (2 Samuel 11: 10). Uriah trả lời: "Tướng Joab của tôi và các quân sĩ đang ngủ trong lều, cắm ở ngoài đồng. Làm sao tôi có thể về nhà ăn uống phả phê và ngủ với vợ. Tôi chẳng bao giờ làm chuyện này." David ra lệnh cho Uriah: "Hãy ở lại đây thêm ngày nay và ngày mai rồi hãy trở lại tiền tuyến". Rồi David cho gọi Uriah vào, ăn uống cùng Uriah, và chuốc rượu cho Uriah say. Nhưng đêm đó Uriah vẫn không trở về nhà với vợ. (2 Samuel 11: 13).
Sáng hôm sau, David ra lệnh cho Uriah trở về tiền tuyến, mang theo một mật hàm cho tướng chỉ huy ngoài đó là Joab. Trong thư, David ra lệnh cho Joab: "Hãy phái Uriah đến chỗ mặt trận nặng nhất rồi rút lui, để mình hắn đối phó và có thể bị chết" (2 Samuel 11: 15: Set Uriah in the forefront of the hottest battle, and retreat from him, and he may be struck down and die.)
David tính không sai, quả nhiên Uriah bị chết ngoài mặt trận, do sự phản bội của tướng Joab, theo lệnh của David. Khi nghe tin Uriah chết, Bathsheba than khóc chồng. Than khóc xong (Thánh Kinh tiếng Việt dịch "when her mourning was over là "hết cư tang") bà về làm vợ của David. Cư tang bao lâu? Không ai biết. Nhưng chắc chắn là không lâu, vì Thánh Kinh viết là "Bathsheba về làm vợ David (khi đã mang bầu. TCN) và sinh một đứa con" (2 Samuel 11: 27). Như vậy chúng ta có thể đoán rằng chắc thời gian cư tang vào khoảng 1 giờ, 2 giờ hay 1 ngày, 2 ngày gì đó, giống như Abigail, sau khi chồng chết, vội vã về làm vợ David.
Đại khái chuyện Thánh David chỉ có vậy. Tôi xin để quý độc giả tự mình đánh giá đạo đức của nhân vật David trong Thánh Kinh, một nhân vật mà Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng như Đức Ông Trần Văn Khả đều khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi của một "ông vua nổi danh rất đã sinh ra đấng Messiah", một nhân vật mà tín đồ Ca-Tô Việt Nam thường ngày tụng Kinh Nhật Khóa cầu mong mau "được về quê thật hiệp với Vua David."
Chắc phần lớn chúng ta sẽ lên án David là kẻ vô đạo đức, lạm dụng quyền thế, mưu mô giết Uriah để cướp Bathsheba. Nhưng có thật là David cướp vợ của Uriah hay không? Đọc kỹ Thánh Kinh, những điều uẩn hàm trong Thánh Kinh, chúng ta có thể thấy rằng Bathsheba cũng giữ một vai trò quan trọng, có khi còn là chủ chốt, trong cái chết của ông chồng Uriah.
Quý vị có bao giờ thấy một người đàn bà hàng xóm tắm truồng ở ngoài sân để cho quí vị nhìn thấy không? Có thể quý vị may mắn hơn tôi chứ riêng tôi, tôi chưa bao giờ thấy như vậy. Tại sao Bathsheba lại tắm truồng ở một nơi mà bà ta biết chắc là David có thể nhìn thấy từ sân thượng dinh của ông ta? Nếu David nhìn thấy bà thì tất nhiên Bà cũng phải nhìn thấy David. Phải chăng bà đã nhiều lần nhìn thấy David ở trên sân thượng, thấy vóc dáng oai hùng của ông Vua mà khi xưa đã đánh bại người khổng lồ, vả lại cũng thừa biết tính nết của David, tính nết mà cả nước đều biết, nên đã lập kế hoạch để chiêu dụ David?
Xa chồng đã lâu, rồi lại thấy ông Vua hấp dẫn hơn một anh sĩ quan quèn trong quân đội, không biết sống chết ngày nào, nên rất có thể Bathsheba đã có kế hoạch đưa David vào bẫy. Cả nước đã biết David là người hiếu sắc, có nhiều vợ và cung tần mỹ nữ, thêm một người có sao đâu. Do đó, theo như tôi suy đoán thì Bathsheba đã thành công trong mưu toan của mình và do đó, phải đồng gánh trách nhiệm về cái chết của Uriah.
Thánh Kinh kể rằng việc làm trên của David không làm cho Thượng đế hài lòng. Nhưng Ngài cũng chỉ sai Nathan đến dạy cho David một bài học về luân lý qua một câu chuyện dụ ngôn. Dạy luân lý cho David thì cũng giống như nước đổ đầu vịt, vì những đoạn tiếp theo trong Thánh Kinh về David cũng chẳng có gì đạo đức hơn. Chỉ có chuyện ông ta làm vài bài thơ, được gọi là Thánh Vịnh hay Thi Thiên, vò đầu bứt tai xưng tội cùng Thượng đế, như chúng ta đã thấy trong bài Thánh Vịnh 51 mà tôi đã nêu trong chương I, trang 44, trích dẫn từ Thánh Kinh.
Tôi không hiểu tại sao những người như Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức Ông Trần Văn Khả, lại có thể viết những câu ca tụng Thánh David như trên. Tôi cũng không hiểu tại sao trong kinh nhật khóa của Ca-Tô Giáo lại có những câu ca tụng Thánh David cũng như cầu mong được về quê thật hiệp cùng vua David? Quý vị lãnh đạo tôn giáo trên đọc Thánh Kinh kiểu gì, hay đó chỉ là nhắc lại những điều đã được nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ. Phần chắc là các tín đồ Ca-Tô Việt Nam chỉ đọc những bản kinh mà các bậc "lãnh đạo tinh thần" của họ đã viết bậy viết bạ ra để giam họ vào trong vòng mê tín, chứ chính họ thì không bao giờ đọc đến Thánh Kinh, nên chẳng bao giờ biết đến sự thật. Tôi tin chắc rằng họ không hề biết David là ai. "Bề trên" dạy đọc thì cứ đọc, chứ không ngờ thực chất của David chỉ là một tên tướng cướp, một bạo chúa, hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát. Thật là tội nghiệp cho cả người chăn chiên lẫn con chiên.
------- HẾT------
CHƯƠNG II
"Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I")
William Hirsch
Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).
Hermann Samuel Reimarus
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Giám Mục John Shelby Spong
Qua những tài liệu có tính cách nghiên cứu và phân tích của một số học giả, chuyên gia về tôn giáo ở trong cũng như ngoài các giáo hội Ki-Tô, được trích dẫn trong chương I, chắc quý độc giả đã có thể có một nhận định cho riêng mình về sự khác biệt giữa nhân vật Giê-su lịch sử, con người thực của Giê-su, với nhân vật Giê-su của đức tin, một hình ảnh được tạo dựng bởi nền thần học Ki Tô Giáo, là như thế nào.
Câu hỏi tiếp theo “Giê-su là ai?” tất nhiên phải là “Giê-su giảng dạy những gì?”. Giải đáp cho câu hỏi này thật ra không khó, vì tất cả nằm trong 4 Phúc Âm: Ma-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark), Lu-ca (Luke), và Giăng (John) trong Tân Ước. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất. Những lời giảng về Giê-su của giới chăn chiên Ki Tô hay những sách vở do giáo hội xuất bản không thể tin cậy được, vì đó chỉ là những trích dẫn vụn vặt chọn lựa từ Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), và thường diễn giảng với luận điệu thần học một chiều, méo mó, ngụy biện, và thường không bao giờ nói đến những mâu thuẫn và phi lý trong Thánh Kinh, hay những đoạn trong Thánh Kinh trái ngược với hình ảnh của Giê-su do nền thần học Ki Tô tạo dựng lên.. Trước khi đi vào phần phân tích để kiếm ra một giải đáp cho câu hỏi trên, có lẽ chúng ta cũng nên biết đến bản chất và cốt tủy của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô giáo Rô-ma.
Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76, để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Câu trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi "Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?" mà là một khẳng định về đức tin Ca-Tô gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.
Điều này thật là rõ ràng khi gần đây chúng ta thấy Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đã phải công nhận là "không làm gì có thiên đường trên các tầng mây" và "không làm gì có lửa hỏa ngục, hỏa ngục không phải là một nơi chốn trong lòng đất".
Phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín. Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng. Những thuộc hạ của giáo hoàng giải thích: che dấu sự thực là điều cần thiết để giữ đức tin của tín đồ, để cho niềm tin của họ khỏi bị chao đảo. Người ngoài giáo hội thì cho đó là hành động bất lương trí thức (intellectual dishonesty), vì giáo hội đã biết là không làm gì có thiên đường hay hỏa ngục, mà vẫn dụ tín đồ bằng cái bánh vẽ cứu rỗi, và hù dọa họ bằng một hỏa ngục giả tưởng.
Tuy rằng ngày nay Giáo hội đã dùng học thuật Ca-Tô, giải thích lại ý nghĩa của thiên đường và hỏa ngục với giới trí thức như những trạng thái của tâm, hiệp thông với Thiên Chúa hay xa lìa Thiên Chúa, nhưng khối tín đồ ở dưới vẫn ít biết đến điều này. Hơn nữa, quan niệm về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không thể có một định nghĩa rõ rệt, khoan kể là quan niệm này đã phải thay đổi nhiều qua thời gian với hi vọng có thể phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Mặt khác, mỗi Thần giáo đều có quan niệm riêng về Thiên Chúa của tôn giáo mình. Cũng vì vậy mà nữ học giả Judith Hayes đã viết một cuốn sách nhan đề "Chúng Ta Đặt Niềm Tin Vào Thiên Chúa! Nhưng Mà Là Thiên Chúa Nào?" (In God We Trust! But Which One?). Giáo sư Keith Hopkins thuộc Hàn Lâm Viện Anh Quốc cũng viết một cuốn mang tên "Một Thế Giới Đầy Những Thiên Chúa" (A World Full of Gods). Và nữ tu Ca Tô Karen Armstrong cũng đã xuất bản cuốn Một Lịch Sử Về Thiên Chúa (A History of God) trình bày quan niệm về các Thiên Chúa trên thế gian. Những công cuộc nghiên cứu của các tác giả trên và lịch sử các nền văn minh khác nhau trên thế giới đã chứng tỏ Ki Tô Giáo chỉ là một tôn giáo thờ thần trong số nhiều tôn giáo hay truyền thống dân tộc thờ thần, trong thời đại mà con người chưa hiểu rõ nguyên nhân của những thiên tai hay hiện tượng thiên nhiên, cho nên tục thờ Thần ở đâu cũng có. Do đó, lẽ dĩ nhiên là về bản chất, Thần của Ki Tô Giáo mà các tín đồ Ca-Tô, Tin Lành Việt Nam tôn lên làm Thiên Chúa cũng chẳng có gì hơn Thần của các tôn giáo khác, nếu không muốn nói là trong một số khía cạnh, thí dụ như về đạo đức và khoa học, còn kém hơn cả những người thường như chúng ta. Điều này có thể chứng minh dễ dàng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ và phân tích Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Bình luận câu John 3:16 ở trên, học giả Lloyd Graham cho rằng "Chưa bao giờ có nhiều ngụy biện có tính cách dạy đời được buộc chung với nhau trong một câu ngắn ngủi như trên" (No greater number of didactic fallacies were ever strung together in one short sentence) vì Thiên Chúa không hề thương yêu thế gian, Thiên Chúa không ban cho thế gian bất cứ cái gì; ông ta không có "người Con duy nhất", lòng tin không cứu được một ai, và không có cái gì gọi là cuộc sống đời đời. (God does not love the world; God does not give the world anything; he has no "only begotten Son", belief will not save anyone, and there is no such thing as everlasting life)
Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh có một gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim,thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Giáo hoàng John Paul II: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian.." Chúng ta nên biết, theo niềm tin trong Ca-Tô giáo thì Thiên Chúa gồm những thuộc tính "toàn nhân", nghĩa là vô cùng nhân từ, và "toàn năng", nghĩa là làm gì cũng được. Hơn nữa, một Thiên Chúa mà chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng. Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng " quá thương yêu thế gian". Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: "đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa".
Phải chăng vì vậy mà James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, trang 324, như sau:
Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ. 1
Thật tình tôi không hiểu tại sao trong thời buổi này mà vẫn còn có nhiều người tin ở một "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian" trong khi những thực tế ở ngoài đời đã chứng tỏ là chẳng làm gì có cái gọi là sự thương yêu của Thiên Chúa.
Hơn nữa, phân tích ra thì câu trong Phúc Âm John mà giáo hoàng viện dẫn ở trên hoàn toàn vô nghĩa và phi lý. Vô nghĩa và phi lý ở chỗ chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và sống cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn.
Hơn nữa, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều triệu năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt Nam tân tòng Ca Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic như vậy mà giáo hoàng nêu lên được trong thời đại này thì kể cũng lạ. Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt của Giê-su. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng. Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một "Thiên Chúa" của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những "Thiên Chúa" trong dân gian trên khắp thế giới?
Không phải chỉ có Giáo hoàng John Paul II mới đưa ra luận điệu thần học có tính cách phi lô-gic như trên mà một cộng sự viên cao cấp của ông, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cũng đưa ra một luận điệu thần học tương tự trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” hàm ý Chúa của ông Thuận sinh ra muôn loài nhưng lại chọn người này bỏ người kia tùy hứng, vì sự lựa chọn không đặt trên tiêu chuẩn luân lý, đạo đức. Một Chúa như vậy thì thật ra có phải là Chúa hay không. Những luận điệu thần học như vậy của Ca-Tô giáo thật ra chỉ để cho những người vốn không bao giờ xử dụng đến đầu óc, đến lý trí, hoặc mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời, tin theo. Đối với những người có đôi chút đầu óc và không cần đến một cặp nạng Thần quyền để lê lết trên cuộc đời thì đó chỉ là những luận điệu cực kỳ phi lý đã lỗi thời, làm sao có thể tin được? Luận điệu thần học trên, Ca-Tô giáo thường dùng để biện minh cho một sự kiện: trong Thánh Kinh có nhiều nhân vật được Thiên Chúa chọn nhưng đạo đức rất tệ mạt, và trong lịch sử Ca-Tô Giáo có nhiều giáo hoàng được Thiên Chúa chọn, Thánh Linh hướng dẫn, nhưng lại là những người phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu như sát nhân, loạn luân và loạn dâm v..v.. (xin đọc cuốn Đức Tin Công Giáo của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2000, trang 174-180).
Khẳng định của 2 nhân vật cao cấp nhất trong hàng lãnh đạo Ca-Tô Giáo Rô-Ma cho chúng ta thấy ngay rằng bản chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, là một tôn giáo “cứu rỗi” chứ không phải là một tôn giáo “giác ngộ”. Trọng tâm của một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” là vấn đề tin, loại "tin là một cách sống, chết, không cần biết, không cần hiểu" như ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-tô, đã khẳng định trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng. Loại tin này, người ngoại đạo gọi là "mù loà tin bướng tin càn", nghĩa là chỉ tin những gì giáo hội dạy, bất kể những điều đó có đúng hay không, có hợp lý hay không, là sự thật hay chỉ là những luận điệu lừa dối, đã mất đi thời gian tính. Thật vậy, thuyết thần học Ki Tô về sự cứu chuộc và cứu rỗi của Chúa Giê-su đặt căn bản trên huyền thoại về tội tổ tông. Nhưng ngày nay, trừ những giáo dân ít học và kém hiểu biết, có còn ai tin vào huyền thoại "tội tổ tông" nữa đâu. Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn "Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma" (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:
Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng "những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng... Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác. 2
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông? Vì ngày nay, thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được. Tôi sẽ trở lại vấn đề "tội
tổ tông" trong phần kết của cuốn sách này.
Khi chúng ta đặt câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chúng ta đã giả định rằng Giê-su có đầy đủ tư cách của một ông Thầy, đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhất quán và phổ quát. Nhưng chúng ta không thể tìm thấy những thuộc tính này trong Ki Tô Giáo, vì với một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” thì vấn đề không phải là những tiêu chuẩn đạo đức hay những triết lý về nhân sinh mà tất cả chỉ tùy thuộc vào lòng từ bi (sic) của Chúa, như TGM Nguyễn Văn Thuận đã khẳng định ở trên, và cốt tủy của đạo Chúa là tin vào Chúa chứ không liên quan gì đến những điều giảng dạy, nếu có, của Giê-su, như giáo hoàng John Paul II đã uẩn hàm ở trên. Vậy thật ra, câu hỏi “Giê-su giảng dạy những gì” đặt ra hơi lạc đề, vì nó không mấy liên quan gì đến nhiệm vụ cứu chuộc hay cứu rỗi của Giê-su.
Để hiểu rõ vấn đề hơn, và để chúng ta có một khái niệm về vai trò của Giê-su trong một tôn giáo "cứu rỗi" như Ca-Tô giáo, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Ki-Tô Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công". Trong cuốn sách này, giáo sư O’brien đã phân tích cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” và một tôn giáo “giác ngộ” như Phật Giáo, trg. 101-108:
“Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi...Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy". Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế". Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi", "sống lại", “thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" Ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Lời tuyên xưng này không làm cho anh được cái giải thưởng giáo dục của E. Harris Harbison. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA".
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông "Thầy - Cứu rỗi." 3
Sự phân tích ở trên của Giáo sư O’Brien rất phù hợp với nhận định của giáo sư đại học người Đức, Hermann Samuel Reimarus, trong thế kỷ 18. Theo giáo sư Reimarus thì chúng ta có thể phân biệt một cách tuyệt đối những điều viết bởi các tông đồ và những điều giảng dạy thực sự của Giê-su. Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (Albert Schweitzer, The Quest of the Historical Jesus, The MacMillan Co., New york, 1962, p. 16: What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”). Sự phân tích trên cũng phù hợp với nhận định của William Hirsch về "cái Ta" của Giê-su: "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I"), một cái "Ta" bắt nguồn từ căn bệnh hoang tưởng.
Vậy thật ra Giê-su không phải là một ông Thầy theo đúng nghĩa của một ông Thầy, do đó bàn về chủ đề “Giê-su giảng dạy những gì?” thì chỉ là cưỡng bàn về một chủ đề không thích hợp. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng phân tích những lời của Giê-su trong Tân Ước mà phần lớn là những lời khẳng định chứ không phải là thuyết giảng cho một giáo lý nhất quán. Thực tế là chỉ có ít điều vụn vặt được trích dẫn ngoài toàn bộ những lời của Giê-su (out of context) để giảng cho tín đồ, những người ít khi đọc đến Tân Ước khoan nói đến chuyện có đầu óc nhận xét phân tích. Nhưng ngay cả ít điều vụn vặt này cũng chẳng có gì là độc đáo vì chúng chẳng qua chỉ là sự cóp nhặt những điều đã có trong dân gian, trong các nền văn minh khác. Các tín đồ không biết đến điều này, cho nên họ bị đưa vào cái rọ thần học chọn lọc và một chiều của giới chăn chiên mà không biết rằng mình đã bị nhồi sọ, nhất là sự nhồi sọ này được thực hiện từ khi tín đồ còn nhỏ, đầu óc còn như trang giấy trắng, một khi đã bị vấy mực đen vào thì rất khó tẩy sạch.
Vậy thì, Giê-su giảng dạy những gì?
Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca Tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian. 4
Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai.
Bây giờ chúng ta hãy đi vào chi tiết những lời giảng dạy của Giê su.
Trước hết, chúng ta hãy xét đến những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su vì chính những khẳng định này đã được giáo hội khai thác để cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ, tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Vì "cái Ta" của Giê-su bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng như đã được chứng minh trong chương trên, cho nên trong Tân Ước có rất nhiều "cái Ta" tự tôn của Giê-su. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.
John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)
John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)
John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good
shepherd)
John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)
John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)
John 10:30: Ta với Cha Ta là một. (I and My Father are one).
John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).
John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào. (I have not spoken on my own authority; the Father who sent me has himself given me commandment what to say and what to speak)
Những khẳng định trên, và nhiều khẳng định khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta sẽ thấy trong phần phân tích sau đây. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều và hoang đường như Giê-su. Hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh.
Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.
Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Ca-Tô đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:
Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.
Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.
Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.
1. Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được.
2. Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa.
Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm. Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm. Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm. Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai. Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?
Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay. Chúng ta đã biết trong chương trên, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Ca-Tô cũng phải chấp nhận. Bằng chứng? Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu. Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết? Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.
Thứ ba, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức. Vì trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả như một vị Thần chiến tranh, ác độc, ghen tuông, ưa ủng hộ dân này chém giết dân kia. Thật vậy, Thiên Chúa trong Cựu Ước dạy dân Israel của Ngài "Vậy các ngươi sẽ ăn cướp của người Ai cập" (Exodus 3, 22: So you shall plunder the Egyptians) và dân ngài đã tuân theo lệnh của Ngài như được kể trong Xuất-Ê-Díp-Tô (Exodus) 12, 35-36; Ngài dạy Moses: "Hãy báo thù dân Midian cho dân Israel" (Numbers 31, 2: Take vengeance for the children of Israel on the Midianites), Moses tuân lệnh dạy dân mình: "Các ngươi hãy mang binh khí đi đánh dân Midian để trả thù cho Thiên Chúa" (Numbers 31, 3: So Moses spoke to the people, saying, "Arm yourselves for the war, and let them go against the Midianites to take vengeance for the Lord); "và chúng giao chiến cùng dân Midian, đúng như lời Chúa ra lệnh cho Moses, giết sạch mọi người Nam" (Numbers 31, 7: And they warred against the Midianites, just as the Lord commanded Moses, and they killed all the males); "Và dân Israel bắt tất cả đàn bà Midian, và con nhỏ của họ, và cướp hết thảy súc vật, bày chiên, và của cải của họ. Chúng cũng đốt sạch những thành phố, thành trì mà dân Midian ở. Và đem theo tất cả đồ cướp được, người và súc vật" (Numbers 31, 9-11: And the children of Israel took all the women of Midian captive, with their little ones, and took as spoil all their cattle, all their flocks, and all their goods. They also burned with fire all the cities they dwelt, and all their forts. And they took all the spoil and all the booty, both of man and beast). Đọc tiếp những phần sau trong chương Numbers này chúng ta thấy Moses còn ra lệnh cho thuộc hạ giết hết đàn bà và con trai chỉ để lại trinh nữ. Sau đó là mục chia chác những "chiến lợi phẩm", Thiên Chúa cũng có phần như sau: 675 con chiên, 72 con bò, 61 con lừa, và 32 trinh nữ. Một Thiên Chúa như vậy có đáng để cho chúng ta kính trọng hay không, khoan nói đến việc thờ phụng. Thờ phụng Thiên Chúa hay thờ phụng Giê-su thì cũng chẳng khác gì nhau vì Giê-su đã khẳng định ông chính là Thiên Chúa. Phải chăng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong đã thú nhận: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (xin đọc Chương I, trang 84 ở trên.)
Như trên đã nói, trong Thánh Kinh có nhiều chuyện chứng tỏ Giê-su sai lầm. Sau đây là một chuyện điển hình: chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung.
Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, kể chuyện này trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng như sau:
-Matthêu 21, 18-21: Sáng sớm, khi trở vào thành, Ngài cảm thấy đói. Trông thấy cây vả bên đường. Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết ngay lập tức như thế?" Đức Giêsu trả lời: "Thầy bảo thật anh em. nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều thầy làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có thể bảo núi này: Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế."
Rồi ông bình luận và chê triết gia và nhà toán học nổi tiếng hoàn cầu trong thế kỷ 20, Bertrand Russell, là không biết đọc Thánh Kinh như sau:
"Chẳng cần phải là nhà Kinh Thánh học ta cũng biết rằng đây là một lối giảng dạy bằng dụ ngôn, bằng tác động. (...) Đọc dụ ngôn mà không biết uyển chuyển đôi chút, thật sự đáng tiếc nơi một con người đặt nặng vấn đề ngôn ngữ như B. Russell."
Ông Đỗ Mạnh Tri đã thiếu lương thiện trí thức, trích dẫn thiếu sót Thánh Kinh, bỏ đi đoạn trên nói về đầu đuôi câu chuyện dẫn đến chuyện cây sung. Đoạn trên đó như sau:
"Thế rồi, khi Giêsu và các môn đồ tới Jerusalem, và tới làng Bethphage ở gần núi Olives, Giêsu sai hai môn đồ đi trước vào làng.....
...Giêsu đi thẳng vào đền thờ, đuổi hết những người mua bán ra ngoài, lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền, và ghế của những kẻ bán chim bồ câu....
Rồi Giêsu bỏ họ, ra khỏi Jerusalem, về trọ tại làng Bethphage đêm ấy."
Và chuyện cây sung bắt đầu: Sáng hôm sau, trên đường trở vào thành phố, Ngài thấy đói bụng....
Chúng ta thấy ngay rằng, thật ra, chỉ những người đã bị nhồi sọ một chiều từ khi còn nhỏ, hoặc có đầu mà không có óc, mới có thể cho câu chuyện cây sung ở trên là "một lối giảng dạy bằng dụ ngôn". Một dụ ngôn thường là một câu chuyện về những nhân vật không dính dáng gì tới người đang kể chuyện hay những người đang nghe, và có tính cách giáo dục, luân lý. Ở đây, Matthew kể chuyện về một nhân vật Giê-su có thật, mới chết trước khi Matthew viết Phúc Âm Matthew khoảng 3, 40 năm, và câu chuyện có đầu có đuôi hẳn hoi. Mặt khác, ông Đỗ Mạnh Tri cũng không cho độc giả biết cái mà ông Tri cho là dụ ngôn của Chúa trong chuyện nguyền rủa cây sung dạy về cái gì? Luân lý, đạo đức, cách xử thế đối với chúng sinh? Tất cả đều không phải. Câu chuyện về cây sung chẳng phải là một "dụ ngôn" mà đã nói rõ một điều: ai có lòng tin vào Thiên Chúa thì có thể làm được như Giêsu, nghĩa là có thể nguyền rủa cho một cái cây chết héo queo ngay lập tức, ngoài ra còn có khả năng bảo núi chuyển là núi tự động bò xuống biển? Hay nói cách khác, ai tin vào Giê-su thì có thể làm được bất cứ cái gì mà mình muốn.
Chỉ có điều, trong 2000 năm nay, người tin Giêsu thì rất nhiều, trong đó có các giáo hoàng tự xưng là đại diện của Giê-su trên trần (Vicars of Christ), và tất nhiên có ông Đỗ Mạnh Tri, nhưng nhân loại chưa thấy ai làm được những chuyện này. Vậy phải chăng những lời của Giê-su trong "dụ ngôn" về cây sung chẳng qua chỉ là những lời hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, và chỉ có những người không đội trời chung với lý trí, với suy luận v..v.. mới có thể tin vào những lời hứa hão của Giê-su.
Cũng vì vậy mà các chuyên gia phân tích Thánh Kinh kết luận rằng: hành động của Giê-su trong câu chuyện về cây sung (hay cây vả) chứng tỏ Giê-su đã vấp phải 4 sai lầm về kiến thức cũng như về đạo đức cùng một lúc:
1) Không biết là trong mùa đó cây sung không thể có trái, nghĩa là thiếu kiến thức về mùa màng, cây cỏ.
2) Hủy diệt vô lý vĩnh viễn một cây ra trái ăn được.
3) Dễ nổi nóng, nổi quạu khi bị phật ý.
4) Lừa dối các môn đồ bằng những lời hứa hẹn hoang đường: chỉ cần có lòng tin là có thể thay đổi tình trạng vật chất thiên nhiên bằng lời nguyền rủa hay ra lệnh.
Nhưng vấn đề chính trong chuyện cây sung là, một chi tiết trong đó đã đương nhiên bác bỏ khả năng làm phép lạ của Giê-su như đi trên sóng, biến 1 ổ bánh mì thành 100 ổ bánh mì, biến nước thành rượu v..v.. Ngài là Thiên Chúa mà sáng ra Ngài lại đói như người thường. Tại sao Ngài lại không biến cục đá ngoài đường thành bánh mì để Ngài ăn cho đỡ đói mà lại hi vọng vào vài quả sung lúc trái mùa? Để rồi Ngài phải nổi quạu và nguyền rủa cây sung một cách phi lý? Ấy thế mà các tín đồ có đầu nhưng không có óc vẫn tin rằng Ngài quả là Thiên Chúa "lòng lành vô cùng" và có khả năng làm nhiều phép lạ.
Như chúng ta sẽ thấy, nhiều bằng chứng ngay trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đầy dẫy những sai lầm và có một kiến thức rất giới hạn, tính tình dễ nổi nóng một cách bất thường v..v.. Vậy chúng ta có thể chấp nhận những lời tự tôn của Giê-su như "Ta với Cha Ta là một" hay "Ta là Con Thiên Chúa", "Ta là con đường, là sự thật, là sự sống" v..v.. được hay không? Trong chương trên, tôi đã trình bày kết luận của nhiều học giả: Giê-su chỉ là một người thường, không hơn không kém, khoan kể là kiến thức và đạo đức của Giê-su không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là thấp kém so với rất nhiều nhân vật trong lịch sử thế gian. Vậy mà Giê-su dám tự nhận:
John 8, 12: Ta là ánh sáng của thế gian. (I am the light of the world).
Ánh sáng gì của thế gian? Ánh sáng soi sáng trí tuệ và đạo đức con người? Tuyệt đối không phải. Đó là ánh sáng, thật ra là sự u tối, của một đức tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Lịch sử thế gian cho thấy, vì tin vào "ánh sáng thế gian" của Giê-su, Ca-Tô giáo Rô-Ma đã chìm đắm trong bóng tối dày đặc của 2000 năm đầy tội ác và vẫn còn đang tiếp tục mưu toan lùa nhân loại vào cảnh tối tăm nô lệ cho một định chế thế tục độc tài tham lam vô độ mang danh nghĩa tôn giáo.
Trước khi đi vào chính những lời của Giê-su trong Thánh Kinh để tìm hiểu vấn đề Giê-su giảng dạy những gì, tôi hi vọng độc giả nhận thức rõ một điều. Giới chăn chiên trong giáo hội Ca-Tô thường trích dẫn những điều vụn vặt trong Tân Ước mà họ cho đó là những lời hay ý đẹp của Giê-su để giảng dạy cho tín đồ, phần lớn những lời này thuộc loại khẳng định tự tôn, với mục đích đề cao, thần thánh hóa Giê-su trước đám tín đồ vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh và cũng không đủ trình độ để phân biệt chân giả. Họ không bao giờ đưa ra những câu chứng tỏ "lời nói không đi đôi với việc làm" của Giê-su. Thực chất của Giê-su là chỉ nói ngon nói ngọt ngoài miệng, còn những hành động của Giê-su thì không bao giờ làm theo lời nói, trái lại còn trái ngược hẳn với những lời nói của mình. Do đó Giám Mục Spong đã phải đưa ra một nhận định: "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả" (xin đọc Chương I, trang 84). Chứng minh?
1. Chúa Giê-su dạy: " Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." nhưng rồi chính ông lại đi phê phán người khác: Matthew 23: 13: Khốn cho giới dạy luật và Biệt Lập, hạng đạo đức giả; Matthew 23:15: Khốn cho các ông, hạng giả nhân giả nghĩa; Matthew 23: 16: Khốn cho các ông, hạng lãnh đạo mù quáng và còn nhiều lời phê phán tương tự khác đầy dãy trong Tân Ước.
Vậy trước khi phê phán họ, Chúa Giê-su đã lấy cây sà trong mắt mình ra chưa?
2. Chúa Giê-su dạy môn đồ "phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho người khủng bố hành hạ các con" (Matthew 5: 44), nhưng chính Giê-su thì lại hành động ngược lại:
Giê-su phán, Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta., và coi những người không tin và tuân phục Giê-su là kẻ thù và dạy môn đồ:
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
3. Chúa Giê-su dạy: "Người nào nguyền rủa anh em sẽ bị xuống hỏa ngục" (Matthew 5: 22) nhưng chính Giê- su
lại đi nguyền rủa những người không chịu theo Giê-su:
Luke 8: 24: Nếu ngươi không tin ta là con Thượng Đế, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi.
Matthew 12: 34: Ôi thế hệ của những loài rắn độc, ác như các ngươi làm sao có thể nói những lời tốt lành?
Matthew 23: 33: Ngươi là loài rắn, ngươi là thế hệ của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi hỏa ngục?
Vậy bây giờ Chúa Giê-su đang ở đâu? Dưới hỏa ngục hay trên thiên đường?
4. Chúa Giê-su dạy, Matthew 23: 11-12: Các con càng khiêm tốn phục vụ người thì càng được tôn trọng... Ai tự đề cao sẽ bị hạ thấp, ai khiêm tốn hạ mình sẽ được nâng cao, nhưng chính Chúa lại tự tôn một cách quá cống cao ngã mạn như trong những câu tôi đã trích dẫn ở trên. Cái tính khiêm tốn mà Giê-su dạy các môn đồ, Giê-su để vào đâu mà lại đưa ra những lời tự nhận quá huênh hoang như trên?
Nói tóm lại, khi tìm hiểu về thực chất con người của Giê-su, chúng ta cần giữ thái độ: "Đừng tin những gì các Linh mục nói về Giê-su trong các nhà thờ, mà hãy nhìn kỹ những gì Giê-su nói và làm trong Thánh Kinh". Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể có những nhận định trung thực và chính xác về Giê-su, do đó tránh được những sự mê hoặc của những luận điệu thần học về những thuộc tính thần thánh của Giê-su, một nền thần học của giới giáo sĩ đưa ra, chỉ cốt để tự tạo quyền lực thế gian trên đám tín đồ thấp kém, khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín cả tin của họ.
Đi sâu vào vấn đề, xét về mặt trí tuệ cũng như đạo đức thì nhiều chuyện trong Tân Ước chứng tỏ tư cách của Giê-su còn kém cả nhiều người thường nữa. Điều này chúng ta có thể chứng minh dễ dàng qua sự phân tích những lời và hành động của Giê-su trong Tân ước. Tôi cũng xin độc giả nhớ cho rằng, hầu hết những "lời giảng dạy" của Giê-su là những khẳng định hoang đường vô căn cứ phản ánh những niềm tin của người Do Thái trong bối cảnh lịch sử và xã hội của dân tộc Do Thái cách đây 2000 năm. Cho nên ngày nay, tuyệt đại đa số các bậc thức giả đã bác bỏ những khẳng định này, như tôi sẽ chứng minh trong các phần sau.
Để độc giả có một nhận định rõ ràng về vấn đề "Giê-su giảng dạy những gì?", tôi xin xếp những lời của Giê-su trong Tân Ước theo hai chủ đề chính: gia đình và quốc gia. Sau đó tôi sẽ bàn đến "Bài Giảng Trên Núi". Ngoài ra, để cho đầy đủ hơn tôi sẽ đưa ra một số những lời lặt vặt khác của Giê-su ở trong Tân Ước để quý độc giả thấy rõ con người lịch sử Giê-su là con người như thế nào.
1. Giê-su Và Gia Đình:
Gia đình là nền tảng của xã hội. Không ai có thể phủ nhận là ảnh hưởng tư tưởng Khổng Giáo đã thấm nhuần vào xã hội Việt Nam với phương châm "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Do đó, về "tề gia" thì người Việt Nam rất coi trọng về hiếu đễ với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, tình nghĩa vợ chồng, bổn phận giữa cha mẹ và con cái và giữa anh chị em trong nhà. Trong văn học bình dân có nhiều câu dạy con người từ khi còn nhỏ phải biết đến ơn cha nghĩa mẹ. Điển hình là hai câu: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." dạy đạo làm con cần phải hiếu kính cha mẹ. Phật Giáo cũng coi trọng chữ hiếu. Đức Phật đã chẳng dạy rằng: "hiếu kính với cha mẹ hiện tiền chính là hiếu kính với Phật" hay sao? Tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người dân Việt cũng chỉ nói lên lòng hiếu kính của con người đối với các bậc đã sinh thành ra mình. Nhưng khi Ca-Tô Giáo Rô-ma du nhập Việt Nam thì tôn giáo này, với quan niệm vô gia đình vô tổ quốc, chỉ biết đến Chúa v..v.. đã biến những tín đồ tân tòng thành lớp người vô tổ quốc, vô chính phủ, vô gia đình, vô tổ tiên. Họ chỉ có một tổ quốc: đó là nước Chúa, thật ra chỉ là nước Vatican vì có ai biết nước Chúa ở đâu đâu?; một chính phủ: đó là hệ thống quyền lực của giáo hoàng vì họ được giáo hội dạy rằng thần quyền đứng trên thế quyền, giáo hoàng là "đại diện của Chúa" trên trần, và các linh mục là "cha cũng như Chúa" v..v..; một gia đình: đó là gia đình những người theo đạo; và một tổ tiên: đó là ông Adam và bà Eve trong huyền thoại sáng tạo cổ xưa của Do Thái. Cho nên các tín đồ tân tòng Việt Nam đã mù quáng dẹp bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ vào xó trong hơn 400 năm, kể từ 1533, cho tới gần đây, vì trước sự tiến bộ của nhân loại, để giữ tín đồ, giáo hội đã bắt buộc phải cởi trói, cho phép giáo dân được thờ cúng ông bà tổ tiên, cho nên họ mới lác đác trở lại thờ cúng tổ tiên. Họ thường tự biện rằng ngày nay họ đã thờ cúng tổ tiên trở lại, hay ăn giỗ ăn Tết, và do đó Ca-Tô giáo cũng có tinh thần dân tộc. Nhưng điều này lại nói rõ hơn gì hết cái tinh thần nô lệ Vatican của họ, vì chuyện thờ cúng tổ tiên không phải là họ tự động trở lại với truyền thống dân tộc mà chỉ là họ được Vatican cho phép sau Công Đồng Vatican II. Tại sao trong hơn 400 năm họ không hề có thái độ gì đối với lệnh cấm thờ cúng tổ tiên của Vatican? Tại sao họ phải nhắm mắt tuân theo cái lý thuyết thần học quái gở của Ca-Tô Giáo: không được thờ cúng tổ tiên?
Các tín đồ Ca-Tô thường nhắc đến câu Giêsu dạy "Phải hiếu kính với cha mẹ.." (Matthew 19: 19: Honor your father and your mother..) làm như đó là đạo lý đặc thù của Ki Tô Giáo, chỉ mình Ki Tô Giáo có mà thôi. Nhưng vì không đọc Thánh Kinh nên họ không biết rằng, trong thực tế, hành động của Giê-su lại trái ngược hẳn lại, không có gì có thể gọi là hiếu kính với cha mẹ hay có tình nghĩa với gia đình. Qua những chuyện viết trong Thánh Kinh, chúng ta không thể nghĩ khác hơn là: những thái độ và hành động hỗn hào bất kính với cha mẹ, vô tình vô nghĩa với gia đình, là những thuộc tính đặc thù của Chúa Ki-Tô.
Thật vậy, đọc Thánh Kinh chúng ta thấy Giê-su không coi gia đình ra gì, có lẽ vì ông ta có mặc cảm với cái thân thế bất minh, là đứa con hoang của mẹ mình. Trong nhiều trường hợp ông ta còn để lộ thái độ thù ghét gia đình. Trước hết, chúng ta hãy xem cách đối xử của ông ta với chính mẹ mình.
Trong các Phúc Âm, chúng ta không bao giờ thấy Giê-su gọi mẹ mình, bà Maria, là "Mẹ". Trong bản Thánh Kinh của Vua James (King James Version), cuốn Thánh Kinh được chấp nhận rộng rãi và dùng trong nhiều thế kỷ cho đến tận ngày nay, từ mà Giê-su dùng để gọi bà Maria là "Người đàn bà kia" (Woman), một cách gọi xách mé hỗn xược. Thật là tội nghiệp cho bà Maria. Đây không phải là điều khó hiểu. Vì phân tích những lời hỗn hào của Giê-su đối với mẹ và gia đình trong nhiều trường hợp được viết trong Thánh Kinh, một số học giả đã cho rằng, đúng là Giê-su có cái mặc cảm của một đứa con hoang, bị thiên hạ khinh khi đàm tiếu cho nên hận gia đình, hận mẹ, hận thân phận nghèo khó của mình v..v.. kết thành những thái độ và lời nói với mẹ và gia đình như vậy. Ngoài ra, chính gia đình của Giê-su gồm có cha, mẹ (Joseph và Maria) và các em trai, em gái của Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu tinh của dân tộc Do Thái, đôi khi còn cho ông ta là không có đầu óc bình thường nếu không muốn nói là điên (out of his mind), cho nên thái độ của Giê-su đối với gia đình rất là hỗn hào, xấc láo.
Chúng ta chắc ai cũng đã biết chuyện sau đây được kể trong Thánh Kinh: Nhân ngày lễ vượt qua, vợ chồng Joseph, Mary và Giê-su, khi đó mới 12 tuổi, cùng đến Jerusalem. Sau ngày lễ thì hai vợ chồng Joseph thấy biến mất ông con. Tưởng rằng ông con đã đi cùng bạn bè đi về nhà nên ông bà cũng trở về nhà. Nhưng đi suốt cả ngày cũng không thấy Giê-su đâu, lúc bấy giờ mới hỏi thăm và đi tìm Giê-su. Hai ông bà quay trở lại Jerusalem và ba ngày sau thì thấy Giê-su đang ngồi đối đáp với mấy thầy thông thái trong một đền thờ. Sau đây là những lời qua lại giữa bà Mary và ông con Giê-su, Lu-Ca (Luke) 2 : 48 -50:
Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thế này? Này, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con. Ngài trả lời: Các người kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi hay sao? Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết.
Quý vị có thấy một đứa bé 12 tuổi nào hỗn hào với cha mẹ như vậy chưa, trừ phi nó là một nghiệp chướng của một gia đình vô phúc. Trước hết nó ở lại Jerusalem một mình mà không hề xin phép cha mẹ. Sau đó khi cha mẹ tìm được nó, trách nó, thì nó lại sẵng giọng cùng cha mẹ và hỏi họ kiếm nó làm chi? Nhưng câu chót “Nhưng hai người không hiểu lời ngài nói chi hết” đã chứng minh rằng cả Joseph và Mary đều biết, nhất là Mary, người biết rõ hơn ai hết ai là cha thực của Giê-su, rằng Giê-su không phải là ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa, không phải là con của Chúa Thánh Thần, không phải là Chúa Cứu Thế v..v.. cho nên mới không hiểu Giê-su nói gì khi Giê-su nói là đang lo việc của Cha, nghĩa là việc của Chúa Cha alias Thần Gia-vê của Do Thái.
Chuyện cha mẹ lo lắng cho con là chuyện tự nhiên, nhưng chuyện “Chúa tôi” đối đáp với cha mẹ như vậy thì quả thật là đặc biệt, hiếm có trên thế gian, và ít ra là không hợp với nền luân lý của Việt Nam.
Chúng ta cũng biết, trong Tân Ước, ngoài trường hợp hỗn hào với bố mẹ khi Giê-su 12 tuổi ở trên, chỉ có hai trường hợp khác Giê-su trực tiếp nói cùng bà Maria, và cả trong hai trường hợp đó Giê-su đều gọi mẹ là "Người đàn bà kia". Trường hợp thứ nhất, John 2: 1-4 kể rằng: Trong một tiệc cưới có cả hai mẹ con Mary và Giê-su dự, khi rượu hết bà Mary đến nói với Giê-su là "Họ đã hết rượu rồi". Giê-su trả lời bà như sau: "Người đàn bà kia! Sự quan tâm của bà thì có liên can gì tới Ta? Giờ của Ta còn chưa tới" (Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Giờ gì? Đọc tiếp Thánh Kinh chúng ta mới thấy rằng đó là giờ Giê-su trổ tài làm phép lạ, biến 6 vại nước thành rượu. Kinh Thánh tiếng Việt của American Bible Societies xuất bản năm 1998 dịch đoạn trên như sau: "Hỡi đàn bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ Ta chưa đến". [Gần đây, con chiên Việt Nam dịch láo “woman” là “thưa mẹ” để đánh bóng Giê-su] Đó là câu nói "hiếu kính với cha mẹ" của "Chúa tôi" của những tín đồ Ca-Tô Việt Nam. Vậy họ còn đợi gì mà không noi gương Chúa, đối xử với cha mẹ như Chúa?
Trường hợp thứ hai là khi Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, đang hấp hối sắp chết. John 19: 26 kể rằng: Chúa Giê-su thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: "Người đàn bà kia, đó là con của ngươi.." (When Jesus therefore saw His mother, and the disciple whom he loved standing by, He said to His mother: "Woman, behold your son!")
Chúng ta nên để ý là Giê-su đã dùng cùng danh từ "Người đàn bà kia" (Woman) để gọi một người đàn bà từ xứ Canaan đến xin chữa bệnh cho con gái mà mới đầu Giê-su không chịu chữa mà còn gọi người ta là chó vì không phải là dân Do Thái, và một người đàn bà khác can tội tà dâm (John 8:10, Matthew 15:28). Ngoài ra, Matthew 12:48 cũng còn kể: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? Ai là các em Ta?" (Who is my mother? and who are my brothers?).
Giê-su ghét gia đình là chuyện của ông ta, nhưng ông ta lại muốn những kẻ theo ông cũng phải ghét gia đình của họ như ông ta đã ghét gia đình mình. Do đó ông ta đã dạy các môn đồ như sau:
Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)
Theo Gene Kasmar trong cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh (All The Obscenities in the Bible), trang 359, thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp (Thánh Kinh gốc viết bằng tiếng Hi Lạp) "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi (detest and despise).
Và khi một đệ tử của Giê-su nói, Matthew 8: 21-22: “Xin để con đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giê-su trả lời: "Hãy đi theo ta ngay, hãy để cho người chết lo mai táng người chết của họ.
Tôi cảm thấy quá tội nghiệp cho những tín đồ Ki-Tô Việt Nam, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Họ trông ngóng gì ở con người đối xử với mẹ và gia đình như trên? Một con người tư cách như vậy có đáng để cho họ thờ phụng hay không? Tại sao họ vẫn còn ham hố một sự "cứu rỗi" hoang đường, giả tưởng từ một con người tư cách đạo đức đáng chê trách như vậy? Bởi vì từ khi sinh ra đời họ đã bị lừa dối bởi những xảo thuật nhồi sọ tinh vi của giáo hội qua vai trò "chăn dắt con chiên" của những giám mục, linh mục, với sự phụ giúp vô tình và bắt nguồn từ vô minh của các bậc cha mẹ, tất cả vốn cũng đã bị nhồi sọ như họ từ khi còn nhỏ.
Tại sao "Chúa" Giê-su lại có những hành động đối với gia đình như vậy? Tân Ước, Matthew 10: 34-36, đã viết rõ, Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
Và Lưu-Ca 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
Qua những quan niệm và cách hành xử đối với gia đình như tôi vừa trích dẫn từ "Thánh Kinh" ở trên, Giê-su đã tự mình "làm gương" cho những người theo ông. Và lịch sử cũng đã chứng tỏ, Ki Tô Giáo đi đến đâu cũng làm cho gia đình, xã hội chia rẽ chống lại nhau một khi trong gia đình, trong xã hội, có những con người tân tòng mù quáng tin vào Giê-su mà không biết gì về thực chất con người của Giê-su, và nhất là tin vào những giáo lý vô tổ quốc, phản dân tộc, vô gia đình, vô tổ tiên v..v.. của giáo hội Ca-Tô. Tất cả chỉ vì mù quáng tin vào những lời giảng dạy của giới chăn chiên trong giáo hội, dựa theo một nền Thần học ngụy tạo, lạc dẫn.
Kinh nghiệm Việt Nam từ khi khi đạo "Chúa" bắt đầu du nhập đã cho chúng ta thấy rõ điều này qua những sự kiện, bằng chứng lịch sử (Xin đọc Chương VIII trong cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc viết về Công Giáo Việt Nam).
Nhận xét về những tác hại mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho nhân loại trong vấn đề chia rẽ trong gia đình, quốc gia, và dân tộc, học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra một nhận định về lời phán trên của Giê-su trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), trang 177, như sau:
Thảm thay, đây là một trong vài hứa hẹn mà lịch sử chứng tỏ là Giê-su đã thành công thực hiện. 5
2. Giê-su Và Quốc Gia.
Trong phần trên tôi đã trình bày những quan niệm và cung cách hành xử của Giê-su đối với gia đình. Từ đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng, nếu quan niệm của Giê-su đối với gia đình thuộc loại bất bình thường thì quan niệm của ông ta đối với quốc gia dân tộc chắc cũng chẳng khác biệt là bao nhiêu. Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ cuốn Tân Ước và tổng hợp những quan niệm của Giê-su về quốc gia dân tộc thì chúng ta sẽ thấy chúng phản ánh một tâm hồn bệnh hoạn, sống trong hoang tưởng, ảo tưởng của một con người mà đầu óc để ở trên mây. Việc chứng minh luận cứ này chẳng có gì là khó khăn vì tất cả nằm trong cuốn Thánh Kinh.
Trong Chương trên, mục Bằng Chứng Ngụy Tạo Thứ Hai, tôi đã trích dẫn nhiều câu từ Thánh Kinh chứng tỏ rằng Giê-su tin là ngày tận thế đã sắp tới và Nước Chúa hay Nước Trời sẽ được thiết lập để thay thế cho nước Do Thái đang bị người La Mã thống trị. Muốn hiểu rõ những ý tưởng của Giê-su trong phần phân tích sau đây, tôi nghĩ chúng ta cần có một khái niệm rõ ràng về quan niệm một Nước Trời hay Nước Chúa (Kingdom of God) của người Do Thái trong thời đại của Giê-su. Đây không phải là một quan niệm mới mẻ gì của Giê-su mà là một lý tưởng thông thường nhất của tinh thần quốc gia Do Thái. Các nhà "tiên tri" trong Cựu Ước thường viết về quan niệm này lập thành một hướng niệm của người Do Thái mỗi khi dân tộc Do Thái bị Thiên Chúa của họ bỏ rơi, lâm vào cảnh khốn cùng nô lệ.
Muốn hiểu điều trên có lẽ chúng ta cần trở lại một chút về lịch sử Do Thái. Dân tộc Do Thái là một dân tộc du mục và trong lịch sử luôn luôn gặp những bất hạnh như nô lệ và lưu đầy. Trong nhiều thế kỷ lâm vào những cảnh khốn cùng này, người Do Thái vô cùng hoang mang, vì từ trước tới nay họ vẫn tin rằng dân tộc mình được Thần Gia-vê, nghĩa là Chúa Cha, đặc biệt chọn lựa và cưng nhất, qua những giao ước và hứa hẹn của Thần với các ông tổ Abraham, Isaac, Jacob, và Moses trong Cựu Ước. Nay những thực tại lịch sử chứng tỏ rằng những giao ước của Chúa Cha với Abraham v..v.. chỉ là những chiếc bánh vẽ trên trời. Giới tiên tri thông thái lãnh đạo dân Do Thái bèn đổ tội lên đầu dân Do Thái, giải thích rằng vì dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần phạt. Dân Do Thái cần phải thống hối, cầu nguyện, và tin vào Thần Gia-Vê thì sẽ có ngày Thần của họ đoái thương, và một đấng cứu tinh (Messiah) của dân tộc Do Thái sẽ xuất hiện để tiêu diệt những kẻ thống trị, khôi phục chủ quyền của dân Do Thái. Đấng cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi thật ra chỉ là một anh hùng dân tộc, có công với dân Do Thái, tương tự như David khi xưa đã đưa Do Thái lên địa vị hùng mạnh trong vùng Trung Đông, chứ không phải là đấng cứu thế cứu rỗi linh hồn lên hiệp thông với Thần của họ trên Thiên đường. Do đó, vị cứu tinh dân tộc này phải thuộc dòng dõi của vị Vua anh hùng Do Thái: David.
Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái, cũng như trong những thời kỳ bị chinh phục và bắt làm nô lệ trước, mong chờ và tin rằng Thần Gia-vê sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu tinh thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thần của họ sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thần chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: The Kingdom of God meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People). Người Do Thái tin tưởng rằng nơi nước Trời hay nước của Chúa này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần Gia-vê. Các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ trên xuống dưới, không biết về lịch sử Do Thái, không đủ khả năng tự mình đọc và hiểu lấy Thánh Kinh, không hiểu ý nghĩa của nước Trời hay nước Chúa (Kingdom of God) trong Thánh Kinh, nghe lời giảng hoang đường huyễn hoặc của giới giáo sĩ, nên coi đó là một một nước ở trên thiên đường và gọi là "Nước Cha Trị Đến" mà không hiểu rằng nước này chỉ là một nước mà Chúa Cha trị vì, cai quản các việc thế gian của dân Do Thái như một ông vua trên trần thế, theo niềm tin của người Do Thái thời bấy giờ, chứ chẳng dính dáng gì tới bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới. Thật vậy, trong cuốn A Time For Christian Candor, Giám Mục James A. Pike của giáo xứ California viết như sau, trang 109:
Quan niệm về thế giới của Giê-su là quan niệm trong thời đại của ông ta. Quan niệm về một Nước Chúa mà ông ta nhấn mạnh là quan niệm đã được đưa vào Do Thái giáo từ thế kỷ 5 trước thời đại thông thường này, dưới ảnh hưởng của Zoroaster (Một nhà tiên tri Ba-Tư trong thế kỷ 6 trước Tây Lịch. TCN). Ông ta (Giê-su) chịu ảnh hưởng giáo lý của dân Essenes, như là chúng ta càng ngày thấy đó là điểu hiển nhiên qua những bản dịch của những Cuộn Kinh Trong Biển Chết. Ông ta có một đầu óc giới hạn - điều này đúng đối với mọi người. Thí dụ, giống như các ông thầy tu Do Thái (Rabbis) cùng thời, ông ta cho rằng chính David viết tất cả những bài Thánh Vịnh cho nên ông ta đã chưng dẫn David như là tác giả bài Thánh Vịnh số 110 (thực ra là một bài đã được viết sau thời David) trong một cuộc tranh cãi với dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, phù hợp với tâm cảnh về một ngày tận thế trong thời của ông ta, rằng ngày tận thế đã gần kề. 6
Để phù hợp với sự khao khát này của dân tộc Do Thái, hai tác giả Phúc Âm Matthew và Luke đã đưa vào đoạn nói về gia phả của Giê-su thuộc dòng dõi vua David mà không nghĩ ra rằng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với huyền thoại Mary đồng trinh và Giê-su là con của Chúa Thánh Thần.
Như chúng ta đã biết, Giê-su, chịu ảnh hưởng của Cựu Ước, tin những lời giải thích của những bậc thông thái tiên tri Do Thái, rằng dân Do Thái tội lỗi nên bị Thần của họ phạt, nên khuyên mọi người hãy thống hối, đúng như nhận định của giáo sư đại học Hermann Samuel Reimarus ở trên: "Tất cả những điều giảng đạo của Giê-su nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới". Nhưng quan niệm về nước Chúa hay nước thiên đàng của Giê-su lại không phù hợp với quan niệm của người dân Do Thái, không đáp ứng được sự khao khát của dân Do Thái là được giải phóng khỏi ách nô lệ của La Mã, cho nên dân Do Thái mới không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc họ. Và, khi Giê-su bắt đầu đi lang thang thuyết giảng về những cái gọi là phúc âm và tự nhận mình là con Thần Gia-vê, là đấng cứu thế v..v.. thì thánh kinh viết rõ là gia đình ông và nhiều người cùng thời cho là ông ta điên. Thánh kinh cũng viết, có nơi khi ông tới, dân làng kéo ra ngoài làng đuổi ông đi, không cho ông vào làng. Những lời rao giảng của ông không phù hợp với sự mong ước về một anh hùng dân tộc, cứu dân Do Thái ra khỏi vòng tối tăm nô lệ, của dân Do Thái. Tuy không đến nỗi phản quốc như Trần Lục của Việt Nam, mang giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lăng để tiêu diệt kháng chiến quân, vì trong thời đó Giê-su chỉ có một nhúm người theo ông, nhưng ông cũng không chủ trương gây nên một phong trào kháng chiến để chấm dứt sự đô hộ của La Mã, mà trong vài trường hợp, ông còn chủ trương tuân phục sự thống trị của La Mã (Cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar). Vì vậy, dân Do Thái không công nhận ông là đấng cứu tinh (Messiah) của Do Thái và vẫn tiếp tục không công nhận cho tới ngày nay. Họ cho rằng ông không có tinh thần quốc gia dân tộc, đã nhận xằng những danh hiệu cứu thế cũng như Con Thiên Chúa nên khi ông bị đóng đinh trên thập giá họ còn buông lời chế riễu. Theo kết quả nghiên cứu của Peter Jennings trên đài ABC trong chương trình The Search for Jesus gần đây, số người tin và theo ông không quá 15 người, kể cả 12 người gọi là tông đồ, và không có một người nào trung thành với ông, tất cả đều bỏ trốn khi ông bị bắt cũng như bị hành hình.
Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Giê-su lại có những lập trường, tác phong và hành động như vậy? Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và cổ sử đã tìm ra giải đáp. Đó là vì đầu óc Giê-su không được bình thường, bị ám ảnh nhiều bởi những chuyện trong Cựu Ước đưa đến một tâm bệnh hoang tưởng, cộng với cái mặc cảm về thân thế không mấy tốt đẹp của mình. Và những tư tưởng và hành động của Giê-su bắt nguồn từ những chứng bệnh tâm thần như trên. Vì không làm chủ được chính mình nên những tư tưởng của Giê-su không nhất quán, trước sau không giống nhau, chứa nhiều mâu thuẫn, lời nói thường không đi đôi với việc làm như chúng ta đã biết, và nhất là ông toàn nói về những chuyện trên trời dưới bể, không có gì là thực tế, và không thể áp dụng được, trong thời ông cũng như trong thời nay. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần chứng minh.
Đối với quan niệm về quốc gia, Giê-su phân chia thế giới làm hai phần: nước của cha ông ở trên thiên đường cho những người theo ông, và tất cả các nước khác trên trái đất. Chúng ta không biết là Giê-su biết được trên thế giới có bao nhiêu nước. Với kiến thức của những người viết Thánh Kinh, với quan niệm trái đất phẳng và dẹt như cái đĩa, trên có vòm trời bằng đồng thau có những cánh cửa mà các thiên thần mở ra để cho mưa rơi xuống, thì tôi tin rằng sự hiểu biết của Giê-su về các quốc gia trên thế giới chắc cũng không hơn gì sự hiểu biết của Thánh Augustine ở mấy thế kỷ sau, người được coi là cha đẻ của nền thần học Ca-Tô và được Ca Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", nhưng cũng là người không tin là trái đất hình cầu và phán rằng: "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam" (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam).
Cho nên, khi Giê-su nói đến "mọi nước" (all nations) thì tôi tin rằng đó chỉ là một số quốc gia ở quanh vùng Trung Đông mà thôi.
Vì sống trong niềm hoang tưởng là mình được Thần Gia-vê phái xuống để cứu dân Do Thái, và chỉ dân Do Thái mà thôi (Matthew 15: 24: I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel), nhưng dân Do Thái lại không tin lời ông và không chấp nhận ông là đấng cứu tinh của họ, nên ông cho rằng họ không đáng được hưởng nước của Thần Gia-vê, do đó ở trong đền thờ ông đã nói với những thầy tế lễ, lớp giáo sĩ chỉ đạo dân Do Thái, rằng:
Matthew 21: 43: Cho nên Ta nói cho các ngươi hay, nước của Thiên Chúa sẽ bị tước đi khỏi các ngươi và để cho một nước mang hoa trái của nó. (Therefore I say to you, the kingdom of God will be taken from you and given to a nation bearing the fruits of it.)
Cái nước có phúc này là nước nào? Đó là nước của những người theo Giê-su tìm kiếm nước của Chúa chứ không lo tìm kiếm những nhu cầu vật chất như đoạn sau đây trong Thánh Kinh đã viết rõ:
Luke 12: 29-32: Các ngươi đừng lo kiếm thức ăn thức uống, cũng đừng mang tâm lo lắng. Vì đó là những thứ mà mọi nước trên thế giới đều lo kiếm, và Cha của các ngươi biết là các ngươi cần các thứ đó. Nhưng hãy lo tìm kiếm nước của Chúa, và rồi các ngươi sẽ có thêm những thứ đó. Đừng có sợ, bầy chiên nhỏ, vì đó là sự hân hoan của Cha các ngươi cho các ngươi nước đó.
(Luke 12: 29-32: Do not seek what you should eat or what you should drink, nor have an anxious mind. For all these things the nations of the world seek after, and your Father knows that you need these things. But seek the Kingdom of God, and all these things shall be added to you. Do not fear, little flock, for it is your Father's good pleasure to give you the Kingdom.)
Điều rõ ràng trong đoạn trên là Giê-su đã chia thế giới ra làm hai: nước của Chúa cho "bầy chiên nhỏ", và "mọi nước khác". Nước của Chúa là một nước hoàn toàn khác biệt với mọi nước khác, vì dân của nước này chỉ lo tìm kiếm nước của Chúa chứ không như dân của các nước khác, chỉ lo kiếm thức ăn thức uống hoặc những nhu cầu vật chất cần thiết của con người. Điều hiển nhiên là công dân của nước này không có bao nhiêu, vì tất cả họp lại chỉ thành một "bầy chiên nhỏ". Bầy chiên nhỏ này là những con chiên của Giê-su, người chăn chiên chí thiện, với đặc tính là rất ngoan ngoãn, giống như những con cừu, Giê-su lùa đi đâu thì phải đi đó, kể cả chuyện thù ghét cha mẹ, anh chị em. Nhưng Tân Ước cũng lại viết rõ, Matthew 22: 14: "Vì nhiều người được ơn kêu gọi, nhưng chỉ có ít người được chọn" (For many are called, but few are chosen). Cho nên, ngày nay số người theo Giê-su thì nhiều, nhưng số người được Giê-su chọn để mà cứu rỗi chắc cũng chẳng là bao nhiêu. Nhất là đối với những người đang sống trong những quốc gia Âu Mỹ chỉ biết lo ăn, kiếm mặc, kiếm tiền, và các nước Đông phương trong đó có Việt Nam chỉ lo xóa đói giảm nghèo v..v.. thì nước của Chúa không thể thuộc về họ. Họ không đủ tiêu chuẩn đòi hỏi của Chúa Giê-su. Thánh Kinh đã viết như vậy, mà Thánh Kinh là những lời mạc khải của Chúa, làm sao có thể sai lầm được, có phải như vậy không, quý vị tín đồ Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành?
Sau khi chia thế giới ra làm hai: "nước Của Chúa" và "mọi nước khác", Giê-su sẽ đối xử với các nước này ra sao trong tương lai? Thánh Kinh cũng lại viết rất rõ:
Matthew 25: 31-34: Khi Con Của Người (nghĩa là Giê-su) tới trong vinh quang, và mọi thiên sứ thánh cùng tới với Người, thì Người sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người. (Dân của) Mọi nước trên thế giới sẽ tập họp trước Người, và Người sẽ phân tách họ ra với nhau, như là người chăn chiên chia riêng cừu với dê. Rồi Người sẽ đặt những con cừu bên tay phải, những con dê bên tay trái. Rồi Vua sẽ phán cùng đàn cừu ở bên tay phải," Hỡi các ngươi được Cha Ta ban phúc lành, hãy tới mà hưởng nước của Chúa đã được sắp sẵn cho các ngươi từ khi thành lập thế giới.
(Matthew 25: 31-34: When the Son of Man comes in His glory, and all the holy angels with Him, then He will sit on the throne of His glory. All the nations will be gathered before Him, and He will separate them from one another, as a shepherd divides his sheep from the goats. And he will set the sheep on His right hand, but the goats on the left. Then the King will say to those on His right hand, "Come, you blessed of My Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world.)
Nếu người nào có đầu óc, đọc xong đoạn Kinh Thánh trên mà không cho Giê-su là một kẻ điên, hoặc ít ra cũng là một ông Vua Xạo, thì chính người đó điên, cần vào chữa trị ở nhà thương Biên Hòa. Bởi vì, Thánh Kinh đã viết rõ, Giê-su tin rằng ngày phán xét đã sắp tới, ngay trong thời đại mà một số những người theo ông còn sống. Nhưng đã 2000 năm nay rồi, Giê-su vẫn chưa tới trong vinh quang (sic), và không biết bao giờ mới tới, nếu bộ xương khô có thể tới được. Nhưng vấn đề không phải là tới hay không tới, mà là những người viết Tân Ước không biết gì về sự cấu tạo của vũ trụ và sự gia tăng dân số trên thế giới. Hiểu biết của họ về "mọi nước trên thế giới" có thể chỉ là vài nước nhỏ ở miền Trung Đông cách đây gần 2000 năm, và dù có như vậy đi chăng nữa thì đoạn trên trong Thánh Kinh cũng chỉ là một niềm hoang tưởng bệnh hoạn. Nó hoang đường như vậy mà vẫn có người tin thì kể cũng lạ, nhưng đây cũng lại là sự thực đối với gần 1/4 nhân loại.
Giả thử ngày phán xét như trên của Chúa xảy ra ngay bây giờ, như lời tiên tri láo của ông Trương Tiến Đạt trong Tiếng Loa Cảnh Báo về ngày phán xét xảy ra trong năm 2000, hoặc của nhiều nhà tiên tri dỏm khác trên thế giới đã nhiều lần "tiên tri" về ngày phán xét trong 2000 năm qua, thì chúng ta sẽ đứng trước một hoạt cảnh như sau:
Đức Giê-su Ki-Tô chễm chệ ngồi vinh quang trên ngai Phê-rô ở Vatican. Lẽ dĩ nhiên, Phê rô phải nhường chỗ cho Giê-su và phải trao lại chìa khóa thiên đường (nước của Chúa) cho Giê-su. Đứng xếp hàng đôi (vì đây là cách mau nhất và dễ nhất để phân biệt cừu với dê, hay theo thuật ngữ Ca-Tô, người công chính với kẻ ác, tuy rằng chẳng có ai khẳng định được là cừu ác hơn dê, hay dê ác hơn cừu, vì cả hai đều thuộc loại thú vật hiền lành, chẳng làm hại ai bao giờ, chỉ để cho những người công chính của Ki Tô Giáo ăn thịt. Người công chính là người tin Chúa chứ không phải là người thánh thiện, đạo đức, và kẻ ác đây không phải là kẻ làm việc ác mà là kẻ không tin Chúa) trước mặt Chúa là hơn 6 tỷ người trong mọi nước trên thế giới hiện nay. Đây chỉ là những người sống, còn nếu kể cả số người chết từ trước đến nay thì theo ước tính của các khoa học gia, tổng số người có mặt trên trái đất, chết cũng như sống, là vào khoảng 50 tỷ.
Theo Kinh Tin Kính của Ca-Tô Giáo thì mọi tín đồ phải tin là đến ngày phán xét, Chúa sẽ phán xét cả những người chết và làm cho xác chết những người Chúa chọn sống lại. Để cho dễ tính, ta lấy tròn số người sống hiện nay là 6 tỷ. Như vậy là có tất cả 3 tỷ cặp để chờ Chúa lần lượt phán xét. Giả thử là cứ 3 cặp thì chiếm khoảng 1 mét. Vậy nếu xếp hàng dài thì 3 tỷ cặp sẽ dài 1 tỷ mét, nghĩa là 1 triệu cây số. Đường bán kính của trái đất vào khoảng 6400 cây số. Vậy chu vi của trái đất là vào khoảng 40000 cây số. Lấy 1 triệu chia cho 40000 ta được 25. Vậy nếu xếp hàng dài từng đôi một thì hàng này dài 25 lần vòng quanh trái đất. Giả thử Chúa Giê-su có tài phán xét rất mau lẹ, có thể vừa xét hồ sơ vừa phán xét từng cặp, và quyết định ai sang trái hay phải với tốc độ 10 cặp trong 1 phút, nghĩa là chỉ có 6 giây 1 cặp, thì lấy 3 tỷ cặp chia cho 10 ta được 3 trăm triệu (300 000 000) phút. Mỗi giờ có 60 phút vậy một ngày có 1440 phút. Lấy 3 trăm triệu chia cho 1440 ta được, lấy chẵn, là 208 000. Lấy số này chia cho 365 ngày một năm ta được khoảng 570 năm. Giả thử Chúa Giê-su quyền phép vô cùng, không mệt và đói như khi vào sa mạc hay không đói như trước khi nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo vì nó không ra quả lúc trái mùa cho Ngài xơi, thì Ngài cũng cần tới 570 năm để phán xét xong 3 tỷ cặp. Dân nước Việt Nam vì thuộc vần V gần cuối trong vần A,B,C nên xếp hàng gần cuối. Nhưng có gì bảo đảm là trong khi xếp hàng chờ Chúa phán xét con người không lâm vào cảnh "nhàn cư vi bất thiện". Kết quả lại tiếp tục sinh con đẻ cái ngay trước mặt Chúa làm cho dân số càng ngày càng tăng. Vậy bao giờ Chúa mới phán xét xong? Đây là một bài toán không có đáp số vì chỉ có một phương trình cứu rỗi mà lại có quá nhiều ẩn số. Phán xét người sống xong rồi Chúa lại phải phán xét đến người chết. Chúa phải đi kiếm da thịt đã tan rã của trên 40 tỷ xác chết, không biết chết như thế nào, bên Tàu hay bên Tây, ở Bùi Chu Phát Diệm hay Hố Nai Gia Kiệm, chết toàn thây hay bị B52 bỏ bom trúng nên tan như xác pháo v..v.. để làm cho xác chết sống lại mà ban ơn hay đấu tố. Giả thử Chúa có một số tôi tớ đắc lực nhất phụ giúp, có thể phán xét người sống cũng như người chết với một siêu tốc độ trung bình 1 giây đồng hồ một người, thì Chúa và các tôi tớ của Ngài cũng cần tới hơn 1500 năm để phán xét xong 50 tỷ người. Ai còn tin được những chuyện như Chúa phán xét và thưởng phạt trong ngày tận thế xin lên tiếng. Đừng có nói rằng "Chúa của tôi quyền phép vô cùng, làm gì chẳng được" mà người ta cười cho. Thực tế ở trên đời chứng tỏ là Chúa chẳng có quyền phép gì, chẳng làm được gì. Tại sao? Vì ông ta đã chết cách đây gần 2000 năm và những thuộc tính mà Ki Tô Giáo gán cho ông đều là những điều không tưởng, không thể kiểm chứng và cho đến nay, chưa có gì chứng tỏ đó là những sự thực.
Trở lại "bầy chiên nhỏ" sống trong "nước Chúa" của Giê-su. Ngày nay, với sự bành trướng của Ki Tô Giáo trên thế giới qua những biện pháp tra tấn, thiêu sống v..v.. và đồng hành với thực dân xâm lược, dùng quyền hành hoặc vật chất để ép những người ngoại đạo vào trong Ki Tô Giáo, "bầy chiên nhỏ" của Giê-su trong nước Do Thái đã trở thành "bầy chiên lớn" có những con chiên trong nhiều quốc gia trên thế giới. Do sự "giáo dục" của giáo hội, đặc tính của những con chiên này là sống vất va vất vưởng tạm bợ nhờ cơm gạo của các quốc gia mình đang sống trong đó để lo tìm nước Chúa vì đây mới chính là quê thật của họ. Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo Việt Nam đã chẳng có câu: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." hay sao? (Xin đọc Charlie Nguyễn: Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trang 66). Lẽ dĩ nhiên, trong chốn chim muông cầm thú đáng khinh dễ này không thể thiếu mặt gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em các tín đồ, vì không ai có thể sống ngoài sự đời. Lời kinh trên đã theo đúng lời Giê-su dạy mà tôi đã trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên: Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.)
Tôi không hiểu tại sao tín đồ Ca Tô Việt Nam lại cứ bám vào sự sống trong chốn chim muông cầm thú mà không tự sát chết hết đi cho rồi để về quê thật mà hiệp với Vua David? Tại sao họ lại oán trách các Vua Triều Nguyễn đã bách hại giáo dân mà không hiểu rằng các ông Vua Triều Nguyễn đã giúp họ thoát khỏi cảnh chim muông cầm thú để họ có thể mau về với Vua David ở quê thật của họ? Những câu hỏi trên tôi chỉ đặt ra để cho những Ki Tô hữu của tôi suy nghĩ về câu kinh họ cầu chứ không phải là tôi man rợ đến độ thực tâm muốn cho họ chết hết, vì tôi biết rằng trải qua bao nhiêu đời, họ đã bị nhốt trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô-Ma (Dr. Barnado: In the thick darkness of Romanism), do đó nhiều khi họ chỉ đọc những kinh như con vẹt mà không hiểu gì cả, kinh viết bởi những người vốn cũng đã từng sống trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô Ma trong nhiều đời.
Chúng ta đã thấy, điều kiện cần để tin theo Giê-su là phải căm ghét cha mẹ, anh chị em, và ngay cả mạng sống của chính mình. Nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ. Vì Giê-su còn dạy như sau:
Matthew 23: 9: Không được gọi ai trên trái đất này là Cha, vì các ngươi chỉ có một Cha ở trên trời. (Do not call anyone on earth your Father, for One is your Father, He who is in heaven.)
Vì tôi biết các tín đồ Ca-Tô Việt Nam, từ Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trở xuống, rất ít ai đọc Thánh Kinh khoan nói đến chuyện đọc với một đầu óc sáng suốt, nên tôi xin giúp và nhắc nhở các Ki Tô hữu của tôi là, nếu quý vị gọi ông thân sinh ra mình cũng như gọi các linh mục là Cha thì quý vị đã làm ngược lại lời Chúa dạy, nghĩa là không tin Chúa. Tội không tin này to lắm, to hơn cả những tội như giết người, cướp của v..v.., vì giết người hay cướp của mà tin Chúa thì vẫn được Chúa cho hưởng cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết, chứ còn không tin thì đến ngày phán xét quý vị đừng có hòng được Chúa cứu rỗi và ban cho cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết.
Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rằng Giê-su đã đưa ra nhiều điều tự nhận quá lố, những lời tiên tri không thành sự thực, và những lời hứa hẹn vô trách nhiệm đối với số tông đồ ít ỏi theo ông. Nhưng có lẽ vì hiểu rõ bản chất những tư tưởng của mình bắt nguồn từ một tâm bệnh hoang tưởng nên Giê-su đã mường tượng và tiên đoán được vài hậu quả. Trong một phần trên tôi đã trích dẫn từ Tân Ước, Matthew 10: 34-36 và Luke 12: 51-53, những đoạn mà Giê-su khẳng định là ông ta không xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất mà để gây chia rẽ giữa những người tin theo ông và những người không tin, ngay cả trong các gia đình.
Còn một lời tiên đoán khác của Giê-su cũng đã trở thành sự thực. Đó là câu trong Matthew 24:9:
"Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta." (And you will be hated by all nations for my Name's sake.)
Thật vậy, lịch sử Ki Tô Giáo trên thế giới, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đã chứng tỏ rằng tôn giáo này không thể phát triển và bành trướng nếu không dựa vào cường quyền và bạo lực, khởi đầu từ thời Constantine, dùng Ki Tô Giáo để củng cố quyền lực trong thế kỷ thứ tư. Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, chương III và chương IV, tôi đã trình bày thực chất sự phát triển của Ca-Tô Giáo ở Âu Châu và trên thế giới như thế nào. Đó là một lịch sử với sách lược man rợ trí thức: đốt sách vở ngoại đạo và hủy diệt những nền văn hóa phi Ki-Tô; với những cuộc Thánh Chiến, những Tòa Hình Án để cưỡng bách con người phải theo Ki Tô Giáo; với 2000 năm bách hại dân Do Thái; và với chủ trương song hành với các thế lực thực dân để đi xâm chiếm và truyền đạo trong các nước kém mở mang ở Phi Châu và Á Châu.
Ở Á Châu, do chính sách hủy diệt văn hóa phi Ki Tô của Ca-Tô Giáo, Phi Luật Tân mất luôn nền văn hóa của mình và trở thành hầu như toàn tòng Ca-Tô Giáo, ngay cả tên nước cũng đặt lại theo tên Vua Phillip của Tây Ban Nha.
Ở Tân Thế Giới (Mỹ), Tin Lành, dựa trên ưu thế của súng ống đối với cung tên của dân da đỏ, đã trả ơn người da đỏ đã nuôi sống họ qua mùa đông khắc nghiệt năm 1620 bằng cách đi cướp hết đất đai và thi hành chính sách diệt chủng đối với người da đỏ và cưỡng bách người da đỏ phải theo cái đạo cao quý cầm đầu bởi Chúa lòng lành vô cùng của họ. Từ 1620 đến 1890, trong vòng 270 năm, những con cái da trắng của Chúa đã giảm dân số dân da đỏ từ 15 triệu xuống còn dưới 250000, và biến miền đất phì nhiêu của dân da đỏ thành "Tân Thế Giới" của người da trắng, do người da trắng (Christophe Columbus) tìm ra. Nhiều người da đỏ ngày nay nuốt nước mắt, không biết làm gì hơn là uống rượu để giải sầu. (Ward Churchill, Sacramento Bee, Nov.23, 2000: Does anyone expect us (the Indians) to give thanks for the fact that soon after the Pilgrim fathers regained their strength, they set out to dispossess and exterminate the very Indians who had fed them that first winter? Is it reasonable to assume that we might be jubilant that our overall population, numbering perhaps 15 million at the ouset of the European invasion, was reduced to less than a quarter- million by 1890?)
Năm 1996, Samuel P. Huntington xuất bản cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.
Trong cuốn sách trên, Giáo sư Huntington đưa ra vài nhận định như sau: Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”. Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..”Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, Ibid., p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence). Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đã một thời bị Tây phương đô hộ, không bao giờ quên. Thật vậy, Tây phương là nơi sản xuất ra nhiều lý tưởng xã hội như tự do, phát xít, dân chủ theo quan niệm Ki Tô (Christian democracy), dân chủ xã hội (social democracy), đoàn thể, kinh tế tự do v..v.. nhưng Tây phương chưa bao giờ có được một tôn giáo lớn (theo nghĩa là chủ lực tinh thần hướng dẫn đạo đức và tính thiện của con người. TCN). Những tôn giáo lớn trên hoàn cầu không phải là sản phẩm của Tây phương mà là của những nền văn minh ngoài Tây phương, và trong hầu hết các trường hợp, đã có trước nền văn minh Tây phương. (Huntington, Ibid., p. 54: The West, however, has never generated a major religion. The great religions of the world are all products of non-Western civilizations and, in most cases, antedate Western civilization). So sánh giáo lý, lịch sử Ki Tô Giáo (Chính Thống, Gia Tô, Tin Lành) với các tôn giáo Á Đông như Thích, Nho, Lão và Ấn Giáo, chúng ta thấy rõ ngay điều này.
Những nhận định của Giáo sư Huntington cũng như những sự thực lịch sử trên thế giới đã chứng minh tại sao trong các nước mà Ki Tô Giáo là thiểu số hay không thể dựa vào cường quyền, Ki Tô Giáo luôn luôn bị coi như là một tôn giáo ngoại lai, xa lìa dân tộc, đúng như lời tiên đoán của Giê-su trong Matthew 24:9: "Tất cả các dân tộc đều ghét các ngươi vì các ngươi theo ta."
Nhưng ở đây chúng ta cần ý thức rõ rằng, không phải người ta ghét các tín đồ Ki Tô Giáo chỉ vì họ theo một tôn giáo khác mà vì cái bản chất phi quốc gia phi dân tộc của Ki Tô Giáo, nhất là Ca-Tô Giáo. Không một người dân trong một quốc gia nào lại có thể chấp nhận một tổ chức, dù đó là một tổ chức tôn giáo, nằm trong quốc gia của họ, ăn cơm gạo quốc gia của họ, mà lại tuyệt đối trung thành và tuân phục một thế lực ngoại bang mà lịch sử đã chứng tỏ rằng ngả về chính trị và thế tục nhiều hơn là tôn giáo.
Mặt khác, nền thần học Ki Tô Giáo đã biến đám tín đồ thành những nô lệ tinh thần, trói chặt họ bằng những xiềng xích trí tuệ, từ đó ý niệm quốc gia không còn quan trọng vì quốc gia chỉ là nơi trú chân tạm bợ để chờ ngày về nước Chúa. Chúng ta phải công nhận là, với một học thuật Ca-Tô (Catholic scholarship) tinh vi và với một kế hoạch giáo dục Ca-Tô (Catholic education), Ca-Tô Giáo đã thành công trong việc nhào nặn đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ đến độ khi lớn lên, tín đồ không còn có thể nghĩ gì khác nếu không được tiếp xúc với những sự tiến bộ trí thức của nhân loại, và do đó, đủ can đảm để vứt bỏ mớ xiếng xích trí tuệ như hàng triệu tín đồ ở trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, từ hàng Tổng Giám Mục trở xuống, đã làm.
Chúng ta cũng không nên quên rằng, nhiều nhà trí thức Pháp, ngay từ đầu thế kỷ 19, đã nhận thức được sự quan trọng của một nền giáo dục khai phóng so với nền giáo dục Ca-Tô đã chiếm ngự trong xã hội Pháp trong nhiều thế kỷ. Cho nên họ đã cương quyết chống lại nền giáo dục Ca-Tô trên nhiều phương diện, và họ đã thành công "giật con em họ ra khỏi vòng tay "giáo dục" của các linh mục và vạch trần những đạo đức giả của giáo hội Ca-Tô" (Arraché l'enfant au moine, dévoilé les hypocrisies de l'Église). Các nhà trí thức tiến bộ Pháp đã coi nền giáo dục Ca-tô như là một nền giáo dục có mục đích chống lại tổ quốc và sự tiến bộ của quốc gia. Do đó, Bộ Trưởng Giáo Dục Charles Dupuy đã phát biểu:
Chúng tôi tuyên bố thẳng ra rằng, đối với chúng tôi, thật là điều không thể nhân nhượng được trong chiều hướng giáo dục tự do, bất cứ người nào lại có thể dạy dỗ lớp trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng. 7
Nhưng vào cuối thập niên 1860 thì ông Nguyễn Trường Tộ, thuộc hạ của Giám Mục thực dân Gauthier, trong một bản điều trần lại đề nghị cùng Vua Tự Đức hãy dùng các Giám mục, Linh mục trong việc canh tân đất nước, và "cho phép các giáo hội Tây phương cứ tới nước mình mà lập hội cứu tế", "cho phép mỗi tỉnh lập ra một viện dục anh, giao cho một giám mục quản cố". mà không biết đến thực chất những hội cứu tế, viện dục anh của Ca-Tô Giáo Rô-ma mà mục đích mở ra chỉ là dùng bả vật chất để kiếm thêm tín đồ, lấy tiền trợ cấp của chính quyền, nhồi sọ trẻ con v..v.. Ông Tộ cũng không biết đến chính sách dùng giáo dục của thực dân Pháp để xâm chiếm và đồng hóa Việt Nam, và sự độc hại của nền giáo dục phi tổ quốc, phản dân tộc, đi ngược thời gian của Ca-Tô giáo. Ấy thế mà ngày nay "người ta" vẫn tiếp tục đánh bóng Nguyễn Trường Tộ như là một "thiên tài yêu nước" với những tư tưởng canh tân đi trước thời gian.
Do đó, chúng ta không lấy gì làm lạ khi nền giáo dục Ca-Tô đã có thể đào tạo nên một Linh Mục Hoàng Quỳnh, người phát biểu câu thời danh nhất trong lịch sử Việt Nam: "Thà mất nước chứ không thà mất Chúa.". Và ngày nay, 1995, Linh Mục Trịnh Văn Phát vẫn có thể thản nhiên tuyên bố: "Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi. Tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện là để phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội." ("Cảm nghĩ một chuyến đi"; Liên lạc Giáo hoàng học viện Piô Đàlạt số 2, 7/1995, trg. 72. (Nhóm Úc Châu)).
Chúng ta cũng không nên quên rằng, khi các nhà truyền giáo Tây phương xâm nhập Việt Nam truyền đạo, những tín đồ Ca-Tô tân tòng được dạy là phải tuyệt đối "quên mình trong vâng phục" các linh mục và giám mục, chứ không có bổn phận phải tuân theo luật lệ quốc gia, vì theo chủ thuyết Ca-Tô, Thần quyền tự phong của Ca-Tô Giáo đứng trên thế quyền ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và đây chính là một trong nhiều lý do các Vua Triều Nguyễn đã coi Ca-Tô Giáo là Tà Đạo.
Cái bản chất phi tổ quốc, phi dân tộc của các tín đồ Ca-Tô đã được Edgar Jones phân tích khá rõ trong cuốn Jesus: The Rock of Offense. Tác giả là mục sư Tin Lành ở Memphis, Tennessee. Từ sự phân tích này, hi vọng chúng ta có thể hiểu rõ vấn đề hơn.
Những người đáp ứng lời kêu gọi gia nhập "đoàn chiên nhỏ", giống như Giê-su, đến từ một quốc tịch của một quốc gia trong những quốc gia trên thế giới. Họ không còn dự phần trong những quốc gia (của họ) trong thế giới nữa, và họ cũng chẳng muốn dự phần làm chi. Sự tách biệt ra khỏi quốc gia này là do sự thay đổi về lòng trung thành của cá nhân họ và phản ứng của thế giới (đối với họ) : sự căm ghét. Giê-su đã chứng nghiệm sự căm ghét cao độ của quốc gia ông ta. Với sự căm ghét này ông ta đã làm gương cho các môn đồ của ông ta. Ông dạy họ là họ sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9). Ông ta bao giờ cũng cân nhắc cẩn thận lời nói của mình để chuyển đạt ý định của mình. Bất cứ khi nào ông nói "mọi quốc gia" là ông ta nghĩ đúng như vậy. Cũng vậy, điều mà chúng ta biết chắc là: bất cứ người nào mà không bị mọi quốc gia ghét thì người đó không thuộc đoàn chiên của ông ta. Giê-su đã nói thật rõ ràng rằng những người theo ông sẽ bị mọi quốc gia ghét.
Vậy, đây là một tiêu chuẩn để chúng ta định giá trị về ước vọng của chúng ta trong sự chia xẻ gia tài của nước Chúa.
Hãy nhớ lời của Giê-su: "Các ngươi sẽ bị mọi quốc gia ghét (Matthew 24:9)"
Chúng ta thay đổi sự trung thành của chúng ta vì chúng ta không còn gì mấy để chia xẻ với những quốc gia của chúng ta. Chúng ta không còn dự phần gì mấy với cha mẹ, gia đình, châu báu, sự tìm kiếm, đời sống, bạn hay thù. Giêsu đã hủy bỏ sự trung thành với nơi sinh của chúng ta và thay thế bằng một nơi sinh thứ hai hay tái sinh.(Ki Tô Giáo có danh từ "born again" chỉ những người hoàn toàn thay đổi, như là chết đi sống lại để tuyệt đối tin vào Chúa và hiến thân toàn vẹn cho Chúa. Nói cách khác con người cũ của chúng ta phải chết đi để sống lại trong Chúa dù không phải là thân xác chết thật. TCN)
Do đó, lòng ái quốc, chủ yếu thường đặt vào quốc gia của con người, nay trở thành tâm điểm của sự ác. Chúng ta không còn là những người yêu nước theo ý nghĩa quốc gia, vì yêu nước có nghĩa là tôn trọng tổ tiên, và chúng ta đã thay thế tổ tiên xưa, nghĩa là những người sáng lập đất nước, và tổ tiên đã sinh ra ta, bằng một người cha của chúng ta ở trên trời.
Sự tái sinh này cũng giống y như sự sinh ra đầu tiên, theo nghĩa là nó cung cấp cho chúng ta các bậc sinh thành mới, một gia đình mới, một quốc gia mới, và một quốc tịch mới. Mọi sự liên hệ mà chúng ta có từ khi mới sinh ra đời đối với quốc gia dân tộc gia đình v.. v.. được thay thế bởi những liên hệ mới trong sự tái sinh. Trong dân tộc mới này, Thiên Chúa là người Cha mới và duy nhất,và những người tuân theo ý Thiên Chúa là những người mẹ mới, anh chị em, con trai con gái mới. (Muốn hiểu đoạn này chúng ta cần phải nhắc lại một chuyện trong Thánh Kinh, Matthew 12: 46-49: Trong khi Giê-su đang đứng giữa đám đông, Bà Mary và các em trai của Giê-su đến và nhờ người nhắn với Giê-su là Mẹ và các em đang ở phía ngoài muốn gặp Giê-su thì Giê-su sẵng giọng nói: "Ai là mẹ Ta? và ai là các em Ta?" Và ông ta đưa tay chỉ các môn đồ, nói: "Đây mới là mẹ Ta và các em Ta" (Who is my mother? and who are my brothers? And He stretched out His hand toward His disciples and said, "Here are My mother and My brothers!". ). Dân tộc mới là "đoàn chiên nhỏ", và quốc tịch mới là quốc tịch ở trong đoàn chiên nhỏ, hay căn bản hơn, là quốc tịch trong nước của Thiên Chúa, vì nước này đã được trao cho bầy chiên nhỏ. 8
Từ Thánh Kinh và từ những tài liệu phân tích Thánh Kinh của các học giả, chúng ta thấy rõ rằng quan niệm của Giê-su đối với quốc gia là phi tổ quốc. Giê-su chỉ quan tâm đến nước của Thiên Chúa, một niềm hoang tưởng trong đầu óc của Giê-su. Trong Thánh Kinh còn có nhiều đoạn nói về quan niệm của Giê-su về đời sống con người trên thế gian. Đây là quan niệm vô cùng tiêu cực: đời sống trong kiếp này chỉ là tạm bợ, hãy sửa soạn cho ngày tận thế gần kề, chuyên lo phục vụ Thiên Chúa để có đời sống đời đời, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy những tín đồ Ca-Tô sẵn sàng phản bội tổ quốc để phục vụ nước Chúa, đúng ra là nước Vatican, vì Vatican nắm những chìa khóa mở của thiên đường, không ai có thể hiệp thông thẳng với Chúa mà bắt buộc phải đi qua ngả trung gian là Vatican nếu muốn được cứu rỗi để có cuộc sống đời đời.
Đến đây, chúng ta đã biết quan niệm của Giê-su đối với gia đình và quốc gia là như thế nào. Sau đây chúng sẽ xét đến những lời giảng của Giê-su thuộc về lãnh vực luân lý đạo đức con người. Nếu xét đến những lời nói và hành động của Giê-su đối với gia đình thì khó mà thấy trong đó những điểm về luân lý. Nếu chúng ta xét những hành động của Giê-su đối với con người, súc vật, cây cỏ thì khó mà có thể cho Giê-su là con người đạo đức. Điều này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
Các tín đồ Ca-Tô thường ca tụng cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi" trong Tân Ước là tuyệt vời. Họ được giáo hội dạy như vậy cho nên yên trí là như vậy chứ thực ra họ không tự mình đọc suy nghĩ và tìm hiểu những điều trong đó. Sau đây tôi sẽ đi vào phần phân tích một số điểm trong "Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su.
3. "Bài Giảng Trên Núi" của Giê-su:
Tất cả những điều mà người ta cho là “giáo pháp” của Giêsu, nghĩa là những lời dạy về luân lý đạo đức con người, được gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Trong bài giảng này có một phần mà các Linh Mục thường mang ra giảng trong nhà thờ, và do đó các tín đồ thường biết dưới tên "Phúc Thật Tám Mối" và ca tụng với người ngoại đạo là “tuyệt vời”, tuy nội dung chẳng có gì đặc biệt vì tất cả đều là những điều thông thường trên thế giới
Về bài giảng trên núi này, Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned:
"Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được. Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được gom lại thành một bài." 9
Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Tân Ước để phân tích xem bài giảng đó hay như thế nào? “Bài giảng trên núi” chiếm 3 đoạn trong Phúc Âm Matthew: 5,6, và 7, và dạng rút ngắn trong Phúc Âm Luke 6:17-45. Những trích dẫn sau đây là từ Phúc Âm Luke.
Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình". Nhưng đây không phải là một luật do Giêsu sáng tác, vì chúng ta biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou not to thy neighbor).
Do đó, Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu, thật ra chỉ là cóp nhặt tư tưởng đã có từ trước trong dân gian và thay đổi câu văn từ tiêu cực (negative) sang tích cực (positive). Nhưng cũng vì thế mà Luật Vàng của Giê-su không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa chắc đã là những điều đúng, lành thiện v..v.. mà có thể bắt nguồn từ tham dục, hay si ngốc. Và cũng chưa chắc đó là những điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi "hãy làm" thường có tính cách áp đặt hay cưỡng bách.
Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Giảng Dạy Những Gì? (What Did Jesus Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet (www.infidels.org). Ở đây, tôi không có ý định phê bình toàn thể "Bài Giảng Trên Núi" cho nên sau đây tôi chỉ phân tích tiếp vài lời dạy của Giê-su mà một số trí thức Ca Tô cho đó là phản ánh "đỉnh cao trí tuệ của Chúa":
1. Mathhew 5:3: Phúc cho kẻ có tinh thần yếu kém, vì nước thiên đàng thuộc về họ. (Blessed are the poor in spirit, For theirs is the kingdom of heaven).
Bình luận về câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Tinh thần yếu kém có phải là đức tính chính mà Giê-su đặt lên cao nhất trong những điều giảng dạy của ông ta hay không? Thực ra đó có phải là một đức tính không? Chắc chắn là không. Tinh thần dũng cảm, tinh thần lương thiện, tinh thần đầy đủ những mục đích công chính, đó là những đức tính; tinh thần yếu kém là một tội ác... 10
Tại sao Charles Bradlaugh lại viết như vậy? Chẳng có gì là khó hiểu. Giả thử bạn là một người có tinh thần yếu kém và bị người ta tát cho một cái vào má. Trong trường hợp này, Giê-su dạy bạn phải hành động như thế nào? Luke 6:29 đã vạch rõ: "Nếu các con bị ai tát má này, cứ đưa luôn má bên kia." (To him who strikes you on the one cheek, offer the other also). Đây có phải là điều thực tế hay không. Tôi không khuyên bất cứ bạn đạo nào làm cuộc thí nghiệm sau đây: đến trước mặt Hồng Y Nguyễn Văn Thuận hay "Hồng Y thiết giáp" Ratzinger và tát cho ông ta một cái xem các ông ấy phản ứng như thế nào, có đưa má kia cho bạn tát thêm hay không. Dù chúng ta có lòng nhân từ đến đâu thì, nếu chúng ta không tát trả lại thì ít ra cũng phải có biện pháp ngăn chận để cho khỏi bị tát thêm. Dung dưỡng sự bạo hành là đồng lõa với bạo hành. Cho nên Charles Bradlaugh đã viết "tinh thần yếu kém là một tội ác", tội ác đối với xã hội, tội ác đối với nhân loại, vì đã khuyến khích sự bất công và bạo hành.
2. (Luke 6: 20: "Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về các con" (Blessed are you poor, For yours is the kingdom of God); Luke 6: 24: "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các con đã được an ủi rối" (But voe to you who are rich, For you have received your consolation)
Đây có phải là giáo lý về luân lý đạo đức hay không, hay chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm. Có ai biết "nước Trời" ở đâu? Người nghèo khổ, chỉ vì lý do duy nhất là đang nghèo khổ, được hứa hẹn một nước Trời chỉ có trong đầu óc bất bình thường của Giê-su. Người giàu có, chỉ vì lý do duy nhất là đang giàu có, bị Chúa nguyền rủa. Công bằng và bác ái ở chỗ nào?
Thực tế là ở trên đời này có ai muốn mình nghèo khổ đâu. Vì hoàn cảnh nên nghèo khổ và nếu có lòng dũng cảm, có ý chí, chăm chỉ học hành, làm lụng thì con người có thể vượt qua sự nghèo khó.
Nếu lời của Giê-su như trên là đúng thì trong Ca-Tô giáo, từ Giáo Hoàng trở xuống cho tới các Linh Mục, không ai có thể lên thiên đường được, vì đối với lớp dân nghèo khổ, thì các giới chức trong giáo hội toàn là những người giàu có, dư ăn dư mặc. Tài sản của Giáo hội Ca-Tô Hoàn Vũ (Vatican) lên tới hàng ngàn tỷ đô la, và các giáo hội địa phương cũng chỉ vơ vét của cải thế gian, làm giàu trên sự đói khổ của đám cùng đinh.
Người Việt Nam chúng ta có những câu: "Bần cùng sinh đạo tặc" hay "Đói ăn vụng, túng làm càn". Giê-su chắc không biết đến những câu này nên mới phát ngôn như trên.
Phê bình hai câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Giêsu đưa ra hình ảnh của một người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có; và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong hi vọng sẽ được đền bù tốt hơn trong đời sau. Có thật là tốt đẹp khi ta an phận với sự nghèo khó hay không? Có phải là tốt hơn nhiều nếu chúng ta tìm hiểu nguyên do của sự nghèo khổ để tìm cách giải quyết vấn đề hay ngăn chận đừng để cho sự nghèo khổ xảy ra hay không? 11
Tất cả các quốc gia trên thế gian này đều cố gắng làm sao để cho dân giàu nước mạnh. Vậy có ai tin theo lời Chúa đâu? Điều hiển nhiên là những người nghèo khổ nhiều khi đến độ không có cơm ăn áo mặc. Cảnh tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Không có cơm ăn thì đói. Đối với những người này thì Giê-su dạy ra sao?
3. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no" (Blessed are you who hunger now, For you shall be filled.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang no, Vì các ngươi sẽ bị đói" (Voe to you who are full, For you shall hunger)
Trên thế gian này, thật sự có ai muốn mình đói để được Giê-su ban phúc cho không? Chúng ta thấy trước mắt những cảnh đói khổ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi như Ethiopia, Rwanda, Congo v..v.. Hàng triệu người đói này có ai cần đến cái "phúc" của Giê-su ban cho hay cần đến cơm gạo, bánh mì để sống còn? Giê-su chỉ hứa hão. Bao giờ no? Ông ta không hề khẳng định. Bình luận câu trên, Charles Bradlaugh viết:
Giêsu dạy những gì?. "Phúc cho các con đang đói, rồi các con sẽ no". Ông ta không nói bao giờ thì sẽ được no. Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống này mà người đói sẽ no. 12
Giê-su cũng còn dạy:
4. Luke 6: 21: "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con sẽ vui cười" .(Blessed are you who weep now, for you shall laugh.); Luke 6:25: "Khốn cho những kẻ đang cười, vì các ngươi sẽ than khóc." (Woe to you who laugh now, For you shall mourn and weep).
Thật vậy sao? Bao giờ thì cười? và bao giờ thì than khóc? Con người ai chẳng có những lúc vui, lúc buồn. Khi gặp chuyện mừng thì vui thì cười, khi gặp chuyên bất hạnh thì than thì khóc. Có ai cười mãi hay khóc mãi đâu? Những nạn nhân của Giáo hội Ca-Tô trong ngục tối, bị tra tấn dã man trong thời Trung Cổ vì không tin Chúa, tất nhiên phải than khóc rồi, họ có được "phúc" của Chúa hay không?
Thật tôi không hiểu trong những lời dạy trên của Giê-su hay ho ở chỗ nào mà các tín đồ Ca-Tô khen nức khen nở là bài giảng trên núi thật là tuyệt vời , nhất là đoạn nói về "Phúc thật tám mối".
Chẳng thế mà Charles Bradlaugh đã đưa ra nhận định:
Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN). 13
Trên đây chỉ là vài trích dẫn từ Thánh Kinh những "lời hay ý đẹp" điển hình của Giê-su. Dựa vào những tư tưởng có tính cách mạ lị đầu óc con người này, các nhà truyền giáo đi xâm lăng các nước chậm tiến cũng đưa ra luận điệu hứa hẹn lừa dối: "nghèo khổ là do ý Chúa", và khuyến khích các tín đồ hãy chịu khó an phận như dân Do Thái ngày xưa, cứ giữ niềm tin ở Chúa rồi sẽ có ngày Chúa sẽ đoái thương và sẽ được ân sủng của Chúa. Chẳng biết cái ân sủng này mặt mũi nó ra làm sao. vì từ xưa tới nay chưa có ai, kể cả Giê-su, từ cõi chết trở về để mà cho bàn dân thiên hạ biết cái ân sủng đó nó như thế nào.
Trong cuốn Tiếng Kêu Than Của Người Dân Penny Lernoux viết:
Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt là do ý muốn của Thiên Chúa. Như Tổng Giám Mục ờ Lima bảo các thổ dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi tới hạnh phúc." người thổ dân nào hay dân Phi Châu nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại hệ thống đều bị giết ngay...Giáo Hội Ca-Tô phải gánh rất nhiều trách nhiệm về tình trạng này. 14
Chúng ta hãy tiếp tục xét đến lời dạy của Giê-su như sau:
4. Luke 6: 22-23: Phúc cho các con khi bị người ta ghét, xua đuổi, nhục mạ, bêu xấu tên tuổi vì Ta. Ngày đó, các con hãy lấy đó làm điều mừng và vui mừng nhảy múa, vì sẽ được phần thưởng lớn dành sẵn trên trời. Ngày xưa các nhà tiên tri cũng từng bị đối xử như thế. (Blessed are you when men hate you, and when they exclude you, and revile you, and cast out your name as evil, For the Son of Man's sake. Rejoice in that day and leap for joy! For indeed your reward is great in heaven, For in like manner their fathers did to the prophets.); Luke 6: 26: Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế. (Woe to you when all men speak well of you, For so did their fathers to the false prophets.)
Theo đúng lời Chúa không thể sai lầm như trên thì các tín đồ Ki Tô, Ca-Tô cũng như Tin Lành, nên mừng khi bị người ta ghét mới phải, vì đó chính là phúc của Chúa ban cho họ. Bị người ta ghét là con đường chắc chắn nhất để lên thiên đàng, lẽ dĩ nhiên, sau khi chết. Muốn được người ta ghét thì cũng dễ thôi, cứ tiếp tục đi theo con đường phi dân tộc, phản dân tộc như trong quá khứ, chỉ cần biết đến nước Chúa, không cần biết đến quốc gia dân tộc là gì. Tại sao mỗi khi có người nói hay viết những điều gì không hợp với những lời "giáo hội dạy rằng" thì các tín đồ Ki-Tô lại chụp lên đầu họ cái mũ thù ghét và chống Ki Tô Giáo? Các tín đồ Ki-Tô không biết rằng người ta thù ghét hay chống Ki Tô Giáo chính là để giúp cho họ được hưởng phúc của Chúa, giúp họ được phần thưởng lớn ở trên thiên đàng hay sao, nếu họ tin những lời của Chúa phải là đúng.
Các tín đồ Ki Tô Giáo cũng thường hết lời ca ngợi Chúa của họ. Nhưng như vậy là họ đã nguyền rủa Chúa vì Chúa đã khẳng định là "Khốn cho những người được quần chúng ca ngợi, vì các tiên tri giả ngày xưa cũng từng được ca ngợi như thế ". Có thể vì họ tin rằng Chúa Giê-su của họ là tiên tri thật chứ không phải là tiên tri giả. Nhưng Thánh Kinh lại viết rõ, và ngày nay tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều đồng ý ở điểm này, là Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, sẽ xảy ra ngay trong thời đại mà vài tông đồ của ông còn sống, khi đó ông sẽ trở lại trần để phán xét người sống cũng như người chết. (Xin xem lại chương I, trang 62-63). Điều này đã không xảy ra. Lại nữa, Matthew 12: 40 kể rằng: Chúa Giê-su nói: "Như Giô-na đã nằm trong bụng cá ba ngày ba đêm, Ta sẽ vào lòng đất ba ngày ba đêm" (For as Jonas was three days and three nights in the whale's belly; so shall I be three days and three nights in the heart of the earth). Khoan kể đến việc Giê-su tin vào câu chuyện hoang đường trong Cựu Ước: Jonas nằm trong bụng cá voi 3 ngày 3 đêm, đây là lời tiên tri của Giê-su về cái chết giả của mình. Nhưng Thánh Kinh cũng lại viết rõ rằng Giê-su chỉ "vào trong lòng đất" có hai đêm và một ngày, từ 3 giờ chiều thứ Sáu (Matthew 27: 46) đến sáng sớm Chủ Nhật, trời mới rạng đông (Matthew 28:1). Từ hai chuyện "tiên tri" trên của Giê-su trong Tân Ước, chúng ta bắt buộc phải kết luận: Giê-su chẳng qua cũng chỉ là một nhà tiên tri giả. Có vẻ như không có tín đồ Ki Tô nào nghĩ ra điều hiển nhiên này nên họ vẫn tiếp tục ca ngợi Chúa Giê-su của họ cũng như ngày xưa, các tiên tri giả đã được ca ngợi.
Dựa vào những lời dạy trên của Giê-su, nền Thần học Ki Tô Giáo giảng rằng đạo Giê-su là đạo của người nghèo khổ, vì Chúa đã ban phúc cho những người nghèo. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao Chúa lại cần phải nguyền rủa người giàu? Một "lý luận" thần học khác là, nghèo khổ là sự thử thách của Thiên Chúa về lòng tin Thiên Chúa của con người. Lý luận này hạ thấp Thiên Chúa xuống hàng một cái máy dò đức tin (faith-detector). Thật ra thì, theo nhiều nhà phân tích Thánh Kinh, những lời dạy trên bắt nguồn từ những điều hoang tưởng và hi vọng của chính Giê-su. Với những mặc cảm về thân phận của chính mình: là một đứa con hoang, sinh ra trong sự nghèo khổ của gia đình một ông thợ mộc đông con, ít nhất là Joseph và Mary có 7 người con, do đó đời sống vật chất khó khăn, cho nên Giê-su hi vọng rằng, cứ tin ở Thiên Chúa thì có ngày Thiên Chúa sẽ đền bù xứng đáng. Đây cũng chẳng phải là niềm tin riêng của Giê-su mà là niềm tin của cả dân tộc Do Thái trong tâm trạng bị bắt làm nô lệ, tù đầy. Cho nên, thông điệp chính của Giê-su trong những lời giảng dạy trên là suy diễn từ mơ ước và hi vọng của chính mình thành những lời có mục đích khuyến khích những người nghèo khổ hãy an phận nghèo khổ, giữ vũng niềm tin vào Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ cho hưởng phần thưởng trên nước trời. Những lời dạy này không phải là để tôn vinh người nghèo, vì trước Thiên Chúa, con người tuyệt đối bình đẳng, vì cùng là tạo vật của Thiên Chúa.
Tới đây, tôi nghĩ chắc quý độc giả đã thấy rõ những tư tưởng của Giê-su thuộc loại nào, và tôi thấy không cần phải tiếp tục phê bình dài dòng những cái gọi là "lời hay ý đẹp" của Giê-su nữa. Những lời hay ý đẹp của Giê-su thường được giảng theo luận điệu thần học một chiều và trước đám tín đồ vốn lười suy nghĩ và không bao giờ đọc đến Thánh Kinh. Những mâu thuẫn và những điều phi lý, phản khoa học cũng như những lời chứng tỏ đạo đức thấp kém của Giê su tuyệt đối không bao giờ được các "thày giảng" nhắc tới. Để cho quý độc giả tự mình nhận rõ thực chất những lời giảng dạy của Giê-su hơn nữa, tôi xin trích dẫn thêm vài tư tưởng của Giê-su từ Thánh Kinh và chỉ ghi kèm một vài nhận định ngắn, nếu cần, mà thôi.
5. Vài Lời "Giảng Dạy" Khác Của Giê-su:
Trước hết, chúng ta hãy nghe lời Giê-su tự nhận và dạy các môn đồ như sau:
Matthew 11: 29: Hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; vì ta có lòng từ ái và khiêm nhường, và linh hồn các ngươi sẽ được yên ổn. (Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest of your souls)
Thánh Kinh tiếng Việt của Tin Lành do Hội Thánh Kinh Mỹ (American Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "nhu mì", một từ thường dành riêng cho phái nữ; còn Thánh Kinh tiếng Việt do Hội Thánh Kinh Quốc tế (International Bible Society) xuất bản dịch "gentle" là "dịu dàng". Chúng ta đã biết Giê-su khiêm nhường tới cỡ nào qua những lời tự nhận về "cái Ta" mà tôi đã trích dẫn ở trên, trang 126. Bây giờ chúng ta hãy xem Giê-su "nhu mì" và "dịu dàng" như thế nào.
Chúa dịu dàng phán:
Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
(But whoever causes one of these little ones who believe in
me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ. Chưa thấy ai cột đá vào cổ những tác giả này rồi mang nhận cho chết đuối dưới bể, vì đây là một quan niệm vô cùng ác độc và man rợ cách đây 2000 năm của một người Do Thái mà các tín đồ được dạy phải coi như Chúa và "Chúa lòng lành vô cùng", không còn có thể chấp nhận trong thế giới tiến bộ với những tiêu chuẩn đạo đức của con người ngày nay. Quý độc giả có thể đọc lại vài lời nói "dịu dàng" khác của Giê-su nơi trang 136.
Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt tương tự như trên. Cũng vì vậy mà học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ. 15
Chúng ta cũng phải hiểu rằng, khi Giê-su nói đến những đứa trẻ (little ones), không phải là ông ta nói đến những đứa trẻ ít tuổi thật, mà là để chỉ những người tin theo ông và phải trở thành như trẻ con như trong đoạn sau đây:
Matthew 18: 3: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, trừ phi các ngươi biến cải và trở thành như trẻ con, không có cách nào các ngươi có thể vào trong nước thiên đường. (Assuredly, I say to you, unless you are converted and become as little children, you will by no means enter the kingdom of heaven.)
Mark 10: 15: Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, người nào mà không tiếp nhận nước Chúa như là một đứa trẻ thì sẽ không có cách nào vào đó được. (Assuredly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will by no means enter it.)
Trong Tân Ước chúng ta cũng còn thấy đoạn mô tả Giê-su cầu nguyện:
Matthew 11: 25: Hỡi Cha là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã che dấu những điều này đối với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ; mà tỏ ra cho những con trẻ hay. (I thank you, Father, Lord of heaven and earth, because you have hidden these things from the wise and prudent and have revealed them to babes)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, đạo Giê-su là đạo dành cho những người có đầu óc của trẻ con. Con trẻ, về thể chất cũng như tinh thần , đều chưa phát triển và trưởng thành, chưa có đủ khả năng suy nghĩ để phân biệt thật hay giả, đúng hay sai, cho nên ai nói gì cũng tin và hay làm theo, bắt chước. Nó giống như một con chiên (cừu), người chăn chiên dắt đi đâu thì đi đó. Vì vậy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam còn được gọi là con chiên. Hiển nhiên là Chúa rất thành công với những người đầu óc như của con trẻ, còn đối với những người thông thái sáng dạ hay ít ra là có đôi chút đầu óc suy nghĩ thì Ngài lại hoàn toàn thất bại. Chúa cũng còn thành công với những người đầu óc bấn loạn, khủng khoảng tinh thần, cần bám vào một cặp nạng thần quyền để lê lết trong cuộc đời.
Để kết thúc chương này, tôi xin trích dẫn từ Tân Ước vài lời dạy điển hình của Chúa Giê-su về chính mình cũng như về các tông đồ cùng những lời dạy chứa đầy mâu thuẫn mà chỉ có những bộ óc đặc thù Ki Tô mới không nhận ra:
1. Có người gọi Giê-su là "Ông Thầy chí thiện" (Good Teacher) [Matthew 19: 16]. Giê-su có chí thiện hay không? Ông ta đã phủ nhận:
Matthew 19: 17: Tại sao ngươi lại kêu ta là chí thiện. Không ai chí thiện cả trừ một người, đó là, Thượng đế. (Why do you call me good? No one is good but one, that is, God.)
1. Ai vào thiên đường trước?
Matthew 21: 31: ...Đúng vậy, ta nói cho các ngươi biết, những người đi thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước Chúa trước các ngươi. (Assuredly, I say to you that tax collectors and harlots enter the kingdom of God before you)
2. Làm việc thiện cho mọi người thấy hay là không?
Matthew 6: 1: Đừng làm những việc thiện trước mặt mọi
người, để cho họ thấy. Nếu không các ngươi không thể được phần thưởng của Cha các ngươi trên trời. (Take heed that you do not do your charitable deeds before men, to be seen by them. Otherwise you have no reward from your Father in heaven)
Matthew 5: 16: Hãy để cho ánh sáng của các ngươi tỏa sáng trước mọi người, để cho họ thấy những việc lành thiện của các ngươi và vinh danh Cha các ngươi ở trên trời. (Let your light so shine before men, that they may see your good works and glorify your Father in heaven.)
3. Những lời tự nhận của Giê-su đúng hay không đúng?
John 5: 31: Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật. (If I bear witness of myself, my witness is not true)
John 8 : 14: Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật. (Though I bear record of myself, yet my record is true)
4. Phán xét hay không phán xét?
John 12: 47: Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới. (And if anyone hears my words and does not believe, I do not judge him; for I did not come to judge the world but to save the world.)
John 9: 39: Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù. (For judgment I have come into this world, and those who do not see may see, and that those who see may be made blind.)
5. Là một hay là hai?
John 10: 30: Ta với Cha ta là một. (I and My Father are one.)
John 14: 28: Cha ta vĩ đại hơn ta (My Father is greater than I.)
7a. Hiệu lực của cầu nguyện. Đúng hay sai?
Mark 11: 24: Vậy ta nói cho ngươi biết, khi các ngươi cầu nguyện, bất cứ cái gì mà các ngươi đòi hỏi, tin rằng các ngươi sẽ nhận được, và các ngươi sẽ có những cái đó. (Therefore I say to you, whatever things you ask when you pray, believe that you receive them, and you will have them.)
6. Đức tin cần bao lớn? Làm được những gì?
Matthew 17: 20: Đúng vậy, ta nói cho ngươi biết, nếu ngươi có đức tin chỉ nhỏ bằng hạt cải, ngươi sẽ bảo trái núi này "Di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia", nó sẽ di chuyển như vậy; và đối với ngươi không có gì mà làm không được. (Assuredly, I say to you, if you have faith as a mustard seed, you will say to this mountain, "Move from here to there", and it will move; and nothing will be impossible for you.)
Tôi xin để quý độc giả tự nhận định về giá trị những lời "giảng dạy" của "Chúa" Giê-su ở trên.
Chú Thích - Chương II
1. Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's didease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.
2. Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that "false doctrines and opinions still abound," but that "today men spntaneously reject" them... But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli's death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.
3. O'Brien, George Dennis, God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well, pp. 101-108: A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher". But if that how it is, it is no "teacher" but "savior". Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.
...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME. That claim will not get you the E. Harris Harbison Award for teaching. What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the saved.
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.
4. Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions... But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.
5. Daleiden, Joseph L., Ibid., p. 177: Tragically, this is one of the few promises that history shows Jesus was successful in fulfiling.
6. Pike, James A., A Time for Christian Candor, p. 109: Jesus' world-view was that of his time. The concept of the Kingdom of God which he stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence. He was influenced by the teaching of the Essenes, as is growing more and more evident with the availability of translations of the Dead Sea Scrolls. He had a limited mind - as is true of every man. For example, like his fellow rabbis he thought that David wrote all the Psalms and hence he quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And he thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near.
7. Le Cléricalisme, Voilà L'Ennemi, P. 6: Nous le déclarons très franchement, il nous parait intolérable qu'à la faveur de la liberté d'enseignement, qui que ce soit puisse éoever des enfants contre leur pays et contre leur temps.
8. Edgar, Jones, Jesus: The Rock of Offense, p. 68-69: People who respond to the call to belong to the little flock come, like Jesus, out of a nativity associated with nations of the world. They are no more participants in the nations of the world, nor do they wish to be. Their separation is effected both by a change in their personal loyalty and by the response of the world: hatred. Jesus experienced the intense hatred of the nation. In this he served as an example for his disciples. He had taught that they were to be hated by all nations. Therefore there is no nation that does not hate his disciples (Matthew 24:9). He always chose his words with care to convey his meaning. Whenever he said, "all nations", he meant exactly that. Also, of this we may be sure: whoever is not hated by all the nations of the world has no part in the little flock. Jesus said expressly that such would be hated by all nations. This, then, becomes a criterion by which we evaluate our hope of sharing in the inheritance of the Kingdom. Remember his word: You shall be hated by all nations (Matthew 24:9)
We change our personal loyalty because we no longer have much in common with the nations. We share neither father, nor family, nor treasure, nor quest, nor life, nor friend, nor wnemy. He cancels the loyalty of the first nativity and replaces it with a new one arising from a second nativity or rebirth. Thus patriotism, as usually centered in one's earthly nation, becomes a focus of evil. We are no more patriots in the national sense, for patriotism means "fatherism", and we have supplanted the old fatherism, which focused on "the fathers of the nation" and the progenitor fathers, with a new one centered in the Father in heaven.
This secon nativity is nothing less than the new birth that Jesus made essential to seeing the Kingdom of God. It was to Nicodemus that he said: Truly, truly, I say to you, unless one is born a new, he cannot see the Kingdom of God (John 3:3).
This new birth acts in precisely the same way as the old one, in that it provides one with a new parentage, a new family, a new nation and citizenship. Every relationship arising from the first birth is replaced by the new relationships arising from the second, or new birth.... Within the new ethnicity, God is the new and only Father; those who do his will are the new mother, brother, sister, son, and daughter. The new nation id the little flock, and the new citizenship is that in the little flock, or more fundamentally, citizeship in the Kingdom of God, since it is to the little flock that the Kingdom is given.
9. Davis, Kenneth C., Don't Know Much About The Bible: Everything You Need to Know About the Good Book But Never Learned, p. 374: One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount" appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter (about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes downs from the mountain where he had been praying.
The differences between the two versions have led scholars to contend that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus", edited into a single speech.
10. Charles Bradlaugh, The Freethought Web, (Is poverty of spirit the chief amongst virtues, that Jesus gives it prime place in his teachings? Is it even a virtue at all? Surely not. Manliness of spirit, honesty of spirit, fullness of rightful purpose, these are virtues; poverty of spirit is a crime...)
11. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus pictures one in hell, whose only related vice is that in life he is rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life he is poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of their wretched state in the hope of higher recompense in some future life. Is it good to be content with poverty? Is it not far better to investigate the causes of poverty, with a view to its cure and prevention?)
12. Charles Bradlaugh, Ibid., What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this life that the hunger is to be sated..
13. Charles Bradlaugh, Ibid., Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched...
14. Penny Lernoux, Cry of The People, p. 16: Foreign missionaries helped drum these ideas into the native's heads by claiming that it was God's will that they should be poor and ignorant. As the Archbishop of Lima told his Indians: "Poverty is the most certain road to felicity." Any Indian or African who had the temerity to doubt such wisdom by rebelling against the system was promptly put to death...The Catholic Church must accept a lot of the blame for this situation.
15. Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.
KẾT LUẬN
Joshua hay theo tiếng Hi Lạp, Jesus (Giê-su), có nghĩa là "cứu tinh" (savior). Nhiều người có tên như vậy ở miền Trung Đông trước khi Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra đời.
Niềm tin trong Ki Tô Giáo là, một trong số rất nhiều người mang tên Giê-su, Giê-su của Ki Tô Giáo, thực sự là Đấng Cứu Thế (Savior of the World). Và chính vì lý do này mà Tây phương đã chia lịch sử loài người ra làm hai: trước và sau ngày sinh của Giê-su, tuy rằng không ai biết ngày sinh của Giê-su là ngày nào, và trước khi Giê-su sinh ra đời thì lịch sử loài người đã diễn tiến ít ra là trong vài triệu năm.
Hàng triệu người trên thế giới ngày nay vẫn tin Giê-su là Đấng Cứu Thế. Đối với họ, ông ta là hiện thân của Thượng đế, xuống đầu thai trong một trinh nữ, và sinh ra trong một chuồng súc vật ở Bethlehem để cứu vớt tội lỗi của nhân loại. Tự nhận là Con Thượng Đế trước một nhóm nhỏ 12 tín đồ, ông ta thuyết giảng về một nước Trời hay nước Chúa. Nhưng những lời thuyết giảng này không cứu được một ai. Con người không thể được cứu trừ phi có người hi sinh trả giá để chuộc cái "tội tổ tông" cho họ. Cái giá này là sự hi sinh vĩ đại của Giê-su, chịu một cái chết đau khổ bị đóng đinh trên thập giá. Ba ngày sau, để chứng tỏ sự chiến thắng của mình trên tội lỗi và thần chết, Giê-su đã tự mình sống lại, hiện thân trước vài tông đồ, rồi bay trở lại lên trời ngồi trên ngai, bên phải Thượng đế. Đến ngày tận thế, Giê-su sẽ trở lại trần để phán xét người sống cũng như người chết, làm cho xác chết sống lại, quyết định xem những ai xứng đáng được hưởng đời sống đời đời bên ông ở trên thiên đường, những người tin ông, và những ai bị luận phạt, phải đầy đọa vĩnh viễn dưới hỏa ngục, những người không tin ông.
Đó là đại cương đức tin trong Ki-Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Đức tin này được xây dựng trên quan niệm về "tội tổ tông" (original sin) và huyền thoại "Giê-su sống lại" của Thánh Phao-Lồ (Paul), dẫn đến vai trò "cứu rỗi" của Giê-su. Đối với người ngoại đạo, đức tin trên vừa làm cho họ lắc đầu mỉm cười, vừa là một thách đố trí tuệ đối với họ, vì họ không thể nào hiểu nổi tại sao trong thời buổi này mà, không kể hàng triệu người thuộc lớp dân kém hiểu biết và ít học nhất trong mọi nước trên thế giới, nhất là trong những nước nghèo khổ kém phát triển, vẫn có những người tự xếp mình vào giới trí thức còn tin như vậy.
Họ không thể hiểu vì trước những bằng chứng khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ mà không ai có thể phủ nhận, kể cả Tòa Thánh Vatican, thuyết Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, cũng như vai trò "cứu rỗi" của Giê-su, đã trở thành vô nghĩa, ít ra là trong giới hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự kiện là, vũ trụ đã thành hình cách đây khoảng 15 tỷ năm, và trái đất mà chúng ta sống trên đó đã có tuổi khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Trong vũ trụ thì trái đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi, và con người cũng chỉ do các sinh thể ban khai tiến hóa tạo thành, có nguồn gốc từ những hạt bụi của các ngôi sao khi vũ trụ mới thành hình. Là một chuyên gia về thiên văn học tại đại học Virginia, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết trong cuốn L'Infini Dans La Paume de la Main: "Tiến hóa từ những cát bụi của những ngôi sao, chúng ta chia sẻ cùng một lịch sử vũ trụ với những con sư tử trong những vùng hoang mạc và những bông hoa tỏa mùi thơm" (Poussières d'étoiles, nous partageons la même histoire cosmique avec les lions des savanes et les fleurs de lavande). Những khám phá trong các ngành khoa học, đặc biệt là những môn Cổ Sinh Vật Học, Sinh Học, Vật Lý.. đã chứng minh rằng con người hiện đại đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 2 triệu năm, và tổ tiên loài người, kể từ các con vượn người (nhân hầu) cũng đã có mặt trên trái đất cách đây khoảng 6 triệu năm.
Nói tóm lại, thuyết tổ tiên loài người là Adam và Eve do Thiên Chúa tạo ra từ đất sét (Thiên Chúa không biết rằng trong đất sét không có chất hữu cơ và con người thì phần lớn lại là những chất hữu cơ) chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc loài người, phù hợp với quan niệm về một vị Thần mà họ thờ phụng. Và chuyện "phục sinh" của Giê-su sau này chẳng qua cũng chỉ là chuyện mà một số người theo Giê-su khi đó bày đặt ra để tạo ra một hi vọng về một sự sống lại sau khi chết trong đám tín đồ thấp kém mà trong thời đại đó, tuyệt đại đa số là những kẻ mù chữ thất học. Thật vậy, học giả A. N. Wilson đã viết trong cuốn Jesus: A Life, trang 3: "Chúng ta đặt ra vấn đề Giê-su bay lên trời để làm gì? Câu chuyện được đặt ra bởi những người tin rằng vòm trời giống như một cái đĩa, người ta có thể bay qua đó để lên thiên đường. Đối với một quan sát viên hiện đại, bất kể họ thuộc tôn giáo nào, không ai mà không hiểu được rằng, một người mà bay thẳng lên trời từ ngọn đồi Olives, bất kể là do sức đẩy của một phép lạ nào đó, thì kết cục sẽ bay vòng vòng trên một quỹ đạo. Chỉ có đối với những kẻ ngu đần mới phải nói cho họ biết như vậy. " (Only dullards would need to be told this).
Sự thực về chuyện phục sinh ra sao, quý độc giả nên đọc trong cuốn Công Giáo: Huyền Thoại và Tội Ác của một tín đồ Ca-Tô, Dominic Nguyễn Chấn, bút hiệu Charlie Nguyễn, Giao Điểm xuất bản, 2001.
Với trình độ hiểu biết của nhân loại ngày nay, con người đã không còn có thể chấp nhận những chuyện hoang đường của thời cổ xưa. Chúng ta đã biết, Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma, đã đưa ra một sự kiện: "Hàng trăm nhà thần học và giám mục đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác."
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong nội bộ Giáo hội mà tuyệt đại đa số các tín đồ không hề biết đến. Giáo hội cố bưng bít được chừng nào hay chừng ấy, bởi vì nếu Giáo hội thú nhận công khai cùng các tín đồ là không làm gì có "tội tổ tông", không làm gì có quỷ Satan cùng sự vô nghĩa của một số tín lý khác, nghĩa là những hệ luận của quan niệm về tội tổ tông, thí dụ như Đức Mẹ đồng trinh, Chúa sống lại và bay lên trời, sự "cứu rỗi" của Giê-su v..v.. thì cả cái lâu đài xây dựng trên những ngụy tạo và dối trá của Giáo hội sẽ sụp đổ. Cho nên, Giáo hội cố duy trì hình ảnh thần thánh của Giê-su trong đám nạn nhân thấp kém của Giáo hội được chừng nào hay chừng đó. Nạn nhân đây gồm tất cả những người đã bị Giáo hội và cha mẹ nhồi sọ từ khi còn nhỏ những luận điệu thần học dối trá của Giáo hội cho nên không có cách nào họ có thể gột bỏ được một niềm tin đã bị lạc dẫn.
Để giúp họ phần nào nhìn rõ vấn đề, tôi nghĩ có lẽ tôi cần phải viết thêm vài sự kiện về thực chất con người của Giê-su. Trong chương II, qua những đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh, chúng ta đã biết rằng, Giê-su là một người mà những đặc tính tiêu biểu là: lời nói không đi đôi với việc làm, tiền hậu bất nhất, khi nói suôi, khi nói ngược, và phần lớn là về “cái Ta” của ông ta.
Trong Thánh Kinh còn có nhiều chuyện có thể giúp chúng ta hiểu rõ con người của Giê-su hơn. Sau đây là vài chuyện trích từ Thánh Kinh.
Chúng ta đã biết chuyện Giê-su nguyền rủa cây sung cho nó chết héo queo chỉ vì nó không ra trái lúc trái mùa để cho Giê-su ăn khi đói bụng.
Một chuyện khác trong Thánh Kinh, Matthew 8: 28 - 34, có thể cho chúng ta thấy rõ tâm địa của Giê-su, được tóm tắt như sau:
Có hai người bị quỷ ám gặp Chúa Giê-su và quỷ trong hai người đó van nài Chúa Giê-su đuổi chúng ra và cho nhập vào một bày heo. Chúa phán "đi ra", chúng liền nhập vào bầy heo và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) rông tuốt xuống sông chết đuối hết. Trẻ con chăn heo chạy về làng kể chuyện lại cho dân làng nghe, cả làng kéo ra khỏi làng gặp Chúa Giê-su và...van nài (có nghĩa là đuổi) Ngài hãy đi ra khỏi vùng đất của họ.
Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Chúa Giê-su "lòng lành vô cùng" của các tín đồ Ki Tô Giáo lại phù phép làm cho 2 con quỷ nhập vào cả đàn, rồi bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người không có lòng nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Chúa Cha “sáng tạo” ra, vì theo niềm tin Ki Tô thì mọi thứ trên đời này đều là do Chúa Cha tạo ra cả. Bởi vậy dân làng mới coi Giê-su như là một tên phù thủy, một kẻ đáng chê trách, đã vô cớ hủy đi một nguồn lợi của dân làng, làm cho họ tự nhiên mất đi cả một đàn heo tới 2000 con, cho nên họ kéo ra ngoài làng, chặn đuổi Giê-su đi nơi khác, không dám để cho Giê-su vào làng.
Như đã viết rõ trong Thánh Kinh, Giê-Su sẽ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và chỉ cho dân Do Thái mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Cho nên tôi thật thương hại những người không phải là dân Do Thái mà cứ sống trong ảo vọng, mơ tưởng rằng sẽ được Giê-Su cứu rỗi và cho mình sống đời đời trên Thiên Đường bên cạnh Thiên Chúa với thân phận tôi tớ hầu hạ Chúa. Trong trang nhà mucsu.net của Tin Lành Việt Nam ở Mỹ, có một bài viết về "Hãy Học làm đầy tớ hầu hạ Chúa" với tất cả sự hân hoan và hãnh diện của người có đầu óc của một đầy tớ.
Câu chuyện sau đây trong Thánh Kinh sẽ chứng tỏ rằng sự ước mơ của những tín đồ Việt Nam theo Ki Tô Giáo để được Giê-su cứu rỗi đích thực là một ảo vọng. Chúng ta hãy đọc và đọc kỹ đoạn sau đây trong Tân Ước, Matthew 15: 21-28:
"Thế rồi Giê-Su đi tới vùng Tyre và Sidon. Và có một người đàn bà người Canaan đến từ vùng đó và kêu với Giê-Su "Hãy thương tôi, Chúa ơi, Con của David. Con gái tôi đang bị quỷ ám nặng." Nhưng Người không thèm trả lời bà ta một tiếng. Và các đệ tử của Giê-Su tới và yêu cầu Giê-Su: "Hãy đưổi bà ta đi, vì bà ta cứ kêu cứu cùng chúng ta." Nhưng Giê-Su trả lời: "Ta được phái xuống đây chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi." Rồi người đàn bà kia tới và thờ phượng Giê-Su và nói: "Chúa ơi, hãy giúp tôi." Nhưng Người trả lời: "Lấy bánh của con dân Do Thái mà ném cho mấy con chó nhỏ ăn thì thật là chẳng tốt tí nào." Và người đàn bà kia nói: "Đúng vậy, Chúa ơi, nhưng dù là những con chó nhỏ thì chúng cũng được ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi từ trên bàn của chủ chúng xuống chứ." Rồi Giê-Su trả lời: "Ô, Bà Già! Lòng tin của bà thật là lớn lao! Thôi tôi cũng chiều theo ý bà." Và con gái bà ta hết bị quỷ ám ngay từ gìờ phút đó."
(When Jesus went out from there and departed to the region of Tyre and Sidon. And behold, a woman of Canaan came from that region and cried out to Him, saying, "Have mercy on me, O Lord, Son of David! My daughter is severely demon-possessed." But He answered not a word. And His disciples came and urged Him, saying, "Send her away, for she cries out after us.". But He answered and said, "I was not sent except to the lost sheep of the House of Israel." Then she came and worshipped Him saying, "Lord, Help me!" But He answered and said, " It is not good to take the children's bread and throw it to the little dogs." And she said, "True, Lord, yet even the little dogs eat the crumbs which fall from their masters' table." Then Jesus answered and said to her, "O woman, great is your faith! Let it be to you as you desire." And her daughter was healed from that very hour.)
Tôi xin để cho các độc giả tùy ý nhận định về tư cách, đạo đức và lòng vị tha của Giê-Su trong câu chuyện trên. Tôi không hiểu các đồng bào Ki-Tô của tôi nghĩ thế nào khi đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, biết đâu họ chẳng cho mình có cùng một thân phận và lòng tin mãnh liệt như bà già trong câu chuyện kể trên để được Giê-Su cứu giúp, dù bây giờ Giê-Su không còn trên thế gian nữa.
Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị mắng là chó, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được rao giảng là "quá thương yêu thế gian" v..v.., quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Thánh Kinh.
Về chuyện Giê-su gọi người phi-Do Thái là chó ở trên, Tiến Sĩ Madalyn O'Hair bình luận như sau:
Trừ khi anh là người Do Thái, chẳng ai muốn anh trong tôn giáo này. Đối với người nào thực sự "thực tâm cảm thấy Giê-Su là đấng cứu thế của họ" tôi xin giới thiệu một nhà phân-tâm học. (Unless you are a Jew, you are not wanted in this religion. For someone who really "truly feels in his heart that Jesus is his Savior" I would recommend a psychiatrist.)
Và, Frederick Heese Eaton bình luận như sau trong cuốn Scandalous Saints, trang 214:
Giê-Su thường nhắc nhở đệ tử là phải thương yêu nhau, và thương yêu ngay cả kẻ thù (John 13:35; Matthew 5:44) Nhưng khi một người đàn bà không phải là người Do Thái tới nhờ Giê-Su chữa lành bệnh cho con gái, thì Giê-Su lại bảo bà ta rằng, "Không thể lấy bánh của con dân Do Thái vứt cho chó ăn." (Matthew 15:26) Nói một cách khác, ông nói, "Người phi Do Thái là đồ chó. Tại sao ta lại phải làm bất cứ gì cho ngươi?" Anh cảm thấy thế nào khi Jesus gọi anh là chó? Gọi người phi Do-Thái là đồ chó không phải là sự biểu thị của lòng thương yêu. Giê-Su thật là hỗn hào, kiêu căng và tự phụ khi gọi người đàn bà kia là chó. Vậy trong vấn đề thực hành, Thánh Giê-Su chẳng có chút gì là Thánh cả. Những sự kiện cho thấy Giê-Su thực sự ghét những người phi Do-Thái.
Thánh Phao-Lồ (Paul) viết rằng, theo lời mặc khải của Thiên Chúa, "Giê-Su luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi, không bao giờ thay đổi." (Hebrew 13:8) Vậy nếu anh dự định lên Thiên Đường ở cùng Giê-su đầy tình thương, và anh không phải là người Do Thái, anh nên nghĩ lại đi thì vừa. 1
Thánh Kinh có đầy những chuyện chứng tỏ nhân cách và đạo đức thấp kém của Giê-su như trên, nhưng trên khắp thế giới, các tín đồ vẫn được dạy là "Chúa toàn hảo", "Tình Yêu của Chúa" bao trùm thế gian v..v.. nên phải "Kính Chúa" và hãy hãnh diện là "đầy tớ hầu hạ Chúa", "thờ phụng Chúa". Nhưng Giám Mục John Shelby Spong thì lại nghĩ khác, vì sự lương thiện trí thức không cho phép ông ta tin nhảm nhí. Do đó, ông đã viết:
Chúng ta có thấy hấp dẫn đối với một Chúa phải giết cả một bày heo để đuổi một con quỷ ra khỏi thân người hay không? Chúng ta có nên khâm phục và kính trọng người mà chúng ta gọi là Chúa đã nguyền rủa một cây sung khi nó không ra trái lúc trái mùa không?...
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.2
Thật là tội nghiệp cho những tín đồ trong thời buổi này mà vẫn còn tin vào những chuyện thuộc loại huyền thoại phản khoa học, đầy mâu thuẫn và phi lý, kể cả những chuyện không hề có trong Thánh Kinh. Thật là tội nghiệp vì họ đã được cấy vào đầu óc, từ khi còn nhỏ, những huyền thoại mà giáo hội dạy rằng đó là những sự thực lịch sử. Do đó những huyền thoại mà họ tin là thực đã ăn sâu vào đầu óc họ, không có cách gì có thể làm cho họ thay đổi niềm tin, nhất là khi lớn lên, họ không bao giờ đọc Thánh Kinh, rất ít khi dùng đến đầu óc suy luận của mình, chỉ biết phó mặc tư duy của mình cho giới chăn chiên. Ngoài ra, họ còn bị giới chăn chiên đe dọa là nghi ngờ những lời giảng dạy của giáo hội là mang tội với Chúa. Ngay gần đây, ở Việt Nam, nếu có tín đồ Ca-Tô nào phàn nàn về đạo đức của một số linh mục thì được "bề trên" dạy rằng: "Các con đừng nói hành các cha mà mang tội với Chúa." Cho nên, có thể nói là họ đã bị buộc chặt bởi một mớ xiềng xích trí tuệ. Đó là cái giá mà họ phải trả cho một viễn tượng không chắc chắn: một đời sống đời đời ở trên thiên đường.
Nhưng đối với giới trí thức thì khác, chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong chương mở đầu cuốn Jesus: A Life của học giả A. N. Wilson, để thấy rõ ảnh hưởng của những huyền thoại trên đầu óc con người, nhất là đối với những thành phần thấp kém, ít học, những thành phần chiếm đa số tín đồ Ki Tô trên thế giới.
Giống như mọi Ki Tô hữu, tôi biết rằng tôn giáo của tôi nhận là có căn cứ trên lịch sử. Đức tin của tôi được xây dựng trên một vài câu chuyện, với những ngày tháng kèm theo. Nhưng tôi không phải là trở thành một tín đồ Ki Tô vì tôi tin những chuyện đó. Tôi trở thành một tín đồ Ki Tô từ khi tôi còn là một đứa con nít được mang đi rửa tội. Năm này qua năm khác, trong những ngày lễ lớn của giáo hội Ki Tô, tôi lại được nghe nhắc lại tính cách lịch sử của tôn giáo tôi. Nhưng ngay cả khi đó, tôi thấm nhập những chuyện trên vì chúng có tác dụng mạnh mẽ trên đầu óc, chứ không phải là vì tôi đã kiểm chứng những chuyện trên qua sự phân tích lịch sử. Do đó, đến ngày lễ Giáng Sinh, tôi nghe kể rằng thiên thần Gabriel đã đến thị trấn Nazareth và bảo cho Mary biết là nàng sẽ sinh một đứa con, và đặt tên nó là Giê-su, Đấng Cứu Thế. Không giao hợp với đàn ông, nhưng Mary đã sinh ra một bé trai, không phải ở Nazareth, mà là ở Bethlehem. Mary sinh Giê-su ở trong một chuồng súc vật vì không có phòng cho bà ta và vị hôn phu, Joseph, ở trong quán trọ. Sự sinh ra Giê-su được các thiên thần báo hiệu trước; và Mary đặt đứa bé trong một máng cỏ, gia đình Thánh này được những người chăn chiên, và những nhà thông thái miền Đông do một ngôi sao dẫn đến, thăm viếng .
Câu chuyện trên ăn sâu vào óc tưởng tượng của tôi từ lâu, trước khi tôi học lịch sử ở trường học. Tác dụng mạnh mẽ của câu chuyện khiến tôi không nghĩ đến việc đặt nó trong phương pháp phân tích lịch sử thông thường. Tôi tiếp tục tin rằng đó là một câu chuyện có thực trong lịch sử. Phúc Âm Luke đặt chắc câu chuyện sinh ra Giê-su vào thời điểm mà Ceasar Augustus đòi hỏi mọi người trong đế quốc La mã phải dự cuộc kiểm tra dân số. Cuộc kiểm tra dân số này xảy ra trong thời Quirinius làm Thống đốc ở Syria (Luke 2: 2). Khi đó Herod là vua của xứ Judea. Những chi tiết về sự sinh ra của Giê-su như trên có vẻ là rất chính xác, cho đến khi người ta khám phá ra rằng Herod đã chết 4 năm trước khi thời đại thông thường này bắt đầu (nghĩa là trước khi Giê-su sinh ra. TCN) và Quirinius không phải là Thống đốc ở Syria cùng thời với Herod. Không có một sử gia nào trong đế quốc La Mã ghi lại một cuộc kiểm tra dân số dưới thời vua Augustus.
Câu chuyện về một đứa bé sinh ra trong một chuồng súc vật ở Bethlehem vì không có phòng cho nó ở trong quán trọ là một trong những huyền thoại có tác dụng mạnh mẽ nhất của nhân loại. Một huyền thoại, tuy nhiên, cũng chỉ là một huyền thoại. Dù rằng chúng ta nhất định cho rằng mọi điều viết trong Thánh Kinh đều đúng, chúng ta cũng không thể tìm thấy ở đâu trong Thánh Kinh huyền thoại Giê-su sinh ra trong một chuồng súc vật. Không có một Phúc Âm nào viết là Giê-su sinh ra trong một chuồng súc vật, và hầu như mọi chi tiết về sự sinh ra của Giê-su, những chi tiết đã gây cảm hứng cho nhiều nghệ thuật gia nổi tiếng, và nhiều thế hệ của những người đi đến nhà thờ trong đêm Giáng Sinh, không hề thấy ở đâu trong lịch sử hay trong Thánh Kinh, mà chỉ là những chuyện truyền tụng trong dân gian. Một khi chúng ta đi sâu vào vấn đề, chúng ta khám phá ra rằng con người thật của Giê-su, Giê-su lịch sử, nhất định không thể sinh ra ở Bethlehem. Nhiều phần chắc là ông ta sinh ra ở Galilee, nơi ông ta trưởng thành. 3
Chúng ta thấy rằng, những huyền thoại về Giê-su được giáo hội bịa đặt và đưa ra rõ ràng là để khai thác tính tình nhạy cảm và khuynh hướng cả tin, mê tín của con người ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta cũng không thể phủ nhận là, trong các giáo hội Ki Tô có rất nhiều người thông minh, hiểu nhiều. Nhưng thay vì dùng cái thông minh của mình để khai sáng cho đám tín đồ thấp kém, dẫn dắt họ trên con đường mở mang trí tuệ, thì họ lại cố vận dụng trí óc của mình để nghĩ ra những lý luận thần học hoang đường, để nhồi sọ tín đồ từ khi còn nhỏ tuổi, huyễn hoặc những tín đồ thấp kém và nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín, song song với những thủ đoạn nhơ bẩn, lừa dối, cùng phát minh ra những dụng cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử loài người để chiêu dụ, cưỡng ép những người ngoại đạo phải tin theo những điều mà họ cho là "chân lý mạc khải", không thể sai lầm. Đó là khổ nạn của thế giới ngày nay, nhất là thế giới của những quốc gia kém phát triển, nghèo khó, dân trí chưa mở mang. Người dân chất phác đâu có đủ khả năng để hiểu những lý luận thần học ngụy biện. Họ đặt tất cả lòng tin vào những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo mà họ yên trí đó là những người có ăn học, thông thái, lương thiện, thành thật. Họ có biết đâu, vì tin vào vài hứa hẹn huyền hoặc mà họ không đủ lý trí để suy luận và đánh giá, nên họ đã bị lùa vào trong một định chế tôn giáo toàn trị mà mục đích chính chỉ để duy trì quyền lợi vật chất và tinh thần của một số nhỏ.
Ở các nước Âu Mỹ tân tiến thì vấn đề có khác. Giám Mục James A. Pike viết trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Thành Thật Của Ki Tô Giáo (A Time For Christian Candor), trang 108, như sau: "Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người." (The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.)
Học giả Colin Wilson còn đi xa hơn. Sau khi nghiên cứu về nhiều nhân vật tự xưng là Đấng Cứu Thế trong lịch sử cổ xưa của loài người, ông ta đã viết một cuốn sách với nhan đề: Những Đấng Cứu Thế Lừa Đảo: Những Chuyện Về Những Đấng Cứu Thế Tự Phong (Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors) trong đó có chương nói về Giê-su. Sau đây là vài đoạn ngắn, trang 18-25:
Đấng Cứu Thế duy nhất trong thời kỳ đó mà ngày nay người ta còn nhớ đến, tên là Joshua, được biết nhiều hơn dưới tên Hi Lạp, Giê-su... Ông ta đọc Cựu Ước và tin rằng ngày tận thế sẽ đến ngay trong thời đại của những người sống cùng thời với ông ta; khi đó sẽ có chiến tranh, nạn đói, động đất, và người chết sẽ được làm cho sống lại. Mặt Trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt Trăng sẽ đỏ ngầu như máu, và các ngôi sao sẽ từ trên trời rơi rụng xuống.
Thông điệp làm cho chúng ta nhớ tới Giê-su - hãy yêu người láng giềng và làm cho người ta những điều mà mình muốn người ta làm cho mình - đã là một phần trong truyền thống Do Thái. Hơn 1000 năm bị áp bức - người Do Thái đã bị nô lệ hóa bởi Vua Ai Cập từ 1250 năm trước thời đại thông thường này - đã tạo nên cho người dân một tâm cảnh hòa bình và tuân phục ý Chúa; do đó khi Giê-su dạy hãy yêu kẻ thù là ông ta chỉ nhắc lại điều Moses dạy...
Một trong những niềm tin căn bản của Do Thái là những sự đau khổ của người Do Thái bắt nguồn từ tội lỗi của ông tổ Adam của họ. Phao-Lồ rao truyền rằng cái "tội tổ tông" này đã được hóa giải bởi cái chết của Giê-su trên thập giá, cho nên người nào trở thành tín đồ Ki-Tô thì nay cái tội tổ tông họ mang trên người đã được cứu chuộc. (Đây chỉ là một luận điệu thần học ấu trĩ của thời bán khai, vì nếu quả thật cái chết của Giê-su trên thập giá có thể chuộc được tội thì đó là chuộc cái "tội tổ tông" cho cả dân Do Thái (dân Việt Nam coi chuyện "tội tổ tông" là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, không những tầm bậy mà còn nói lên cái tâm địa tàn nhẫn độc ác và phủ nhận trách nhiệm của chính Thiên Chúa), chứ không phải chỉ chuộc tội cho những người Do Thái nào trở thành tín đồ Ki Tô.)...
Đến năm 100 của thời đại thông thường này, mọi người đều thấy rõ là lời tiên tri của Giê-su sẽ không thực hiện được. Nhưng khi đó thì Ki Tô Giáo đã lan rộng cho nên đó không thành vấn đề. Sự mong đợi ngày tận thế nay được hoãn lại một thiên niên kỷ, tới năm 1000 - và từ ngữ "thiên niên kỷ" trở thành đồng nghĩa với "Ngày Phán Xét". Ki Tô Giáo đạt được chiến thắng lớn năm 313 khi hoàng đế Constantine - một tên ngông cuồng ngu xuẩn khát máu và sa đọa như nhiều hoàng đế La Mã - tuyên dương Ki Tô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã...
Làm sao mà những "Đấng Cứu Thế" này lại hấp dẫn như vậy. Thứ nhất, họ đều là những người có năng khướu thuyết giảng. Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta đã biết, Giáo hội Ki Tô, mới đầu là một tổ chức nghèo nàn và bị bạo hành, nhiều người lãnh đạo bị ném cho những con sư tử ăn thịt, đột nhiên trở thành tôn giáo chính thức của La Mã năm 313, dưới triều hoàng đế Constantine.
Khi có được quyền lực rồi, những tín đồ Ki Tô bắt đầu xử sự
ngay một cách tệ hại hơn kẻ thù của họ rất nhiều: phá hủy những đền đài của dân gian, thiêu sống những kẻ ngoại đạo, và cãi vã với nhau. Thực chất là, Giáo hội đã trở thành một tổ chức siêu độc tài. Và dân nghèo, được lệnh phải đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, rên xiết dưới gánh nặng thuế má, và bắt buộc phải trả lệ phí để cho tội lỗi của họ được tha thứ, càng ngày càng trở nên bất mãn với những lãnh đạo tinh thần của họ. Nhưng họ không thể làm gì được; Giáo hội đã đặt họ vào trong gọng kìm sắt như là Đức Quốc Xã (Nazis) ở Đức hoặc Cọng Sản dưới thời Stalin ở Nga. 4
Tuyệt đại đa số các tín đồ Ki-Tô Giáo không biết đến lịch sử nhơ nhớp của các giáo hội Ki Tô, không biết đến những thủ đoạn "trí thức" nhằm nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín tối tăm của giới chăn chiên, không biết đến những sự thay đổi trong não trạng của các cấp lãnh đạo tôn giáo, và nhất là không biết đến những thú nhận sai lầm thần học của giáo hội trước những sự kiện bất khả phủ bác của khoa học và thực tế ở ngoài đời. Do đó, đức tin của họ vẫn thuộc đức tin của thời Trung Cổ, tin vào những chuyện đã không còn chỗ đứng trong thời đại mới. Theo Robert W. Funk, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Nhân Vật Giê-su (President of the Jesus Seminar), một Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh và nhân vật Giê-su gồm hàng trăm học giả, chuyên gia, ở trong các giáo hội Ki Tô, thì "thời đại mới" (New age) có nghĩa quan trọng nhất là sự chấm dứt của thời đại Ki Tô (The “new age” refers first and foremost to the end of the Christianized era). Trong cuốn Honest to Jesus, trang 297, ông viết: "Định nghĩa "thời đại mới" như trên, tôi không bảo rằng Ki Tô Giáo đã hết thời; tôi chỉ cho rằng Tây phương được Ki-Tô hóa và kỹ nghệ hóa không còn giữ vai trò chỉ đạo trò chơi duy nhất trên trái đất" (I am not thereby claiming that Christianity has come to an end; I am only proposing that the Christianized, industrialized West can no longer pretend to sponsor the only game on the planet...)
Ông viết tiếp, trang 298:
...Ở Tây phương, cái biểu tượng của vũ trụ cổ xưa đang trên đà suy thoái. Chắc chắn là, nó còn lay lắt, dưới một dạng thức yếu kém, trong nhiều ốc đảo, nơi đây một hoạt động của đoàn quân hậu vệ được tung ra để chống lại ảnh hưởng của những đầu óc hiện đại có tác dụng soi mòn và phá hoại của những chất a-cít. Những ai còn bám víu vào những quan niệm cổ xưa càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc làm cho những câu trong Thánh Kinh như "ông ta bay lên trời" có ý nghĩa. Những sự hấp dẫn về một Thiên Chúa chứng thực, về thiên đường và hỏa ngục, về một đấng cứu chuộc thần thánh, về Chúa Ki-Tô như là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đã bắt đầu mất đi tác dụng và thường là rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe.
(.. in the West, the old symbolic universe is on the decline. It lingers on, to be sure, in weakened form, in many pockets where a rearguard action is being waged against the erosice and corrosive acids of the modern mind. Those who cling to the old are having increasing difficulties in assigning meaning to such biblical statements as “he ascended into heaven”. Appeals to an endorsing God, to heaven and hell, to a divine redeemer, to Christ as the sole mediator between God and humankind, have begun to lose their bite and more frequently fall on unhearing ears.)
Trong những xã hội Tây phương, phần lớn giới hiểu biết trong các giáo hội Ki Tô đã không còn tin vào những huyền thoại trong Thánh Kinh nữa. Tuy nhiên, không phải là chỉ trong thời đại mới con người mới bác bỏ những luận điệu thần học sai lầm của Giáo hội. Trong lịch sử các giáo hội, nhiều người từ xưa đã "không tin rằng vai trò của giáo hội là cần thiết để được "cứu rỗi". Con người có thể đến với Thiên Chúa trực tiếp mà không cần đến các linh mục, mục sư hay những bí tích." (Colin Wilson, Ibid., p. 25: Many members of the Church did not believe that the Church was essential for "salvation". Man can know God directly, without the need of priests and sacraments.).
Có lẽ chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy ở phương trời Âu Mỹ, Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đang bị suy thoái, nhất là Ca-Tô Giáo Rô Ma. Sự suy thoái này có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là trong Ca-Tô Giáo đã xảy ra hết chuyện mang tai tiếng này đến chuyện mang tai tiếng khác, ngay trong thời đại này, chứ không phải là trong lịch sử quá khứ. Vấn đề Giáo hội đã biết rõ nhưng vẫn cố tình dung dưỡng và che dấu tội lỗi của giới linh mục trong nhiều thập niên về các vụ cưỡng bách tình dục các trẻ em phụ tế, nữ tín đồ, và ngay cả các sơ trong 23 quốc gia mà gần đây, vì không thể bưng bít mãi được nên Tòa Thánh đã phải lên tiếng thú nhận, nay đã được báo chí phổ biến rầm rộ. Từ một thập niên trước đây, giáo hội đã phải bỏ ra đến gần tỷ đô la để nộp phạt và dàn xếp ngoài tòa cho hàng trăm linh mục tội lỗi. Vụ cựu linh mục Ca-Tô John Geoghan mới ra tòa gần đây ở Boston chỉ là một trong hơn 80 vụ che dấu khác của giáo hội trong Giáo Phận Boston. Cho đến nay, Giáo hội đã bỏ ra hơn 10 triệu đô la để bồi thường cho các nạn nhân của Geoghan, và người ta ước tính giáo hội sẽ phải bỏ ra nhiều trăm triệu nữa cho các vụ xảy ra ở Boston và trên khắp nước Mỹ. (Newsweek, February 25, 2002: The Church has reportedly paid more than $10 million in settlements so far in the Geoghan case alone. And mounting lawsuits in Boston and nationwide, lawyers speculate, coukd total hundreds of millions more.). Giáo dân ở Boston đã giận dữ biểu tình trước tư gia của Hồng Y Bernard Law yêu cầu ông ta từ chức. Lẽ dĩ nhiên ông ta từ chối. Nhiều giáo dân đang cổ động tín đồ không đóng tiền cho nhà thờ nữa vì không muốn tiền của mình bị lạm dụng, dùng trong các vụ bồi thường và dàn xếp này. Chuyện tai tiếng này và nhiều chuyện tai tiếng khác ở khắp nơi trên thế giới, thí dụ như chuyện một số sơ ở Rwanda bị truy tố về tội góp phần trong chính sách diệt chủng dân Tutsis, chuyện Mẹ Teresa dấu nhiều triệu đô la, tiền người ta cúng cho bà để làm việc thiện theo lời kêu gọi và quảng cáo của bà, trong ngân hàng trong khi để cho tình trạng các "cơ sở từ thiện" của bà sập sệ, thiếu thuốc men, thiếu sự chăm sóc v..v.. cho những người xấu số được "dòng tu bác ái" của bà mang về nuôi nấng, đã khiến cho quần chúng thấy rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của giáo hội và giới chăn chiên.
Nhưng nguyên nhân chính là con người trong thế giới tiến bộ Âu Mỹ đã thường ngày đối diện với những tác phẩm nghiên cứu của nhiều học giả về tôn giáo của họ, chưa kể đến những tin tức hàng ngày trên báo chí và TV, những cuộc tranh luận về tôn giáo công khai trên TV. Với những thông tin tràn ngập về mọi mặt, giáo hội không còn có thể che dấu sự thật trước đám tín đồ có ăn học được nữa. Do đó, trong những xã hội tân tiến này đã xảy ra tình trạng linh mục, nữ tu, và con chiên bỏ đạo hàng loạt, khoan kể đến việc một số đã viết sách vạch trần thực chất phi nhân của giáo hội cũng như những chuyện hoang đường, dâm ô, tục tĩu trong Thánh Kinh. Thống kê cho biết, sau vụ 11 tháng 9 tại New York, số người đi lễ nhà thờ tăng vọt từ hơn 30% đến gần 60%, nhưng chỉ vài tuần lễ sau số người đi lễ nhà thờ lại trở lại mức hơn 30%. Đó là ở Mỹ. Còn ở Âu Châu thì tình trạng thê thảm hơn nhiều.
Không còn thuyết phục được người dân trong những xã hội văn minh tiến bộ, Ca-Tô Giáo Rô-Ma cũng như Tin Lành đang mở chiến dịch đi truyền đạo ở các nước nghèo và kém mở mang, nấp sau những bình phong như "tự do tín ngưỡng" và "nhân quyền". Ở Á Châu, họ tung ra ra cái gọi là nền "thần học theo cung cách Á Châu". Riêng đối với Việt Nam, họ viết sách và bỏ tiền ra mua lương tâm của những tên trí thức dỏm viết sách viết báo xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Việt Nam, hạ thấp Phật Giáo, và đánh bóng những tên đại Việt gian như Trần Lục, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký cùng quan thầy Alexandre de Rhodes. Tin Lành thì len lỏi vào các vùng Thượng Du Bắc Việt, mang tiền ra khuyến dụ những người Thượng nghèo khổ, xúi bẩy họ đòi tự trị với quốc giáo là Ki Tô Giáo, gây xáo trộn trong xã hội Việt Nam.
Họ có thành công hay không, tất cả tùy thuộc ở trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề tôn giáo. Cái vũ khí hữu hiệu nhất để vô hiệu hóa những lý luận hoang đường của Ki Tô Giáo về vai trò cứu rỗi của Giê-su và vai trò của "hội Thánh" Ki-Tô là giáo dục để cho người dân biết rõ về những sự thực về Ki Tô Giáo. Chính quyền có nhiệm vụ đưa ra một chính sách giáo dục mở mang dân trí. Đây là cái chìa khóa để bảo vệ truyền thống và văn hóa Việt Nam.
Riêng tôi, tôi cho rằng mưu toan Ki Tô hóa Á Châu của Ca-Tô cũng như Tin Lành không thể thành công, dù họ có nấp sau những chiêu bài như "trở về với dân tộc", "góp phần vào nền văn hóa Việt Nam" qua những luận điệu của cái gọi là "thần học theo cung cách Á Châu".
Thứ nhất, thần học Ki Tô Giáo, dù mang tên gì đi chăng nữa, Á Châu hay Phi Châu, Giải phóng hay của phái nữ, cũng đều là thần học. Thần học là môn học đặt tiền đề trên sự hiện hữu của một vị Thần mà họ gọi là Thượng đế, trên sự "cứu rỗi" của Giê-su như là có thực, rồi mới tìm cách lý luận để biện giải cho những tiền đề trên. Nhưng ngày nay, những khám phá của khoa học trong nhiều bộ môn, và nhất là thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc loài người, đã dứt khoát phá đổ thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước cũng như chức năng "cứu rỗi" của Giê-su trong Tân Ước. Khi mà chuyện Adam và Eve chỉ là một huyền thoại như mọi người, kể cả các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo, đều công nhận, đặc biệt là ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca-Tô, cũng phải công nhận như vậy trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng, thì không ai còn có thể tin vào chuyện một nhân vật hoang đường, ăn một trái trên một cái cây hoang đường, trong một cái vườn hoang đường, do một ông Thượng đế hoang đường tạo ra, cho nên cả nhân loại đều bị phạt đời đời kiếp kiếp. Thời buổi này mà ông Thượng đế đó xử sự như vậy , hoặc mang con ông ấy lên thập giá đóng đinh thì ông sẽ vào ngồi đếm lịch trong nhà tù. Không có tội tổ tông thì ai cần ai cứu rỗi? Giê-su sẽ thất nghiệp vì đâu có còn ai cần đến sự cứu rỗi của ông ấy. Hơn nữa lý thuyết "chuộc tội" của giáo hội chỉ có tính cách lừa bịp, vì nếu Giê-su đã chuộc tội cho loài người bằng cách chịu "tử nạn" đóng đinh trên thập giá, thì tại sao trong 2000 năm nay con người vẫn chết, vẫn phải làm việc đầu tắt mặt tối, phái nữ vẫn mang nặng đẻ đau, như lời nguyền rủa của Thượng đế đối với loài ngươi sau khi một Adam giả tưởng ăn một trái trên một cây giả tưởng trong một vườn địa đàng giả tưởng của một ông Thượng đế giả tưởng.
Thứ nhì, người Á Đông có đầu óc thực tế, hướng về nhân bản và nhân chủ. Người Việt Nam luôn luôn hãnh diện vì mình là Con Rồng Cháu Tiên, dù đây chỉ là một huyền sử, chứ chẳng ai muốn nhận một anh Adam trong huyền thoại của dân Do Thái làm tổ tiên của mình. Nền văn hóa Á Đông cũng không thể nào phù hợp với nền văn hóa Ki Tô của các ông mắt sâu, râu rậm, mũi lõ, mắt xanh.
Thứ ba là những sự kiện lịch sử. Ai cũng biết, nhiệm vụ của tôn giáo là hướng dẫn vấn đề tinh thần, dạy đạo đức cho con người để cho con người đi vào con đường hướng Thiện. Nhưng Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, là tôn giáo loại gì mà lại đi giết người chỉ vì họ không có cùng một niềm tin với những tín đồ Ki Tô. Cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như của Tin Lành có thể biện minh cho những sắc thái cao đẹp của một tôn giáo theo đúng nghĩa là một tôn giáo được hay không? Bao nhiêu triệu người bị tra tấn, tù đầy, giết chóc, thiêu sống dưới tay của các Linh Mục Ca-Tô và Mục Sư Tin Lành? Có một cá nhân nào bị Phật Giáo, một tôn giáo mà các tín đồ Ki Tô cho là thấp kém, của ma quỉ, tra tấn, tù đầy, giết chóc và thiêu sống hay không? Tại sao Giáo Hoàng John Paul II phải đi đến các nước trong thế giới thứ ba để đã hơn 100 lần xin lỗi những quốc gia này vì những tác hại và bất hạnh mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho đất nước của ho? Tại sao Tòa Thánh phải xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với nhân loại? Tại sao các Giám Mục, Mục Sư Tin Lành phải lên tiếng xin lỗi thổ dân da đỏ ở Mỹ Châu và thổ dân ở Phi Châu và Nam Mỹ?
Những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có đầu mà không có óc lên tiếng ca tụng giáo hoàng là người can đảm, dám công khai nhận lỗi của Giáo hội trước bàn dân thiên hạ, và ăn năn thống hối. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ xin lỗi hay không xin lỗi, ăn năn thống hối hay không ăn năn thống hối. Vấn đề là ở chỗ tại sao một tôn giáo tự xưng là "mạc khải", "thánh thiện", "duy nhất", "được Thánh Linh hướng dẫn", "do Chúa Giê-su thành lập" v..v.. mà lại phạm phải những tội lỗi ác độc, tàn bạo, nhơ nhớp đối với nhân loại trong suốt 2000 năm qua với hàng trăm triệu xác chết trên bờ vai lương tâm của Giáo hội? Tại sao được Thánh Linh tuyển chọn và hướng dẫn, cùng với tín lý "Giáo hoàng không thể sai lầm" mà trong lịch sử Ca-Tô Giáo lại có những triều đại Giáo hoàng dâm loạn, tội ác tầytrời? Tại sao khi rửa tội thì có Thánh Linh vào ngự trong người mà hàng trăm linh mục lại đi hiếp dâm trẻ con, nữ tín đồ, và cả những sơ rồi bắt họ uống thuốc ngừa thai hay phá thai?
Nếu người dân được mở mang kiến thức để biết về những sự thực về Ki-Tô Giáo thì đương nhiên họ sẽ đặt những câu hỏi như trên với những nhà truyền giáo trước khi họ chấp nhận những luận điệu mê hoặc của những người đi truyền giáo nhưng không bao giờ đọc kỹ Thánh Kinh hoặc không bao giờ biết rõ về lịch sử của chính tôn giáo họ. Robert W. Funk cũng chủ trương phải đặt vấn đề với Ki Tô Giáo, xét đến những sự kiện trong lịch sử Ki Tô Giáo. Ông viết, Ibid., p. 199:
Từ nay trở đi, chúng ta phải luôn luôn hỏi rằng, truyền thống Ki Tô Giáo có cái gì để dạy chúng ta, và nếu có, thì đó là cái gì. Chúng ta không còn trao khoán cho Ki Tô Giáo một sự đồng ý trước, như là một phần của sự mua bán, mà không xác định những điều chúng ta chấp nhận là những cái gì. 5
Tôi thành thực mong rằng, một ngày nào đó, người dân Việt Nam sẽ biết đến, không nhiều thì ít, qua những tác phẩm thuộc loại nghiên cứu của Giao Điểm, Trần Văn Kha, Lê Trọng Văn, Cao Huy Thuần, Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Mạnh Quang, Charlie Nguyễn, Nguyên Vũ v..v.., những sự thật trong lịch sử Ki Tô Giáo cũng như những sai lầm, mâu thuẫn, và những chuyện phi luân, dâm ô, ác độc có đầy trong Thánh Kinh. Ngoài ra họ cũng nên có một kiến thức tối thiểu về những tiến bộ của khoa học, nhất là về vũ trụ học và nhân chủng học. Chỉ có như vậy họ mới có thể tránh được cái thòng lọng mà Ki Tô Giáo luôn luôn dùng mọi thủ đoạn để xiết vào cổ họ.
Chú Thích - Kết Luận
1. Frederick Heese Eaton, Scandalous Saints, p. 214: Jesus repeatedly admonished his disciples to love one another, and even to love their enemies. (John 13:35; Matthew 5:44) Yet when a non-Jewish woman begged him to heal her daughter, Jesus told her, "It is not fit to take the children (of Israel's) bread and to cast it to dogs." (Matthew 15:26) In other words he said, "You non-Jews are dogs. Why should I do anything for you?" How would you like to have Jesus call you a dog? Calling people dog who were not Jews is hardly an expression of love. Jesus was insolent, arrogant and conceited in calling this woman a dog. So in actual practice, Jesus the Saint was not so saintly after all. The facts show that Jesus actually hated those who were not Jews.
Saint Paul writes, allegedly under inspiration of God, "Jesus Christ the same yesterday, and today, and for ever." (Hebrew 13:8) So if you were planning to go to heaven to be with the loving Jesus, and you are not a Jew, you had better think it over again.)
2. John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 21,24: Are we drawn to a Lord who would destroy a herd of pigs in order to exorcise a demon? Are we impressed when the one we call Lord curses a fig tree because it did not bear fruit out of season?...
A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.
3. Wilson, A. A., Jesus: A Life, Preface: Like all Christians, I was aware that my religion claimed to be rooted in history. There were certains stories, which verifiable dates attached to them, on which my faith was founded. But I did not become a Christian because I believed those stories. I became a Christian as an infant when I was baptized. Year by year, at the great festivals of the Christian Church, I heard these historical claims rehearsed. But even then, I absorbed the stories because they were powerful in themselves, and not because I had tested them by means of historical analysis. So, at Christmas, I heard that the Angel Gabriel went to a town called Nazareth and told Mary that she was going to give birth to a baby, and she was to call him Jesus, the Saviour. Without having sexual intercourse with a man, Mary gave birth to the boy, not in Nazareth, but in the town of Bethlehem. Mary gave birth to Jesus in a stable, because there was no room for her and her fiancé, Joseph, in the inn. The birth was heralded by angels; and Mary had laid the little child in a manger, the Holy Family was visited by shepherds and by wise men from the East, who had been led there by a star.
This story had been taken hold of my imagination long before I ever studied history at school. So powerful was it that I would not readily subject it to the ordinary processes of historical analysis.. I continued, however, to suppose that it was a story with a real historical setting. The Gospel according to Luke dates it most specifically to a time when Ceasar Augustus required that everyone in the Roman Empire should take part in a census. It happened at the time when Quirinius was governor of Syria (Luke 2: 2). Herod was King of Judea at the time (Matthew 2: 1). This would seem to place the birth of Jesus very accurately, until you discover that Herod died four years before the Common Era began, and that Quirinius was not the Governor of Syria during the reign of Herod. No historian of the Roman Empire makes any mention of a universal census during the reign of Emperor Augustus...
The story of the baby being born in a stable at Bethlehem because there was no room for him at the inn is one of the most powerful myths ever given to the human race. A myth, however, is what it is. Even if we insist on taking every word of the Bible as literally true, we shall still not be able to find there the myth of Jesus being born in a stable. None of the Gospels state that he was born in a stable, and nearly all the details of the nativity scenes which have inspired great artists, and delighted generations of churhgoers on Christmas Eve, stem neither from history nor from Scripture, but from folk-lore. Once we go into the matter, we discover that the real Jesus, the Jesus of History, is extremely unlikely to have been born in Bethlehem. It is much more probable that he was born in Galilee, where he grew up.
4. Wilson, Colin, Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors, pp. 18-25: The only messiah of that period who is remembered today was called Joshua, better known by the Greek form of his name, Jesus... Study of the scriptures had led him to believe the world would end within the lifetime of people then alive; there would be wars, famines, and earthquakes, and the dead would be brought back to life. The sun would be turned to darkness and the moon to blood, and the stars would fall from the sky.
The message by which we remember Jesus – love one’s neighbor and do to others as you’d have them do unto you – was already a part of the Jewish tradition. More than a thousand years of oppression – the Jews had been enslaved by the pharaoh Rameses II as long ago as 1250 B.C. – had developed a spirit of pacifism and submission to the will of God; so Jesus’s injunction to love your enemy was merely a restatement of the Mosaic teaching...
...One of the most fundamental beliefs of Judaism was that the sufferings of the Jews were caused by the sin of their forefather Adam. Paul announced that this “original sin” had been canceled out by the death of Jesus on the cross, so that anyone who became a Christian was now redeemed...
Before 100 A.D. it was clear to everyone that Jesus’ prophecy was not going to be fulfilled. But by that time, Christianity had became widespread that this made no difference. The expectation of the end of the world was now transferred to the Millennium itself – the year 1000 A.D. – and the word Millennium became a synonym for the Day of Judgement. Christianity achieved its greatest triumph so far on 313 A.D. when the Emperor Constantine – as blodthirsty and vicious a maniac as many of the Roman emperors – declared it the official religion of the empire...
How did these “messiahs” become so powerful? To begin with, all of them had the gift of preaching. But it was more than that. As we have seen, the Christian Church, which began as as poor and persecuted organization whose leaders were thrown to the lions, suddenly became the official religion of Rome in 313 A.D., under the Emperor Constantine.
As soon as they gained power, the Christians began to behave far worse than their enemies, destroying pagan temples, burning heretics, and squabbling among themselves. In effect, the Church became the supreme dictator. And the poor, ordered to go to church every Sunday, groaning under heavy taxes, and forced to pay to have their sins forgiven, became increasingly disenchanted with their spiritual masters. But there was nothing they could do; the Church exerted the same iron grip as the Nazis in Germany or the Communists in Stalin’s Russia.
5. Funk, Robert W., Honest to Jesus, p. 299: From now on we must always ask whether the Christian tradition has something to teach us and, if it does, what that something is. We can no longer give Christianity prior consent without determining what we are embracing as part of the bargain.
PHỤ LỤC _________________________
THÁNH ĐA-VÍT (DAVID) LÀ AI?
Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Chứng Nhân Hi Vọng, trg. 30: "Nơi Đavit, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra đấng Messia.."
Đức Ông Trần Văn Khả, Trần Lục, trg. 269: “Chúa Giêsu là dòng dõi Vua Đa-vít, mà Thánh Giuse (cha nuôi Của Giê-su. TCN) là một thành phần (Matthew 1:16). “
Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trg. 66: "Lạy ông Thánh Goakim là đấng rất sang trọng về dòng dõi vua David." (Trích dẫn từ Kinh cầu ông Thánh Gioakim của Công Giáo); "Lạy bà Thánh Anna là mẹ Nữ Vương...Bà là đấng sang trọng bởi dòng vua David." (Trích dẫn từ Kinh Cầu Bà Thánh Anna của Công Giáo); trg. 73: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David." (Trích dẫn từ Kinh Nhựt Khóa của Công Giáo).
Đọc những đoạn trên, chắc hẳn ai cũng phải nghĩ rằng nhân vật David phải đặc biệt lắm nên Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Đức Ông Trần Văn Khả mới hãnh diện khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi vua David, và giáo dân Việt Nam mới ca tụng bố mẹ bà Maria của họ là "sang trọng bởi dòng vua David", dù rằng trong Thánh Kinh không có chỗ nào nói là họ là hậu duệ của David, coi đời sống hiện tại của họ là đời sống của muông chim cầm thú đáng khinh dễ, và cầu nguyện sau khi chết được về cùng vua David thay vì về gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ v..v.. Tôi thành thực mong cho họ được toại nguyện, chỉ khuyên có một điều: hãy đi học tiếng Do Thái trước khi chết, vì cả Chúa Giê-su lẫn vua David đều không biết tiếng Việt. Thật ra thì thuở đó Thiên Chúa trong Thánh Kinh không biết rằng quả đất tròn, cho nên không biết đến một nửa địa cầu, không biết có dân Việt trong nửa địa cầu này hay không. Và dù có biết đến đi chăng nữa, thì cách đây mấy ngàn năm, Việt Nam ta chưa mở "cua" VSL: "Tiếng Việt Như Là Ngoại Ngữ Thứ Hai" (Vietnamese as a Second Language). Ngoài ra, họ cũng nên biết rằng, Thánh Kinh đã viết rõ, Matthew 22: 14: "Vì nhiều người được ơn kêu gọi, nhưng chỉ có ít người được chọn" (For many are called, but few are chosen) và Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng đã viết rõ trong cuốn Chứng Nhân Hi Vọng: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” Vậy xác suất (probability) của sự về quê hiệp cùng Vua David của họ sau khi chết thật là nhỏ và không tính trước được, vì mọi công trạng để dụ hay cưỡng bách người khác vào đạo, mọi cầu nguyện đều vô ích, tất cả chỉ tùy thuộc hứng của Chúa (ít người được chọn) và lòng từ bi (sic) của Chúa mà thôi.
Để giúp cho giáo dân Việt Nam cũng như những "Kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo" (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, trg. 9: Toàn Niên Kinh Nguyện Bùi Chu - trang 325) biết, và nếu đã biết rồi thì biết rõ hơn, về nhân vật David, tôi xin viết một bài về vua David để cho chúng ta cùng thưởng thức cái hay của Thánh Kinh.
Chuyện vua David "thánh thiện" của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nằm trong Thánh Kinh, Cựu Ước, phẩm 1 Samuel và 2 Samuel. Thường thì chúng ta chỉ biết đến câu chuyện quen thuộc "hay nhất" và "xác thực nhất" về vua David: đó là cậu bé David đã đánh bại người khổng lồ Goliath cao 2 mét 75, đang mặc áo giáp đồng và đội mũ đồng, bằng cách dùng cái ná và viên sỏi bắn vào trán Goliath. Quý độc giả và tôi đều đã coi nhiều phim về những chuyện trong Thánh Kinh và đều đã thấy các chiến sĩ đội mũ đồng che phủ trán xuống tận chân mày, có phải như vậy không? Vậy chúng ta có thể đoán rằng, trước khi dùng cái ná bắn chim của trẻ con để bắn chết Goliath, David chắc hẳn đã phải leo lên người Goliath, trật cái mũ của hắn cho hở lộ trán ra, rồi mới lui lại dùng ná bắn sỏi vào trán Goliath. Mới nghe thì câu chuyện có vẻ hoang đường, nhưng Chúa đã ở cùng David nên không có gì mà David không làm được. Thật vậy, trước khi giao chiến cùng Goliath, David đã tuyên bố: "Hôm nay Chúa giao mạng ông cho tôi. Tôi sẽ đánh ông ngã, chặt lấy đầu... Khi Chúa cứu giúp, Ngài không cần đến gươm giáo, vì Ngài là Chúa của chiến trường.." (1 Samuel 17: 46-47). Vậy trước khi đánh nhau với Goliath, David đã biết là mình sẽ thắng, vì thực ra là Chúa đánh nhau với Goliath chứ không phải là David. Những chuyện lẩm cẩm như vậy có đầy dãy trong cuốn sách được gọi là "Thánh Kinh". Chắc chắn là Chúa cũng đã ở cùng ông Nguyễn Văn Thuận, nếu không làm sao ông ta lên được chức Hồng Y. Trước đây, khi ông còn ở trong nhà tù CS thì chắc Chúa chưa ở cùng ông, bởi vì nếu Chúa ở cùng ông thì ông thừa sức đánh bại mấy tên quản giáo để tự giải phóng cái thân tù tội của mình.
Nhưng không phải tiểu sử David chỉ có một chuyện giải trí cho trẻ con như vậy, khi đầu óc chúng chưa phát triển, mở mang, và được bố mẹ bắt phải đi học các lớp dạy Thánh Kinh vào sáng Chủ Nhật ở nhà thờ, mà còn nhiều chuyện hấp dẫn khác. Những chuyện hấp dẫn này mới chính là những chuyện đáng nói trong cuộc đời của David. Điều lạ là những chuyện hấp dẫn này lại chẳng bao giờ được kể, hay giảng dạy, trong nhà thờ. Nếu các linh mục, mục sư không kể thì tôi đành phải gánh vác nhiệm vụ này, và lẽ dĩ nhiên, tôi xin kể miễn phí. Sau đây chỉ là tóm tắt những chuyện về David được ghi trong Thánh Kinh. Những chuyện này dành cho những người trên 18 tuổi trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ mà Ki-Tô Giáo đủ loại là những lực lượng chỉ đạo tinh thần và đạo đức, những người được hưởng quyền hợp pháp tự do xem và thưởng thức những loại phim từ 1X đến 3X.
Thuở đó, vua của Israel là Saul. Ông có người con gái tên là Michal. David là một sĩ quan chỉ huy trong quân đội của Saul, lập được nhiều chiến công, và nổi tiếng là "anh hùng dân tộc" vì trước khi được Saul thu dụng đã dùng một cái ná bắn chim của trẻ con để bắn lủng trán người khổng lồ Goliath đang đội mũ đồng. Do đó Michal đem lòng "mết" David (1 Samuel 18:20). Nhưng Saul lại không lấy gì làm hài lòng, vì trước Saul vẫn được dân chúng ca tụng chiến công của mình. Nhưng nay, dân chúng hạ ông vua xuống hàng thứ hai. Họ, nhất là các phụ nữ, nhảy múa và ca hát: "Saul đã giết cả ngàn địch quân, nhưng David lại giết cả vạn" Điều này làm Saul nổi giận và từ đó thường nhìn David với đôi mắt hằn học (1 Samuel 18: 7-9).
David thường hầu cận bên Saul và gảy đàn cho Saul nghe. Một hôm, đang khi gảy thì Saul phóng một cây lao định ghim David vào tường, nhưng David tránh được hai lần như thế (1 Samuel 18: 11) vì Chúa ở cùng David. Saul không cho David hầu cận mình nữa, giáng chức David và chỉ cho chỉ huy 1000 binh sĩ (1 Samuel 18: 13). David thành công trong mọi việc vì Chúa ở với ông (1 Samuel 18: 14).
Chúng ta đã biết, con gái Saul là Michal đã đem lòng yêu David. Saul bèn gả Michal cho David, nhưng không phải vì thương con, muốn cho con có hạnh phúc, mà để "Gả con cho hắn để dùng con ta hại hắn, như vậy hắn dễ bị người Philistines giết hơn" (1 Samuel 18: 21). Điều kiện của Saul gả Michal cho David là: phải đi đánh kẻ thù của Saul là dân Philistines, và đồ sính lễ của David là 100 miếng da ở đầu dương vật của người Philistines (Thánh Kinh tiếng Việt viết là "dương bì") (1 Samuel 18: 25). [Chúng ta biết rằng, trong giao ước của Chúa với Abraham, Thánh tổ phụ của các đạo Chúa, có một điều kiện: mọi người Nam sau khi sinh ra được 8 ngày đều phải chịu phép "cắt bì" nghĩa là hớt đi miếng da ở đầu dương vật, nếu không thì ô-tô-ma-tic bị loại ra khỏi dân Chúa. Chúng ta cũng biết, "dương bì" của Chúa Giê-su đã được cùng lúc thờ phụng tại nhiều nơi trên thế giới.]
Vì Chúa ở cùng David nên ông chấp nhận điều kiện của Saul ngay và Chúa đã giúp ông mang về cho Saul không phải là 100 mà là 200 "dương bì" của dân Philistines để làm đồ sính lễ cưới Michal. Biết rõ là Chúa ở cùng David nên Saul càng sợ và căm thù David (1 Samuel 18: 28-29).
Một hôm, David đang gảy đàn cho Saul nghe (Thánh kinh không nói rõ khi nào thì Saul phục hồi chức vị hầu cận và gảy đàn cho vua nghe của David), Saul lại phóng lao định ghim David vào tường. Nhưng lẽ dĩ nhiên, David lại tránh khỏi vì Chúa ở cùng ông, và chạy thoát thân trong đêm tối về nhà(1 Samuel 19: 9-10). Đọc đoạn trên trong Thánh Kinh, chúng ta phải hiểu là Saul, vua của dân Israel, muốn giết David, chỉ có cách duy nhất là phóng lao vào David khi David ngồi gảy đàn một mình cho Saul nghe. Saul không hề có vạn quân dưới trướng, hay cận vệ, hay lính canh gác v..v.. để có thể sai bắt David và giết đi nếu muốn. Nhưng "nghệ thuật" đọc Thánh Kinh của chúng ta là để tin chứ không phải để suy luận vớ vẩn, xem nó đúng hay sai, có hợp lý hay không v..v... Trong Ca Tô Giáo, dùng đến lý trí để suy luận là một tội nặng, vì phần lớn những suy luận đều ngược với những điều "giáo hội dạy rằng". Giáo hội dạy: "hãy quên mình trong vâng phục". Như vậy đầu óc của con người là thừa, giống như những con chiên, người chăn chiên lùa đi đâu thì phải đi đó.
Thế rồi Vua Saul sai quân đến nhà David để bắt đem đi xử tử. Nhờ có vợ là Michal thòng một cái giây qua cửa sổ lúc đêm tối cho nên David tuột xuống trốn thoát (1 Samuel 19: 11,12).
Thánh David chạy trốn đến nhà người bảo trợ là nhà tiên tri Samuel ở Ramah. Biết tin này Saul sai quân đến bắt nhưng cả ba lần quân sĩ đều phải quay trở về vì khi đến nơi thì đoàn quân bị thôi miên rồi nhảy múa ca hát nói những lời tiên tri lảm nhảm như Samuel (1 Samuel 19: 20,21).
Saul bèn đích thân đi đến Ramah để bắt David. Nhưng khi đến nơi, chính Saul cũng bị thôi miên đến độ tự mình lột hết quần áo, trần truồng nằm trên đất suốt một ngày một đêm. Do đó David lại trốn thoát. (1 Samuel 19: 24).
Đến đây chắc các độc giả sẽ cho rằng những chuyện quanh quẩn lẩm cẩm như vậy thì có gì hay mà phải kể. Xin quý vị hãy yên tâm, những đoạn hấp dẫn còn chưa tới. Trên đây mới chỉ là phần mở đầu. Trước khi kể tiếp chuyện ông Thánh David, tôi cần phải nói là, đọc Thánh Kinh là một nghệ thuật và phải có đầu óc suy luận. Bởi vì những cái hay trong Thánh Kinh thường không được viết thẳng ra mà chứa nhiều uẩn hàm (implication). Thí dụ, Thánh Kinh không viết thẳng ra rằng bà Mary đã sinh nở ít ra là 7 lần mà chỉ viết khéo là: "đây có phải là 4 em trai và các (ít nhất là 2) em gái của Giê-su hay không?". Câu này uẩn hàm bà Mary đã sinh nở ít ra là 7 lần với Giê-su là đứa con đầu lòng. Trong chuyện về Thánh David chúng ta cũng phải "nhìn vào giữa các hàng chữ" mới có thể hiểu hết ý của những tác giả viết Thánh Kinh.
Trở lại chuyện Thánh David. Vì Saul vẫn tìm cách đuổi bắt David nên sau khi Samuel chết, David tụ tập một đám lâu la khoảng 600 người và đi vào vùng đồi núi hoang dã Carmel, sống ngoài vòng pháp luật (outlaws), nói nôm na là làm nghề ăn cướp. Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tư cách của David.
Gần vùng David và lâu la tụ tập có một phú hào rất giầu có tên là Nabal, có tới 3000 con cừu và 1000 con dê. Ông ta có bà vợ khôn ngoan và xinh đẹp tên là Abigail. David sai 10 tên lâu la đến "bắt địa" Nabal một các rất lịch sự như sau, nhân danh David: "David vẫn bảo vệ tài sản của Nabal, không đụng chạm gì tới những đầy tớ của Nabal, không tơ hào gì đến của cải của Nabal, vậy xin Nabal hãy cung cấp một ít súc vật và thức ăn thức uống cho tập đoàn của David" (1 Samuel 25: 5-8).
Chúng ta đã biết, trong các thành phố lớn ở Mỹ, có nhiều thương gia cũng được Mafia chiếu cố một cách tương tự, nói là để bảo vệ thương vụ của họ, nhưng thực chất là tống tiền. Ở Quận Cam, trong cộng đồng người Việt trước đây cũng đã xảy ra chuyện này, không biết bây giờ còn hay không.
Nabal là người cứng đầu, coi David không ra gì, hỏi "Đứa nào là David? và đứa nào là con của Jesse? (bố David)" (Who is David?, and who is the son of Jesse?), rồi từ chối lời yêu cầu của David. Các sứ giả của David quay về và phúc trình sự việc lên David. David nổi giận truyền lệnh cho lâu la: "mọi người hãy đeo gươm vào" và David cũng tự mình đeo gươm, rồi cả đoàn 400 người tiến đến "hỏi tội" Nabal, để lại 200 người giữ hậu cứ. (1 Samuel 25: 13), định giết sạch cả nhà Nabal, không tha một người đàn ông nào hết (1 Samuel 25: 22).
Có người nói cho Abigail biết chuyện, Abigail biết là Nabal đã gây họa vì từ chối không cung cấp thức ăn, nước uống và bánh trái cho một tên tướng cướp nổi tiếng trong vùng. Bà ta bèn vội vàng lấy 200 ổ bánh mì, 2 bầu rượu, 5 con cừu quay, 2 giạ hạt rang, 200 bánh trái vả, chất lên lưng lừa đi đến gặp David, kể tội chồng là người thô lỗ, ngu ngốc, xin David tha cho chồng rồi dâng cho David những phẩm vật mang theo (1 Samuel 25: 23-28). David nhận phẩm vật và chấp thuận thỉnh cầu của Abigail.
Abigail trở về nhà, khi đó Nabal đang tiệc tùng say sưa. Sáng hôm sau Abigail mới kể cho Nabal mọi việc. 10 ngày sau, Thượng đế vật Nabal chết. (1 Samuel 25: 38). Thánh Kinh viết là "struck" nghĩa là "đánh" nhưng tôi dịch là "vật" để phù hợp với quan niệm của người Việt Nam: "Trời đánh, Thánh vật." Nghe tin Nabal chết, David sai người đến nói muốn cưới Abigail làm vợ. Abigail vội vàng lên lưng lừa (Abigail rose in haste and rode on a donkey), mang theo 5 người hầu, về làm vợ Thánh David (1 Samuel 25: 42).
Đọc đoạn này trong Thánh Kinh, tôi cố vận dụng đầu óc mà vẫn không thể hiểu tại sao "Đức Thánh Cha của chúng ta ở trên Trời" (Our Holy Father in heaven) lại vật chết Nabal. Theo như lời tố khổ của Abigail thì chồng bà ta, Nabal, là người thô lỗ, ngu ngốc. Nhưng thô lỗ và ngu ngốc có phải là một tội để cho Thiên Chúa trừng phạt hay không? Ngoài ra, Nabal chỉ có cái tội duy nhất là tiếc của, không chịu đóng hụi chết cho tên tướng cướp David, và đây là quyền của ông ta. Suy đi nghĩ lại tôi thấy luận điệu thần học của ông Hồng Y Nguyễn Văn Thuận quả là có lý: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” "Mầu nhiệm Thiên Chúa" đã vì lòng "từ bi" (sic) mà chọn David, cho nên Thiên Chúa đã vật Nabal chết để tạo cơ hội cho David hưởng, và Thiên Chúa cũng được hưởng chung, vì Thiên Chúa luôn luôn ở cùng David, hương sắc của một bông hoa thuộc loại "cũ người mới ta".
Nhưng đây chỉ là những suy tư trong cái đầu óc thuộc loại "vô thần" của tôi. Tôi hi vọng được nghe lời giải thích của giới chăn chiên Ki Tô Giáo về hành động của Thiên Chúa ở trên. Đừng có mang cái luận điệu bán khai: "đầu óc con người không thể hiểu được những ý định và việc làm của Thiên Chúa" ra nói với tôi, tôi không bao giờ chấp nhận một lối giải thích có tính cách mạ lị đầu óc con người như vậy.
Nhưng đối với giới nghiên cứu Thánh Kinh thì chuyện về David và Abigail ở trên đã gây không ít thắc mắc cho họ và họ đã tìm các giải thích một cách hợp lý. Chúng ta hãy nghe lời bình luận của Frederick Heese Eaton trong cuốn Scandalous Saints, trang 143-144, như sau:
Nếu Thượng đế vật chết Nabal vì Nabal đã gây bất hòa với David thì tại sao ông ta không vật chết Saul vì ông vua này đã nhiều lần định giết David vì ganh tị? Israel thời đó có đầy những tội phạm đủ loại sao Thượng đế không vật chết họ? Thế giới ngày nay cũng đầy những tội phạm, và Thượng đế cũng chẳng vật chết họ, như tất cả chúng ta đều quan sát thấy như vậy. Vậy tại sao Thượng đế lại chọn riêng Nabal để mà vật chết? Câu viết trong Thánh Kinh không phù hợp với các sự kiện.
Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa, điều xảy ra là David đã cung cấp cho Abigail một loại thuốc độc nào đó để Abigail đầu độc Nabal. Thánh Abigail chờ 10 ngày sau mới hành động nên tội ác của bà không hiển nhiên. Vậy chính Abigail đã giết Nabal, người mà David ghét, và che đậy vết tích bằng cách nói với kẻ hầu người hạ là Thượng đế đã vật chết Nabal vì cách đối xử của Nabal đối với David. Những nô lệ của Nabal ghét Nabal vì ông ta là người khó tính, cho nên họ tin lời Abigail. Do đó Thánh Abigail và Thánh David đã thoát tội vì thời đó không có những người khám nghiệm tử thi để điều tra những cái chết đáng nghi ngờ.
Ngay sau khi Nabal chết, Abigail đã trở thành vợ của David. Điều này đã được xếp đặt quá kỹ càng chứ chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên.
(If God smote Nabal dead because he had a disagreement with David, why didn't God smite King Saul dead because he tried to kill David out of envy? Israel of that day was full of all sorts of criminals, and God didn't smite them dead. The world today is also full of criminals, and God doen't smite them dead, as we all know from observation. Why, then, would God single out Nabal to smite him dead?
This statement in the Bible doesn't hold up in the light of the facts.
Therefore what undoubtedly happened was, that Saint David gave Abigail some poison to put in her husband Nabal's food. Saint Abigail waited ten days before slipping Nabal the death cup so her crime would be less apparent. Then it was that she killed Nabal, whom David hated, and covered her tracks by telling her servants that God had struck her husband dead because the way of the way he had treated Saint David. The slaves hated her husband too because he was a difficult man to work for, so they were not about to disagree with Abigail. So Saint Abigail and Saint David got away with their crim because there were not coroners in Israel to investigate suspicious deaths.
Immediately after Nabal her husband was dead, Abigail became David's wife. This was all to well arranged to be a coincidence.)
Kể ra cách giải thích trên cũng có lý, nhưng đó là cách giải thích khoa học, dựa trên những sự kiện. Còn cách giải thích thần học thì chúng ta phải tin tất cả đều do "mầu nhiệm Thiên Chúa", Thiên Chúa của ông Nguyễn Văn Thuận.
Chuyện Thánh David còn dài, nhưng tôi xin lướt qua vài đoạn để đi đến câu chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, "thánh thiện" nhất trong cuộc đời của Thánh David: chuyện Thánh David và Thánh Bathsheba.
Sau khi Vua Saul và vài người con trai chết trong trận chiến với dân Philistines, David trở về Israel và về bộ lạc Judah của ông khi trước. Nơi đây ông xưng vua. Một người con của Saul, Ishbosheth, cũng xưng vua ở một vùng khác trong Israel. Nội chiến xảy ra trong nhiều năm. Sau cùng, Ishbosheth bị bội phản nên David lên làm vua cả 12 bộ lạc của Israel. Trước khi lấy Abigail, David còn có một người vợ khác là Ahinoam. Nay lên làm vua ông đòi lại được người vợ đầu tiên là Michal, vì trong khi ông chạy trốn thì Vua Saul đã đem Michal gả cho một người khác. Ngoài ra, David còn có nhiều vợ khác nữa và không ít nàng hầu v..v..
Dinh của David ở Jerusalem. Một hôm, vào buổi chiều, David đi ở trên sân thượng của Dinh. Từ đó ông nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đang tắm. (Tôi đoán chừng khoảng cách giữa người đàn bà đang tắm và David phải gần lắm cho nên David mới thấy rõ nhan sắc của bà ta. Quá 100m thì khó mà có thể thấy mặt mũi một người rõ ràng trừ phi David có một cái ống nhòm. TCN). Thánh David bèn cho người đi hỏi xem bà ta là ai? Thuộc hạ về nói: "Đó là Bathsheba, con gái Eliam, vợ của Uriah. (2 Samuel 11: 2,3).
Thánh David chẳng cần biết Bathsheba là vợ ai, ông cho người triệu Bathsheba vào cung và "hiệp thông" với bà ta. (2 Samuel 11: 4).
Chồng Bathsheba là Uriah, một sĩ quan trong quân đội của David, và đang đánh nhau ở tiền tuyến. Do đó, David tự do đi lại với Bathsheba mà chẳng còn phải e ngại gì.
Đến một hôm Bathsheba báo cho David biết là bà ta đã có mang. Chồng đi vắng mà lại có mang. Giải quyết làm sao đây. Thiên Chúa ở cùng David nên David nghĩ ra một kế. Hắn truyền lệnh cho Joab, tướng chỉ huy ở tiền tuyến, phái Uriah về để cho David hỏi hắn về tình hình quân sự, quân sĩ ngoài tiền tuyến. Hỏi xong rồi, David bảo Uriah hãy trở về nhà với vợ, và ban cho Uriah rượu và thức ăn. Thánh David tính rằng, xa vợ lâu ngày, thế nào Uriah chẳng ngủ với vợ đêm đó. Thế là mọi việc sẽ giải quyết xong, vì cái bầu của Bathsheba bây giờ là do Uriah làm ra. Nhưng Uriah lại là người yêu nước bậc nhất, có tinh thần trách nhiệm bậc nhất, có lương tâm bậc nhất, và cũng là kẻ khùng bậc nhất, không chịu về nhà ngủ với vợ đã xa lâu ngày, mà lại ngủ với đám cận vệ của David ngay ngoài cửa Dinh. Biết chuyện này, David gọi Uriah vào hỏi: "Có phải là ngươi xa nhà đã lâu mới trở về, sao không trở về nhà? (2 Samuel 11: 10). Uriah trả lời: "Tướng Joab của tôi và các quân sĩ đang ngủ trong lều, cắm ở ngoài đồng. Làm sao tôi có thể về nhà ăn uống phả phê và ngủ với vợ. Tôi chẳng bao giờ làm chuyện này." David ra lệnh cho Uriah: "Hãy ở lại đây thêm ngày nay và ngày mai rồi hãy trở lại tiền tuyến". Rồi David cho gọi Uriah vào, ăn uống cùng Uriah, và chuốc rượu cho Uriah say. Nhưng đêm đó Uriah vẫn không trở về nhà với vợ. (2 Samuel 11: 13).
Sáng hôm sau, David ra lệnh cho Uriah trở về tiền tuyến, mang theo một mật hàm cho tướng chỉ huy ngoài đó là Joab. Trong thư, David ra lệnh cho Joab: "Hãy phái Uriah đến chỗ mặt trận nặng nhất rồi rút lui, để mình hắn đối phó và có thể bị chết" (2 Samuel 11: 15: Set Uriah in the forefront of the hottest battle, and retreat from him, and he may be struck down and die.)
David tính không sai, quả nhiên Uriah bị chết ngoài mặt trận, do sự phản bội của tướng Joab, theo lệnh của David. Khi nghe tin Uriah chết, Bathsheba than khóc chồng. Than khóc xong (Thánh Kinh tiếng Việt dịch "when her mourning was over là "hết cư tang") bà về làm vợ của David. Cư tang bao lâu? Không ai biết. Nhưng chắc chắn là không lâu, vì Thánh Kinh viết là "Bathsheba về làm vợ David (khi đã mang bầu. TCN) và sinh một đứa con" (2 Samuel 11: 27). Như vậy chúng ta có thể đoán rằng chắc thời gian cư tang vào khoảng 1 giờ, 2 giờ hay 1 ngày, 2 ngày gì đó, giống như Abigail, sau khi chồng chết, vội vã về làm vợ David.
Đại khái chuyện Thánh David chỉ có vậy. Tôi xin để quý độc giả tự mình đánh giá đạo đức của nhân vật David trong Thánh Kinh, một nhân vật mà Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng như Đức Ông Trần Văn Khả đều khoe rằng Chúa Giê-su của các ông ấy thuộc dòng dõi của một "ông vua nổi danh rất đã sinh ra đấng Messiah", một nhân vật mà tín đồ Ca-Tô Việt Nam thường ngày tụng Kinh Nhật Khóa cầu mong mau "được về quê thật hiệp với Vua David."
Chắc phần lớn chúng ta sẽ lên án David là kẻ vô đạo đức, lạm dụng quyền thế, mưu mô giết Uriah để cướp Bathsheba. Nhưng có thật là David cướp vợ của Uriah hay không? Đọc kỹ Thánh Kinh, những điều uẩn hàm trong Thánh Kinh, chúng ta có thể thấy rằng Bathsheba cũng giữ một vai trò quan trọng, có khi còn là chủ chốt, trong cái chết của ông chồng Uriah.
Quý vị có bao giờ thấy một người đàn bà hàng xóm tắm truồng ở ngoài sân để cho quí vị nhìn thấy không? Có thể quý vị may mắn hơn tôi chứ riêng tôi, tôi chưa bao giờ thấy như vậy. Tại sao Bathsheba lại tắm truồng ở một nơi mà bà ta biết chắc là David có thể nhìn thấy từ sân thượng dinh của ông ta? Nếu David nhìn thấy bà thì tất nhiên Bà cũng phải nhìn thấy David. Phải chăng bà đã nhiều lần nhìn thấy David ở trên sân thượng, thấy vóc dáng oai hùng của ông Vua mà khi xưa đã đánh bại người khổng lồ, vả lại cũng thừa biết tính nết của David, tính nết mà cả nước đều biết, nên đã lập kế hoạch để chiêu dụ David?
Xa chồng đã lâu, rồi lại thấy ông Vua hấp dẫn hơn một anh sĩ quan quèn trong quân đội, không biết sống chết ngày nào, nên rất có thể Bathsheba đã có kế hoạch đưa David vào bẫy. Cả nước đã biết David là người hiếu sắc, có nhiều vợ và cung tần mỹ nữ, thêm một người có sao đâu. Do đó, theo như tôi suy đoán thì Bathsheba đã thành công trong mưu toan của mình và do đó, phải đồng gánh trách nhiệm về cái chết của Uriah.
Thánh Kinh kể rằng việc làm trên của David không làm cho Thượng đế hài lòng. Nhưng Ngài cũng chỉ sai Nathan đến dạy cho David một bài học về luân lý qua một câu chuyện dụ ngôn. Dạy luân lý cho David thì cũng giống như nước đổ đầu vịt, vì những đoạn tiếp theo trong Thánh Kinh về David cũng chẳng có gì đạo đức hơn. Chỉ có chuyện ông ta làm vài bài thơ, được gọi là Thánh Vịnh hay Thi Thiên, vò đầu bứt tai xưng tội cùng Thượng đế, như chúng ta đã thấy trong bài Thánh Vịnh 51 mà tôi đã nêu trong chương I, trang 44, trích dẫn từ Thánh Kinh.
Tôi không hiểu tại sao những người như Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Đức Ông Trần Văn Khả, lại có thể viết những câu ca tụng Thánh David như trên. Tôi cũng không hiểu tại sao trong kinh nhật khóa của Ca-Tô Giáo lại có những câu ca tụng Thánh David cũng như cầu mong được về quê thật hiệp cùng vua David? Quý vị lãnh đạo tôn giáo trên đọc Thánh Kinh kiểu gì, hay đó chỉ là nhắc lại những điều đã được nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ. Phần chắc là các tín đồ Ca-Tô Việt Nam chỉ đọc những bản kinh mà các bậc "lãnh đạo tinh thần" của họ đã viết bậy viết bạ ra để giam họ vào trong vòng mê tín, chứ chính họ thì không bao giờ đọc đến Thánh Kinh, nên chẳng bao giờ biết đến sự thật. Tôi tin chắc rằng họ không hề biết David là ai. "Bề trên" dạy đọc thì cứ đọc, chứ không ngờ thực chất của David chỉ là một tên tướng cướp, một bạo chúa, hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát. Thật là tội nghiệp cho cả người chăn chiên lẫn con chiên.
------- HẾT------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét