Bài viết trích từ cuốn sách “Phong cách PR chuyên nghiệp”.
Để tìm thêm thông tin về thông cáo báo chí hoặc tổ chức họp báo, Kỹ
năng xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông. Quý độc giả có thể tìm
mua sách tại hệ thống nhà sách Phương Nam, Nguyễn Thị Minh Khai…
Tác giả cuốn sách "Phong cách PR chuyên nghiệp":
Hoàng Xuân Phương
- giảng viên bộ môn PR và Quảng cáo của trường ĐH Khoa học Xã Hội và
Nhân văn TP.HCM, hiện đang làm PR Manager cho công ty KPH và cộng tác PR
cho mạng cộng đồng doanh nhân anphabe.com.
Nguyễn Thị Ngọc Châu
- PR Manager công ty truyền thông MiO Communications, giảng viên thỉnh
giảng tại trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP.HCM, khách mời nói
chuyện chuyên đề về PR của trường và giảng dạy tại học viện BMG.
|
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014
10 đề tài viết thông cáo báo chí
23:44
Hoàng Phong Nhã
No comments
Event Channel - Công việc chính
của một nhân viên PR là làm sao để giới truyền thông chuyển tải thông
tin của công ty/doanh nghiệp mình đến với các đối tượng công chúng khác
nhau. Có rất nhiều công cụ để nhân viên PR thực hiện việc chuyển thông
tin đến với nhà báo và thông cáo báo chí (thông cáo báo chí) là một
trong những công cụ đó.
Thông cáo báo chí còn được gọi là Press
Release, là bài viết mang thông tin chính thức của một doanh nghiệp, tổ
chức, hiệp hội, cá nhân… gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí. Nhờ đó
các cơ quan truyền thông này giúp công ty, tổ chức… đưa tin về một sự
kiện, chính sách, hoạt động hay kết quả nào đó mà công ty muốn công
chúng biết.
Thông cáo báo chí thường gắn với các sự
kiện (khai trương, động thổ, tiệc mừng, giải thưởng, cuộc thi, v.v…)
hoặc vấn đề xảy ra (khủng hoảng doanh nghiệp, thay đổi chính sách, hoạt
động doanh nghiệp, v.v…).
Bên cạnh đó, thông cáo báo chí còn được
xem là cầu nối giữa PR với giới truyền thông và công chúng. Nhờ có thông
cáo báo chí mà ba bên này hiểu được công việc của nhau, công ty có thể
chuyển tải đến công chúng những điều mình muốn nói, công chúng biết được
công ty đang hoạt động như thế nào, có chương trình gì... Còn nhà báo
sẽ có thông tin cho những bài viết của mình. Điều quan trọng nhất của
thông cáo báo chí là sẽ cung cấp thông tin cho giới truyền thông. Mỗi
mẫu tin đưa ra từ bản thông cáo sẽ được các báo khai thác ở những khía
cạnh khác nhau. Ví dụ như với thông tin “Piaggio sẽ sản xuất xe máy tại
Việt Nam vào năm 2009”, báo Đầu tư sẽ khai thác khía cạnh nhà máy sản
xuất xe Piaggio Việt Nam, số vốn đầu tư, công suất và giấy phép đầu tư;
còn tạp chí Ôtô & Xe máy sẽ viết chi tiết về “Vespa LX Việt Nam”.
Ngoài ra, thông cáo báo chí còn giúp công ty giải đáp câu hỏi của dư
luận, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng hoặc giải đáp những thắc
mắc của khách hàng khi có sự cố.
Có nhiều đề tài nhân viên PR có thể khai
thác để viết thông cáo báo chí, khi có bất kỳ điều gì cần thông báo ra
công chúng, chúng ta đều có thể viết thông cáo báo chí gửi đến các tòa
soạn, không nhất thiết phải tổ chức họp báo mới viết thông cáo báo chí.
Dưới đây là mười đề tài xoay quanh hoạt động của các công ty, những đề
tài này thường xuyên được các công ty khai thác để viết thông cáo báo
chí.
1. Khi công ty tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới
Ví dụ:
Với mục đích mở rộng thị trường trong
nước và hướng tới đối tượng có thu nhập trung bình, Công ty cổ phần may
Việt Tiến vừa cho ra mắt sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Long. Sản phẩm mới
lần này của Việt Tiến vẫn giữ được phong cách của hãng, thiết kế đơn
giản, chất lượng tốt. Đây là dòng sản phẩm dành cho nam giới với các sản
phẩm chính là áo sơ mi, quần tây, quần kaki, quần jeans, áo thun, quần
sooc… mang hai phong cách thời trang là công sở (officewear) và thoải
mái, tiện dụng (casual wear).
2. Khi công ty có chương trình khuyến mãi:
Ví dụ:
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2010 - Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giới thiệu chương trình
khuyến mại lớn nhất trong năm “Đón nhận Vinh danh, Ngập tràn Ưu đãi” áp
dụng trên phạm vi toàn quốc từ 15/10/2010 đến 07/01/2011. Chương trình
là lời cảm ơn của Techcombank tới hàng triệu khách hàng nhân dịp ngân
hàng được vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí
chuyên ngành tài chính Euromoney trao tặng.
3. Kết quả kinh doanh quý/năm
Ví dụ:
Tp. Hồ Chí Minh, 16/4/2010 - Công ty Cổ
phần Tập đoàn Ma San hôm nay đã báo cáo kết quả kinh doanh đạt mức cao
nhất trong lịch sử công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009.
4. Thay đổi ban lãnh đạo
Ví dụ:
HÀ NỘI - Ngày 31 tháng 12 năm 2007, tại
trụ sở Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ
trì buổi làm việc công bố các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc
bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới của SCIC.
Theo đó, Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch
Hội đồng Quản trị sẽ nghỉ hưu theo chế độ của nhà nước từ 01/1/2008. Ông
Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng
quản trị SCIC thay Bà Lê Thị Băng Tâm. Ông Trần Văn Tá, nguyên Thứ
trưởng Bộ Tài chính giữ chức Tổng giám đốc SCIC.
5. Thành tích công ty hay cá nhân trong công ty
Ví dụ:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
là Công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lọt vào danh sách 200
doanh nghiệp tốt nhất tại Châu Á- Thái Bình Dương của tạp chí Forbes
Asia ( Asia’s 200 Best Under A Billion) trong năm 2010.
6. Giải pháp đối với khủng hoảng của công ty
Ví dụ:
Công ty Dielac Alpha đã cho thu hồi
10.872 hộp sản phẩm nghi ngờ có mạt sắt do vết xước gây ra trong ca sản
xuất từ ngày 14 đến 20/1 để tiêu hủy.
7. Tổ chức từ thiện
Ví dụ:
Chương trình đi bộ từ thiện Lawrence
S.Ting lần thứ V diễn ra vào sáng ngày 10/01/2010 tại Khu Hồ Bán Nguyệt
Phú Mỹ Hưng, Q7, TP.HCM. 15.000 người tham dự, hơn 2,3 tỷ đồng đóng góp
từ thiện. Tham gia tài trợ cho chương trình đi bộ lần này ngoài Phú Mỹ
Hưng (đơn vị tổ chức) còn có Công ty CP Long Hậu, Công ty CP Taxi Mai
Linh, Công ty CP Ngôi Sao Tương Lai – Thương hiệu Taxi Future và một số
nhà tài trợ khác. Công ty CP Long Hậu là đơn vị đóng góp từ thiện nhiều
nhất với tổng số tiền đóng góp lên tới 850 triệu. Trong đó, 150 sẽ dành
cho quỹ khuyến học LHC, 550 triệu dành cho học bổng đào tạo nghề cho
thanh niên huyện Cần Giuộc.
8. Các nhân vật quan trọng đến thăm
Ví dụ:
Việt Nam, ngày 31/05/2010 – Ông Neville
Isdell – Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Công ty Coca-Cola toàn cầu
thực hiện chuyến viếng thăm đặc biệt đến Việt Nam nhằm tăng cường cam
kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với thị trường Việt Nam. Chuyến viếng
thăm bao gồm các cuộc họp với Ban lãnh đạo Công ty Coca-Cola và đi thị
sát thị trường Hà Nội.
9. Học tập nghiên cứu
Cần lưu ý chỉ những khóa học lớn do công
ty tổ chức, dành cho các đối tượng bên ngoài và có khả năng thu huts sự
chú ý của dư luận, còn những khóa huấn luyện trong nội bộ công ty được
tổ chức theo định kỳ thì chúng ta không nên viết thông cáo báo chí gửi
cho các phóng viên, thông tin này chỉ sử dụng trong bản tin nội bộ của
công ty mà thôi.
Ví dụ:
Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Quỹ
Toyota Việt Nam, Khóa học “Monozukuri” đã chia sẻ những bí quyết thành
công trong Sản xuất và Kinh doanh của Toyota cho Việt Nam, với mục đích
giúp các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh
trong quá trình hội nhập. Hiện nay, Khóa học đang được từng bước chuyển
giao cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội trực tiếp triển khai dưới sự hỗ
trợ của Quỹ Toyota Việt Nam.
10. Cá nhân điển hình
Ví dụ:
TPHCM, Ngày 25/04/2011, tại sân golf
Long Thành – Đồng Nai, Tổng Giám đốc - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu
tư Golf Long Thành, Lê Văn Kiểm được Chủ tịch nước Nguyễn Minh triết
phong danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”. Nhằm tôn vinh
các cá nhân có đóng góp to lớn cho xã hội.
NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU
0 nhận xét:
Đăng nhận xét