Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Quy tắc trò chơi chiến thắng bất ngờ


Quy tắc trò chơi chiến thắng bất ngờ

Cũng giống như trong cờ bạc, đàm phán cũng có những quy tắc của nó, thế nhưng trong đàm phán lại không cần biết đến quy tắc của bạn.

Trong đàm phán có quá nhiều nhân tố lượng biến, bạn không thể trong bất cứ cuộc đàm phán nào cũng dự đoán được làm thế nào để giành được thành công, do vậy đừng nên cho rằng có thể chiến thắng bằng lối đánh bất ngờ.

Để đạt được thỏa thuận không đơn thuần là áp đặt hàng lô những chiến lược, chiến thuật vào tình hình thực tế, trong mọi cuộc đàm phán, bạn đều cần phải làm những quy tắc, phép tắc đó, thích hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Cần ghi nhớ rằng, các quy tắc cũng được đúc rút từ tình hình thực tế.

Một triết gia từng nói rằng: “ Nếu bạn chuẩn bị chơi một trò chơi mới, tốt nhất trước hết bạn hãy hiểu rõ luật chơi ”. Vậy thì trong đàm phán có những quy tắc gì? Gần như trong mọi cuộc đàm phán, bạn đều cần phải thuộc lòng các quy tắc sau:

1-Đàm phán là trò chơi đôi bên tự nguyện, do đó bất cứ một bên nào cũng đều có thể tự rút ra hoặc từ chối đàm phán trong bất kỳ tình huống nào.

2-Tiền đề của đàm phán là có ít nhất một bên muốn thay đổi hiện trạng trước mắt đồng thời tin rằng có thể đạt được kết quả đôi bên đều thắng lợi.

3-Tiến hành đàm phán có nghĩa là đôi bên đều hy vọng mau chóng tìm được biện pháp giải quyết vấn đề, nếu một bên nào đó có thể đơn phương quyết định cần làm gì, thì việc tham gia vào đàm phán hoàn toàn không có ý nghĩa.

4-Nắm vững diễn biến thời gian là yếu tố quan trọng mấu chốt trong đàm phán. Thời gian có vai trò hết sức quan trọng đối với bầu không khí và kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán.

5-Một cuộc đàm phán thành công hoàn toàn không phải là dù thế nào cũng phải đàm phán xong hoặc đơn giản là giành được phần thắng mà là làm cho đôi bên tham dự đàm phán đều nhận được thứ mình muốn, giành được kết quả “ thắng lợi song phương ”

Người thực hiện đàm phán muốn thành công hoàn toàn không có nghĩa là chỉ cần thực hiện cuộc đấu võ mồm quyết liệt đến vã bọt mép. Thực ra, nếu đó là một cuộc chiến tranh thì đôi bên đều đã thất bại, không bên nào muốn nhìn thấy kết cục đôi bên đều bị thiệt hại, các bên thường mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, điều này sẽ dễ dàng giúp “ tháo ngòi nổ ” cho một cuộc chiến đã leo thang. Đa số các trường hợp các mâu thuẫn trong đàm phán rất ít khi gây nên sự xung đột rõ rệt, tuy vậy nếu mâu thuẫn không ngừng trầm trọng, đôi bên sẽ sử dụng sách lược cứng rắn, có thể khiến cuộc đàm phán nhanh chóng rơi vào thế căng thẳng. Do vậy, có thể thấy rằng, cứng rắn hoàn toàn không phải là kế sách lâu dài.

Nhà đàm phán thành công sau khi quan sát và phân tích cần tìm được chính xác phương pháp tốt nhất để thuyết phục đối phương, đồng thời hiểu được khả năng vận dụng phương pháp này vào thực tế. Đàm phán cần dựa trên sức ảnh hưởng và sức thuyết phục chứ không phải sự ép buộc và đe dọa. Ý tưởng cho rằng trong đàm phán luôn phải cứng rắn, ngoan cố, thậm chí ảo tưởng rằng có thể điều khiển tư tưởng của đối phương là hoàn toàn xa rời thực tiễn, chỉ khiến nhà đàm phán thất bại. Bởi vì, nếu như trong đàm phán họ luôn vắt óc suy tính tìm cách làm sao cho sáng tỏ mình mạnh mẽ thì sẽ dễ khiến đôi bên bỏ lỡ cơ hội đạt kết quả “ đôi bên cùng thắng lợi ”

Ngoài ra, khi làm như vậy, không tránh khỏi khiến đối phương hoàn toàn vô thức áp dụng biện pháp đề phòng thậm chí là thái độ thù địch để đối phó với bạn, và khi đó cuộc đàm phán càng trở nên khó khăn hơn.

Không phải tất cả mọi cuộc đàm phán đều mang ý nghĩa đích thực vốn có: trao đổi – quyết định. Sáu trường hợp sau không thích hợp cho việc thực hiện bàn bạc đàm phán:

*Bạn không ở trong thế có tư cách mặc cả.

*Bạn có đủ quyền và sức mạnh để áp đặt thực hiện ý kiến của mình.

*Bạn không có đầy đủ thời gian để có sự chuẩn bị hiệu quả.

*Đàm phán sẽ làm tổn hại lợi ích lâu dài của bạn

*Bạn chưa đủ thực lực và vốn thực tiễn, không đủ sức lực để đọ sức với đối phương.

*Bạn đứng trước yêu cầu không thể đáp ứng.

Thời gian đóng vai trò rất quan trọng trong đàm phán, hãy nhìn nhận sáng suốt về vị trí của mình trong đàm phán, chuẩn bị tốt cho từng bước đi trong đàm phán, nếu bạn không có đủ thời gian để làm điều đó thì hãy đừng đi đàm phán.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét