Từ ngày sang Mỹ đến nay, tôi đã trải qua hơn 30 mùa mà có nhiều người gọi là “mùa giáng sinh”. Một định nghĩa không phổ thông về “giáng sinh” của những người phi-KiTô: đó là một huyền thoại sinh sản của một người Do Thái “giáng” lên đầu nhân loại bất cứ khi nào có thể. Trong thời gian qua, tôi có cơ hội may mắn tìm hiểu về thực chất ngày 25 tháng 12 mà người ta thường cho là ngày “giáng sinh” của Chúa Giê-su.
Trước hết, xã hội Mỹ ngày nay ăn mừng ngày lễ giáng sinh ra sao. Người dân Mỹ mừng lễ “giáng sinh”, nói là theo truyền thống tôn giáo của xã hội, nhưng thực ra là vì đã bị giới truyền thông và thương gia tẩy não để mua sắm quà cáp cho nhau. Năm nay, người ta ước tính là mỗi ngườisẽ tiêu khoảng trên $800 cho mùa mua sắm này, và sau đó một số không nhỏ sẽ mang nợ dài dài, chồng chất với những món nợ cũ. Có nhiều người Mỹ vay tiền để đi nghỉ hè, vay tiền để mua sắm, hoặc mua phứa phựa vì mỗi tháng chỉ phải trả một số tối thiểu, lẽ dĩ nhiên số nợ còn lại phải cộng với tiền lãi, cho nên không bao giờ ra khỏi nợ nần. Và các hãng cấp thẻ mua chịu chỉ cần có thế. Các thương gia rất rành tâm lý quần chúng Mỹ nên thường cũng cạnh tranh nhau giảm giá để câu khách hàng. Mùa giáng sinh trên đất Mỹ là một mùa “vui như Tết”, không phải vì đó là để ăn mừng ngày “giáng sinh” của Giê-su, vì thực ra không ai biết Giê-su sinh ra ngày nào, mà là dịp để các thương gia bán hàng kiếm lời. Đây là đặc tính quốc gia của Mỹ. Thật vậy, trong cuốn Dân Chủ Ở Mỹ (Democracy in America), xuất bản năm 1835, Alexis de Tocqueville đã đưa ra một số nhận xét khá tinh tế về nước Mỹ, một trong những nhận xét này là:
Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trong thế giới này trong câu trả lời của câu hỏi: nó mang đến bao nhiêu tiền?
(As one digs deeper into the national character of the Americans, one sees that they have sought the value of everything in this world only in the answer to this single question: how much money will it bring in? )
Nếu đã là một đặc tính quốc gia, thì đặc tính này không chỉ giới hạn trong giới thương mại, mà là một đặc tính phổ quát trong xã hội Mỹ, trong mọi giới. Riêng về tôn giáo, mục tiêu “đầu tiên” của các nhà truyền bá phúc âm trên TV [televangelists] như Pat Roberson, Jerry Falwell, Jim and Tammy Faye Bakker, Jimmy Swaggart, Billy Graham, Schuller, Oral Roberts, Benny Hinn etc…, cũng như của các “Cha Nhà Thờ Công Giáo” là nó mang đến bao nhiêu tiền? Bởi vậy cho nên những nhà truyền bá Phúc Âm này mới tạo nên những cơ sở với tài sản khổng lồ, có người đi xe Rolls-Royce, Bentley v. . v… mua biệt thự cho điếm, có máy bay riêng, và trang bị nhà với một bộ cầu tiêu trị giá $23000. Tất cả là do tiền đóng góp của tín đồ, và số tiền thu vào này, gọi là đểhầu việc Chúa, không phải đóng thuế. Bởi vậy Giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Mỹ mới có đủ tiền để trả tiền bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Cha cũng như Chúa”, nay đã lên tới trên 2 tỷ đô-la. Trong Ki Tô Giáo nói chung, có cả trăm nghìn cách để “rao bán cứu rỗi” [selling salvation], một món đắt hàng nhất trong quốc gia giầu có, văn minh tiến bộ nhất về khoa học là nước Mỹ, nhưng lại nghèo nàn nhất về vấn đề tâm linh. Xin đọc Chương 4, Selling Salvation, trong cuốn Straight Talk About Cults của Kay Marie Portterfield. Chúng ta cũng nên để ý là mục tiêu “đầu tiên” này không chỉ có ở trên đất Mỹ mà nó lan tới mọi giáo hội Ki Tô trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tài sản của giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam như thế nào, từ đâu mà ra, ai cũng biết, và hiện nay chiến dịch “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại là một chiến dịch công khai và phát triển mạnh mẽ.
Khai thác truyền thống tôn giáo gia đình và sự mê tín của người dân Mỹ, khoảng 80% theo Ki Tô Giáo, vào mùa giáng sinh, trên TV cùng các trung tâm thương mại (shopping mall), các bài ca quen thuộc liên hệ đến ngày “giáng sinh”, đều được trình diễn theo kiểu “hát ngày không đủ, tranh thủ hát đêm, hát thêm ngày chủ nhật”. Đó là về mặt thương mại. Nhưng còn về mặt xã hội thì sao?
Nếu các độc giả ở Mỹ để ý thì sẽ thấy từ nhiều năm nay, từ “Giáng sinh” cũng như từ “Phục Sinh” càng ngày càng được dùng ít đi trong mọi dịch vụ quảng cáo thương mại và trong học đường. Từ mấy năm nay, các dịch vụ buôn bán phần lớn đều quảng cáo cho “Mùa nghỉ lễ” (Holidays season) thay vì “Mùa giáng sinh” (Christmas season), và “Happy Holidays” thay vì “Merry Christmas”; còn các trường đại học, trung học, tiểu học, thì đã từ nhiều năm nay đều bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ lễ “Giáng sinh” của Ki Tô Giáo là “kỳ nghỉ xả hơi mùa Đông” (Winter Break) cũng như bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ vào dịp lễ “Phục Sinh” của Ki Tô Giáo là “Kỳ nghỉ xả hơi mùa Xuân” (Spring Break). Những từ như“lễ Giáng Sinh”hay “lễ Phục Sinh” hầu như chỉ còn thu hẹp trong nội bộ Ki Tô Giáo. Nhưng các dịch vụ buôn bán thì khai thác triệt để những kỳ nghỉ lễ này để bán hàng. Năm ngoái, một số tín đồ Ki Tô Giáo lên tiếng hô hào người Ki Tô hãy tẩy chay, không mua hàng ở các tiệm đề “Happy Holidays” thay vì đề “Merry Christmas”. Nhưng đa số người Mỹ đặt tiền lên trên hết theo đặc tính quốc gia cho nên chẳng quan tâm đến “Happy Holidays” hay là “Merry Christmas” mà cứ tiệm nào bán rẻ là họ đổ xô vào mua. Nếu cần họ cũng xếp hàng từ 4, 5 giờ sáng để khi tiệm mở cửa có thể chạy vào mua được món hàng quảng cáo hạ giá mà mình muốn, vì số lượng món hàng hạ giá chỉ có giới hạn và số giờ mua được hàng hạ giá cũng giới hạn, thường trong vòng vài tiếng đồng hồ. Cảnh này đã xảy ra sau ngày Lễ Tạ Ơn trên khắp nước Mỹ. Hiện tượng giải trừ Christmas ra khỏi những nơi công cộng không chỉ có ở trên nước Mỹ mà còn thấy ở khắp Âu Châu, nhất là ở Anh. Các nhân viên công sở hay công ty bị cấm không được trưng bầy bất cứ cái gì liên quan đến Christmas. Ở Úc, ông già Noel còn không được phép kêu Ho. . Ho. . Ho. . trước phụ nữ.
Ki Tô Giáo thường ồn ào rầm rộ, chăng đèn kết hoa trong mùa lễ “Giáng Sinh” của họ, tuy thật ra chẳng ai biết Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra năm nào, ngày nào, giờ nào, và ở đâu. Vì không ai biết, nên Giáo hoàng Julius I, nhân danh là đại diện của Chúa trên trần, đã quyết định vào năm 350 là Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Vậy ngày “giáng sinh” là ngày do giáo hoàng Julius I quyết định chứ không phải là ngày bà Mary đẻ ra Giê-su. Hiện nay bà ta đang ở trên thiên đường, vậy ai muốn biết rõ Giê-su sinh ra ngày nào thì phải lên thiên đường hỏi bà ấy. Nhưng nhớ đừng hỏi bà ta bố Giê-su là ai?Vì đây là câu rất khó trả lời. Và cũng vì không ai kiếm được thiên sứ Gabiel để mà kiểm chứng huyền thoại Thánh Linh [Holy Spirit], hay Thần Khí [Divine Spirit], hay Thánh Ma [Holy Ghost] là tác giả đã đưa vào người bà Mary 2 loại chromosomes X và Y, đưa vào bằng lối nào, không ai biết, để khiến cho bà Mary mang thai và sau đó đến khi mãn tuần đẻ ra Giê-su.
Nhưng từ đâu mà có ngày “giáng sinh” là ngày 25 tháng 12?Ngày xưa, nhân dân khắp nơi thường là thờ mặt trời, thấy mùa Đông ngày càng ngày càng ngắn nên rất lo sợ bị mất đi dần ánh sáng của mặt trời. Sau ngày Đông Chí vài ngày, vào khoảng 25 tháng 12, người ta thấy rõ là ngày lại bắt đầu dài ra, cho nên con người ăn mừng để ca tụng và tạ ơn mặt trời. Giáo hội Ca-Tô Rô-ma nổi tiếng là thường đi “thuổng” những thứ của dân gian [đã được chứng minh có đầy trong Tân Ước] cho nên Giáo hoàng Julius I, vào năm 350, đã lấy ngày Đông Chí làm ngày giáng sinh của Giê-su, ngụ ý ánh sáng của Giê-su đã thắng sự tăm tối. Đây là một bước đi rất thuận tiện, vừa phù hợp với sự ăn mừng của dân gian, vừa nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín.
Nhưng về sau, người ta khám phá ra rằng Julius I đã vơ lấy ngày Đông Chí là ngày 25 tháng 12, tính theo lịch Julian thời Julius Caesar (Julian Calendar). Nhưng lịch này đã tính sai mất mấy ngày, về sau lịch Gregory mà chúng ta dùng ngay nay tính lại thì ngày Đông chí phải là 21 tháng 12, có thể xê xích một chút nhưng không thể nào là ngày 25 được. Nhưng ngày 25 tháng 12 đã trở thành ngày lễ “giáng sinh” trong Ki-tô Giáo nên ngày nay Ki-tô Giáo vẫn tiếp tục ăn mừng “lễ Giáng Sinh” vào ngày 25 tháng 12, và đây là nguồn gốc của ngày “giáng sinh” của Giê-su, ngày 25 tháng 12 Dương Lịch.
Lịch mà chúng ta dùng ngày nay gồm 365 ngày một năm. Nhưng trái đất không quay xung quanh mặt trời đúng 365 ngày, mà cũng chẳng phải là 365. 25 ngày như theo lịch đời nhà Thương (thế kỷ 14 Trước Thường Lịch ngày nay [TTL]) hay sau đó theo lịch Julian thời Julius Caesar (thế kỷ 1 TTL), mà là “365 ngày, 5 giờ, 48 phút, và 45. 96768. . . giây”. Cho nên, trên thực tế, sau vài bốn năm thì ngày giáng sinh lại không phải là ngày giáng sinh.
Chuyển động quay của trái đất, như chúng ta đã biết, xác định thời gian của một ngày. Nhưng xếp những ngày thành từng tuần lễ 7 ngày thì không phải là do toán học (vì 365 ngày không chia đúng cho 52 tuần lễ, mỗi tuần 7 ngày, do đó mỗi năm dư ra một ngày, tính theo tuần lễ) hay do huyền thoại sáng tạo của Ki-tô Giáo:Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy, mà có nguồn gốc có thể dựa trên 4 kỳ của một tuần trăng, mỗi kỳ 7 ngày thành 28 ngày (gần đúng) cho một tháng, hoặc dựa trên con số thiêng liêng, số 7, của dân Babylone ngày xưa liên hệ đến 7 hành tinh như chúng ta thấy trong bảng tên sau đây:
Hành Tinh | Tên La-Tinh | Tên Pháp | Tên Anh | Tên Saxon |
Sun | Dies Solis | Dimanche | Sunday | Sun’s Day |
Moon | Dies Lunae | Lundi | Monday | Moon’s Day |
Mars | Dies Martis | Mardi | Tuesday | Tiw’s Day |
Mercury | Dies Mercurii | Mercredi | Wednesday | Wooden’s Day |
Jupiter | Dies Jovis | Jeudi | Thursday | Thor’s Day |
Venus | Dies Veneris | Vendredi | Friday | Frigg’s Day |
Saturn | Dies Saturni | Samedi | Saturday | Saterne’s Day |
Trước hết, bài viết về “Tâm Tình Nhân Dịp Lễ Giáng Sinh 2005” của 4 ông Linh mục nhưng mấy ông đó lại thiếu một sự hiểu biết rất thông thường mà lại đề một cách vô trí: “Kính thưa đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước”, làm như tất cả đồng bào Việt Nam phải chấp nhận tâm tình riêng tư tôn giáo của mấy ông ấy về một huyền thoại trong Ki Tô Giáo, một ngày sinh của một người Do Thái có tên là ông Giê-su mà không ai biết rõ là ngày nào như tôi đã viết trong phần trên. Trong một nước mà chỉ có 7% dân số tin vào huyền thoại này, vậy thì huyền thoại này có liên quan gì đến “đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước”? Mặt khác, chức linh mục chỉ có giá trị trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, bản chất chỉ là những nô lệ của giáo triều Rô-ma, vậy thì mấy ông lấy tư cách gì để gửi “tâm tình giáng sinh” của mấy ông ấy cho hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài nước, trong số này có bao nhiêu người muốn nghe và để ý đến loại tâm tình ấy. Khoan kể là thế giới ngày nay, nhất là ở Mỹ, thường nhìn bộ áo chùng thâm của linh mục với một cặp mắt hoài nghi lẫn khinh khi vì những xì-căng-đan loạn dâm vô tiền khoáng hậu trong giới linh mục. Mấy ông nằm trong một tổ chức tôn giáo do ngoại bang chỉ đạo, và thành tích phản quốc của giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam còn ghi đầy đủ, vậy sao mấy ông không biết khiêm nhường một chút mà còn cứ huênh hoang làm như cha cả thiên hạ. Thời thực dân Pháp đã qua, và thời Ngô Đình Diệm cũng đã qua, mấy ông cho rằng người dân Việt Nam phải chấp nhận những gì mấy ông muốn hay sao?Ngay cả Giáo hoàng và tập đoàn ở Vatican mà người dân Việt Nam ngày nay cũng không coi vào đâu [Xin đọc cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ II. . ” và cuốn “Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi”, Giao Điểm Xuất Bản], xét đến lịch sử ô nhục đẫm máu của giáo hội hoàn vũ trên khắp thế giới, huống chi là một giáo hội địa phương nhỏ nhoi ở Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc Vatican. Còn nhớ, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệttrước đây có viết một bài kể công lao đóng góp của Ca Tô Giáo với dân tộc trong đó có kể cả tên Lê Hữu Từ, đứng đầu các khu tự trị Ca Tô Bùi Chu Phát Diệm được Pháp trang bị vũ khí để giáo dân thường xuyên đi săn lùng tiêu diệt “Việt Minh”, nhưng cũng chỉ dám viết cho “đồng bào công giáo” thôi chứ không dám huênh hoang viết cho cả nước.
Nhưng chúng ta hãy đọc vài giòng “tâm tình nhân dịp lễ giáng sinh” của 4 linh mục Việt Nam. Mở đầu, 4 ngài “cha cũng như Chúa” Việt Nam thổ lộ tâm tình như sau:
“Ông Giuse và bà Maria từ thành Nadarét lên thành Bêlem là nguyên quán để khai tên tuổi… Khi hai người đang ở đó thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ”Đó là những lời trong Kinh Thánh Tân ước, sách Tin mừng theo thánh Luca chương 2 nói về cuộc giáng sinh của Đức Giêsu mà nhân loại đang mừng kỷ niệm.
Rồi 4 vị linh mục Việt Nam có tên tuổi trên lại thổ lộ tâm tình tiếp:
Sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu chương 2 tường thuật tiếp: “Sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” Ông Giuse liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập”.
Tôi có cảm tưởng đó không phải là 4 linh mục Việt Nam thổ lộ tâm tình nhân dịp lễ giáng sinh mà là 4 con vẹt nhắc lại một huyền thoại trong Tân Ước mà không chịu tìm hiểu kỹ cái huyền thoại đó như thế nào. Thật là tội nghiệp. Tôi biết mục đích của quý vị là suy diễn mấy đoạn trên để “chống Cộng”, nhưng dựa vào những điều sai lầm trong Tân ước để mà chống Cộng thì thật là hơi thiếu trí tuệ.
Thật vậy, chỉ bằng vào hai đoạn trên tôi cũng có thể khẳng định là quý vị không có mấy lương thiện trí thức. Tại sao?Vì quý vị đã lấy một đoạn trong Phúc Âm Matthew để tường thuật tiếp đoạn quý vị viết ở trên trong Phúc Âm Luke. Người đọc chỉ có thể hiểu là đoạn trích dẫn trong Matthew là tường thuật tiếp chuyện sinh ra của Giê-su ở trong Luke vì không hiểu Mátthêu tường thuật tiếp điều gì trong khi 4 vị linh mục chưa hề viết ở đâu trước là Matthew đã tường thuật cái gì. Nhưng điều khó hiểu ở đây là, trong Matthew cũng có chuyện kể về sự sinh ra của Giê-su sao quý vị không lấy ra mà tường thuật, như vậy Matthew tường thuật tiếp chắc chắn là không thành vấn đề. Điều rõ ràng là xảo thuật trích dẫn Tân Ước lắt léo như vậy của quý vị là có mục đích: dùng hình ảnh về sự sinh ra của Giê-su trong Luke để tố Cộng, điều này tôi không muốn bàn lại đến ở đây, và sau đó dùng một đoạn trong Matthew mà quý vị cho là tường thuật tiếp Luke cũng để tố Cộng luôn. Vì vậy tôi mới bảo quý vị không được lương thiện cho lắm, vì chẳng lẽ 4 vị linh mục, những người chắc chắn là đã phải đọc kỹ Tân Ước để dạy con chiên, họp nhau lại mà chỉ có thể viết một cách tệ hại như vậy hay sao?Con chiên của quý vị không đọc Thánh Kinh, quý vị biết vậy và muốn như vậy [Đã có thời Giáo hội cấm con chiên đọc Thánh Kinh] nhưng quý vị cho rằng những người ngoại đạo như chúng tôi cũng không đọc Thánh Kinh hay sao? Tuy nhiên, có một điểm mà tôi rất lấy làm thú vị khi đọc trong đoạn trên của quý vị và từ đó tôi muốn đưa ra vài đề nghị hết sức xây dựng.
Quý vị viết “Bà (Mary) sinh con trai đầu lòng”, hàm ý Giê-su chỉ là đứa con đầu lòng của bà Mary và tất nhiên bà Mary còn nhiều đứa con khác, đúng như đã được viết trong Tân Ước là Giê-su có 4 người em trai và ít nhất là 2 người em gái. Chỉ một câu này đã phá tan tất cả những tín lý tín điều của Vatican về bà Mary, về Giê-su v. . v. . Như vậy, quý vị quả đã có chút tiến bộ rồi đó. Để tiến bộ hơn nữa, tôi đề nghị cùng 4 vị linh mục cũng như cùng tất cả các giới chức Ca-Tô ở Việt Nam hãy dạy lại 5-7 triệu tín đồ của quý vị là “Đức Mẹ thực sự đã không còn trinh” chứ không phải như Vatican dạy trước đây là “Đức Mẹ vĩnh viễn còn trinh”. Cứ cho rằng Thánh Linh có thể làm cho bà Mary mang thai mà không cần đưa vào người bà những nhiễm sắc tố X và Y của đàn ông, một chuyện hoang đường mà ngày nay không có mấy ai còn tin, nhưng sau đó đẻ thêm 4 đứa con trai và ít nhất 2 đứa con gái thì bà Mary mang những thai bằng cách nào. Hơn nữa, còn có những chuyện mà nếu quý vị chưa biết thì tôi xin giúp để quý vị biết: Giáo hoàng John Paul II đã công nhận tuyết Tiến Hóa, Ngài nói: “Con người có thể không phải do Thượng Đế sáng tạo ra tức thời, mà do một quá trình tiến hóa lâu dài”. Do đó, xin quý vị hãy dạy lại tín đồ là thực sự chẳng có cái gì là “nguyên tội”, hay “tội tổ tông”, mà Vatican đã dạy trước đây, và như vậy Đức Mẹ cũng như mọi chúng ta đều “vô nhiễm nguyên tội” cả [ý của nhà trí thức Ca-Tô Charlie Nguyễn], và tất nhiên từ nay trở đi, sinh ra con cái họ không cần phải vác chúng đi “rửa cái tội không hề có của chúng” khi chúng chưa biết gì, và quý vị cũng nên dẹp luôn cái chuyện “Chúa Chết Để Chuộc Tội Cho Nhân Loại” đi cho thiên hạ nhờ. Lại nữa, Giáo Hoàng John Paul II cũng tuyên bố rằng: “Không làm gì có thiên đường trên các tầng mây, thiên đường không phải là một nơi vật chất (physical place), và không làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất”, vậy tôi cũng xin quý vị hãy dạy đám con chiên của quý vị hãy từ bỏ niềm hoang tưởng được sống đời đời với Chúa trên thiên đường, cũng như chấm dứt luận điệu mang “hỏa ngục” ra mà dọa những người đầu óc yếu kém. Nhưng tôi e rằng, nếu quý vị có can đảm lương tâm trí thức như vậy thì quý vị có thể sẽ bị Vatican tuyệt thông và lột áo chùng thâm của quý vị ra. Nhưng “no star where”, làm được như vậy là quý vị đã lột xác con chiên để trở lại làm người, đúng nghĩa là một con người, một con người trí thức thực sự, một con người đặt sự thực trên những sự gian dối, một con người trong cộng đồng dân tộc, và quý vị sẽ yên tâm hơn là tiếp tục sống bằng nghề bưng bít lừa dối tín đồ, duy trì việc đầu độc đầu óc con người bằng những chuyện huyễn hoặc.
Sau đây tôi xin trình bày cùng 4 vị linh mục về điều mà quý vị viết là: “Ông Giuse và bà Maria từ thành Nadarét lên thành Bêlem là nguyên quán để khai tên tuổi…”Chắc quý vị chưa hề đọc những kết quả nghiên cứu của các học giả, chuyên gia về Tân Ước, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, trong đó có các giáo sư đại học, giám mục, linh mục, và các nhà thần học nổi tiếng về chuyện ông bà Giuse đi từ Nadarét về nguyên quán Bêlem để thi hành lệnh mà quý vị viết là “để khai tên tuổi”. Câu chuyện về “giáng sinh” của Giê-su chỉ có trong hai Phúc Âm: Mã-Thi-Ơ và Lu-ca, và hoàn toàn mâu thuẫn nhau, vì đều là chuyện phịa, chứ không có ở trong 2 Phúc Âm kia là Mác-cô, và Giăng. Muốn hiểu sự mâu thuẫn trên chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Sự Thật Phúc Âm (Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997) của Russell Shorto, trang 32-33:
“Mã-Thi-Ơ kể Mary và Josep đang sống ở Bethlehem khi sinh ra Giê-su. Rồi hai người mang Giê-su trốn sang Ai Cập để tránh cuộc bạo hành của Herod, trước khi định cư ở Nazareth. Trong Luke, nhà hai người là ở Nazareth, không phải ở Bethlehem; họ chỉ đi tới Bethlehem vì một sắc lệnh của Caesar về một cuộc kiểm tra dân số để thu thuế. Tại sao lại có sự bất phù hợp này? Các học giả cho rằng sự khác biệt giữa hai câu chuyện (về sự sinh ra của Giê-su) thực sự đã loại đi cả hai. Họ vạch ra rằng cả hai Luke và Matthew đều không có ý ghi lại những sự kiện lịch sử mà là để trình bày một khuôn mặt Giê-su cho phù hợp với một điều tiên tri khác trong Cựu Ước: rằng một đấng cứu tinh sẽ đến từ Bethlehem, thị trấn của David. Vấn nạn của Matthew và Luke là thật ra con người Giê-su lịch sử lại sinh ra ở Nazareth. Vậy làm thế nào để cho sự sinh ra của Giê-su phù hợp với điều tiên tri và vẫn giữ lại sự kiện là Giê-su được biết là Giê-su ở Nazareth?Hai hoạt cảnh đã được phát minh ra. Cả hai đều vụng về. Matthew phát minh ra một thời kỳ rối răm, mượn chuyện về lễ Vượt Qua mà Pharaoh (vua Ai Cập) ra lệnh giết tất cả những đứa bé trai đầu lòng Do Thái dưới 2 tuổi. Trong Phúc Âm Matthew, Vua Herod, e sợ sự sinh ra của một vua mới, ra lệnh giết tất cả những đứa trẻ dưới 2 tuổi ở Bethhelem. Như Raymond Brown (một nhà thần học Ca-Tô) đã vạch rõ, một trường hợp tàn sát tận diệt trẻ con như vậy, nếu thực sự đã xảy ra, tất nhiên phải được ghi lại bởi sử gia Josephus, người đã ghi rõ những sự bạo tàn của Herod. Về chuyện trong Phúc Âm Luke, Luke phịa ra một cách vụng về về thời gian mà đấng cứu tinh sinh ra trong một cuộc kiểm tra xảy ra dưới triều của thống đốc Quirinius, khi con người Giê-su lịch sử đã 10 tuổi [Một tài liệu khác ở phần sau sẽ nói rõ về điểm này. TCN]. Hơn nữa, ngay chính chuyện về cuộc kiểm tra cũng là một vấn đề:không có một tài liệu lịch sử nào ghi lại về một cuộc kiểm tra mà các thần dân trong nước được lệnh phải trở về sinh quán để khai thuế, như Luke đã viết. ”
(Matthew has Mary and Joseph living in Bethlehem when Jesus is born. They then take him to Egypt to avoid persecution by Herod, before finally settling in Nazareth. In Luke, the couple’s home is in Nazareth, not Bethlehem; they only travel to Bethlehem because of a decree of Caesar that a census be taken and tax be collected. Why the discrepancy?Scholars say the difference between the two versions actually give away the game. They indicate that both Luke and Matthew were driven not by a desire to record historical fact but a desire to present Jesus as fulfilling another Old Testament prophecy: that a Messiah would come from Bethlehem, the city of David. Their problem was that the historical Jesus was born in Nazareth. So how do you fulfill the prophecy and still allow for the fact that Jesus was known to be associated with Nazareth?Two different scenarios were invented. Both were awkward. Matthew’s required inventing a whole messy episode, a creative borrowing of the Passover story of Pharaoh ordering the death ofall first-born Jewish males. In Matthew, King Herod, fearful of the birth of a new king, orders the death of all children under two years of age living in Bethlehem. As Raymond Brown has indicated, such an occasion of mas infanticide, if it actually took place, would surely have been noted in the writings of the Jewish historian Josephus, who painstakingly recorded the brutalities of Herod. As for Luke’s story, it required fudging dates so that the Messiah would be born during a census that took place in the governorship of Quirinius, when the historical Jesus would have been ten years old. Beyond that, the census story is itself a problem: there are no historical records of a census in which subjects of the empire were ordered to return to the city of their birth to be taxed, as Luke suggests. )
Từ tài liệu phân tích Tân ước trên, chúng ta thấy cả hai chuyện giáng sinh trong Matthew và Luke đều là những chuyện phịa một cách hết sức vụng về. Mang hai chuyện phịa của hai tác giả, Luke và Matthew, trong Tân ước ra, nói là chuyện nọ kể tiếp chuyện kia, để chống Cộng, 4 vị linh mục nổi danh trên đã tự xóa danh của mình vì tính bất lương trí thức. Đoạn phân tích ở trên của học giả Russell Shorto chỉ trình bày vấn đề một cách đại cương. Trong cuốn Gospel Truth còn nhiều điều khám phá ra xung quanh chuyện Giáng sinh của Giê-su nhưng để cho quý vị đở nhức đầu vì phải đọc những điều mà quý vị chắc chắn là không cảm thấy thoải mái, tôi sẽ không đi thêm vào những chi tiết.
Tuy nhiên, để khai sáng đầu óc của quý vị về những câu quý vị viết ở trên, tôi chỉ xin trích dẫn 2 nguồn tài liệu nghiên cứu về câu chuyện “giáng sinh” trong Tân Ước, một của ông Giám Mục John Shelby Spong, và một của nhà nữ thần học Ca-Tô nổi danh Uta Ranke-Heinemann.
Trước hết là phần trích dẫn trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Về Chuyện Sinh Ra Của Giê-su (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, HarperSanFrancisco, 1992) của Giám Mục John Shelby Spong, trang 141-145, trong Chương 10: Chuyện Lu-ca kể, Phần II (Luke’s Story, Part II). Giám Mục Spong là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về những điều “nghĩ lại” (Rethink) của ông về những điều viết trong cuốn Kinh Thánh. Ông đã được mời lên TV phỏng vấn nhiều lần cũng như được mời đến nhiều trường đại học để thuyết trình về những suy tư “nghĩ lại” của ông.
Trong chương này, tôi đặt sự chú ý vào đoạn có thể là được biết nhiều nhất trong cuốn Kinh Thánh. Đoạn này kể về cuộc hành trình của Mary và Joseph tới Bethlehem để tuân theo lệnh của chính quyền La Mã. Đoạn này nói về một cái chuồng súc vật, một cái nôi, tã lót, và một trẻ sơ sinh… Luke mở đầu màn kịch này mà ngày nay chúng ta rất quen thuộc. Ông ta đặt sân khấu vào một thời điểm và nơi chốn rồi giới thiệu các kịch sĩ chính. Thời điểm là trong triều đại của Caesar Augustus, khi Quirinius là thống đốc ở Syria và ra lệnh mở một cuộc kiểm tra dân số. Luke viết đây là cuộc kiểm tra đầu tiên của Quirinius. Cuộc kiểm tra này đòi hỏi mọi người phải trở về nơi sinh quán để được ghi danh đóng thuế.
Những sự kiện Luke đưa ra có vẻ lẫn lộn. Herod chết4 năm trước thời đại thông thường (B. C. E. = Before Common Era) [Giám mục Spong không dùng từ B. C. quen thuộc là Before Christ vì thực ra không ai biết Giê-su sinh ra ngày nào, năm nào]. Quirinius chỉ làm thống đốc ở Syria từ năm 6 trong thời đại thông thường (C. E. = Common Era) [Giám Mục Spong bỏ từ A. D. = Anno Dominus = Năm của Thiên Chúa], 10 năm sau. Không có một văn kiện nào ghi lại về bất cứmột cuộc kiểm tra nào mà mọi người phải trở về sinh quán, hoặc người vợ phải cùng đi một cuộc hành trình như vậy. Những người vợ không được bỏ phiếu và không trả thuế, vì thế giới [của Do Thái] này là thế giới của đàn ông. Josephus [1 sử gia thời đó] đúng là có ghi lại một cuộc kiểm tra của Quirinius nhưng chỉ giới hạn trong miền Galilee, chứ không ở trong miềnJudea [mà Bethlehem ở trong đó]. Ngoài ra không có một bằng chứng nào ngoài Ki Tô Giáo về một cuộc kiểm tra rộng lớn theo lệnh của hoàng đế La Mã.
Luke, cũng như tất cả những người Ki-Tô lúc đầu, đều biết rằng Giê-su là một đứa trẻ ở Nazareth ở vùng Galilee. Tuy vậy, điều cần thiết cho những người Ki Tô lúc đầu là phải coi Giê-su như là một hậu duệ của David và sự đáp ứng những mong đợi trong Kinh Thánh Do Thái đòi hỏi rằng nguồn gốc của Giê-su phải là từ xứ Judea vàđặc biệt hơn nữa, là ông ta phải sinh ra trong thị trấn của David là Bethlehem. Luke cần một phương kế văn chương để mang Joseph và Mary tới Bethlehem trước khi có thể viết về sự sinh ra của Giê-su. [Chúng ta cũng nên biết là Luke viết Phúc Âm Luke vào khoảng 100 năm sau sự sinh ra của Giê-su. TCN]. Cuộc kiểm tra và cuộc hành trình về sinh quán mà Luke có thể đã tạo ra đã được dùng cho mục dích văn chương của ông ta. Do đó, Luke dùng cuộc kiểm tra mà ông ta chỉ nghe biết lơ mơ là đã xảy ra, cho rằng vào thời điểm Giê-su sinh ra đời, và dùng nó để hoàn thành mục đích văn chương của mình. Có thể nào , có người nào ở trong thế kỷ đầu tiên lại đặt vợ mình đang mang thai sắp sửa sinh trên lưng một con lừa và bắt bà ta phải cưỡi lừa, buông chân sang một phía, để đi vào khoảng 160 cây số [thực ra chỉ có 135 cây số mà thôi] từ Nazareth đến Bethlehem hay không?
(In this chapter I turn my attention to what is probably the best-known portion of the Bible. It portrays Mary and Josep’s journey to Bethlehem in response to the orders of the Roman government. It tells of a stable, a crib, swadding cloths, and a newborn baby… Luke opened this act in now a familiar way. He set the stage with time and place and then introduced the principals. The time was during the reign of Caesar Augustus, when Quirinius was governor of Syria and an enrollment, or census, was ordered. It was the first enrollment under Quirinius, Luke added. This census required each male person to go to his native city to be counted.
Luke’s facts here seem to be confused. Herod died in 4 B. C. E. Quirinius was not made legate in Syria until 6 C. E. , a decade later. There is no record of any census in which people had to return to their ancestral home, nor would one’s wife have had to make such a journey. Wives neither voted nor paid taxes, for this a man’s world. Josephus did record a census under Quirinius that took place in 6-7 C. E. , but it covered only Galilee, not Judea. There is no corroborative evidence in secular records anywhere of a worlwide census ordered by the Roman emperor.
Luke was aware, as the early Christians all seemed to be aware, that Jesus was a child of Nazareth in Galilee. Yet the need for the early Christians to portray Jesus as the heir of David and the fulfillment of all the expectations of the Hebrew Scriptures required that his early origins be Judean, and even more specifically, that he had to be born in the city of David, which was Bethlehem. Luke needed a literary device to get Joseph and Mary into Bethlehem before the birth of Jesus could be told. . The census and the ancestral home story, which Luke himself may have created, served his literary purpose. So Luke took a census, of which he was vaguely aware, that had occurred, he thought, sometime near the time of the birth of Jesus, and he used it to accomplish his literary purposes. Is it literally probable that any first-century man would have put his near-term pregnant wife on a donkey and forced her to ride sidesaddle for approximately one hundred miles from Nazareth to Bethlehem?)
Đến đây chúng ta đã hiểu tại sao Russell Shorto lại viết là cuộc kiểm tra dân số dưới thời thống đốc Quirinius, nếu thực sự có, thì khi đó Giê-su đã lên 10 tuổi. Sau đây là phần trích dẫn từ cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things, HarperSanFrancisco, 1994) của Nữ Giáo Sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trong giáo hội Ca-Tô La Mã chiếm được ngôi vị giáo sư thần học danh dự, trong Chương 1: Chuyện Phịa Giáng Sinh Để Kể Cho Trẻ Con Nghe Của Luke (Luke’s Christmas Fairy Tale):
“Giáng sinh, ngày lễ về sự sinh ra của Giê-su, là một cái gì đó giống như đi vào một cái cổng phong phú và đẹp đẽ, một cái cổng thuộc loại ma thuật. Những bí mật thì nằm sau cái cổng này, những điều xuất xứ từ chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm. Trong một buổi tối hay trong nhiều ngày, nó trải phủ trên sự nghèo nàn ở ngoài (về vật chất) cũng như ở trong (về tâm linh) của con người với những suy tưởng về các thiên thần. Và các thiên thần tuyên xưng một niềm vui lớn.
Tuy nhiên tất cả những điều này chỉ là một chuyện phịa để kể cho trẻ con nghe, vì, thật ra, các thiên thần chưa bao giờ đi vào đời sống hàng ngày của chúng ta để tuyên xưng một niềm vui lớn. Thật vậy, những chuyện kể cho trẻ con không bao giờ đứng vững trước đời sống thực của con người. Ngay cả câu chuyện trẻ con có tính ma thuật về cái nôi và các vua, những kẻ chăn chiên ở ngoài đồng cũng không thể đứng vững trước những sự thực lịch sử hoặc trước sự nhìn sâu sắc vào lịch sử thực sự của đứa trẻ mà sự sinh ra của nó chúng ta thường nhớ lại trong dịp giáng sinh. Vì câu chuyện này trở thành cay đắng và kết cục bằng một cuộc hành quyết. Và nếu chúng ta đã có trong câu chuyện trẻ con này một cái gì giống như cái gấu váy của một thiên thần ở trong tay, một khi mở lòng bàn tay và nhìn vào đó thì chúng ta thấy nó chẳng có gì. Đó chính là sự thật của các chuyện kể cho trẻ con. Những quyến rũ đa mầu sắc của chúng tan biến như một ảo ảnh. .
Những chuyện kể trong Phúc Âm Matthew và Luke (chỉ có hai Phúc âm này nói về chuyện sinh ra của Giê-su), xét theo thời gian, địa điểm và trường hợp, chỉ là những truyền thuyết. Phúc âm Mark và John không nói gì về sự sinh ra của Giê-su, và bắt đầu trình bày đời sống của Giê-su khi ông ta đã trưởng thành.
Chỉ cần nhìn qua những điều không thể xảy ra và những mâu thuẫn mà chúng ta thấy trong những chuyện kể về sự sinh ra của Giê-su trong Phúc âm cũng đủ để chứng tỏ là chúng không đáng tin về phương diện lịch sử. Chúng ta có thể bắt đầu từ câu chuyện nổi tiếng của Luke thường được kể trong nhiều gia đình Ki-Tô – đặc biệt là Tin Lành – đêm trước ngày giáng sinh: “Trong những ngày đó một sắc lệnh của Caesar Augustus kiểm tra toàn thể thề giới. Đó là cuộc kiểm tra đầu tiên, khi Quirinius làm thống đốc ở Syria. Và mọi người đều phải đi kiểm tra, ở nơi sinh quán (Luke 2: 1-3)”
Chính sự khẳng định là có một sắc lệnh của Hoàng đế (La Mã) về một cuộc kiểm tra như vậy chứng tỏ rằng toàn thể câu chuyện chỉ là một chuyện bịa đặt. Chưa từng có một ông Vua La Mã nào ra một cái lệnh vô nghĩa như vậy. Một lệnh như vậy sẽ tung ra một cuộc di dân quốc tế mà các thần dân phải đi từ nước này qua nước khác rồi lại trở về nơi định cư của mình. Phương thức kiểm tra để thu thuế như vậy thật là vô nghĩa và không thể thực hiện được…
Một cuộc kiểm tra dân ra lệnh bởi Quirinius đích thực đã xảy ra trong cùng năm 6 (6 C. E. ) trong thời đại thông thường, năm mà Quirinus được phong làm thống đốc ở Syria. Điều này là chắc chắn. Cuộc kiểm tra dân mà Luke kể là xảy ra vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thực sự đã xảy ra vào năm 6. Không ai biết có một cuộc kiểm tra nào sớm hơn. Do đó, thời điểm mà Luke kể ra không phù hợp với một điều khác của ông ta (Luke 1:5ff), rằng John the Baptist, người anh em họ của Giê-su vừa mới sinh ra trước Giê-su 6 tháng, trong triều đại của Herod (Chết năm 4 trước thời đại thông thường).
Cùng với sự bất phù hợp về thời gian, Luke cũng đưa ra một động cơ sai lầm về cuộc hành trình tới Bethlehem. Không thể nào có một cuộc hành trình như vậy trừ khi Joseph có nhà cửa sở hữu ở Bethlehem (để khai thuế). Nhưng nếu ông ta không có nhà cửa gì ở đó thì là một cư dân ở Galilee dưới thời Herod Antipas cai quản 4 vùng đất đai, lênh của thống đốc Quirinius ở Syria không có ảnh hưởng gì tới ông. Không có lý do nào trong bất cứ trường hợp nào để Joseph phải làm một cuộc hành trình như vậy.
Nếu không có cuộc kiểm tra dân vào thời điểm sinh ra của Giê-su – cho rằng ông ta đã sinh ra trong triều đại của Herod – thì không có lý do gì để cho Joseph phải đem người vợ bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh phải đi một cuộc hành trình nguy hiểm như vậy. Nói tóm lại chúng ta có thể nói rằng Joseph và Mary không bao giờ đi tới Bethlehem vào thời điểm này. Điều này có nghĩa là nếu Joseph và Mary đang sống ở Nazareth thì Giê-su đã sinh ra ở Nazareth chứ không phải ở Bethlehem. Nhưng đối với Luke, và cả Matthew, Bethlehem là nơi quan trọng để Giê-su được sinh ra vì đó là thị trấn của David. Luke muốn làm cho sự sinh ra của Giê-su ở Bethlehem đáng tin cậy bằng cách dàn dựng lên câu chuyện về cuộc kiểm tra. Nhưng vì ông ta tùy tiện sử dụng các sự kiện, chính những sự kiện đã bác bỏ mục đích của ông. Do đó, không làm gì có những chuyện không tìm được chỗ trọ, không có đứa trẻ nào được sinh ra trong máng cỏ, không có những kẻ chăn cừu, và không có trâu lừa gì trong hoạt cảnh. ”
(Christmas, the feast of Jesus’ birth, is something like the entrance to the Christian world. It is a rich and beautiful gateway, a kind of magic door. Mysterious things lie behind this gate, things out of the tale of A Thousand and One Nights…For an evening or for several days, it spreads over our multifarious outer and inner human poverty the reflections of angels. And the angels proclaim a great joy.
Yet all this is just a fairy tale, because, in fact, angels never come into our everyday life to proclaim great joy. In fact, fairy tales never stand up to real life. Even that magical fairy tale of the crib and the kings and shepherds out in the fiels can’t withstand critical exposure to real history or a critical look at the real history of the child whose birth we recall at Christmas. That because this story turned bitter and ended in an execution. And if we already had in the fairy tale something like the hem of an angel’s garnment in our hand, once we open that hand and take a look at it, we’ll find it empty. That’s the way fairy tales are. Their multicolored charms evaporate like a mirage…
The accounts in the Gospels of Matthew and Luke (the only two that report about Jesus’ birth) are, with respect to time, place, and circumstances, a collection of legends. The Gospel of Mark and John have nothing to report about Jesus’ birth, but begin their presentation of his life at a point he is already gown-up…
A glance at the impossibilities and contradictions that we find in the Gospel accounts of Jesus’ birth will suffice to show their historical incredibility. We can begin with Luke’s famous Christian story, which is read aloud in many Christian – and especially Protestant – homes on Christmas Eve: “In those days a decree went out from Caesar Augustus that all the world should be enrolled. This was the first enrollment, when Quirinus was the governor of Syria. And all went to be enrolled, each in his own city. ” (Luke 2: 1-3).
The very assertion that there was an imperial edict calling for such a census proves the whole story a fable. No Roman emperor ever issued such a senseless command. It would have unleashed a wave of international migration, driving the inhabitants of the empire this way and that across country after country to their native cities and then back to their current places of residence. Such a method of assessing taxes would have been absurd and unworkable. .
A census ordered by Quirinius actually did take place in the same year, A. D. 6, the emperor appointed Quirinius governor of Syria… Thismuch is certain. The census mentioned by Luke as taking place at the time of Jesus’ birth actually occurred in A. D. 6. Nothing is known of any earlier census. Hence, the date provided by Luke doesn’t agree with his other statement (in Luke 1:5ff) that John the Baptist, Jesus’ cousin born just six months before him, was begotten in the days of Herod (d. 4 B. C. )
Along with this discrepancy in dating, Luke also cites a false motive for the trip to bethlehem. There would have been no such journey unless Joseph had owned property in Bethlehem. But ifhe had no real estate, as an inhabitant of Galilee under the tetrarch Herod Antipas, he would not have been affected by the order of the Syrian governor Quirinius. Under no circumstances could the reason for Joseph’s journey be…
If there was no census around the time of Jesus’ birth – assuming he was born during the reign of Herod – then there would be no reason at all for Joseph to expose his pregnant wife to the hardship and dangers of such a a trip immediately before her delivery. Consequently we can say that Joseph and Mary never took any trip at this time for this reason. That means that if Joseph and Mary were living in Nazareth, jesus was born not in Bethlehem but in Nazareth. But Bethlehem is important for Luke (just as it is for Matthew) as the birthplace of Jesus because it is the city of David. Luke wants to make the birth of Jesus in Bethlehem plausible by fabricating the story of the census. But since he handles the facts arbitrarily, the facts themselves refute him. Hence, there was no vain search for lodging, and no child in the manger, no shepherds, and no ox and ass on the scene. )
Trên đây là những tài liệu liên quan đến chuyện phịa của Luke mà 4 vị linh mục mang ra để chống Cộng. Quý vị thấy sao, những tài liệu nghiên cứu trên có đáng tin cậy hay không?Xin nhắc để quý vị nhớ rằng những tài liệu trên không phải là của Giao Điểm, của cánh tay nối dài của Cộng Sản, hay của chính Cộng Sản, mà của một học giả Mỹ, một ông Giám Mục Ki-Tô Giáo, và một Bà Giáo Sư Thần Học Ca-Tô người Đức, người đồng xứ với giáo hoàng Benedict XVI của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Và tôi tin rằng, về phương diện trí thức và trình độ kiến thức, cả 4 linh mục trên gộp lại cũng bất khả so sánh với Giám mục Spong và Giáo sư Uta Ranke-Heinemann, những học giả có tên tuổi trong thế giới Tây phương.
Vì chỉ là những chuyện phịa nên mục đích của quý vị đưa ra trong bài viết trở thành vô giá trị. Cho nên tôi không buồn phê bình tiếp mà chỉ có một nhận xét nhỏ về một câu trong đoạn cuối của bài “tâm tình…” của quý vị. Trong đoạn này, quý vị than phiền là “Tin mừng Giáng sinh tại sao không đến được đất nước Việt Nam” vàkèm theo hai câu thơ:
“Hỏi van Thiên Chúa trên trời:
Bình an có thấy cho người Việt Nam!”
Tôi xin trả lời thắc mắc của quý vị: lý do đơn giản là, từ những tài liệu ở trên, chẳng làm gì có chuyện “giáng sinh” cả. Đã không có cái gì gọi là “giáng sinh” thì làm gì có tin mừng giáng sinh?Cho nên dù suốt ngày “Hỏi van Thiên Chúa trên trời” đến dát cổ bỏng họng về sự bình an của người Việt Nam thì làm sao Chúa biết, vì chẳng làm gì có Chúa ở trên trời hay ở bất cứ đâu để mà đáp ứng lời van xin của mấy ông. Quý vị có biết trái đất đang di chuyển trong không gian bao nhiêu câu số trong một giờ không?Khoảng 100000 cây số trong một giờ. Quý vị có biết là vũ trụ này rộng bao nhiêu không? Khoảng 13. 7 tỷ năm ánh sáng, và vận tốc của ánh sáng là khoảng 300000 cây số trong một giây đồng hồ; và 13. 7 tỷ năm chính là tuổi của vũ trụ chứ không phải là do Chúa của mấy ông sáng tạo ra mới có từ 6000 đến 10000 năm như được viết trong Thánh Kinh của mấy ông. Ngoài ra, trái dất, với tuổi khoảng 4. 5 tỷ năm còn quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ. Vậy cái “trên trời” của quý vị là ở đâu?Nó chẳng ở đâu xa, ở ngay trong những cái đầu nhỏ hẹp của quý vị.
Và bây giờ, quý vị đã hiểu tại sao trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio,lại đưa ra mấy nhận định như sau:
Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lýgiáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
1. Đức Mẹ đồng trinh
2. Hiện thân của Chúa (Thượngđếhiệnthân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê-su. )
3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa
4. Sự sống lại của Chúa.
5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)
6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những ngườichếtcho ngày phán xét cuối cùng)
7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Chaphán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lại trần thế)
[The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines
as myth:
1. The virgin birth
2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)
3. The work of Atonement (plan for salvation)
4. The resurrection
5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)
6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last
Judgment)
7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)]
Và năm 1995, Giáo sư Thần Học Ca-Tô Uta Ranke-Heinemann đã xuất bản cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) trong đó giáo sư đã phân tích rất kỹ và coi những chuyện trong Tân Ước như “Chuyện Giáng Sinh của Luke” (Luke’s Christmas Fairy Tale); “Chuyện Giê-su sinh ra từ Một Nữ đồng trinh” (The Virgin Mother); “Gia phả của Giê-su” (Jesus’ Genealogies); “Những phép lạ của Giê-su” (Miraculous Fairy Tales); “Ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp: Ngày Chúa chết” (Good Friday); “Chuyện Judas phản Chúa” (The fairy Tale of Judas the Traitor); “Chuyện Phục Sinh” (Easter); “Chuyện Thăng Thiên” (Ascension) v. . v. . đều là những chuyện trẻ con, không còn một giá trị nào trong thế giới của những người trí thức ngày nay.
Điều lạ ngày nay chính là hàng triệu người vẫn còn tin những chuyện không thể tin được trong Tân Ước như là những sự kiện lịch sử, vẫn còn hàng triệu người tin rằng Giê-su thực sự sinh ra từ một nữ đồng trinh, kết quả sự xâm nhập vào thân thể của một Thánh Ma (Holy Ghost), tin rằng Giê-su đã sống lại và bay lên trời, hiện đang ở thiên đường v. . v. . . Và đây cũng chính là thảm họa của thế giới.
Chuyện tâm tình nhân dịp lễ giáng sinh của 4 linh mục Việt Nam đến đây xin chấm dứt vì thật ra không có gì để đáng nói thêm. Những tâm tình đó có lẽ để nói với các “em hiền như ma sơ”, những em chỉ có nhiệm vụ nằm dưới, trong mục vụ truyền giống thay vì truyền giáo, như một nhóm đồ đệ của Linh mục Nguyễn Hữu trọng và một một trí thức Ca-Tô Việt Nam đã phanh phui ra trước đây, thì thích hợp hơn là nói với “đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước”. Bây giờ, chúng ta bắt sang chuyện giáng sinh của tín đồ Lê Nhân ở Hà Nội. Ông Lê Nhân viết nhảm nhí rất nhiều, trước đây tôi đã phê bình rồi. Nhưng có một chuyện khá hấp dẫn trong đó về con người của Giê-su, tôi tưởng nhắc lại nhân dịp cái gọi là lễ “giáng sinh” của ông ta kể cũng không phải là vô ích. Đó là chuyện ông Lê Nhân, dựa vào một mẩu chuyện trong cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis để phịa ra một chuyện quảng cáo cho tài năng Chúa Giê su của ông ấy. Ông Lê Nhân viết như sau:
“Văn hào Hi Lạp Nikos Nazantzakis trong tác phẩm bất hủ của mình: “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” đã có một trang viết tuyệt vời nhân bản, tuyệt vời vinh danh Chúa là trang nhà văn hào tả Chúa Jesus, khởi đầu công cuộc truyền đạo, đã âm thầm đến nhà thổ, xếp hàng cùng với những gã đàn ông trác táng khác để chờ đến lượt mình!
Hãy xem văn hào Nazantzakis tả Chúa Jesus xếp hàng đi chơi điếm để làm gì, để gặp ai đã nào?… muốn cứu chuộc tội lỗi thiên hạ, Jesus cũng phải vào tận cùng đáy của tội lỗi! Vâng, Ngài xếp hàng chỉ để “chơi” một con điếm xinh đẹp nhất, nổi tiếng nhất Jerusalem là nữ thánh Madalenna, vị thánh nữ đầu tiên của đạo Thiên Chúa giáo! Ngài đã đến, đã gặp, và đã “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa! Và ngay tắp lự, “Nàng” gái điếm Madalenna ở Jerusalem đã giác ngộ, đã nghe theo lời “dụ dỗ” của “Khách làng chơi” tuyệt mỹ này để theo “Chàng”- Jesus “về dinh” mà lội từ vũng bùn tội lỗi nhơ nhớp nhất trần gian, bước một bước lên đỉnh Thiên Đường của trinh bạch và thánh thiện.
Chúng ta thấy rõ, Lê Nhân chẳng qua chỉ là một người ngu đạo, được đạo dạy ngu cho, cho nên đã viết rất nhảm nhí về Chúa của mình mà không biết là mình đang viết nhảm nhí. Bởi vì, nếu đã đọc kỹ Kazantzakis và có đủ trình độ thì Lê Nhân không bao giờ dám viết như trên. Nhưng theo tôi thì Lê Nhân chưa đủ trình độ để hiểu Nikos Kazantzakis, vì muốn hiểu ý của Nikos Kazantzakistrong tác phẩm “The Last Temptation of Christ” chúng ta cần phải biết khá kỹ nội dung Tân Ước cũng như lịch sử và xã hội Do Thái thời Tân ước được viết ra vào cuối thế kỷ 1, một cái vốn kiến thức mà chắc chắn Lê Nhân không hề có. Tôi sẽ chứng minh điều này cho quý độc giả rõ và đồng thời để làm một bài học vỡ lòng cho Lê Nhân cũng như các trí thức ngu đạo về một điều: “không nên viết bậy” trước giới trí thức Việt Nam hải ngoại cũng như trong nước.
Trước hết, chắc chắn là Lê Nhân chưa hề đọc toàn bộ tác phẩm “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis nên mới diễn giải láo lếu như vậy. Vì sự thực là, Giê-su đi xếp hàng vào nhà điếm Magdalene không phải là để cứu chuộc hay cứu độ gì cô gái ăn sương này mà là thúc đẩy bởi sự cám dỗ xác thịt, một ám ảnh từ lâu. Điều này rất rõ ràng trong văn bản của Nikos Kazantzakis nhưng Lê Nhân chỉ muốn vinh danh Chúa của ông ấy nên mới phịa ra chuyện “Ngài đã đến, đã gặp, và đã “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa và ngay tắp lự, “Nàng” gái điếm Madalenna ở Jerusalem đã giác ngộ” trong khi chính Giê-su trong truyện nhiều lúc cũng hoang mang vật lộn giữa hai con đường: theo Thiên Chúa và đời sống thế tục, và Magdalene cũng chẳng ngay tắp lự đi theo Giê-su. Lê Nhân không biết rằng, vai trò “cứu chuộc” của Giê-su là cứu chuộc “tội tổ tông” để giúp con người làm hòa với Cha của ông ta chứ không phải là cứu chuộc tội lỗi của gái điếm.
Mà gái điếm thì sao?Gái điếm không phải là người?Tại sao Lê Nhân lại cho rằng gái điếm là ở trong vũng bùn tội lỗi nhơ nhớp nhất trần gian, đáy cùng của tội lỗi? Lê Nhân có biết rằng cái vũng bùn này đã có từ thuở khai thiên lập địa, không thiếu gì các giáo hoàng, giám mục, linh mục, mục sư, và người thường ngày ngày lặn ngụp trong đó đấy. Gái điếm vì hoàn cảnh đưa đẩy còn đáng kính trọng hơn là những con điếm trí thức như Lê Nhân, viết bậy viết bạ vì một cái bánh vẽ ở trên trời, tưởng rằng như vậy là vinh danh Chúa. Riêng về Ca Tô Giáo Rô-ma, trong lịch sử các Giáo Hoàng, chúng ta cũng thấy vài triều đại do điếm trị, Giáo hoàng do điếm đặt lên, loạn luân với cả con gái và với mẹ, vậy các điếm đó so với các gái điếm ngày nay, Lê Nhân có thấy khác biệt gì không?Lê Nhân nên kiếm cuốn “Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy”, tác giả là tiến sĩ Giám Mục Peter de Rosa để đọc Chương về Triều ĐạiĐiếm Trị Của Các Giáo Hoàng (Papal Pornocracy) trong đó. Trong Cựu Ước cũng có điếm Tamar, chồng chết ngủ với em chồng, em chồng chết ra ngồi ngoài đường đón bố chồng rồi ngủ với bố chồng sinh con. Trên thế giới ngày nay có cả triệu gái điếm, vậy Giê-su đâu, không đến mà “chơi vào tâm hồn” họ?Hơn nữa, cũng có nhiều gái điếm tự “hoàn lương”, đâu có cần đến Giê-su để cứu vớt họ ra khỏi “vũng bùn tội lỗi”?
Người Ki-Tô có truyền thống là bất cứ sự việc nào cũng tìm cách diễn giải, nhiều khi rất láo lếu, để ca tụng Chúa của mình. Nhưng trong thời đại của chúng ta ngày nay, ân sủng của Thiên Chúa chỉ là cái bánh vẽ trên trời do nền thần học Ki-Tô Giáo đưa ra như một miếng mồi để dụ những đầu óc yếu kém, ít học hay vô học. Thứ nhì, bản văn của Nikos Kazantzakis viết khác hẳn, không có chỗ nào như Lê Nhân phịa láo ra. Nhưng trước hết, chúng ta hãy tóm tắt nội dung cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis.
Trong cuốn truyện, Giê-su được trình bày như là một con người đầu óc bấn loạn,nhút nhát, luôn luôn sợ hãi, bối rối về vấn đề tình dục và phân vân trước cuộc sống. Giê-su là một anh thợ mộc kiếm sống bằng nghề đóng những cây thập giá để cho người La Mã đóng đinh những người Do Thái yêu nước nên bị dân chúng nguyền rủa là kẻ phản bội (traitor) và đôi khi còn ném đá vào Giê-su. Suốt trong cuộc đời, Giê-su trải qua nhiều cám dỗ và sự cám dỗ cuối cùng [The Last Temptation] là sự mơ màng trên thập giá: được lấy Mary Magdalene làm vợ, làm tình với Mary, và sống một cuộc đời bình thường trong một gia đình với vợ và con. Sự cám dỗ cuối cùng này thực ra chẳng phải là cám dỗ mà chỉ là sự kết tinh của những ám ảnh tình dục và mơ ước của Giê-su với Mary Magdalene đã hiện ra trong trí óc của Giê-su trước khi chết. [Đây là điều bình thường với tất cả mọi người, trước khi chết còn chưa dứt bỏ được những gì mà mình còn lưu luyến, hối tiếc, trừ những người đã ý thức được lý vô thường của vạn pháp. TCN]
Cũng vì vậy mà cuốn phim The Last Temptation of Christ do Martin Scorsese đạo diễn, tung ra trình chiếu năm 1988, đã bị tất cả các hệ phái Ki-Tô lên án ở trong nước Mỹ cũng như ở một số nước khác. Những tín đồ Ki-Tô quá khích, cuồng tín, khắp nơi đã lên tiếng phản đối, dàn hàng ngoài các rạp chiếu phim để ngăn cản những người đi coi phim, hô hào tẩy chay và đe dọa đặt bom phá rạp, [tương tự như những cuộc biểu tình, dàn hàng ngăn cản những buổi trình diễn văn nghệ của những nghệ sĩ từ trong nước sang bởi những người Việt Nam tị nạn cao quý khao khát tự do và dân chủ. TCN] và ngay từ đầu tác phẩm trên của Nikos Kazantzakis đã bị Giáo hội Ca-Tô La Mã cấm tín đồ đọc. Nếu đúng như Lê Nhân viết ở trên: Giê-su là một “khách làng chơi tuyệt mỹ”, mang ân sủng của Thiên Chúa vào nơi tội lỗi để cứu vớt con người thì tại sao trong những cộng đồng Ki-Tô trên thế giới lại có sự chống đối cuốn sách cũng như cuốn phim. Nhưng chuyện bất ngờ là những sự chống đối lại gây ra những phản ứng ngược:thu hoạch của cuốn phim rất cao, DVD ra bán rất chạy, và cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis lại càng được nhiều người đọc hơn.
Bây giờ, chúng ta hãy trích vài đoạn trong cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis, để chứng minh những điều tôi viết ở trên không phải là vô căn cứ và để vạch mặt Lê Nhân về sự láo lếu ngu dốt của hắn khi hắn viết: Ngài đã đến, đã gặp, và đã “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa! Và ngay tắp lự, “Nàng” gái điếm Madalenna ở Jerusalem đã giác ngộ, đã nghe theo lời “dụ dỗ” của “Khách làng chơi” tuyệt mỹ này để theo “Chàng”- Jesus “về dinh” mà lội từ vũng bùn tội lỗi nhơ nhớp nhất trần gian, bước một bước lên đỉnh Thiên Đường của trinh bạch và thánh thiện. Sau đây là vài cảnh trước khi Giê-su xếp hàng vào nhà điếm:
Đoạn sau đây là cảnh Giê-su đứng bên đường chờ đợi Magdalene với một bông hồng trên tay:
Trang 26: “Giê-su quay đầu lại. Đi xuống phía hắn với đôi giép đỏ, tóc xõa, với toàn bộ những vòng kiềng ở cổ chân, cổ tay và bông tai là Magdalene, người con gái duy nhất của ông cậu Rabbi của hắn. Đầu óc người trẻ này [Giê-su] quay cuồng. Giê-su kêu lên “Chính là nàng, là nàng mà tôi muốn!” và đưa tay ra để tặng cho nàng bông hồng. ”(He turned. Descending upon him with her red sandals, unplaited hair and complete armor of ankle bands, bracelets and earings was Magdalene, the only daughter of his uncle rabbi. The young’smind shook violently. “It’s her I want, her I want!” he cried, and he held out his hand to give her the rose. ) [Đoạn này chứng tỏ Giê-su rất mết Magdalene. TCN]
Đoạn sau đây tả tâm trạng của Giê-su khi nghe ơn kêu gọi của God:
Trang 28: “Nhưng rồi bỗng nhiên một người nào đó ở trên trời đang nói với Giê-su [Đây là Ki Tô Giáo thường cho là ơn kêu gọi của God. TCN]Giê-su vểnh tai lên nghe – nghe, và lắc đầu liên tục, như là muốn nói Không! Không! Không!Sau cùng Giê-su mở miệng. Giọng nói của Giê-su không còn run sợ. “Tôi không thể! Tôi là kẻ mù chữ, một kẻ vô tích sự, sợ hãi đủ mọi thứ. Tôi thích ăn ngon, uống rượu, và cười đùa. Tôi muốn lấy vợ, có con…” Hãy để mặc tôi”…
Đột nhiên hắn phải lấy hai tay che tai để làm nhẹ đi tiếng nói man rợ ở trên hắn… và trả lời:“Đúng vậy, đúng vậy, tôi sợ…Tôi có thể nói gì được và phải nói làm sao?Tôi cho ông biết, tôi không thể!Tôi là kẻ mù chữ!. . Ông nói gì vậy?…Nước thiên đường?. . Tôi cóc cần cái nước thiên đường. Tôi thích thế gian này. Tôi cho ông biết, tôi muốn lấy vợ. Tôi muốn Magdalene, ngay cả khi nàng là một con điếm. ”
(But then, suddenly, someone above was speaking to him. He cocked his ear and heard – heard, and shook his head violently, continually, as though saying, No!No!No!Finally he too opened his mouth. His voice no longer trembled. “I can’t!I am illiterate, an idler, afraid of everything. I love good food, wine, laughter. I want to marry, to have children. . “Leave me alone!”…
Suddenly he had to put his hands over his ears to soften the savage voice above him… and answered: “Yes, Yes, I’m afraid… What can I say, how can I say it?I can’t, I tell you!I am illiterate!… What did you say? … The kingdom of heaven?… I don’t care about the kingdom of heaven. I like the earth. I want to marry, I tell you;I want Magdalene, even if she’s a prostitute. . ”)
Đoạn tiếp theo tả cảnh Giê-su tự hành xác để xua đuổi những ám ảnh về tình dục với Magdalene:
Trang 81: “Hắn cởi chiếc thắt lưng da có đinh, dẫm chân lên quần áo hắn vừa mặc, không nói năng gì, bắt đầu quất không thương tiếc vào đùi, lưng và mặt mình. Máu túa ra và chảy đầm đìa. Hắn cảm thấy vậy và cảm thấy nhẹ nhàng”. (He unbelted the nail-studded leather strap, trampled the clothes he was wearing underfoot and, without speaking, began pitilessly to scourge his thighs, back and face. The blood spurted out and splashed him. He felt it and was relieved. )[Có một số học giả đã cho rằng Giê-su là một sadist, nghĩa là người cảm thấy thoải mái sung sướng khi tự hành xác. Và trong Ki Tô Giáo cũng có một dòng tu áp dụng lối hành xác này, đặc biệt là cho nữ tu. Và trong cuốn The DaVinci Code của Dan Brown cũng nói về dòng tu này. TCN]
Vài đoạn sau đây mô tả sự mâu thuẫn trong tâm trạng của Giê-su. Giê-su không muốn đến nhà của Mary Magdalene nhưng rồi vẫn không cưỡng lại được tiếng gọi của thể xác nên đã đến, tuyệt đối không phải đến để “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa như Lê Nhân ca tụng láo Giê-su, mà để xin được Magdalene tha thứ, vì Giê-su luôn luôn bị ám ảnh bởi một điều hoang tưởng là vì mình mà Magdalene trở thành gái điếm.
Trang 82: Giê-su nghĩ: Ta phải đi lánh xa,phải đi thoát, không được đặt chân đến Magdala [một thị trấn ở Galilee, nơi Magdalene ở] – cái chỗ bị nguyền rủa. Ta sẽ đi không ngừng cho đến khi ta tới sa mạc và tự chôn trong tu viện. Ở đây ta sẽ diệt sự đòi hỏi củaxác thịt và làm cho chúng trở thành tâm linh. .
Giê-su tới con đường chính. . lại tự nhủ “Ta không được đi qua Magdala”. Ta sợ. Giê-su ngừng lại để quyết định sẽ đi đường nào tới hồ. Hắn rẽ vào con đường nhỏ đầu tiên ở phía bên phải. Hắn biết là Magdala ở phía bên trái, hồ ở bên phải, và hắn đi với sự tự tin.
Giê-su đi và đi, đầu óc lang bang. Giê-suđang chạy trốn cô gái điếm Magdalen để đến với God…
Giê-su đi và đi. Con đường ngoằn ngoèo uốn sang phải sang trái đi quanhững vườn nho, đi lên giốc một lần nữa, tới hang ô-li-vờ. Người con trai của Mary đi theo con đường đó như theo luồng nước chảy hay theo tiếng hát buồn chán của một người cưỡi lạc đà. [Đọc đoạn trên, chúng ta thấy Giê-su luôn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh Magdalene. Đi vào sa mạc mà tu thì cứ đi chứ việc gì cứ phải tự nhủ là đừng đến với Magdalene]
(I must go away, I must escape, he thought, must not set foot in Magdala - curse the place!I won’t stop untill I reach the desert and bury myself in the monastery. There I shall kill the flesh and turn it into spirit…
He reached the main road. . ”I must not go through Magdala” he murmured again. “I’m afraid”He stopped to decide which way to turn in order to reach the lake. He took the first narrow road he found on his right. He knew that Magdala sat to the left, the lake to the right, and he proceeded with confidence.
He marched and marched, and his mind wandered. He was running from Magdalen, the whore to God. . .
He marched and marched. The twisting path wound in and out through the vineyards, rose once more, reached the olive groves. The son of Mary followed it as one follows running water or the sad, monotonous chant of a camel driver. )
Giê-su có chạy trốn khỏi được Magdalene không, chúng ta hãy đọc tiếp:
Trang 83: “Giê-su đi theo con đường hẹp, và đầu óc vẫn suy nghĩ lang bang, nhưng đột nhiên hắn ta dừng lại, ngỡ ngàng. Ngay trước mặt trong một khoảng trống bị che , trải rộng dưới rặng dừa, là Magdala. Trong đầu Giê-su muốn quay trở lại, quay trở lại, nhưng cước bất tòng tâm, bắt đầu dẫn hắn với những bước chân quyết định để đi tới ngôi nhà ngào ngạt hương thơm của người em gái họ Magdalene, đến căn nhà đã bị kết án là sẽ bị thiêu bởi những ngọn lửa dưới hỏa ngục.
“Không được, ta không muốn đến đó, ta không muốn đến đó” Giê-su tự nhủ, trong lòng sợ hãi. Hắn định quay trở lại nhưng thể xác hắn từ chối ý muốn của hắn. Hắn quyết định với mình một lần nữa: “Ta phải đi xa khỏi đây”, nhưng hắn không hề nhúc nhích. Hắn nghe thấy một tiếng nói ngọt ngào trong nội tâm:Ta phải gặp nàng, Ta phải gặp nàng…” [Vậy mà Lê Nhân đã viết bậy là Nikos Kazantzakis đã viết một trang tuyệt vời để vinh danh Chúa là Ngài đã đến, đã gặp, và đã “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa!TCN]
(He followed the path, and his mind ran on, but suddenly he stopped, startled. There before him in a sheltered hollow, spread out beneath the date palms, was Magdala. His mind turned back, turned back, but his feet, against his will, began to lead him with sure steps to the perfumed hermitage of his cousin Magdalene, to the house which was condemned to the fires of hell.
“No, I don’t want to go, I don’t want to go” he murmured in terror. He tried to reverse his course, but his body refused… I’ll go away! he decided once more within himself, but he did not budge… I must see her, must see her, he heard a sweet voice within him say. )
Và, như Lê Nhân viết, Giê-su đã đứng xếp hàng với một số người đến trước để chờ đến lượt vào với Magdalene. Từ những đoạn mà tôi vừa trích dẫn trong cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis ở trên, có người nào có thể tin rằng Giê-su đã cố ý xếp hàng chờ đến lượt vào với Mary Magdalene để “chơi” vào tâm hồn gái điếm Madalenna toàn bộ ân sủng Thiên Chúa?Ân sủng Thiên Chúa nằm ở chỗ nào trong người của Giê-su? chắc hẳn Lê Nhân biết rõ. Ngài muốn dùng cái ân sủng đó để chơi thẳng vào người Mary Magdalene vì chơi vào tâm hồn thì hơi khó. Chúng ta đã thấy rõ, Giê-su luôn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của Magdalene, ám ảnh cho đến lúc chết trên thập giá. Chúng ta cũng biết, Giê-su là một thanh niên nhút nhát, luôn luôn sợ hãi, tinh thần bấn loạn, tâm thần bất ổn, bị giằng co giữa hai cám dỗ, nửa muốn “have fun” với Magdalene, nửa muốn làm người trong sạch tinh khiết để đi theo God. Không ai hiểu rõ Giê-su bằng Magdalene, cho nên khi vào với Magdalene rồi, chúng ta nghe được Magdalene lật tẩy của Giê-su như sau:
Trang 90:“Anh [Giê-su là anh họ của Magdalene] thèm khát thân thể của tôi, thay vì nói thẳng ra như vậy, điều mà anh không dám, anh lại bắt đầu đổ tội cho linh hồn của tôi và nói là muốn cứu vớt nó. Linh hồn nào, cái tên mơ màng vớ vẩn kia. Linh hồn của người đàn bà là cái xác thịt của bà ta. Anh biết vậy mà; nhưng anh không có can đảm như một người đàn ông để ôm cái linh hồn đó vào trong vòng tay và hôn nó – hôn nó và cứu vớt nó! Tôi thật thương hại và ghê tởm anh. ”
(You crave my body, and instead of saying so, which you wouldn’t dare, you start blaming my soul and saying you want to save it. What soul, daydreamer?A woman’s soul is her flesh. You know it; but you don’t have the courage to take this soul in your arms like a man and kiss it – kiss it and save it!I pity you and detest you!”)
Đến đây, tưởng chúng ta cũng đã rõ chuyện Giê-su xếp hàng chờ đến lượt vào với cô điếm Magdalene là như thế nào, tuyệt đối không có chỗ nào như Lê Nhân phịa láo ra như trên để vinh danh Chúa. Nhưng thật ra thì vai trò “điếm” của Mary Magdalene là do Giáo hoàng Gregory dựng lên vào năm 591 qua xảo thuật ngụy diễn những nhân vật cùng có tên Mary và không có tên trong Tân ước. Tại sao Giáo hoàng và giáo hội lại cố tình bôi nhọ Mary Magdalene?Đây là một vấn đề đã được nghiên cứu tường tận nhưng không thuộc bài viết này. Chúng ta chỉ cần biết rằng, năm 1969, Giáo hội Ca-Tô La Mã đã chính thức bác bỏ sự ngụy diễn Tân Ước của Giáo hoàng Gregory và khẳng định lại là Mary Magdalene không phải là một gái điếm như Giáo Hoàng Gregory đã quyết định như vậy. Lẽ dĩ nhiên, Lê Nhân không biết điều này nên ngày nay vẫn ngu ngơ đi mượndanh một người mà Lê Nhân cho là một gái điếm, viết bậy viết bạ bằng một văn phong hạ cấp để vinh danh Chúa của ông ta mà theo như trong truyện chẳng có gì đáng để vinh danh.
Lê Nhân dùng một trang mà chắc chắn Lê Nhân chưa đọc trong cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis, phịa láo để đạt những mục đích trên. Nhưng nếu Lê Nhân đã đọc cuốn truyện trên của Nikos Kazantzakisvà nếu Lê Nhân đủ trình độ để hiểu những điều tác giả viết trong đó thì tôi dám chắc Lê Nhân không bao giờ dám viết càn như trên. Trong cuốn “The Last Temptation of Christ” của Nikos Kazantzakis, có một từ để gọi Giê-su mà tác giả dùng trong suốt cuốn sách, đó là “Con trai của Mary” (The son of Mary). Chắc Lê Nhân cho rằng như vậy là đúng chứ sao vì Giê-su chẳng là con trai của Mary là gì?Không hẳn vậy. Nikos Kazantzakis đã dựa vào chính Tân ước để gọi Giê-su như vậy. Nhưng gọi như vậy thì có gì là sai?Chẳng có gì sai cả nhưng nó hàm ý một nghĩa mà những người Ki-Tô Giáo không ai muốn nhìn nhận. Lê Nhân có muốn biết tại sao không? Có ngay!
Trong Tân Ước,Mark 6: 3 cho biết rằng Giê-su có 4 người em trai và ít nhất là 2 em gái như sau: “Đây có phải là anh thợ mộc (Giê-su), con bà Mary, anh của James, Joses, Judas, và Simon?Các em gái của hắn chẳng phải đang có mặt tại đây sao?” (Is this not the carpenter, the son of Mary, and brother of James, Joses, Judas, and Simon?And are not his sisters here with us?). Chúng ta hãy bỏ qua chuyện Mary vẫn còn đồng trinh vĩnh viễn sau khi sinh nở 7 người con mà Giê-su là con trai đầu lòng. Nhưng đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và cổ sử Do Thái thì câu “Đây có phải là anh thợ mộc, con bà Mary” lại nói lên một chuyện khác. Theo truyền thống Do Thái thời bấy giờ thì dân chúng thường gọi một người còn trẻ là con ông này, con ông nọ, chứ không bao giờ gọi là con của bà này, bà nọ. Gia hệ của Giê-su trong Matthew và Luke đều kể tên đàn ông qua nhiều thế hệ. Trường hợp gọi một người là con của bà này, bà nọ là để ám chỉ đứa con đó là đứa con hoang (bastard).
Thật vậy, trong tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, có bài viết của Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now). Tác giả viện dẫn Phúc Âm James và viết như sau:
Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6, “Đây có phải là con bà Mary không?”Bị gọi là con của người mẹ, thay vì con của người cha, thường hàm ý đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mã tên là Panthera. Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.
(Reynolds Price, Time, Dec. 6, 1999:The suggestion that Jesus' childhood may have been dogged by the accusation of bastardy is perhaps implicit in his townspeople's question in Mark 6, "Isn't this Mary's son?"To be called one's mother son, as opposed to one's father's, was often an implication of bastardy, or at least a sign that one's paternity was unknown, whether divine or not. Early opponents likewise suggested that Mary had conceived Jesus with a Roman soldier, Panthera. His childhood may well be clouded by questions about his paternity. )
Hơn nữa, ngày nay, qua các công cuộc nghiên cứuKinh Thánh để tìm ra con người thực của Giê-su, đa số học giả đã cho rằng nhiều chuyện trong Kinh Thánh là những chuyện hoang đường, và đối với một số học giả trong ngành phân tâm học thì những điều Giê-su tự nhận như: “con duy nhất của Thiên Chúa”, “có khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ trong tương lai gần thời Giê-su” v. . v. . đều là những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su, một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi nhân loại v. . v. . Đó là kết luận của những nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, Tiến sĩ Emil Rasmussen v. . v. .
Nhưng có phải rằng “Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng” như tuyệt đại đa số các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã thừa nhận, hay còn gì khác nữa?Vàcon người thực sự của Giê-su là như thế nào mà chúng ta phải quan tâm đến chuyện ông ta “giáng sinh”?Nghiên cứu về sự sinh ra của Giê-su trong Tân Ước, nhiều học giả cho rằng, rất có thể những chuyện “giáng sinh” về Giêsu, sinh ra từ một trinh nữ trong Matthew và Luke đã được tạo ra để che đậy những phê bình phân tích về Ki Tô Giáo trong thế kỷ đầu: Giê-su là một đứa con hoang của Mary. Rải rác trong các Phúc Âm có những chi tiết chứng tỏ như vậy, nếu chúng ta biết đọc những bản văn này. Cũng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Sinh Ra Đời Của Giê-su (Born of a woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, SanFrancisco, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:
Giê-su đã được “ sinh ra từ một người đàn bà”. Nguồn gốc sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .
(But he was “born of a woman”…His origins were as scandalous as his means of death. He (Jesus) was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the the early Christian tradition. )
Có một điều rất đáng phàn nàn trong thời đại ngày nay, đó là những người Việt Nam theo đạo Giê-su nói chung , từ các chủ chăn, trí thức cho tới các tín đồ tạm gọi là trí thức, viết về tôn giáo của mình mà thực sự lại không biết gì về chính tôn giáo của mình. Lẽ dĩ nhiên không phải là không có người biết, nhưng những người này thì lại không thể viết ra điều gì để quảng cáo tốt đẹp cho tôn giáo của mình mà không thấy ngượng với chính sự hiểu biết của mình. Đúng như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định: phần lớn tín đồ Ki-Tô có một điểm mù tôn giáo, và kiến thức về tôn giáo của họ thích hợp với sự hiểu biết trong thế kỷ 17 hơn.
Tôi phải kết luận bài “Tản Mạn Về Mùa Giáng Sinh” sao đây?Thật là không dễ viết. 4 ông Linh mục có tên tuổi ở Việt Nam viết lên một bài “Bơ Vơ Trên Chính Quê Mình, Tâm Tình Nhân Dịp Lễ Giáng Sinh 2005” nhưng mấy ông chẳng hiểu những sự thật xung quanh ngày giáng sinh của Giê su như được trình bày trong Tân ước là như thế nào. Quanh đi quẩn lại chỉ trích dẫn vài câu vụn vặt về ngày giáng sinh của Giê-su đã không còn giá trị trong lãnh vực học thuật ngày nay, và diễn giải chúng theo chiều hướng mê hoặc tín đồ thấp kém và để “chống Cộng”. Nhưng suy ra cho cùng thì mấy ông đã nói thật: “Bơ Vơ Trên Chính Quê Mình”. Tại sao? Vì quê mình là quê người, cho nên mấy ông bơ vơ là phải. Việt Nam đâu có phải là quê của mấy ông. Chắc hẳn các ông còn nhớ một câu cầu nguyện trong Kinh Nhựt Khóa, Kinh Cầu Bà Thánh Anna, của chính các ông dạy tín đồ cầu nguyện hàng ngày: “Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn chim muông cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David”. [Xin đọc Charlie Nguyễn] Vậy các ông không nên than phiền là “Bơ Vơ Trên Chính Quê Mình”, vì quê thật của các ông không phải là Việt Nam. Muốn hết bơ vơ cũng dễ thôi, chỉ cần về quê thật hiệp làm một cùng Vua David. Khi đó các ông không cần phải thổ lộ tâm tình với bất cứ ai.
Còn ông Lê Nhân có muốn “Mừng Chúa giáng sinh” thì cứ việc mừng nhưng đừng có “bàn thêm về vấn đề tôn giáo” vì ông chưa đủ khả năng để đi vào lãnh vực này.
Thật vậy, “bàn thêm về vấn đề tôn giáo”, mở đầu Lê Nhân viết:
Này Lê Nhân, Chúa có tính Phật không? Có! Phật bảo: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành! Chúa bảo: Ta ở khắp mọi nơi! Vậy thì, đi thấu Phật sẽ gặp Chúa và ngược lại Đọc kỹ những lời Phật dạy và Chúa phán, Lê Nhân xin thách những kẻ đang mượn Chúa để chống Phật, mượn Phật để chống Chúa tìm thấy sự mâu thuẫn trong lý thuyết của các Ngài, rằng: 95% ý nghĩa lời dạy của hai đại đức này trùng nhau?
Tại sao lại phải thách, vì ở trên cõi đời này chẳng có ai ngu xuẩn đến mức mượn Phật để chống Chúa. Chúa chống Phật thì có, vụ đốt Chùa Hiển Quang trong giáo xứ Bà Rịa ở Việt Nam là một thí dụ, vụ “Bà vào bà đánh lung tung” để cướp Chùa Lá Vằng biến thành Thánh địa La Vang cho Mẹ Chúa là một thí dụ nữa trong hàng trăm ngàn thí dụ khác, chứ chưa bao giờ có ai mượn Phật chống Chúa. Nếu đưa ra những sự thật về Chúa, những sự thật bất khả phủ bác, vì chúng nằm trong kho tài liệu trên khắp thế giới, đặc biệt trong thế giới văn minh tiến bộ Âu Mỹ, mà gọi là chống Chúa, thì những nước chống Chúa mạnh nhất chính là những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, vì trong các nước này có tràn ngập những tác phẩm chống Chúa. Vì vậy Lê Nhân viết “những kẻ đang mượn Phật để chống Chúa” là viết bậy, vừa không hiểu gì về Chúa, vừa không hiểu gì về Phật. Đọc ngay câu đầu chúng ta cũng đã thấy rõ là Lê Nhân chỉ biết một chứ không biết hai. Chứng minh:
Này Lê Nhân! Điều ông biết một là Phật có nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, đúng vậy. Đức Phật cũng còn nói:“Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”. Do đó, Chúa của ông, sinh sau Phật khoảng trên 500 năm, tất nhiên cũng có Phật tính, việc gì phải hỏi. Nhưng Phật tính là gì, chẳng qua chỉ là khả năng giác ngộ, nhìn được vạn pháp như chúng thật là như vậy (như thực tri kiến), không còn vọng tưởng, nghĩa là khả năng trở thành người tỉnh thức. Khả năng thì có đấy nhưng nếu bị màn vô minhdày đặc che khuất thì đến Chúa, Chúa Cha, Chúa Con, hay Chúa Ma cũng phải chịu thôi, không làm sao hiển lộ được Phật tính. Do đó Chúa vẫn chỉ là Chúa, mà Phật luôn luôn đã là Phật. Lê Nhân không hiểu được điều này nên cứ viết lăng nhăng về Phật Tính một cách hết sức ngớ ngẩn, chứng tỏ kiến thức về Phật Giáo của Lê Nhân là con số không, hoặc thuộc loại kiến thức của của các thừa sai trong thế kỷ 18-19, điển hình là kiến thức của Alexandre de Rhodes trong Phép Giảng Tám Ngày.
Nhưng điều ông không biết là Chúa chưa bao giờ phán “Ta ở khắp mọi nơi”, chưa kể là ở trên đời này chẳng làm gì có Chúa, nhất lại là một Chúa giáng sinh để mà mửng [Xin đọc lại phần trên về cái gọi là “giáng sinh” và về con người thực của Giê-su], mà chỉ có một anh Do Thái đầu óc bệnh hoạn, sống trong hoang tưởng, tưởng mình là con của Thiên Chúa của dân tộc Do Thái, nhưng thực chất chỉ là con một ông thợ mộc ở Nazareth tận tít bên miền Trung Đông, được những người trong thời bán khai tôn lên làm Chúa. Đừng có cho tôi là phỉ báng Chúa nhé, tôi không có viết chơi đâu.
Chỗ nào trong Kinh Thánh mà Chúa phán “Ta ở khắp mọi nơi”, Lê Nhân hãy nêu lên tôi coi. Thuộc tính “Ta ở khắp mọi nơi” (omnipresent) là thuộc tính giáo hội Ca-Tô La Mã gán cho con ông thợ mộc trên, cùng với một lô những thuộc tính hoang đường mâu thuẫn khác như toàn năng, toàn trí, không ai thấy, không ai hiểu được v. . v… để lòe bịp những đầu óc chứa toàn mì ăn liền chứ chẳng phải có ở trong Kinh Thánh. Nhưng phân tích kỹ câu phán trên mà Lê Nhân cho là của Chúa thì chúng ta lại thấy nhiều điều thú vị. Vì khắp mọi nơi đúng là khắp mọi nơi, không có chỗ nào mà không có, không chừa chỗ nào, vì Chúa là Chúa mà. Vài chỗ điển hình: Tsunami, Katrina, Tina, bệnh AIDS, SARS, Cúm Gà, và cả ở trong những “hang hùm bé tị” của Lê Nhân viết trong bài. Và như vậy Lê Nhân ở trong đời đã nhiều lần thấy Chúa ở khắp nơi rồi, có thể thấy hàng ngày mỗi khi có nhu cầu nào trong tứ khoái, có phải như vậy không?Này, Lê Nhân!Đừng có cho là tôi phỉ báng Chúa đấy nhé. Lê Nhân viết vậy chứ không phải tôi, tôi chỉ diễn giải, khai triển thêm cho đúng nghĩa và rõ nghĩa câu “Ta ở khắp mọi nơi” của Lê Nhân viết mà không hiểu mình viết cái gì.
Đọc kỹ những lời Phật dạy và Chúa không hề phán thì chúng ta thấy đầy dẫy những mâu thuẫn trong lý thuyết của các Ngài, giả thử là Chúa cũng có lý thuyết. Bàn về lý thuyết của Phật thì chúng ta có thiên kinh vạn quyển, trong đó tuyệt đối không có một điều nào bất nhân độc ác, giết người, loạn luân. Còn lý thuyết của Chúa thì chúng ta có cuốn Kinh Thánh, hơn nửa là những chuyện độc ác, giết người hàng loạt, loạn luân, phi lý trí, phản khoa học. Như vậy có thể gọi là mâu thuẫn được hay không hả Lê Nhân. Hơn nữa, Phật là bậc đại đức, đúng, vì Phật không nói chứ đừng nói là làm một điều gì ác, không có phân biệt chúng sinh. Nhưng Chúa thì không thể nào là một đại đức được. Một người mà lên tiếng nguyền rủa những người không tin mình là đồ rắn rết, phải đầy hỏa ngục vĩnh viễn để bị ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt, coi thường cha mẹ, gọi mẹ xách mé là “Người đàn bà kia”, đòi mang những người không tin mình, coi như kẻ thù, mang ra giết ngay trước mặt mình v. . v. . thì không thể gọi là đại đức được. Vậy chẳng có gì để mà đi so sánh rồng với tôm, phượng hoàng với chim sẻ. Và tất nhiên không có ai ngu đến độ mượn Rồng để mà chống Tôm, hay mượn Phượng Hoàng để mà chống Chim Sẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét