Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

TẢN MẠN VỀ NGÀY “GIÊ-SU SINH RA ĐỜI”


Trần Chung Ngọc
ngày 13 tháng 12, 2008


PHẦN I
Nhớ lại khi xưa ở Saigon, mỗi năm cứ đến tối ngày 24 tháng 12, tôi và người bạn thân thường đi tìm vui ở xung quanh nhà thờ Đức Bà. Khu vực xung quanh nhà thờ đông nghẹt những người trẻ như tôi, nhưng không hiểu có bao nhiêu người thực sự “đi lễ” nhà thờ vì biết đến Chúa Giê-su hay tin ở sự cứu rỗi của Chúa Giê-su hay chỉ là ham vui như tôi . Tôi tin rằng số này không có nhiều mà chỉ vì ham vui nơi đông đảo mà chúng tôi thường gọi là “đi lễ đi liếc” mà thôi. Tôi chắc rằng hiện nay cảnh nhộn nhịp vào tối 24 tháng 12 ở xung quanh nhà thờ Đức Bà Saigon hay nhà thờ lớn Hà Nội cũng vậy.
Từ ngày sang Mỹ đến nay, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về thực chất ngày 25 tháng 12 mà người ta thường cho là ngày “Chúa Giê-su sinh ra đời” Trước khi trình bày về ngày này trong lãnh vực học thuật, tôi xin trình bày xã hội Mỹ ngày nay đã “đối xử” với ngày lễ giáng sinh ra sao.
Tuy vào dịp này, trên TV cùng các trung tâm thương mại (shopping mall) các bài ca quen thuộc đều được phát ra theo kiểu “hát ngày không đủ, tranh thủ hát đêm, hát thêm ngày chủ nhật”, nhưng tôi muốn nói lên một sự kiện ở trên nước Mỹ, một nước có thể nói đến 80% theo Ki Tô Giáo theo truyền thống gia đình.
Nếu các độc giả ở Mỹ để ý thì sẽ thấy từ nhiều năm nay, từ “Giáng sinh” cũng như từ “Phục Sinh” càng ngày càng được dùng ít đi trong mọi dịch vụ quảng cáo công cộng và trong học đường. Năm nay, các dịch vụ buôn bán phần lớn đều quảng cáo cho “Mùa nghỉ lễ” (Holidays season) thay vì “Mùa giáng sinh” (Christmas season); còn các trường đại học, trung học, tiểu học, thì đã từ nhiều năm nay đều bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ lễ “Giáng sinh” của Ki Tô Giáo là “kỳ nghỉ xả hơi mùa Đông” (Winter Break) cũng như bắt buộc phải gọi kỳ nghỉ vào dịp lễ “Phục Sinh” của Ki Tô Giáo là “Kỳ nghỉ xả hơi mùa Xuân” (Spring Break). Những từ như “lễ Giáng Sinh” hay “lễ Phục Sinh” hầu như chỉ còn thu hẹp trong nội bộ Ki Tô Giáo. Hiện tượng giải trừ Christmas ra khỏi những nơi công cộng không chỉ có ở trên nước Mỹ mà còn thấy ở khắp Âu Châu, nhất là ở Anh. Các nhân viên công sở hay công ty bị cấm không được trưng bầy bất cứ cái gì liên quan đến Christmas. Nhưng các dịch vụ buôn bán thì khai thác triệt để những kỳ nghỉ lễ này để bán hàng.Năm nay, nền kinh tế Mỹ xuống dốc, nên các tín đồ Ki Tô Giáo dù có yêu Chúa cách mấy cũng giới hạn chi tiêu cho dịp lễ này.
Ki Tô Giáo thường ồn ào rầm rộ trong mùa lễ để kỷ niệm ngày sinh ra đời của Chúa họ, tuy thật ra chẳng ai biết Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra năm nào, ngày nào, giờ nào, và ở đâu. Vì không ai biết, nên Giáo hoàng Julius I, nhân danh là đại diện của Chúa trên trần, đã quyết định vào năm 350 là Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Vậy ngày ““Giê-su sinh ra đời” là ngày do giáo hoàng Julius I quyết định chứ không phải là ngày sinh thực của Giê-su mà không ai biết. Nhưng từ đâu mà có ngày 25 tháng 12? Ngày xưa, nhân dân khắp nơi thường là thờ mặt trời, thấy mùa Đông ngày càng ngày càng ngắn nên rất lo sợ bị mất đi dần ánh sáng của mặt trời. Đến ngày 25/12 mà khi xưa con người lấy làm ngày Đông Chí, vì thấy rõ ngày lại bắt đầu dài ra, cho nên con người ăn mừng để ca tụng và tạ ơn mặt trời. Giáo hội Công Giáo nổi tiếng là thường đi cầm nhầm những thứ của dân gian [đã được chứng minh có đầy trong Tân Ước] cho nên Giáo hoàng Julius I, vào năm 350, đã lấy ngày Đông Chí làm ngày giáng sinh của Giê-su, ngụ ý ánh sáng của Giê-su đã thắng sự tăm tối. Đây là một bước đi rất thuận tiện, vừa phù hợp với sự ăn mừng của dân gian, vừa nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín.
Nhưng về sau, người ta khám phá ra rằng Julius I đã vơ lấy ngày Đông Chí là ngày 25 tháng 12, tính theo lịch Julius (Julian Calendar). Nhưng lịch này đã tính sai mất mấy ngày, về sau lịch Gregory mà chúng ta dùng ngay nay tính lại thì ngày Đông chí phải là 21 tháng 12, có thể xê xích một chút nhưng không thể nào là ngày 25 được. Nhưng ngày 25 tháng 12 đã trở thành ngày lễ “Giê-su sinh ra đời” trong Ki-tô Giáo nên ngày nay Ki-tô Giáo vẫn tiếp tục ăn mừng ngày “Giê-su sinh ra đời” vào ngày 25 tháng 12, tuy không ai biết rõ ngày sinh của Giê-su là ngày nào.Chính Isaac Newton cũng cho rằng ngày “Giê-su sinh ra đời” được chọn để phù hợp với ngày Đông Chí, và Paul Ernst Jablonski ở Đức cho rằng ngày 25 tháng 12 là ngày lễ hội “Dies Natalis Solis Invicti” của dân La mã, nghĩa là ngày kỷ niệm sinh nhật của mặt trời bất khả chinh phục (the birthday of the unconquered Sun.)
Thật vậy, những chi tiết về gia phả và sự sinh ra của Giê-su trong Thánh Kinh có quá nhiều mâu thuẫn nên không cho phép bất cứ ai khẳng định ông ta đích thực là con của ai, sinh ra ngày nào, và ở đâu. Phúc Âm Matthew viết là Giê-su sinh ra trong triều đại của vua Herod, nhưng lịch sử lại chứng tỏ rằng Vua Herod chết vào năm – 4, nghĩa là 4 năm trước khi Chúa sinh ra đời. Phúc Âm Luke cho rằng Giê-su sinh ra trong thời có cuộc kiểm tra dân số của Quirinius, Toàn Quyền Syria và Judea (Do Thái). Nhưng lịch sử lại chứng tỏ rằng cuộc kiểm tra này xảy ra năm 6-7, nghĩa là 6-7 năm sau khi Chúa sinh ra đời. Sự mâu thuẫn trong hai Phúc Âm trên là một bài toán nan giải cho các nhà thần học Ki Tô Giáo. Cho nên rút cuộc họ dạy tín đồ là “cứ tin đi thì sẽ được tất cả” và tín đồ, vì cái “được tất cả” đó cho nên không cần biết đến những mâu thuẫn trong Thánh Kinh và tiếp tục tin rằng ngày “Chúa của họ sinh ra đời” đúng là ngày 25 tháng 12 theo Thường Lịch. Niềm tin này vô hại, chỉ lợi cho những nhà buôn bán, khai thác triệt để sự mê tín pha trộn với sự kém hiểu biết trong dân gian, để bán hàng.
Mặt khác, Thánh Kinh viết rằng Giê-su là con của Joseph, thuộc dòng dõi vua David, một điều kiện để người Do Thái có thể chấp nhận Giê-su là đấng cứu tinh của dân Do Thái đang rên xiết dưới ách nô lệ của La Mã. Thánh Kinh cũng lại viết rằng, Giê-su chính là con của Chúa Thánh Thần, một con ma thánh (Holy Ghost) phi vật chất. Do đó, Giê-su là Con duy nhất của Thiên Chúa, và cũng do đó, Giê-su chính là Thiên Chúa, và cũng do đó, Giê-su chính là Chúa Thánh Thần, theo thuyết Ba Ngôi Một Thể [Tam vị nhất thể] của Ki Tô Giáo phịa ra mấy trăm năm sau khi Giê-su đã chết. Tất nhiên, đã là Thánh Kinh của Ki Tô Giáo hoặc đã là những lời “Giáo hội (Công giáo) dạy rằng :....) thì không thể nào sai lầm, cho nên tín đồ Ki Tô Giáo, bắt buộc phải tin mọi điều Thánh Kinh viết, hoặc bắt buộc phải tin những lời “Giáo Hội dạy rằng...” là không thể nào sai lầm. Không tin thì không được Giê-su cứu rỗi, cho lên Thiên Đường sống đời đời với ông ta, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, vì chính Giê-su cũng đã chết rồi, và bây giờ không biết ở đâu, nhưng chắc chắn không phải ở trên thiên đường, vì chính Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên các tầng mây..
Giê-su sinh ra như thế nào? Ai là cha? Có lẽ chỉ có mình “Đức” Mẹ mới biết rõ ai là cha thực của Giê-su, nhưng vì một lý do rất tế nhị nên Bà không nói ra, và những điều mà chúng ta biết về sự sinh ra của Giê-su là do 4 người viết Phúc Âm, không có người nào là tông đồ của Giê-su: Matthew, Mark, Luke, và John kể lại sau khi Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá, chết và táng xác, đã từ 20-30 năm (Mark), 50-60 năm (Matthew và Luke), hoặc tới cả 100 năm (John). Mark và John đều không viết gì về chuyện “Giê-su sinh ra đời”, chỉ có Matthew và Luke, cóp nhặt hầu như nguyên văn của Mark và thêm vào chuyện “Giê-su sinh ra đời”, mỗi chuyện một khác.Mặt khác, chính Joseph, cha hờ của Giê-su, dòng dõi vua David, cũng không biết ai là cha của Giê-su, nhưng không biết có lẽ đỡ buồn hơn là biết.
Tuy nhiên, trong Ki Tô Giáo không phải là không có những “phản đồ” hay “lạc đạo”, nghĩa là những người còn dám dùng đến lý trí, khả năng phán đoán của con người. Điển hình là Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu kỹ Thánh Kinh, đã viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Về Sự Sinh Ra Của Giê-su (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus) như sau:
Giê-su được diễn giảng bởi những tín đồ Ki Tô lúc đầu theo những quan niệm về Thiên Chúa mà họ tin tuyệt đối, dựa theo hình ảnh của một ông vua trên trời. Điểm chủ yếu là hình ảnh Giê-su ngồi bên phải của cái ngai Chúa Cha ngồi trên trời. Hình ảnh này phản ánh niềm tin huyền thoại phổ thông thời đó về một vũ trụ được coi như là một vương quốc. Nhưng Giê-su đã được “sinh ra từ một người đàn bà”. Sự sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ.
(Spong, John Shelby, Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992, p. 35: Jesus was interpreted by the early Christians in terms of their assumed and unquestioned concepts of God, modeled after the image of a heavenly king. The focus was on the exalted Jesus seated at the right hand of the heavenly throne. The image reflected the popular mythic understanding of the universe as a kingdom.. But he was “born of a woman”.. His origins were equally as scandalous as his means of death. He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.)
Vì sự sinh ra của Giê-su đặc biệt như vậy cho nên đi kèm với sự “sinh ra đời” của Giê-su cũng có nhiều hiện tượng thiên nhiên không thuộc loại thiên nhiên mà thuộc loại hoang đường, vì chúng trái với thiên nhiên. Một trong những hiện tượng trái thiên nhiên này là ngôi sao ở Bethlehem, hay viết tắt theo tiếng Mỹ quen thuộc là S.O.B. Chúng ta nên để ý là trong 4 Phúc Âm thì chỉ có Matthew là đưa ra câu chuyện về S.O.B., còn 3 Phúc Âm kia đều không biết đến hiện tượng kỳ lạ này, và ngoài Matthew ra, không có bất cứ một tài liệu nào của bất cứ sử gia nào ở ngoài Ki Tô Giáo ghi nhận một hiện tượng kỳ lạ vô tiền khoáng hậu như là hiện tượng S.O.B. Muốn hiểu rõ tại sao lại như vậy, chúng ta hãy đọc câu chuyện về S.O.B. này trong Tân Ước:
Matthew 2: Sau khi Chúa Giê-su sinh ra ở Bethlehem xứ Giu-đê vào đời vua Hê-rốt, thì có mấy nhà chiêm tinh từ “Đông phương” đến Jerusalem và hỏi: “Vua của dân Do Thái mới sinh thờ phượng Ngài.” Khi vua Hê-rốt nghe được những điều này ông ta rất bối rối.. Rồi Hê-rốt, sau khi triệu mấy nhà chiêm tinh vào và hỏi kỹ khi nào ngôi sao hiện ra. Rồi Vua sai họ đi đến Bethlehem...
Họ liền đi, và kìa, ngôi sao mà họ nhìn thấy ở “Đông phương”, đi trước họ cho đến khi ra đời ở đâu? Vì chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Ngài ở “Đông phương” nên đến đây để dừng ngay trên chỗ ở của đứa trẻ. Khi họ nhìn thấy ngôi sao, họ vô cùng mừng rỡ.”
(Matthew 2: Now after Jesus was born in Bethlehem of Judea in the day of Herod the king, behold, wise men from the East came to Jerusalem, saying, “Where is He who has been born King of the Jews? For we have seen His star in the East and have come to worship Him.” When Herod the king had heard these things, he was troubled... Then Herod, when he had privily called the wise men, enquired of them diligently what time the star appeared. And he sent them to Bethlehem.... They departed, and lo, the star, which they saw in the east, went before them, till it came and stood over where the young child was. When they saw the star, they rejoiced with exceeding great joy. )
Chúng ta nên để ý là Thánh Kinh tiếng Việt dịch “from the East” và “in the East” là “từ Đông phương” và “ở Đông phương” chứ không phải là “từ phía Đông” và “ở phía Đông”. Cách dùng từ này của Ki Tô Giáo có dụng ý như tôi sẽ trình bày trong một phần sau.
Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thượng đế của Ki Tô Giáo nên không thể sai lầm, lẽ dĩ nhiên là đối với các tín đồ Ki Tô Giáo. Chúng ta không thể trách Thượng đế về sự hiểu biết của Ngài về vũ trụ tuy chính Ngài đã “sáng tạo” ra vũ trụ. Cách đây 2000 năm thì trình độ hiểu biết của Thượng đế của Ki Tô Giáo ở trong Thánh Kinh chỉ có vậy. Trăng sao là đèn đóm (xem Kinh Thánh, Nguyễn Thế Thuấn, Sáng Thế 1: 17) tối tối Thượng đế sai các thiên thần của Ngài mang ra treo trên vòm trời và đến ngày tận thế mà “nhà tiên tri Giê-su”, alias Chúa Con, đã khẳng định là “sắp xảy ra”, ngay trong thời mà một số tông đồ của ông còn sống, thì các tinh tú trên trời, nghĩa là những đèn đóm treo trên vòm trời, sẽ rơi rụng như sung (Xem Thánh Kinh, Khải Huyền 6: 13), và khi đó “trời sẽ tối đen như mực, trăng sẽ đỏ như máu”. Với trình độ hiểu biết về trăng sao như vậy cho nên Matthew mới viết nên hiện tượng kỳ lạ của S.O.B.. Chúng ta cũng không thể trách Thượng đế của Ki Tô Giáo là không biết rằng mặt trăng sáng là do ánh sáng của mặt trời chiếu tới. Nếu trời tối đen như mực, nghĩa là mặt trời không còn ánh sáng, thì tất nhiên mặt trăng cũng phải tối đen như mực, chứ không thể nào lại đỏ như máu. Nhưng đó lại chính là những lời khải thị của Thiên Chúa toàn năng, toàn trí của Ki Tô Giáo, cho nên các tín đồ Ki Tô Giáo không thể không tin. Bởi vì không tin điều này thì kéo theo việc không tin tất cả những điều khác mà Thiên Chúa đã khải thị, vì không có một căn bản nào có thể dựa vào đó để mà quyết định lời khải thị nào đúng, lời khải thị nào sai? Và như vậy thì sẽ không được lên thiên đàng, nếu có một thiên đàng. Vấn đề chính là ở chỗ này.
Trở lại câu chuyện S.O.B. trong Thánh Kinh. Trước hết, có lẽ chúng ta cũng nên biết thế nào là một ngôi sao?
Một ngôi sao chẳng qua chỉ là một khối cầu khí nóng (hot ball of gas), đúng ra là một khối cầu plasma gồm nhân nguyên tử Hydrogen (proton), nhân nguyên tử Helium và điện tử (electron), tụ lại với nhau do lực vạn vật hấp dẫn (gravity), và sáng vì những hạt nhân nguyên tử trong đó đụng nhau với vận tốc rất cao đưa đến sự giao hạch (nuclear fusion), nghĩa là sự giao hoặc tổ hợp của hai hạt nhân nguyên tử nhẹ (proton) để tạo thành một nhân nguyên tử nặng hơn (Helium) và do đó phát ra nhiệt hay năng lượng. Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta cũng là một ngôi sao.
Nhiệt độ của một ngôi sao là bao nhiêu độ? Ở trung tâm, nhiệt độ của một ngôi sao vào khoảng từ 15 đến 60 triệu độ. Kích thước của một ngôi sao là bao nhiêu? Các khoa học gia thường lấy kích thước của Mặt Trời làm chuẩn. Các ngôi sao thông thường có kích thước từ 1/10 cho tới 10 lần kích thước của Mặt Trời (có đường kính vào khoảng 1 triệu 400 ngàn cây số). Do đó, kích thước của một vị sao là có đường kính từ 140,000 cây số đến 14 triệu cây số. Đường kính của trái đất ở đường xích đạo chỉ là 12,756.32 cây số. Sao ở cách xa chúng ta bao nhiêu? Ngôi sao Proxima Centauri gần Thái Dương Hệ nhất, nghĩa là gần chúng ta nhất, cách chúng ta khoảng 1.3 parsecs, nghĩa là vào khoảng “40 Ngàn Tỷ” (40 x 10 12 = 40 trillion) cây số (km). Vì ở cách xa trái đất như vậy nên các sao, dù vô cùng lớn, cũng chỉ là những điểm sáng trên bầu trời.
Các khoa học gia, trải qua 20 thế kỷ, đã chịu thua, không biết gì về S.O.B., một ngôi sao liên hệ đến “Đêm Thánh Bethlehem”. Tại sao vậy? Vì S.O.B. không nằm trong địa hạt khảo cứu của khoa học. Khoa học không có khuynh hướng tin nhảm tin nhí. Tại sao lại bảo là tin nhảm tin nhí? Vì không có ngôi sao nào có thể lừng lững đi trước dẫn đường cho khách bộ hành đi từ Jerusalem đến Bethlehem rồi dừng ở trên một cái nhà trong đó Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo vừa mới sinh ra như được viết trong Thánh Kinh, những lời mạc khải không thể sai lầm của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Một ngôi sao không đi dẫn đường mà vì trái đất quay nên ta thấy ngôi sao như đang di chuyển. Nhưng sao ngừng có nghĩa là trái đất ngừng. Nếu trái đất đang quay với vận tốc là 1040 miles/giờ ( 1670km/giờ) và đột nhiên ngừng lại thì cái gì sẽ xẩy ra? Xin để cho các vô thượng thiên tài trí thức Ki-Tô-Giáo như giáo hoàng Benedict XVI, Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục Cao Phương Kỷ, Đinh Xuân Minh, Vũ Đức, Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi v..v.. cùng đám Tin Lành Tiến sĩ Lê Anh Huy, mục sư Huệ Nhật, Phan Như Ngọc, Khuất Minh v..v.. giải đáp.
Mặt khác, khoảng cách từ Jerusalem tới Bethlehem vào khoảng 10 cây số. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm: định vị một ngôi sao trên trời rồi lái xe theo bất cứ hướng nào, Đông, Tây, Nam, Bắc, độ 10 cây số, xem xem vị trí của ngôi sao có thay đổi chút nào hay không? Muốn hướng dẫn các nhà chiêm tinh đến đúng nơi Chúa Giê-su, nghĩa là Vua của Do Thái và của Do Thái mà thôi, như được viết trong Thánh Kinh, sinh ra đời, thì S.O.B. phải dừng ngay rất gần trên mái nhà nơi “Chúa giáng sinh”. Với kích thước, nhiệt độ của một ngôi sao như vậy thì còn đâu là Chúa với chẳng Chúa, cả trái đất này sẽ bị thiêu hủy ngay tức khắc. Còn một ngôi sao ở đúng vị trí của ngôi sao trên trời thì tôi thách đố bất cứ nhà thần học nào, từ giáo hoàng Công giáo trở xuống cho tới các đại trí thức Công giáo như Đỗ Mạnh Tri, Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh, Tú Gàn Nguyễn Cần v..v.., các đại trí thức Tin Lành như Lê Anh Huy, Nguyễn Thanh Vũ v..v.. trong Mucsu.net, có thể cho tôi biết là ngôi sao đó đứng trên ngôi nhà nào trên một diện tích 100 cây số vuông, nghĩa là diện tích một hình vuông mà mỗi cạnh có chiều dài là 10 cây số, khoảng cách từ Jerusalem tới Bethlehem? Cũng vì vậy mà đối với giới trí thức, S.O.B chỉ là một chuyện nhảm nhí, phi lôgic, phản khoa học về một S.O.B. theo nghĩa khác.
Tuy vậy, chuyện nhảm nhí như vậy không chấm dứt ở đây mà còn được khai triển trong học thuật thần học của Ki Tô Giáo, một sự khai triển không kém nhảm nhí. Học thuật thần học Ki Tô Giáo đã khai triển những chiêm tinh gia thành “Ba Vua” ở Đông-phương tuy rằng trong Phúc Âm Matthew không có chỗ nào nói đến con số 3 này. Sau đó nền thần học Ki Tô Giáo còn diễn giải là “Ba Vua” đại diện cho 3 sắc dân: da trắng, da đen, và da vàng, đi từ Âu Châu, Phi Châu, và Á Châu đến. Và môn “Thần Học Theo Cung Cách Á Châu” ngày nay đã diễn giải là các vua từ “Đông Phương” đến thờ phụng đứa bé Giê-su mới sinh ra đời. Toàn là chuyện nhảm nhí vì tất cả mưu toan thần học của Ki Tô Giáo đều quên mất một điều: đó là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không biết rằng quả đất tròn và cho đến thế kỷ 16, giáo hội Công Giáo vẫn tin rằng những điều viết trong Thánh Kinh là đúng, nghĩa là trái đất phẳng và dẹt như cái đĩa, có bờ mé, sách Khải Huyền viết có bốn góc. Thứ đến, mở bản đồ thế giới ra thì “Đông Phương” có 2 nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này cách xa Jerusalem bao nhiêu? Gần là Ấn Độ, cách xa Jerusalem khoảng 4 ngàn miles hay 6,500 cây số, rồi đến Trung Quốc, cách Jerusalem khoảng 6,000 miles hay gần 10 ngàn cây số. Khi đó mấy nhà chiêm tinh, tức ba vua ở Đông phương, may lắm thì có lừa mà cưỡi. Phải mất bao nhiêu ngày để có thể cưỡi lừa vượt từ 6,500 đến 10,000 cây số để đến thờ phụng một đứa con nít mới sinh ra đời ở Jerusalem mà họ đã nhìn thấy ngôi sao của hắn và biết là “Vua của Do Thái” mới sinh ra? Nên nhớ là khi họ được S.O.B. dẫn đến nhà đứa trẻ thì đó là đứa trẻ sơ sinh chứ không phải là đã sinh ra được vài tháng hay vài năm.
Chuyện ngôi sao lạ, hay S.O.B., cùng những chuyện lạ khác trong Tân Ước ngày nay không còn là những chuyện lạ nữa trước khối lượng nghiên cứu hiện đại nhất của hàng ngàn học giả về Thánh Kinh và nhất là về nhân vật Giê-su.
Thật vậy, Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, nhận định rằng:
Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
1. Đức Mẹ đồng trinh
2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê-su.)
3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa
4. Sự sống lại của Chúa.
5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)
6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)
7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lại trần thế)
[The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth: 1. The virgin birth
2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)
3. The work of Atonement (plan for salvation)
4. The resurrection
5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)
6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)
7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)]

Mặt khác, năm 1995, Giáo sư Thần Học Công Giáo Uta Ranke-Heinemann đã xuất bản cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) trong đó giáo sư đã phân tích rất kỹ và coi những chuyện trong Tân Ước như “Chuyện Giáng Sinh của Luke” (Luke’s Christmas Fairy Tale); “Chuyện Giê-su sinh ra từ Một Nữ trinh” (The Virgin Mother); “Gia phả của Giê-su” (Jesus’ Genealogies); “Những phép lạ của Giê-su” (Miraculous Fairy Tales); “Ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp: Ngày Chúa chết” (Good Friday); “Chuyện Judas phản Chúa” (The fairy Tale of Judas the Traitor); “Chuyện Phục Sinh” (Easter); “Chuyện Thăng Thiên” (Ascension) v..v.. đều là những chuyện trẻ con, không còn một giá trị nào trong thế giới của những người trí thức ngày nay.
Điều lạ ngày nay chính là hàng triệu người vẫn còn tin những chuyện lạ trong Thánh Kinh như là những sự kiện lịch sử, vẫn còn hàng triệu người tin rằng Giê-su thực sự sinh ra từ một nữ trinh, kết quả sự xâm nhập vào thân thể của một Thánh Ma (Holy Ghost), tin rằng Giê-su đã sống lại và bay lên trời, hiện đang ở thiên đường, và nhất là có khả năng để “cứu rỗi”, cho những người tin ông ta lên thiên đường (mù) ở với ông ta đời đời v..v... Và đây cũng chính là thảm họa của thế giới.

PHẦN II.- ĐÔNG CHÍ HAY GIÁNG SINH??
 
Sau ngày Đông Chí, 21/12, là ngày “Giê-su sinh ra đời”, 25/12. Đến ngày “Giê-su sinh ra đời” mà không viết gì về ngày sinh đặc biệt này thì quả thật là một thiếu sót. Nhưng mỗi lần nghĩ đến ngày “Giê-su sinh ra đời” và hậu quả của nó, từ thời Herod mà các trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi đều bị giết chỉ vì cái “ngày sinh quái ác” này, và rồi bao nhiêu thảm cảnh của nhân loại xảy ra, thánh chiến, tòa hình án xử dị giáo, săn lùng thiêu sống phù thủy, chinh phục cưỡng bách cải đạo v..v.., cũng chỉ vì cái “ngày sinh quái ác” này, thì đầu óc của tôi cứ như là đặc kịt lại, không thể viết lên lời nào. Do đó, tôi đành lấy một số tài liệu cổ kim về huyền thoại cổ lỗ sĩ này để cống hiến quý độc giả. Tại sao ngày “Giê-su sinh ra đời” lại chỉ là một huyền thoại cổ lỗ sĩ. Chúng ta có thể đọc ở trên Internet đoạn sau đây:
Có một huyền thoại cổ lỗ sĩ về một Thiên Chúa làm tình với người mẹ trên thế gian của hắn để đẻ ra chính hắn để rồi lớn lên thì bị giết (không hẳn vậy), và sự hi sinh không đáng giá đó bằng cách nào lại có nghĩa là mọi người khi chết sẽ lên thiên đường, nghĩa là, nếu họ tin vậy; bằng không thì họ sẽ phải xuống hỏa ngục và chịu khổ vĩnh viễn.
[There is this old myth about a god who has sex with his human mother to give birth to himself, who grows up to be killed (but not really), and this depreciated sacrifice somehow means everyone else gets to go to heaven when they die. If they believe it, that is; otherwise they go to hell and suffer for eternity.]
Trước hết là “Một Bài Giảng Về Giáng Sinh” nổi tiếng của Robert G. Ingersoll, viết cách đây trên một thế kỷ. Sau đến một vài nét về giáng sinh trong 2 tờ Newsweek và Time, ngày 13 tháng 12, 2004. Và sau cùng là một chuyện vui để tăng bầu không khí vui vẻ trong dịp Đông Chí.

۞ MỘT BÀI GIẢNG VỀ “GIÁNG SINH”
[A CHRISTMAS SERMON]
By Robert G. Ingersoll
Người dịch: Trần Chung Ngọc
Vài Lời Nói Đầu : Đây là bài giảng về Giáng Sinh nổi tiếng của Robert G. Ingersoll viết và đăng trên tờ Evening Telegram cách đây trên 1 thế kỷ, vào ngày 19 tháng 12, 1891.
Phản ứng trước bài giảng này, Mục sư Tiến sĩ J. M. Buckley, chủ biên tờ Christian Advocate, cơ quan truyền thông của hệ phái Tin Lành Methodist, viết một bài “phê bình” mạ lỵ Ingersoll và kêu gọi quần chúng tẩy chay tờ Evening Telegram vì đã đăng bài giảng như vậy về Giáng Sinh của Ingersoll.
Bài phê bình của Buckley có nhan đề “Những Lời Nói Láo Vĩ Đại”. Tờ Telegram chấp nhận sự đối thoại và ngay cùng ngày đó, đăng lên bài trả lời của Ingersoll. Bài trả lời của Ingersoll đã vang ra khắp nước Mỹ.
Sau đây là bài giảng về “Giáng Sinh” của Đại Tá, Luật Sư Robert G. Ingersoll và những điểm chính của ông trong bài trả lời Mục sư Buckley.

۞ Một Bài Giảng Về Giáng Sinh: [A Christmas Sermon]
Cái điều hay của ngày “giáng sinh” là không phải của Ki Tô Giáo – đó là ngày lễ dân gian, nghĩa là, của con người và rất tự nhiên.
Ki-tô Giáo không đến với chúng ta với những Tin Mừng, mà là một thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn. Nó đến với sự đe dọa trên những bờ môi của nó về những cực hình bất tận.
Nó dạy vài điều hay – tình thương yêu và ưu ái trong con người. Nhưng là một ngọn đuốc soi sáng tâm linh, một nguồn hạnh phúc của nhân loại, nó đã là một sự thất bại. Nó đã đặt những hậu quả bất tận trên những hành động của con người, nghiền nát linh hồn của con người với một trách nhiệm quá lớn mà con người phải gánh chịu. Nó chất đầy tương lai với sự sợ hãi và ngọn lửa thiêu đốt, và dựng lên Thượng đế của nó như là một tên cai ngục của một nhà tù vĩnh viễn, một nhà tù giam hầu hết tất cả mọi người trên thế gian. Như vậy cũng chưa thỏa mãn, nó còn tước bỏ quyền năng tha thứ của Thượng đế.
Tuy vậy, nó cũng làm được một điều hay là mượn từ dân gian một ngày lễ cổ xưa và gọi đó là ngày lễ Giáng sinh.
Trước khi Giê-su sinh ra đời rất lâu, Mặt Trời đã là nguồn sáng thắng trên sự tối tăm. Vào khoảng thời gian mà chúng ta thường gọi là ngày giáng sinh, ngày bắt đầu dài ra. Tổ tiên xa của chúng ta là những người thờ Mặt Trời, và họ ăn mừng sự chiến thắng của Mặt Trời trên đêm tối. Một ngày lễ như vậy thật là đẹp đẽ và tự nhiên. Ki-tô Giáo vơ lấy ngày lễ này, mượn từ dân gian một ngày lễ hay nhất. [Thật ra thì Ki-tô Giáo đã vơ lấy ngày Đông Chí theo lịch Julian tính sai là ngày 25 tháng 12 để làm ngày “giáng sinh” (sic) của Giê-su, về sau lịch Gregory mà chúng ta dùng ngay nay tính lại thì ngày Đông chí phải là 21 tháng 12. Nhưng ngày 25 tháng 12 đã trở thành ngày lễ trong Ki-tô Giáo nên ngày nay Ki-tô Giáo vẫn tiếp tục ăn mừng “lễ Giáng Sinh” vào ngày 25 tháng 12, tuy không ai biết rõ ngày “giáng sinh” của Giê-su là ngày nào. TCN]
Tôi tin vào ngày giáng sinh cũng như bất cứ ngày nào khác mà chúng ta để ra để sống vui vẻ. Chúng ta trong nước Mỹ làm việc quá nhiều và không đủ thì giờ để vui chơi. Chúng ta giống như người Anh..
Ngày giáng sinh là một ngày vui để quên và tha thứ - một ngày tốt để vứt bỏ những thành kiến và sự sân hận – một ngày tốt để tỏa ánh sáng mặt trời trong tâm hồn và nhà cửa của chúng ta cũng như trong tâm hồn và nhà cửa của mọi người khác.

۞ Bài Trả Lời Mục Sư Tiến Sĩ Buckley:
Bất cứ khi nào mà một chủ biên bảo thủ Ki-tô tấn công một người không tin Chúa, chúng ta hãy cố tìm kiếm trong đó một chút tử tế, lòng thương yêu.
Người chủ biên hòa nhã của tờ Christian Advocate kết tội tôi là đã viết ba điều sai lầm vĩ đại, và ông ta đã vạch ra những điều đó như sau:
Thứ nhất - Ki-tô Giáo không đến với chúng ta với những Tin Mừng, mà là một thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn.
Thứ nhì - Nó chất đầy tương lai với sự sợ hãi và ngọn lửa thiêu đốt, và dựng lên Thiên Chúa của nó như là một tên cai ngục của một nhà tù vĩnh viễn, một nhà tù giam hầu hết tất cả mọi người trên thế gian.
Thứ ba - Như vậy cũng chưa thỏa mãn, nó tước bỏ quyền năng tha thứ của Thượng đế.
Bây giờ, chúng ta hãy xét theo thứ tự ba điều sai lầm vĩ đại trên xem chúng có phù hợp với Tân Ước hay không – và có phải là chúng đã được giáo hội Methodist ủng hộ qua giáo lý của họ.
Tôi nhấn mạnh là Ki-tô Giáo không đến với chúng ta với những Tin Mừng, mà là một thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn.
Theo giáo lý chính thống, Ki-tô giáo đã mang đến những “tin mừng” là nhân loại thì hoàn toàn xấu xa đồi bại (depraved), tội lỗi, và tất cả mọi người đều ở trong tình trạng đã mất đi sự ân sủng của Thượng đế, và những người nào bác bỏ hay không tin vào cái tôn giáo mới này, thì sẽ bị đau khổ trong ngọn lửa vĩnh hằng.
Đó không phải là những “tin mừng”.
Nếu những hành khách trên một chiếc tàu thủy lớn được bảo rằng con thuyền sắp chìm, chỉ có vài người được cứu, và tất cả mọi người khác đều phải chết chìm dưới đáy biển, họ có cho đó là những “tin mừng” hay không?
Chúng ta thường cho rằng đấng Ki-tô tất nhiên biết rõ nhiệm vụ của mình là gì và tới để hoàn thành nhiệm vụ đó. Ông ta nói:
“Đừng tưởng rằng ta xuống đây để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không tới để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì ta tới để làm cho con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn (Matthew 10: 34-36).”
Theo sự phán xét của tôi, đây không phải là những “Tin Mừng”.
Bây giờ đến thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn. Đấng Ki-tô nói:
“Rồi ta sẽ nói với những kẻ ở phía bên tay trái: “Hãy cút đi cho khuất mắt ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, để đi vào ngọn lửa vĩnh hằng nhúm sẵn cho quỷ và những thiên thần của nó” [Tiếng Anh nguyên văn là, Mat. 25: 41: “Depart from me, you cursed, into the everlasting fire prepared for the devil and his angels” nhưng Kinh Thánh Tin Lành tiếng Việt đã dịch “devil and his angels” là “ma quỉ và những quỉ sứ (của) nó”. Dịch angel là quỉ sứ chắc là để tránh một điều hiển nhiên trong Kinh Thánh là Quỷ cũng có những thiên thần làm tay sai y như Thượng đế. TCN]
“Và những kẻ này sẽ bị trừng phạt vĩnh viễn, nhưng những kẻ công chính (nghĩa là những tín đồ Methodist) sẽ được sống đời đời.”
“Kẻ nào không tin thì sẽ bị đày đọa vĩnh viễn.”
“Kẻ nào không tin Chúa Con sẽ không thấy được sự sống, nhưng sẽ phải gánh chịu sự phẫn nộ của Chúa Cha giáng lên đầu chúng.”
Như chúng ta biết, rằng chỉ có một số nhỏ là những người tin (believers), rằng trong 18 thế kỷ qua, không tới 1 trên 100 người chịu chết cho đức tin, do đó hầu hết mọi người chết đều đi xuống hỏa ngục, chúng ta có thể nói không sai là: “Ki-tô Giáo đã đến với một thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn”.
Bây giờ đến điều “sai lầm vĩ đại” thứ hai: Ki-tô Giáo chất đầy tương lai với sự sợ hãi và ngọn lửa thiêu đốt, và dựng lên Thiên Chúa của nó như là một tên cai ngục của một nhà tù vĩnh viễn, một nhà tù giam hầu hết mọi người trên thế gian.
Trong Cựu Ước, không có chỗ nào nói về sự trừng phạt trong một đời sau, không có chỗ nào nói về những ngọn lửa thiêu đốt bất tận và sự đau khổ vĩnh viễn của con người dưới hỏa ngục. Khi Jehovah giết xong một kẻ thù ông ta cảm thấy thỏa mãn, sự trả thù của ông ta chấm dứt khi nạn nhân chết. Nhưng trong Tân Ước, chúng ta được bảo rằng sự trừng phạt trong một đời sau thì vĩnh viễn, và những làn khói của những sự đau khổ khi bị thiêu đốt thì sẽ bốc lên mãi mãi.
Cái giáo lý độc ác này, những đoạn văn đáng sợ này, đã chất đầy tương lai với sự sợ hãi, và ngọn lửa thiêu đốt. Căn cứ vào các đoạn trên thì Ki-tô Giáo đã xây một nhà tù, trong đó hầu hết mọi người trên thế gian bị giam và chịu sự đau đớn, và Thượng đế là viên cai tù. Những cánh cửa nhà tù này chỉ mở để nhận những tù nhân [và không bao giờ mở để cho người trong đó ra ngoài].
Giáo lý về sự trừng phạt này là sự ô nhục xấu xa của những ô nhục xấu xa [the infamy of infamies]. Như tôi thường nói, những người nào tin vào sự trừng phạt vĩnh viễn, vào công lý của sự tạo nên đau đớn vĩnh viễn, thì bị ít nhất là hai chứng bệnh: sự trai đá của trái tim và sự thối rữa của óc [the petrifaction of the heart and putrefaction of the brain].
Vấn đề tiếp theo là, có phải Ki-tô Giáo đã tước bỏ quyền tha thứ của Thượng đế?
Giáo hội Methodist cũng như các giáo hội Ki-tô khác đều dạy rằng, đời sống này chỉ là một thời kỳ tạm bợ [Điều này Ingersoll viết không sai, vì hàng ngày tín đồ Công Giáo Việt Nam thường cầu Kinh Nhựt Khóa trong đó có câu: “Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn chim muông cầm thú. xin cho tôi đặng về quê thật hiệp cùng Vua Đa-Vít” mà không hề biết rằng Vua David chỉ là một tướng cướp, một bạo chúa, hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát. TCN], không có cơ hội nào để sửa đổi sau khi chết, vì Thượng đế không cho một cơ hội nào để hối lỗi trong một đời sau.
Đây là giáo lý về thế giới của Ki-tô Giáo. Nếu tín lý (dogma) này đúng thì Thượng đế sẽ không bao giờ thả một linh hồn ra khỏi hỏa ngục – không bao giờ xử dụng quyền tha thứ.
Thượng đế và những kẻ được cứu sẽ vui đến mức nào khi biết rằng hàng tỷ và hàng tỷ (billions and billions) con cái, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng bị kết tội giam vào nơi tù ngục tối tăm vĩnh viễn, và không bao giờ có thể nghe thấy một lời tha thứ. [Ingersoll viết bài này vào năm 1891, khi đó những văn phẩm đe dọa sự trừng phạt của Thượng đế còn tràn ngập trong Ki-tô Giáo. Ngày nay, rất ít khi các nhà truyền giáo nói đến hỏa ngục và chính Giáo hoàng John Paul II cũng đã thú nhận là không làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất. TCN]
Nhưng đây chính là sự hứa hẹn trong Tân ước về nguồn hạnh phúc và sự vui sướng bất tận cho những người lìa xa cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, bây giờ và trong một đời sau.
Đối với tôi, thật rõ ràng là Ki-tô Giáo không mang lại những “tin mừng” mà là mang tới một thông điệp về sự đau khổ vĩnh viễn – và nó thực sự đã chất đầy tương lai với sự đau khổ, thực sự làm cho Thượng đế thành một cai tù của một nhà tù vĩnh viễn, nơi cư trú của hầu hết mọi người, và tước bỏ quyền tha thứ của Thượng đế. Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy vài đoạn về hòa bình và lòng nhân từ cũng như những đoạn về chiến tranh và những sự độc ác như là những răng nanh của một con dã thú (cruel as the fangs of a wild beast). Theo Giáo lý Ki-tô, Thượng đế có một nhà tù vĩnh viễn, trong đó có sự đau khổ vĩnh viễn, sự đau đớn cùng cực về tinh thần và vật chất (agony) vĩnh viễn.
Tôi nghĩ gì về những lời mà Tiến sĩ Buckley nói về tờ Telegram vì đã đăng bài giảng về Giáng sinh của tôi?
Chủ biên tờ Christian Advocate (Buckley) không có một ý niệm nào về sự tự do trí thức (intellectual liberty). Ông ta phải biết rằng không nên mạ lỵ người nào chỉ vì người đó không đồng ý với ông ta. [Đây là đạo đức của tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô, không đủ kiến thức và lý luận để bênh vực đạo mình, nên luôn luôn dùng những danh từ hạ cấp để mạ lỵ những người nói động đến đạo của họ, dù những lời này không sai sự thật]
Lấy quyền nào mà Tiến sĩ Buckley đã bất đồng ý kiến với Hồng Y Gibbons?, và quyền nào mà HY Gibbons đã bất đồng ý kiến với TS Buckley? Cùng một quyền mà tôi bất đồng ý kiến với cả hai.
Tôi không khuyên bất cứ ai đừng đọc những sách của Công giáo hay của giáo hội Methodist. Nhưng tôi bảo họ rằng hãy tự mình tìm hiểu – vững niềm tin vào những điều chân thật và loại bỏ những điều sai lầm, và trên hết là hãy gìn giữ khả năng suy tư của con người.
Tiến sĩ Buckley muốn hủy diệt tờ Telegram – muốn mọi người Ki-tô đoàn kết để trừng phạt tờ Telegram – vì tờ này đã đăng một bài mà Tiến sĩ Buckley không đồng ý, đúng ra là bài đó không đồng ý với ông ta.
Đã quá muộn rồi. Ngày đó đã đi vào quá khứ của Tây phương. Ngài Tiến sĩ thần học đã mất đi quyền lực của mình. Tiếng sấm thần học đã mất đi ánh sáng của tiếng sét – nó không còn gì nữa ngoài những tiếng ồn khó chịu, làm vui lòng những kẻ phát ra chúng, nhưng chỉ làm trò cười cho những người nghe.
Tờ Telegram không có gì phải sợ. Đó là một tờ báo theo nghĩa cao nhất – rất tỉnh thức, ra đúng giờ, tốt với bạn bè, hòa ái với kẻ thù, và chân thật đối với quần chúng.
Người ta có thể gọi tôi là một con quỷ, có thể bảo là tôi không đủ khả năng để nói lên sự thật, hay là tôi nói láo, nhưng tất cả đều không chứng tỏ gì. Những luận cứ của tôi không thể bị phản bác. Lý tưởng tôi trình bày (ở đây chỉ có một phần) quá vĩ đại, quá thiêng liêng, để có thể bị hoen ố bởi một nhân vật thiếu hiểu biết và xảo quyệt.
Tôi biết rằng con người thường phải hành động với ánh sáng trí thức mà họ có, vì vậy tôi xin nói: Hãy có thêm nhiều ánh sáng nữa.

۞ Thêm Vài Trích Dẫn Từ 2 Tờ Newsweek Và Time:
Hai tờ báo có nhiều độc giả nhất ở Mỹ, tờ Newsweek và tờ Time, số ngày 13 tháng 12, 2004, đều có một bài dài về chuyện Giê-su sinh ra đời. Chúng ta có thể đọc trong đó nhiều chi tiết xung quanh huyền thoại giáng sinh của Giê-su.
Chúng ta có thể biết tại sao chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là viết về sự sinh ra của Giê-su và lại viết rất khác nhau, trong khi Phúc Âm viết đầu tiên là Phúc Âm Mark và Phúc Âm sau cùng, John lại không viết gì về sự “giáng sinh của Chúa Con” và các phần còn lại của Tân ước cũng không viết gì về sự tích Giê -su sinh ra đời..
Theo tờ Newsweek, trong Phúc Âm Luke thiên thần Gabriel hiện lên trước Mary và báo cho Mary là Con Ma Thánh (Holy Ghost) sẽ làm cho Mary mang thai, nhưng trong Phúc Âm Matthew thì Joseph (hôn phu của Mary) không biết gì về chuyện thiên thần Gabriel hiện ra, cảm thấy nhục nhã vì Mary có mang trước khi ăn nằm với mình, nên định kín đáo bỏ Mary, nếu không nhờ có một thiên thần báo cho biết trong một giấc mộng là cái thai Mary đang mang là của con Ma Thánh (Holy Ghost). [Ngày nay, người nào còn tin thiên thần hiện ra hay thiên thần báo mộng là những sự thực lịch sử thì người đó tất nhiên có đầu óc thuộc loại của các “bà lão công giáo nhà quê” [từ của LM Thiện Cẩm]]. Vì thế trong nhiều năm sau những người Ki-tô phải đối đầu với những lời buộc tội Chúa của họ là đứa con hoang, có thể là con của Mary và một tên lính La Mã. Ngày nay, vào đầu thế kỷ 21, một số học giả cho rằng những câu chuyện về giáng sinh chỉ là những phát minh trong thế kỷ đầu để củng cố điều khẳng định Giê-su là đấng cứu thế (In the Gospel of Matthew, Joseph, knowing nothing about Gabriel’s appearance, is humiliated by the news that his future wife is pregnant, and “was minded to put her away privily”. In later years Christians had to contend with charges that their Lord was illegitimate, perhaps the illicit offspring of Mary and a Roman soldier. Now, at the beginning of the 21st century, some scholars treat the Christmas narratives as first-century intentions designed to strenghthen the seemingly tenuous claim that Jesus was the Messiah). Chuyện Giê -su là Con Thượng đế chỉ là một mưu chước quen thuộc để khuyến dụ quần chúng đã quen thuộc với Kinh Thánh Do Thái [Cựu ước] (a device familiar to the audience accustomed to the Hebrew Bible). Huyền thoại Giáng sinh của Giê -su dập theo những huyền thoại sinh ra đời của Alexander the Great và Caesar Augustus và ngay cả của Plato và Romulus, quen thuộc với dân Hi Lạp và La Mã. Nhưng bất kể những kết quả nghiên cứu hiện đại, người Ki-tô tin là tin, không cần biết, không cần hiểu, như Mục sư Tin Lành H. B. London phát biểu: “Tuy những người khác có thể đặt nghi vấn về giá trị lịch sử của những vấn đề như Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, cái chết và sự sống lại của Giê-su Ki-tô, chúng tôi thì không” (Though other people may question the historical validity of the virgin birth, and the death and the resurrection of Jesus Christ, we don’t) và Mục sư London thú nhận “Đức tin của chúng tôi có phần nào giống như là của trẻ con” (Our faith is somewhat childlike). Quan điểm của London được số đông quần chúng ủng hộ (London’s view has vast public support). [Tưởng chúng ta cũng nên biết Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần Học Công giáo [The first woman in the world to hold a chair of Catholic theology] đã viết cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things) trong đó bà ta đã coi tất cả những chuyện về giáng sinh của Matthew và Luke, Giê-su sinh ra từ một nữ trinh (Virgin Birth), sự xuất hiện của những thiên thần (angels), Gia phả của Giê-su (genealogies), những phép lạ Giê-su làm (Miraculous Fairy Tales), Phục sinh (Easter), Thăng thiên (Ascension), chết để chuộc tội (Redemption by Execution) đều là những chuyện trẻ con đều phải dẹp bỏ. Nhưng đối với các tín đồ Ki Tô Giáo thì tin là tin, không có thắc mắc. TCN]
Nước Mỹ đa số theo Tin Lành, và vì Tin Lành có đức tin như của trẻ con, nên một cuộc thăm dò ý kiến của Newsweek cho biết 82% tin Giê-su là Thượng đế hay Con Thượng đế, 79% tin vào huyền thoại Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, và 67% cho rằng chuyện giáng sinh – từ sự hiện ra của thiên thần Gabriel đến ngôi sao ở Bethlehem (S.O.B. = Star of Bethlehem) – là đúng như lịch sử (historically accurate). [Lẽ dĩ nhiên những người này không hiểu thế nào là một ngôi sao và không hiểu rằng nếu không có tinh khí của đàn ông thì Mary chỉ có thể sinh con gái, cũng như nếu Thượng đế lấy một cái xương sườn của Adam để “clone” thành ra một người khác thì người đó chỉ có thể là Steve (đàn ông) chứ không thể là Eve. Khoa Sinh Học Di Truyền đã chứng minh như vậy, dựa trên những cặp sex chromosomes khác nhau, X, X của đàn bà và X, Y của đàn ông. TCN]

Tờ Time cũng có những thông tin tương tự và còn nói rõ tên của người lính La Mã lăng nhăng với Mary là Panthera. Riêng về chuyện S.O.B. và những Magi đi theo ngôi sao để đến chầu Chúa mới sinh thì tờ Time đưa ra nhiều chi tiết hơn. Theo tờ Time thì danh từ Magi trong Phúc Âm Matthew rất mơ hồ (vague) vì nó có thể chỉ những nhà chiêm tinh (astronomers), những nhà thông thái (wise men), hay những người làm trò quỷ thuật (magicians). Nhưng lịch sử giáo hội Công giáo nổi tiếng về ngụy tạo, nên vào thế kỷ 2, những Magi đã được đôn lên làm các Vua miền Đông (As early as the 2nd century, they were promoted to Kings (from the East)). Con số Magi mới đầu thay đổi từ 2 đến 12, sau cùng được định là 3. Đến thế kỷ 8, Giáo hội đặt tên cho 3 ông vua này là Melchior, Gaspar và Balthasar và có mầu da khác nhau: trắng, nâu, và đen (không có da vàng trong này). Đến chuyện S.O.B. thì còn vui hơn nữa. Học giả Ki-tô A. N. Wilson, tác giả những cuốn Đám Tang Thượng Đế (God’s Funeral) và Giê-su: Một Cuộc Sống (Jesus: A Life) lưu ý: “Những nhà thiên văn học sẽ không bao giờ kiếm thấy S.O.B thật vì S.O.B. là vật trong sự tưởng tượng của chúng ta” (Astronomers will never find the real star of Bethlehem because the real star of Bethlehem is a thing of our imagination). Còn Linh mục Raymond Brown, một học giả Ki-tô nổi tiếng, theo dõi hành trình của S.O.B trong Phúc Âm Matthew và đưa ra nhận xét về cái S.O.B. như sau: “Một thiên thể được lái như một chiếc xe, quay chiều đi tới ba điểm. Một ngôi sao mọc lên ở phía Đông, đi sang phía Tây đến Jerusalem, rồi quay đầu xuống phía Nam tới Bethlehem, và rồi dừng trên một ngôi nhà, phải là một hiện tượng ở trên trời chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn học. Vậy mà (ngoài Phúc Âm Matthew) không có một sự ghi nhận nào trong thời đó.” (A celestial body engaged in a maneuver a little like a car attempting a three-point turn. “A star that rose in the east, appeared over Jerusalem, turned south to Bethlehem, and then came to rest over a house” would have constituted a celestial phenomenon unparalleled in astronomical history. Yet it did not receive notice in the records of the time.)

۞ Sau đây là vài đoạn trong bài “Tôi Muốn Gì Cho Ngày Kờ Rít-Mát
của Robert Green Ingersoll
viết trên tờ The Arena, Boston, Tháng 12, 1897:
Nếu tôi có quyền năng để tạo ra những gì tôi muốn cho ngày KờRít-Mát thì tôi sẽ làm cho các Vua Chúa từ nhiệm để nhường chỗ cho người dân. Tôi sẽ bắt các nhà quý phái tước bỏ nhãn hiệu quý tộc của mình và trả lại đất đai cho người dân. Tôi sẽ bắt Giáo hoàng phải vứt bỏ đi cái mũ ba tầng, cởi bỏ những bộ quần áo thiêng liêng, và thừa nhận rằng ông ta không phải là hành động thay Chúa -- không phải là không thể sai lầm – mà chỉ là một người Ý bình thường. Tôi sẽ buộc các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục và mục sư phải thừa nhận rằng họ chẳng biết gì về thần học, chẳng biết gì về thiên đường và hỏa ngục, chẳng biết gì về số phận nhân loại, chẳng biết gì về ma quỷ, thiên chúa hay thiên thần. Tôi sẽ bắt họ phải nói với những đàn chiên của họ là hãy tự mình suy nghĩ, xứng đáng với tư cách của con người, và hãy làm tất cả để tăng hạnh phúc của con người. Tôi sẽ làm cho các giáo sư đại học, thầy giáo ở mọi trường, kể cả các lớp học ngày chủ nhật, đồng ý là chỉ dạy những gì họ biết, chứ đừng dạy những thứ mà họ đoán mò như là những chân lý đã được chứng minh.
WHAT I WANT FOR CHRISTMAS. By Robert Green Ingersoll
The Arena, Boston, December 1897

If I had the power to produce exactly what I want for next Christmas, I would have all the kings and emperors resign and allow the people to govern themselves.
I would have all the nobility crop their titles and give their lands back to the people. I would have the Pope throw away his tiara, take off his sacred vestments, and admit that he is not acting for God -- is not infallible -- but is just an ordinary Italian. I would have all the cardinals, archbishops, bishops, priests and clergymen admit that they know nothing about theology, nothing about hell or heaven, nothing about the destiny of the human race, nothing about devils or ghosts, gods or angels. I would have them tell all their "flocks" to think for themselves, to be manly men and womanly women, and to do all in their power to increase the sum of human happiness.
I would have all the professors in colleges, all the teachers in schools of every kind, including those in Sunday schools, agree that they would teach only what they know, that they would not palm off guesses as demonstrated truths.

۞ Lễ giáng sinh là một ngày vui mà không kể chuyện vui là một sự thiếu sót.
Câu chuyện như sau (dựa theo một cái Joke của Frank Zindler), có vui hay không tùy theo người đọc có biết thưởng thức hay không:
Có một cô gái gần đến kỳ khai hoa mãn nguyệt đến thăm bác sĩ. Sau khi khám, bác sĩ lấy bút để ghi vào hồ sơ và nói:
- Cô cho biết tên chồng cô.
- Tôi không có chồng.
- Vậy tên người bạn trai cũng được.
- Tôi không có bạn trai.
Ông bác sĩ bèn ra kéo màn cửa sổ phía Đông và cứ đứng ngó ra ngoài. Sau một hồi lâu, cô gái sốt ruột hỏi: Sao bác sĩ cứ đứng ngó ra ngoài hoài vậy, tôi còn phải đi về chứ.
Ông bác sĩ trả lời:
Ngày xưa, khi hiện tượng này xảy ra thì có một ngôi sao mọc lên ở phía Đông. Tôi không muốn bỏ qua cảnh này.

HAPPY HOLIDAYS TO ALL

0 nhận xét:

Đăng nhận xét