CHỦ NGHĨA MARX
VÀ CÁCH MẠNG VÔ
SẢN VIỆT NAM
4.
“Từ Chủ Nghĩa Yêu Nước
đến Chủ Nghĩa Xã Hội”
Luận điểm này rất quan
trọng đối với phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam, nó được Hồ Chí
Minh đưa ra
[1] và được Đảng cộng sản
Việt Nam coi như là cơ sở lý luận chính thống để giải thích sự du
nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, qua đó bảo vệ lý lẽ về sự tất
yếu của chủ nghĩa xã hội (mácxít) đối với con đường phát triển của
đất nước
[2]. Theo những nhà lý
luận cộng sản Việt Nam, thì luận điểm ấy là sự kết hợp rất hài hoà
giữa truyền thống lâu đời của dân tộc với xu thế tiến bộ, mang tính
quy luật của thế giới hiện đại, và nói theo cách đầy cảm hứng của
ông Phạm Văn Đồng, là sự “hẹn gặp lịch sử”
[3] của những gì tinh tuý
nhất của một dân tộc với những gì tuyệt vời nhất của nhân loại hiện
nay. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là đồng tình hay phản bác những
sự tán tụng ấy mà là tìm hiểu đến tận nền tảng cái cơ sở lý luận
mácxít của chúng, tức là xét xem vai trò của cuộc đấu tranh giành
độc lập của những nước bị chủ nghĩa tư bản quốc tế thống trị đối với
cuộc cách mạng mácxít về giải phóng toàn bộ thế giới khỏi sự thống
trị của chủ nghĩa tư bản là như thế nào. Nói cách khác, vấn đề đấu
tranh giải phóng dân tộc đi theo chiều hướng cộng sản sẽ được đặt ra
để tìm hiểu, không phải chỉ trong phạm vi truyền thống yêu nước của
một dân tộc riêng biệt mà là trong điều kiện lịch sử chủ nghĩa quốc
tế mácxít đã biểu hiện thành tổ chức mệnh danh là Quốc tế thứ Ba, tổ
chức này đã lấy lý luận của Lênin về cuộc cách mạng vô sản gọi là
“phương Đông” làm cơ sở. Cũng như trong rất nhiều vấn đề có liên
quan đến chủ nghĩa cộng sản nói chung, vấn đề mà chúng ta đặt ra ở
đây là sự đối chiếu giữa lý luận và thực hành, từ Mác đến Lênin, từ
Lênin đến những học trò của ông, và vì thế cũng không thể không dẫn
đến kết luận làm bộc lộ thật rõ sự bất nhất, cũng như cái khe hở
không gì lấp đầy được giữa hai lĩnh vực ấy của chủ nghĩa cộng sản
đối với vấn đề cách mạng dân tộc dọn đường đưa đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
Các Mác và những chuyển động ở phương Đông
1. Đối với Mác, cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa do ông đề
xuất tất yếu phải mang tính chất quốc tế, và tính chất quốc tế này
có được chính là do sự quy định hoàn toàn của những điều kiện khách
quan: đó là sự phát triển phổ biến của lực lượng sản xuất đồng thời
với sự ra đời của sự giao tiếp có tính chất thế giới, do chủ nghĩa
tư bản tạo ra
[4].
Chủ nghĩa cộng sản tất yếu phải là một cuộc cách mạng hành tinh chứ
không thể chỉ giới hạn trong một địa phương nào được. Kết luận về
điểm xuất phát mang tính châu Âu của cuộc cách mạng “phổ biến” ấy đã
được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận[5],
chỉ có điều cần chú ý để đừng hiểu sai ý của Mác là khái niệm “châu
Âu” đó, không phải xét như một một vùng địa lý, lãnh thổ mà chính là
trình độ phát triển đã đến chỗ cao nhất hiện có của nhân loại, trình
độ phát triển đó tạo ra những tiền đề vật chất để chủ nghĩa cộng sản
trở thành được một “phong trào hiện thực” chứ không phải là cái “lý
tưởng mà hiện thực phải khuôn nắn theo”
[6].
Ngoài điều nói trên, chúng ta còn biết thêm rằng, khi theo dõi các
diễn biến xẩy ra trên thế giới trong mục đích nhìn ra khả năng thực
hiện cuộc cách mạng “phổ biến” của mình, Mác đã quan tâm đến tình
hình những nước chậm phát triển ở phương Đông – từng được ông gọi
dưới hình thái phát triển đặc biệt là phương thức sản xuất châu Á
[7]
– về sau này, bị lôi cuốn vào quá trình quốc tế hoá của sự thống trị
tư bản chủ nghĩa và đã bắt đầu vùng lên tham gia vào những chuyển
động của thế giới xét như toàn cục. Cần lưu ý đặc biệt rằng vấn đề
tham dự của những nước chưa phát triển này vào quá trình nhất thể
hoá thế giới ấy đã được Mác quan niệm một cách hoàn toàn nhất quán
với học thuyết về tiến hoá của ông. Chẳng hạn như trong các bài viết
của ông về Ấn Độ đăng trên New York Daily Tribune năm 1853,
Mác đã cho rằng, dù lịch sử của nó có biến đổi như thế nào, dù có bị
thống trị bởi nước này hay nước khác, hoặc không ngừng chìm đắm
trong những mâu thuẫn nội bộ, thì Ấn Độ vẫn chỉ là một xã hội ngưng
trệ, với tất cả những tệ hại “dã man” của phương thức sản xuất bán
khai của mình: mê tín, nô lệ vào những quy tắc cổ truyền, đóng kín
với mọi đổi thay của thế giới, kéo dài đời sống đình đốn như cây cỏ,
và con người ở đó thì “phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không
nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy”, nghĩa là nói
chung, đã thần phục tự nhiên một cách thô lỗ, cuối cùng đưa đến sự
thoái hoá mà sự biểu hiện của nó không nơi đâu rõ rệt bằng thái độ
“thành kính quỳ gối trước con khỉ Hanuman và trước con bò Sabbala”
[8].
2. Đối với tình trạng ấy, Mác cho rằng không thể không cần đến sự va
chạm từ ngoài vào của một phương thức sản xuất cao hơn, là chủ nghĩa
tư bản, với những tác động lay tỉnh đặc biệt của nó. Cũng cần quan
tâm đầy đủ đến ý kiến của Mác trong vấn đề này để tránh những ngộ
nhận. Đối với xã hội cổ truyền mông muội – như trường hợp xã hội Ấn
Độ mà ta đang đề cập – bên cạnh những chỉ trích thậm tệ
[9],
Mác đã hết sức khâm phục cái “tinh thần cao thượng trầm tĩnh” của
một đất nước mà ông cho rằng “vốn là chiếc nôi của các ngôn ngữ, các
tôn giáo của chúng ta, một nước mà nhìn vào bộ lạc Giát, chúng ta có
thể thấy kiểu người Đức cổ còn nhìn vào người Bàlamôn thì có thể
thấy kiểu người Hy lạp cổ đại”
[10],
nói tóm lại là một đất nước có bản sắc văn hoá riêng biệt đáng trân
trọng, quý mến, và nhìn ở một khía cạnh nào đó, không phải là không
“thơ mộng”. Vấn đề gay gắt với một đất nước như vậy chính là sự cần
thiết của một cuộc cách mạng xã hội, tức là tạo ra được những tiền
đề vật chất, trong đó quan trọng vào bậc nhất là một lực lượng sản
xuất phát triển mà nếu không có nó thì dù quá khứ ấy có thơ mộng đến
như thế nào cũng chỉ là sự tồn tại thụ động không khác gì với tự
nhiên. Chủ nghĩa tư bản mà nước Anh mang đến cho Ấn Độ, theo Mác,
cũng đã giữ một vai trò có ý nghĩa lịch sử rất đặc biệt trong quá
trình phát triển ấy: nếu một mặt nó “phá hoại xã hội cũ của châu Á”
thì mặt khác nó cũng “đặt cơ sở vật chất cho xã hội phương Tây ở
châu Á”
[11],
nghĩa là tạo điều kiện cho xã hội châu Á bước vào thời kỳ mới. Sự
“khai hoá” có tính chất dã man mà Mác thường nói đến trong những
phân tích về vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản đối với những
người lao động Tây phương
[12]
ở đây đã được nhắc lại đối với các dân tộc phương Đông. Cốt tuỷ vấn
đề vẫn là trình độ phát triển cao về sản xuất chứ không phải là cái
gì khác. Vì thế trong khi trong khi nhắc đến “sự giả dối thậm tệ và
tính dã man vốn có của nền văn minh tư sản” do người Anh mang đến
cho Ấn Độ, Mác lại đặt ra câu hỏi:
“Nhưng có bao giờ giai cấp tư sản lại làm được nhiều
hơn thế? Có bao giờ giai cấp tư sản đạt được sự tiến bộ, mà lại
không bắt buộc các cá nhân cũng như một loạt các dân tộc phải đi
theo con đường gian khổ của máu và bùn, của nghèo nàn và sỉ nhục?”
[13].
Nói cách khác, trong quan niệm về phát triển của Mác, chủ nghĩa tư
bản chính là một công cụ khai hoá “không tự giác của lịch sử”, là
“cái ác” cần thiết mà các dân tộc phải trải qua để từ đó mới có điều
kiện để đi về một tương lai tốt đẹp hơn. Xét về mặt con người với tư
cách là một giống loài, vấn đề toàn cầu hoá chủ nghĩa tư bản rút lại
chỉ là “sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả loài người” để “loài người
hoàn thành sứ mệnh của mình”
[14];
và để hoàn thành “sứ mệnh” ấy, Mác cho rằng
“chỉ sau khi cuộc cách mạng xã hội vĩ đại nắm được
những thành tựu của thời đại tư sản, nắm được thị trường thế giới và
các lực lượng sản xuất hiện đại, và làm cho những cái ấy phải chịu
sự kiểm soát chung của những dân tộc tiên tiến nhất, – thì chỉ khi
ấy, sự tiến bộ của loài người mới không còn giống như cái tượng thần
đáng ghê tởm của dị giáo, không muốn uống rượu thần một cách nào
khác hơn là uống từ những chiếc sọ người bị giết”
[15].
Qua ý kiến trên đây phải chăng người ta có thể cho
rằng, đối với Mác, muốn đi tới một hình thái phát triển cao hơn –
hình thái mà ông cho rằng ở đó nhân dân nắm được lực lượng sản xuất
đã phát triển ấy –-, những dân tộc phương Đông tất yếu cũng phải
trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa đầy “máu và bùn”,
“nghèo nàn và sỉ nhục”?
3. Đối với vấn đề này, chúng ta thấy ý kiến của Mác hoàn toàn chưa
có gì rõ rệt, vì như mọi người đều biết vấn đề chủ nghĩa đế quốc và
vấn đề phong trào giải phóng dân tộc chưa phải là trung tâm chú ý
trong việc xây dựng học thuyết của ông. Tuy vậy, như chúng ta cũng
đã biết, trong khi theo dõi tình hình của những nước bị chủ nghĩa tư
bản Anh thống trị, Mác cũng đã cũng có đưa ra một số phát biểu,
chẳng hạn như ảnh hưởng của những cuộc nổi dậy của nhân dân Trung
Quốc đối với nước Anh. Theo sự phân tích của Mác thì sự cưỡng bức
bằng bạo lực của chủ nghĩa tư bản Anh đối với Trung Quốc cũng đã có
tác động phá vỡ “sự cô lập dã man và đóng kín với thế giới văn minh”
của nước này, không khác gì trường hợp Ấn Độ. Dưới họng súng đại bác
của chủ nghĩa tư bản Anh, toàn bộ cái cơ cấu chính trị của nước
Trung Hoa cổ truyền đã tan rã, giống như sự tan rã của một cái xác
ướp được giữ gìn cẩn thận trong một cỗ quan tài đóng kín khi tiếp
xúc với không khí tươi mát vậy
[16].
Đó là một sự tan rã chứa đầy những thảm kịch: nền văn minh công
nghiệp châu Âu nếu đã đưa Trung quốc tiếp xúc với thế giới hiện đại
thì mặt khác nó cũng tạo ra ở đó sự khủng hoảng, xáo trộn không lúc
nào ngưng nghỉ: sản xuất bị phá huỷ, bộ máy hành nhà nước bị làm cho
hủ bại, thuế má nặng nề ... tất cả những nhân tố đó – và cộng thêm
vào là “lòng căm thù người ngoại quóc” – đã đưa tới những cuộc khởi
nghĩa liên miên trong dân chúng, dưới rất nhiều hình thức (tôn giáo,
triều đại, dân tộc...), từ đó tạo ra những tác động ngược trở lại
đến nước Anh và thông qua nước Anh, đến cả châu Âu nữa
[17].
Sự tác động ấy là như thế nào? Điều này cũng đã được Mác dẫn giải
một cách nhất quán hoàn toàn với học thuyết về lịch sử của ông: sự
phát triển tư bản chủ nghĩa ở Âu châu đã tích tụ lại thành sự khủng
hoảng chín muồi từ lâu, nhưng do nhiều lý do (trong đó có lý do được
Mác viện dẫn là “phảng phất dấu hiệu của sự phồn vinh”) đã chưa bộc
lộ ra thành một cuộc bùng nổ toàn diện
[18].
Trước tình hình đó, do quá trình cuộc khủng hoảng tư bản chủ nghĩa
lan sang nước phương Đông theo sự thống trị của các cường quốc, giả
định về một cuộc khủng hoảng tổng thể cho châu Âu có thể sẽ xảy ra
nhanh chóng hơn. Cuộc khởi nghĩa của Trung quốc tác động đến nước
Anh và qua nước Anh, tác động đến toàn châu Âu chính là như thế đấy
– là cuộc cách mạng ở vùng ngoại vi, nhưng sẽ đóng vai trò của một
tia lửa ném từ ngoài vào thùng thuốc nổ đầy ắp của hệ thống công
nghiệp tư bản chủ nghĩa ở các nước châu Âu
[19].
Những sự biến của Trung quốc đối với nước Anh và châu Âu như vậy
không mang ý nghĩa gì hơn là vai trò của sự kích động, vai trò đó,
như chúng ta đã có dịp nhắc tới
[20],
Mác và Angghen, trong lời nói đầu viết cho
Tuyên ngôn cộng sản xuất bản bằng tiếng Nga năm 1882
[21],
cũng đã lập lại theo một ý nghĩa tương tự: cuộc cách mạng ở một nước
phương Đông – thí dụ như ở nước Nga – có thể nổ ra trước, nhưng xét
về nội dung, đó chỉ có thể quan niệm như cuộc cách mạng thứ hai, mở
màn cho cuộc cách mạng thứ nhất mang danh vô sản đúng nghĩa và sẽ
phải diễn ra ở châu Âu, và chỉ khi nào hai cuộc cách mạng ấy hoà lại
với nhau trong một một nội dung lịch sử thống nhất do cuộc cách mạng
thứ nhất quyết định và định hướng thì thế giới đương đại mới mong
tạo ra được những thay đổi đồng loạt, triệt để, nghĩa là vượt qua
được thời kỳ “tiền sử” để bước vào một kỷ nguyên mới hoàn toàn. Và
cũng chỉ trong trường hợp ấy chúng ta mới có thể nói đền sự thoát
xác nhanh chóng của xã hội phương Đông, lấy mô hình phương Tây, với
tư cách là một trình độ cao về phát triển để làm chuẩn mực.
Như vậy, căn cứ vào học thuyết của Mác, chúng ta thấy
vai trò cực kỳ quan trọng của mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa, ở
đó nhân tố quyết định đối với lịch sử không có gì khác hơn là cái
phương thức khai thác lao động thặng dư đầy mâu thuẫn do mô hình đó
gây ra. Trong viễn cảnh ấy, các xã hội phương Đông không thể bỏ qua
nhanh chóng những giai đoạn mông muội đau đớn của mình nếu không
tham gia trực tiếp, dưới hình thức nào đó, vào sự chuyển động của
phương Tây, hoặc là bị chủ nghĩa tư bản phương Tây thống trị và chỉ
dừng lại đó, hoặc là vùng lên chống lại nó, tạo điều kiện cho sự
khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản trầm trọng thêm, từ đó châm ngòi
cho cuộc cách mạng vô sản nổ ra trên quy mô châu Âu, châu Mỹ. Đối
với Mác, để tự nó, xã hội châu Á, với những thuộc tính trì trệ cố
hữu của mình, không thể tạo ra được một cái gì mới mẻ cho lịch sử
cả. Đọc kỹ những gì Mác đã phát biểu về sự trỗi dậy của các dân tộc
phương Đông, chúng ta thấy tất cả hầu như chỉ dừng lại ở những nhận
xét tổng quát như vậy mà thôi.
Lênin và Quốc tế Ba
1. So với Mác
thì những phát biểu của Lênin trong vấn đề này đã tỏ ra đầy đủ, và
có hệ thống hơn. Điều đáng ghi nhận trước hết là tất cả những gì
Lênin phát triển về vấn đề này đều đã tiềm tàng trong lập luận của
Mác và Angghen, chẳng hạn như những ý kiến mà chúng ta đã biết về
tác động tích cực của những biến động của phương Đông tạo điều kiện
cho phong trào vô sản châu Âu nổ ra, có thể qua đó kéo toàn bộ hành
tinh sang một hình thái kinh tế-xã hội mới: những ý kiến ấy đều được
Lênin dựa vào để phát triển thêm, nhưng tất cả vẫn không xa rời cái
luận điểm nền tảng của Mác mà mọi người đều biết là: tính chất phổ
biến do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang đến cho thế giới
vì đó cũng mở ra khả năng giải phóng toàn bộ thế giới khỏi sự thống
trị của chủ nghĩa tư bản.
Có điều cũng cần lưu ý là khi phát triển những ý kiến
có sẵn của Mác, và trong quá trình ấy đã tìm ra những kết luận nhiều
khi khác hẳn Mác về nội dung, Lênin vẫn không hề xa rời cái lôgích
mà Mác đã sử dụng. Chẳng hạn như đối với vấn đề mà chúng ta đang bàn
luận, là tính chất quốc tế hoá của chủ nghĩa tư bản, cái lôgích của
Lênin vẫn chỉ lấy cảm hứng từ cái lôgích khá quen thuộc của Mác đi
từ đặc thù đến phổ biến, từ riêng biệt đến tập trung: cuộc tranh
giành sống chết giữa cá nhân những nhà tư bản tất sẽ dẫn đến sự độc
quyền của những tập đoàn lũng đoạn, những tập đoàn này chiếm lĩnh
các nhà nước dân tộc trong phạm vi một nước, để sau đó sẽ mở rộng
phạm vi cạnh tranh ra trên toàn thế giới, từ đó hình thành những
liên minh đa quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau, đi thống trị
và chia nhau thống trị các dân tộc chưa phát triển.
Tất cả ý nghĩa của một thứ lập luận như vậy có ý
nghĩa gì khác hơn là cái lô gích về sự mở rộng của con đường cướp
đoạt bằng bạo lực của chủ nghĩa tư bản đối với đông đảo những người
lao động, nghèo khổ mà Mác đã trình bày trong những tác phẩm của
ông. Chỉ có điều khác biệt là tất cả cái lô gích đó đều đã biểu hiện
ra trong những hoàn cảnh hoàn toàn không giống với hoàn cảnh của Mác
nữa: hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế
quốc. Chủ nghĩa đế quốc, đó chính là hình thức của chủ nghĩa tư bản
đã vượt qua thời cạnh tranh ban đầu để trở thành chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước trong phạm vi một quốc gia, sau đó mở rộng ra
toàn thế giới, nó kéo toàn bộ thế giới đi theo số phận của nó, không
phải trong sự gieo rắc ảnh hưởng sâu đậm của những hoạt động đặc
trưng của chủ nghĩa tư bản là công nghiệp hoá và thị trường hoá mà
còn đưa toàn bộ thế giới vào những cơn chấn động toàn diện về đời
sống do cuộc cạnh tranh đầy máu lửa do nó gây ra.
Trong lập luận của Lênin, số phận của chủ nghĩa tư
bản đến thời đế quốc chủ nghĩa đã là tột đỉnh rồi: nó đã phát triển
hết mức sức mạnh chinh phục của nó và cũng chính đó là lúc nó phải
bị tiêu diệt để nhường chỗ cho một hình thái xã hội cao hơn như Mác
đã hình dung . Có thể nói Lênin là người tiếp tục đưa chủ nghĩa tư
bản theo định nghĩa của Mác vào một môi trường rộng lớn hơn để nó
hoạt động nhưng cũng vạch ra cho nó một giới hạn không gian, để từ
đó có thể cụ thể hoá sự sụp đổ của nó một cách tất yếu về mặt thời
gian: khi đã không còn đường chạy nữa thì làm sao chủ nghĩa tư bản
có thể thoát khỏi được tình trạng mà Lênin gọi là “cơn hấp hối” của
nó?
2. Nếu đối với Mác, chủ
nghĩa tư bản có thể hình dung như một hệ thống bao gồm một trung tâm
là những nước ở châu Âu, châu Mỹ và những vùng ngoại vi của nó là
những nước chậm phát triển đủ loại khác nhau thì ở Lênin hệ thống ấy
đã trở thành một chỉnh thể những mâu thuẫn, là thế giới xét như một
thứ chủ nghĩa tư bản tổng thể, trong thế giới ấy, sẽ không kể đến
bất cứ nước nào, dù là phát triển hay không, và do đó sẽ không còn
có sự phân biệt giữa trung tâm và ngoại vi nữa: bất cứ biến động ở
đâu đều có tác dụng lay chuyển cái tổng thể ấy, với tư cách là cái
tổng thể tư bản chủ nghĩa đã phát triển hết sức của nó và đang lâm
vào một cuộc khủng hoảng toàn diện mà bất cứ một tia lửa nào ở đâu
cũng có thể tạo ra cơn bùng nổ mở đầu cho quá trình huỷ diệt,
“không những từ một cuộc bãi công lớn hoặc một cuộc
biểu tình trên đường phố, hoặc một cuộc bạo động của dân bị đói,
hoặc một cuộc nổi dậy của quân đội, hoặc một cuộc khởi nghĩa ở thuộc
địa, mà cũng có thể nổ ra từ bất cứ một cuộc khủng hoảng chính trị
nào đại loại như vụ án Đrâyphuýt hoặc vụ rối ren ở Xabecnơ, hoặc
nhân một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề phân lập của một dân tộc bị
áp bức, v.v...”
[22].
Ý tưởng cực kỳ quan trọng đó đã được Lênin minh hoạ khá rõ rệt trong
cuốn sách nhỏ mang nhan đề Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản viết năm 1916
[23]
với cái định đề mácxít căn bản này: sự tập trung độc quyền mang hình
thức nhà nước và quốc tế ngày càng đưa phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa đến tình trạng xã hội hoá tột đỉnh thì nó càng tạo ra
trong bản thân những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được, là sự
mâu thuẫn giữa nội dung thực tế đã xã hội hoá của sản xuất với cái
hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã kềm chế nền sản
xuất xã hội ấy. Tính chất thoái hoá tột độ về quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa biểu hiện trong hình thức tồn tại đặc biệt cuối cùng
của nó là chủ nghĩa đế quốc vì thế đã được Lênin tập trung nhấn
mạnh, không phải trong phạm vi một số nước mà như là sự chuẩn bị
chuyển hoá của một tổng thể toàn cầu hoá.
Lênin đã nói rất nhiều đến tính chất ăn bám, thối nát trong hình
thức kinh doanh tiền tệ, xuất khẩu tư bản của các thế lực độc quyền
tư bản tài chính: hình thức thặng dư giá trị không còn được khai
thác qua các quy trình sản xuất cổ điển nữa mà chỉ là những thứ siêu
lợi nhuận phi sản xuất mang về từ những nước lệ thuộc và thuộc địa,
nó là lao động thặng dư của toàn bộ nhân loại bị áp bức cung ứng cho
một một nhúm nhỏ những quốc gia giàu và mạnh, nói cách khác là sự
cướp đoạt của những nước giàu đối với những nước nghèo, và cách cướp
đoạt ấy rút lại “chỉ đơn giản bằng lối cắt phiếu” thôi
[24]
– nhận xét đó về chủ nghĩa đế quốc đã được Lênin coi như là đặc
trưng quan trọng nhất của cái hình thức tư bản chủ nghĩa trong cơn
“giẫy chết” của nó. Lênin đã hết sức nhấn mạnh sự thay đổi về tính
chất đấu tranh giai cấp ở những nước tư bản phát triển do những biến
động nói trên mang đến. Ong cho rằng, với những món siêu lơi nhuận
khổng cướp đoạt được những nước bị lệ thuộc, bọn tư bản ở những nước
tiên tiến đã dùng trăm ngàn thủ đoạn để tạo ra một tầng lớp công
nhân tư sản hoá (công nhân quý tộc), qua từng lớp này, chuyển phong
trào đấu tranh của công nhân vào xu hướng tự phát, tuy gọi là bảo vệ
quyền lợi ích thiết thực của người lao động, nhưng thực chất là làm
tay sai cho giai cấp tư sản phản động
[25].
Quyết liệt chống Quốc tế II, coi tổ chức này đã suy thoái thành một
tổ chức của những công nhân tay sai tư sản, miệng nói chủ nghĩa xã
hội nhưng thực chất là tuyên truyền chủ nghĩa cải lương của giai cấp
tư sản trong phong trào công nhân, đó cũng là kết luận hết sức quan
trọng mà Lênin đã đưa ra trong khi trình bày về chủ nghĩa đế quốc.
3. Tất cả những phân tích
trên đây về chủ nghĩa đế quốc đã được Lênin coi là chỗ dựa lý luận
căn bản để hình thành đường lối cách mạng vô sản thế giới, được đem
ra thực hiện sau khi cách mạng 1917 thành công, thông qua tổ chức
Quốc tế III do Lênin sáng lập và chi phối, đặc biệt sau Đại hội lần
thứ II của Quốc tế này (họp vào tháng 7 năm 1920) – đường lối ấy có
thể tóm tắt thành những điểm cốt yếu như sau:
– Thay vì là những mồi lửa làm phát khởi cuộc cách mạng vô sản châu
Âu, cuộc cách mạng ở những nước phương Đông từ đây phải trở thành bộ
phận khắng khít của cuộc cách mạng vô sản mang tính toàn cầu có tổ
chức thống nhất, cuộc cách mạng quốc tế này là sự kết hợp không thể
tách rời giữa toàn thể giai cấp vô sản thế giới với toàn thể các dân
tộc và quần chúng cần lao khắp nơi bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc
lột. Tình hình chủ nghĩa tư bản tự do biến thành chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước, rồi sau đó thành chủ nghĩa đế quốc – mà thuộc
tính quan trọng nhất của nó là một nhúm nước nhỏ phát triển đi thống
trị đa số nhân loại như đã nói trên – đã cho phép hình thành mặt
trận thế giới chống chủ nghĩa tư bản theo chiều hướng ấy. Tất cả
những gì liên quan đến vấn đề dân tộc (quyền tự quyết, phân lập dân
tộc, phong trào giải phóng của những nước thuộc địa và các xu hướng
chính trị khác nhau do cuộc đấu tranh này đặt ra: dân chủ tư sản,
cải cách điền địa ...) đều phải được giải quyết theo chiều hướng
cách mạng quốc tế vô sản nói trên. Những lợi ích cục bộ của từng
quốc gia khác nhau cũng đều phải được giải quyết theo tinh thần
“chuyên chính vô sản trên quy mô quốc tế” đó
[26],
vì thế phải chống lại mọi xu hướng dân tộc không phù hợp với nền
chuyên chính vô sản ấy.
– Các đảng cộng sản hoạt động trong những nước tư bản phát triển,
ngoài việc phải chống lại chính sách thuộc địa của nhà nước dân tộc
của mình (và điều đó tất yếu cũng phải chống lại cái gọi là “chủ
nghĩa yêu nước” của bọn Quốc tế II) còn phải có nhiệm vụ ủng hộ
những phong trào cách mạng chống đế quốc, giành độc lập ở những nước
bị áp bức, quan trọng nhất là những thuộc địa do chính chủ nghĩa tư
bản ở nước mình thống trị. Cần ghi nhớ rằng đối với cuộc cách mạng
vô sản thế giới trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, mặc dù phong trào ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc có quan trọng đến như thế nào, Lênin
vẫn không quên nhấn mạnh đến vai trò cuộc cách mạng vô sản phương
Tây, đặc biệt là về mặt chiều hướng phát triển đi tới của lịch sử,
chính vì vậy ông phê phán là “đã đi quá xa” những quan điểm như
những quan điểm của Roy, nhà mácxít Ấn Độ, ông này quá nhấn mạnh đến
tính chất quyết định của cuộc cách mạng phương Đông đối với
cách mạng phương Tây, cho rằng “nếu không có sự chiến thắng của cách
mạng trong những nước phương Đông, phong trào cộng sản ở phương Tây
sẽ chẳng có ý nghĩa gì”
[27].
Tuy vậy, thái độ đề phòng sự nghiêng lệch mang tính lý luận nói trên
của Lênin đối với chủ nghĩa Mác đã không ngăn cản được trong thực tế
– ngay cả trong bản thân lý luận của Lênin – xu hướng chuyển trọng
tâm cách mạng về phương Đông, trước sự thoái trào ngày càng rõ rệt
của phong trào cách mạng vô sản phương Tây
[28].
– Về mặt tổ chức, Quốc tế III chính là cơ quan, phối hợp, lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới đang nằm trong tình trạng khẩn trương
nói trên. Tính chất cộng sản của nó phải được cương quyết xác định
cho tất cả những thành viên, để làm cho nó trở thành nơi tập hợp
thống nhất của những con người đang “tiến hành một cuộc đấu tranh
quyết liệt với toàn bộ thế giới tư sản và tất cả những đảng dân
chủ-xã hội vàng”, theo cách diễn tả đầy khí thế của Lênin
[29].
Cương quyết thanh lọc khỏi hàng ngũ các đảng cộng sản những phần tử
Đệ II, tăng cường công tác bí mật liên kết chặt chẽ với công tác
công khai, bán công khai, đi sâu vào các tổ chức quân đội, quần
chúng, báo chí để vận động, lập “mặt trận” với những ai có thể liên
kết được ở phía trên nhưng nắm chắc cơ sở ở phía dưới ... tất cả
những hành vi quá quen thuộc đó của những người cộng sản sau này đều
đã khơi nguồn từ Quốc tế III. Riêng đối với những dân tộc chậm tiến,
những thuộc địa thì kinh nghiệm của cuộc cách mạng Nga đã được Quốc
tế III coi như mẫu mực: dù giai cấp vô sản ở đây còn non yếu, thậm
chí có nơi chưa có, nhưng vẫn hình thành những đảng cộng sản, coi
đây là một thứ chi bộ của Quốc tế; đặc biệt chú trọng đến phong trào
nông dân, thực hiện cải cách ruộng đất, chống địa chủ phong kiến,
chống những “phần tử tu hành cùng những phần tử phản động và trung
cổ khác”, trong những cao trào cách mạng tiến tới thành lập “xô viết
những người nông dân”, “xô viết những người lao động”; chia quá
trình cách mạng thành hai giai đoạn, ủng hộ, liên hiệp với những
phong trào dân chủ tư sản chống đế quốc, nhưng chủ động giành cho
được quyền lãnh đạo phong trào để khi cách mạng thành công sẽ tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không thông qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa. Tất cả những hoạt động nói trên đều phải quy về mục
đích tập trung duy nhất là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản trên quy mô
thế giới, do đó tất yếu cũng bắt buộc phải đặt tất cả những hoạt
động ấy dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc tế mà trung tâm của nó
không phải ở nơi nào khác là Matxcơva. Vốn chỉ là quê hương của cuộc
cách mạng thứ hai không đuợc bổ sung bằng cuộc cách mạng thứ nhất
theo đúng nghĩa mácxít của nó, nước Nga xô viết với cuộc cách mạng
1917, đã dần dà hoán chuyển vị trí để trở thành cuộc cách mạng thứ
nhất
[30]
thay thế cho cuộc cách mạng vô sản phương Tây, đảm nhiệm vai trò
lãnh đạo toàn bộ phong trào chống chủ nghĩa đế quốc trên thế giới.
Sự lựa chọn của Hồ Chí Minh
1. Qua những gì đã trình bày về nội dung của cuộc cách mạng vô sản
phương Đông, từ Mác đến Lênin như trên, chúng ta thấy luận điểm “từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh ở Việt Nam
hoàn toàn chỉ là sự lập lại một cách nguyên vẹn đường lối cách mạng
vô sản thế giới do Quốc tế III vạch ra cho tất cả những dân tộc
thuộc xã hội phương Đông, không cho riêng nước nào, vì thế không thể
gọi đó là sản phẩm của riêng biệt Hồ Chí Minh hoặc “quy luật” riêng
biệt của cách mạng Việt Nam được. Tất cả những gì mà Hồ Chí Minh đã
phát biểu về luận điểm này, dù có cách xa rất nhiều về thời gian,
trước sau vẫn chỉ lại sự lập lại không ngừng những gì mà ông đã tiếp
thu vào tháng 7 năm 1920 khi lần đầu ông tiếp xúc, qua báo
L’humanité ở Paris, với “Những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” mà Lênin đưa ra trước Đai hội lần thứ hai của Quốc
tế III họp ở Matxcơva
[31].
Tất cả những hoạt động của ông Hồ và của những người cộng sản Việt
Nam trong suốt thời gian dài đăng đẳng đã qua, chẳng qua – như chính
ông Hồ đã trình bày – chỉ có tác dụng chứng minh cho sự “đúng đắn”
của chủ nghĩa Lênin thôi.
[32].
Cái mà ngày nay người ta làm ồn lên và gọi đó “tư tưởng Hồ Chí
Minh”, trên nền tảng của nó, thực chất chỉ là tư tưởng của Lênin,
gắn liền với Quốc tế III do Lênin sáng lập. Như chính Hồ Chí Minh đã
phát biểu: tất cả công việc của ông chỉ là “cố gắng vận dụng những
lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với
thực tế Việt Nam” chứ không có gì khác
[33].
Sự “sáng tạo” của Hồ Chí Minh, vì thế đã thuộc về lĩnh vực áp dụng
thực hành, là một thứ công việc giống như một kỹ sư đem áp dụng vào
thực tế những công thức nào đó về khoa học, tin tưởng về tính khả
thi không còn nghi ngờ gì được về giá trị của những công thức ấy –
cách thức làm việc đó không thể đồng nhất với công việc của những
người luôn luôn muốn đặt lại vấn đề từ nền tảng, những người làm đảo
lộn tư duy xã hội bằng những khám phá mang tính phương pháp, cũng
không thể đồng hoá với công việc của những người, dù đã chấp nhận
một học thuyết nào từ căn bản nhưng vẫn nuôi tham vọng cải biến, bổ
sung học thuyết ấy từ những nguyên lý, thường xuyên đem những nguyên
lý ấy đặt trước những thực tại mới, những chân trời mới để canh tân
chúng, những công việc như vậy rất thường gặp trong lịch sử tư tưởng
mà riêng trong phạm vi học thuyết Mác, chúng ta có thể kể đến Lênin
như một thí dụ gần nhất. Khác hẳn với cách Lênin tiếp thu Mác, điều
mà ai cũng biết là đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng như thế nào
cho lịch sử chủ nghĩa Mác, cách tiếp thu Lênin của Hồ Chí Minh đã đi
theo con đường hoàn toàn đặc biệt, so với những lĩnh tụ cộng sản
khác, có lẽ chỉ có ông mới có thôi: chưa biết gì về chủ nghĩa Lênin
mà đã hết lòng tin cậy
[34]
và trong khi vừa biết thêm chút ít thì liền coi ngay đó như một thứ
“cẩm nang thần kỳ”
[35]
có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của đời sống, không chỉ cho
cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, mà còn cho cả sự nghiệp xây dựng
đất nước trong hoà bình, không phải cho hôm nay mà còn cho cả “muôn
đời con cháu mai sau” nữa. Đối với con người của Lênin, thì Hồ Chí
Minh đã bày tỏ một lòng biết ơn hầu như vô hạn độ: Lênin không phải
chỉ là lãnh tụ của một tổ chức chính trị hiểu theo nghĩa phương Tây
mà còn là “người cha, người thầy” mà mỗi lần nghĩ đến người ta chỉ
có thể phủ phục xuống quỳ lạy với một tấm lòng sùng kính và “hiếu
thảo” đặc biệt kiểu phương Đông
[36].
Hẳn nhiên không thể cho rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng, nhưng
rất rõ rệt là qua thái độ tiếp thu như vậy, người ta có thể nói tư
tưởng của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng của Lênin được Hồ Chí Minh
lập lại và cố gắng giữ gìn sao đừng mất đi mà thôi
[37].
Nhận xét đó dù bao hàm ý nghĩa gì đi nữa cũng là hoàn toàn nhất quán
tính cách của Hồ Chí Minh, bởi vì đó chính là mục đích cao nhất mà
ông đã đặt ra cho mình: được vĩnh viễn làm một học trò trung thành
của Lênin, vì thế không cần dài dòng viết về lý luận, còn nếu như
hoạ hoằn phải nói đến thì chỉ cần khẳng định lại nguyên vẹn sự thần
phục ban đầu là đủ lắm rồi
[38].
Tất cả những gì mà trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí
Minh trình bày, phát biểu vì thế cũng chỉ xoay quanh cái trục cốt
tuỷ về tư tưởng đó.
2. Luận điểm “từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa xã hội” của ông, xét cho cùng cũng chỉ nằm
trong chiều tư duy căn bản đó. Hình thành từ truyền thống bất khuất
chống xâm lược phương Bắc lâu đời, tình cảm yêu nước của người Việt
Nam đã bộc sâu sắc qua cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, biểu hiện
qua rất nhiều xu hướng khác nhau, từ phong trào cần vương cho đến
phong trào Duy tân, Đông du.... Với tư cách là một người Việt Nam
lớn lên trong một không khí như vậy, Hồ Chí Minh có chọn lựa tiếp
tục truyền thống ấy thì điều đó cũng chẳng có gì là đặc sắc, vì lẽ
vào lúc bấy giờ hầu hết những người Việt Nam yêu nước đều đã hiểu ra
rằng nếu chỉ dựa vào truyền thống không thôi, Việt Nam không thể
đương đầu được với một kẻ xâm lăng hoàn toàn khác biệt với Trung
quốc phương Bắc trước đây. Cuộc vận động của lịch sử Việt Nam từ đấy
trở đi, dù có muộn màng so với một số nước xung quanh, cũng đã bắt
đầu đau đớn trở mình theo chiều hướng mới: độc lập dân tộc không còn
mang nội dung cũ (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, nhưng vẫn cứ thần
phục thiên triều phương Bắc về văn hoá) mà phải đi vào quá trình
hiện đại hoá đất nước theo phương Tây thì mới có thể thoát khỏi được
sự thống trị của chính phương Tây.
Hồ Chí Minh chỉ là một người trong số những người Việt Nam nhận ra
được chiều hướng đó, nhưng khác hẳn với nhiều vị tiền bối của mình,
qua nhận thức ấy, ông đã đến với chủ nghĩa Lênin và Quốc tế III, tin
tưởng sắt đá rằng với sự chọn lựa ấy ông đã tìm được cách giải quyết
được triệt để những vấn đề nói trên
[39].
Cái đặc trưng của Hồ Chí Minh vì vậy cũng chính là đã đem đến cho
đất nước một “vạn thế sư biểu” mới, xác tín rằng với ông thầy hiện
đại này, từ nay trở đi Việt Nam có thể vĩnh viễn yên lòng đi về
tương lai, không phải chỉ bằng sự dẫn đường về mặt lý thuyết mà còn
bằng cả biện pháp tổ chức, xây dựng, chiến đấu nữa. Khái niệm “chủ
nghĩa yêu nước” trong những bài viết của Hồ Chí Minh do thế không
thể tự nó đứng được một mình, hoặc tự đứng được một mình theo nghĩa
truyền thống – điều này chính ông đã trình bày rất rõ trong một bài
viết có tính chất tuyên ngôn vào năm 1960 mà bất cứ người nghiên cứu
về Việt Nam nào đều có thể thuộc lòng:
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải
chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ
ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận
Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”
[40].
Nói cách khác thì vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam
từ đây trở đi sẽ không chỉ có ý nghĩa là giải phóng dân tộc khỏi
sự thống trị của ngoại bang mà còn bao hàm giải phóng đa số những
con người tạo nên dân tộc, tức là toàn bộ những người lao động đã
chịu đựng không biết bao nhiêu tầng áp bức trong lịch sử, đưa những
người lao động ấy lên thành chủ nhân của đất nước; và như vậy thì
nội dung của lòng thương nước vì bị ngọai bang nô lệ từ đây trở đi
là không thể tách rời lòng thương những người cùng khổ, bất hạnh, và
các mục tiêu đặt ra trước mắt, cục bộ cho đất nước ngày nay cũng
không thể tách rời khỏi cái “thế giới đại đồng” cho cả nhân loại mai
sau, nói tóm lại là, qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
vừa giải quyết một lần cho xong con đuờng đi của dân tộc vừa góp
phần giải quyết một lần cho xong chiều hướng phát triển cho cả loài
người nữa. Và như chúng ta đã biết cái giải pháp mang tính “trọn
gói” cho dân tộc ấy, đối với Hồ Chí Minh, người Việt Nam thời hiện
đại không thể tìm thấy ở đâu ngoài chủ nghĩa Lênin và cái tổ chức
Quốc tế III do Lênin sáng lập: vượt khỏi nội dung thông thường của
tình cảm yêu nước, sử dụng các phong trào giải phóng dân tộc để
chống chủ nghĩa đế quốc, lật đổ chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới,
sau đó sẽ chuyển sang chiều hướng khác hoàn toàn chứ không dừng lại
đó như mục đích tự thân – điều đã được Lênin nói đi nói lại nhiều
lần, minh bạch:
“Nhân loại chỉ có trải qua thời kỳ quá độ của chuyên
chính của giai cấp bị áp bức, mới có thể xoá bỏ được các giai cấp,
cũng giống như vậy, nhân loại chỉ có trải qua thời kỳ quá độ hoàn
toàn giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức, nghĩa là thời kỳ các
dân tộc được tự do phân lập, thì mới có thể đạt tới sự hợp nhất tất
nhiên giữa các dân tộc “
[41].
Nói cách khác, lòng yêu nước, hiểu theo nghĩa của
Lênin và Quốc tế III, phải chuyển hoá thành lòng yêu nước vô sản,
phục vụ cho cuộc đấu tranh của chủ nghĩa quốc tế vô sản thì mới
không bị rơi vào ảo tưởng “chung chung” gọi là “tiểu tư sản” hoặc
phong kiến. Nói theo cách nói của Hồ Chí Minh thì “chủ nghĩa yêu
nước”, dưới hình thức trừu tượng của nó, xét cho cùng cũng chỉ là
một con đường trong nhiều con đường để người ta đi đến với
thế giới đại đồng do chủ nghĩa quốc tế vô sản định nghĩa mà thôi.
2. Một số ý tưởng khác mà Hồ Chí Minh thường trình bày rải rác trong
những biện luận của ông về chính trị, đạo đức cũng đều nhằm mục đích
đó. Vốn là người nghiêng về thực tế, và bản thân đã trải qua kinh
nghiệm ấy, ông Hồ hiểu rất rõ rằng, đối với một đất nước có truyền
thống văn hoá hoàn toàn xa lạ với phương Tây, những thứ khái niệm
cách mạng vô sản chuyên môn (chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chuyên
chính vô sản, đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa xã hội...) nếu đem ra
trình bày một cách bác học, kinh điển trước tình hình dân trí, văn
hoá ở đất nước vào lúc bấy giờ thì sẽ rất khó được chấp nhận. Cũng
chính vì thế, để diễn đạt nội dung những khái niệm ấy ông Hồ đã phải
“Đông phương hoá” đi – chẳng hạn ông thường mượn những khái niệm
trong đạo Nho để diễn tả ý thức trung thành, xả thân với tập thể
trong chủ nghĩa cộng sản (“trung với nước hiếu với dân”, “tiên thiên
hạ chi ưu nhi ưu”...). Trong nhiều số Thanh niên xuất hiện
vào năm 1927 (tạp chí do ông sáng lập từ l925 ở Trung quốc, cùng với
Việt Nam Thanh niên Cách mệnh hội), bên cạnh nhiều bài giới thiệu
Các Mác, Lênin, người ta cũng đọc thấy những trích dẫn hoặc bài
tưởng niệm Đức Khổng Phu tử với những lời kết luận đại ý: nếu Khổng
tử sống vào thời đại ngày nay mà không muốn mang tiếng là “phản cách
mạng” ắt cũng phải theo thời mà trở thành đệ tử của Lênin!
[42].
Trong rất nhiều trường hợp khác, ông cũng thoải mái nhắc đến lòng từ
bi của đức Phật, tình huynh đệ của Chúa Ki tô, nhắc đến tư tưởng tam
dân của Tôn Trung Sơn… và cho rằng tất cả đều hay cả
[43].
Thái độ đặc biệt không câu nệ ấy – mà nhiều nhà lý luận trung thành
với Hồ Chí Minh ngày nay đã đặc biệt khai thác để hình thành cái gọi
là “tư tưởng Hồ Chí Minh” – nếu được đặt vào cái hệ thống cốt lõi
trong tư tưởng của ông thì, giống như chủ nghĩa yêu nước truyền
thống mà chúng ta vừa nói, cũng không mang ý nghĩa gì khác hơn là
được sử dụng để dẫn đến chủ nghĩa Mác-Lênin, chứng minh cho tính
dung hoá hầu như vạn năng của chủ nghĩa Mác-Lênin, là sự mở rộng
thêm cho chủ nghĩa Mác-Lênin những con đường thần phục.
Không bám chắc vào cái nền móng trong sự chọn lựa của
ông Hồ về mặt tư tưởng, người ta không tránh khỏi giải thích ông một
cách “thực dụng”, chủ định muốn đề cao xưa để “phục vụ” nay, nhưng
trong thực tế đã đi tới chỗ bóp méo bản chất vốn có của ông. Sự “kết
hợp” trong lĩnh vực tư tưởng của ông thật sự cũng chỉ là sự “kết
hợp” có nguyên tắc mà ông đã học được của vị thầy mà ông hết lòng
kính phục: chấp nhận những cái ngoại vi nhưng không hề xa rời khỏi
trung tâm, chấp nhận những nhân nhượng cục bộ nhưng không bao giờ từ
bỏ phần chính yếu, có thể đi lòng vòng nhưng vẫn hướng về mục tiêu
chiến lược, lâu dài – tất cả những điều đó không có gì xa lạ đối với
những người cộng sản, khi được đảng phân cho nhiệm vụ đóng những vai
“phi cộng sản” mà vẫn nhớ nguồn gốc ý thức hệ của mình: nói yêu
nước, nhưng không bao giờ quên đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô
sản, nói “nhân ái” nhưng không bao giờ quên nắm chắc cây súng trong
tay, nói “đoàn kết” và liên hiệp rộng rãi nhưng nhất quyết phải tìm
mọi biện pháp giành cho được quyền lãnh đạo cho đảng một cách tuyệt
đối trong toàn bộ hoạt động cướp và giữ chính quyền, và khi chia
xong ruộng đất cho nông dân rồi thì liền sau đó đừng quên phải tiến
hành ngay hợp tác hoá nông nghiệp để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội v.v. và v.v... Chúng ta đừng quên
rằng nội dung của những chủ đề này, Hồ Chí Minh, chứ không phải ai
khác, đã nói đi nói lại không biết bao lần trong quá trình hoạt động
của ông, với tư cách là một lãnh tụ đảng, chứ không phải là một cái
gì khác. Xét đến cùng thì tất cả những điều nói trên cũng chỉ nằm
trong cái phương thức hoạt động, hành xử chỉ có riêng ông mới có:
“nôm na” hoá, bình dân hoá mọi cái trừu tượng cao xa để dễ phổ biến
chủ trương của mình. Về việc này, chúng ta có thể dẫn ra thí dụ có
liên hệ đến công tác lý luận sau đây: sau khi nghe các cán bộ làm
công việc tuyên truyền báo cáo, Hồ Chí Minh đã phát biểu:
“...Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách
mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải
làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo những con người thuộc sách làu
làu, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy
rác (...). Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống có tình có nghĩa.
Nếu thuộc bao nhiêu sách mà không có tình có nghĩa thì sao gọi là
hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được! ...”
[44].
Có lẽ có người khi nghe ông nói thế chắc chắn sẽ không khỏi thắc
mắc: như thế mà là Mác và Lênin hay sao, bởi vì nếu chỉ như thế thì
có cần gì đến Mác và Lênin? Tất nhiên trước những câu hỏi giả định
như vậy, ông Hồ thế nào cũng có cách khôn ngoan để nói cho qua.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì mọi việc cũng đều có thể đoán trước
được: nghiêm chỉnh nhất thì chủ nghĩa Mác-Lênin, theo sự lãnh hội
của ông, cũng không vượt khỏi những gì ông đã viết trong Đường
cách mệnh
[45]
nghĩa là vẫn cứ lỗ mỗ, qua loa, nghiêng về phần đạo đức, tố cáo,
kích động nhiều hơn là phân tích giảng giải vốn là điều tối cần cho
bất cứ công trình lý luận nào
[46].
Có lẽ căn cứ vào đó, bên cạnh tất nhiều thí dụ khác nếu phải dừng
lại để kể ra, những người nghiên cứu nước ngoài, dù có thiện cảm
nhất với Hồ Chí Minh, một cách khách quan, cũng ít khi nào dám nâng
ông lên tầm cỡ của “nhà tư tưởng” hoặc một cái gì tương đương như
vậy cả
[47].
... Và những giới hạn của nó
1. Những nhà lý luận chính thống của đảng cộng sản
Việt Nam từ trước đến nay, do đã đưa Hồ Chí Minh lên thành một
thứ “á thánh”, nên cũng đã tìm mọi cách chứng minh sự chọn lựa của
Hồ Chí Minh cho đất nước là tuyệt đối đúng đắn, có cơ sở “khoa học”
do đó không thể bị đặt lại về ý nghĩa nữa. Thật sự thì như chúng ta
đã biết: tư tưởng của Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng của Lênin được lặp
lại cho nên tất yếu cũng vướng mắc phải những hạn chế không thể nào
vượt khỏi nổi của một thứ xu hướng mácxít xét lại tả khuynh mà chúng
ta đã có dịp trình bày: thúc đẩy những nước phương Đông tiến hành
những cuộc cách mạng mácxít trong hoàn cảnh hoàn toàn không có những
điều kiện để thực hiện cuộc cách mạng ấy. Cũng giống như tất cả
những cuộc cách mạng phương Đông đi theo mô hình cuộc cách mạng 1917
của Nga, cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam đã mang trong bản thân nó
mầm móng của sự khấp khiễng rất hiển nhiên về lý luận. Chủ nghĩa Mác
đã bị biến thành chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó những gì cốt yếu nhất
của Mác phải được hiểu qua sự giải thích và phát triển của Lênin,
đặc biệt đối với những vấn đề có liên quan trực tiếp đến hành động
như: bạo lực cách mạng, chuyên chính vô sản, dân chủ tập trung, tính
đảng được nhất loạt áp dụng vào toàn bộ đòi sống con người... Tất cả
những điều đó, sau khi Lênin mất, đã được Stalin hoá để trở thành
những giáo điều bạo lực của chế độ toàn trị ý thức hệ thiết lập ở
Liên xô, dựa vào đó để trấn áp thẳng tay những khuynh hướng bất đồng
nẩy sinh trong đảng, cuỡng bức toàn dân đi vào chủ trương xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong một nước, tạo ra một bức tường văn hoá mang
tính phương Đông, tách rời phe xã hội chủ nghĩa khỏi sự phát triển
chung của thế giới.
Khi Hồ Chí
Minh chọn xong chủ nghĩa Lênin và bắt đầu từ phương Tây trở về với
phương Đông (sang Nga 1923) thì chủ nghĩa Lênin mà ông mới chỉ nghe
qua vào tháng 7 năm 1920, đã bắt đầu cố định thành thứ chủ nghĩa
Lênin được giảng giải theo cách của Stalin rồi
[48]. Đường lối
cách mạng vô sản phương Đông do Lênin hình thành, dần dà sau đó cũng
đã được cụ thể hoá thành chính sách của Stalin coi Liên bang xô viết
là trung tâm cách mạng thế giới, coi chủ nghĩa xã hội thực hiện ở
Liên xô là hình mẫu cho các nước phải theo, khẳng định mạnh mẽ trong
thực tế dần dần chiều hướng “gió Đông quyết định gió Tây”, manh nha
từ năm 1920 trong Quốc tế III, từ đó hình thành ra “phe” xã hội chủ
nghĩa như một thứ chủ nghĩa cộng sản mang tính cục bộ, “địa phương”
khác hẳn với Mác, và trong chừng mực nào đó với cả Lênin nữa. Tất cả
những chuyển biến trong bản thân cái gọi là cuộc cách mạng vô sản
mácxít cũng đã quyết định hoàn toàn con đường phát triển của cách
mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Một mặt, nếu nó đã đưa Việt
Nam tham gia vào những cơn sóng gió không ngừng ngả nghiêng vì những
cuộc thanh toán nội bộ cách ác liệt trong Quốc tế III
[49] thì mặt khác
cũng lại gắn chặt số phận đất nước ngày càng sâu vào đó như một định
mệnh không thể gỡ ra được. Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam khởi đầu là chủ
nghĩa Lênin, sau đó đã trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin đã được “Đông
phương hoá” lần lượt theo kiểu Stalin rồi sau đó là Mao Trạch Đông:
đó là một thứ chủ nghĩa Mác đã bị biến dạng, xa lạ hoàn toàn với
nguồn gốc xã hội và văn hoá của nó.
2. Chính cái thứ chủ
nghĩa Mác bị biến dạng đó – và gắn liền những hình thức tổ chức quốc
tế đã tạo ra nó – mới là thứ “chủ nghĩa Mác” được ông Hồ du nhập và
“vận dụng” để giải quyết những vấn đề đặt ra cho Việt Nam vào đầu
thế kỷ này. Ngược hẳn cách trình bày của những nhà lý luận cộng sản
Việt Nam – cho rằng chính tính chất “khoa học”, phù hợp “quy luật
phát triển của thời đại” đã giải thích sự thắng lợi toàn diện của
cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối với cuộc chiến đấu chống các thế
lực xâm lược phương Tây –, một sự quan sát thực tế khách quan cho
thấy sự thật không phải là như thế: không phải tính “khoa học” mà
chính là tính chất huyễn diệu ý thức hệ biểu hiện ra những hình thức
tổ chức tương ứng (mà không một lực lượng yêu nước nào khác có thể
sánh được) của thứ chủ nghĩa Mác bị biến dạng đó mới đưa đảng cộng
sản Việt Nam lên được vị trí cầm quyền trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc dai dẳng. Rõ ràng không phải do những người cộng sản
yêu nước hơn những người yêu nước khác, và cũng không phải chỉ với
lòng yêu nước mà những người cộng sản chiến thắng được các loại chủ
nghĩa thực dân, mà chỉ vì họ đã tìm thấy được một phương pháp mới mẻ
hoàn toàn để huy động được tối đa sức mạnh yêu nước truyền thống:
trộn lẫn được tình cảm truyền thống ấy vào giấc mộng vĩ đại của một
thứ ý thức hệ hiện đại, hết sức táo bạo trong việc đề xuất những hứa
hẹn giải quyết một lần cho tất cả xong những đau khổ, rắc rối của
đời sống: không những độc lập cho dân tộc mà còn là cơm áo, văn hoá
cho tất cả mọi người, không phải chỉ cho riêng đất nước của ta mà
còn cho toàn thể gia đình nhân loại, không phải chỉ là khoa học, là
văn minh mà còn là tự do, nhân phẩm và tóm lại là tất cả như sự diễn
tả đầy cảm hứng của một nhà thơ: miếng cơm, tấm áo, hương hoa,
hồn người.
Đặc biệt hơn
hết, là trong khi đưa ra những hứa hẹn mang tính “trọn gói” cho đất
nước như vậy, những người cộng sản cũng đã lôi cuốn đông đảo từng
giai cấp nông dân và đã đem cho những phần tử tiểu trí thức lãnh đạo
cách mạng phương thức hoạt động theo kiểu Lênin hết sức có hiệu lực
để thực hiện những mục tiêu nói trên. Với viễn cảnh đó, ai cũng thấy
nếu chủ nghĩa Mác có quan hệ gì đến cuộc chiến đấu của một đất nước
bị phương Tây bị đô hộ và đang chiến đấu để tự giải phóng thì đó
không có gì khác hơn là hiện đại hóa lòng yêu nước truyền thống để
làm cho lòng yêu nước truyền thống ấy phát huy được hết sức mạnh của
nó. Nói theo cách nói của nhà văn Dương Thu Hương, nếu lòng yêu nước
của dân tộc Việt Nam có thể ví như một thứ “ mỏ vàng” thì chủ nghĩa
cộng sản kiểu Lênin đã là cái cỗ máy khai thác được một cách cực kỳ
có hiệu quả. Nếu có điều gì cần phải nói về nhận xét đó, chúng ta
chỉ thêm rằng cái phương pháp tân kỳ đó không có gì xa lạ đối với
các học thuyết về quyền lực trong thế kỷ 20: đó chính là sức mạnh
của sự huyễn diệu ý thức hệ đi kèm với kỹ thuật tuyên truyền, sách
động tổ chức quần chúng. Tất nhiên không phải ở bất cứ nơi nào (tiêu
biểu nhất là ở Ấn Độ), phương pháp ấy đều được đón nhận một cách
nồng nhiệt, nhưng trong những điều kiện nhất định nào đó, so với
những phương pháp khác, nó lại tỏ ra ra là một giải pháp thích hợp
[50].
3. Sự kết hợp giữa
lòng yêu nước với cái mà những người cộng sản mệnh danh là “chủ
nghĩa xã hội”, nếu đã xảy ra trong chừng mực nào thì thực tế đó chỉ
là sự kết hợp giữa cái thực với cái ảo: cái thực chính là lòng yêu
nước được huy động để chống ngoại xâm và hiện đại hoá đất nước và
cái ảo ở đây chính là cái ý thức hệ cộng sản đưa ra để thực hiện sự
huy động đó. Do là sự kết hợp của những thành phần khác nhau về bản
chất cho nên, xét về mặt lâu dài, cái tổng hợp mà chúng tạo nên cho
đất nước không thể nào nhất quán được về mặt lý luận và thực tế, nếu
có chăng thì cũng chỉ là một cuộc hôn phối chứa đựng đầy những mầm
mống phân ly. Hãy thử nhớ lại cả cái thời gian toàn dân tiến hành
cách mạng chống đế quốc người ta sẽ nhận ra ý nghĩa của nhận xét
trên đây là như thế nào: cuộc chiến đấu chống ngoại xâm cực kỳ ác
liệt nhưng cũng trở đã trở nên bình thường đối với người Việt Nam từ
bao đời rồi, đến “thời đại Hồ Chí Minh”, bỗng dưng trở thành cuộc
hành trình đầy bi tráng của một thứ Prométhée da vàng: chúng
ta bỗng dưng cảm thấy thực sự mình đã trở thành những ông thánh
Gióng quốc tế, không phải chỉ vùng lên đòi lại những gì đã mất
mà còn tiến hành một cuộc chiến đấu “long trời lở đất” cho phẩm giá
và danh dự của tất cả loài người lầm than. Chúng ta nai lưng ra lao
động không phải chỉ đơn giản vì muốn thoát khỏi lạc hậu nghèo nàn mà
còn là để tạo ra một mô hình phát triển cho những dân tộc nhỏ bé
muốn thách thức với chủ nghĩa tư bản quốc tế xấu xa, ngạo mạn!
Thật khó mà phân biệt, trong những ngày tháng ấy, đâu
là mộng đâu là thực trong cuộc sống, chỉ có một điều chắc chắn là
giả sử như nếu không có một cái gì đó nâng người ta lên khỏi lòng
yêu nước đơn thuần, không có một tổ chức nào đó có khả năng hợp nhất
được những năng lực riêng biệt thành một khối thì có lẽ chưa chắc
đất nước có được những bản anh hùng ca hào sảng (“đường ra trận mùa
này đẹp lắm”!) như chúng ta đã từng có. Ít nhất thì nó cũng cũng
giúp chúng ta xem là “không quan trọng lắm” những thực tế khắc
nghiệt đã gặp phải trên “đường chúng ta đi”, những cuộc thanh trừng
kiểu “trí phú địa hào” hồi 1930, những cuộc trả thù đẫm máu trong
cuộc cách mạng 1945, sự phá hoại đến tận nền tảng đời sống văn hoá
Việt Nam trong những cuộc “đấu tố” mệnh danh là cải cách ruộng đất
trước và sau 1954, và tiếp sau đó là những cuộc thanh trừng ý thức
hệ để lại mãi mãi những vết bầm trong tim những người trí thức “theo
đảng” trong các vụ gọi là “Nhân Văn Giai phẩm”, “chống xét lại”...
Không phải chúng ta không nhìn ra, không cảm thấy hết những đau đớn
trên “con đường khổ ải” ấy, nhưng tất cả đều bị nén lại để giành cho
“giấc mộng lớn” của mai sau. Nhưng thực tế lại cho biết rằng giấc
mộng ấy lại không mang ý nghĩa gì khác hơn là những cơn ác mộng.
Những so le,
mâu thuẫn, không ăn khớp giữa hai thực tại nói trên, khi gặp điều
kiện thích hợp sẽ bộc lộ ra toàn diện không có gì cản trở được. Và
điều kiện ấy không có gì khác hơn là cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc đã hoàn thành rồi, cuộc cách vô sản không thể dừng lại mà phải
được tiếp diễn không ngừng, nghĩa là phải tiến ngay lên chủ nghĩa xã
hội, đem những nguyên lý của Mác, của Lênin về chủ nghĩa xã hội ra
thực hiện: chủ nghĩa cộng sản trước đây nếu mới chỉ là những cái
tưởng tượng và ước mơ thì bây giờ đã trở thành cuộc sống hàng ngày,
không phải trong đời sống công cộng mà còn xâm nhập vào cõi riêng tư
của từng con người một. Tất cả đều diễn ra theo một cái lô gích làm
điên đảo tư duy và óc tưởng tượng: tất cả đều đi ngược lại toàn bộ
những lời hứa hẹn trước đây. Sau khi chia đất cho nông dân xong, để
gọi là hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ về ruộng đất thì liền tiến
hành lập tức gom tất cả lại vào hình thức sở hữu tập thể, biến ngay
người nông dân trở thành người làm thuê cho nhà nước; người trí thức
trước đây được lôi vào những cuộc đấu tranh chống những áp bức về
văn hoá của chủ nghĩa thực dân để đòi tự do cho tư tưởng và sáng tạo
thì nay lập tức phải sống trong tình thế những quyền sống sơ đẳng
nhất của con người đều bị triệt tiêu, dưới chiêu bài gọi là “dân chủ
vô sản” mà thực chất chỉ là sự chuyên chính đơn thuần... Đây không
phải là chỗ để mô tả những hiện tượng tương tự như vậy mà chỉ có mục
đích nói rằng những chủ trương ấy không hề là sự “phản bội” lại lý
tưởng như nhiều người đã phê phán: bởi vì tất cả đều đã được lên
chương trình từ lâu rồi, tất cả đều đã được dự trù trong cương lĩnh
từ ngày thành lập đảng rồi. Tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thông
qua chủ nghĩa tư bản, lấy mô hình cách mạng tháng Muời Nga làm khuôn
mẫu – điều đó đã chẳng từng được nói rõ trong những bài viết của
Lênin và Quốc tế III hay sao?
Ở đây chẳng có vấn đề gì gọi là “đạo đức” cả mà chỉ
là sự vận hành tất yếu của một học thuyết mang bản chất của một ý
thức hệ: nếu anh đã chấp nhận học thuyết ấy một cách triệt để nhất
quán, anh đã cho đó là một thứ khoa học “duy nhất đúng” thì anh
không thể nào làm khác đi được, trừ khi anh muốn “xét lại” những
nguyên lý của chính học thuyết ấy. Mà chúng ta thì biết rằng đối với
chủ nghĩa Lênin và Quốc tế III ông Hồ Chí Minh đã thần phục như thế
nào và đã ra sức huấn luyện cho những học trò của ông noi gương ông,
“hiếu thảo” với Lênin và Quốc tế III như thế nào. Thành thật hết
lòng tin vào sự lựa chọn đúng đắn của mình, coi sự chọn lựa ấy đã
xong xuôi, vĩnh viễn muôn đời cứ thế mà theo, cứ thế ép buộc thực tế
phải gò theo, lúc nào cũng chơi vơi trong cái mẫu mực về cuộc đời
hạnh phúc mà mình sẽ đem đến cho muôn dân, không khác gì những nhà
nho hương nguyện thời Tự Đức tụng niệm câu Khổng Mạnh, ngã tổ sư;
Hán Đường ngã tổ quốc, không cần biết kết quả của một thái độ
như vậy đã đưa đất nước vào vòng tối tăm, trì trệ, đổ vỡ, nhục nhã,
đau đớn như thế nào: cái viễn cảnh về cuộc sống hiện đại do cuộc
cách mạng vô sản phương Đông của Lênin và Quốc tế III hứa hẹn mà ông
Hồ Chí Minh và những người học trò của ông đã muốn đem đến cho dân
tộc Việt Nam, sau khi đã trải qua cuộc hành trình chống thực dân đầy
gian khổ, cái viễn cảnh ấy đã tỏ ra không chịu đựng nổi với những
thử thách rất tầm thường nhưng cũng rất khắc nghiệt mà cái phương
thức sản xuất châu Á đã gặp phải trên con đường từ bỏ quá khứ để đi
vào thế giới hiện đại.
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân chủ
1. Chủ nghĩa
yêu nước truyền thống mà Đảng cộng sản Việt Nam muốn nương theo để
đưa dân tộc Việt Nam vào “chủ nghĩa xã hội”, qua sự thử thách của
thời gian, với chính mục tiêu của Mác, như vậy là đã hoàn toàn thất
bại. Nếu mượn hình ảnh của một nhà nghiên cứu về Việt Nam
[51], hình dung
chủ nghĩa Lênin như một cái mầm ngoại lai được đem “ghép vào” cái
cây truyền thống thì, từ bấy đến nay, bất cứ người Việt Nam bình
thường nào cũng có thể nhận ra rằng sự kết hợp ấy đã không có kết
quả: nó không hề làm sinh thành ra được một thực thể tổng hợp mới,
như những nhà lý luận cộng sản mong mỏi, mệnh danh là “tổ quốc - xã
hội chủ nghĩa”, giải quyết được một cách “hài hoà” mọi vần đề về
kinh tế, chính trị, xã hội theo lý tưởng của Mác, tạo nên được một
mẫu mực phát triển ở đó độc lập dân tộc quyện chặt được với tự do và
hạnh phúc cho nhân dân như ông Hồ đã hứa, mà ngược lại chỉ làm xuất
hiện ra những mô hình biến dạng, hoặc là thứ chủ nghĩa xã hội nhà
nước trại lính nửa Stalin nửa Mao Trạch Đông trước đây, hoặc nửa tư
bản nửa vô sản, “đầu cua tai nheo” như ngày nay .
Sau một thời kết hợp được với nhau, và chỉ kết hợp
được trong những cơn mơ, về sau, tuy phải sống chung với nhau, nhưng
chủ nghĩa yêu nước và cái gọi là “chủ nghĩa xã hội” trong những mô
hình què quặt đó, mãi mãi vẫn là hai thực thể hoàn toàn khác nhau,
như dầu và nước: yêu nước không thể là yêu chủ nghĩa xã hội được khi
mà chủ nghĩa xã hội không thể tìm được cách nào để định nghĩa mình
ngoài cách của những nhà lý luận chính thống của đảng: lợi dụng
những thứ chữ nghĩa ồn ào, mịt mờ chỉ với mục đích duy nhất là bảo
vệ sự độc quyền của một guồng máy thống trị. Trong thực tế “chủ
nghĩa xã hội” chỉ là một thứ chiêu bài sử dụng để huyễn hoặc và trấn
áp nội bộ, không hơn không kém. Dân tộc Việt Nam vẫn không hề đánh
mất lòng yêu nước của mình, nhưng từ lâu đã không hề biểu lộ ra bằng
cách yêu thứ “chủ nghĩa xã hội” như vậy.
2. Xét trên toàn
cục, sự du nhập của chủ nghĩa Mác dưới hình thức Mác-Lênin và những
biến dạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vào Việt Nam, đã không giải quyết
được những vấn đề toàn diện mà đất nước đã đặt ra vào đầu thế kỷ đến
nay. Có thể đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích hiện tượng này,
nhưng chính yếu vẫn là tính chất huyễn hoặc của chủ nghĩa cộng sản
mácxít, xuyên suốt từ Mác đến Lênin về cái gọi là “cõi đời mới”
trong tương lai. Dùng nó để phủ định mọi cái hiện tồn, từ đó đưa đến
những hành động lật đổ thì khá thích hợp nhưng bước sang lĩnh vực
thực hiện thì lại rơi ngay vào những mò mẫm, thí nghiệm không đưa
đến kết quả nào khác hơn là củng cố thêm ngày càng mạnh mẽ cho một
chế độ chuyên chính không khác gì bất cứ chế độ chuyên chính nào. So
với lịch sử phát triển về tư tưởng của Việt Nam vào thời hiện đại,
chủ nghĩa Mác-Lênin nói trên, tuy tự cho mình là vượt qua được mọi
giới hạn của những học thuyết cách mạng đã từng xuất hiện trước đó
(như của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh), giải quyết mọi vấn đề một
cách triệt để hơn, cách mạng hơn, nhưng trong thực tế lại là sự thụt
lùi: huy động được lòng yêu nước để giải phóng dân tộc khỏi ách thực
dân, nhưng lại hoàn toàn bất lực trong việc tìm ra một giải pháp
thực tế cho sự phát triển kinh tế và xây dựng dân chủ cho đất nước
sau ngày đất nước độc lập – đó chính thảm kịch mang tính lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin đối với dân tộc Việt Nam, trong đó đảng cộng sản
Việt Nam và Hồ Chí Minh là người đại diện.
3. Riêng đối với Hồ
Chí Minh thì thiết tưởng chỗ yếu nhất trong tư tưởng của ông có lẽ
là khi từ giã Paris để chọn Matxcơva như một thứ quê hương mới cho
tư tưởng của mình, ông cũng đã bỏ đi hoàn toàn những tinh tuý về dân
chủ mà ông đã từng biết qua ở đó: với sự chọn lựa mới này, ông tin
ngay rằng với chủ nghĩa Lênin – nhân danh Mác – ông có thể vượt qua
nền dân chủ phương Tây để vươn tới một nền dân chủ mệnh danh là vô
sản có thực chất hơn hàng triệu lần. Do tính khí không thiên về lý
thuyết, lại quá chú tâm đến việc tìm biện pháp thiết thực nhanh
chóng giải phóng đất nước, trong suốt đời hoạt động của mình, có lẽ
không khi nào ông có thì giờ chiêm nghiệm lại mọi thứ, từ đó có thể
nhìn ra được trong chừng mực nào đó những ảo tưởng trong sự chọn lựa
của mình: có được những giờ phút ấy, chắc chắn ông sẽ nhận ra rằng
trong học thuyết Mác, nếu nền dân chủ phương Tây đã là di sản được
thừa kế để vượt qua, thì trong chủ nghĩa Mác-Lênin, nền dân chủ ấy
đã bị phủ định bằng cái gọi là “tính đảng” biệt phái, không thể tạo
ra đuợc cái mới thực sự. Có lẽ dù kinh lịch nhiều, nhưng trong bản
chất sâu thẳm về văn hoá, hình ảnh lý tưởng của ông vẫn không có gì
khác hơn là một thứ minh quân nẩy sinh ra từ cái phương thức sản
xuất châu Á của Mác.
Đọc những gì
ông viết về lý luận mà ông gọi là “chủ nghĩa Mác-Lênin”, chúng ta
thấy dường như sự hiểu biết của ông về Mác có phần không được nghiêm
chỉnh lắm
[52]: tinh thần
dân chủ không tưởng của Mác, biểu hiện rõ nhất trong lý luận về sự
chế ngự của xã hội công dân đối với nhà nước
[53] là chuyện ông
hoàn toàn không biết đến. Điều lôi cuốn ông có lẽ chỉ là mấy chữ
“thế giới đại đồng” giông giống với cái khái niệm “tứ hải giai huynh
đệ” trong Nho giáo vậy thôi. Sự hấp dẫn của Lênin đối với ông, ngoài
tính cương nghị, nhạy bén, thực tế của một lĩnh tụ chính trị, có lẽ
còn là cái tinh thần “khai sáng” của những bậc hiền nhân đối với đám
dân đen thô lậu, ngu dốt, khốn khổ. Cung cách “nôm na” trong cách
nói, cách ứng xử của ông, việc ông rất thích chú ý đến những chuyện
“tương cà mắm muối” cho nhân dân[54] có lẽ cũng là
do kết quả của việc ông đã “Đông phương hoá” cái tinh thần từ trên
trông xuống đó của Lênin. Thứ “chủ nghĩa tập thể” mà ông hay nói đến
để răn dạy cán bộ, nhân danh Mác, thật ra không phải xuất phát từ
cái ý hướng giải phóng con người khỏi chủ nghĩa cá nhân tha hoá
trong xã hội tư sản, mà chỉ là một thứ tinh thần kỷ luật cách mạng
của Lênin (suốt đời hy sinh vì đảng) cộng với một “cái chúng ta” vô
ngã, phi cá tính nào đó tiềm ẩn trong các thứ lý luận phương Đông cổ
xuý cho những thứ trật tự bất biến về xã hội và tự nhiên.
Có lẽ chính cái tổng hợp giữa Lênin và Khổng tử, biểu
hiện thành một phong thái vừa cũ vừa mới, vừa cách mạng vừa cổ
truyền, nửa Đông nửa Tây đó đã lôi cuốn đuợc rất nhiều người Việt
Nam vào lúc bấy giờ, chưa biết về ông nhiều lắm, nhưng vẫn theo ông,
như ông đã từng làm như vậy với Lênin: họ đón nhận sự xuất hiện của
ông như một “quới nhơn” cứu vớt con người trong những cơn hoạn nạn.
Họ tin tưởng hoàn toàn rằng những người như ông thì không thể nào
lại có thể tạo ra những cái tệ hại được, cũng như ông không thể nào
hình dung ra được rằng con đường giải phóng của Lênin lại có thể tạo
ra được những điều tệ hại được. Với tư cách là một chiến sĩ vào sinh
ra tử, ông không xa lạ gì với những yếu đuối, sa ngã của con người.
Nhưng đối với sự suy thoái của một chế độ nhân danh cách mạng – được
lập nên bởi những con người lòng dạ lúc nào cũng tâm niệm mục đích
“chiến đấu cho hạnh phúc của nhân dân”– thì ông lại không thể nào
hiểu được: cách mạng có thể có những cái bậy bạ, nhưng cơ bản nó
không thể không tốt đẹp. Bởi vì với nền văn hoá mà ông hấp thụ, ông
không thể nào hiểu được sự thật tầm thường của con người với tư cách
là con người đi chân đất: nếu không được kiểm soát bằng những định
chế thiết thực thì khi đã nắm được quyền lực rồi, cái tốt hôm nay có
thể thành cái xấu ngày mai, dân chủ có thể biến thành độc tài, cách
mạng có thể nuốt chửng những đứa con của mình. Với lịch sử Việt Nam,
có lẽ, hình ảnh của Hồ Chí Minh mãi mãi vẫn chỉ là hình ảnh một
“đấng minh quân” thời trước: chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông du nhập vào
đất nước đã tỏ ra hoàn toàn không có khả năng làm cho lòng yêu nước,
yêu dân theo kiểu truyền thống trở thành một triết lý dân tộc mới,
hiện đại và dân chủ được.
18-4-1995
[1] HỒ Chí Minh:
“Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960) và “Về chủ
nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam” (1969), Tuyển tập 2,
Sự thật, Hà nội, 1980.
[2] ViỆn Mác-Lênin, ViỆn
lỊch sỬ đẢng:
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam (tóm tắt), Sự thật, Hà
Nội, 1986, tr. 31.
[3] PhẠm Văn ĐỒng:
Văn hoá và Đổi mới, Xuất bản Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.
40.
[4] C. Mác và F. Angghen:
Hệ tư tưởng Đức. I. Feuerbach, Tuyển tập I, 1980, tr.
297.
[5] Hélène Carrère
d’Encausse et Stuart Schram: Le Marxisme et l’Asie
1853-1946,
Armand Colin, Paris, tr. 15.
[7] C. Mác: “Những
hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa”, (trong
Những cơ sở phê phán kinh tế chính trị - bản thảo 1857-1858),
bản tiếng Việt (trích): Sự thật Hà Nội, 1976. Phân tích, phê
phán khái niệm này từ Mác đến Stalin, xem
Karl A. Wittfogel:
Le despotisme oriental, Les Editions de Minuit,
Paris, 1964.
[8] C. MÁC: Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), Tuyển
tập II, Sự thật, Hà Nội, 1981, tr. 550.
[9] “...những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dù cho chúng có vẻ
vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền
vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã
ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ
chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn
của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của các
quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi
tính chủ động lịch sử. (...) Chúng ta không được quên rằng
cuộc sống thiếu phẩm cách, đình đốn, giống như cuộc sống của
cây cỏ đó, mặt khác đã gây ra những lực lựng tàn phá dã man,
mù quáng, không gì kìm nổi để bổ sung cho nó, và thậm chí đã
biến sự giết người thành một nghi thức tôn giáo ở
Hin-đu-xtan” ( C.Mác: Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ
(1853), Tuyển tập II, tr. 559).
[10] C. MÁC: Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở
Ấn Độ (1853), Tuyển tập II, tr. 568.
[12] C. MÁC: Tư bản, Tập III, Phần II, Tiến bộ, Matxcơva
và Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.451.
[13] Xem Chú thích số 10, tr. 567.
[14] Xem Chú thích 9, tr. 560.
[15]
Xem Chú thích 10, tr. 570.
[16]
C. Mác: Cách mạng ở Trung quốc và ở châu Âu (1853), Tuyển
tập II, tr. 543.
[21] Xem C. Mác và F. Anghen: Tuyển tập I, Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.
507-508.
[22] V.I. Lênin:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự quyết
(1915), Toàn tập, T. 27, tr. 326.
[23] V. I .Lênin:
Toàn tập, T. 27.
[26] V.I. Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc đia (1920), Toàn tập, T.
41, tr. 202
[27] Xem Hélène Carrère
d’Encausse: Sách đã dẫn, tr. 199.
[28] Xu hướng này biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ trương của
Đảng Cộng sản Trung quốc với luận điểm nổi tiếng của Mao
Trạch Đông: gió Đông đánh bạt gió Tây.
[29] V. I. Lênin:
Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản (1920), Toàn tập,
T. 41, tr. 254
[30] “...Trung tâm của phong trào cách mạng đã phải chuyển sang
Nga” (J. Stalin:
Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin
(1924), Sự thật, Hà Nội, 1972, tr. 17). Chú ý: Stalin không
nói gì đến luận điểm của Lênin “chờ đợi” cuộc cách mạng châu
Âu nổ ra để bổ sung cho cuộc cách mạng Nga.
[31] V.I. Lênin:
Toàn tập, T. 41.
[32] HỒ Chí Minh:
Về chủ nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam (1969), Tuyển
tập 2, Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 526.
[34] Xem TrẦn Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ Tịch, Văn học, Hà Nội, 1972, tr. 41.
[35] HỒ Chí Minh:
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960), Tuyển tập
II, Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 176.
[36] Hồ Chí Minh: Tuyển tập 2, tr. 522.
[37] Trong bài Đàm thoại về chủ nghĩa xã hội mácxít viết
vào tháng 7-1990, (đăng một phần trên Diễn Đàn (số
24/1-11-1993) tôi có cho rằng trên đường tìm đường cứu nước,
Hồ Chí Minh đã chọn chủ nghĩa Lênin làm “phương tiện”; sau
khi tập trung nghiên cứu lại Hồ Chí Minh một cách có hệ
thống hơn, tôi nhận thấy ý kiến ấy không phản ánh chính xác
cái phần cốt lõi nhất trong “tư tưởng “ của ông.
[38]
Bài Về chủ nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam (trả lời Charles Fourniaux, báo Nhân đạo, ngày 15-7-1969, trước
khi ông mất chưa đầy hai tháng), thật sự chỉ là sự chép lại
hầu hết bài viết năm 1960: Con đường dẫn tôi đến
chủ nghĩa Lênin.
[39] Những nhà lý luận cộng sản Việt Nam thường cho rằng ông Hồ
là người đầu tiên du nhập học thuyết Mác vào Việt Nam. Vấn
đề “đầu tiên” này đến nay chưa được trả lời thật rõ về mặt
lịch sử. Chỉ biết chắc chắn rằng thứ chủ nghĩa Mác đã trở
thành chủ nghĩa Lênin hoặc chủ nghĩa Mác-Lênin-Stalin,
đích thực là do ông Hồ cho du nhập vào Việt Nam đầu tiên,
không phải với tư cách là một học giả hoặc nhà báo mà với tư
cách là một nhân vật trong Quốc tế III do Lênin sáng lập và
chi phối.
[40] HỒ Chí Minh:
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Bài đã dẫn.
[41] V. I. Lênin:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự quyết,
Toàn tập, t. 41, tr. 328.
[42] Xem HuỲnh Kim Khánh:
Vietnamese Communism, 1925-1945, Cornell University
Press, Ithaca and London, 1986, tr. 80.
[43] Nhiều người đã tìm thấy những ý kiến này của ông trong
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của
tác giả
Trần Dân Tiên
(một trong những bút hiệu được coi là của chính ông Hồ)
trong bản dịch ra tiếng Trung quốc. Cũng theo nhiều người
nghiên cứu thì nguyên bản của cuốn sách đó được viết bằng
tiếng Pháp nay chưa tìm thấy. Trong bản tiếng Việt in đi in
lại nhiều lần ở Việt Nam, chúng ta không thấy những đoạn có
những ý kiến nói trên của ông Hồ.
[44] HỒ Chí Minh:
Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt việc tốt
(1968), Tuyển tập 2, tr. 486-487.
[45] Xuất bản lần đầu: 1927. Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Sự
thật, Hà Nội, T. 2, 1981.
[46] Trong chương “Cách mệnh” của cuốn sách nói trên, trả lời
cho câu hỏi 2: cách mệnh có mấy thứ, Hồ Chí Minh viết: A -
Tư bản cách mệnh, B - Dân tộc cách mệnh, C - Giai cấp cách
mệnh; còn trả lời cho câu hỏi 6: cách mệnh chia làm mấy thứ,
ông lại viết: A- Dân tộc cách mệnh, B- Thế giới cách mệnh,
không nói tại sao lại có sự khác nhau ấy. Phê phán cách mệnh
tư bản (cách mệnh Mỹ ) ông cho là “chưa phải cách mệnh đến
nơi”. Theo ông chỉ có cách mệnh Nga là “cách mệnh đến nơi”,
nghĩa là chẳng những đuổi được cả vua, tư bản, địa chủ xong
rồi “lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bưức các
thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa
và tư bản trong thế giới” (tr. 207). Ong khuyên khi hy sinh
làm cách mệnh thì làm cho đến nơi, làm cho đông đảo dân
chúng “thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới
hạnh phúc” (tr. 192). Y hệt như nói chuyện mua trâu bán lợn
với những người nông dân vậy!
[47] Trong Ho Chi Minh (Editions du Seuil, 1967), sau khi
dành ra mười chương để nói về mười con người của Hồ Chí Minh
trong đó không có chương nào nói về Hồ Chí Minh như một nhà
tư tưởng, tác giả cuốn sách ấy,
Jean Lacouture,
khi bàn luận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc với chủ
nghĩa quốc tế trong quan niệm của Hồ Chí Minh, có cho rằng
ông là người rất thực dụng vì vậy đã không dính dáng vào
những tranh luận về học thuyết (tr. 189).
[48] Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin của Stalin –
cuốn sách tủ của nhưng lớp giảng về lý luận cho cán bộ đảng
viên ở Việt Nam suốt trong một thời gian dài trước đây – vốn
là những bài giảng của Stalin tại trường Đại học Sverdlovsk
năm 1924, sau khi Lênin vừa mất. Cuốn sách này giả định tư
tưởng Lênin như những nguyên lý cô đặc, vì vậy không hề phân
tích chúng trong quá trình phát triển, chứa đầy những mâu
thuẫn, và bị điều chỉnh liên tục, đặc biệt không nói gì đến
nhưng bài viết có tính chất di chúc của ông trên giường bệnh
trước khi chết.
[49] Đọc Sách lược vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn
(được thông qua tại Hội nghị thành lập đảng từ 3 đến
7-2-1930) rồi sau đó so sánh với Luận cương chánh trị của
Đảng cộng sản Đông dương, do Trần Phú soạn (được Hội
nghị Trung ương Đảng họp vào tháng 10-1930 thông qua) -
nghĩa là sau đó chỉ có 8 tháng - chúng ta thấy đường lối do
Hồ Chí Minh đề xuất đã bị chỉ trích trực tiếp và cực kỳ gay
gắt (Xem
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, trích văn kiện, Tập I
(1930-1945), Giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1978, tr 31-54).
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì hiện tượng Hồ Chí Minh bị chỉ
trích như vậy đã biểu hiện sự thắng thế của đường lối cứng
rắn (quyết liệt chống mọi sự liên hiệp với các phần tử tư
sản, tiểu tư sản dưới mọi hình thức) của Đại hội VI 1928 của
Quốc tế III (Xem Huỳnh Kim Khánh: sđd, tr. 182 -
185). Tuy vậy có điều cần chú ý là Hội nghị thành lập đảng
cộng sản Việt Nam diễn ra vào đầu tháng 2-1930, sau Đại hội
VI của Quốc tế đến gần hai năm, lại do chính ông Hồ, người
đại diện cho chính Quốc tế III chủ trì. Những bí ẩn của ông
Hồ vào giai đoạn này vẫn chưa được những nhà nghiên cứu làm
sáng tỏ thật đầy đủ.
[50] Cuốn Conversation avec Nehru của Tibor Mende
(Editions du Seuil, Paris, 1956) đã ghi lại những ý kiến rất
đáng chú ý của thủ tướng Nehru, môn đệ trung thành của
Gandhi, về chủ nghĩa cộng sản như sau: Phần đông những người
An Độ không chống lại chủ nghĩa cộng sản xét như một lý
tưởng, họ chỉ chống lại kỹ thuật hành động cộng sản mà thôi
(tr. 90). Đối với Đông Dương, ông cho rằng chũ nghĩa cộng
sản và chủ nghĩa dân tộc đã đi chung với nhau, vì lẽ ở đấy,
một mình nó, chủ nghĩa dân tộc không thể chiến thắng được,
vì thế đã cần đến chủ nghĩa cộng sản như một thứ sức đẩy để
làm cho mạnh thêm (tr. 87).
[51]
HuỲnh Kim Khánh:
Sđd, t. 21
[52] Trong những trước tác của Các Mác và Angghen, người ta thấy
dường như ông Hồ chỉ coi là quan trọng nhất có Tuyên ngôn
cộng sản: trong 30 đề nghị của ông với Bộ Phương Đông
ngày l6-1-1935, giúp đỡ Đông dương “những kiến thức sơ đẳng
nhất mà mỗi chiến sĩ đếu phải có”, ông có kể ra Tuyên
ngôn cộng sản., cùng với Lịch sử Đảng cộng sản Bôn sê
vích toàn Liên bang xôviết (cuốn này do Stalin viết),
bên cạnh Luận cương và nghị quyết về vấn đề thuộc địa
của Quốc tế cộng sản... ( Xem Hồ Chí Minh toàn tập
1930-1945, T.,3, Sự thật, Hà Nội, 1983, tr. 57-58).
[53] Xem LỮ Phương:
“Xã hội công dân: từ triệt tiêu đến phục hồi”,
Diễn đàn 36 (12-1994).
[54] “Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn
hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá
tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc
nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hàng ngày
của nhân dân” (HỒ Chí
Minh: “Nói chuyện trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành
lập Đảng “(1960), Hồ Chí Minh tuyển tập 2, tr. 148).
Môi năm vào 19 tháng 5, cán bộ đảng thường tập hợp nhân viên
nhà nước lại kể những chuyện “cân kiệm liêm chính” giông
giống như vậy để gọi là kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch.
Có điều rất đáng chú ý là không ai có thể nhìn ra cái não
trạng sặc mùi “bao cấp” trong những câu chuyện như vậy cả.