Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Một doanh nghiệp Việt “rót” 23 triệu USD mở hai nhà máy tại Cuba
18:16
Hoàng Phong Nhã
No comments
Huyền Trâm – Diễn Đàn Đầu Tư – 27 April 2015
Hai nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2017, cung ứng sản phẩm cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ.
Ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình cho biết thông tin trên tại Hội nghị nhà cung ứng với chủ đề “Hợp tác và phát triển bền vững cùng Thái Bình trong giai đoạn hội nhập mới” diễn ra chiều ngày 24/4.
Với kinh nghiệm phân phối 12 nhóm ngành hàng vào Cuba và có mặt ở 16 tỉnh thành đất nước này, công ty đã giới thiệu những cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Cuba bằng hàng loạt biện pháp tháo dỡ những rào cản thương mại.
“Với những diễn biến kinh tế, chính trị đang thay đổi từng ngày tại đất nước Cuba, tôi cho rằng thời cơ để quốc đảo này chuyển mình đã đến, một vận hội mới đang mở ra đi cùng với nhiều cơ hội và thử thách”, ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Thái Bình, cho biết.
Ông Tú đã đưa ra các phương án hợp tác dành cho ba đối tượng nhà cung cấp khác nhau gồm nhà cung cấp truyền thống, nhà cung cấp tiềm năng và các đối tác quan tâm đến thị trường này.
Dịp này, công ty Thái Bình cũng chính thức giới thiệu dự án khởi công xây dựng hai nhà máy mới với tổng vốn 23 triệu USD tại Cuba, gồm nhà máy bột giặt và nhà máy tã lót – hai mặt hàng chiến lược mà người tiêu dùng Cuba rất tin dùng sản phẩm của Việt Nam.
Được biết, 2 nhà máy của Thái Bình sẽ được đặt tại Đặc khu kinh tế Mariel cách thủ đô Havana 43 km. Nhà máy bột giặt có công suất 50.000 tấn/năm với vốn đầu tư 5 triệu USD, do liên doanh giữa Thái Bình, Công ty TNHH Vico và Công ty Suchel (công ty Cuba). Sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào quý II/2017.
Nhà máy tã lót, băng vệ sinh có vốn đầu tư 5 triệu USD, công suất 120 – 180 triệu sản phẩm/năm với chủ đầu tư là Thái Bình và CTCP Kywy, dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2017.
Tại hội nghị, ông Bernabe Garcia Valido, Tổng lãnh sự Cuba tại TP.HCM cho biết, các chính sách kinh tế hiện đang được áp dụng ở Cuba trong việc chấp thuận các loại hình kinh doanh theo phương thức đầu tư nước ngoài liên quan đến các dự án lợi ích quốc gia bao gồm các dòng vốn đầu tư cao chảy vào các mục tiêu phát triển quốc gia hoặc có tác động kinh tế xã hội mạnh mẽ trong nước. Các chính sách thương mại, lao động, tài chính, tín dụng, thuế… để đảm bảo mong đợi ngoại thương Cuba trong phát triển xuất khẩu, thay thế cho nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất.
Đánh giá cao những nỗ lực khai phá và làm chủ thị trường mới cho sản phẩm Việt Nam, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch công ty GIBC cho biết: “Việc thành công của công ty Thái Bình là minh chứng cho sức mạnh của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các cơ hội đang mở ra trong quá trình hội nhập toàn cầu.”
Tuy nhiên, ông Trai cũng cho rằng những kết quả bước đầu đạt được này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội tại Cuba và khu vực Châu Mỹ La tinh. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Cuba còn khá thấp, chỉ đạt 206 triệu USD năm 2014 và còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh.
Thị trường Cuba hiện tương tự thị trường Việt Nam cách đây hơn 30 năm và sau khi được mở cửa họ sẽ kêu gọi đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Các công ty Việt Nam nên tranh thủ chính sách ưu ái trong quan hệ hai nước dành cho nhau
Hai nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2017, cung ứng sản phẩm cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ.
Ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình cho biết thông tin trên tại Hội nghị nhà cung ứng với chủ đề “Hợp tác và phát triển bền vững cùng Thái Bình trong giai đoạn hội nhập mới” diễn ra chiều ngày 24/4.
Với kinh nghiệm phân phối 12 nhóm ngành hàng vào Cuba và có mặt ở 16 tỉnh thành đất nước này, công ty đã giới thiệu những cơ hội thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Cuba bằng hàng loạt biện pháp tháo dỡ những rào cản thương mại.
“Với những diễn biến kinh tế, chính trị đang thay đổi từng ngày tại đất nước Cuba, tôi cho rằng thời cơ để quốc đảo này chuyển mình đã đến, một vận hội mới đang mở ra đi cùng với nhiều cơ hội và thử thách”, ông Trần Thanh Tú, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Thái Bình, cho biết.
Ông Tú đã đưa ra các phương án hợp tác dành cho ba đối tượng nhà cung cấp khác nhau gồm nhà cung cấp truyền thống, nhà cung cấp tiềm năng và các đối tác quan tâm đến thị trường này.
Dịp này, công ty Thái Bình cũng chính thức giới thiệu dự án khởi công xây dựng hai nhà máy mới với tổng vốn 23 triệu USD tại Cuba, gồm nhà máy bột giặt và nhà máy tã lót – hai mặt hàng chiến lược mà người tiêu dùng Cuba rất tin dùng sản phẩm của Việt Nam.
Được biết, 2 nhà máy của Thái Bình sẽ được đặt tại Đặc khu kinh tế Mariel cách thủ đô Havana 43 km. Nhà máy bột giặt có công suất 50.000 tấn/năm với vốn đầu tư 5 triệu USD, do liên doanh giữa Thái Bình, Công ty TNHH Vico và Công ty Suchel (công ty Cuba). Sản phẩm sẽ cung cấp cho thị trường Cuba và xuất khẩu sang các nước thuộc châu Mỹ. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào quý II/2017.
Nhà máy tã lót, băng vệ sinh có vốn đầu tư 5 triệu USD, công suất 120 – 180 triệu sản phẩm/năm với chủ đầu tư là Thái Bình và CTCP Kywy, dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2017.
Tại hội nghị, ông Bernabe Garcia Valido, Tổng lãnh sự Cuba tại TP.HCM cho biết, các chính sách kinh tế hiện đang được áp dụng ở Cuba trong việc chấp thuận các loại hình kinh doanh theo phương thức đầu tư nước ngoài liên quan đến các dự án lợi ích quốc gia bao gồm các dòng vốn đầu tư cao chảy vào các mục tiêu phát triển quốc gia hoặc có tác động kinh tế xã hội mạnh mẽ trong nước. Các chính sách thương mại, lao động, tài chính, tín dụng, thuế… để đảm bảo mong đợi ngoại thương Cuba trong phát triển xuất khẩu, thay thế cho nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất.
Đánh giá cao những nỗ lực khai phá và làm chủ thị trường mới cho sản phẩm Việt Nam, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch công ty GIBC cho biết: “Việc thành công của công ty Thái Bình là minh chứng cho sức mạnh của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các cơ hội đang mở ra trong quá trình hội nhập toàn cầu.”
Tuy nhiên, ông Trai cũng cho rằng những kết quả bước đầu đạt được này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội tại Cuba và khu vực Châu Mỹ La tinh. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Cuba còn khá thấp, chỉ đạt 206 triệu USD năm 2014 và còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh.
Thị trường Cuba hiện tương tự thị trường Việt Nam cách đây hơn 30 năm và sau khi được mở cửa họ sẽ kêu gọi đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Các công ty Việt Nam nên tranh thủ chính sách ưu ái trong quan hệ hai nước dành cho nhau
0 nhận xét:
Đăng nhận xét