Trong Phúc Âm John 8:32, Chúa Giê-su phán: “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” [Then you will know the truth, and the truth will set you free]. Nhưng thật là kỳ lạ, trong suốt 2000 lịch sử của Công giáo, các Giáo hoàng, đại diện của Chúa trên trần, các bậc chăn chiên, Chúa thứ hai, và các con chiên, nhất là con chiên Việt Nam, lại rất sợ sự thật. Samuel Butler đã chẳng từng nói: “Công giáo không sợ bất cứ cái gì khác, mà chỉ sợ có sự thật”.
Nhận định của Samuel Butler không sai nếu chúng ta biết là, sách lược che dấu sự thật trước đám con chiên thấp kém là sách lược cốt tủy của Giáo hội Công Giáo.
Tại sao Giáo hội phải làm như vậy? Vì quyền lực thế tục cũng như tài sản của Giáo hội Công Giáo tùy thuộc ở số đông tín đồ nên Giáo hội rất sợ tín đồ biết đến cái bản chất thực sự của Giáo hội cũng như những sai lầm trong Thánh Kinh, những sai lầm mà chính giáo hoàng hay giáo hội cũng không thể phủ nhận, nhưng không bao giờ dám cho đàn chiên của mình biết. Chúng ta nên nhớ rằng đã một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, vi phạm luật này có thể bị xử tịch thu tài sản, bị vạ tuyệt thông, hay bị tử hình.
Giáo hội Công Giáo muốn giữ độc quyền giải thích Thánh Kinh, thường chỉ là những đoạn chọn lọc kỹ ngoài ngữ cảnh bất kể đến những mâu thuẫn và những đoạn không thể đọc được trong Thánh Kinh, và tín đồ chỉ có việc nghe theo vì không thể nào biết được những giải thích đó đúng hay sai, có trong Thánh Kinh hay có phù hợp với những điều viết trong Thánh Kinh hay không? Giáo hội Công giáo diễn giải những đoạn đã chọn lọc kỹ đó cùng với những tín lý giáo hội dựng ra theo ý giáo hội bất kể sự thật, và cũng lẽ dĩ nhiên tuyệt đại đa số tín đồ cũng chỉ biết về đạo của họ qua những lời diễn giảng một chiều này.
Giáo lý của Giáo hội đặt nặng trên truyền thống của Giáo hội, nghĩa là đặt nặng trên những điều “Giáo hội dạy rằng..” dù rằng những điều này không hề có trong Thánh Kinh, và với “đức vâng lời”, con đường duy nhất để tín đồ sau khi chết sẽ được lên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời theo Mục sư Ernie Bringas, cho nên Giáo hội dạy sao thì tín đồ cứ tin vậy..
Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:
Tín đồ Công giáo phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Công giáo dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Công giáo (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.
(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God)
Và chúng ta không thể không nhắc lại câu nói thời danh của Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên: “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy.“ (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides).
Giáo hội Công giáo đã viện cái gọi là “mạc khải của Thiên Chúa” để tự tạo quyền lực cho mình. Nhưng điều này chỉ có thể thuyết phục được đám tín đồ mà tuyệt đại đa số thuộc loại thất học trong thời bán khai và Trung Cổ, nhất là trong những thời đại mà Giáo hội giữ độc quyền đọc và diễn giảng Thánh Kinh, cùng cầm quyền sinh sát trong tay. Nhưng từ thế kỷ 16, khi mà cuốn Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương và người dân được tự do đọc Thánh Kinh thì người ta đã khám phá ra rằng cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều mâu thuẫn cùng những điều sai lầm về khoa học và thần học, do đó, tuyệt đối không phải là sản phẩm “mạc khải” của một thiên chúa toàn năng, toàn trí….
Cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo đã được các học giả Tây phương nghiên cứu phân tích kỹ hơn bất cứ cuốn sách nào khác. Và kết quả nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh trong vòng 200 năm gần đây của các học giả Tây phương đã đi đến kết luận:
“Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thiên Chúa mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã thường tin từ lâu, do đó không thể sai lầm. Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.” [1]
Và Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khai sáng thêm vấn đề “mạc khải” qua đoạn sau đây:
“Thánh Kinh không phải là lời mạc khải của Thượng đế.. Nó chưa từng là như vậy bao giờ! Các sách Phúc Âm không phải là những tác phẩm không có sai lầm, khải thị bởi Thiên Chúa. Chúng được viết ra bởi những cộng đồng có đức tin, và chúng biểu thị ngay cả những thiên kiến của các cộng đồng đó. Trong các sách Phúc Âm không phải là không có những mâu thuẫn nội tại đáng kể hay những quan niệm đạo đức và trí thức làm cho chúng ta ngượng ngùng, xấu hổ.”
(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change Or Die, p. 72) [2]:
Nhưng Thánh Kinh không phải là cuốn sách duy nhất mà Giáo hội Công giáo cấm tín đồ đọc. Sách lược chính của Giáo hội Công giáo là trói tín đồ vào trong vòng đen tối trí thức và mê hoặc tâm linh để dễ bề ngự trị. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua vài sự kiện sau đây.
Lịch sử Công giáo cho thấy rằng:
“Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội.Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ.Âu Châu đi vào những Thời Đại Đen Tối.Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.” (Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, p. 50) [3]
Nhận định của Helen Ellerbe không sai nếu chúng ta biết đến chủ trương của Giáo hội Công Giáo qua những hành động ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại như:
-
Giữ độc quyền giáo dục với chính sách làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.
-
Đốt sách vở ghi chép những kiến thức cổ xưa của nhân loại.
-
Ngụy tạo và viết lại lịch sử với mục đích chứng thực đức tin của Công Giáo.
-
Hủy diệt các nền văn hóa phi Ki-Tô.
Vatican- Thứ năm ngày 29/05/08, Toà Thánh phổ biển một sắc lệnh đe dọa rút phép thông công ngay lập tức với những ai truyền chức linh mục cho giới nữ, biện pháp này cũng sẽ liên quan đến những phụ nữ được truyền chức linh mục.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.[4]
Theo Wikipedia thì danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội Công giáo kiểm duyệt và cấm tín đồ đọc là danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội kiểm duyệt, cho rằng nguy hiểm đến chính Giáo hội và đức tin của các tín đồ [The Index Librorum Prohibitorum ("List of Prohibited Books" or “Index of Forbidden Books”) is a list of publications which the Catholic Church censored for being a danger to itself and the faith of its members.], nhưng thực ra chỉ là để che dấu những sự thật về những giáo lý của Giáo hội và giữ tín đồ trong vòng ngu dốt để dễ trị. Trong danh sách những cuốn sách cấm đọc, với 32 ấn bản trong hơn 400 năm, từ 1559 đến 1966, chúng ta có thể đếm được 6892 đầu sách cấm tín đồ đọc, và trong mỗi ấn bản đều chứa những luật của Giáo hội về vấn đề đọc sách, bán sách và kiểm duyệt sách. [The various editions also contain the rules of the Church relating to the reading, selling and censorship of books.] Bởi vậy chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy kiến thức của tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo các cấp quá thiếu sót, nghèo nàn, về chính tôn giáo của mình, cho nên thường không đủ khả năng để đối thoại một cách nghiêm chỉnh về những vấn nạn của Công giáo.
Nhưng chúng ta phải công nhận là, làm cho đầu óc của các tín đồ biến thành đầu óc của các con chiên, cúi đầu đi theo sự chăn dắt của giới chăn chiên, tin tất cả những gì “bề trên” dạy, đi kèm với sách lược cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, cùng cấm đọc những tác phẩm, báo chí v..v.. mà giáo hội không cho phép để nhốt đầu óc của các tín đồ vào cái ngục tù tâm linh của giáo hội là sự thành công lớn nhất của Giáo hội Công giáo.
Ngoài ra, để nắm giữ đầu óc tín đồ từ ngày sinh ra đời đến ngày chết, và để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trước đàn con chiên thấp kém, Giáo hội Công Giáo còn dựng lên những màn ảo thuật gọi là "bí tích" [sacraments], những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng huyền nhiệm của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Giáo hội dạy rằng mọi “bí tích” này là do Chúa Giê-su lập ra, và con chiên nghe đến Chúa là mất hết lý trí, chỉ việc nhắm mắt tin theo. Trong cuộc thảo luận sau khi trình chiếu cuốn phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus của đài Discovery, khi được hỏi ý kiến về những sự kiện khoa học khám phá ra trong phim, một ông linh mục đã thản nhiên trả lời: “Đức tin là về sự huyền nhiệm, không về khoa học” [Faith deals with mystery, not science]
Chúng ta hãy tự hỏi nền giáo dục Công giáo thuộc loại nào khi ra lệnh cấm tín đồ không được đọc cuốn Thánh Kinh và gần 7000 cuốn sách nằm trong danh sách những cuốn “cấm đọc” của Giáo hội Công giáo. Nhưng tiến hóa là một định luật của nhân loại, làm sao mà giáo hội có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại? Khi mà giáo hội không còn nắm toàn quyền sinh sát và giáo dục toàn dân như ở Âu Châu trước đây, và người dân đổ xô đi học các trường học công cộng (public schools), thì xảy ra một nghịch lý. Giáo hội cấm thì cứ cấm, còn các trường học công cộng vẫn cứ dạy học trò về những tác giả bị cấm, vì các tác giả này thuộc chương trình học về tư tưởng, triết lý, và văn chương nhân loại. Và tuy danh sách những sách cấm đọc đã được bãi bỏ từ năm 1966, ngày nay giáo hội vẫn khuyên các con chiên đừng đọc những sách thuộc loại nguy hiểm, bảo đó chỉ là sự hướng dẫn đạo đức chứ không phải là luật cấm. [Today the Church may issue an "admonitum," a warning to the faithful, that a book might be dangerous. It is only a moral guide, however, without the force of ecclesiastical law."] Nhưng vì truyền thống “quên mình trong vâng phục” của các tín đồ, và vì tín đồ được thường xuyên nhắc nhở về “đức vâng lời” cho nên khi một ông linh mục hay giám mục “khuyên” tín đồ không nên đọc cuốn sách nào thì lời “khuyên” đó chính là một lệnh, tín đồ sẽ không dám đọc cuốn sách đó, vì họ đã được dạy là không vâng lời “bề trên” thì sẽ bị “Chúa phán xét”, linh hồn không được “cứu rỗi”.
Nhưng nay Tây phương thực sự đã thức tỉnh, thức tỉnh vì những sự thật về Ki Tô Giáo đã giải phóng Tây phương ra khỏi ngục tù tâm linh sau bao thế kỷ bị Giáo hội Công giáo trói buộc và giam giữ. Và sự thức tỉnh của Tây phương đã đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Đây là một sự kiện không ai có thể chối bỏ. Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự thức tỉnh của Tây phương không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Công Giáo La-mã đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).
Những thời đại bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người như trên đã từ từ văn minh hóa Công Giáo La-mã, hay nói đúng hơn, theo John E. Remsburg, đã tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Công Giáo La-mã những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để giết người. Mặt khác, sau khi Martin Luther ly khai với giáo hội Công Giáo La-mã vào đầu thế kỷ 16, không công nhận chế độ giáo hoàng, để lập ra hệ phái Ki-Tô Phản Đối (Protestantism) mà chúng ta thường biết dưới cưỡng từ Tin Lành, thì Thánh Kinh bắt đầu được dịch ra những tiếng địa phương, và cũng bắt đầu từ đó, những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và về nhân vật Giê-su trong Thánh Kinh phát triển. Kết quả của những công cuộc nghiên cứu này đưa đến hình ảnh của một Giê-su như là một người Do Thái thường, sống với ảo tưởng mình chính là con của Thượng đế của người Do Thái và là cứu tinh của dân tộc Do Thái. Hình ảnh lịch sử này khác hẳn với hình ảnh thần linh có khả năng làm những phép lạ và có khả năng cứu rỗi mà giáo hội Công Giáo La-mã đã tạo dựng lên. Và cũng từ đây, những tín lý, tín điều, cũng như những lễ tiết có tính cách mê hoặc mà giáo hội Công Giáo La-mã gọi là "bí tích" đã không còn chỗ đứng trong những xã hội Tây phương, ít ra là trong giới thức giả hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, và cũng còn ở trong quảng đại quần chúng.
Thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.. Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo: “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô”; “Sinh ra từ một nữ trinh”; “ngôi mộ trống”; “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”; “Phục sinh”; “Thăng Thiên”; “Bị hành quyết để chuộc tội”; “Hỏa ngục” [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell].
Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]
Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, cũng đưa ra một nhận định tương tự::
Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.
Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét