Y
học cổ truyền coi chim sẻ là một trong những vị thuốc có công dụng bổ
thận tráng dương độc đáo. Theo các sách dược thiện cổ, chim sẻ nướng là
một trong những món ngự dụng (món ăn của vua chúa).
Sách Bản thảo thập di cho rằng, thịt chim sẻ có khả năng “bổ thận tráng dương, ích tinh tủy”. Sách Nhật hoa tử bản thảo thì cho rằng thịt chim sẻ làm ấm lưng và gối, thông tiểu tiện. Sách Thực vật bản thảo hội toản
khen thịt chim sẻ có công năng nâng cao khả năng tình dục, giúp người
ta có con, tráng dương ích khí… bồi bổ cho người già. Trong Nam dược thần hiệu,
Tuệ Tĩnh viết: “Chim sẻ vị ngọt, tính ấm, không độc, thêm tinh tủy,
tráng dương ích khí, mạnh lưng gối, chỉ bạch đới, băng huyết, khiến cho
có con”. Trong Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông cũng viết:
“Tước điểu tục gọi con chim sẻ; ngọt ấm, không độc, bồi tinh tủy; mạnh
dương, bổ khí, khỏe gối lưng; trừ đới, khỏi băng, khiến hay đẻ”. Tương
truyền, loại thuốc trứ danh “Giáp linh tập” (trong thành phần có thịt
chim sẻ) cũng đã từng là một trong những quý phẩm ngự dụng của vua Càn
Long.
Theo y học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ ngũ tạng, tráng dương, ích khí, được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu khó thở, nhất là người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau sinh mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.
Tiết chim sẻ vị ngọt, tính ấm, có công
dụng dưỡng âm, bổ huyết, cường dương, được dùng cho những người yếu
mệt, yếu sinh lý, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy
nhược.
Trứng chim sẻ ngọt mặn, tính ấm, có
công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh tủy và làm sáng mắt, được dùng
cho nam giới liệt dương, thiểu tinh, thận lạnh, nữ giới huyết khô, băng
lậu, đới hạ.
Để đạt được hiệu quả bổ thận tráng
dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc
và chế biến thành những món ăn - bài thuốc độc đáo như:
- Chim sẻ 5 con, chim bồ câu 1 con làm thịt, bỏ lòng, chặt nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn; đỗ trọng 120 g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với 5 g muối rang. Trộn đều hai loại bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với ít rượu vào lúc đói. - Chim sẻ 12 con làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, ninh nhừ với 6 g đông trùng hạ thảo và 2 lát gừng tươi, ăn trong ngày. - Chim sẻ 5 con làm thịt, bỏ ruột, tẩm rượu, chặt nhỏ; kỷ tử 20 g, thỏ ty tử 10 g, phúc bồn tử 10 g, ngũ vị tử 6 g. Tất cả đem sắc, rồi lấy nước này nấu cháo với thịt chim, khi chín nêm thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. - Chim sẻ 3-5 con làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem hầm cùng với thỏ ty tử 10 g, kỷ tử 10 g, hạt hẹ 10 g, ba kích 10 g (các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng), khi nhừ bỏ bã thuốc, nêm gia vị, ăn nóng. - Chim sẻ 20 con nhổ bỏ lông, sấy khô. Đương quy 50 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 50 g, xuyên khung 20 g, thỏ ty tử 40 g, ba kích 50 g, nhục thung dung 50 g, dâm dương hoắc 100 g, đại táo 100 g, nhục quế 10 g. Tất cả đem ngâm với 5 lít rượu trắng, sau 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày uống 15-20 ml. Đây là loại rượu tráng dương rất độc đáo. - Chim sẻ 5 con, thịt lợn nạc 250 g, một chút rượu vang, bột gạo và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem băm nhuyễn cùng với thịt lợn, trộn đều cùng với rượu vang, bột gạo và gia vị nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đem rán vàng, ăn nóng cùng rau thơm. - Chim sẻ 5 con, gạo tẻ 100 g, 3 củ hành trắng. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng, dùng dầu ăn rán vàng rồi cho vào nồi cùng với gạo tẻ và một chén rượu trắng nấu thành cháo, khi chín bỏ hành, thêm đủ gia vị, ăn nóng. - Chim sẻ 3-5 con, làm thịt bỏ lông và nội tạng, rửa sạch để ráo nước, xát lên mình chim một lớp muối rồi ướp trong 2 giờ. Dùng một lượng bột tiều hồi, hạt tiêu, sa nhân và nhục quế vừa đủ nhét vào trong bụng chim rồi đem nướng chín, ăn nóng. Chim sẻ - một vị thuốc chữa bệnhTheo hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, chim sẻ vị ngọt, tính ấm, không độc, tráng dương, ích khí, mạnh lưng gối... Nó có thể giúp chữa một số chứng bệnh như liệt dương, xuất tinh sớm, ho kéo dài.
Sau đây là vài bài thuốc từ chim sẻ:
1. Chữa liệt dương
-
Chim sẻ 5 con, chim bồ câu non 1 con, đậu đen 120 g, muối rang 4 g, mật
ong vừa đủ. Thịt chim sấy khô, nướng vàng, tán bột, đậu đen sao tồn
tính, tán nhỏ. Các thứ trên trộn đều với muối, luyện với mật ong làm
thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên. Bài thuốc này
cũng có tác dụng với những người bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt,
choáng váng.
- Chim sẻ làm sạch, luộc chín, ăn nhạt.
- Trứng chim sẻ luộc chín, bóc vỏ rồi nuốt chửng, ăn ngày 3 lần, mỗi lần 1 quả.
2. Chữa xuất tinh sớm:
Chim
sẻ 2 con, dây tơ hồng 10 g, câu kỷ tử 10 g. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội
tạng, rửa sạch, chặt miếng rồi nấu cùng các thứ trên. Uống nước và ăn
hết thịt chim.
3. Chữa quáng gà, chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược:
Lấy tiết đầu của chim sẻ, hứng trực tiếp vào chén rượu hoặc mật ong, khuấy đều rồi uống ngay, ngày 1 lần trong 15 ngày liền.
4. Chữa ho kéo dài:
Chim
sẻ một con, đường trắng vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, rửa
sạch, cho đường trắng vào bụng chim, lấy bột mì nhào dẻo bọc chim rồi
hấp chín để ăn, ngày 2 lần. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ ăn một nửa liều trên.
BS Ngọc Anh, SK&ĐS
Thịt chim sẻ chỉ thích hợp cho những người thể chất thiên về dương hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể dương hư. Biểu hiện là mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, hay vã mồ hôi vô cớ, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng đau gối mỏi, phòng sự hay bị vã mồ hôi và toát lạnh… Không nên dùng cho người thể chất thiên về âm hư, hoặc mắc các chứng bệnh rối loạn tình dục thuộc thể âm hư hỏa vượng (người gầy, nóng trong, mặt đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đổ mồ hôi trộm, miệng khô họng khát, hay hoa mắt chóng mặt, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ). Theo kinh nghiệm của cổ nhân, vào mùa xuân và hạ không nên ăn thịt chim sẻ cùng gan lợn và cũng không nên ăn cùng với đồ biển trong cả bốn mùa.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
|
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Chim sẻ bổ dương
21:02
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét