Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Bé một tháng tuổi biết nói ở Hà Nội?
16:27
Hoàng Phong Nhã
No comments
Mấy ngày gần đây dư luận đang xôn xao câu chuyện không biết có thật không về bé gái mới một tháng tuổi đã biết nói ở Hà Nội.
Trong khi đó có những đứa trẻ 18, 24
tháng tuổi cũng chỉ mới bặp bẹ những từ vô nghĩa. Chuyên gia giáo dục sẽ
có những phân tích vì đâu trẻ nói sớm, nói muộn.
1 tháng đã gọi bà, gọi mẹ
Bé gái đặc biệt một tháng tuổi biết nói
này là con gái đầu lòng của chị Kiều Thị Hương (SN 1987), xã Cần Kiệm,
Thạch Thất, Hà Nội. Theo người nhà bé, khi cháu bé tròn 1 tháng tuổi mẹ
con chị Hương chuyển sang nhà ngoại. Ở đến ngày thứ 3 thì cháu bắt đầu
gọi ba. Sang ngày thứ 5 thì cháu bé gọi rõ và nhiều hơn. Cháu bé thường
hay gọi ông, bà, bố, mẹ vào những lúc thay bỉm hoặc khi cháu tắm xong.
Không chỉ gọi được những câu như “bà ơi”, “mẹ ơi” mà cháu bé còn gọi
được những câu như “ba ơi bầm”.
Clip của gia đình quay lại điều này đã
gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Biết chuyện, nhiều người xung
quanh ai cũng muốn tận mắt chứng kiến cháu bé biết gọi ông bà, bố mẹ từ
khi còn rất nhỏ.
Trao đổi về trường hợp này, PGS.TS.NGND
Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục và phát triển
tiềm năng con người) cho biết, con người có khả năng đặc biệt là điều mà
khoa học đã ghi nhận nhưng không phải trường hợp nào gia đình phản ánh
cũng là sự thật.
Đã có những trường hợp nói sớm khi 3
tháng tuổi, còn trường hợp mới được 1 tháng tuổi biết nói này không chắc
là có đúng hay không. Những người có khả năng đặc biệt phải duy trì
được trong thời gian nhất định chứ không phải nói một vài lần rồi không
lặp lại được nữa. Bởi vậy để khẳng định phải theo dõi một quá trình dài.
Theo các chuyên gia Viện nghiên cứu tiềm
năng con người, đến thời điểm này Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con
người chưa ghi nhận trường hợp nào có khả năng đặc biệt như vậy. Với
những trẻ có biểu hiện hiện vượt hơn các bạn cùng tuổi thì vẫn là một
đứa trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh để con phát triển toàn diện thay vì tập
trung khai thác quá mức khả năng của con, chú ý đặc điểm lứa tuổi của
con và cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thay vì cứ hướng trẻ theo
thế mạnh của trẻ.
Trẻ nói sớm, nói muộn vì đâu?
Lý giải vì sao trẻ có thể nói sớm,
PGS.TS Kỳ Anh cho rằng, khoa học đã chứng minh trẻ em ngay trong bào
thai đã có thể phát triển về thần kinh và giác quan của nó. Ở giai đoạn
sơ sinh, một tuổi thì trẻ có những phát triển đột biến về ngôn ngữ thông
qua tương tác của người mẹ giáo dục trong giai đoạn bào thai thì trẻ có
thể phát triển sớm được (phương pháp thai giáo). Ở trẻ bình thường có
thể chậm hơn. Đặc biệt khi trẻ ra đời được tiếp xúc ngay với người mẹ,
môi trường xung quanh người thân, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ sớm hơn
so với những đứa trẻ khác, gọi là phát triển vượt trội.
Để trẻ em biết đọc, nói thì sau khi ra
đời phải có tương tác của người mẹ cùng người thân tiếp cận và hướng dẫn
thường xuyên cho trẻ thì chúng mới có thể phát ra những âm tiết “bà,
ba…”. “Dạy” ở đây thực tế là chơi với trẻ. Ở những trẻ bình thường, từ 3
đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở
giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ
những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có
nguyên âm “a” như ba, bà…
Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng
tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi
trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt
đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói
chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người lớn.
Bởi vậy khuyến khích cha mẹ phải nói chuẩn với trẻ ngay từ đầu.
“Phương pháp thai giáo rất quan trọng,
nhưng khi ra đời cần tiếp tục giáo dục trẻ. Trẻ cần được dậy ngay từ sơ
sinh để trẻ biết được những gì cần cho cuộc sống của nó giai đoạn đó,
như bú, nhìn, đưa mắt, vận động tay chân… Cái này là giáo dục sớm hiện
rất có hiệu quả ở nhiều nước, ở nước ta mấy năm nay cũng đã nhập và phát
triển” – PGS.TS Kỳ Anh cho hay.
Ngược lại, những đứa trẻ nói chậm cũng
do không được chú ý đến giáo dục sớm. Trẻ từ năm rưỡi không nói được là
cần phải suy nghĩ. Hiện chúng ta chỉ quan tâm đến những trẻ lớn mà không
quan tâm đến giáo dục những trẻ dưới mẫu giáo (tức dưới 3 tuổi). Việc
chỉ chăm lo ăn, ngủ của trẻ là không đủ. Trẻ cần giáo dục về ngôn ngữ.
Theo PGS.TS Kỳ Anh, trẻ em ở giai đoạn
đầu (0 – 2 tuổi) phát triển não phải; từ 2 – 3 tuổi trở lên, trẻ sẽ phát
triển từ não phải dần phát triển sang não trái.Khi não phải phát triển
là giai đoạn cơ hội vàng vì não phải có một số chức năng chụp hình. Trẻ
sẽ nhìn, nghe mọi thứ và chụp hình vào trong não bộ của chúng, lưu lại
giống như ổ cứng của máy tính. Trẻ cũng có tốc độ nhớ nhanh hơn những
lứa tuổi khác và khả năng sáng tạo hơn.
Não phải thiên về năng lực hội họa, âm
nhạc, chụp hình ghi nhớ. Nếu ta biết vận dụng để giúp con ghi nhớ con
số, tiếng thì con sẽ vượt trội so với những đứa trẻ khác cả về mặt cảm
xúc, tình cảm, phát triển giác quan cũng như tố chất của trí tuệ.
“Để trẻ nói nhanh hơn, cha mẹ cần cho
trẻ tiếp cận với ngôn ngữ của mình và những người xung quanh thông qua
nói chuyện thường xuyên với trẻ. Thứ 2, cho trẻ xem tranh ảnh và nói cho
trẻ biết về nó. Cho trẻ nghe những lời ru, bài hát thiếu nhi, nghe âm
nhạc…” – PGS.TS Kỳ Anh khuyên.
Theo Phương Thuận (Gia đình và Xã Hội)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét