Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Luận về tháng 4 Đen, 40 năm ngày Quốc Hận: 40 Năm Phục Hồi Hậu Chiến Việt Nam So Với Đức, Với Nhựt, Với Nam Hàn.
19:42
Hoàng Phong Nhã
No comments
Đôi Lời Chia Sẻ
Tuần cuối cùng của Tháng Tư Đen, gia đình chúng tôi, có truyền thống là toàn gia đình ăn chay.
Ăn chay là ăn toàn rau xanh, không thịt cá thế thôi, không màu mè tương
chao, đậu hủ, giả cầy, giả cá gì cả ! Ăn để nhớ cái đau thương của đời
tỵ nạn. Ăn chay – nói theo phong tục Việt Nam – nghĩa là ăn qua loa, ăn
để mà sống. Cơm khoai, bánh mì, rau xanh xà-lách, trái cây,…tóm lại,
végétarien. Gia đình chúng tôi cố giữ phong tục một gia đình Việt Nam
ly hương để không quên quê hương nguồn gốc. Truyền thống, phong tục,
trong nhà chúng tôi cố giữ cái Đạo Việt, giữ cái Bàn thờ Tổ Tiên.
Đối với chúng tôi, Tôn giáo, Đức Tin phần tâm linh, là Đạo (con đường giữ người) cá nhơn. Truyền thống gia đình, là văn hóa lễ nghĩa chung. Truyền thống đất nước là nguồn gốc chung, là Đạo (Con đường xử thế) Việt. Vì lẽ ấy Bàn Thờ Tổ Tiên phải có. Bàn thờ Tổ Tiên để nhớ nguồn gốc, thờ phượng Cha mẹ, Tổ Tiên, Đất Nước.
Hằng
năm hai lần, trong gia đình chúng tôi, Bàn Thờ Tổ Tiên được thắp sáng.
Lần đầu, từ ngày 15 tháng 12 dương lịch là ngày mất của Cha chúng tôi,
từ nay là Ngày Hiệp Kỵ dòng họ Gia đình, đến ngày mồng 10 tháng giêng âm
lịch mới tắt.
Lần
thứ hai là thắp sáng từ ngày 30 tháng ba là Ngày Huế thất thủ – quê
quán gốc của dònghọ Phan – đến ngày 30 tháng tư là Ngày Sài gòn mất và
đất nước tiêu tùng. Một năm hai lần, một lần Vọng Nhớ Tổ tiên, Nguồn
gốc, Cha mẹ – Ơn Đất Nước, Ơn Tổ Tiên. Một lần Nhớ Ngày Tang Dân tộc Ơn
Đất Nước Nghĩa Đồng Bào. Đó là Tứ Ơn : Đất Nước, Tổ Tiên, Đồng Bào và Trời Đất-Tôn Giáo.
Chúng
tôi dạy con dạy cháu truyền thống Việt Nam, giữ Tứ Ơn : Trước nhứt Đất
Nước Việt Nam, thứ đến Tổ Tiên Việt Nam, Đồng Bào Việt Nam, còn Ơn cuối
cùng, Ơn thứ tư là Ơn Tâm Linh-Tôn Giáo tùy cá nhơn con cháu, Phật
Chúa đều quý cả vì đó là Đạo, vì đó là Con đường xử thế, con
đường giữ mình hằng ngày. Như vậy, Con người Việt gồm có Ba Ơn của Đạo
Việt, và Đức Tin Tôn giáo cá nhơn để tu thân giữ mình.
Chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng sản từ 40 năm nay, sống đất người, hội
nhập ít nhiều đất người, ngày nay sanh sống rải rác khắp nơi trên thế
giới, tùy phong, tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, sống
sao cho hạp lòng người, sống sao cho phải đạo mình, đó thôi ! Có nơi có
may mắn, tụ họp đông đủ được một cộng đồng, tạo lập được những nơi sanh
hoạt giữ nề giữ nếp Việt, phong Việt, tục Việt, Việt văn, Việt hóa.
Nhưng cũng có vài nơi xa xôi, vắng vẻ, nhưng nhờ đất lành chim đậu, vẫn
dễ dàng để người Việt chúng ta sanh sống, sanh con đẻcái.
Sanh hoạt hằng ngày có vẻ như người bản xứ nhưng về nhà vẫn cố giữ tục, giữ hồn người Việt. Hồn Người Việt là Tứ Ơn.
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã truyền dạy Giáo dân Phật Giáo Hòa Hảo. Chúng
tôi tuy Tôn giáo Tin Lành, đọc Thánh Kinh, giữ lời Chúa, nhưng rất
ngưỡng mộ lời dạy Đức Thầy, lấy Tứ Ơn làm kim chỉ nam giữ Đạo Việt, giữ
hồn người Việt. Lời Chúa là Tâm Linh giữ Đạo, giữ Đức. Tôn giáo là Đức
Tin, là lòng dạ cá nhơn, là lương tâm cá thể chỉ là một trong Tứ Ơn. Ba
Ơn còn lại Ơn Tổ Tiên-Cha mẹ, Ơn Đất Nước- Quê hương, Ơn Đồng Bào ấy là
linh hồn Việt.
Chúng
tôi thường (ngưởng) ngưỡng mộ hai dân tộc và cách sống của họ : thứ
nhứt là dân tộc Nhựt, ngày ra đường họ mặc âu phục làm việc, tổ chức làm
việc rất Âu Mỹ. Tối về nhà, trong gia đình họ là người Nhựt, kimono,
ngủ sàn. Dù Đạo Phật hay Đạo Chúa, nhưng vẫn thờ vái, cúng bái, tin
tưởng những Kami, tổ tiên truyền thống…Sanh hoạt văn minh Âu Tây, nhưng
linh hồn văn hóa thì vẫn Nhựt Bổn.
Dân tộc thứ hai là dân Do Thái. Đạo Do Thái, có từ ngàn xưa, Thờ Chúa, Đấng Yê-Hô-Vah,
giữ Đạo theo lời Chúa, nhưng có những tục lệ nề nếp để nhớ Ơn Xưa. Ngày
nay dù 70 năm đã qua, người Do Thái vẫn hằng năm tưởng niệm Shoah
Holocaust về những người Do Thái Âu Châu từng bị Nazi Đức sát hại.
Việt Nam ta, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, đồng nghĩa với Shoah Do thái, thế mà có người – tuy là cựu nạn nhơn – vẫn đòi bỏ lên bỏ xuống ! Thay tên, đổi họ, mắc cở, hổ thẹn.
Ngày mai, chế độ độc tài Công sản đương quyền thế nào cũng phải bị thay thế phải nhường quyền cho một chế độ Dân Chủ Pháp Trị. Mong rằng:
Ngày Quốc Hận cũng phải được duy trì và trân trọng.
Ngày Tang, ngày Đau, ngày Buồn ấy, sẽ là ngày Tổng hợp cho những cái đau thương của đất nước. Ngày Hiệp Kỵ cho những nạn nhơn của những cái tang tóc đau buồn đã qua :
Cải cách Ruộng đất, Mậu Thân Huế, Hoàng Sa, Trường Sa, các nạn nhơn của
những cuộc pháo kích bừa bãi, những nạn nhơn đã bỏ mình, nạn nhơn của
những cuộc chạy nạn, trong nước : đại lộ kinh hoàng năm 72, đường 19 năm
75, nạn nhơn của cuộc vượt biên khổng lồ trên biển hay ở biên giới,
nạn nhơn của những trại tập trung sau ngày mất nước, hay nạn nhơn của cả
cuộc chiến Việt Cộng-Tàu Cộng năm 1979… để Nhớ, để không Bao
giờ Quên, không Bao giờ Lặp lại. Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư để
hằng năm Xá Tội Vong Nhơn, Tha Tội Lẫn Nhau.
Những Gương Sáng Xứ Người, sau 40 Năm Hòa Bình:
Thử nhìn lại, tổng kê tình hình Việt Nam, kết quả xây dựng của 40 năm hậu chiến.
Để làm việc ấy, đầu tiên chúng ta thử nghiên cứu hai bài học với ba gương sáng :
Bài học thứ nhứt, trường hợp hai quốc gia bại trận sau Thế chiến 2. Cả hai, sau năm 1945 hoàn toàn kiệt quệ. Nhựt Bổn lãnh hai quả bom nguyên tử tàn phá tan tành hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Đức thì cả nước đổ nát, Berlin thủ đô, Dresden, Hambourg, những thành phố hoàn toàn bị thiêu rụi.
Bài học thứ hai, trường hợp Nam Hàn,
Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia có một quá trình lịch sử tương tự Nam
Việt Nam, Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Đất nước Triều Tiên hay Hàn Quốc,
cũng là một bán đảo, cũng hình chữ S, cũng bị chia hai, một bên chiếu
theo vĩ tuyến 38, một bên thì vĩ tuyến 17. Cũng hai miền Nam Bắc, cũng
hai chế độ hoàn toàn tương phản nhau. Hai Miền Bắc, Bắc Việt với Bắc
Hàn, độc tài Cộng sản gia đình Con Ông Cháu Cha Đảng Trị và Kinh tế chỉ
huy. Đối lại, hai miền Nam, Nam Hàn và Nam Việt, chế độ Cộng Hòa Tự Do
Dân Chủ Pháp Trị Hiến Định với nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, thị trường
Tự Do. Cả hai Nam Hàn và Nam Việt đều bị hai Miền Bắc Cộng sản xua quân
cưởng chiếm, cả hai đều toàn dân nổi dậy tự vệ chiến đấu.
Nam Hàn may mắn hơn được cả Liên Hiệp Quốc ký Nghị Quyết ủng hộ. Nam Việt ta vô phước hơn, chỉ Huê kỳ và vài đồng minh chịu giúp đở mà thôi.
Nam Hàn có phước, Trung Cộng còn yếu ớt, chưa phải địch thủ của Huê Kỳ. Nam Việt ta vô phước,
Trung Cộng đã được Huê Kỳ đi đêm tạo thế để chống Liên Sô, cho vào Liên
Hiệp Quốc bằng cách hất cẳng Trung Hoa Tự Do Đài Loan ra. Nam Việt ta càng vô phước hơn,
khi Huê kỳ đi đêm với Trung Cộng, trước để xé cặp bài trùng Liên Sô
Trung Cộng, sau để biệt lập Liên Sô hầu đem đến sự sụp đổ của Bức Tường
Bá linh vào năm 1989, nhưng phản phé đồng minh Nam Việt trong chiến
thuật be bờ, báo hại cả tới 3 triệu dân Nam Việt phải đành ly hương tỵ
nạn. Nam Việt Nam làm con vật hy sanh trên bàn phé quốc tế.
Nhựt bị chiếm đóng bởi Quân đội Mỹ, mặc dù Nhựt Hoàng vẫn được duy trì. Nhục nhã thay !
Các samourai oai phong, hào hùng ngày nào, nay làm công làm thợ cho
ngoại nhơn, các thiếu phụ, nữ nhơn đài các Nhựt phải làm Geisha để khách
Mỹ mua vui !
Đức
tình trạng còn bi thảm hơn, bị xé làm bốn mảnh do bốn cường quốc phe
thắng trận chiếm đóng. Ngay cả thủ đô Berlin, cũng bị chia làm bốn khu
vực. Nhục nào cho bằng ! Hận nào cho bằng !
Dòng giống Aryen, các hiệp sĩ Teutons, các anh hùng Walkyries hào hùng
từ nay phải chăm chỉ phục vụ các thứ dân loại hạng hai, dòng giống lai
căng kém văn hóa !
Việt Nam năm 1975, trái lại, phe miền Bắc, phe Công sản quốc tế thắng phe Tự do Tư bản Chủ Nghĩa. Trên đất Việt, theo lý thuyết và nguyên tắc chánh trị không còn bóng ngoại quốc, chỉ có người Việt cai quản người Việt.
Tại Âu Châu, ngay
sau Thế chiến vừa chấm dứt, lập tức một bức màn sắt rủ xuống phủ kín
phía Đông Âu, trùm kín các quốc gia do Liên Sô Cộng sản và Hồng quân
giải phóng với lý thuyết quản trị và cai trị kiểu (Công) Cộng sản độc
tài, kinh tế chỉ huy tem phiếu Đảng trị. Phía Tây Âu trái lại vẫn tiếp
tục giữ nền sanh hoạt Tư bản Tự do, tư nhơn tư hữu, kinh thương, công
nghiệp tự do, tự do đi lại, tự do ngôn luận, hàng hóa thông thương dư
giả, giá cả theo nhịp cung cầu. Về mặt chánh trị, chế độ dân chủ hiến
định pháp trị, bầu cử tự do mỗi người một lá phiếu, luật pháp phân minh,
tam quyền phân lập…Nói tóm lại hoàn toàn dân chủ, công minh, rõ ràng,
đa nguyên, đa đảng, quyền công dân, quyền con người được tôn trọng.
Tại Á châu,
Nhựt hoàn toàn bị quân đội Mỹ chiếm hẳn, Đại Hàn, phần đất Nhựt thuộc,
bị chia làm hai theo vĩ tuyến 38. Phần Bắc do quân đội Liên Sô giải giới
và chiếm đóng. Phần Nam thì nằm dưới chế độ do quân đội Mỹ quân quản.
Chiến tranh lạnh ở Á Đông nhanh chóng thành Chiến tranh nóng. Quân Công
sản Bắc Hàn cùng với quân Trung (Công) Cộng âm mưu xâm lược miền Nam Đại
Hàn. Ba năm (25/06/1950 – 27/07/1953) : Nam Hàn được Liên Hiệp Quốc ủng
hộ, Mỹ và đồng minh đưa trên 1 triệu quân tham chiến. Phía Nam Hàn và
đồng minh thiệt hại 400 ngàn người với riêng 57 ngàn người (chết) phe
đồng mình chết. Phe Công sản Liên Sô và Trung Cộng đưa vào cũng cả triệu
quân nhưng thiệt hại nặng nề hơn vì chiến thuật biển người thí quân của
Trung Cộng, trên 800 ngàn quân Trung Cộng chết và bị thương. Phần dân
chúng thì đã có trên 2 triệu nạn nhơn của cả hai miền. Thủ đô Séoul Hán
Thành hoàn toàn bị thiêu rụi.
40 năm sau:
40
năm sau, 1993, tuy không Thống Nhứt được nhưng Nam Hàn hay Đại Hàn Dân
Quốc- DaeHan Minguh đã là một con Rồng lớn về Công nghệ. Với
diện tích 99 ngàn cây số vuông, với 49 triệu dân, Nam Hàn là quốc gia
phồn thịnh đứng hàng thứ 12 trên thế giới. (Tồng) Tổng số thu hoạch đầu
người là 26 ngàn Mỹ kim (so sánh Việt Nam 2 ngàn Mỹ kim). Chúng ta ai ai
cũng biết một vài thương hiệu nổi tiếng như Samsung, như Huyndai, … hai
đại công nghiệp Đại Hàn : Tin học và Xe Hơi…Chưa kể ngành đóng tàu của
Đại Hàn, năm 2014, đứng hàng đầu quốc tế, Hyundai dẫn đầu về đóng tàu.
Gương sáng ấy đáng để Việt Nam suy nghĩ và học theo không?
Cũng tại Á Châu, Nhựt Bổn
ngày nay là một cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau
Huê Kỳ và Trung Cộng. Nhựt Bổn, sau khi bị hai quả bom nguyên tử tàn
phá hai thành phố lớn, phải đầu hàng đồng minh do Huê kỳ lãnh đạo. Chỉ
năm năm đầu khó khăn, quét dọn tổ chức, chấp nhận sự tủi nhục của quân
quản ngoại nhơn. Nhưng qua năm thứ sáu, từ năm 1950 đến 1960 trong vòng
10 năm, nền kinh tế Nhựt vực dậy như một phép lạ. Chỉ 19 năm sau, năm
1964, Nhựt đã đủ sức để tổ chức Thế Vận Hội Thể Thao quốc tế. Thành công ấy vỏn vẹn tất cả chỉ chưa đầy 20 năm !
Chưa đầy 20 năm, các hãng xưởng chẳng những đã phục hồi sản xuất, mà
còn biến thành những thương hiệu số một, số hai quốc tế, Fujitsu,
Toyota, Mitsubishi, Honda, SeiKo, …sản xuất xe hơi, sản xuất máy móc,
sản xuất tin học, máy chụp hình, TV, radio, hoá học, Y tế, …Tuy nước
Nhựt đất hẹp người đông, nhưng nông nghiệp được chánh phủ tài trợ để cố
gắng độc lập lương thực (40% tự túc lương thực)… Nước Nhựt là Đảo, là
Biển ! Vì vậy cần phải có tàu để đánh cá tìm lương thực ! Giàn tàu đánh
cá Nhựt lớn nhứt thế giới. Lo lương thực nhưng cũng phải lo làm ăn !
Giàn tàu thương nghiệp cũng đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hy
lạp thôi ! Muốn có tàu thuyền, muốn có ngành hành hải lớn, phải có
xưởng đóng tàu ! Nhựt lúc ấy đã đứng hàng đầu về ngành đóng tàu.
Tóm
lại, 1945, nước Nhựt là một đống tro tàn, đất Nhựt bị quân đội Huê Kỳ
chiếm đóng ! 40 năm sau, 1985, Nhựt là cường quốc kinh tế số một ở Á
Châu, cường quốc kinh tế số hai sau Huê Kỳ. Gương sáng cho Việt Nam!
Đức,
trường hợp còn đặc biệt hơn nữa. Nếu Nam Hàn ngày nay vẫn chỉ là phân
nửa của bán đảo Triều Tiên. Người dân Triều Tiên thì vẫn còn bị chia
cắt. Đức sau 45 năm chia cắt đã thống nhứt lại được và sau một thời gian
hy sanh khó khăn gian khổ, đã chiếm lại vị thế số một cường quốc kinh
tế Âu châu.
Đức,
sau khi thất trận đã bị xé làm bốn mảnh : bốn quốc gia thắng trân chiếm
đóng bốn vùng. Nhưng vừa sau khi thắng trận xong, căn nhà Đức chưa yên
ổn, thì nước Đức lại bị chia làm hai. Chiến tranh lạnh Đông Tây. Chiến
tranh lạnh giữa hai chế độ, hai ý thức hệ, hai phương pháp quản trị
nước, hai quan niệm kinh tế khác nhau, thậm chí tuy cùng ngôn ngữ, cùng
gốc văn hóa, nhưng hai vùng Đông Đức – Tây Đức lại đã biến thành hai nền
văn minh, hai văn hóa khác nhau với hai suy nghĩ khác nhau. Chúng tôi
nói dông dài về Đức để thông cảm và hiểu rõ cái khác biệt của những dân
tộc bị lịch sử chia cắt và không cùng sống chung một nền tảng chế độ
quản trị và suy nghĩ.
Cũng như Việt Nam, cũng như Triều Tiên, Đức sau khi bị chia cắt, hai miền sống riếng biệt nhau, tạo ra hai nhơn tố con người khác nhau.
Không chỉ riêng về quan niệm quản trị kinh tế : bên tự do tạo con người
phóng khoáng, sáng tạo, đầy nhơn bản tánh, biết đùm bọc, biết thương
yêu nhau, biết tạo một xã hôi liên đới hổ tương nhau. Trái với phía dân
chúng sống dưới chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chế độ Cộng sản
được đặt tên là Cộng, mặc dù có tên gọi là Xã hội, như tất cả đều rất
vị kỷ. Sống sanh hoạt tập thể, nhà tập thể, ăn tập thể, nhưng con người
cứ phải co rúm trong cái vị kỷ sanh tồn của bản thân. Giành nhau sắp
hàng, để lo mua miếng ăn, miếng uống, tem phiếu, chia phần giành giựt.
Càng cố gắng chia phần đồng đều, lại càng canh chừng, dòm ngó, xem ai
hơn ai. Ăn gian, mánh mung, nói láo, tố cáo, rình rập… chế độ cộng sản
tạo ra những con người hoàn toàn ích kỷ vì phải sống còn. Đó chỉ là nói
về con người ! Còn về phần cơ cấu tổ chức, vì tất cả là của chung, con
chung không ai khóc, nên nhà nước vẫn xìu xìu ển ển … Cả nước sống cho
qua ngày. Ngày nay, bốn nước Cộng sản còn lại trên thế giới, Tàu Trung
Cộng, tuy đệ nhứt thiên hạ thế giới về kinh tế, tuy đang xưng hùng, xưng
bá ở Vùng-Á Đông, Biển Đông, nhưng dân chúng vẫn còn nghèo. Bắc Hàn thì
khỏi nói, là một anh chàng nguy hiểm, có sức mạnh nguyên tử, sức mạnh
quân đội, có thể gây nguy hiểm cho toàn vùng và cả thế giới, nhưng dân
chúng có những năm từng thiếu nguồn lương thực phải đi ăn xin, cứu đói.
Còn Cu Ba ! Cu Ba đang được Mỹ bỏ cấm vận, vì kiệt quệ tài chánh. Dân Cu
Ba, cũng như dân Việt Nam sống nhờ kiều hối của dân tỵ nạn Cu Ba gởi về
bơm máu. Và cuối cùng là Việt Nam!
Xin trở về trường hợp nước Đức
để lấy tấm gương sáng. Nước Đức thoạt đầu bị chia thành bốn vùng do bốn
quân đội bốn quốc gia thắng trận chiếm đóng. Ba vùng, Pháp Anh Mỹ, cùng
chế độ quản trị chánh trị kinh tế, nên sau hai năm hoàn toàn phối hợp
thành một. Nhờ chương trình Marshall, tên của vị Tướng Huê kỳ tạo một
sức mạnh kinh tế để tái kiến trúc Âu châu, chẳng những để phục hồi nước
Đức và dân Đức mà còn giúp đở cả các quốc gia Âu châu từng bị tàn phá
bởi chiến tranh. Sau Thế chiến 2, vai trò Huê kỳ ảnh hưởng mạnh đến
những thành tựu về mặt sức mạnh kinh tế, chánh trị và quân đội của Tây
Âu. Thế chiến vừa xong, Âu Châu lại bị chia thành hai khối Đông Tây.
Một bức Màn Sắt trừu tượng phủ khắp bầu trời các quốc gia Đông Âu, đại
diện bởi Bức tường thực thể xây bằng gạch và giây kẻm gai cùng mìn và
vọng gát chạy dài trên cả ngàn cây số để chỉ chia rẻ người dân Đức. Ngay
từ năm 1948, ba năm sau hòa bình, dân chúng Đức đã phải sống trong chia
rẻ.
Phía Tây, Tây Đức, thành lập một quốc gia Liên bang Đức, Tự do, Hiến Định, Pháp trị, Đa nguyên Đa Đảng. 40 năm sau, 1985, Tây Đức là cường quốc số một Âu Châu.
Thời điểm ấy, Huê Kỳ là số một về kinh tế, về quân sự. Và hai quốc gia bại trận Nhựt và Đức lại là số 2 và số 3 thế giới !
Quý
vị chắc ai cũng biết tên các thương hiệu Đức và chắc ai cũng mê chọn
những món hàng của Đức về phẩm chất : từ xe hơi, Mercedes, Audi, BMW,
VW, đến hóa học BASF, dược phẩm Bayer, đến cơ khí…Siemens, Krupp…máy bay
với tập đoàn Airbus cùng với các quốc gia láng giềng là Pháp, Ý Tây Ba
Nha…
Năm 1989, bức tường Bá linh sập, nước Đức thống nhứt.
Tây Đức ôm gánh nặng phục hồi Đông Đức. Tất cả bao khó khăn, dân Tây
Đức đều gánh chịu. Chỉ sau vài năm, ngày nay Đức phục hồi vị trí số một
Âu Châu. Tổng Sản lượng ngày nay là 3,500 Tỷ Mỹ kim, đứng hàng thứ tư
thế giới ;
Thử làm Bảng sắp hạng.
Năm 2013: Tổng sản lượng
1/
USA 13, 340 tỷ Mỹ Kim, 2/ Trung Cộng 9, 300 Tỷ MK, 3/ Nhựt Bổn 5,000
Tỷ MK, 4/ Đức 3,500 Tỷ MK, 5/ Pháp 2,700 Tỷ MK, 6/ Vương Quốc Anh 2,400
Tỷ…
So sánh Việt Nam 57/ 170 Tỷ MK
Và Tổng sản lượng đầu người – thứ hạng thế giới
9/
USA 53 ngàn MK, 16/ Đức 45 ngàn MK, 24/ Nhựt 38,500 MK, 20/ Pháp 44
ngàn MK… 81/ Trung Cộng 7 ngàn MK và Việt Nam 1,900 MK đứng hàng thứ
134.
Tất cả có 184 quốc gia được sắp hạng.
Như
vậy, năm 2013, Tàu đứng hàng thứ hai thế giới về Tồng Sản Lượng, đất
nước giàu có nhưng dân Tàu vẫn nghèo với 7000 dollars bình quân mỗi
người.
Thử
chia cho 12 tháng, lượng tháng sản xuất khoảng 503 dollars tháng. Các
bạn nghĩ thế nào ? Với con số ấy? Còn riêng về Việt Nam miễn bàn nếu lấy
1900 MK chia làm 12 = 158 MK tháng. Mỗi đầu người Việt Nam bình quân
tạo chưa đầy 160 MK cho đất nước.
Do đâu có sự cách biệt giữa Việt Nam với Đức, Nhựt Bổn, Đại Hàn như vậy ?
Con người?
Tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia chính là con người.
Người Việt Nam, gốc văn hoá khác chi Nhựt (Và) và Đại Hàn. Cùng Văn hóa gốc Hán, Tam giáo, Khổng, Lão và Phật.
Cũng bị hoạn nạn. Nhựt tiêu tùng sau hai quả Bom nguyên tử, bị Mỹ quân quản. Nhục nào cho bằng !
Đại Hàn bị chia cắt, chiến tranh Quốc Cộng, gia đình phân chia hai miền. Khổ đau nào cho bằng !
Họ
là người Á đông như người Việt Nam ! Họ biết làm lụng cam khổ, họ biết
nương tựa gia đình, nương tựa xóm làng, láng giềng, bà con ! Nước Nhựt
ngày nay là con Rồng Kinh tế đệ nhứt Á Châu ! Nam Hàn ngày nay là Con Hổ
Kinh tế một trong những con Hổ Kinh tế Á châu với Hong Kong, Đài Loan,
Singapore ! Hãy nhìn xem và lấy đó làm gương, các con Hổ Kinh tế ấy lẫn cả Con Rồng Kinh tế vẫn là những quốc rất ít tài nguyên thiên nhiên. Toàn là đất hẹp người đông, chen chúc nhau mà sống. Tài nguyên của họ là CON NGƯỜI.
Cả
nước Đức cũng vậy, Đức ở Âu Châu, Đức Thiên Chúa giáo, gốc Tin lành Cơ
Đốc Luther, đông hơn Thiên Chúa La mã. Dân tộc Đức sở dĩ phát triển mạnh
hơn các dân tộc láng giềng là nhờ vào những đức tánh cần cù, chịu khó,
và đặc biệt kỹ luật, biết vâng lời chấp hành kỹ luật lệnh trên.
Dân tộc Nhựt và dân tộc Đại Hàn cũng vậy. Nhẫn nại, kỹ luật, kỹ thuật, tổ chức, ngăn nắp, sạch sẽ.
Còn người Việt Nam chúng ta thì sao ? Người Việt Nam có đầy đủ đức tánh của một dân tộc nếu được đặt trong một môi trường tốt thì sẽ phát triển tốt.
Bằng chứng, chỉ trong vòng 40 năm có mặt ở Hải ngoại, các con em hậu
duệ Việt Nam đã hội nhập dễ dàng vào xã hôi của quê hương thứ hai.
Chỉ cần hai thế hệ, con người Việt Nam đã biến thành những công dân tốt cho xứ sở thứ hai.
Thế
thì tại sao ở quê nhà, trong tình trạng đất nước hiện nay, người Việt
Nam quốc nội đã không phục hồi lại được xứ sở ? Hỏi là trả lời. Phải
chăng, người Việt Nam bị những « rào cản » chận đứng mọi sáng kiến, mọi ý
chí, mọi con đường để phát triển, xây dựng cá nhơn, xây dựng xóm làng,
xây dựng xứ sở đất nước. Rào cản nào ?
Chế độ Chánh trị:
Với một chế độ chánh trị chỉ biết kềm kẹp, đàn áp con người.
Một chế độ chánh trị chỉ biết dạy con người biến thành những con vật,
chỉ biết tuân lệnh. Cầm quyền bằng nói láo, cầm quyền bằng hăm dọa, cầm
quyền bằng bao tử, bằng tem phiếu, xin cho thử hỏi làm sao người dân
Việt có thể phát triển nổi?
Một đất nước mà lòng tự hào được đo lường bởi sự hy sanh.
Một đất nước mà tự hào đỉnh cao trí tuệ là do dám giết giặc. Một đất
nước mà gương sáng là một câu chuyện (bịa) rằng một thằng bé tự tẩm xăng
đốt. Không biết tôn trọng mạng sống của mình là không biết quý trọng
cái ơn của cha mẹ đã dày công dạy dổ nuôi nấng mình thành người. Không
biết trọng mạng sống của mình, cả mạng sống của tha nhơn, sẳn sàng bắn
vào đầu, đập vào óc người, sẳn sàng chôn sống 5000 thường dân vô tội ở
Huế. Ai ra lệnh thảm sát 5000 thường dân Huế ? Không ai cả, chế độ dạy
quân đội Việt Cộng giết người. Lúc hoang mang, hỗn quân hỗn quan, sợ quá
giết người thôi là chuyện dỉ nhiên. Giết vì sợ, giết vì lo cho ngày
mai, giết vì mất hy vọng, sợ rằng, e rằng. Việt Cộng đâu có chánh sách
chiêu hồi đãi ngộ, kêu cánh chim tìm về tổ ấm như chế độ Miền Nam Việt
Nam, đã đãi ngộ người trở về.
40
năm cầm quyền! Năm nay, những người bạn Pháp du lịch về Việt Nam vẫn
còn thấy trẻ con ăn xin, bán vé số…Chúng tôi thường nói với bạn bè người
ngoại quốc đi du lịch Việt Nam : « Hãy đo lường nền văn minh Việt Nam
phát triển bằng cách đứng vào lúc 11 giờ sáng ở chợ Sài gòn, hay chợ
Bình Tây để xem trong một chu vi 10 thước vuông thì sẽ đếm xem có bao
nhiêu trẻ con có mặt và ăn xin hay bán vé số! Ở Pháp giờ ấy không có con
nít ngoài đường. Trẻ con đều phải đi học cả».
40
năm vẫn còn người buôn gánh bán bưng, vẫn còn cu li – cửu vạn vác vay,
vác mướn, vẫn còn hàng quán ngồi xệp bên vỉa hè, vệ đường.
Các
cán bộ Nhà nước Cộng sản khi xuất ngoại du lịch hay công tác có nhìn
xem các đời sống các quốc gia như Đức như Nhựt không ? Có so sánh với
nước ta không ? Có thẹn với lòng không ? Có mắc cở với gia đình, với
con tim mình, với bà con cô bác, rằng mình đã đi lầm đường không ? Có
bao nhiêu cán bộ biết ngồi khóc bên hè phố Sài gòn như Dương Thu Hương ?
Bao nhiêu cán bộ bỏ Đảng bỏ xứ, bỏ chức, bỏ phận, vứt lon, vứt lá, huy
chương quân hàm để sống đời tỵ nạn trong một căn nhà nhỏ tại một ngoại ô
Paris như Bùi Tín ? Bao nhiêu ? Đếm chưa đầy bàn tay, ít quá ! Bao
nhiêu ? Ít quá ! Là thảm trạng của Việt Nam. Không tiến được, không mở
mắt được. Bịt miệng, bịt mắt, bịt tai, Cả nước Việt Nam ! Ba con khỉ bịt
mắt, bịt tai bịt miệng để sống qua ngày ! Mãi mãi người Việt Nô Lệ.
Kết Luận
40 năm, rồi sẽ 50 năm, rồi sao nữa?
Một
ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, 40 năm nô lệ giặc
Cộng. Gia tài của mẹ một lũ khù khờ, bịt mắt, bịt miệng, bịt tai. Không
Thấy, Khống Nghe, Không Nói !
Ngó gương người, 40 năm người Đức Nhựt dựng lại Nước.
Nhìn lại ta, 40 năm Đảng Việt Cộng chỉ biết trị dân và Bán Nước.
Chừng nào còn Đảng Việt Cộng, thì người Việt vẫn còn nô lệ. Muốn phát triển, muốn có Tự do, có Độc lập, có Dân chủ phải Thoát Cộng.
Tất
cả những vấn nạn hiện tại hay tương lai, như Hán Hóa, như mất hải đảo,
mất Biển Đông đều do Đảng Công sản cầm quyền tạo thành.
Thoát
Cộng sẽ giải quyết tất cả. Môt chế độ dựng lên bằng kiểu cướp chánh
quyền, bằng tuyên truyền láo khoét, bằng giáo dục dỏm, bằng bằng cấp
mua, bằng ngoại giao xin cho, thì phải dẹp bỏ. Dẹp bỏ xong cái chế độ
ấy, người Việt Nam mới tìm thấy lại những sự thật.
40 năm quá dài ! Đủ rồi ! Mong rằng tất cả người dân Việt thấy được sự thật để mà vứt bỏ mầm nguy hại nầy!
Mong lắm!
Hồi nhơn Sơn, tháng Tư đen thứ 40.
Viết cho ngày Quốc Hận.
Phan Văn Song
0 nhận xét:
Đăng nhận xét