Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Báo Economist Nhìn Lại TPP

Có chuyện gì to tát đâu? 
What’s the big deal?
TPP
Economist 28.03.2015
Bản dịch: Kevin Bùi
Bài viết giải thích tại sao cơn gió hoảng loạn đã thổi vào cuộc đàm phán thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Các cuộc đàm phán về TPP, một hiệp định thương mại đầy tham vọng nối liền Mỹ, Nhật Bản và mười nước khác – có tổng GDP chiếm tới 40% toàn cầu – đã lỡ quá nhiều kỳ hạn tới mức mà lỡ thêm một lần nữa có vẻ cũng không thành vấn đề. Nhưng các cuộc đối thoại đã tới điểm không thể rút lui. Nếu không có được một thoả thuận trong vài tuần tới, sẽ không có đủ thời gian để hoàn tất TPP trước khi nước Mỹ bị lôi kéo vào chiến dịch tranh cử tổng thống, và tiến bộ sẽ không thể có được cho tới năm 2017. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ cứ khăng khăng rằng hiệp định này đang diễn tiến như kế hoạch. Họ đôi khi có vẻ như đang tự thuyết phục chính mình rằng mục tiêu ấy – giờ đây là cốt lõi của chiến lược của Mỹ, vẫn còn có thể đạt được.
Mức căng thẳng của họ đã tăng cao với sự mất mặt của Mỹ gần đây trước Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), một tổ chức phát triển tài chính đa phương mới do Trung Quốc lãnh đạo. Một số đồng minh thân cận của Mỹ đã đồng ý gia nhập để trở thành thành viên sáng lập, bỏ qua những lời cầu xin của Mỹ hãy tránh xa AIIB như một mối đe doạ tới các tiêu chuẩn toàn cầu. Sau thất bại đó, nước Mỹ cần TPP thành công hơn bao giờ hết. Họ rất có thể hoàn thành điều đó. Tuy nhiên vòng đối thoại gần đây nhất ở Hawaii, dường như đã kết thúc với nhiều bất đồng quan trọng chưa được giải quyết.
Điều này không hề gây ngạc nhiên. TPP được coi là hiệp định “của thế kỷ 21”, bao gồm các cải cách gây tranh cãi trong các lĩnh vực như tài sản trí tuệ, cách đối xử với các công ty nhà nước, các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Nó bao gồm các nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển rất khác nhau – từ Peru và Việt Nam cho tới Mỹ và Úc. Và thậm chí với các vấn đề của thế kỷ 20 về thuế nhập khẩu và tiếp cận thị trường, vẫn tồn đọng khoảng cách lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP, Mỹ và Nhật Bản. Cả về lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp ô tô, Mỹ đều đòi hỏi những nhượng bộ mà thủ tướng Nhật, ông Shino Abe khó tìm được sự hậu thuẫn chính trị.
Tuy nhiên, các vấn đề khó khăn nhất, lại có thể lại ở chính Washington. Mười một quốc gia còn lại sẽ miễn cưỡng lật những lá bài cuối cho tới khi chính quyền Obama “đẩy nhanh” được  Quyền Xúc tiến thương mại (Trade Promotion Authority) từ Quốc hội. Không có TPA, Quốc hội có thể loại bỏ bất kỳ điều khoản thoả thuận nào thay vì thông qua hay bác bỏ toàn bộ hiệp định. Và còn lâu mới có được TPA. Hiệp ước đang đối mặt với các chỉ trích từ cánh hữu đảng Cộng hoà cũng và rất nhiều nghị sỹ đảng Dân chủ. Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel- cây viết thường xuyên trên tờ New York Times, đã đánh giá ảnh hưởng kinh tế của TPP là “yếu”. Vào tháng hai (2015), ông đã viết rằng nếu TPP không thành công cũng “không phải chuyện gì lớn”.
Ông Krugman đã sai ở đây. Thất bại trong việc hoàn thành TPP sẽ là đòn khủng khiếp tới các lợi ích của Mỹ với nhiều nguyên do. Bản thân tự do thương mại đã là một lý do. Với việc mất đi các triển vọng để đạt được các thoả hiệp toàn cầu tại WTO, hy vọng của Mỹ nằm ở TPP và xa xôi hơn là các hiệp định xuyên Đại Tây Dương và Đối tác đầu tư với châu Âu. Trong bài phát biểu thông điệp liên bang trước Quốc hội hồi tháng Giêng, Barack Obama nhấn mạnh vào “khu vực phát triển nhanh nhất thế giới”, tức là Châu Á và Thái Bình Dương.
TPP cũng đã trở thành trọng tâm của liên minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á – Nhật Bản. Hoàn thành được TPP sẽ cho thấy hai đất nước có thể vượt qua những tranh cãi thương mại vốn luôn luôn là thước đo cho mối quan hệ. TPP cũng được xem là phần cốt yếu trong chiến lược của ông Abe để kéo nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi sự trì trệ kéo dài, phần nào dựa vào các cải cách cơ cấu bắt  buộc trên nền tảng TPP. Trong tuần qua, ông Obama đã xác nhận lời mời ông Abe tới Nhà Trắng vào ngày 28 tháng 4. Ông Abe cũng sẽ phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Nhưng việc không thể hoàn tất được TPP, cộng với những khó khăn mới trong việc di chuyển một căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Okinawa phía nam Nhật Bản có thể khiến việc công bố ra những lỗ hổng trong tình bạn vĩnh cửu giữa hai nước là không thể tránh khỏi.
Nói rộng hơn, một trọng tâm khoe khoang khác của chính sách ngoại giao Obama, “chuyển trục” hay “ tái cân bằng” các lợi ích của Mỹ về châu Á cũng vậy. Về mặt ngoại giao, điều này luôn có vẻ cho có lệ, vì các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và châu Âu đã làm phân tâm Mỹ. Các yếu tố quân sự tới giờ có vẻ chưa phải rất đáng kể. Và do vậy ngày càng nhiều các nhấn mạnh tới yếu tố kinh tế – chính là TPP. Sau khi đã quảng cáo nó là một biểu tượng Mỹ trong vai trò lãnh đạo khu vực này, Mỹ khó có thể than phiền nếu các nước khác cũng hiểu theo nghĩa này.
Dầu vậy, khi ông Obama trong bài phát biểu Thông điệp liên bang cổ vũ cho TPA, ông đã không bảo vệ nó như là về thương mại toàn cầu, về liên minh với Nhật Bản hay “tái cân bằng” với châu Á. Thay vào đó, ông lập luận rằng TPP là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp Mỹ trước sự cạnh tranh chiến lược từ Trung Quốc, mà theo ông , muốn “thiết lập các quy tắc” trong khu vực.
Trung Quốc hiện tại bị loại trừ khỏi TPP, nhưng đang tham gia đàm phán với 15 quốc gia khác, bao gồm 10 thành viên khối ASEAN, cũng như Ấn Độ và Nhật Bản, về một cái có thể coi là hiệp định thương mại đối lập, gọi là RCEP. Trung Quốc từ lâu đã nghi ngờ rằng TPP được thiết kế để loại trừ nó – một trong các chính sách kiềm toả của Mỹ. Ví dụ, tại sao Việt Nam lại được tham gia? – một số học giả Trung Quốc đặt câu hỏi. Nền kinh tế đó (Việt Nam) cũng thiếu minh bạch và bị bóp méo bởi các doanh nghiệp nhà nước.
Ảo tưởng về cuộc chơi kẻ được người mất
Vậy là cuộc chiến đấu để hoàn tất các hiệp định thương mại dường như đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh chiến lược khác giữa Mỹ và Trung Quốc khi họ đấu nhau để giành ảnh hưởng trong khu vực.  Cũng như với thất bại (của Mỹ) với AIIB, điều này là không đáng : Cả hai đất nước đều có lợi từ việc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu mà TPP lẫn RCEP mang lại. Và Trung Quốc được tự do tham gia TPP nếu họ chấp nhận luật chơi, và điều này là không loại trừ. Giấc mơ ở đây là, cuối cùng  thì sự chồng chéo các hiệp định thương mại sẽ hợp nhất một khu vực tự do thương mại rộng lớn bao gồm cả Mỹ lẫn Trung Quốc – dưới hệ thống luật lệ kiểu Mỹ. Vì vậy mỗi nước nên cổ vũ nỗ lực của nước kia. Thất bại trong việc hoàn thành TPP sẽ là thất bại nặng nề về mặt ngoại giao cho Mỹ vì nhiều nguyên do. Chọn cách mô tả TPP như cách chống lại mối hiểm hoạ từ Trung Quốc là thêm vào một lý do không cần thiết: Nó sẽ giống như một thắng lợi của Trung Quốc.
Link gốc : http://www.economist.com/news/asia/21647330-why-whiff-panic-has-entered-americas-pacific-trade-negotiations-whats-big-deal

0 nhận xét:

Đăng nhận xét