Bài này cho chúng ta biết về dòng tư tưởng của nhân loại đã và đang tiến hóa theo chiều hướng nào trong suốt chiều dài của lịch sử. Con người tiến hóa từ những niềm tin tưởng mù quáng vào các thần thoại và ma thuật đến việc mạnh dạn sử dụng khoa học và lý trí để giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Chủ nghĩa Duy Thần của Thiên Chúa giáo thống trị toàn thể nhân loại ở thời đại Đen Tối (Dark Ages) càng ngày càng suy thoái trước các khám phá mới của khoa học đang khẳng định rằng những niềm tin giáo điều Thiên Chúa giáo trong 2.000 năm qua thì rất sai lầm.
Bài dịch này đã đăng ở trang nhà talawas.org ngày 31 tháng 3, 2008, trong mục Tư Tưởng Văn Hóa và Phát Triển, nay xin biên tập lại để đưa vào diễn đàn.
Trân trọng,
Trần Tiên Long
Saturday, April 02, 2011 5:48 PM
— George Bernard Shaw
Không phải điều chúng ta không biết sẽ tác hại, mà tác hại chính là điều chúng ta tưởng đã biết nhưng thực ra chúng ta không biết.
— Will Rogers
Chúng ta hãy bước lùi lại và nhìn xem có phải sự tiến hoá của tư tưởng đang thực sự lê lết một cách nặng nề và chậm chạp, hay chỉ là được cảm nhận như vậy thôi. Hai ngàn năm trước, kiến thức của nhân loại về vũ trụ thì rất hạn chế. Chúng ta, những con người, thường không mạo hiểm dời quá xa khỏi nơi cư trú; chúng ta đã không hiểu thời tiết, bệnh tật, hoặc động đất đến từ đâu, và phần đông chúng ta bị phân chia rõ rệt thành những người rất giầu (và đồng thời được ăn học) và những người rất nghèo, hay nô lệ. Đây chính là thời đại đã cưu mang Thiên Chúa giáo.
1.
Chuyện Vườn Địa Đàng
|
2. Tế Thiên Chúa: Abraham giết con
|
3. Dâng Chúa:
Cho con đi tu làm linh mục |
Đi nhà thờ đông:
Ở các họ đạo Á Châu |
Mất niềm tin:
Nhà thờ bên Pháp ngày nay |
Hãy nghĩ về điều đó. Phần đông nhân loại mới chỉ thực sự truy cập các công cụ – đừng bao giờ bận tâm về sở thích – nhằm truy vấn những huyền thoại cổ xưa và tư duy trung cổ trong 200 năm vô tích sự. (Nhiều người hiện còn chưa biết đến.) Hai trăm năm đó chỉ bằng mười ba phần vạn chiều dài của lịch sử nhân loại (nếu lấy lịch sử hình thành loài người hiện đại là 150.000 năm). Nếu không tìm đến kiến thức qua sách vở và giáo dục, con người khó lòng kỳ vọng biết thắc mắc về các niềm tin của tổ tiên họ. Ngay cả ngày nay, ý niệm về các tín ngưỡng cũ xưa, y thuật cổ truyền, và những bài học lâu đời đều bao hàm một hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và thế giới.
Thế giới hiện đại có được những tri thức đó nhanh chóng hơn nhiều so với thời Giê-Su hoặc thời Darwin. Hai trăm năm về trước, mấy ai đã có kiến thức và học vấn để thách thức câu chuyện [về cách mà thế giới được] sáng tạo trong kinh Sáng Thế ký? Giáo hội nào đã từng có lúc cảm thấy bức bách phải soạn thảo câu trả lời hợp lý cho một thách thức như vậy? Đã có bao nhiêu lời yêu cầu các nhà thờ, vào đầu thế kỷ này, phải đưa ra những lập luận hợp lý hoặc khoa học để hậu thuẫn các niềm tin về con thuyền Noah, về sự rẽ nước Biển Đỏ, hoặc về tấm vải liệm Turin? Trong nhiều thế kỷ, hoặc là quý vị tin vào những gì mà giáo hội truyền giảng, hoặc là quý vị bị xa lánh (bị rút phép thông công, bị hành quyết?). Thật là nguy hiểm khi dám thách thức các giáo điều. Điều này vẫn còn nguy hiểm ở nhiều nơi. (Trong quá khứ), các nhà thờ đã không tham gia vào bất cứ cuộc tranh luận nghiêm chỉnh nào với những người vô tín ngưỡng, bởi họ cảm thấy không cần thiết. Truyền thống dám thách thức công khai tôn giáo và sự mê tín thì rất mới mẻ.
Vậy mà ngày nay đã có tranh luận. Mặc dầu các môn đồ của thuyết Sáng Tạo đang ở giữa chúng ta, phần đông những người hiện đại muốn tiêu dao một nghị đàm nghiêm túc về A-Đam và E-Và, cũng như một thảo luận về yêu tinh hoặc phù thủy – những niềm tin phổ biến một thời. Trước Darwin một thế kỷ rưỡi, ít nhà khoa học nào có nổi một tư tưởng về cách sự sống đã tiến hoá trên hành tinh này. Vậy làm sao có thể kỳ vọng những người bình thường có thể biện bác lại kinh Sáng Thế ký? Ngày nay, không một nhà sinh học, động vật học, địa chất học, v.v... có trình độ nào lại chối bỏ thuyết Tiến Hoá. Đó là sự tiến bộ, một sự tiến bộ nhanh chóng.
Ngày nay, các tôn giáo đang bấu víu vào (ít nhất là ngôn ngữ của) khoa học để hậu thuẫn cho mình. Viện Khoa Học Sáng Tạo và Viện Vải Liệm Turin đều là những thí dụ về những nỗ lực tôn giáo nhằm ứng phó với khối người ngày càng có học thức hơn. Giáo hội Công Giáo đã xin lỗi Galileo – đã chết từ lâu – về tư tưởng nhật tâm của ông, và thừa nhận có cái gì đó hữu lý trong học thuyết Tiến Hoá. Lần đầu tiên trong lịch sử, tôn giáo đang cảm thấy sự cần thiết phải dùng khoa học và lý trí để hỗ trợ cho những quan điểm của nó.
Bộ mặt của tín ngưỡng cũng đang thay đổi. Nhiều người có tín ngưỡng không còn tin có địa ngục (hay ma quỉ) nữa. Người Công Giáo không còn tin có Lâm-Bô (Limbo) [2] hoặc phải kiêng ăn thịt vào các ngày thứ sáu, và (nhiều người) tự quyết định lấy cho mình những chọn lựa về đúng và sai (tỷ như phá thai, ngừa thai, hay tính dục trước hôn nhân) một cách độc lập với giáo lý của nhà chung.
Năm mươi năm trước, tính cá nhân này không được biết tới, hoặc được giữ trong im lặng. Ngày nay, các tôn giáo lớn đang mất vô số tín đồ chỉ bởi vì mọi người không còn bị thuyết phục bởi những giáo lý cũ nữa. Đó cũng là một sự tiến bộ.
Người ta đang sống đời sống khoa học hàng ngày. Chúng ta có thể không [cần] hiểu vì sao xe hơi chạy, vì sao máy vi tính hoạt động, hoặc vì sao điện thoại di động réo chuông, nhưng những phương tiện này vẫn làm việc, và chúng ta biết [rõ] khoa học cùng lý trí đã mang chúng đến cho chúng ta. Khoa học đem chúng ta vào không gian, chữa bệnh tật, và truyền bá một thế giới kiến thức đến ngay nơi ở của chúng ta. Khoa học dự báo thời tiết, cấp năng lượng cho lò sưởi, và giúp chúng ta sống thọ hơn tổ tiên của chúng ta. Khi mạng sống lâm nguy, các tín đồ sùng đạo chạy đến bệnh viện – chứ không chạy đến nhà thờ – nếu họ còn muốn tiếp tục sống. Ít nhất thì khoa học đang xua tan ít nhiều nỗi sợ hãi mà tôn giáo đã kiếm cách chiêu tập ngay từ thủa ban đầu. Xu thế này vẫn còn đang tiếp tục.
Tôi chỉ biết rất rõ ràng rằng quá trình này quả là chậm chạp, nhưng trong bối cảnh của lịch sử, có vẻ như những lỗ thủng của con tàu thánh thiện tôn giáo đang trở nên ngày một khó kiểm soát hơn; trong khi khoa học và lý trí đang chèo chống rất có phương pháp và không hề nao núng vào miền Chưa Biết để hoá giải các thần thoại. Hãy kiên nhẫn, hỡi các thủy thủ, hãy kiên nhẫn!
[1] Câu châm ngôn được in trên các tờ đô-la Mỹ.
[2] Limbo: Kinh sách Công giáo trong hai ngàn năm qua đã từng dạy chúng ta về sự hiện hữu của Lâm-Bô (limbo), một nơi chốn tối tăm dành cho những em bé qua đời khi chưa kịp rửa tội và những người tốt lành sống trước khi đức Giê-Su nhập thế. Ngày nay, Vatican đã công khai bác bỏ giáo lý về sự hiện hữu của Lâm-Bô.
Pope to end doctrine of Limbo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét