Medici là một tài phiệt người Ý giàu có bậc nhất tại Châu Âu, hơn cả các vua chúa thời bấy giờ. Gia tộc này đã là nguyên động lực khơi mào cho vận động tư tưởng Phục Hưng. Gia tộc Medici đã có đóng góp rất quan trọng trong vận động Phục Hưng này. Trong vận động tư tưởng Phục Hưng tại Âu Châu thì nước đóng vai trò trung tâm không phải là Anh, Pháp hoặc Đức, mà chính là nước Ý.
Một cách khái quát thì lịch sử cận đại của Châu Âu có thể tóm gọn vào cuộc chiến tàn nhẫn đẫm máu giữa thế lực quyền thế là Giáo Hội CaTô mà cơ quan đầu não là Tòa Thánh Vatican tại Rome với giới trí thức đương thời. Đây là cuộc chiến về tư tưởng và tôn giáo của thời cận đại Âu Châu.
Phục Hưng là vận động tư tưởng mới, bắt đầu từ gia tộc tài phiệt Medici. Từ năm 1430, Lão ông Cosimo và người cháu là Lorenzo Magnifico trong gia tộc tài phiệt này đã khởi xướng tư tưởng chủ nghĩa tân Platon (Neoplatonism) và được giới trí thức hưởng ứng nhiệt liệt. Nhưng cho đến năm 1498, tất cả những thành viên trọng yếu của phong trào vận động tư tưởng này đều lần lượt bị giết. Từ năm 1439, giai đoạn khởi đầu phong trào này phát triển mạnh mẽ, nhưng dần dần về sau , chỉ khoảng trong vòng 60 năm, những trí thức tham gia cuộc vận động đều bị giết theo cách giống nhau. Họ lần lượt bị thủ tiêu, biến mất trên thế gian. Vận động tư tưởng này cũng bị lụi tàn theo. Tuy nhiên, chính nhờ vận động tư tưởng này, với công sức lớn lao của Lorenzo và Cosimo đã châm ngòi cho cuộc vận động phơi bày sự tàn ác, đạo đức giả của Ca Tô Rô Ma.
Bên phải: Lorenzo de' Medici, tranh vẽ của Elliot Cowan
Trong giai đoạn này, những thành phần trí thức tại Florence đã trực diện với thế lực căn nguyên của sự tàn ác là Ca Tô Rô Ma. Họ đã dũng cảm, không ngừng nghỉ, hết lớp người này đến lớp người khác đứng lên tố cáo tội ác, được che giấu bên trong lớp vỏ đạo đức giả tạo của thế lực này. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là những người trí thức tranh đấu lần lượt thất bại, vận động suy yếu dần để rồi bị triệt tiêu bởi tập đoàn Ca Tô Rô Ma. “Phục Hưng (Renaissance)” là khẩu hiệu được lan truyền rộng rãi trong tầng lớp trí thức trong giai đoạn này, nhưng mãi cho đến sau thế kỷ 19 mới được nhận thức (đánh giá) lại về giá trị của nó.
Lão ông Cosimo là nhà tài phiệt hiếu học. trong những năm 1400, ông tích cực tham gia các buổi giảng thuyết của các học giả người Hy Lạp đến từ Constantinople . Từ đó, ông nhận ra được sự thật là: “Giáo hội Ca Tô Rô Ma là tập đoàn nói láo trắng trợn”.
Sự thật và lừa dối ở đây là gì? Nói tóm gọn cho dễ hiều là: con người được sinh ra trên thế gian này không phải là do tội ác, họ không có tội gì. Sự sống của con người tự nó không ác, cũng không gây ra tội lỗi. Vì vậy, mọi ngưòi có quyền được sống thoải mái, hạnh phúc. Đây là sự thật.Nhưng ngược lại, Giáo hội Ca Tô Rô Ma chủ trương rằng “ tất cả con người khi được sinh ra đều có tội. Con người suốt cuộc sống phải mang theo bên mình tội lỗi. Vì vậy, họ cần phải trả nợ tội lỗi cho đến chết. Cả sau khi chết cũng vẫn tiếp tục trả nợ tội lỗi. Theo họ Giêsu Kitô đã chết để chuộc tội lỗi cho loài người. Đây là lời giảng của Ca Tô Rô Ma. Điều này cho thấy sự nói láo trắng trợn của họ . Sự nói láo này là căn nguyên của mọi tội ác.
Ca Tô Rô Ma giáo truyền dạy (con chiên) hãy luôn xướng đọc câu: Repent!, Repent! (hãy ăn năn! hãy ăn năn!). Thực tế, đây là câu nói dùng để uy hiếp con người.
Đây là tư tưởng lừa dối ác đức cơ bản nhất của giáo hội Ca Tô Rô Ma , vì rằng sự thực là sự sống tự nó không có tội ác nào.
Người đề xướng tư tưởng “tội tổ tông” không ai khác là (thánh) Paul (Paulo, c. 5 – c. 67), chứ không phải Giêsu Kitô. Ngoài ra, Peter cũng là người chủ xướng tư tưởng này.
Tóm lại, như trình bày ở trên, giáo hội Catô Rôma là tập đoàn ác đức nhưng luôn ngụy thiện (đạo đức giả) để tiếp tục lừa dối con người.
Ghi chú của người dich:
Chủ nghĩa Tân Platon (Neoplatonism) là trào lưu tư tưởng chịu ảnh hưởng của Plotinus. Lấy tư tưởng Platon (Platonism) làm chủ thể và thống hợp những tư tưởng cổ đại như New Pythagoreans, Stoics, Aristotle, etc. để hình thành hệ tư tưởng siêu việt và có tính siêu hình huyền bí.
Trong tư tưởng Ai Cập, có sự tồn tại của hai thực thể (substances). Một là lãnh vực của khái niệm, tinh thần, tâm lý, hình tướng… Và thứ hai là vật chất bao gồm cá thể và tổng thể vật chất. Vì các thực thể độc lập với nhau nên giữa lãnh vực tinh thần và lãnh vực vật chất không có tồn tại một trung gian nối kết hữu hiệu nào. Xuất phát từ tư duy này, triết lý triển khai lý luận đã cókhuynh hướng đối nghịch (đối lập) giữa tinh thần và vật chất.
Chủ nghĩa tân Platon được hình thành và phát triển từ Alexandria (Ai Cập)và lan rộng qua nhiều địa vực khác. Tân Platon nhấn mạnh về sự trọng yếu của tinh thần, quan niệm. Theo chủ nghĩa này thì tinh thần, quan niệm là thực thể chân thật, là bản chất quan trọng hơn vật chất. Trên cơ sở này thì đối với người có tư tưởng Tân Platon, họ không coi trọng vật chất, mà tập trung vào tinh thần nên dễ nhận biết kẻ lường gạt).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét