Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Có Cần “Chính Trị” Khi Kinh Doanh Tại Việt Nam???

 (Chú thích của GNA: GNA không có ý định đăng bài dưới đây của tác giả Phan Châu Thành. Lý do chính là ông già Alan không muốn nói nhiều quá đến “cái tôi đáng ghét”, nhất là trên GNA, mọi thảo luận thêm về chuyện Alan sẽ được coi như là bơm thổi PR quá đáng. Vả lại, chuyện thất bại của ông già Alan là chuyện nhỏ, từ tiền bạc đến cảm xúc, Alan không có ý thích nào để nhắc lại một trang sách cũ nhạt nhẽo trong chuỗi phi vụ đầu tư của mình.  Tuy nhiên, cuối cùng GNA cho đăng bài này vì vài lý do:
-          Tôn chỉ của GNA là đa dạng về góc nhìn để mọi BCA có dịp suy ngẫm;
-          Nhiều Emails từ BCA yêu cầu đăng hay share bài này;
-          Dù không quen biết, anh Phan Châu Thành là một tác giả mà Alan kính trọng vì những phân tích, bình giải về các inner workings (hoạt động hậu trường) của chính trị và kinh tế VN;
-          Sau cùng, câu hỏi chính tác giả muốn truyền đạt là: một doanh nhân hay doanh nghiệp VN có thể thành công trong vị thế “phi chính trị” hay “không bè phái quan hệ” trng môi trường kinh doanh của VN hay không? Anh Thành nghĩ là không thể, riêng Alan thì vẫn giữ quan điểm là khả thi, dù rất khó khăn và ban quản lý phải rất khôn khéo.
Xin nhường lại các comments khác cho bạn đọc)
kinh doanh vn
BCA giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam
Phan Châu Thành – 4/4/2015
Tại sao tôi quan tâm đến ông già Alan
Hôm nay ghé GNA, đọc bài “Giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam” của chính ông già Alan nói chuyện với và ghi lại bởi Johnny Trần Quang, tôi thấy rầu rầu như đọc về thất bại của chính mình. Tôi đã nghĩ về điều này – thất bại của Alan ở Việt Nam – khá nhiều, đã từng công khai dự đoán (trong các khóa đào tạo kinh doanh của tôi) về nó trước khi nó xảy ra, nhưng sao tôi vẫn cứ buồn. Có lẽ như đa số người biết và quí trọng Alan Phan, tôi không hề muốn ông kinh doanh thất bại ở VN, chỉ mong ông thành công – dù tôi biết đó là điều không thể.
Nhiều năm nay, không nhớ từ khi nào, thường xuyên ghé thăm GNA vì tôi thấy mình gần gũi với những suy nghĩ của bác Alan Phan, tự coi mình là BCA thầm lặng, có thể vì cùng là những doanh nhân độc lập (với hệ thống và đội ngũ “doanh nhân” cộng sản) và cùng có nhiều cố gắng đào tạo và chia sẻ với các bạn trẻ Việt muốn trở thành doanh nhân (cũng độc lập và khác với cách đào tạo của các tổ chức của doanh nhân VN như VCCI…). Tôi đọc và quan tâm đến ông già Alan có lẽ còn vì nhiều học trò của tôi hay nhắc đến ông, hỏi tôi về những điều ông nói, và nói chúng tôi có phong cách gì đó giống nhau? Thay vì đến kết bạn ngay với Alan Phan để xem mình giống Alan Phan thật không, tôi lại chọn tìm hiểu và quan sát ông từ xa, và càng ngày tôi càng quí mến ông.
Trong các khóa giảng của mình, đôi khi tôi lấy Alan Phan như một hình mẫu doanh nhân đích thực của VN vốn rất hiếm hoi, mà người thứ hai thường thì tôi không tìm ra. Hàng năm VCCI chọn ra 100 “doanh nhân tiêu biểu” để trao các loại giải thưởng như “Sao vàng đất Việt” của họ, thì tôi cũng không thể nhìn ra trong số đó một doanh nhân đích thực, và tôi thường chỉ rõ cho học trò thấy lý do tại sao họ không phải là những doanh nhân – vì đa số họ kinh doanh bằng tiền của dân, không phải của họ, còn số ít kinh doanh bằng tiền của mình thì họ lại không có trái tim trung thực của doanh nhân…
Tóm lại, ông gìa Alan như một ngôi sao lạ “xẹt qua” bầu trời kinh doanh u ám của Việt Nam những năm 2005-2015, để lại cho rất nhiều người như tôi niềm quí mến, nhưng chính ông lại ghi nhận thêm một thất bại kinh đoanh, mất khoảng dăm năm và khoảng gần 2 triệu đôla, và tất nhiên là những cơ hội bị bỏ qua… Nhưng…có phải thế không?
Có thật ông già Alan Phan đã thất bại ở Việt Nam?
Khoảng từ 2006-2007 Alan Phan đã bị thuyết phục về VN làm duplicate công ty IT về phần mềm database cho các nhà đầu tư chứng khoán – như Sinobull đã khá thành công của ông ở Trung Quốc, ở VN sẽ là Vinabull. Doanh nhân Việt nào lại không muốn thành công ở VN, nhất là những người đã phải bỏ nước ra đi và thành công ở xứ người (Mỹ, Trung quốc…) như Alan Phan hay nhiều NVHN khác. Tôi đã từng quen biết nhiều Việt kiều như vậy, họ về VN khinh doanh với một tấm lòng hoài quốc nhiều hơn “hoài đô”, tức thường không nhất thiết vì kiếm tiền, mà chỉ vì được làm gì đó và làm được gì đó trên đất Việt – mà kinh doanh gì đó là điều họ biết… Có lẽ chính vì thể, đại đã số họ đều thất bại – ít nhất là đa số những người tôi biết. Và họ vẫn luôn ngẩng cao đầu kiểu như Nguyễn Thái Học: “không thành công thì cũng thành nhân!” Từ 1986 đến nay tôi quen và làm việc cùng với khá nhiều doanh nhân “Nguyễn Thái Học”- NVHN – từ Mỹ, Canada, Châu Âu…như thế.
Với Alan Phan, từ cuối 2008 thị trường chúng khoáng VN rơi xuống đáy, và Vinabull không gượng dậy được khi chưa kịp lên đến đỉnh cao nào, cho đến khi ông chấp nhận thất bại và rút về Mỹ.
Chính Alan Phan đã trả lời các câu hỏi của Johnny Trần Quang và sau đó đăng bài về thất bại của mình ở Việt Nam, trong đó ông rất khảng khái và quân tử nhận hầu thết trách nhiệm về mình – là “do thiếu sót của ban quản trị (mà ông đã chọn) và nhà đầu tư (là ông)”.
Nhưng sao tôi lại không thể đồng ý với ông về điều đó – thế tôi có “vô duyên” không? Làm sao tôi hiểu Vinabull hơn ông?! Thậm chí, tôi không đồng ý với Alan Phan về hai điểm quan trọng liên quan đến thất bại của ông ở Việt Nam. Và đó là lý do tôi viết bài này, không biết ông có cho post lên GNA không? (Đã một vài lần ông có đăng lại bài của tôi – PCT, trong mục BCA rồi đấy nhé…). Lần này tôi sẽ gửi thảng cho GNA, với tư cách BCA (tự nhận).
Thứ nhất,  ông Alan tin rằng người Việt có thể kinh doanh phi chính trị ở VN?! (Là sai)
Tôi thấy lý do chính của thất bại của Alan ở Việt Nam, nếu có thất bại, thì đó không chỉ là do “thiếu sót của Ban quản trị (chưa đủ năng lực) và các nhà đầu tư (thiếu đam mê)” như ông nêu ra, mà trước hết do ông – nhà đầu tư đã đánh giá sai về môi trường đầu tư, và quyết định sai hoàn toàn ngay từ đầu. Đơn giản là ông dễ tin người Việt (CSVN) trong nước quá nên hiểu sai môi trường đầu tư, và đã quyết định đầu tư…sai – mặc dù ông luôn tỏ ra rất cảnh giác và đa nghi về những số liệu tài chính, kinh tế, thống kê của CSVN….
Những năm đó, đọc sách của ông, tìm hiểu cách kinh doanh của ông, tôi đã kết luận được là ông sẽ thất bại ở VN, và sẽ phải về lại Mỹ thôi. Tại sao tôi nói thế? Vì tôi thấy ông chưa thật hiểu những người đang cầm quyền chế độ, tức những kẻ đang điều khiển nền kinh tế VN này. Họ luôn “nói vậy mà không phải vậy”. Còn ông đã luôn cố tách ra và làm ngơ các vấn đề chính trị xã hội ra khỏi kinh doanh – trong từng lời nói, bài viết và có lẽ cả từng hành vi của ông, tưởng rằng như thế thì chính trị sẽ không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ông. Ông đã cố coi tất cả mọi người là bạn bè, trong đó có những nhà cầm quyền cộng sản, tưởng rằng như thế thì họ không phải kẻ thù cho việc kinh doanh của ông… Tôi tin ông làm điều đó với trái tim nhân hậu và ngây thơ, rằng ông chỉ muốn về làm kinh doanh với người Việt và sống (chia sẻ cách kinh doanh) với người Việt trên đất Việt mà thôi, ông sẽ hoàn toàn không làm gì, nói gì chống đối chế độ cả (có thể chỉ phê phán nhẹ nhàng)…
Ông đại diện cho những giá trị và đức tính, cách sống, cách kinh doanh tốt đẹp nhất của một doanh nhân trung thực trong xã hội dân chủ, mà tôi gọi là Content/Nội dung của ông, nhưng ông không để ý (và cố tránh, cố lờ đi) cái Bối cảnh/Context (xã hội do cộng sản VN cai trị bằng lừa dối và bạo lực) mà ông muốn mang Nội dung trên của mình vào ứng dụng. Ông biết rõ là Context và Content đó đối chọi và phủ nhận nhau (hay cụ thể là Context cộng sản phủ nhận Content doanh nhân Alan Phan), nhưng ông “giải quyết” bằng cách lờ Context CS đi, cứ vui vẻ “sống chung với lũ”  hy vọng lũ sẽ để mình – Content doanh nhân Alan Phan sống…
Nhưng ông đã lầm to. Đọc bài “Hiện tượng Phạm Thanh Bình” và nhiều bài khác của Alan thì thấy rõ ông không hiểu bản chất cộng sản VN chút nào. Có thể ông đã có 10 năm kinh doanh thành công trong môi trường cộng sản Tàu – nhưng ở đó ông là nhà tư bản từ Mỹ trong mắt CS Tàu chứ không phải là doanh nhân người Việt, còn về VN ông là “Việt kiều yêu nước” mà thôi, phải theo nghị quyết 36 của đảng CSVN chả hạn. Đối với CSVN, yêu nước cũng phải được họ cho phép và đúng cách, nhất là không ai được quyền yêu nước hơn cộng sản (mà khác tức là hơn rồi đấy)…, ví dụ vậy, nói gì đến kinh doanh.
Môi trường kinh doanh (của CSVN) ở VN hôm nay không chấp nhận những doanh nhân và cách kinh doanh chân chính như Alan Phan. Nếu Alan Phan muốn kinh doanh thành công ở VN, Alan Phan phải trở thành những “ranh nhân” như các nhà tư bản đỏ và lũ sân sau rửa tiền cho chúng – điều rõ ràng ông Alan vừa không thể làm, vừa không thể chấp nhận. Khả năng ông Alan thay đổi bối cảnh thì không cố – từ đầu ông đã chủ động chỉ cố chiều theo bối cảnh CS thôi. Thế nên ông thất bại là bình thường, và chắc chắn.
Bởi vì, Context luôn mạnh hơn Content, Bối cảnh luôn chiến thắng Nội dung. Nếu Context và Content không đồng nhất thì phải thay đổi Context trước đã, rồi mới đưa Content (tương ứng) vào đó.
(Bản thân tôi đã từng dành hàng hơn chục năm cố gắng mọi cách để “kinh doanh phi chính trị” như ông Alan, và thất bại, nên tôi mạnh dạn chia sẻ điều này).
Thứ hai, ông Alan Phan đã không hề thất bại ở Việt Nam
Vâng, đối với tôi, và rất nhiều người khác, ông Alan Phan đã không hề thất bại ở Việt Nam. Ngược lại, ông đã thành công, và thành công rất lớn, chưa một NVHN nào về nước kinh doanh và thành công như Alan Phan! Rồi người Việt sẽ còn vinh danh và cảm ơn Alan Phan rất nhiều – mà tôi, PCT, không phải người đầu tiên và càng không phải người cuối cùng tin như thế.
Dường như, sứ mệnh của ông Alan Phan sau mấy chục năm đã kinh doanh thành công ở xứ người, là về VN để giúp các doanh nhân trẻ học hỏi và tạo một hình ảnh doanh nhân Việt đích thực cho người Việt trong bối cảnh kinh tế định hướng XHCN của VN, thông qua các hoạt động phi kinh doanh của ông. Ông đã có rất nhiều cuộc hội thảo, buổi nói chuyện, gặp mắt hàng vạn danh nhân và các daonh nhân tương lai, đã viết hơn chục cuốn sách chỉ xoay quanh các vấn đề VN và kinh doanh là chính rất ám ảnh người Việt, và nhất là ông bỏ công sức thời gian cho trang blog nổi tiếng và rất giá trị nhiều mặt (kinh tế, xã hội, đào tạo,, van hoa…) là Góc Nhìn Alan… Tức là Alan đã một mình định hướng lại cả môi trường kinh doanh của CSVN hôm nay vậy. Đó là đóng góp cục kỳ to lớn của Alan Phan (so far) cho nền kinh tế VN hôm nay mà tôi và rất nhiều người Việt, các bạn trẻ Việt, rất trân trọng và đề cao, và cảm ơn thầm lặng nữa (vì dụ: tôi muốn lắm nhưng không làm được thế).
Giống như loài ong đi lấy mật hoa về nuôi mình nhưng chúng không hề biết sứ mệnh lớn lao của chúng đối với sựu sồng trên Trái đất là thụ phấn cho hoa giúp muôn loài thực vật kết quả đơm trái, sinh sôi phát triển và bảo tồn giống loài, rồi từ thực vật là nguồn thức ăn đầu tiên trong chuỗi thức ăn của muôn loài động vật mà sự sống sinh sôi… Mật hay phấn hoa của Alan Phan là công việc kinh doanh ở VN như công ty Vinabull, nhưng sứ mệnh của Alan Phan lại là góp phần gây dựng nên văn hóa kinh doanh và lớp doanh nhân VN mới phi cộng sản, hậu cộng sản… Chí có thế hệ doanh nhân đó mới có thể làm VN hóa rồng (sau thời cộng sản) mà thôi.
Sứ mệnh đó là tuân theo Law of Recession Effects – Định Luật Hiệu ứng Động. Định luật Hiệu ứng động phát biểu rằng, một vật trong chuyển động thì tác động lên vật khác cũng trong chuyển động theo hướng vuông góc với hướng chuyển động ban đầu.
Khi con ong đập cánh bay từ bông hoa này đến bông hoa khác để lấy mật, những cái vỗ cánh ấy đã thổi những hạt phấn hoa đã tách ra và rung rinh bay đi (theo hướng vuông góc với hướng bay của ong) vào nhụy hoa và làm hoa được thụ phấn… Khi Trái đất trong chuyển động của nó trong Vũ trụ chịu lực hút theo trọng lực của Mặt trời cũng đang trong chuyển động, thì tạo thành chuyển động xoay vòng quanh mặt trời (vuông góc với hướng của lực hút trọng trường và lực ly tâm)… Với các doanh nhân như Alan Phan, với mỗi người chúng ta nói chung, thì chuyển động đầu tiên là Nghề nghiệp hay sự nghiệp và chuyển động Recession “vuông góc” là Sứ mệnh, là Nghiệp, là Hiệu ứng Động Vĩnh cửu… Nghiệp của Alan là những việc “phụ” mà Alan Phan làm thêm khi kinh doanh ở VN như dạy học, nói chuyện, viết sách, chia sẻ, và sống như một doanh nhân (không tha hóa đỏ mình đi)…
Nghề nghiệp hay sự nghiệp thì kết thức theo đời người, nhưng Nghiệp hay Sứ mệnh thì tự động truyền tiếp vào những vòng sau, đến vĩnh cửu… Sứ mệnh của con người luôn luôn được tự động truyền cho các thế hệ sau.
Lần nữa: Tại sao tôi viết bài này?
Là vì các bạn thấy đấy, tôi không đồng ý với Alan Phan về đánh giá nguyên nhân thất bại (kinh doanh) của ông ở Việt Nam.
Nếu điều đó chỉ ảnh hưởng đến ông Alan, tức chả ảnh hưởng gì mấy, thì tôi sẽ không lên tiếng làm gì – vì ông Alan Phan đã rút ra bài học (để rút kinh nghiệm hoặc để tránh) rồi, đã bỏ qua và nghĩ đến chuyện khác, chuyện tiếp rồi. Doanh nhân là thế mà.
Nhưng với ông Alan Phan thì không thể đơn giản thế được, bởi vì cái Sứ mệnh mà ông không tự mang vào mà có như tôi nói ở trên, đánh giá của Alan Phan về “thất bại” của ông ở VN có thể gây ngộ nhận cho hàng ngàn bạn trẻ (như chính Johnny Quang) muốn nói gương Alan, rằng nếu họ làm theo Alan nhưng với Ban quản trị tránh được những thiếu sót của Vinabull (điều họ tin sẽ làm được) và nhà đầu tư sẽ đeo bám và đam mê hơn Alan (điều họ chắc chắn sẽ làm được), thì họ chắc chắn sẽ thành công ở VN? Rất tiếc rằng: Không! Đó là ngộ nhận chết người, ngộ nhận Yên Bái của các doanh nhân!
Quan điểm của tôi là, những ai muốn làm doanh nhân chân chính thôi, tức chỉ kinh doanh và không hề muốn thay đổi chính trị như Alan đã cố gắng làm, sẽ không thể thành công một cách chân chính ở VN được, vì bối cảnh chính trị không cho phép Alan và họ làm thế. Nếu họ “thành công”, họ đã bán linh hồn cho quỉ dữ, không còn là doanh nhân đích thực với nghĩa đúng và cao đẹp của từ Doanh nhân nữa.
Tại sao ư? Bởi nếu những NVHN như Alan Phan thành công, người Việt trong nước sẽ thấy rõ ngay những hình ảnh tương phản đối lập giữa họ với các “doanh nhân đỏ” đang “thành công” bằng tham nhũng và cướp phá đất nước – vậy ai là thành công đây? Đích thực phải là các doanh nhân đang “chủ đạo và định hướng” nền kinh tế chứ! Thế cho nên, mọi cách làm khác phải sai hoặc không được tồn tại trong bối cảnh kinh tế VN – có nhờ cả sự vô tình tiếp tay của cả xã hội đã bị băng hoại mọi mặt này nữa (là các đối tác, bạn hàng, khách hàng, nhân viên, các cơ quan quản lý… của chính những Vinabull), thế thôi. Như là công đân VN không được phép yêu nước hơn và khác các đảng viên CSVN vậy.
Có nghĩa là, dù doanh nhân Alan Phan không quan tấm đến chính trị (bề ngoài thôi) thì chính trị (dân chủ) vẫn định hình doanh nhân Alan Phan rồi. Và doanh nhân Alan Phan định hình lại bối cảnh, theo cách khác, theo Định luật Hiệu ứng Động hay Hiệu ứng Vĩnh cửu, tức là qua thực hiện Sứ mệnh hay cái Nghiệp doanh nhân của Alan Phan…
Với mọi doanh nhân đều thế, nên không thể nói doanh nhân nên tránh xa chính trị được đâu, bác Alan Phan ạ! Đó là chưa nói, doanh nhân tránh xa chính trị chỉ như đà điểu rúc đầu vào cát bỏng thôi – trong hoàn cảnh VN hiện nay thì đó vừa là tự sát vừa là trốn chạy Sứ mệnh của doanh nhân Việt với đất nước, với dân tộc Việt.

Phan Châu Thành

0 nhận xét:

Đăng nhận xét