Tôi sẽ không cố gắng để tưởng tượng ra một God có nhân tính; là đủ để giải thích các cấu trúc của thế giới này, cho đến chừng nào các giác quan giới hạn của chúng ta có thể thấu hiểu hết thế giới.
Trong một thời gian và không gian khác, cậu bé trên đó đã có thể là tôi, bên dưới những chòm sao, sự ngất ngây bởi những nhánh ngân hà như Orion, Cassiopeia hay Ursa Major cùng với ánh mắt nhòa lệ vì những bản nhạc không lời của dải ngân hà, với hương hoa thơm ngát của loài hoa Frangipani và hoa loa kèn trong một khu vườn ở Châu Phi. Vì sao cũng cùng một cảm xúc lại dẫn người thầy dạy giáo lý của tôi theo một hướng khác và tôi lại theo một hướng khác, quả thật đó không phải là câu hỏi dễ trả lời. Nó có cùng một phản ứng thần bí với thiên nhiên và vũ trụ giữa những nhà khoa học và những người theo thuyết duy lý. Nó không liên quan đến những niềm tin siêu nhiên. Trong thời thiếu niên của mình người thầy chăn chiên của tôi có lẽ sẽ không biết – và tôi cũng không biết – đến những câu kết thúc của The Origin of Species – đoạn văn nổi tiếng về bờ đất đầy muôn loài lẫn lộn - “với chim hót trong bụi cây, có muôn loài côn trùng đang bay lượn và những con sâu bò qua mặt đất ẩm ướt”. Nếu có cơ hội đọc những dòng đó, ông chắc chắn sẽ có sự đồng cảm với nó, và thay vì đi chăn chiên, có thể ông sẽ được dẫn đến quan điểm của Darwin với cách nhìn mọi thứ như “có quy luật xung quanh chúng ta”
Đã xảy ra rất nhiều sự nhầm lẫn đáng tiếc vì người ta không phân biệt được cái gì được gọi là tôn giáo kiểu Einstein và tôn giáo tin tưởng vào siêu nhiên. Có đôi khi Einstein sử dụng tên God – và ông cũng không phải nhà khoa học vô thần duy nhất đã làm như vậy – điều đó khiến cho nhiều người hiểu lầm, đặc biệt là những người tin vào siêu nhiên rất muốn hiểu sai và tuyên xưng một nhà tư tưởng nổi tiếng như vậy thành người của phe họ. Câu kết đột ngột và kịch tính – hay là một sự nghịch ngợm - Trong cuốn Một lịch sử tóm lược về thời gian của Stephen Hawking: “Đến lúc đó chúng ta sẽ biết được suy nghĩ của God” là câu nổi tiếng bị hiểu sai nhiều nhất. Câu đó đã dẫn mọi người đến suy nghĩ sai lầm khi tin rằng Hawking là một con người của tôn giáo. Nhà sinh vật học về tế bào Ursula Goodenough trong cuốn Những sâu thẳm linh thiêng trong thế giới tự nhiên dường như mang nhiều tính tôn giáo hơn so với Hawking hay Einstein. Bà yêu những nhà thờ, nhà thờ Islam, những đền thờ thần linh, và có nhiều đoạn trong sách của bà rõ ràng là được viết như phần phụ khác với câu chuyện tuy nhiên nó lại được những tôn giáo siêu nhiên sử dụng như đạn bắn. Bà còn đi xa đến độ tự gọi mình là một nhà “Tôn giáo tự nhiên”. Nhưng hãy cẩn thận khi đọc sách bà để thấy rằng bà thật sự là một người vô thần, vững chắc như tôi vậy.
“Nhà tự nhiên học” là một từ mơ hồ. Đối với tôi nó nhắc cho tôi nhớ về nhà anh hùng thuở nhỏ của tôi, bác sĩ Dolittle của Hugh Lofting (là bác sĩ trong những câu chuyện trẻ em – The Story of Doctor Dolittle 1920). Trong thế kỷ thứ 18 - 19, nhà tự nhiên học có ý nghĩa gần giống với những gì như chúng ta thường hiểu ngày nay: học sinh của thế giới tự nhiên. Những nhà tự nhiên học trong trường hợp này, bắt đầu từ Gilbert White trở đi lại thường là các giáo sĩ. Chính Darwin lúc còn trẻ đã từng có ý định phụng sự nhà thờ với hy vọng có được một cuộc sống nhàn hạ ở vùng quê, điều đó sẽ cho phép ông có thời gian theo đuổi đam mê với loài bọ. Nhưng những triết gia lại dùng từ nhà tự nhiên học theo những nghĩa rất khác, đối nghịch với chủ thuyết siêu nhiên. Julian Baggini trong cuốn Thuyết vô thần: một khởi đầu rất ngắn đã giải thích ý nghĩa của sự gắn bó của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa tự nhiên: “Có một điều mà hầu hết những người vô thần đều tin chắc, đó là chỉ có một thứ chất liệu duy nhất trong vũ trụ, nó chính là vật chất, từ chất liệu này đã hình thành nên suy nghĩ, sắc đẹp, cảm xúc và những giá trị đạo đức... - ngắn gọn lại là tất cả những hiện tượng đem lại sự giàu có và phong phú trong đời sống con người”.
Những suy nghĩ và những cảm xúc của con người có được từ những sự liên kết phức tạp của những quy trình vật lý bên trong bộ não. Một người vô thần trong suy nghĩ của những người theo chủ nghĩa tự nhiên theo triết học là: một người tin rằng không có gì ở ngoài thiên nhiên, thế giới vật lý, không có sự thông minh có tính sáng tạo siêu nhiên nào ẩn núp bí mật đằng sau vũ trụ, không tồn tại linh hồn bên ngoài cơ thể, không có phép lạ – ngoại trừ dùng để giải thích những hiện tượng tự nhiên mà chúng ta chưa hiểu được. Nếu có một sự việc gì đó mà dường như nó nằm ngoài thế giới tự nhiên, như hiện giờ chưa được hiểu một cách trọn vẹn, và chúng ta sẽ tin chắc rằng cuối cùng sẽ hiểu hết được nó và cho nó vào trong vòng tự nhiên. Giống như khi chúng ta giải thích được hiện tượng cầu vồng, sẽ không bởi vì vậy mà cầu vồng trở nên kém hấp dẫn.
Trong những nhà khoa học vĩ đại ở thời đại chúng ta, những người nghe có vẻ như có tín ngưỡng tôn giáo, rốt cuộc là không phải một khi bạn xét kỹ những niềm tin của họ. Điều này chắc chắn là sẽ đúng với Einstein và Hawking. Nhà thiên văn học hoàng gia cũng là chủ tịch của hội học thuật hoàng gia Martin Rees, ông nói với tôi rằng ông đi dự lễ nhà thờ giống như là một người “ Anh giáo không tin vào God... chỉ là do sự trung thành với cộng đồng của mình ”. Ông hoàn toàn không tin vào thuyết hữu thần, nhưng ông chia sẻ tự nhiên đầy thi vị mà vũ trụ đã kích thích tâm hồn của những nhà khoa học khác, mà tôi đã từng đề cập. Trong một buổi trò chuyện mới đây trên truyền hình, tôi đã thách thức một người bạn của tôi là bác sĩ khoa sản Robert Winston - ông là một trụ cột đáng kính của dân Anh có gốc Do Thái - có dám thú nhận rằng đạo Do Thái đích thực có tồn tại điều này (đi lễ vì sự trung thành với cộng đồng), và bản thân ông không thật sự tin vào bất cứ quyền năng siêu nhiên nào. Ông đã gần như thú nhận điều đó, tuy nhiên ông đã nhảy thoát ở chặn cuối cùng (mà thật ra đáng lẽ là ông phỏng vấn tôi chứ không phải ngược lại). Khi bị tôi ép ông đã trả lời rằng đạo Do Thái đã đem đến một kỷ luật tốt, nó giúp ông cấu trúc được cuộc sống để dẫn đến sự tốt lành. Có lẽ là vậy, nhưng những cái đó đã không mang lại một chút nào, dù là nhỏ nhất, giá trị thật sự cho bất kỳ thỉnh cầu siêu nhiên nào của nó. Có rất nhiều những người trí thức vô thần đã tự hào mình là người Do Thái, tuân theo những nghi lễ của đạo Do Thái, có lẽ vì họ trung thành với một truyền thống cổ xưa, hay cho những người thân của họ đã bị sát hại, nhưng trên hết cũng là sự sẵn sàng để lẫn lộn, và vẫn đang lẫn lộn “tôn giáo” với sự tôn kính không thần thánh (phiếm thần) mà nhiều người trong chúng ta đã chia sẻ với vị phát biểu lỗi lạc nhất, Einstein. Họ có thể không tin nhưng, tôi xin mượn một cụm từ của triết gia Dan Dennett – believe in belief (tin vào niềm tin).
Một trong những câu nói của Einstein hay được dẫn sai nhất chính là câu: “Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù lòa”. Nhưng Einstein cũng đã từng nói:
Tiếp theo tôi xin đưa ra một vài trích dẫn từ Einstein, để cho quý vị hiểu được tôn giáo theo lối của ông ta.
Cái ý tưởng về một God có nhân tính là hoàn toàn không có trong tôi, và thậm chí tôi còn xem nó rất ngớ ngẩn.
Khi một luật sư người Mỹ theo Cato Roma giáo, thay mặt cho một liên minh các nhà thờ, đã viết cho Einstein:
Nhưng? Tại sao Nhưng? mà không “Và”?
Chủ tịch của hội lịch sử New Jeysey đã gửi một lá thư và đã chứng tỏ sự tai hại của não trạng tôn giáo, nó đáng được đọc hai lần :
Ít tai hại hơn nhưng gây chấn động hơn chính là lá thư từ người sáng lập Hội nhà thờ Calvary Taberbacle ở Oklahoma:
Bây giờ chúng ta hãy cùng xem lại những thuật ngữ ở trên.
Một người Deist cũng gần giống vậy tin vào một đấng siêu nhiên có trí tuệ, nhưng ông ta chỉ can thiệp vào lúc đầu của sự hình thành vũ trụ bằng cách thiết lập nên các định luật cơ bản. Sau đó ông ta không bao giờ can thiệp, và dĩ nhiên không có mối quan tâm đặc biệt nào về vấn đề con người.
Còn những người Pantheist hoàn toàn không tin vào một God siêu nhiên hay có nhân tính gì hết, nhưng họ vẫn dùng từ God như là một từ có nghĩa là không có sự siêu nhiên tồn tại, khi nói về thiên nhiên hay vũ trụ hay những quy luật được xem như nền tảng của hoạt động tự nhiên.
Những người Deist khác với những người Theist ở những điểm God của họ không trả lời cầu nguyện, không quan tâm đến tội lỗi hay những lời thú tội, không đọc suy nghĩ của chúng ta cũng như không can thiệp bằng phép lạ vào thế giới này.
Người Deist khác với người Pantheist ở điểm là God của người Deist là một giống loài thông minh nhất vũ trụ, còn God của người Pantheist giống như là từ mang ý nghĩa ẩn dụ về các định luật của vũ trụ. Thuyết God có ở mọi nơi (Pantheism) là cách nói quá lên của thuyết không tin God (Atheism). Thuyết tin God không can thiệp (Deism) là cách nói bớt đi của thuyết God can thiệp (Theism).
Chúng ta có mọi bằng chứng để nghĩ rằng những câu nói nổi tiếng của Einstein như “God thì tinh tế, nhưng ông ta không ác độc”. Hay “ God không chơi trò ném xúc xắc”, hoặc “ Có phải God đã có một lựa chọn nào đó trong việc tạo ra vũ trụ”. Chính là theo thuyết God ở mọi nơi, không phải là thuyết God không can thiệp và càng không phải là thuyết God can thiệp.
“God không chơi trò ném xúc xắc” phải được hiểu là “ Sự ngẫu nhiên không phải là nguồn gốc của mọi thứ”. Còn câu “Có phải God đã có sự lựa chọn nào đó trong việc tạo ra vũ trụ hay không” có nghĩa là “ có thể vũ trụ đã bắt đầu bằng một cách nào khác hay không?”. Einstein dùng từ God với ý tưởng hoàn toàn là ẩn dụ giống như thơ ca. Tương tự như vậy với Stephen Hawking và cũng với hầu hết những nhà vật lý khác – những người đôi khi sử dụng ngôn ngữ tôn giáo như một cách ẩn dụ. Quyển Trí Não của God của Paul Davies dường như ở giữa thuyết God ở khắp nơi giống Einstein và thuyết God không can thiệp, cho nên ông đã được trao giải thưởng Templeton (một giải thưởng với món tiền rất lớn được trao hàng năm cho một nhà khoa học nào đó sẵn sàng để nói một điều gì đó tử tế với tôn giáo) .
Hãy để tôi tóm gọn về tôn giáo theo kiểu của Einstein từ một câu trích dẫn cũng của Einstein:
Buồn cười thay cái điều cuối ở trên của Sagan lại được tiến sĩ thần học Fulton J. Sheen (giáo sư đại học Kito ở Mỹ) sử dụng trong một cuộc tấn công vào Einstein khi nói về một God có nhân tính vào năm 1940. Sheen đã hỏi một cách mỉa mai rằng: “không biết liệu có ai sẵn sàng hi sinh mạng sống mình cho “dải ngân hà” hay không?”. Ông ta dường như đã nghĩ rằng ông đã tìm được một điểm yếu để chống lại Eintein thay vì chống lại chính mình, bởi vì ông ta còn nói thêm: “chỉ có một lỗi nhỏ với tôn giáo về vũ trụ (cosmical religion) của Einstein: Einstein đã đặt dư một chữ cái “s” vào từ Cosmical (Comical nghĩa là khôi hài)”. Thật ra chẳng có gì khôi hài trong tin tưởng của Einstein cả.
Tuy vậy tôi mong rằng những nhà vật lý sẽ tìm ra một từ nào đó chứ đừng dùng từ God khi muốn diễn tả những ý nghĩa mang tính ẩn dụ của họ. God của những nhà vật lý phải được hiểu như God ở khắp mọi nơi hoặc là God là hình ảnh ẩn dụ, nó khác biệt hàng ngàn năm ánh sáng với cái thứ God đóng vai trò là kẻ thích can thiệp, hay gieo tai họa hoặc giáng những phép lạ, đọc được suy nghĩ người khác hay đóng vai trò là kẻ trừng phạt, đáp ứng lời cầu nguyện. God đó là God của những thầy chăn chiên, những mullahs Islam, những rabbis Do Thái và trong ngôn ngữ thông thường. Sự cố ý lẫn lộn giữa hai ý nghĩa, theo suy nghĩ của tôi đó là một hành động phản bội lại trí tuệ.
Nhưng trước khi kết thúc chương mở đầu này tôi còn có một vấn đề phải giải quyết nữa, nếu không nó sẽ làm hỏng toàn bộ cuốn sách. Vấn đề này thuộc về phạm trù của phép lịch sự. Bởi vì một vài đọc giả giàu tín ngưỡng tất nhiên sẽ cảm thấy bị xúc phạm với những gì mà tôi phải nói cũng như họ sẽ đọc được trong quyển sách này, với niềm tin tưởng “ đặc thù ” của riêng họ, họ sẽ tìm thấy sự thiếu kính trọng (với vài người khác thì lại là những tư tưởng quý giá). Sẽ thật là đáng tiếc khi những điều mà họ cho là xúc phạm sẽ ngăn họ không đọc tiếp quyển sách. Vì vậy tôi muốn giải quyết điều đó ngay từ đầu.
Một ý nghĩ mà hầu như tất cả mọi người trong xã hội – bao gồm cả những người không tôn giáo – đều chấp nhận đó là lòng tin tôn giáo thì đặc biệt rất dễ bị xúc phạm. Nó được bảo vệ bằng một bức tường dày đến bất thường của sự tôn trọng, nó được xếp vào hạng đặc biệt khác với những sự tôn trọng khác. Douglas Adams viết rất hay về nó trong bài phát biểu ngẫu hứng ở đại học Cambridge, cách không lâu trước khi ông qua đời. Tôi luôn thích thú nhắc lại lời ông:
Để xoa dịu những người theo chủ nghĩa hòa bình, người ta không dùng những cái tên tôn giáo cho những phe phái trong chiến tranh. Ở phía Bắc Ireland, người Catholic và Protestants được nói khác đi là phe của những người “quốc gia” và những người “trung thành”. Thật sự là những từ có liên quan đến tôn giáo đã bị cắt bớt để trở thành những từ như “cộng đồng” ví dụ “chiến tranh giữa những cộng đồng, sắc tộc”. Như ở Iraq sau cuộc xâm lăng của liên minh Anh Mỹ năm 2003 đã hình thành nên nội chiến sắc tộc giữa những người Hồi giáo Sunni và Shia. Rõ ràng đó là cuộc xung đột tôn giáo – tuy vậy trong tiêu đề của tờ báo Independence ra ngày 20 tháng 5, 2006 mô tả nó như một cuộc thanh trừng sắc tộc. Từ sắc tộc là một cách nói nhẹ nhàng, những gì chúng ta thấy rõ ở Iraq chính là sự thanh trừng loại trừ tôn giáo lẫn nhau. Cách dùng cụm từ “thanh trừng sắc tộc” ở Yugoslavia lúc trước cũng là một cách nói khác đi cho sự loại trừ tôn giáo lẫn nhau giữa dân Orthodox Serbs, Catholic Croats và Muslim Bosnians.
Trước đây tôi đã từng kêu gọi mọi người chú ý đến sự ưu đãi quá đáng dành cho tôn giáo trong những thảo luận công khai về đạo đức trong giới truyền thông và trong chính quyền. Bất cứ khi nào mà nổi lên tranh cãi về đạo đức trong vấn đề tình dục và sinh sản bạn có thể đánh cược mà không bao giờ sợ thua rằng sẽ có mặt những nhà lãnh đạo của nhiều giáo phái tôn giáo khác biệt được mời làm đại diện trong những ủy ban có ảnh hưởng, hay là người điều khiển trong những cuộc thảo luận trên đài phát thanh hoặc truyền hình. Tôi không đề nghị chúng ta phải kiểm duyệt quan điểm của những người này, nhưng tại sao chúng ta cứ phải đi theo một con đường dẫn đến cánh cửa của những người này, họ có đủ chuyên môn để chúng ta có thể đánh giá được hay không? giống như triết gia ngành đạo đức học, một luật sư về gia đình hay một bác sĩ ?
Sau đây là một dẫn chứng khác về sự ưu đãi tôn giáo. Vào ngày 21 tháng 02, 2006 tòa án tối cao của nước Mỹ đã ra một phán quyết cho phép một nhà thờ ở tiểu bang ở New Mexico được miễn luật cấm không được dùng thuốc gây ảo giác. Lý do là những tín đồ trung thành của Centro Espirita Beneficiente Uniao tin rằng họ có thể hiểu được God bằng cách uống trà hoasca, loại trà có chứa chất gây ảo giác bất hợp pháp dimethyltrytamine. Lưu ý rằng chỉ cần họ “tin” loại thuốc này tăng hiểu biết của họ là đủ, không cần đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Trong khi ngược lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy cần sa giúp giảm bớt ói mửa và khó chịu cho những người bị ung thư đang được trị liệu bằng thuốc tiêu diệt tế bào, tuy vậy tòa án tối cao năm 2005 lại quy định rằng những bệnh nhân dùng cần sa trong mục đích y tế sẽ bị kết án. Tôn giáo luôn luôn là con át chủ bài để thắng tất cả. Hãy tưởng tượng những thành viên của một hội thưởng thức mỹ thuật xin tòa án rằng họ “tin” là một loại thuốc gây ảo giác có thể giúp họ hiểu nhiều hơn về những bức tranh của các họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng hay siêu thực, cùng lúc đó có một nhu cầu tương tự, nhà thờ vẫn sẽ được tòa án tối cao trên toàn quốc ủng hộ. Đó là sức mạnh của tôn giáo, một lá bùa hộ mệnh.
Khoảng 18 năm trước, tôi là một trong 36 nhà văn và nghệ sĩ, được tạp chí New Statesman mời để viết bài ủng hộ nhà văn nổi tiếng Salman Rushdie, ông đang mang án tử hình vì tội viết một cuốn tiểu thuyết. Nổi giận vì những nhà lãnh đạo Kito và những người gây dư luận “đồng tình” cho những người Muslim bị “đau đớn” và “xúc phạm”, tôi so sánh như sau:
Nhà chăn chiên Rick Scarborough tiếp tay cho những vụ kiện tương tự, nó dẫn đến việc thiết lập tôn giáo như là một sự viện dẫn hợp pháp để kỳ thị chống lại những người đồng tính và các nhóm khác, nó được đặt tên là đấu tranh cho dân quyền trong thế kỷ XXI: “Người Ki-tô hữu phải mạnh mẽ đứng lên cho quyền được làm tín đồ Ki-tô”. Một lần nữa, nếu những người như vậy đứng lên cho quyền tự do ngôn luận thì người ta còn có thể thông cảm, nhưng đó không phải là những gì họ muốn. "Quyền được làm Ki-tô hữu trong trường hợp này có nghĩa là quyền chỉa mũi vào đời tư người khác. Vụ kiện cho phép kỳ thị chống lại đồng tính đang lên cao như là vụ kiện ngược lại để chống kỳ thị tôn giáo! – Thật đáng ngạc nhiên là dường như pháp luật chấp nhận điều này. Bạn có thể được thoát tội nếu nói: "Điều đó vi phạm quyền tự do tôn giáo của tôi." Cái gì, khi nghĩ về điều đó, có khác biệt gì đâu chứ? Tuy vậy, một lần nữa, tôn giáo là con át chủ bài đè tất cả con bài khác.
Tôi sẽ kết thúc chương này với một trường hợp nghiên cứu cụ thể, nó sẽ cho thấy sự tôn trọng một cách quá đáng của xã hội đối với vấn đề tôn giáo, nó đi quá xa và quá cao vượt lên trên sự tôn trọng con người bình thường. Đó là vụ án nổi lên vào tháng 2 năm 2006 – đó là một vở kịch hết sức lố bịch với tình tiết nghiêng ngả qua lại giữa hai thái cực của bi kịch và hài kịch. Vào tháng 9 trước đó, tờ báo Jyllands – Posten của Denmark đã cho đăng 12 bức tranh biếm họa mô tả nhà tiên tri Muhammad. Suốt 3 tháng tiếp theo sự phẫn nộ đã được nuôi dưỡng hết sức cẩn thận một cách có hệ thống trên khắp thế giới Hồi giáo bởi một nhóm nhỏ người Hồi sống ở Denmark, cầm đầu là 2 người Hồi vốn là những người tị nạn ở Denmark. Đến cuối năm 2005 những người tị nạn độc ác này đã từ Denmark sang Ai Cập, họ mang theo một bộ hồ sơ, và bộ hồ sơ đó nó đã được phổ biến và lưu hành khắp thế giới Hồi giáo, bao gồm cả Indonesia. Trong đó chứa đựng những cáo buộc sai sự thật về sự ngược đãi những người Hồi giáo ở Denmark, nó nói láo một cách có chủ đích rằng tờ báo Jyllands – Posten là một tờ báo của chính phủ. Dĩ nhiên nó cũng bao gồm cả 12 bức tranh biếm họa trên, thêm nữa là những người nào đó đã thêm vào 3 hình biếm họa có nguồn gốc bí ẩn, không biết từ đâu, nhưng chắc chắn là không liên quan gì đến Denmark. Khác với 12 bản gốc 3 hình được thêm vào này thực sự rất chướng tai gai mắt và sẽ gây ra sự xúc phạm nếu nó thật sự mô tả Muhammad – bị cáo buộc là những kẻ tuyên truyền cuồng nhiệt. Một hình đặc biệt gây khó chịu trong 3 hình trên không phải là một bức tranh biếm họa mà là một bản fax của một bức ảnh, trong đó chụp hình một người có râu quai nón đeo một cái mũi heo giả được buộc bằng một sợi dây plastic. Sau đó người ta mới biết đây chỉ là một bức ảnh của báo Associated Press chụp một người Pháp đang tham dự cuộc thi giả tiếng heo kêu ở một phiên chợ tại Pháp. Bức ảnh này không có liên quan gì với nhà tiên tri Muhammad, không có kết nối gì với islam, cũng không dây mơ rễ má gì đến nước Denmark. Nhưng những tên gây rối Muslim, trong mục đích khuấy động một cách tai ác ở thủ đô Cairo, đã khiến cho cả 3 sự kết nối trên thành sự thật. Và kết quả có thể đoán trước được.
Sự gieo trồng một cách cẩn thận để tạo nên những xúc cảm như “đau đớn” và bị “xúc phạm” đã dẫn đến sự bùng nổ sau 5 tháng từ khi 12 bức tranh biếm họa đầu tiên được xuất bản. Những người biểu tình ở Pakistan và Indonesia đốt cờ Denmark (không hiểu họ kiếm đâu ra), họ yêu cầu chính phủ Denmark phải xin lỗi (xin lỗi vì điều gì ?,họ không vẽ ra những bức tranh biếm họa, cũng không xuất bản chúng. Người Đan mạch chỉ đang sống trong một đất nước có tự do báo chí, mà những điều đó sẽ khiến những người sống trong vài đất nước hồi giáo khó có thể hiểu được). Và những tờ báo ở Norway, Đức, Pháp và thậm chí ở nước Mỹ (nhưng thật kỳ lạ không có Anh quốc) đã cho in những tranh biếm họa để thể hiện sự đoàn kết với Jyllands – Posten, nhưng nó đã đổ thêm dầu vào lửa. Đại sứ quán và lãnh sự quán Denmark bị phá đổ, đập vụn, hàng hóa bị tẩy chay, công dân Denmark – và những người phương Tây nói chung – bị hăm dọa, bị tấn công, các nhà thờ Christian ở Pakistan - không có liên quan với Denmark hay Châu Âu – bị đốt cháy. 9 người đã thiệt mạng khi người dân Libya nổi loạn tấn công và đốt cháy lãnh sự quán Ý tại Benghazi. Giống như Germainei Greer đã viết rằng những người này thực sự rất thích thú và có kỹ năng gây ra sự hỗn loạn tột độ.
Sau những hậu quả tai hại của tất cả chuyện này, nhà báo Andrew Mueller đã phỏng vấn Sir Iqbal Sacranie – một người Islam ôn hòa hàng đầu của nước Anh. Ồng ta có thể là ôn hòa theo tiêu chuẩn Islam ngày nay nhưng thực sự trong những gì mà Andrew Mueller kể lại là ông ta vẫn giữ vững nhận xét của ông ta khi cho rằng Salman Rushdie đáng bị kết án tử hình khi viết cuốn tiểu thuyết đó: “chết là quá dễ dàng cho ông ta rồi” - một nhận xét chứng tỏ ông ta thật đê tiện khi so sánh với người tiền nhiệm rất dũng cảm , cũng là một người Islam có ảnh hưởng nhất nước Anh, tiến sĩ Zaki Badawi quá cố, ông đã cho Salman Rushdie trốn trong nhà riêng của mình. Sacranie đã để cho Andrew Mueller nghe mối bận tâm của mình về những bức tranh biếm họa Denmark. Andrew Mueller cũng có mối bận tâm như vậy nhưng với một lý do khác: “tôi lo ngại rằng những phản ứng vô lý không xứng đáng đối với vài bản vẽ sơ sài không có gì buồn cười, trên một tờ báo không mấy ai biết ở tận vùng Scandinavia có thể dẫn đến kết quả rằng... Islam và phương Tây không thể hòa giải được”. Ở một mặt khác Sacranie lại biểu dương báo chí Anh đã không in lại bức tranh biếm họa, Andrew đã bày tỏ nghi ngờ về mục đích thật sự của điều này: “hành động của những tờ báo Anh bắt nguồn từ sự thông cảm với Muslim thì ít mà với mong ước những cửa sổ của họ không bị đập vỡ thì nhiều hơn”.
Scaranie nói rằng: “trong con người của nhà tiên tri là sự yêu chuộng hòa bình, ông được tôn kính hết sức sâu sa trong giới Islam với một tình yêu không thể giải thích được bằng lời. Nó vượt trên cha mẹ, con cái, và cả những người thân yêu của bạn, nó là một phần của lòng tin, có một giảng dạy trong giới Islam là người ta không vẽ tranh để mô tả nhà tiên tri”. Nó giống với những gì Andrew Mueller nhận xét: “Những giá trị của Islam thì lớn hơn giá trị của ai khác – đó là điều mà bất kỳ theo Islam đều khẳng định, cũng giống như những tôn giáo khác, họ đều tin rằng con đường của họ, là duy nhất để dẫn đến ánh sáng của sự thật. Nếu ai đó muốn yêu một nhà giảng đạo ở thế kỷ VII hơn chính gia đình mình, đó là chuyện của họ, nhưng người khác không bắt buộc phải quá coi trọng chuyện đó”.
Nhưng nếu như bạn không quá coi trọng và không dành một sự tôn trọng hợp lý cho nó, bạn sẽ bị đe dọa và hãm hại, với một tiêu chuẩn mà không có một tôn giáo nào khác kể từ thời trung cố mơ ước đến. Người ta không thể hiểu được tại sao việc dùng bạo lực là cần thiết, nếu như họ đã cho rằng, như Andrew đã biết: “nếu như bất kỳ ai trong cái đám hề các bạn là đúng về bất kỳ thứ gì thì chằng phải những họa sĩ vẽ tranh biếm họa sẽ xuống địa ngục hết đúng không nào? Trong khi đó nếu bạn muốn kích động về những chuyện xúc phạm người Muslim thì tốt nhất bạn nên đọc những bản tường trình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế về Syria và Saudi Arabia”.
Nhiều người đã nhận ra có một sự tương phản giữa việc hô hào “bị xúc phạm” trong cơn cuồng loạn tự suy diễn của người Muslim với việc mà các phương tiện truyền thông ở Arab cho in những tranh biếm họa chống người Do Thái. Đơn cử trong một cuộc biểu tình ở Pakistan chống tranh biếm họa Denmark, một người phụ nữ trong bộ burka đen mang một biểu ngữ ghi: “God ban phước cho Hitler”.
Để phản ứng với sự hỗn loạn huyên náo điên cuồng trên, một vài tờ báo ôn hòa đã lên án bạo lực và gióng vài tiếng kêu để bảo vệ quyền tự do ngôn luận . Những đồng thời họ cũng bày tỏ “ sự tôn trọng” và “ sự thông cảm” cho “sự xúc phạm” sâu xa, khi những người Muslim đã bị “đau lòng” và “phải khổ sở”. Hãy nhớ rằng những cái như “ bị tổn thương” hay “khổ đau” đã không xảy ra vì một người nào đó phải chịu đựng sự bạo lực hay đau đớn thân xác thật sự, không có khác gì khác hơn chỉ lả một vài vết mực in trong một tờ báo mà không ai ngoài Denmark đã từng nghe nói đến. Tất cả chỉ vì một chiến dịch có chủ đích để kích động tình trạng bạo động và phá hoại..
Tôi không ủng hộ việc xúc phạm hay làm tổn thương bất cứ ai với mục đích tổn thương hay xúc phạm. Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên và rất hoang mang, không thể hiểu nổi trước sự thiên vị trong những đặc quyền dành cho tôn giáo trong xã hội của chúng ta so với các mặt khác. Như các chính trị gia thường phải quen với việc hứng chịu những bức tranh biếm họa thiếu tôn trọng vẽ khuôn mặt của họ, và không có ai gây bạo loạn để bảo vệ cho họ. Vậy thì tôn giáo có gì quá đặc biệt đến nỗi chúng ta phải cấp cho nó một đặc quyền tôn trọng độc nhất như vậy? Như H.L.Mencken đã từng nói: “ chúng ta tôn trọng tôn giáo của người khác, nhưng chỉ giới hạn trong ý nghĩa và trong phạm vi giống với việc chúng ta tôn trọng lý thuyết của anh ta khi anh ta nói rằng vợ anh ta thì đẹp và con cái anh ta thì thông minh”.
Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về sự tôn trọng không gì sánh bằng của tôn giáo , tôi sẽ không thừa nhận điều đó trong quyển sách này. Tôi sẽ cố gắng không đi quá xa ngoài lối đi của mình để nhằm mục đích xúc phạm bất cứ ai. Nhưng tôi cũng sẽ không chọn cái găng tay mềm như da dê để hành xử với tôn giáo một cách nhẹ nhàng hơn cách tôi sẽ hành xử đối với bất cứ cái gì khác.
Kỳ tới - Chương 2: The God Hypothesis (các giả thuyết về God)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét