1) Giê-su không hoàn thành những lời tiên tri về một đấng cứu tinh.
2) Giê-su không là hiện thân những tư cách cá nhân của một đấng cứu tinh
3) [Trong Tân Ước] có những đoạn dịch sai để nói về Giê-su
4) Niềm tin của Do Thái là chỉ căn cứ trên sự mạc khải cho cả quốc gia (không chỉ cho một cá nhân)
5) Ki Tô Giáo mâu thuẫn với nền thần học Do Thái.
6) Do Thái không kỳ thị dân Gentile [Giê-su kỳ thị, dạy đệ tử không được giảng đạo ở xứ dân Gentile]
7) Điều kiện để đấng cứu tinh xuất hiện chưa đến.
a) Jesus did not fulfill the messianic prophecies
b) Jesus dis not embody the personal qualifications of messiah
c) Mistranlated verses “referring” to Jesus
d) Jewish belief is based solely on national revelation
e) Christianity contradicts Jewish theology
f) Jews and Gentiles
g) Not yet time for a Messiah
Vậy thực ra Giê-su sinh ra đời để làm gì? Theo Tập San Tin Mừng (Good News Magazine) thì:
Giê-su phải sinh ra đời vì tội (tổ tông) của nhân loại.
Giê-su phải sinh ra đời vì Thượng đế muốn bày tỏ đức tính của mình cho nhân loại.
Giê-su phải sinh ra đời để cất bỏ tội lỗi của nhân loại bằng một sự hi sinh hoàn mỹ.
Giê-su phải sinh ra đời để cho nhân loại có một đấng trung gian hòa giải
Giê-su phải sinh ra đời để đáp ứng lời hứa hẹn về hậu duệ của Abraham
Giê-su phải sinh ra đời để thay Thượng đế mang thánh linh đến cho nhân loại
Giê-su phải sinh ra đời để thay Thượng đế chuộc tội cho nhân loại.
[Jesus had to be born because of mankind’s sin.
Jesus had to be born because God wanted to reveal His own character to humanity.
Jesus had to be born to remove the sins of humankind through a perfect sacrifice.
Jesus had to be born for mankind to have a Mediator.
Jesus had to be born to provide the promised Seed of Abraham.
Jesus had to be born for God to make His Spirit available to all humankind.
Jesus had to be born for God to redeem mankind.]
Chúng ta thấy, tất cả những giải thích trên về sự sinh ra của Giê-su chỉ là những giải thích thần học dựa trên những huyền thoại trong Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, và giải thích cho những đầu óc thấp kém. Thử hỏi ngày nay, với những khám phá về vũ trụ nhân sinh, về thuyết Big Bang, về thuyết Tiến Hóa, mà chính Giáo hoàng John Paul II đã phải công nhận, có còn ai tin vào thuyết sáng tạo của Thượng đế, vào chuyện tội tổ tông v..v.. ngoài những người ít học và kém hiểu biết, đầu óc mù mịt sống trong những ốc đảo mê tín ngu dốt. Chứng minh?
Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn “Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma” (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:
Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11 tháng 10, 1962, rằng “những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng… Nhưng nếu Roncalli (John XXIII) không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy. Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.
(Martin, Malachi, The Decline and Fall of the Roman Church, p. 230: Pope John XXIII told the opening session of his council on October 11, 1962, that “false doctrines and opinions still abound,” but that “today men spntaneously reject” them… But if Roncalli did not see where his new teaching was leading, hundreds of theologians and bishops did. In the sixties and the seventies after Roncalli’s death, they drew these conclusions and abandoned belief in original sin, in the Devil, and in many other fundamental doctrines.)
Tại sao các nhà thần học và giám mục lại từ bỏ thuyết thần học về tội tổ tông, về quỷ Satan và về nhiều giáo lý khác như “ơn cứu chuộc của Chúa”, “Chúa sống lại”, hay “Đức Mẹ đồng trinh” v..v..? Vì ngày nay, những thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được.
Thật vậy, nhận rõ được tính chất hoang đường, vô hiệu, lỗi thời của “bí tích rửa tội”, của vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, nên trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau, trang 98-99:
“Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin.”
(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized… A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)
Và trong cuốn “Thiên Chúa Vẫn Sống: Từ Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Tự Do Tâm Linh” (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Publishing, IL., 1993), trang 114, Linh mục James Kavanaugh cũng đưa ra nhận xét sau đây về tín điều “chuộc tội” trong Ca Tô Giáo:
“Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa đứng trước Thiên Chúa như là một nạn nhân bất lực, tin rằng mình là một người có tội một cách vô vọng, coi Thiên Chúa như là một ông quan tòa giận dữ không thể tới gần được, cái chết có tính cách hi sinh của đức Ki Tô là một huyền thoại với đôi chút thực tế. Nhưng đối với con người hiện đại, nó chẳng còn ý nghĩa gì mấy trừ khi hắn đã bị làm cho sợ hãi và tẩy não một cách thích hợp từ khi mới sinh ra đời. Đối với hắn, hắn là một nạn nhân tuyệt đối thụ động của sắc luật của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đối với tôi, đó là một huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ. Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…
Tôi chấp nhận sự kiện là đức Ki Tô đã chết, ngay cả chuyện ông ta bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại cho rằng cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại cứu rỗi như được viết trong Tân Ước chỉ là một lối diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời sơ khai, bản chất của nó tương đương với nhiều huyền thoại cứu rỗi của nhiều dân tộc trong thời sơ khai ở khắp mọi nơi, nhưng nó lại độc ác một cách không tưởng hơn là hầu hết các huyền thoại khác. Nó phản ánh một thế giới mà con người có thể làm nguôi cơn giận của những thần sấm sét trong một cơn giông tố. Ngày nay, chó và mèo vẫn còn sợ sấm sét, nhưng con người thì ngồi yên trong nhà và hiểu rõ cái hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra…
Tôi sẽ không chấp nhận cái huyền thoại về một Chúa Cha khắt khe đối xử với chính con của mình, Giêsu, bằng một công lý vô tình cảm, và đòi hỏi con mình phải chết trên thập giá cho những tội lỗi của tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng trở thành hấp dẫn hơn vì Chúa Cha đã làm cho con sống lại, đội mồ mà lên một cách vinh quang. Tôi không thể yêu mến một người cha như vậy hoặc phải biết ơn một người con như vậy trong một câu chuyện mượn từ một câu chuyện truyền tụng của nền thần học Do Thái cổ lỗ và thay đổi nó đi. Tôi không hề yêu cầu Giêsu phải chịu khổ thay cho tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy…”
I will not accept this mythical God-the-demanding-Father Who could treat His own son Jesus in unfeeling justice and demand his death on the cross to pay for my sins. Nor is the myth more appealing because He brought His son gloriously from the tomb. I cannot love such a Father or even be grateful for such a son in this borrowed and modified tale of archaic semitic theology. I did not ask him to suffer for me or even want him to..)
Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) trong 6 ngày của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thượng đế, Thượng đế của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.
Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).
Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: “thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).
Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, và sự luận phạt của Giê-su đối với những tín đồ đạo Giê-su không tin ông ta chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa.
Tôi tự hỏi, có bao nhiêu tín đồ Ki-tô, Ca-tô cũng như Tin Lành, biết đến những thay đổi trong nội bộ các giáo hội Ki-tô về căn bản tín ngưỡng trong Ki-tô Giáo, biết đến những sự kiện lịch sử này, và biết đến những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ Kinh Thánh? Tôi nghĩ đa số chưa bao giờ nghe đến tên Copernicus hay Galileo, chưa bao giờ nghe đến những lời tuyên bố trước thế giới của giáo hoàng John Paul II. Tôi cũng nghĩ tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô chưa từng đọc đến Kinh Thánh và lẽ dĩ nhiên không có một kiến thức nào, dù là tối thiểu, về những tiến bộ của khoa học và đầu óc con người trên thế giới. Và lẽ dĩ nhiên, các tín đồ cũng chưa bao giờ được nghe các linh mục, mục sư cho biết những điều này trong nhà thờ, dù có thể chính họ cũng đã biết nhưng vẫn dấu kín trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để giữ đức tin của tín đồ không bị chao đảo.
Thật vậy, Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)
Nhưng có phải rằng “Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng” hay còn gì khác nữa? Nghiên cứu về sự sinh ra của Giê-su trong Tân Ước, nhiều học giả cho rằng, rất có thể những chuyện “giáng sinh” về Giêsu, sinh ra từ một trinh nữ trong Matthew và Luke đã được tạo ra để che đậy những phê bình phân tích về Ki Tô Giáo trong thế kỷ đầu: Giê-su là một đứa con hoang của Mary. Rải rác trong các Phúc Âm có những chi tiết chứng tỏ như vậy, nếu chúng ta biết đọc những bản văn này. Cũng vì vậy mà Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Sinh Ra Đời Của Giê-su (Born of a woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, SanFrancisco, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:
Giê-su đã được “ sinh ra từ một người đàn bà”. Nguồn gốc sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .
(But he was “born of a woman”… His origins were as scandalous as his means of death. He (Jesus) was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the the early Christian tradition.)
Trước những sự thật khó ai có thể phủ bác như được viết trong Tân ước, có phải thật là tội nghiệp cho các tín đồ không, sống trong bóng tối, tin tưởng vào sự lừa dối vĩ đại của các “bề trên” về một huyền thoại xung quanh việc sinh ra đời của Giê-su?.
Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu về vài sự kiện trong Tân Ước để có thể có một cái nhìn tổng quát hơn về nhân vật Giê-su trong lịch sử Do Thái.
Trước hết, chúng ta hãy bỏ qua chuyện Giê-su “sinh ra” bằng cách nào, qua đường thụ thai sinh nở bình thường của một người mẹ, hay qua đường bất thường của một con Ma Thánh (Holy Ghost) trong nền thần học Ki Tô Giáo. Ai muốn tin sao cũng được. Các tín đồ Ki Tô Giáo nói chung được dạy Giê-su là con Thượng đế [God] xuống trần, chịu khổ nạn đóng đinh trên cây thập giá để chuộc cái tội tổ tông của nhân loại như được viết trong Cựu Ước, là người hòa giải giữa sự thịnh nộ của Cha ông ta như ông ta tự nhận, đối với loài người, và đối với cả súc vật nữa, cho nên con người nếu tin ông ta thì ông ta sẽ hóa giải những cơn thịnh nộ của Thượng đế đối với con người và do đó con người, bị thất sủng bởi cái tội tổ tông, sẽ được trở lại trong tình thương yêu của Thượng đế [sic] và sẽ được sống đời đời trên thiên đường, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết. Nhưng chúng ta đã biết trong phần trên, những luận điệu thần học này nay đã không còn giá trị trong những xã hội văn minh, tân tiến, ít ra là trong giới những người hiểu biết.. Chúng ta hãy đọc vài lời do chính Giê-su nói về mục đích của ông ta sinh ra ở thế gian.
1. Trong Matthew 10: 34-36, Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
2. Và Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
Thực ra, những lời nói trên của Giê-su, phản ánh những điều Giê-su đã đọc trong Cựu ước và lòng kỳ thị chủng tộc, ghét những người phi Do Thái, cho nên chỉ áp dụng cho vài dân tộc trong vùng Trung Đông ngày xưa mà thôi, nhưng đạo Giê-su đã bành trướng trên thế giới, và ảnh hưởng của nó đã biến những câu trên như là những lời tiên tri, không những cho vùng Trung Đông mà còn cho bất cứ nơi nào mà đạo Giê-su truyền tới. Nhận xét về những tác hại mà đạo Giê-su đã mang đến cho nhân loại trong vấn đề chia rẽ trong gia đình, quốc gia, và dân tộc, học giả Ca-Tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra một nhận định về lời phán trên của Giê-su trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition), trang 177, như sau: “Thảm thay, đây là một trong vài hứa hẹn mà lịch sử chứng tỏ là Giê-su đã thành công hoàn thành.” [Tragically, this is one of the few promises that history shows Jesus was successful in fulfilling.]
Thật vậy, trong những lời của Giê-su trong Tân Ước thì chỉ có những điều trên là được ứng nghiệm, vì đi đến đâu, đạo Giê-su cũng đưa đến những cảnh chia rẽ, đối nghịch nhau, trong quốc gia, trong cộng đồng , và trong gia đình. Và những cảnh này xẩy ra vì giới truyền đạo đã thành công tạo nên một tâm cảnh cuồng tín trong đám tín đồ tân tòng mà tuyệt đại đa số là đám dân thấp kém, ít học hay vô học, tin vào những điều dã man trong Thánh Kinh mà họ được dạy là làm như vậy để vui lòng Chúa của họ..
Về đạo Giê-su truyền vào Việt Nam, Linh mục Lương Kim Định đã đưa ra nhận xét sau đây trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt:
“Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đã đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương, Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được.”
Và Nicole-Dominique Lê cũng viết trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Và Sự Xâm Nhập Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Vietnam) như sau:
“Các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống. Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau.”
(Les missionaires étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la socíeté traditionnelle. Mais chose plus grave, on reprochait au prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés)
Như vậy, chúng ta thấy rằng, mục đích “giáng trần” của Giê-su, qua chính lời phán của Giê-su, đã ứng nghiệm trên khắp thế giới, ở bất cứ nơi nào mà đạo Giê-su lan đến, đặc biệt là ở Việt Nam. Vậy Giê-su có đáng để chúng ta ngưỡng mộ, tôn kính và thờ phụng không? Nói cách khác, người Việt chúng ta có nên theo đạo Giê-su không? Câu trả lời nằm trong câu hỏi.
Nhưng mục đích “giáng trần” của Giê-su không chỉ có vậy. Ông ta khẳng định trong Matthew 5: 17-18:
Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành. Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài luật cho đến khi tất cả đều hoàn thành.
Những luật của Cha Giê-su trong Cựu Ước là những luật như thế nào? Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Cha của Giê-su ta đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác [How many Christians know that in the Old Testament, there are many examples of their God ordering or personally murdered innocent men, women, and children, along with the destruction of buildings, cities, and other religions?]. Đọc Cựu Ước chúng ta thấy Cha của Giê-su đã ra nhiều luật rất buồn cười và quái gở. Thí dụ như trong trại lính, quân sĩ đi cầu phải chôn phân vì “Ngài” không muốn nhìn thấy hay hít hà những đống phân đó khi Ngài đi dạo trong trại. Ngài chưa bao giờ tưởng tượng được là con người lại tiến bộ đến độ phát minh ra cái cầu tiêu máy, giật đến xòe một cái là xong chuyện. Ngài cũng còn kỳ thị nam nữ một cách quái gở như về phụ nữ sinh xong bao nhiêu ngày sau thì sạch, sinh con trai thì 7 ngày và phải thanh tẩy trong 33 ngày tiếp theo trước khi được bước vào nhà thờ, nhưng sinh con gái thì là 14 ngày và phải thanh tẩy trong 66 ngày v… v…. 66 ngày không được buớc vào nhà thờ thì mấy ông linh mục và mục sư hơi phiền, vì cái rỏ đưa ra để hứng tiền thiếu mất một phần. Nhưng cũng may là chẳng có ai buồn theo những luật này của Cha Giê-su mà Giê-su khẳng định không được thay đổi một chấm, một nét cho đến ngày tận thế.
Sau đây là vài luật điển hình của cha Giê-su:
Deuteronomy 12: 2-3: Phàm nơi nào những dân tộc, mà các người sẽ tước quyền, đã thờ các thần của chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên đồi, hoặc dưới bóng cây xanh, thì các ngươi phải phải hủy sạch đi. Và các ngươi phải phá hủy bàn thờ của chúng, triệt hạ những cây trụ thiêng liêng của chúng, và thiêu những pho tượng gỗ của chúng; các ngươi phải chặt những hình tượng đã được khắc lên của các thần và xóa bỏ tên các thần ở nơi đó.
(You shall utterly destroy all the places where the nations which you shall dispossess served their gods, on the high mountains and on the hills and under every green tree.
And you shall destroy their altars, break their sacred pillars, and burn their wooden images with fire; you shall cut down the carved images of their gods and destroy their names from that place)
Và thêm một luật nữa của Cha Giê-su ban cho Saul:
I Samuel 15:3: Bây giờ hãy tấn công Amalek, và hủy sạch tất cả mọi thứ mà chúng có, và giết sạch đừng chừa một ai. Hãy giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ nít và trẻ sơ sinh, trâu cừu, lạc đà và lừa.
(Now go and attack Amalek, and utterly destroy all that they have, and do not spare them. But kill both man and woman, infant and nursing child, ox and sheep, camel and donkey.)
Numbers 25: 3-5: Và Israel theo thờ thần Baal (Bò con) của Peor; và cơn giận của Thiên Chúa nổi lên đối với Israel. Rồi Thiên Chúa bảo Moses, “hãy mang các tộc trưởng của Israel ra treo cổ trước mặt Ta, ở ngoài nắng, để Ta nguôi cơn giận đối với Israel. Và Moses ra lệnh cho các trưởng tộc: “Mọi người hãy đi giết những kẻ nào trong tộc mình theo thần Ball của Peor”
(So Israel was joined to Baal of Peor: and the anger of the LORD was aroused against Israel. Then the LORD said to Moses, 'Take all the leaders of the people and hang the offenders before the LORD, out in the sun, that the fierce anger of the LORD may turn away from Israel.” So Moses said to the judges of Israel, “Every one of you kill his men who were joined to Baal of Peor.”)
Chúng ta thấy, Israel là dân được Thiên Chúa chọn (chosen people), nhưng nếu có người dân nào theo thờ thần khác thì lệnh của Thiên Chúa là phải giết họ. Chẳng trách là con cái Chúa đã từng áp dụng luật lệ này khắp nơi bất cứ khi nào có thể. Nhưng ngày nay, sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã tiến bộ nhiều, nên các giáo hội Ki Tô không còn có thể áp dụng những luật lệ ác ôn, tàn bạo, bất nhân của Thiên Chúa nữa. Ngày nay, con người muốn thờ thần nào thì thờ, muốn theo tôn giáo nào thì theo, ngoại trừ ở một số địa phương lạc hậu chậm tiến, và chính Thiên Chúa cũng bất lực trước sự kiện này. Nhưng khi xưa thì khác.
Thật vậy, với những luật lệnh ác ôn của Thiên Chúa như trên, cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi thấy trong Thánh Kinh, chính Cha Giê-su đã tự mình ra tay thi hành luật của mình đặt ra qua hành động giết người tập thể. Thí dụ:
Cha Giê-su tự mình ra tay thi hành hình phạt đối với dân Ai Cập như sau chỉ vì chính ông ta đã làm cho trái tim của Pharaoh trai cứng không chịu thả dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ:
Exodus 12: 29: Vả, khi giữa đêm, Chúa Cha [Cha của Giê-su] giết hại mọi đứa con đầu lòng ở trong xứ Ê-díp-tô, từ đứa con đầu lòng của Pharaoh đang ngồi trên ngai, cho đến đứa con đầu lòng của người bắt giam trong ngục tối, và hết thẩy con đầu lòng của súc vật.
(And it came to pass at midnight that the Lord struck all the firstborn of Pharaoh who sat on his throne to the firstborn of the captive who was in the dungeon, and all the firstborn of live stock)
Thế này là thế nào? Cha của Giê-su là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, nhưng phải chăng vì tính khát máu nên thay vì trổ tài đưa Moses và dân Israel ra khỏi Ai Cập, nếu muốn, lại đi giết hại mọi đứa con đầu lòng trong xứ Ai Cập, rồi trong cơn say máu lại giết thêm cả những con vật đầu lòng của súc vật nữa. Thế mà người ta vẫn ca tụng là “Thiên Chúa nhân từ”, “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian” v..v.. Nhưng tại sao Ai Cập lại bắt dân Do Thái làm nô lệ? Theo nhà đại trí thức nghiện đạo Giê-su nặng là Đỗ Mạnh Tri viết trong cuốn “Ngón Tay Và Mặt Trăng” thì “Các Ông Vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái nhưng các ông không biết rằng chính Thiên Chúa đã dùng các ông như phương tiện để giáo dục Dân Chúa”. Bắt “dân Chúa” làm nô lệ để giáo dục là phương tiện giáo dục đặc thù của Thiên Chúa, và Vatican đã áp dụng triệt để phương tiện giáo dục này. Chẳng vậy mà trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, ngoại trừ giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, còn toàn là nô lệ cả, trong đó có các tín đồ Việt Nam, vì họ đều là “Dân Chúa” cả. Nhưng thật ra họ đâu có phải là “dân Chúa” mà chỉ là “đàn chiên của Chúa”, mà cũng chẳng phải là “đàn chiên của Chúa”, chỉ là “đàn chiên“ của các “bề trên”, của những người chăn chiên trong giáo hội. Chuyện khó hiểu là giáo dục Dân Chúa xong rồi, Thiên Chúa lại ra tay thực hiện những hành động vô cùng tàn bạo ác ôn như trên đối với ông Vua Ai Cập và dân Ai Cập mà Thiên Chúa đã dùng để giáo dục dân Do Thái.. Phải chăng là để giáo dục dân Ai Cập? Hành động này của Thiên Chúa, người Việt Nam gọi là “ăn cháo đá bát”. Tôi thực sự mong rằng “Dân Chúa” ở Việt Nam không bao giờ phải gánh chịu một nền giáo dục của Thiên Chúa như vậy. Thật là tội nghiệp cho những đầu óc của những con chiên thuộc giới trí thức mà ngày nay còn coi chuyện Ai Cập bắt dân Do Thái làm nô lệ là một phương tiện giáo dục của Thiên Chúa...
Trong Thánh Kinh “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian” (John 3:16:) đã giết bao nhiêu người? Không ai biết rõ. Nhưng Steve Wells đã nghiên cứu xem giữa Thiên Chúa và Satan ở trong Thánh Kinh, ai giết người nhiều hơn. Và sau đây là kết quả: Thiên Chúa đã giết 2,270,365 [2 triệu, 2 trăm 70 ngàn, 365] người, và đây chỉ là một con số rất khiêm tốn, đếm được trong Kinh Thánh, còn những số người chết không được ghi trong nạn Hồng Thủy, trong những vụ hủy diệt thành Sodom và Gomorrah, và trong những thiên tai v..v.. thì không thể biết rõ được. Trong khi đó thì Satan chỉ giết có 10, mà một số trong đó đã được Thiên Chúa cho phép trong cuộc thách thức về gia đình Job. Thật vậy, ngày 9 tháng 8, 2006, Steve Wells đã viết trên Internet: “In a previous post, I counted the number of people that were killed by God in the Bible. I came up with 2,270,365, which, of course, greatly underestimates God’s total death toll, since it only includes those killings for which specific numbers are given. No attempt was made to include the victims of Noah’s flood, Sodom and Gomorrah, or the many plagues, famines, fiery serpents, etc., with which the good book is filled. Still, 2 million is a respectable number even for world class killers. But how does this compare with Satan? How many did he kill in the Bible? Well I can only find ten, and even these he shares with God, since God allowed him to do it as a part of a bet. I’m talking about the seven sons and three daughters of Job.”]
Đọc lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma truyền vào Việt nam, chúng ta thấy các tín đồ Ca-Tô Việt Nam đã bị mê hoặc để thi hành luật trên của Cha Giê-su khi có cơ hội, luật mà Giê-su đã khẳng định là ông ta xuống trần để thi hành những luật của cha ông ta như trên mà không được thay đổi một chấm một nét. Chúng ta có vài tài liệu để chứng minh điều trên.
Ông Lý Chánh Trung, một nhà trí thức Ca Tô, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc nhận định rằng:
“Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội (Ca-Tô Rô-ma) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “Tà Thần”, đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.”
Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:
Trang 45: khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca-Tô Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người “lương” hay “tốt” (nghĩa là, người phi- Ca-Tô) và đi làm “tay sai và mật thám cho Tây Dương “
(..upon hearing of the fall of Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the South were taking advantage of the situation in order to terrorize the “luong” or “good” (that is non-Catholics) people and to serve as “lackeys and spies for the Westerners)
Trang 114: Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca Tô Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca-Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Ca Tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca Tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người “lương”, mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca-Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ.”
[The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.]
Chúng ta nên để ý là giáo dân Việt Nam chỉ là một thiểu số, và những hành động man rợ phá hủy những công trình Phật Giáo chỉ có thể thực hiện được khi họ có cơ hội theo sau đoàn quân viễn chinh Pháp. Nếu Ca-Tô Giáo trở thành quốc giáo thì không hiểu các tín đồ Ca-Tô còn có thể có những hành động như thế nào để tàn sát liên miên người “lương”, mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Ca Tô để làm hài lòng Chúa của họ. Thời Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam đã phần nào thực hiện những điều này, thường ở các vùng xa xôi, và cũng có giới hạn vì có tai mắt ngoại quốc.
Giáo hội Ca-Tô Rô-ma, một thời trong những bàn tay đẫm máu đã nắm những thanh gươm (để giết người) và những bó củi (để thiêu sống người) để thi hành những lệnh luật ác ôn phi tự do, dân chủ của Thượng đế của họ trên thế giới. Nhưng ngày nay, như John Remsburg đã viết trong cuốn “False Claims”, những thanh gươm và bó củi đã bị tước ra khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Ca-Tô cho nên Giáo hội chỉ còn lại hai vũ khí là gây thù hận và xuyên tạc phỉ báng những người không đồng ý hay không tuân phục Giáo hội.
Kết Luận Cho Mục II: Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.
Rất có thể Giê-su chỉ là một đứa con hoang, theo như nhận định của Giám Mục John Shelby Spong.
Khi chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa và thú nhận không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây, cũng như không làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất, Giáo hoàng John Paul II đã chính thức bác bỏ cái gọi là “tội tổ tông” đồng thời đã bác bỏ quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét